Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH MTV đồ hộp hạ long – đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.52 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐINH HỮU TUYẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
CHO CÔNG TY TNHH MTV ĐỒ HỘP
HẠ LONG – ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐINH HỮU TUYẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT
ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
CHO CÔNG TY TNHH MTV ĐỒ HỘP
HẠ LONG – ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành:
Mã số:

Kỹ thuật môi trường
60.52.03.20



LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN NHƯ THÚC

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đinh Hữu Tuyến


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG
CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY TNHH MTV
ĐỒ HỘP HẠ LONG – ĐÀ NẴNG
Học viên: Đinh Hữu Tuyến Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 60.52.03.20 Khóa 31
Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Luận văn tiến hành nghiên cứu đánh giá hiện trạng sản xuất và nghiên cứu, phân
tích, sàng lọc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tại Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ
Long – Đà Nẵng nhằm tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu các nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất chế biến thủy hải sản; đề xuất biện pháp kỹ thuật
để xử lý các vấn đề môi trường còn tồn tại tại Công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy Công ty

có nhiều cơ hội áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, hầu hết các giải pháp đều có tính
khả thi cao, khi áp dụng các giải pháp này vào quá trình sản xuất sẽ mang lại các lợi ích về
mặt kinh tế, môi trường thiết thực cho đơn vị.
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tại
Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng, có thể triển khai áp dụng cho các doanh
nghiệp có loại hình sản xuất tương tự.
Từ khóa – Sản xuất sạch hơn; tiết kiệm năng lượng; chế biến thủy sản; giảm thiểu chất thải
tại nguồn phát sinh; Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng.
ASSESSING THE PRODUCTION STATUS AND APPLYING CLEANER
PRODUCTION SOLUTIONS IN HALONG-DANANG CANFOCO CO., LTD
Abstract – This research focuses on assessing the status of production process and analysing,
selecting the application of cleaner production solutions in Halong-Danang Canfoco Co., Ltd
to find out the opportunities for energy saving and minimizing risk of environmental pollution
from seafood producing process; proposing technical solutions to address the company's
current environmental issues. The results show that the company has many opportunities to
apply cleaner production solutions. Most of the suggested solutions are highly feasible and
promising to bring many economical and environmental benefits if being applied into
production process.
Basing on assessing the effectiveness of applying cleaner production solutions in HalongDanang Canfoco Co., Ltd, these selected solutions could be used as a basement to apply in
other enterprises that have similar producing process.
Keywords - Cleaner production; energy saving; seafood processing; minimizing waste at
source; Halong-Danang Canfoco Co., Ltd.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Tóm tắt luận văn
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4
7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................................11
1.1. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản ..................................................................11
1.1.1. Sơ lược về vai trò và hiện trạng ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam ......11
1.1.2. Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng ..............................................13
1.1.3. Các vấn đề môi trường trong ngành chế biến thủy sản .............................. 14
1.2. Tổng quan về sản xuất sạch hơn .............................................................................17
1.2.1. Tổng quan về phương pháp luận sản xuất sạch hơn ..................................17
1.2.2. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế biến thủy sản trên
thế giới và tại Việt Nam .................................................................................................22
1.2.3. Cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế biến thủy sản .........25
1.3. Các phương pháp ủ để xử lý bùn thải .....................................................................27
1.3.1. Phân hữu cơ vi sinh .................................................................................... 27
1.3.2. Các phương pháp ủ để xử lý bùn thải ......................................................... 27
1.3.3. Tỷ lệ C/N tối ưu cho quá trình ủ phân vi sinh ............................................28
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
DỊCH VỤ THỦY SẢN ĐÀ NẴNG .............................................................................29
2.1. Khái quát tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp chế
biến thủy sản trong khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng ..................................29



2.2. Tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường của Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ
Long – Đà Nẵng ............................................................................................................30
2.2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng ..............30
2.2.2. Tình hình sản xuất của Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng
.......................................................................................................................................33
2.2.3. Hiện trạng môi trường tại Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà
Nẵng............................................................................................................................... 37
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH
HƠN CHO CÔNG TY TNHH MTV ĐỒ HỘP HẠ LONG – ĐÀ NẴNG ..............50
3.1. Áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ
Long – Đà Nẵng ............................................................................................................50
3.1.1. Định mức nguyên vật liệu, năng lượng, hóa chất .......................................50
3.1.2. Cân bằng vật liệu, năng lượng ...................................................................54
3.1.3. Đánh giá mức tiêu hao năng lượng và nhiên liệu ......................................58
3.1.4. Phân tích nguyên nhân mất cân bằng và đề xuất các giải pháp sản xuất
sạch hơn ......................................................................................................................... 59
3.1.5. Đánh giá sơ bộ các giải pháp sản xuất sạch hơn .......................................64
3.1.6. Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn ................................................67
3.1.7. Thực hiện các giải pháp SXSH ...................................................................82
3.1.8. Duy trì sản xuất sạch hơn ...........................................................................87
3.2. Đánh giá tổng quan công tác quản lý môi trường tại Công ty ............................... 88
3.2.1. Đánh giá tổng quan công tác quản lý môi trường......................................88
3.2.2. Xác định các vấn đề môi trường còn tồn tại ...............................................92
3.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật khắc phục các vấn đề môi trường còn tồn tại .......94
3.3.1. Khắc phục vấn đề vệ sinh tại một số khu vực của Công ty......................... 94
3.3.2. Thu gom, xử lý bùn từ hệ thống XLNT và tro từ khu vực lò hơi biomass ...94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxi sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBTS

Chế biến thủy sản

COD

Nhu cầu oxi hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CP

Cổ phần

DN


Doanh nghiệp

DVTS

Dịch vụ thủy sản

HTXL

Hệ thống xử lý

KCN

Khu Công nghiệp

NLTS&NM

Nông lâm thủy sản và nghề muối

HD

Thủy động lực (Hydro Dynamic)

QCVN

QCVN

SXSH

Sản xuất sạch hơn


TKNL

Tiết kiệm năng lượng

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

XK

Xuất khẩu

XLNT

Xử lý nước thải


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
1.1.
Năng lực sản xuất của các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh ở
Việt Nam
1.2.

Cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp và
loại sản phẩm chế biến năm 2012
1.3.
Các mục tiêu trong chiến lược sản xuất sạch hơn đối với một số
doanh nghiệp
2.1.
Kết quả quan trắc mẫu nước thải sau xử lý của Công ty
2.2.
Khối lượng các loại CTR chính trong Công ty
2.3.
Khối lượng CTNH phát sinh trong Công ty
2.4.
Kết quả đo nhiệt độ tại một số khu vực trong Công ty
2.5.
Kết quả đo cường độ chiếu sáng tại một số khu vực trong Công ty
3.1.
Danh sách đội SXSH tại Công ty TNHH MTV Đồ Hộp Hạ Long
3.2.
Định mức nguyên vật liệu, năng lượng, hóa chất sử dụng
3.3.
Nhận dạng các công đoạn gây lãng phí quá trình sản xuất
3.4.
Cân bằng vật liệu tính cho 1 ngày sản xuất (40.000 hộp/ngày)
3.5.
Hiện trạng sử dụng năng lượng khảo sát thực tế tại Công ty
3.6.
Chi phí dòng thải (tính theo giá nguyên liệu đầu vào)
3.7.
Tổng hợp nhu cầu sử dụng năng lượng và nhiên liệu
3.8.

Phân tích nguyên nhân dòng thải QTSX
3.9.
Các giải pháp sản xuất sạch hơn
3.10.
Phân tích tính khả thi của các giải pháp SXSH
3.11.
Kết quả tính toán sơ bộ khi thay thế bóng đèn huỳnh quang
T10/1,2m balast sắt từ bằng bóng đèn LED 1,2m công suất 25W
3.12.
Kết quả tính toán sơ bộ khi thay thế bóng đèn cao áp 250W bằng
bóng đèn LED chiếu sáng ngoài trời công suất 35W
3.13.
Mức tiết kiệm điện nhờ giảm nhiệt độ khí cấp [14].
3.14.
Sự gia tăng mức tiêu thụ điện do sụt áp qua bộ lọc khí [14]
3.15.
Mối quan hệ giữa tốc độ quay với điện năng tiêu thụ của động cơ
[14].
3.16.
Lợi ích kinh tế khi cải tạo lại hệ thống máy nén khí của Công ty
3.17.
3.18.
3.19.

Lợi ích kinh tế khi thay thế lò hơi đốt than bằng lò hơi biomass
Phân tích tổng hợp tính khả thi của các giải pháp SXSH
Tổng kết lợi ích từ các mặt và thứ tự ưu tiên của các giải pháp
SXSH

Trang

11
12
23
41
42
44
48
49
50
52
53
55
57
58
59
60
61
64
69
70
71
72
73
73
76
77
82


3.20.

3.21.
3.22.
3.23.
3.24.
3.25.

Thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp SXSH
So sánh kết quả quan trắc mẫu khí thải lấy tại ống khói lò hơi sau
xử lý của lò hơi đốt than và lò hơi Biomass tại Công ty
Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH
Thành phần tro bụi trong nhiên liệu biomass
Kết quả phân tích sơ bộ mẫu bùn thải và tro lò hơi biomass
Kết quả phân tích các mẫu thí nghiệm

83
85
85
96
97
101


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
1.
2.
3.
4.
5.

6.
1.1.
1.2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.

Tên hình

Trang


Chuẩn bị nguyên liệu bùn thải
Quá trình chuẩn bị nguyên liệu tro lò hơi
Chế phẩm vi sinh và mật rỉ
Quy trình thực hiện thí nghiệm
Hình ảnh thực tế quá trình thực hiện thí nghiệm
Thiết bị đo đạc
Sơ đồ khái quát về định nghĩa sản xuất sạch hơn
Sơ đồ biểu diễn các kỹ thuật SXSH
Công Ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng
Sơ đồ mặt bằng Công ty
Sơ đồ tổ chức công ty
Dây chuyền sản xuất cá ngừ đóng hộp
Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước của Công ty
Hệ thống xử lý nước thải tại Công ty
Một số công trình xử lý của hệ thống XLNT
Chất thải rắn phát sinh tại Công ty
Xe tải thu gom phế thải từ cá
Khu vực lưu trữ chất thải nguy hại
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống xử lý mùi
Đo đạc các thiết bị tiêu thụ điện để cân chỉnh pha
Sơ đồ hệ thống quản lý năng lượng
Lò hơi đốt than và lò hơi biomass của Công ty
Kết quả khảo sát về môi trường làm việc tại công ty đối với công
nhân
Kết quả khảo sát về các yếu tố vi khí hậu tại công ty đối với công
nhân
Kết quả khảo sát về ý thức tiết kiệm điện, nước đối với công nhân
Kết quả điều tra nội vi về vật liệu, sản phẩm lỗi thải ra trong ngày
đối với Cán bộ quản lý
Kết quả điều tra nội vi về ý thức tiết kiệm tài nguyên của công nhân

đối với Cán bộ quản lý
Bể chứa bùn dư
Khu vực chứa tro lò hơi biomass
Vệ sinh tại một số khu vực

5
6
6
7
8
10
17
18
30
31
33
34
39
39
40
42
43
44
46
74
76
84
89
89
90

90
91
93
93
93


3.12.
3.13.
3.14.
3.15.
3.16.

Mô hình sân phơi bùn
Đề xuất mặt bằng bố trí khu vực lưu chứa tro lò hơi biomass và sân
phơi bùn
Sự biến thiên nhiệt độ các đống ủ
Sự biến thiên độ pH của các đống ủ
Lựa chọn mẫu thí nghiệm phân tích

94
95
98
100
101


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thế giới liên tiếp phải hứng
chịu những thảm họa môi trường, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường tự nhiên, sự phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội và sức khỏe của con người. Nguyên nhân chủ yếu do sự
gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phát triển không ngừng của các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông… kèm theo sự phát thải các chất ô nhiễm (khí
thải, nước thải, chất thải rắn…) ngày càng nhiều, tạo áp lực lớn cho vấn đề bảo vệ môi
trường. Việc nghiên cứu các giải pháp để giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường
từ các hoạt động của con người luôn là một vấn đề cấp bách đối với các quốc gia trên
thế giới; Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xử lý các loại chất thải gây ô
nhiễm môi trường: công nghệ xử lý cuối đường ống, công nghệ thân thiện với môi
trường, công nghệ sản xuất sạch hơn (SXSH)…
Hiện nay, hầu hết các Tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước đều đưa ra các
định hướng phát triển kinh tế xã hội của khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ theo hướng
bền vững, hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường sống; các giải pháp phát
triển thân thiện với môi trường ngày càng được chú ý.
SXSH là một trong những giải pháp hữu hiệu đang được áp dụng tại các cơ sở
sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở các nước phát triển và đang phát triển. Một trong
những nguyên tắc cơ bản của sản xuất sạch hơn là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải
ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Phương pháp tiếp cận này vừa mang tính tích cực,
vừa mang tính chủ động và đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp nói riêng và
cho môi trường nói chung.
Ngành chế biến thủy sản (CBTS) ở Việt Nam hiện nay phát triển thành một
ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế
quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, ngành thủy sản đã đóng góp tích cực
trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công
cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời
sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung
du,…; đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển

đảo của Tổ quốc.
Tại thành phố Đà Nẵng, ngành CBTS ngày càng phát triển cả về số lượng doanh
nghiệp và quy mô sản xuất. Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản (KCN DVTS) Đà Nẵng
với diện tích 57,9ha, tập trung khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng


2

thủy sản. Sự phát triển của ngành này đã mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp nói
riêng và thành phố nói chung.
Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN DVTS Đà Nẵng sử
dụng nguồn năng lượng (điện, xăng dầu, than đá, củi…) lớn và tạo ra lượng lớn chất
thải (nước thải, chất thải rắn, mùi hôi…) gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường
không khí xung quanh và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân trong khu vực. Hiện nay,
KCN DVTS Đà Nẵng đang là một điểm nóng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc tìm
các giải pháp phù hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại đây đang là
một vấn đề cấp bách.
Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực chế biến, xuất khẩu thủy hải sản, nằm trong KCN DVTS Đà Nẵng. Bên cạnh việc
quan tâm đầu tư cho chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, các
cấp lãnh đạo, quản lý của Công ty cũng luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường,
giảm thiểu các tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất để nâng cao uy tín
của Công ty trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này, Ban lãnh đạo công ty đã xem
xét nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho hoạt động của Công ty.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
sản xuất và đề xuất áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho Công ty TNHH MTV
Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng” nhằm đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng, hạn chế
phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp áp
dụng.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thông qua quá trình điều tra, khảo sát xác định các vấn đề môi trường còn tồn
tại tại doanh nghiệp từ đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù
hợp.
- Lựa chọn và triển khai các giải pháp SXSH phù hợp cho Công ty TNHH MTV
Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, đề xuất áp dụng cho các doanh nghiệp
CBTS có loại hình hoạt động tương tự.
3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát sơ bộ một số loại hình sản xuất, chế biến thủy sản tại KCN DVTS
Đà Nẵng (quy trình công nghệ sản xuất và sản phẩm, nguyên vật liệu sử dụng, năng
lượng và nước sử dụng cho hoạt động của đơn vị, trang thiết bị máy móc sử dụng…).
- Đưa ra đánh giá tổng quát về hiện trạng sản xuất của các doanh nghiệp được
khảo sát, đánh giá. Qua đó, lựa chọn doanh nghiệp tiến hành khảo sát, đánh giá chi tiết


3

hoạt động sản xuất và đề xuất áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp.
- Khảo sát, đánh giá chi tiết tại Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà
Nẵng. Nội dung khảo sát và đánh giá cụ thể như sau:
+ Quy trình công nghệ sản xuất;
+ Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho sản
xuất;
+ Khảo sát nguồn phát sinh và khối lượng chất thải: xác định nguồn thải phát
sinh tại mỗi công đoạn sản xuất;
Tính toán cân bằng vật chất và phân tích nguyên nhân mất cân bằng vật chất
(nếu có).
+ Đo đạc, kiểm toán năng lượng cho các thiết bị sử dụng năng lượng phục vụ
hoạt động sản xuất.
Tính toán mức hao hụt năng lượng và phân tích nguyên nhân.

+ Khảo sát và đánh giá hoạt động quản lý, xử lý chất thải của Công ty.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp cho Công ty.
- Xác định các vấn đề môi trường còn tồn tại tại Công ty (xử lý nước thải, chất
thải rắn, khí thải lò hơi), triển khai các giải pháp kỹ thuật phù hợp để khắc phục các
vấn đề đó.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm cơ sở khoa học, cách thức tiếp cận
các giải pháp sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp ngành CBTS.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu có khả năng triển khai, áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại
Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
cho doanh nghiệp, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tại KCN DVTS Đà
Nẵng.
- Kết quả của nghiên cứu này có thể triển khai, áp dụng cho các doanh nghiệp
CBTS có loại hình hoạt động tương tự như Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long –
Đà Nẵng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu tổng quát: Quy trình hoạt động sản xuất của một số
doanh nghiệp chế biến thủy sản tại KCN DVTS Đà Nẵng.
- Đối tượng nghiên cứu chi tiết: Quy trình sản xuất, quá trình sử dụng nguyên


4

nhiên liệu và năng lượng, các chất thải phát sinh tại Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ
Long – Đà Nẵng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian:

+ Phạm vi nghiên cứu tổng quát: KCN DVTS Đà Nẵng.
+ Phạm vi nghiên cứu chi tiết: Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng.
* Phạm vi thời gian: từ tháng 12/2016 đến tháng 06/2017.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Xác định quy trình sản xuất, hiện trạng môi trường, tình hình sử dụng nguyên
nhiên liệu, năng lượng; tình hình xử lý môi trường, các vấn đề quản lý nội vi tại doanh
nghiệp.
6.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
- Thu thập các tài liệu về vấn đề sản xuất sạch hơn, hướng dẫn sản xuất sạch
hơn trong ngành chế biến thủy sản.
- Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan về: các doanh nghiệp chế
biến thủy sản trong Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng; lượng nguyên, nhiên
liệu sử dụng; lượng chất thải phát sinh trong thời gian hoạt động;…
6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm word, excel,… để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu
thập được.
6.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
Lấy và phân tích các mẫu nước, mẫu khí tại doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá
về chất lượng môi trường khu vực.
Đo đạc mức tiêu hao năng lượng đối với các máy móc, thiết bị trong dây
chuyền sản xuất tại doanh nghiệp.
6.5. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả đã nghiên cứu về áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành
chế biến thủy sản, các nghiên cứu về xử lý chất thải ngành chế biến thủy hải sản.
6.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý
về sản xuất, kỹ thuật và môi trường tại doanh nghiệp.
6.7. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn
Trên cơ sở tính toán cân bằng vật chất, năng lượng; phân tích nguyên nhân mất

cân bằng vật chất và năng lượng, đề xuất và phân tích tính khả thi các cơ hội sản xuất
sạch hơn, lựa chọn các công đoạn áp dụng sản xuất sạch hơn cho công ty.


5

6.8. Phương pháp ủ phân compost
Nghiên cứu quy trình ủ phân compost hiếu khí, lựa chọn phương pháp ủ phân
compost hiếu khí phù hợp với nguồn nguyên liệu đầu vào từ chất thải phát sinh tại
Công ty. Mô hình thí nghiệm ủ phân compost hiếu khí như sau:
6.8.1. Chuẩn bị nguyên liệu ủ
* Bùn thải:
Bùn thải được lấy từ bể chứa bùn của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty. Bùn
thải tồn tại ở dạng lỏng. Để đáp ứng được yêu cầu về độ ẩm trong quá trình ủ phân
compost, cần tiến hành làm khô bùn.
Bùn thải được lấy từ bể chứa bùn, cho vào các thùng xốp không nắp (có đục lỗ
và lót vật liệu đệm ở đáy thùng) để tăng khả năng thoát nước. Phơi các thùng xốp dưới
ánh nắng tự nhiên để bùn thải khô dần.
Khi trên mặt lớp bùn khô se lại, xuất hiện các vết nứt; tiến hành thu gom phần
bùn trên và phơi trên bề mặt nền bê tông có trải nylong để giảm độ ẩm của bùn xuống
khoảng 40-45%.
Một số hình ảnh thực tế:

Lấy bùn thải từ bể chứa bùn

Tiến hành phơi bùn

Tách nước từ hỗn hợp bùn thải + nước

Kiểm tra độ ẩm

Hình 1. Chuẩn bị nguyên liệu bùn thải


6

* Tro lò hơi
Tro được lấy từ khu vực chứa tro lò hơi biomass của Công ty TNHH MTV Đồ
hộp Hạ Long – Đà Nẵng.
Để thuận lợi cho quá trình ủ phân compost, tro được đưa qua rây để loại bỏ các
tạp chất có kích thước lớn.
Hình ảnh thực tế:

Hình 2. Quá trình chuẩn bị nguyên liệu tro lò hơi
* Chế phẩm vi sinh và mật rỉ
Sử dụng các loại chế phẩm sinh học và mật rỉ để thúc đẩy quá trình phân hủy
các chất hữu cơ trong quy trình ủ phân. Dựa trên một số nghiên cứu của các tác giả đã
thực hiện, lựa chọn 02 loại chế phẩm vi sinh để thực hiện thí nghiệm, cụ thể: chế phẩm
EMUNIV và chế phẩm PMET (Chi tiết xem trong phần phụ lục).
Đây là hai loại chế phẩm vi sinh được sử dụng và cung cấp rộng rãi trên thị
trường, chi phí thấp, dễ sử dụng. Việc sử dụng 02 chế phẩm cho thí nghiệm nhằm mục
đích lựa chọn chế phẩm phù hợp cho mục đích sử dụng, tốn ít chi phí nhất.

Hình 3. Chế phẩm vi sinh và mật rỉ


7

6.8.2. Quy trình ủ compost hiếu khí
* Quy trình chung
Quy trình thực hiện thí nghiệm:

Tro lò hơi

Bùn thải

Chế phẩm sinh học

Phối trộn
nguyên liệu

Phối trộn nguyên liệu, chế
phẩm theo tỉ lệ. Kiểm tra
độ ẩm.

Ủ hiếu khí

Ủ hỗn hợp nguyên liệu vào
thùng xốp

Kiểm soát quá trình ủ

Kết thúc
Lấy mẫu phân tích
hàm lượng

Đảo trộn, kiểm tra độ ẩm,
bổ sung nước nếu cần. Đo
đạc nhiệt độ, độ pH của
đống ủ.
Lấy mẫu sau khi ủ. Phân
tích một số chỉ tiêu cơ bản


Hình 4. Quy trình thực hiện thí nghiệm
Một số hình ảnh về quy trình thực hiện các thí nghiệm:

Cân nguyên liệu

Phối trộn nguyên liệu

Kiểm tra độ ẩm và tiến hành ủ

Đảo trộn, đo đạc nhiệt độ, độ pH


8

Kết thúc quá trình ủ

Lấy mẫu gửi phân tích

Hình 5. Hình ảnh thực tế quá trình thực hiện thí nghiệm
* Cách thức bố trí thí nghiệm
Để quá trình ủ compost hiếu khí đạt hiệu quả, tỉ lệ C/N của hỗn hợp nguyên liệu
ủ theo khuyến cáo từ 10 – 40; độ ẩm của hỗn hợp nguyên liệu từ 50-60%.
Trên cơ sở đó, theo tính toán, bố trí mô hình các thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: Mẫu bùn thải + tro lò hơi biomass + chế phẩm PMET
- Thành phần:
+ Bùn thải: 10kg bùn thải đã làm khô đến độ ẩm 40-45%.
+ Tro lò hơi biomass: 2kg.
+ Chế phẩm PMET: Pha loãng chế phẩm PMET với nước theo tỉ lệ 1:4.
Tiến hành đảo trộn đều bùn thải với tro lò hơi, đồng thời dùng bình xịt phun chế

phẩm đều lên toàn bộ đống ủ. Kiểm tra độ ẩm của đống ủ bằng thiết bị đo và bằng
cách thủ công (nắm chặt một phần hỗn hợp vào lòng bàn tay, thấy lòng bàn tay có hơi
nước thì độ ẩm khoảng 50-55%).
Thí nghiệm 2: Mẫu bùn thải + tro lò hơi biomass + chế phẩm EMUNIV
- Thành phần:
+ Bùn thải: 10kg bùn thải đã làm khô đến độ ẩm 40-45%.
+ Tro lò hơi biomass: 2kg.
+ Chế phẩm EMUNIV: Pha loãng 20g chế phẩm EMUNIV vào 01 lít nước.
Tiến hành đảo trộn đều bùn thải với tro lò hơi, đồng thời dùng bình xịt phun chế
phẩm đều lên toàn bộ đống ủ. Kiểm tra độ ẩm của đống ủ bằng thiết bị đo và bằng
cách thủ công (tương tự như trên).
Thí nghiệm 3: Mẫu bùn thải + tro lò hơi biomass + chế phẩm PMET + mật
rỉ
- Thành phần:
+ Bùn thải: 10kg bùn thải đã làm khô đến độ ẩm 40-45%.
+ Tro lò hơi biomass: 2kg.


9

+ Chế phẩm PMET + Mật rỉ: Pha loãng chế phẩm PMET với nước theo tỉ lệ 1:4
tạo thành hỗn hợp có thể tích 1 lít. Bổ sung thêm khoảng 100ml mật rỉ, khuấy đều hỗn
hợp.
Tiến hành đảo trộn đều bùn thải với tro lò hơi, đồng thời dùng bình xịt phun
hỗn hợp chế phẩm + mật rỉ đều lên toàn bộ đống ủ. Kiểm tra độ ẩm của đống ủ bằng
thiết bị đo và bằng cách thủ công (tương tự như trên).
Thí nghiệm 4: Mẫu bùn thải + tro lò hơi biomass + chế phẩm EMUNIV +
mật rỉ
- Thành phần:
+ Bùn thải: 10kg bùn thải đã làm khô đến độ ẩm 40-45%.

+ Tro lò hơi biomass: 2kg.
+ Chế phẩm PMET + Mật rỉ: Pha loãng 20g chế phẩm EMUNIV vào 01 lít
nước. Bổ sung thêm khoảng 100ml mật rỉ, khuấy đều hỗn hợp.
Tiến hành đảo trộn đều bùn thải với tro lò hơi, đồng thời dùng bình xịt phun
hỗn hợp chế phẩm + mật rỉ đều lên toàn bộ đống ủ. Kiểm tra độ ẩm của đống ủ bằng
thiết bị đo và bằng cách thủ công (tương tự như trên).
Sau khi tiến hành phối trộn, tất cả các mẫu thí nghiệm được cho vào ủ trong
thùng xốp.
* Thời gian và phương pháp theo dõi thí nghiệm
- Thời gian ủ: 20 ngày.
- Tần suất đảo trộn đống ủ: 01 lần/ngày (tiến hành đảo trộn sau khi đo đạc
thông số nhiệt độ, pH vào lúc 18h00 hàng ngày).
- Phương pháp theo dõi thí nghiệm: sử dụng thiết bị đo đạc để theo dõi sự biến
thiên nhiệt độ, độ pH của đống ủ; lập bảng theo dõi kết quả đo đạc. Tần suất theo dõi:
02 lần/ngày (vào lúc 06h00 và 18h00).
6.8.3. Thiết bị đo đạc
Sử dụng 02 thiết bị đo đạc để theo dõi sự biến thiên nhiệt độ và độ pH của đống ủ:
- Thiết bị Soil Meter: đo đạc các thông số Nhiệt độ, pH, độ ẩm
- Thiết bị Digital Thermometer: đo đạc thông số nhiệt độ


10

Thiết bị Soil Meter

Thiết bị Digital Thermometer

Hình 6. Thiết bị đo đạc
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn

gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng
Chương 3: Nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho Công ty
TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long – Đà Nẵng.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản
1.1.1. Sơ lược về vai trò và hiện trạng ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam
1.1.1.1. Hiện trạng của ngành chế biến thủy sản
a. Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa
Mặc dù thói quen của người Việt Nam chủ yếu sử dụng sản phẩm thủy sản tươi
sống trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng từ năm 2001 đến nay, sản phẩm thủy sản qua
chế biến tiêu thụ nội địa không ngừng tăng lên, từ 277 ngàn tấn năm 2001 đến 680
ngàn tấn năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10.5%/năm, giá trị tăng
20,1%/năm [18].
Số lượng các doanh nghiệp chế biến thủy sản nội địa tăng nhanh và cơ cấu giữa
chế biến truyền thống và chế biến thủy sản đông lạnh cũng thay đổi để thích nghi với
sự thay đổi nhu cầu thị trường nội địa [18].
Cơ cấu sản phẩm chế biến thay đổi mạnh. Năm 2001, nước mắm chiếm 50%
sản lượng và 31% giá trị, thủy sản đông lạnh chiếm tương ứng 12,9% và 17,6%, còn
lại là cá khô, bột cá, mực khô, tôm khô… Đến năm 2010 thủy sản đông lạnh đã tăng
trưởng mạnh và chiếm 28,4% về sản lượng và 35% về giá trị. Sản lượng và giá trị
nước mắm vẫn tăng, nhưng chỉ còn chiếm 34,7% sản lượng và 21,3% về giá trị. Bên
cạnh đó, nhờ có phụ phẩm từ chế biến cá tra nên sản lượng và giá trị bột cá tăng mạnh,

chiếm 24,6% về sản lượng và 12,9% về giá trị [18].
b. Chế biến thủy sản xuất khẩu
Trong giai đoạn 2001 – 2015, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng nhanh về
cả giá trị và khối lượng. Đến năm 2015, giá trị xuất khẩu đạt 6,57 tỷ USD, sản phẩm
thủy sản được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường chính
là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 54% tỷ trọng [18].
Bảng 1.1. Năng lực sản xuất của các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh ở Việt Nam
Chỉ tiêu

2002
2007
2012
Số cơ sở chế biến
211
320
429
Tổng công suất thiết bị cấp đông (tấn/ngày)
3.150
4.262
7.870
Cố thiết bị cấp đông (chiếc)
836
1.318
1.378
Tủ đông tiếp xúc (chiếc)
517
681
694
Tủ đông gió (chiếc)
193

355
376
Tủ đông IQF (chiếc)
126
282
317
Nguồn: Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, 2014


12

Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong
giai đoạn 2001- 2013.
Trong giai đoạn này, có sự phân khúc rõ rệt về phân bố và quy mô các doanh
nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu theo vùng. Có trên 80% sản lượng chế biến thủy
sản xuất khẩu từ các tỉnh thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Hồng
chiếm tỷ trọng chưa đến 1,5%.
Quy mô công suất các nhà máy lớn tăng nhanh, vượt xa tốc độ tăng giá trị kim
ngạch xuất khẩu; tỷ lệ sử dụng máy móc thiết bị của các dây chuyền chế biến thủy sản
đông lạnh chỉ đạt 50 – 70%: đây là hạn chế trong sử dụng vốn đầu tư, trình độ quy
hoạch còn xa thực tế.
Bảng 1.2. Cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp và loại sản
phẩm chế biến năm 2012
Miền

Miền

Đông


Tây

Bắc

Trung

Nam Bộ

Nam Bộ

DN nhà nước

6

33

30

22

91

DN cổ phần

9

30

47


73

159

DN tư nhân

3

75

114

104

296

DN liên doanh

4

0

4

1

9

DN 100% nước ngoài


0

3

4

6

13

Đông lạnh

20

93

131

188

429

Hàng khô

1

45

54


5

108

Đồ hộp

1

3

5

8

17

Nước mắm

0

0

9

3

12

Bánh phồng tôm


0

0

0

2

2

Tổng số cơ sở chế biến xuất

22

141

199

206

568

4

25

35

36


100

Loại hình

Tổng

Loại hình doanh nghiệp

Loại sản phẩm chế biến

khẩu
Tỷ lệ%

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản sản xuất năm
2016 đạt 6,7 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2015.
1.1.1.2. Vai trò ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam
Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại.
Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con


13

người. Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều
cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển. Ở Việt Nam, nghề
khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng
1,1 triệu người, tương ứng với 2,9 % lực lượng lao động có công ăn việc làm. Thuỷ
sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh tế nói
chung của nhiều nước [19].
Không những là nguồn thực phẩm, thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và
gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ

cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như: cảng, bến tàu, đóng sửa tàu thuyền, sản
xuất nước đá, cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết bị nuôi, cung cấp bao bì... và sản
xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân [19].
Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu thuỷ
sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn, rất quan
trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Các sản phẩm được xuất khẩu ra
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói
chung và ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế [19].
Chế biến thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam. Trong những năm qua sản xuất, chế biến thủy sản đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thủy sản luôn trong top các mặt hàng xuất khẩu của
đất nước và giữ vững vị trí top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới [18].
Với những vai trò hết sức to lớn như trên và những thuận lợi, tiềm năng vô
cùng dồi dào của Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên và con người, phát triển nghề nuôi
trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản phục vụ tiêu dùng trong nước và hoạt động xuất
khẩu là một trong những mục tiêu sống còn của nền kinh tế Việt Nam.
1.1.2. Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng
1.1.2.1. Giới thiệu
KCN DVTS Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 5210/UĐ-UB ngày
04/9/2001 (giai đoạn 1) và Quyết định số 10939/UĐ-UB ngày 31/12/2002 (Giai đoạn
2) của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích là 77,3 ha, nằm tại Quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3,5 km, cách Cảng
biển Tiên Sa 2,5km, cách Cảng biển Liên Chiểu 18,5 km. Dự án do Công ty Phát triển
và Khai thác hạ tầng Khu Công nghiệp Đà Nẵng (Daizico) trực thuộc Ban Quản lý các
Khu Công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng thực hiện [1].
KCN DVTS Đà Nẵng có 37 dự án đầu tư, có khoảng 28 doanh nghiệp đang
hoạt động (tỷ lệ lấp đầy 96,4%) sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản



14

và dịch vụ hậu cần cảng cá [1].
Loại hình sản xuất chính của các doanh nghiệp trong KCN DVTS Đà Nẵng chủ
yếu là kinh doanh chế biến các mặt hàng thủy sản, ngoài ra một số ít doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các phế liệu thủy sản, vận tải
logistics,…
1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp
- Hệ thống cấp điện:
Nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua Trạm biến áp
500KV Hòa Cầm, Quận Cẩm Lệ.
Trong Khu công nghiệp có trạm biến áp trung gian 110/22KV- 15MVA cung
cấp điện đến bên trong tường rào từng doanh nghiệp.
- Hệ thống cấp nước:
Khu công nghiệp sử dụng nguồn cung cấp nước sạch từ Nhà máy cấp nước Sơn
Trà với công suất thiết kế là 5.000 m3/ngày.đêm để phục vụ cho các doanh nghiệp tại
khu công nghiệp.
Mạng lưới cấp nước đảm bảo cung cấp đến tận tường rào các doanh nghiệp.
- Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước của Khu công nghiệp DVTS Đà Nẵng được thiết kế xây
dựng theo hệ thống thoát nước riêng:
+ Hệ thống thoát nước mưa: thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn qua khuôn
viên khu công nghiệp, chảy về khu vực Âu thuyền Thọ Quang.
+ Hệ thống thoát nước thải: Hệ thống thu gom nước thải và Trạm XLNT tập
trung được đầu tư hoàn thiện, đã hoạt động với công suất 2.000 m3/ngày đêm. Nước
thải sản xuất công nghiệp và nước thải sinh hoạt được xử lý riêng cục bộ tại mỗi nhà
máy, xí nghiệp đạt tiêu chuẩn cột C (TCVN 5945:2005) trước khi thoát vào hệ thống
cống chung khu công nghiệp dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt loại B
(QCVN 40:2011) trước khi thải ra Âu thuyền Thọ Quang.
1.1.3. Các vấn đề môi trường trong ngành chế biến thủy sản

* Chất thải rắn
Theo báo cáo “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm
2002“ thì tác động gây hại cho môi trường được xác định, tổng lượng chất thải rắn
(đầu, xương, da, vây, vẩy...) ước tính khoảng 200.000 tấn /năm, đặc điểm của chất loại
chất thải này là dễ lên men thối rữa, vì phần lớn chúng được hợp thành từ các vật thể
sống nên phân huỷ rất nhanh dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ thường vào
khoảng 27oC và độ ẩm khoảng 80%). Việc phân huỷ các chất thải này tuy không độc
nhưng cũng tạo ra sự thay đổi lớn cho chất lượng môi trường sống của những người


×