Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chế tạo gạch bê tông không nung sử dụng cốt liệu trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 60 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

NGUYỄN NGỌC HOÀNG

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO GẠCH BÊ TÔNG
KHÔNG NUNG SỬ DỤNG CỐT LIỆU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------------------------NGUYỄN NGỌC HOÀNG

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO GẠCH BÊ TÔNG
KHÔNG NUNG SỬ DỤNG CỐT LIỆU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hoàng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục ti u nghi n cứu .................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghi n cứu .................................................................................................. 2
4. Phạm vi nghi n cứu ................................................... Error! Bookmark not defined.
5. Phƣơng pháp nghi n cứu ............................................................................................. 2
6. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG ..................... 4
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG ........................... 4
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại ....................................................................................................... 4
1.1.2.1. Gạch xi măng cốt liệu (còn đƣợc gọi là gạch block)............................. 4
1.1.2.2. Gạch b tông nhẹ ................................................................................... 5
1.2. ƢU, NHƢỢC ĐIỂM CỦA GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG ............................ 6
1.2.1. Ƣu điểm ........................................................................................................ 6

1.2.2. Nhƣợc điểm .................................................................................................. 7
1.3. TÌNH TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG 7
1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 9
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 10
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH XI MĂNG CỐT
LIỆU..............................................................................................................................10
2.2. YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM CỦA VẬT LIỆU 11
2.2.1. Xi măng....................................................................................................... 11
2.2.2. Cát ............................................................................................................... 12
2.2.3. Đá mạt (còn gọi là cát nghiền) .................................................................... 13
2.2.4. Nƣớc............................................................................................................ 13
2.3. YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM CỦA GẠCH XI
MĂNG CỐT LIỆU ........................................................................................................ 15
2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 16
CHƢƠNG 3. THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHẾ TẠO GẠCH XI
MĂNG CỐT LIỆU VÀ SO SÁNH CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA GẠCH XI MĂNG
CỐT LIỆU .................................................................................................................... 17
3.1. THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHẾ TẠO GẠCH XI MĂNG CỐT
LIỆU...... ........................................................................................................................ 17
3.1.1. Thí nghiệm xi măng .................................................................................... 17
3.1.1.1. Xác định độ mịn theo TCVN 4030:2003 ............................................ 17
3.1.1.2. Xác định độ bền nén theo TCVN 6016:2011 ...................................... 18
3.1.1.3. Xác định thời gian đông kết theo TCVN 6017:1995 .......................... 21


3.1.1.4. Xác định khối lƣợng ri ng theo TCVN 4030:2003 ............................. 22
3.1.2. Thí nghiệm cát ............................................................................................ 23
3.1.2.1. Xác định khối lƣợng ri ng, độ hút nƣớc của cát theo TCVN 75724:2006 ............................................................................................................................ 23
3.1.2.2. Xác định khối lƣợng thể tích xốp của cát theo TCVN 7572-6:2006 .. 24
3.1.2.3. Xác định hàm lƣợng bụi, bùn, sét theo TCVN 7572-8:2006 ............. 25

3.1.2.4. Xác định thành phần hạt của cát theo TCVN 7572-2:2006 ............... 26
3.1.3. Thí nghiệm đá mạt (còn gọi là cát nghiền) ................................................. 29
3.1.3.1. Xác định khối lƣợng ri ng, độ hút nƣớc của đá mạt theo TCVN 75724: 2006………………………………………………………………………...............29
3.1.3.2. Xác định khối lƣợng thể tích xốp của đá mạt theo TCVN 7572-6:2006
…………………………………………………………………………………….......30
3.1.3.3. Xác định hàm lƣợng bụi, bùn, sét theo TCVN 7572-8:2006 .............. 31
3.1.3.4. Xác định thành phần hạt của đá mạt theo TCVN 7572-2:2006 .......... 32
3.2. THIẾT KẾ CẤP PHỐI ........................................................................................... 35
3.3. THÍ NGHIỆM SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA GẠCH XI MĂNG CỐT
LIỆU……….………………………………………………………………........37
3.3.1. Xác định cƣờng độ nén của gạch xi măng cốt liệu theo TCVN
6477:2011… .................................................................................................................. 37
3.3.2. Xác định độ rỗng gạch xi măng cốt liệu theo TCVN 6477:2011 ............... 40
3.3.3. Xác định độ hút nƣớc của gạch xi măng cốt liệu theo TCVN 6355 - 4:
2009 ............................................................................................................................... 44
3.4. SO SÁNH TÍNH KINH TẾ KHI SỬ DỤNG GẠCH XI MĂNG CỐT LIỆU
THAY CHO GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRONG XÂY DỰNG ................................... 47
3.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………….49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG (Bản sao)
NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN (Bản sao)
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG SỬ DỤNG CỐT LIỆU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Học vi n: Nguyễn Ngọc Hoàng
Chuy n ngành: Kỹ thuật XD công trình DD & CN
Mã số: 60.58.02.08

Khóa: 31
Trƣờng Đại học Bách khoa – ĐHĐN
Tóm tắt - Đề tài tiến hành nghi n cứu chế tạo gạch b tông không nung sử dụng cốt liệu
tr n địa bàn tỉnh Quảng Nam. Khảo sát, lấy mẫu vật liệu, thí nghiệm các chỉ ti u cơ lý của cát,
đá mạt tại địa phƣơng theo TCVN 7572:2006 (Cốt liệu cho b tông và vữa – Phƣơng pháp
thử) để đánh giá chất lƣợng vật liệu theo TCVN 7570:2006 (Cốt liệu cho b tông và vữa –
Y u cầu kỹ thuật). Chế tạo mẫu thử, xác định các chỉ ti u cơ lý (cƣờng độ nén, độ hút nƣớc,
độ rỗng) của gạch xi măng cốt liệu mác M7,5 theo TCVN 6477:2011 (Gạch b tông) tr n cơ
sở sử dụng cát, đá mạt tại địa phƣơng và loại xi măng PCB40 Đồng Lâm. Phân tích, so sánh
tính kinh tế khi sử dụng gạch xi măng cốt liệu thay cho gạch đất sét nung trong xây dựng. Đề
tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng nguồn vật liệu địa phƣơng trong việc sản xuất
gạch không nung, góp phần đẩy mạnh sử dụng gạch không nung và hạn chế gạch nung gây ô
nhiễm môi trƣờng.
Từ khóa – Gạch xi măng cốt liệu; chỉ ti u cơ lý; y u cầu kỹ thuật; cƣờng độ nén; cốt
liệu địa phƣơng.

STUDY ON MANUFACTURING NON-BAKED CONCRETE BRICKS USING
MATERIALS ON THE SITE OF QUANG NAM PROVINCE

Summary - The research project of manufacturing non-baked concrete bricks using
aggregate on the site of Quang Nam province. Surveying, sampling material, testing the
mechanical properties of sand, aggregate according to the standard of TCVN 7572: 2006
(Aggregate for Concrete and Mortar - Test Method) for evaluation of Material quality
according to the standard of TCVN 7570: 2006 (Aggregate for concrete and mortar Technical requirements). Creating test specimens, determining mechanical properties
(compressive strength, water absorption, porosity) of non-baked concrete bricks Grade M7.5
according to the standard of TCVN 6477: 2011 (Concrete Brick) on the basis of using sand
and grit in the local area. and type of cement of PCB40 Dong Lam. Analyzing, comparing
economical benefit when using cement bricks instead of baked clay bricks in construction.
The topic provides a scientific basis for the use of local materials in the production of
unbaked brick, contributing to the thrive of using non-baked bricks,in the result limiting the

production of baked bricks which causes environmental pollution.
Keyword - Aggregate cement brick; Mechanical indicator; Technicalrequirements;
Compressive strength; Reinforced soil Phoenix.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số liệu
hình
1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17

3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27

Tên hình

Trang

Gạch xi măng cốt liệu (gạch Block)
Gạch b tông bọt, khí không chƣng áp
Gạch b tông khí chƣng áp
Sử dụng gạch b tông không nung trong xây dựng
Quy trình công nghệ cơ bản để sản xuất gạch xi măng cốt liệu
Xi măng PCB 40 Đồng Lâm
Thí nghiệm độ mịn của xi măng theo phƣơng pháp sàng
Cân khối lƣợng xi măng, cát ti u chuẩn và nƣớc để đúc mẻ vữa
Máy trộn vữa và máy dằn
Mẫu thử độ bền nén của xi măng
Thí nghiệm nén mẫu vữa xi măng
Trộn hồ xi măng để xác định lƣợng nƣớc ti u chuẩn
Dụng cụ Vicat để xác định thời gian đông kết
Thí nghiệm khối lƣợng ri ng của xi măng
Cân khối lƣợng m2

Cân khối lƣợng m3
Thí nghiệm khối lƣợng thể tích xốp của cát
Cân ống đong có cát
Thí nghiệm hàm lƣợng bụi, bùn, sét của cát
Thí nghiệm kiểm tra thành phần hạt của cát
Biểu đồ thành phần hạt của cát
Cân khối lƣợng m2
Cân khối lƣợng m3
Cân ống đong có chứa đầy đá mạt
Biểu đồ thành phần hạt của đá mạt
Biểu đồ thành phần hạt của hỗn hợp cát và đá mạt
Đúc các mẫu gạch theo 03 thành phần cấp phối tại nhà máy
Mẫu gạch xi măng cốt liệu theo các cấp phối thí nghiệm cƣờng độ
nén R3
Biểu đồ phát triển cƣờng độ của các cấp phối gạch theo thời gian
Đo kích thƣớc chiều dài, rộng, cao của mẫu gạch theo các cấp phối
Đổ cát vào các phần rộng của mẫu gạch theo các cấp phối
Cân lƣợng cát ở toàn bộ các phần rỗng của mẫu gạch theo các cấp
phối

4
5
6
8
10
17
18
19
19
19

20
21
21
22
24
24
25
25
26
27
28
30
30
31
33
34
36
37
40
41
41
42


3.28
3.29
3.30
3.31
3.32


Biểu đồ quan hệ giữa độ rỗng của gạch theo các cấp phối
Cân mẫu gạch xi măng cốt liệu sau khi sấy khô
Ngâm mẫu gạch xi măng cốt liệu trong bể nƣớc trong 24 giờ
Cân mẫu gạch xi măng cốt liệu đã bão hòa nƣớc
Biểu đồ quan hệ giữa độ hút nƣớc gạch theo các cấp phối

43
44
45
45
46


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số liệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23

Tên bảng
Y u cầu kỹ thuật và phƣơng pháp thử của xi măng poóc lăng hỗn
hợp
Y u cầu kỹ thuật và phƣơng pháp thử của cát
Y u cầu kỹ thuật và phƣơng pháp thử của đá mạt
Hàm lƣợng tối đa cho phép của muối hoà tan, ion sunfat, ion clo
và cặn không tan trong nƣớc trộn b tông và vữa
Giới hạn cho phép về thời gian ninh kết và cƣờng độ chịu nén của
hồ xi măng và b tông
Y u cầu kỹ thuật và phƣơng pháp thử của gạch xi măng cốt liệu
Kết quả thí nghiệm độ mịn của xi măng
Kết quả thí nghiệm nén mẫu vữa xi măng 03 ngày tuổi
Kết quả thí nghiệm nén mẫu vữa xi măng 28 ngày tuổi
Kết quả thí nghiệm thời gian đông kết của xi măng

Kết quả thí nghiệm khối lƣợng ri ng của xi măng
Kết quả thí nghiệm khối lƣợng ri ng, độ hút nƣớc của cát
Kết quả thí nghiệm khối lƣợng thể tích xốp của cát
Kết quả thí nghiệm hàm lƣợng bụi, bùn, sét của cát
Kết quả thí nghiệm thành phần hạt của cát
Kết quả thí nghiệm khối lƣợng ri ng, độ hút nƣớc của đá mạt
Kết quả thí nghiệm khối lƣợng thể tích xốp của đá mạt
Kết quả thí nghiệm hàm lƣợng bụi, bùn, sét của đá mạt
Kết quả thí nghiệm thành phần hạt của đá mạt
Các thông số đầu vào để thiết kế thành phần cấp phối
Thành phần vật liệu cho 1m3 vữa theo định mức 1784/BXD-VP
Bảng thành phần cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa tính theo khối
lƣợng
Kết quả thí nghiệm cƣờng độ nén R3 của gạch theo các cấp phối
Kết quả thí nghiệm cƣờng độ nén R7 của gạch theo các cấp phối
Kết quả thí nghiệm cƣờng độ nén R14 của gạch theo các cấp phối
Kết quả thí nghiệm cƣờng độ nén R28 của gạch theo các cấp phối
Kết quả thí nghiệm độ rỗng gạch xi măng cốt liệu theo các cấp
phối
Kết quả thí nghiệm độ hút nƣớc của gạch theo các cấp phối
Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế khi đầu tƣ sản xuất gạch xi măng
cốt liệu

Trang
11
12
13
14
14
15

17
19
20
21
22
23
24
25
27
29
30
31
32
35
35
35
38
39
39
39
43
46
47


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vật liệu xây dựng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong các công trình xây

dựng. Trong số các loại vật liệu xây dựng thì gạch xây dựng đang là vấn đề đƣợc quan
tâm nhiều nhất. Ở nƣớc ta, gạch xây dựng chủ yếu là gạch đất sét nung nhƣng quá
trình sản xuất gạch đất sét nung cần sử dụng một số lƣợng lớn nguồn nguy n liệu đất
sét, nhi n liệu hóa thạch (than đá) sẽ phát sinh rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà
kính, làm cạn kiệt nguồn tài nguy n và gây ô nhiễm môi trƣờng...Vì vậy để khắc phục
tình trạng tr n cần phải thúc đẩy phát triển công nghệ sản xuất và sử dụng vật liệu xây
không nung (VLXKN).
Đối với tỉnh Quảng Nam, Ủy Ban Nhân dân Tỉnh đã ban hành Quyết định số
2537/QĐ-UBND ngày 20/07/2015 về việc “Ban hành kế hoạch tăng cường sử dụng
vật liệu xây không nung và lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Đây chính là chủ trƣơng hết sức đúng đắn, đồng thời
đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu không nung đạt 20% vào năm 2015 và 43% vào năm
2020 phù hợp với mục ti u theo quy định tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày
28/4/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo lộ trình, đến hết năm 2015, Quảng Nam sẽ
tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ
công cải tiến, lò đứng li n tục. Đối với cơ sở sản xuất gạch đất sét nung (lò tunnel) sẽ
hạn chế đầu tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò
tunnel; không sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để sản xuất gạch; đồng thời tổ chức
sắp xếp lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẽ, hƣớng dẫn các hộ tƣ nhân li n doanh, li n kết,
góp vốn mở rộng sản xuất, chuyển đổi công nghệ nhằm giảm ti u hao nguy n liệu,
nhi n liệu và bảo vệ môi trƣờng.
Về phía các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tr n địa bàn tỉnh Quảng
Nam, với chủ trƣơng khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung của Nhà nƣớc
nhƣ cơ chế hỗ trợ, chính sách khuyến khích về đất đai, về thủ tục, về thuế… nhiều cơ
sở đã đầu tƣ máy móc, thiết bị để sản xuất gạch không nung nhƣ: Công ty TNHH
MTV Sản xuất Nguy n Tâm (Huyện Thăng Bình), Doanh nghiệp Tâm Phúc Nguyên
(Huyện Đại Lộc), Công ty TNHH VLXD Hiệp Hƣng (Huyện Đại Lộc), Công ty cổ
phần b tông nhẹ Đất Việt (Thành phố Tam Kỳ)… Tuy nhi n hiện nay, hầu hết các
dây chuyền sản xuất gạch không nung tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói
ri ng, thiết bị sản xuất đƣợc cung cấp bởi các công ty Trung Quốc. Chính vì vậy, khi

đƣa dây chuyền vào vận hành, trong điều kiện nguy n vật liệu, khí hậu, trình độ lao
động đặc thù... các nhà sản xuất phải tự tìm hiểu nghi n cứu, mò mẫm thử nghiệm quy
trình sản xuất, quy trình sử dụng; từ đó sản phẩm làm ra chất lƣợng thấp, thiếu ổn
định, năng suất không cao.


2
Thực tế hiện nay ở một số địa phƣơng vẫn có những công trình đã xảy ra sự cố
đáng tiếc khi đƣa vào sử dụng đối với gạch không nung. Trƣờng hợp ở tỉnh Bến Tre là
một ví dụ điển hình, theo thông tin từ Báo Xây dựng ngày 16/10/2014, việc UBND
tỉnh Bến Tre có công văn quyết định tạm ngƣng việc bắt buộc sử dụng vật liệu xây
không nung trong các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc do gặp sự
cố về chất lƣợng công trình nhƣ nứt tƣờng, bong lớp vữa trát… Lỗi cũng có thể do quá
trình thi công không đảm bảo quy chuẩn dành cho gạch không nung nhƣng không thể
không có lỗi của nhà sản xuất. B n cạnh đó, thời gian sử dụng gạch không nung ở Việt
Nam chƣa nhiều, cơ sở khoa học chƣa đầy đủ, kinh nghiệm của ngƣời xây dựng chƣa
nhiều, n n tâm lý ngƣời sử dụng chƣa y n tâm trong việc sử dụng gạch không nung.
Vì vậy cần phải có sự tổng kết, đánh giá thực trạng và bổ sung, hoàn chỉnh các cơ sở
khoa học từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc để tăng tính thuyết phục đối với ngƣời ti u
dùng.
Thực trạng này cho thấy vấn đề tăng cƣờng khoa học công nghệ nhằm phát triển
gạch không nung ở Quảng Nam là rất cấp thiết hƣớng tới thực hiện thắng lợi chủ
trƣơng tăng cƣờng sử dụng vật liệu xây dựng không nung và lộ trình giảm dần việc sản
xuất, sử dụng gạch đất sét nung tr n địa bàn của UBND Tỉnh Quảng Nam. Cụ thể hơn
ở đây là tính chất vật liệu để chế tạo gạch b tông không nung phải đƣợc nghi n cứu
và hơn hết phải tận dụng đƣợc các nguồn tài nguy n sẵn có ở địa phƣơng đáp ứng nhu
cầu gạch không nung hiện nay. Đây là tác giả chọn đề tài: Nghiên cứu chế tạo gạch
bê tông không nung sử dụng cốt liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu cốt liệu, nghi n cứu, tìm nguồn nguy n liệu phù hợp

tại nơi sản xuất.
- Nghi n cứu trong phòng thí nghiệm, thiết kế cấp phối phù hợp với nguy n liệu
hiện có.
- Chế tạo mẫu thử, xác định các đặc tính cơ lý.
- Tổng hợp kết quả, so sánh, kiến nghị.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Gạch bê tông không nung khi sử dụng cốt liệu tr n địa bàn tỉnh Quảng Nam để
làm thành phần cấp phối.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các tính chất cơ lý trong phòng thí nghiệm của gạch bê tông không nung sử dụng
cốt liệu tr n địa bàn tỉnh Quảng Nam để làm thành phần cấp phối.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu li n quan đến đề tài;
- Phƣơng pháp thí nghiệm tính chất cơ lý của vật liệu xây dựng;
- Phƣơng pháp tính toán lý thuyết và thực nghiệm để thiết kế thành phần cấp
phối;


3
- Phƣơng pháp xử lý số liệu và viết báo cáo li n quan đến đề tài.
6. Kết cấu của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về gạch bê tông không nung
1.1. Khái niệm, phân loại gạch bê tông không nung.
1.2. Ƣu, nhƣợc điểm của gạch bê tông không nung.
1.3. Tình trạng sản xuất và sử dụng gạch bê tông không nung.
1.4. Kết luận chƣơng 1.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
2.1. Tổng quan về công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu.
2.2. Y u cầu kỹ thuật và phƣơng pháp thí nghiệm của vật liệu.

2.3. Y u cầu kỹ thuật và phƣơng pháp thí nghiệm của gạch xi măng cốt liệu.
2.4. Kết luận chƣơng 2.
Chƣơng 3: Thí nghiệm vật liệu sử dụng chế tạo gạch xi măng cốt liệu và so
sánh chỉ tiêu cơ lý của gạch xi măng cốt liệu
3.1. Thí nghiệm vật liệu sử dụng chế tạo gạch xi măng cốt liệu.
3.2. Thiết kế cấp phối.
3.3. Thí nghiệm so sánh các chỉ ti u cơ lý của gạch xi măng cốt liệu.
3.4. So sánh tính kinh tế khi sử dụng gạch xi măng cốt liệu thay cho gạch đất sét
nung trong xây dựng.
3.5. Kết luận chƣơng 3.
Kết luận và kiến nghị


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG

1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG
1.1.1. Khái niệm
Gạch b tông không nung là một loại gạch mà sau khi đƣợc tạo hình thì tự đóng
rắn đạt các chỉ số về cơ học nhƣ cƣờng độ nén, uốn, độ hút nƣớc… mà không cần qua
nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt độ để nung nóng đỏ vi n gạch nhằm tăng độ bền
của vi n gạch. Độ bền của vi n gạch không nung đƣợc gia tăng nhờ lực ép hoặc rung
hoặc cả ép lẫn rung l n vi n gạch và thành phần kết dính của chúng.
1.1.2. Phân loại
Gạch b tông không nung hiện nay chủ yếu gồm hai loại sau:
1.1.2.1. Gạch xi măng cốt liệu (còn đƣợc gọi là gạch block)
Gạch xi măng cốt liệu đƣợc tạo thành từ xi măng và một hoặc nhiều loại cốt liệu
sau đây: đá mạt, cát vàng, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp… Loại gạch này đƣợc

sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung (khoảng 75% tổng
lƣợng gạch không nung). Gạch xi măng cốt liệu thƣờng có cƣờng độ chịu lực tốt (tr n
80 daN/cm2), khối lƣợng thể tích lớn (thƣờng tr n 1900 daN/m3), khả năng chống
thấm tốt, cách âm cách nhiệt tốt, dễ sử dụng.

Hình 1.1: Gạch xi măng cốt liệu (gạch Block)


5
Phân loại:
- Theo kích thước
+ Gạch ti u chuẩn (TC) là loại gạch có kích thƣớc cơ bản theo bảng sau:
Đơn vị tính: mm
Loại kích thƣớc
Mức
Sai lệch kích thƣớc, không lớn hơn
Chiều rộng, không nhỏ hơn
100
±2
Chiều dài, không lớn hơn
400
±2
Chiều cao, không lớn hơn
200
±3
+ Gạch dị hình (DH) là loại gạch có kích thƣớc khác kích thƣớc cơ bản, dùng để
hoàn chỉnh một khối xây (gạch nửa, gạch xây góc …).
- Theo mục đích sử dụng
+ Gạch thƣờng (T): bề mặt có màu sắc tự nhi n của b tông.
+ Gạch trang trí (TT): có th m lớp nhẵn bóng hoặc nhám sùi với màu sắc trang

trí khác nhau.
- Theo cường độ nén
Theo cƣờng độ nén phân ra các loại: M3,5; M5,0; M7,5; M10,0; M15,0; M20,0.
1.1.2.2. Gạch bê tông nhẹ
Gạch b tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch b tông bọt và gạch b tông nhẹ khí
chƣng áp.
a. Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp:
Gạch b tông bọt, khí không chƣng áp đƣợc sản xuất bằng công nghệ tạo bọt
trong kết cấu n n tỷ trọng vi n gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ƣu việt
nhất của loại gạch này. Thành phần cơ bản: Xi măng, cát mịn, phụ gia tạo bọt…

Hình 1.2: Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp


6
Phân loại:
- Theo phƣơng pháp sản xuất: Gạch b tông bọt, khí không chƣng áp đƣợc phân
thành: Block b tông bọt và Block b tông khí không chƣng áp.
- Theo khối lƣợng thể tích khô: Gạch b tông bọt, khí không chƣng áp đƣợc phân
thành các nhóm: D500, D600, D700, D800, D900, D1000, D1100, D1200.
- Theo cƣờng độ nén: Gạch b tông bọt, khí không chƣng áp đƣợc phân thành các
cấp cƣờng độ nén sau: B1,0; B1,5; B2,0; B2,5; B3,5; B5,0; B7,5; B10,0.
b. Gạch bê tông khí chưng áp (Aerated Autoclaved Concrete, viết tắt AAC)
Gạch b tông khí chƣng áp đƣợc sản xuất bằng cách trộn xi măng với vôi, cát
thạch anh hay tro bay tái chế (sản phẩm từ các nhà máy nhiệt điện đốt than), nƣớc và
bột nhôm - chất tạo khí. Phản ứng giữa nhôm và Ca(OH)2 trong hỗn hợp b tông tạo ra
những bong bóng cỡ vi mô chứa H2, gia tăng thể tích của b tông tới 05 lần so với b
tông thƣờng. Sau khi hiđro bay hơi sẽ để lại các lỗ rỗng kín, sau đó b tông khí chƣng
áp sẽ đƣợc đổ vào khuôn tạo hình hoặc cắt thành hình dạng thiết kế. Sản phẩm này tiếp
tục đƣợc đƣa vào nồi hấp (khí chƣng áp), nơi phản ứng thứ hai diễn ra. Dƣới nhiệt độ

và áp suất cao trong nồi Ca(OH)2 phản ứng với cát thạch anh để hình thành hydrat
silica canxi, đó là một cấu trúc tinh thể cứng tạo cƣờng độ cao. Sau lúc này, vật liệu đã
sẵn sàng để sử dụng.

Hình 1.3: Gạch bê tông khí chưng áp
Phân loại:
- Theo cƣờng độ nén: Gạch ACC đƣợc phân thành các cấp: 2; 3; 4; 6 và 8.
- Theo khối lƣợng thể tích khô: Gạch ACC đƣợc phân thành các nhóm từ 400
đến 1000.
1.2. ƢU, NHƢỢC ĐIỂM CỦA GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG NUNG
1.2.1. Ƣu điểm
- Không dùng nguy n liệu đất sét để sản xuất, hạn chế việc sử dụng đất sét khai
thác từ đất nông nghiệp làm giảm diện tích sản xuất cây lƣơng thực.


7
- Không dùng nhi n liệu nhƣ than, củi…để đốt, giúp tiết kiệm nhi n liệu năng
lƣợng và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Sản phẩm có khả năng cách âm, cách nhiệt, phòng hỏa, kích thƣớc chuẩn xác,
quy cách hoàn hảo hơn gạch đất sét nung. Rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí
thiết kế nền móng, tiết kiệm vữa xây.
1.2.2. Nhƣợc điểm
- Khả năng chịu lực theo phƣơng ngang yếu.
- Không linh hoạt khi thiết kế kiến trúc với nhiều góc cạnh.
- Không có khả năng chống thấm tốt, dễ gây nứt tƣờng do co giãn nhiệt.
1.3. TÌNH TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG GẠCH BÊ TÔNG KHÔNG
NUNG
Theo thống kê năm 2015 của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, sau bốn năm
thực hiện chƣơng trình theo Quyết định số 567/QÐ-TTg về việc phê duyệt chƣơng
trình phát triển vật liệu xây không nung, tổng công suất thiết kế vào ba loại sản phẩm

chính gồm gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông khí chƣng áp (AAC) và gạch bê tông
bọt đạt 6 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC), trong đó có 13 nhà máy sản xuất AAC, 17 nhà
máy sản xuất bê tông bọt, hơn 1000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công
suất hơn 10 triệu viên QTC/năm và một số chủng loại vật liệu xây không nung khác.
Để có đƣợc kết quả đó, trong thời gian qua, nhiều địa phƣơng, doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất gạch ngói đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất và thực hiện
các dự án vật liệu xây không nung. Ví dụ, tr n địa bàn huyện Tây Sơn – Bình Định đã
có 191 lò gạch, ngói nung thủ công tháo dỡ, chấm dứt hoạt động (gồm 190 lò có công
suất dƣới 650 ngàn vi n/năm; 1 lò có công suất tr n 650 ngàn vi n/năm); trong đó có
147 lò nằm trong khu dân cƣ, 44 lò nằm trong khu sản xuất tập trung và trong cụm
công nghiệp… Tính đến thời điểm hiện tại, ở Bình Định đã có 16 dự án sản xuất gạch
không nung với tổng công suất hơn 250 triệu vi n/năm, tổng vốn đăng ký đầu tƣ gần
50 tỉ đồng. Trong số này đã có 3 nhà máy đi vào hoạt động, 12 dự án đang giải phóng
mặt bằng và triển khai xây dựng… Theo kế hoạch, đến hết ngày 31/12/2016 sẽ chấm
dứt hoàn toàn hoạt động của các lò nung thủ công tr n địa bàn tỉnh Bình Định. Tại
Quảng Ninh, một số công trình nhà chung cƣ cũng đang đƣợc doanh nghiệp sử dụng
khoảng 30% là vật liệu gạch không nung. Tòa nhà thƣơng mại cao 18 tầng do Công ty
LICOGI 18.1 (Bộ Xây dựng) thiết kế và thi công ở Thành phố Hạ Long, theo các kỹ
sƣ, từ tầng thứ 3 trở l n, đơn vị đã sử dụng toàn bộ vật liệu ngăn tƣờng bằng gạch
không nung. Gạch không nung hiện nay đã hiện hữu tr n rất nhiều công trình trọng
điểm, điển hình nhƣ Keangnam Hà Nội, Landmard Tower, Habico Tower, Khách sạn
Horison, Hà Nội Hotel Plaza, sân vận động Mỹ Đình,… [16].


8

Hình 1.4: Sử dụng gạch bê tông không nung trong xây dựng


9

Ở Việt Nam hiện nay thì loại gạch xi măng cốt liệu đƣợc dùng phổ biến nhất.
Theo nghi n cứu của Đào Triệu Kim Cƣơng [1], gạch xi măng cốt liệu có thể giảm giá
thành xây dựng khoảng hơn 20%. Không chỉ tiết kiệm chi phí, việc sử dụng gạch
không nung cũng làm giảm thiểu ảnh hƣởng của môi trƣờng khi sản xuất gạch đất sét
nung thông thƣờng. Tại Đà Nẵng, nhóm nghi n cứu của Hà Văn Thảo (2012) đã sử
dụng vật liệu địa phƣơng để chế tạo thành công b tông bọt có mác 3,5 [2]. Về mặt
công nghệ sản xuất, Nguyễn Xuân Tuyển [3] đã nghi n cứu ứng dụng công nghệ ép
thủy lực song động để sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu. So với phƣơng án truyền
thống là rung ép để sản xuất gạch block, công nghệ này đã làm giảm đáng kể độ hút
nƣớc của gạch, đồng thời rút ngắn thời gian chờ cƣờng độ để đƣa gạch vào sử dụng.
1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Sử dụng gạch không nung trong xây dựng ở nƣớc ta đang có những dấu hiệu tích
cực, đặc biệt là gạch xi măng cốt liệu (chiếm 75% gạch không nung) đã đƣợc áp dụng
ở nhiều công trình. Tuy nhi n hiện nay, hầu hết các dây chuyền sản xuất gạch không
nung tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói ri ng, thiết bị sản xuất đƣợc
cung cấp bởi các công ty Trung Quốc. Chính vì vậy, khi đƣa dây chuyền vào vận
hành, trong điều kiện nguy n vật liệu, khí hậu, trình độ lao động đặc thù... các nhà sản
xuất phải tự tìm hiểu nghi n cứu, mò mẫm thử nghiệm quy trình sản xuất, quy trình sử
dụng; từ đó sản phẩm làm ra chất lƣợng thấp, thiếu ổn định, năng suất không cao. Giới
hạn đề tài nghi n cứu là quy trình, tính chất vật liệu sử dụng để chế tạo gạch xi măng
cốt liệu (còn gọi là gạch block) và đƣợc triển khai và áp dụng ở nhà máy gạch không
nung của Công ty TNHH MTV Sản xuất Nguy n Tâm (Thăng Bình – Quảng Nam)


10

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH XI MĂNG CỐT LIỆU
a. Nguyên liệu: Gạch xi măng cốt liệu đƣợc tạo thành từ xi măng và một hoặc

nhiều loại cốt liệu sau đây đá mạt, cát vàng, đá sỏi, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp
[4] …
b. Cách phối trộn: Khoảng 8-10% xi măng để li n kết, 85% cốt liệu và nƣớc, phụ
gia (nếu có) [4].
c. Quy trình công nghệ cơ bản để sản xuất gạch xi măng cốt liệu:

Hình 2.1. Quy trình công nghệ cơ bản để sản xuất gạch xi măng cốt liệu
Chú thích:
(1) Cấp nguy n liệu: gồm các phễu chứa liệu (PL1200 đến PL1600), băng tải
liệu, cân định lƣợng, bộ phận cài đặt phối liệu. Sau khi nguy n liệu đƣợc cấp đầy vào
các phễu (bằng máy xúc vật), nguy n liệu đƣợc cấp theo công thức phối trộn đã cài
đặt.
(2) Máy trộn nguy n liệu: Đá mạt (cốt liệu), cát, nƣớc và xi măng đƣợc đƣa vào
máy trộn tự động theo quy định cấp phối. Sau đó, hỗn hợp nguy n liệu đƣợc trộn đều
theo thời gian cài đặt. Hỗn hợp sau phối trộn đƣợc tự động đƣa vào ngăn phân chia
nguy n liệu ở khu vực máy tạo hình.


11
(3) Khu vực chứa khay (palet): Cấp palet làm đế đỡ phía dƣới trong quá trình ép
và chuyển gạch thành phẩm ra khỏi dây chuyền. Khay (palet) này có thể làm bằng
nhựa tổng hợp hoặc tre - gỗ ép; trong quá trình làm việc chịu lực ép, rung lớn.
(4) Máy ép tự động tạo hình: Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động theo cơ
chế kết hợp với rung tạo lực ép rất lớn để hình thành l n các vi n gạch block đồng đều,
đạt chất luợng cao và ổn định. Cùng với việc phối trộn nguy n liệu, bộ phận tạo hình
nhờ ép rung này là hai yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm theo ý muốn.
(5) Tự động ép mặt – Máy cấp màu: Ðây là bộ phận giúp tạo màu bề mặt cho
gạch tự chèn, chỉ cần thiết khi sản xuất gạch tự chèn, gạch trang trí có màu sắc.
(6) Tự động chuyển gạch: Ðây là máy tự động chuyển và xếp từng khay gạch vào
vị trí định trƣớc một cách tự động. Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra

để dƣỡng hộ hoặc tự động chuyển vào máy sấy tùy theo mô hình sản xuất.
(7) Gạch đƣợc dƣỡng hộ sơ bộ từ 1 đến 1,5 ngày trong nhà xƣởng có mái che,
sau đó chuyển ra khu vực kho bãi thành phẩm tiếp tục dƣỡng hộ một thời gian (từ 10
đến 28 ngày tùy theo y u cầu) và đóng gói, dán nhãn mác xuất xuởng.
2.2. YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM CỦA VẬT
LIỆU
Vật liệu sử dụng trong thí nghiệm:
- Xi măng PCB 40 Đồng Lâm
- Cát đƣợc lấy tại sông Thu Bồn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Đá mạt (còn gọi là cát nghiền) đƣợc lấy tại mỏ đá Phú Thọ, huyện Quế Sơn,
tỉnh Quảng Nam.
- Nƣớc
2.2.1. Xi măng
Sử dụng xi măng poóc lăng hỗn hợp PCB 40 Đồng Lâm. Y u cầu kỹ thuật của xi
măng loại này phải phù hợp với TCVN 6260:2009 [5] (Xi măng poóc lăng hỗn hợp –
Y u cầu kỹ thuật). Phƣơng pháp thử các chỉ ti u của xi măng poóc lăng hỗn hợp theo
các ti u chuẩn nhƣ bảng sau:
Bảng 2.1. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử của xi măng poóc lăng hỗn hợp
Yêu cầu
TT
Các chỉ tiêu
Phƣơng pháp thử
kỹ thuật
1

Cƣờng độ nén, Mpa, không nhỏ hơn:
- 3 ngày ± 45 phút
- 28 ngày ± 8 giờ

18

40

TCVN 6016:2011

45
420

TCVN 6017:1995

Thời gian đông kết, phút
2

- Bắt đầu, không nhỏ hơn
- Kết thúc, không lớn hơn


12

3

4
5
6

Độ mịn, xác định theo:
- Phần còn lại tr n sàng kích thƣớc lỗ 0,09
mm, %, không lớn hơn
- Bề mặt ri ng, xác định theo phƣơng pháp
Blaine, cm2/g, không lớn hơn
Độ ổn định thể tích, xác định theo phƣơng

pháp Le Chatelier, mm, không lớn hơn
Hàm lƣợng anhydric sunphuric (SO3), %,
không lớn hơn
Độ nở autoclave(1), %, không lớn hơn
Chú thích:
(1)
Áp dụng khi có y u cầu của khách hàng

10
TCVN 4030:2003
2800

10

TCVN 6017:1995

3,5

TCVN 141:2008

0,8

TCVN 7711 : 2007

2.2.2. Cát
Cát có chất lƣợng phù hợp với TCVN 7570:2006 [6] (Cốt liệu cho b tông và
vữa – Y u cầu kỹ thuật). Các y u cầu kỹ thuật và phƣơng pháp thí nghiệm cát theo
nhƣ bảng sau:
Bảng 2.2. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử của cát
Yêu cầu kỹ

TT
Các chỉ tiêu
Phƣơng pháp thử
thuật
Thành phần hạt, lƣợng sót tích lũy tr n
sàng, % khối lƣợng:
- 2,5mm
0
1 - 1,25mm
Từ 0 đến 15
TCVN 7572-2:2006
- 0,63mm
Từ 0 đến 35
- 0,315mm
Từ 5 đến 65
- 0,14mm
Từ 65 đến 90
Khối lƣợng hạt có kích thƣớc lớn hơn
2
5
TCVN 7572-2:2006
5mm, % khối lƣợng, không lớn hơn
3

4

5

Tạp chất hữu cơ trong cát theo phƣơng
pháp so màu


Không đƣợc
thẫm hơn màu
chuẩn

Hàm lƣợng tạp chất, % khối lƣợng,
không lớn hơn:
- Sét cục và các tạp chất dạng cục
- Hàm lƣợng bụi, bùn, sét
Hàm lƣợng clorua trong cát, % khối
lƣợng, không lớn hơn

0,5
10
0,05

TCVN 7572-9:2006

TCVN 7572-8:2006

TCVN 7572-15:2006


13
2.2.3. Đá mạt (còn gọi là cát nghiền)
Đá mạt (còn gọi là cát nghiền) dùng để thay thế một phần cát trong cấp phối có
chất lƣợng phù hợp với TCVN 7570:2006 [6] (Cốt liệu cho b tông và vữa – Y u cầu
kỹ thuật). Các y u cầu kỹ thuật và phƣơng pháp thí nghiệm đá mạt theo nhƣ bảng sau:
Bảng 2.3. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử của đá mạt
Yêu cầu kỹ

TT
Các chỉ tiêu
Phƣơng pháp thử
thuật
Thành phần hạt, lƣợng sót tích lũy tr n
sàng, % khối lƣợng:
- 2,5mm
0
1 - 1,25mm
Từ 0 đến 15
TCVN 7572-2:2006
- 0,63mm
Từ 0 đến 35
- 0,315mm
Từ 5 đến 65
- 0,14mm
Từ 65 đến 90
Khối lƣợng hạt có kích thƣớc lớn hơn
2
5
TCVN 7572-2:2006
5mm, % khối lƣợng, không lớn hơn
3

4

5

Tạp chất hữu cơ trong cát theo phƣơng
pháp so màu


Không đƣợc
thẫm hơn màu
chuẩn

Hàm lƣợng tạp chất, % khối lƣợng,
không lớn hơn:
- Sét cục và các tạp chất dạng cục
- Hàm lƣợng bụi, bùn, sét
Hàm lƣợng clorua trong cát, % khối
lƣợng, không lớn hơn

0,5
10
0,05

TCVN 7572-9:2006

TCVN 7572-8:2006

TCVN 7572-15:2006

2.2.4. Nƣớc
Nƣớc có chất lƣợng phù hợp với TCXDVN 302:2004 [7] (Nƣớc trộn bê tông
và vữa – Y u cầu kỹ thuật). Nƣớc sử dụng trong thí nghiệm là loại nƣớc máy sạch
đảm bảo các y u cầu nhƣ sau:
+ Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ.
+ Lƣợng tạp chất hữu cơ không lớn hơn 15 mg/l.
+ Độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
+ Không có màu khi dùng cho b tông và vữa trang trí.

+ Theo mục đích sử dụng, hàm lƣợng muối hoà tan, lƣợng ion sunfat, lƣợng ion
clo và cặn không tan không đƣợc lớn hơn các giá trị quy định trong bảng sau.


14
Bảng 2.4: Hàm lượng tối đa cho phép của muối hoà tan, ion sunfat, ion clo và cặn
không tan trong nước trộn bê tông và vữa
Đơn vị tính bằng mg/l
Mức cho phép
Muối
Ion
Ion
Cặn
Mục đích sử dụng
hòa
sunfat
Clo
không
-2
tan
(SO4 ) (Cl )
tan
1. Nƣớc trộn b tông và nƣớc trộn vữa bơm bảo
vệ cốt thép cho các kết cấu b tông cốt thép ứng 2000
600
350
200
lực trƣớc.
2. Nƣớc trộn b tông và nƣớc trộn vữa chèn mối
5000

2000
1000
200
nối cho các kết cấu b tông cốt thép.
3. Nƣớc trộn b tông cho các kết cấu b tông
10000
2700
3500
300
không cốt thép. Nƣớc trộn vữa xây và trát.
Chú thích:
1) Khi sử dụng xi măng nhôm làm chất kết dính cho b tông và vữa, nƣớc dùng cho tất cả
các phạm vi sử dụng phải theo đúng qui định của mục1 bảng 1.
2) Trong trƣờng hợp cần thiết, cho phép sử dụng nƣớc có hàm lƣợng ion clo vƣợt quá qui
định của mục 2 bảng 1 để trộn b tông cho kết cấu b tông cốt thép, nếu tổng hàm lƣợng
ion clo trong b tông không vƣợt quá 0,6kg/m3.
3) Trong trƣờng hợp nƣớc dùng để trộn vữa xây, trát các kết cấu có y u cầu trang trí
bề mặt hoặc ở phần kết cấu thƣờng xuy n tiếp xúc ẩm thì hàm lƣợng ion clo khống
chế không quá 1200 mg/l.
+ Khi nƣớc đƣợc sử dụng cùng với cốt liệu có khả năng gây phản ứng kiềm silíc, tổng hàm lƣợng ion natri và kali không đƣợc lớn hơn 1000 mg/l.
+ Nƣớc không đƣợc chứa các tạp chất với liều lƣợng làm thay đổi thời gian đông
kết của hồ xi măng hoặc làm giảm cƣờng độ nén của b tông và thỏa mãn các y u cầu
ở bảng sau khi so sánh với mẫu đối chứng.
Bảng 2.5: Giới hạn cho phép về thời gian ninh kết và cường độ chịu nén của hồ xi
măng và bê tông
Chỉ tiêu kỹ thuật
Giới hạn cho phép
Thời gian đông kết của xi măng phải đảm bảo
- Bắt đầu, giờ
Không nhỏ hơn 1

- Kết thúc, giờ
Không lớn hơn 12
Cƣờng độ chịu nén của vữa tại tuổi 28
Không nhỏ hơn 90
ngày,% so với mẫu đối chứng.
Chú thích:
1. Mẫu đối chứng sử dụng nƣớc uống đƣợc tiến hành song song và dùng cùng loại xi
măng với mẫu thử.
2. Thời gian đông kết của xi măng đƣợc xác định ít nhất 2 lần theo TCVN 6017:1995
3. Việc xác định cƣờng độ chịu nén của vữa (Thử bằng vữa xi măng dùng để sản xuất
b tông) đƣợc thực hiện theo TCVN 6016:1995


15
2.3. YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM CỦA GẠCH XI
MĂNG CỐT LIỆU
Gạch xi măng cốt liệu phù hợp với TCVN 6477:2011 [8] (Gạch b tông). Các
y u cầu kỹ thuật và phƣơng pháp thí nghiệm của gạch xi măng cốt liệu đƣợc tổng hợp
theo nhƣ bảng sau:
Bảng 2.6. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử của gạch xi măng cốt liệu
Yêu cầu kỹ
TT
Các chỉ tiêu
Phƣơng pháp thử
thuật
Khuyết tật ngoại quan cho phép:
- Độ cong v nh tr n bề mặt vi n gạch,
3
mm, không lớn hơn
- Số vết sứt vỡ các góc cạnh sâu từ 5

4
1
TCVN 6477:2011
mm đến 10 mm, dài từ 10 mm đến 15
mm, không lớn hơn
- Số vết nứt có chiều dài không quá 20
1
mm, không lớn hơn
Độ rỗng vi n gạch, %, không lớn hơn
65
2 Khối lƣợng vi n gạch, kg, không lớn
TCVN 6477:2011
20
hơn
Độ thấm nƣớc của gạch xây tƣờng
3
350
TCVN 6477:2011
không trát, ml/m2.h, không lớn hơn
Cƣờng độ nén, Mpa, không nhỏ hơn

4

5

- M3,5
- M5,0
- M7,5
- M10,0
- M15,0

- M20,0
Độ hút nƣớc, %, không lớn hơn
- M3,5
- M5,0
- M7,5
- M10,0
- M15,0
- M20,0

3,5
5,0
7,5
10,0
15,0
20,0

14

12

TCVN 6477:2011

TCVN 6355 - 4: 2009


16
2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua chƣơng này, tác giả đã giới thiệu về công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt
liệu. Đồng thời, chƣơng 2 cũng đã trình bày các y u cầu kỹ thuật, phƣơng pháp thí
nghiệm của vật liệu dùng để chế tạo gạch xi măng cốt liệu và y u cầu kỹ thuật, phƣơng

pháp thí nghiệm đối với gạch xi măng cốt liệu.


×