ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
LÊ NGỌC HỮU
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT
VÀ TÍCH HỢP VÀO HỆ THỐNG SẴN CÓ
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng, Năm2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
LÊ NGỌC HỮU
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TÍCH HỢP VÀO HỆ THỐNG SẴN CÓ
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số:
60.48.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HUỲNH CÔNG PHÁP
Đà Nẵng, Năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là công trình do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy PGS.TS. Huỳnh Công Pháp.
Mọi tham khảo dùng trong Luận văn đều được trích dẫn rõ ràng và trung
thực tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Lê Ngọc Hữu
ii
TÓM TẮT
Tài sản nhà nước là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý của xã hội,
là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển đất nước. Mọi tài sản nhà nước
đều được nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Việc quản lý
tài sản nhà nước là một hoạt động quan trọng của các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước, trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang cũng không ngoại lệ. Hiện tại, trường
Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang thực hiện công việc này dựa trên các sổ quản lý tài
sản, giấy tờ và Microsoft Excel là chủ yếu nên tốn rất nhiều thời gian, công sức và
không tránh khỏi sai sót. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống thông tin có khả năng
giải quyết các vấn đề nêu trên một cách nhanh chóng và chi phí thấp là rất cần thiết.
Hướng tiếp cận trong luận văn này là nghiên cứu lý thuyết dịch vụ web, phương
pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng để xây dựng hệ thống quản lý tài sản nhằm
giải quyết vấn đề quản lý tài sản tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang.
Từ khóa – Dịch vụ web, phương pháp phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng và
UML, xây dựng dịch vụ web bằng C#, lập trình ASP.NET, ngôn ngữ mô tả các dịch
vụ web.
ABSTRACT
State-owned assets are a fundamental element of the production and
management of society, a potential financial resource for the country's development
investment. All State assets are assigned by the State to agencies, organizations or
units for management and use. State-owned asset management is an important activity
of the state administrative organs and Hau Giang Community College is not an
exception. At the moment, Hau Giang Community College only implements asset
management task basing on records, paperwork and Microsoft Excel, so it takes a lot
of time, effort and there are some inevitable mistakes. Therefore, it is essential to
develop an information system which is capable of solving these issues quickly and at
a low cost.
The approach in this essay is to study web service theory, object-oriented
design analysis methodology for developing asset management systems to address
asset management issues at Hau Community College.
Keywords - Web Services, analyze the design of object Oriented system and UML,
develop web Services using C #, ASP.NET Programming, web Services description
language.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TÓM TẮT ................................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................2
6. Cấu trúc luận văn .....................................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
1.1. Các công trình đã nghiên cứu và các vấn đề còn tồn tại .......................................4
1.1.1. Các công trình đã nghiên cứu.........................................................................4
1.1.2. Thực trạng về vấn đề quản lý tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang ...4
1.1.3. Giải quyết các vấn đề tồn tại ..........................................................................5
1.2. Giới thiệu công nghệ dịch vụ web ........................................................................5
1.2.1. Các khái niệm .................................................................................................5
1.2.2. Các đặc trưng của dịch vụ web ......................................................................6
1.2.3. Kiến trúc dịch vụ web ....................................................................................7
1.2.4. Các thành phần của dịch vụ web ..................................................................10
1.2.5. Xây dựng dịch vụ web .................................................................................12
1.2.6. Ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ web....................................................12
1.2.7. Ứng dụng của dịch vụ web ..........................................................................13
1.3. Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng ...........................13
1.3.1. Ý tưởng ........................................................................................................13
1.3.2. Các đặc trưng cơ bản ....................................................................................14
1.3.3. Các giai đoạn cơ bản của quy trình phát triển hệ thống hướng đối tượng. ..14
1.3.4. Ưu điểm của mô hình hướng đối tượng .......................................................15
1.4. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học và .....................................................16
1.4.1. Khái niệm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ...............................................16
1.4.2. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ..........................................16
1.4.3. Chức năng của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: ..........................16
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ........................................17
2.1. Mô tả bài toán quản lý cơ sở vật chất tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu
Giang ..........................................................................................................................17
iv
2.1.1. Quản lý tài sản, công cụ dụng cụ .................................................................17
2.1.2. Quản lý phòng học và trang thiết bị dạy học ...............................................20
2.1.3. Chế độ báo cáo .............................................................................................21
2.2. Mô tả hệ thống quản lý cơ sở vật chất (CSVC) ..................................................21
2.2.1. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý CSVC và
trang thiết bị dạy học ..............................................................................................21
2.2.2. Xác định yêu cầu hệ thống ...........................................................................21
2.2.3. Mô hình hệ thống .........................................................................................22
2.3. Phân tích và thiết kế hệ thống .............................................................................24
2.3.1. Phân tích các chức năng của hệ thống .........................................................24
2.3.2. Thiết kế hệ thống..........................................................................................27
2.3.3. Đặc tả ca sử dụng .........................................................................................30
2.3.4. Sơ đồ tuần tự ................................................................................................38
2.3.5. Sơ đồ lớp ......................................................................................................40
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ CÀI ĐẶT THỰC NGHIỆM .............42
3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu .........................................................................................42
3.2. Công cụ sử dụng .................................................................................................45
3.3. Cài đặt các Store Procedure sử dụng trong hệ thống ..........................................45
3.4. Định nghĩa các dịch vụ .......................................................................................45
3.4.1. Xây dựng dịch vụ web QLDTService..........................................................45
3.4.2. Xây dựng dịch vụ web QLCSVCService ....................................................47
3.5. Xây dựng hệ thống ..............................................................................................48
3.5.1. Xây dựng chức năng quản trị hệ thống ........................................................49
3.5.2. Xây dựng các chức quản lý người dùng và đăng nhập ................................49
3.5.3. Xây dựng chức năng quản lý tài sản ............................................................50
3.5.4. Xây dựng chức năng quản lý phòng học ......................................................50
3.5.5. Xây dựng chức năng báo cáo thống kê ........................................................50
3.6. Giao diện của hệ thống .......................................................................................51
3.6.1. Giao diện trang đăng nhập hệ thống ............................................................51
3.6.2. Giao diện trang chủ ......................................................................................51
3.6.3. Giao diện trang nhập thông tin tài sản .........................................................52
3.6.4. Giao diện trang kiểm kê tài sản ....................................................................52
3.7. Một số kết quả đạt được......................................................................................52
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................55
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.
v
DANH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
API
Application Programming Interface
B2B
Business To Business
CA
Certificate Authority
CLR
Common Language Runtime
CSDL
Cơ sở dữ liệu
CSDL
Conceptual Schema Definition Language
CSVC
Cơ sở vật chất
CTCT-HSSV
Công tác Chính trị - Học sinh Sinh viên
ĐT
Đào tạo
EDM
Entity Data Model
HC-TH
Hành chính - Tổng hợp
HTML
HyperText Markup Language
HTTP
Hypertext Transfer Protocol
HTTPS
Hypertext Transfer Protocol Secure
KH-TC
Kế hoạch - Tài chính
MSL
Mapping specification language
OOA
Object Oriented Analynis
OOD
Object Oriented Design
OOP
Object Oriented Programming
ORM
Object/Relational Mapping
QT-TB-TV
Quản trị - Thiết bị - Thư viện
RDBMS
Relation Database Management System
SOAP
Simple Object Access Protocol
SQL
Structured Query Language
vi
SSDL
Store Schema Definition Language
SSL
Secure Sockets Layer
TLS
Transport Layer Security
UDDI
Universal Description, Discovery, and Integration
UDDI
Universal Description, Discovery and Integration
UML
Unified Modeling Language
URL
Uniform Resource Locator
W3C
World Wide Web Consortium
WSDL
Web Services Description Language
XML
eXtensible Markup Language
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
Tên hình
Mô hình dịch vụ web
Mô tả cơ chế hoạt động của dịch vụ web [13, tr.8]
Mô tả cơ chế hoạt động của Web service
Các thành phần của kiến trúc hướng dịch vụ
Mô tả Hoạt động của thông điệp XML
Mô tải cấu trúc của một thông điệp SOAP
Quy trình quản lý tài sản tại trường CĐCĐ Hậu Giang
Mô hình hệ thống quản lý CSVC
Sơ tổng thể chức năng của hệ thống quản lý cơ sở vật chất
Sơ đồ thuật toán quản lý tài sản
Sơ đồ thuật toán quản lý phòng học
Sơ đồ ca sử dụng chức năng “Quản lý người dùng”
Sơ đồ ca sử dụng chức năng “Quản trị hệ thống”
Sơ đồ ca sử dụng chức năng “Quản lý tài sản”
Sơ đồ ca sử dụng chức năng “Quản lý phòng học”
Sơ đồ ca sử dụng chức năng “Báo cáo thống kê”
Sơ đồ ca sử dụng của chức năng “Quản lý danh mục tài sản”
Sơ đồ tuần tự ca sử dụng Đăng nhập
Sơ đồ tuần tự ca sử dụng Thêm người dùng
Sơ đồ tuần tự ca sử dụng Sửa thông tin người dùng
Sơ đồ tuần tự ca sử dụng Xóa người dùng
Sơ đồ tuần tự ca sử dụng Thêm loại tài sản
Sơ đồ tuần tự ca sử dụng sửa thông tin loại tài sản
Sơ đồ tuần tự ca sử dụng Xóa loại tài sản
Sơ đồ lớp của hệ thống quản lý CSVC
Sơ đồ quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu quản lý
CSVC
Các phương thức trong dịch vụ web QLDTService
Các phương thức trong dịch vụ web QLDTService
QLCSVCData Entity Model
Màn hình đăng nhập thệ thống
Giao diện trang chủ của hệ thống quản lý CSVC
Giao diện trang nhập thông tin tài sản
Giao diện trang kiểm kê tài sản
Trang
6
7
8
9
11
11
18
22
23
25
26
28
29
29
30
30
33
38
38
38
39
39
39
40
41
45
47
48
49
51
51
52
52
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hậu Giang là tỉnh được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ, là tỉnh thuộc khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, là vựa lúa của cả nước nhưng trình độ dân trí còn thấp so
với trong vùng khác trong cả nước. Hiện tại, tỉnh còn thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ
chuyên môn cao và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề ở một số ngành kinh tế xã
hội. Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề
phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu
Giang được thành lập vào ngày 01/8/2005 theo quyết định số 4128/QĐ-BGD&ĐT của
Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đến nay trường đã thành lập 6 phòng bao gồm:
phòng Đào tạo (ĐT), Phòng Hành chính – Tổng hợp (HC-TH), phòng Quản trị – Thiết
bị – Thư viện (QT-TB-TV), phòng Kế hoạch – Tài chính (KH-TC), phòng Khảo thí và
Đảm bảo Chất lượng (KT&ĐBCL), phòng Công tác chính trị – Học sinh sinh viên
(CTCT-HSSV) và 4 khoa gồm: Khoa Cơ bản (KCB), Khoa Sư phạm (KSP), Khoa
Kinh tế (KKT), Khoa Y – Dược (KY-D) và 1 trung tâm đặt tại 3 cơ sở ở cách xa nhau.
Trong các phòng, ban, khoa, trung tâm trực thuộc trường đặc biệt là QT-TB-TV là
phòng có nhiệm vụ quản lý tất cả cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học và nghiên
cứu khoa học của nhà trường.
Hiện tại các phòng, ban, khoa, trung tâm của trường đều có ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, có phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ. Tuy nhiên,
các phần mềm này được phát triển một cách độc lập bằng nhiều ngôn ngữ lập trình và
công cụ khác nhau. Không có sự thống nhất và đồng bộ giữa các phần mềm. Chính vì
thế chúng không thể trao đổi dữ liệu được với nhau. Điều này đã gây nhiều khó khăn
trong việc thực hiện công tác chuyên môn. Thêm vào đó, mỗi khi có sự thay đổi quy
trình xử lý nghiệp vụ hay các biểu mẫu thì phải chỉnh sửa lại phần mềm tốn nhiều thời
gian, công sức. Trong khi đó, phòng QT-TB-TV là đơn vị cần trao đổi dữ liệu được
với phòng ĐT trong vấn đề sắp xếp phòng học, trao đổi với phòng KH-TC để lập kế
hoạch mua sắm, sửa chữa hoặc thanh lý tài sản,…
Hiện nay ở Việt Nam ta có rất nhiều hệ thống quản lý quản lý trường học hay
quản lý tài sản đã được triển khai và hệ thống cũng vận hành rất tốt nhưng chi phí bỏ
ra để thực hiện nó thì cũng rất cao không phù hợp với khả năng tài chính của nhà
trường. Chính vì lý do trên nên tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở vật
chất và tích hợp vào hệ thống sẵn có của trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang”.
Nhằm giải quyết những khó khăn về vấn đề quản lý ở trường Cao đẳng Cộng đồng
Hậu Giang hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài này là ứng dụng dịch vụ web để xây dựng hệ thống quản lý
cơ sở vật chất và tích hợp vào hệ thống sẵn có của trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu
2
Giang. Hệ thống cho phép quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và
nghiên cứu khoa học của nhà trường; cho phép giảng viên và cố vấn học tập đăng ký
sử dụng phòng học, mượn trang thiết bị dạy học thông qua mạng Internet; phòng QTTB-TV theo dõi, quản lý và lập báo cáo, tổng hợp, thống kê tình hình sử dụng cũng
như tình trạng của các trang thiết bị của nhà trường; tích hợp hệ thống với các ứng
dụng khác như website của trường, hệ thống quản lý điểm, hệ thống quản lý đào tạo,
hệ thống quản lý nhân sự,…
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Lý thuyết dịch vụ web.
Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng và UML.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server.
Ngôn ngữ lập trình C# .NET.
Các yêu cầu về quản lý cơ sở vật chất tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu
Giang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Kiến trúc dịch vụ web, nền tảng, mô hình kiến trúc, khả năng ứng dụng của
dịch vụ web trong việc xây dựng các ứng dụng hướng dịch vụ (SOA).
Các thành phần hỗ trợ trong dịch vụ web: SOAP (Simple Object Access
Protocol), XML, WSDL (Web Services Description Language) và UDDI
(Universal Description, Discovery, and Integration).
Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng.
Lập trình asp.net.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu về dịch vụ web, các tài liệu về phương pháp phân tích
và thiết kế hệ thống thông tin hướng đối tượng, ngôn ngữ UML, hệ quản trị cơ sở dữ
liệu Microsoft SQL Server 2008, Ngôn ngữ lập trình C# .NET trong bộ Visual Studio
2013, một số luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ các khóa trước chuyên ngành Khoa học máy
tính.
4.2 Nghiên cứu thực nghiệm
Xây dựng và thử nghiệm hệ thống quản lý cơ sở vật chất trên nền tảng dịch vụ
web và thử nghiệm trên máy đơn qua localhost.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại trường
Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang.
3
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Tạo ra hệ thống quản lý cơ sở vật chất cho trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu
Giang và tích hợp nó với hệ thống quản lý khác của nhà trường nhằm giảm bớt chi phí
cho nhà trường.
6. Cấu trúc luận văn
Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở vật chất và tích hợp vào hệ thống sẵn
có của trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang” được thực hiện trên cơ sở các văn bản
của Bộ Tài chính, các văn bản của UBND tỉnh Hậu Giang và quy trình quản lý tài sản
của nhà trường. Nội dung trình bày của luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1: TỔNG QUAN
Chương này trình bày các khái niệm chính đề cặp trong đề tài như: dịch vụ
web, phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng, hệ quản trị cơ sở
dữ liệu SQL Server 2008, ngôn ngữ lập trình C# .NET, Công nghệ ADO.Net Entity
Framework, thực trạng và các vấn đề cần giải quyết về hệ thống quản lý của trường
Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang.
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Trong chương này trình bày các giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống thông
tin quản cơ sở vật chất tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang.
Chương 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ CÀI ĐẶT THỰC NGHIỆM
Chương này trình bày phần thiết kế cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống quản lý cơ
sở vật chất tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang và cài đặt thực nghiệm.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Trong chương này, tác giả trình bày hai vấn đề chính sau đây:
- Các công trình đã nghiên cứu và các vấn đề còn tồn tại
- Các khái niệm, mô hình kiến trúc của dịch vụ Web, ứng dụng của dịch vụ
Web trong việc phát triển hệ thống thông tin.
- Các khái niệm về phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng và UML.
- Công nghệ ADO.Net.
- Khái quát về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server.
1.1. Các công trình đã nghiên cứu và các vấn đề còn tồn tại
1.1.1. Các công trình đã nghiên cứu
Tài sản nhà nước là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý của xã hội,
là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển đất nước. Mọi tài sản nhà nước
đều được nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Việc quản lý
tài sản nhà nước là một hoạt động quan trọng của các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước.
Hiện nay ở Việt Nam ta có rất nhiều phần mềm quản lý tài sản có quy mô từ lớn
đến nhỏ nhỏ khác nhau ví dụ như:
Phần mềm quản lý tài sản MISA đáp ứng được một phần yêu cầu của nhà
trường nhưng chi phí đầu tư và chi phí bảo trì khá cao so với khả năng tài
chính của nhà trường. Ngoài ra để sử dụng được phần mềm này đòi hỏi
người sử dụng phải biết kiến thức về kế toán.
Một số phần mềm kế toán tài sản cố định khác cũng tương tự. Ngoài ra đối
với các phần mềm thương mại, mỗi khi có sự thay đổi về yêu cầu hoặc biểu
mẫu thì ta phải tốn phí nâng cấp.
Do đặc thù của trường Cao đẳng nói chung và trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu
Giang nói riêng, khối lượng tài sản khá lớn nhưng giá trị tài sản phần lớn là thấp và nó
thuộc về công cụ, dụng cụ. Ngoài việc quản lý tài sản cố định nhà trường cần phải
quản lý phòng ốc, sân bãi, nhà xưởng… cho nên các phần mềm kể trên chỉ đáp ứng
được một phần của yêu cầu đặc ra của nhà trường. Hơn nữa, khả năng tài chính còn
hạn chế nên việc sở hữu một phần mềm thương mại để quản CSVC của nhà trường là
điều rất khó khăn.
1.1.2. Thực trạng về vấn đề quản lý tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang
Hiện tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang có các hệ thống quản lý như
quản lý đào tạo, quản lý nhân sự, quản lý sinh viên, quản lý điểm. Nhưng các hệ thống
này được phát một cách độc lập bằng nhiều công cụ khác nhay nên không thể trao đổi
dữ liệu được với nhau từ đó dẫn đến việc báo cáo số liệu không khớp nhau giữa các bộ
5
phận, thiếu sự chính xác. Nguyên nhân là chưa có sự đồng bộ dữ liệu giữa các hệ
thống quản lý.
Vì vậy việc xây dựng một hệ thống thông tin khai thác cơ sỡ dữ liệu của các hệ
thống sẵn có để giải quyết các vấn đề nêu trên một cách nhanh chóng, khoa học và tích
hợp vào hệ thống quản lý cả trường là rất cần thiết và cấp bách.
1.1.3. Giải quyết các vấn đề tồn tại
Việc quản lý toàn bộ tài sản, công cụ dụng cụ, phòng ốc, sân bãi, nhà kho.. của
nhà trường một cách khoa học là một vấn đề không đơn giản. Hơn nữa việc quản lý
này cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong nhà trường. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để xây dựng được hệ thống quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và trang thiết
bị dạy học của nhà trường và tận dụng được kho dữ liệu của các hệ thống quản lý sẵn
có và tiến tới quản xây dựng một hệ thống quản lý toàn bộ nhà trường.
Có nhiều giải pháp khác nhau để đáp ứng các yêu cầu nêu trên nhưng dịch vụ
web hội tụ đủ các khả năng đáp ứng yêu cầu và có nhiều ưu điểm hơn. Hiện nay, dịch
vụ web đang rất phát triển và có nhiều ứng dụng. Giá trị cơ bản của nó dựa trên việc
cung cấp các phương thức theo chuẩn trong việc truy nhập đối với hệ thống đóng gói
và hệ thống kế thừa. Các phần mềm được viết bởi những ngôn ngữ lập trình khác nhau
và chạy trên những nền tảng khác nhau có thể sử dụng dịch vụ web để chuyển đổi dữ
liệu thông qua mạng Internet theo cách giao tiếp tương tự bên trong một máy tính. Tuy
nhiên, dịch vụ web không nhất thiết phải là các công nghệ mới, nó có thể kết hợp với
các công nghệ đã có như XML, SOAP, WSDL, UDDI,… Dịch vụ web có thể được coi
là thế hệ kế tiếp của các dịch vụ phân tán trên mạng như DCOM, CORBA, RMI,...
nhưng không giống như các dịch vụ phân tán trước đó, dịch vụ web có thể được gọi
bất kỳ ở đâu và trên bất kỳ nền tảng nào. Với sự phát triển và lớn mạnh của Internet,
dịch vụ web thật sự là một công nghệ đáng được quan tâm để giảm chi phí và độ phức
tạp trong tích hợp và phát triển hệ thống.
Ngoài việc nghiên cứu về công nghệ thông tin như trên tác giả còn dựa vào các
văn bản hướng dẫn của Sở tài chính tỉnh Hậu Giang về quản lý tài sản Nhà nước,
Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính quy định các biểu mẫu kế toán tài sản,
Thông tư 162/2014/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định
trong các cơ quan nhà nước, nghiên cứu các chức năng cần thiết của một hệ thống
quản lý cơ sở vật chất để xây dựng hệ thống quản lý cơ sở vật chất tại trường Cao đẳng
Cộng đồng Hậu Giang nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.
1.2. Giới thiệu công nghệ dịch vụ web
1.2.1. Các khái niệm
Là sự kết hợp các ứng dụng trên máy tính cá nhân, thiết bị di động với ứng
dụng trên các thiết bị khác, các cơ sở dữ liệu và các mạng máy tính để tạo thành một
cơ cấu tính toán hoàn hảo mà người sử dụng có thể làm việc, yêu cầu, phân tích, khai
phá, cập nhật,… thông tin với nó thông qua mạng Internet [9].
6
Theo định nghĩa của W3C (World Wide Web Consortium), dịch vụ web là một
hệ thống phần mềm được thiết kế để hỗ trợ khả năng tương tác giữa các ứng dụng trên
các máy tính khác nhau trong môi trường Internet thông qua các giao diện (Interface)
chung và sự gắn kết được mô tả bằng XML [13, tr.5].
Dịch vụ web là tài nguyên phần mềm có thể xác định bằng địa chỉ URL để thực
hiện các chức năng và đưa thông tin ra cho người dùng.
Hình 1.1. Mô hình dịch vụ web
Dịch vụ web được tạo ra bằng cách lấy các chức năng và đóng gói chúng sao
cho các ứng dụng khác dễ dàng tìm thấy và truy cập tới các dịch vụ mà nó cung cấp,
đồng thời vẫn có thể yêu cầu thông tin từ các dịch vụ khác. Dịch vụ web bao gồm các
module độc lập để thực hiện yêu cầu nghiệp vụ của doanh nghiệp và được thực thi trên
Server .
1.2.2. Các đặc trưng của dịch vụ web
Dịch vụ web cho phép các ứng dụng khác nhau có thể giao tiếp với nhau mà
không đòi hỏi nhiều thời gian viết code, do tất cả các quá trình giao tiếp đều tuân theo
định dạng XML hoặc JSON cho nên dịch vụ web không bị phụ thuộc vào bất kì hệ
điều hành hay ngôn ngữ lập trình nào. Nó cho phép client và server có thể tương tác
được với nhau trên các nền tảng khác nhau mà không cần bất cứ thay đổi hay yêu cầu
đặc biệt nào. Từ đó ta nhận thấy dịch vụ web có các đặt trưng sau:
Một dịch vụ web gồm có nhiều module và có thể công bố (publish) lên
mạng Internet.
Tự mô Tả.
Độc lập về ngôn ngữ, nền tảng và giao thức.
Tích hợp các ứng dụng trên nền web lại với nhau bằng cách sử dụng các
công nghệ XML, SOAP, WSDL, và UDDI trên nền tảng các giao thức
Internet với mục tiêu tích hợp ứng dụng và truyền thông điệp.
Cho phép client và server có thể trao đổi dữ liệu với nhau mà không cần
phải có kiến thức hiểu biết về hệ thống thông tin đứng sau Firewall.
Tính tương thích cao (Thông thường, các công nghệ Java và công nghệ của
Microsoft rất khó có thể tích hợp được với nhau, nhưng với dịch vụ web thì
7
các Application và Client sử dụng 2 công nghệ này hoàn toàn có khả năng
tương tác với nhau thông qua dịch vụ web).
Được xây dựng trên nền tảng những công nghệ đã được chấp nhận.
1.2.3. Kiến trúc dịch vụ web
1.2.3.1. Cơ chế hoạt động của dịch vụ web
Hình 1.2. Mô tả cơ chế hoạt động của dịch vụ web [13, tr.8]
Để một dịch vụ web hoạt động được cần phải có 3 thao tác đó là : Find, Public,
Bind.
Publish (xuất bản): Để có thể truy cập được thì một dịch vụ web cần phải được
công bố (publish) để các Service consumer có thể tìm thấy nó. Việc công bố có thể
khác nhau tùy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể. Nhưng thông thường, một mô tả dịch
vụ (service description) bao gồm các interface, các kiểu dữ liệu, các toán tử, các thông
tin kết nối, vị trí của dịch vụ có thể truy cập được trên mạng, siêu dữ liệu, v.v…
Find (tìm kiếm): Trong thao tác tìm kiếm, Service consumer sẽ lấy mô tả về
dịch vụ đang được yêu cầu một cách trực tiếp hoặc thông qua Service broker. Thao tác
tìm kiếm này có thể diễn ra trong hai pha vòng đời của một Web service consumer, đó
là pha thiết kế xây dựng (lập trình viên cần biết mô tả, interface của dịch vụ) và pha
thực thi (xác định vị trí và tiến hành triệu gọi dịch vụ).
Bind (triệu gọi): Để sử dụng được dịch vụ thì cần phải triệu gọi nó. Trong thao
tác bind, Web service consumer khi thực thi sẽ gọi hoặc khởi tạo một luồng tương tác
với dịch vụ dựa trên các thông tin trong mô tả dịch vụ mà nó thu được trước đó như: vị
trí dịch vụ, cách liên lạc và tương tác với dịch vụ,…
Service Provider: Cung cấp thông tin về dịch vụ cho một nhu cầu nào đó.
Người sử dụng không cần quan tâm đến vị trí thực sự mà service họ cần sử dụng đang
hoạt động. Nhà cung cấp dịch vụ ở đây là một dịch vụ chấp nhận và xử lý những yêu
cầu từ người sử dụng dịch vụ. Nó có thể là một hệ thống mainframe, một thành phần
hoặc các dạng phần mềm khác xử lý yêu cầu dịch vụ.
8
Service Consumer: Người sử dụng service được cung cấp bởi Service Provider.
Có thể là một ứng dụng, một dịch vụ hoặc là các module phần mềm khác yêu cầu sử
dụng dịch vụ. Đây là thực thể thực thi quá trình dịch vụ thông qua service registry, liên
kết với dịch vụ và thực thi các chức năng của dịch vụ. Người sử dụng dịch vụ thực thi
chức năng dịch vụ bằng cách gửi một yêu cầu đúng định dạng mô tả trong hợp đồng.
Service Registry: Nơi lưu trữ thông tin về các dịch vụ của các Service Provider
khác nhau. Service registry chấp nhận và lưu trữ các thông tin gửi đến từ nhà cung cấp
dịch vụ. Service Consumer dựa trên những thông tin này để tìm kiếm và lựa chọn
Service Provider phù hợp.
1.2.3.2. Kiến trúc phân tầng của dịch vụ web
Mô hình kiến trúc phân tầng của dịch vụ web tương tự với mô hình TCP/IP
được sử dụng để mô tả kiến trúc Internet.
Hình 1.3. Mô tả cơ chế hoạt động của Web service
Tầng Discovery: Cung cấp cơ chế cho người dùng khả năng lấy các thông tin
mô tả về các Service Provider. Công nghệ được sử dụng tại tầng này đó chính là UDDI
– Universal Description, Discovery and Integration.
Tầng Desciption: Khi dịch vụ web được thực thi, nó cần phải đưa ra các quyết
định về các giao thức trên các tầng Network, Transport, Packaging mà nó sẽ hỗ trợ
trong quá trình thực thi. Các mô tả về dịch vụ sẽ đưa ra phương pháp để làm thế nào
mà các Service Consumer có thể liên kết và sử dụng các service đó. Tại tầng
Description, công nghệ được sử dụng ở đây chính là WSDL (Web Service Desciption
Language)
Tầng Packaging: Việc thực hiện vận chuyển dữ liệu của dịch vụ web được
thực hiện bởi tầng Transport, trước khi được vận chuyển, các dữ liệu cần phải được
đóng gói lại theo các định dạng đã định trước để các thành phần tham gia có thể hiểu
được, việc đóng gói dữ liệu được thi bởi tầng Packaging. SOAP là giao thức chủ yếu
được sử dụng tại tầng này, nó là một giao thức đóng gói dữ liệu phổ biến dựa trên nền
tảng XML.
Tầng Transport: Có vai trò đảm nhiệm việc vận chuyển các thông điệp,
Tầng Network: Giống như tầng Network trong mô hình giao thức TCP/IP. Nó
cung cấp khả năng giao tiếp cơ bản, định địa chỉ và định tuyến.
9
1.2.3.3. Kiến trúc hướng dịch vụ SOA
Khái niệm
Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA - Service Oriented Architecture) là một kiến trúc
hệ thống trong đó các chức năng ứng dụng được xây dựng như các dịch vụ được kết
nối mềm dẻo và được xác định để hỗ trợ khả năng tương tác, cải thiện tính linh hoạt và
tái sử dụng [12, tr.22].
Các dịch vụ có thể được phân tán bất cứ nơi nào, tồn tại trên nhiều nền tảng
khác nhau, được cài đặt trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, có khả năng tái sử
dụng và được công bố dưới hình thức một giao diện chuẩn. Chi tiết cài đặt các chức
năng của dịch vụ được che dấu, người dùng chỉ gọi và sử dụng các chức năng của dịch
vụ thông qua các phương thức được công bố trên giao diện chuẩn.
Các thành phần của kiến trúc hướng dịch vụ
Kiến trúc hướng dịch vụ trình bày một cách tiếp cận trong xây dựng hệ thống
phân tán để cung cấp chức năng ứng dụng như các dịch vụ cho ứng dụng người dùng
cuối (end-user) hay dịch vụ khác. Nó bao gồm các yếu tố có thể được phân loại trong
hai nhóm: chức năng (Function) và chất lượng dịch vụ (Quality of Service –QoS).
Hình 1.4. Các thành phần của kiến trúc hướng dịch vụ
Các chức năng (Functions)
Transport: là cơ chế chuyển đổi yêu cầu dịch vụ từ người dùng đến nhà cung
cấp dịch vụ và các đáp ứng từ nhà cung cấp đến người sử dụng.
Service Communication Protocol: là giao thức đã được thỏa thuận cho việc
giao tiếp giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụnghoặc giữa các nhà cung
cấp dịch vụ.
Service Description: là lược đồ mô tả những chức năng của dịch vụ, bằng cách
nào để gọi nó và dữ liệu gì để việc gọi dịch vụ được thành công.
Service: là những dịch vụ thực sự sẵn sàng cho người sử dụng.
Bussiness Process: là một tập các dịch vụ sẽ được gọi theo một trình tự định
sẵn để đáp ứng một yêu cầu.
Service Registry: là nơi đăng ký và công bố cácdịch vụ. Registry chứa các mô
tả dữ liệu do nhà cung cấp dịch vụ đăng ký và người dùng sẽ sử dụng các mô tả
này để khám phá và tìm kiến dịch vụ sẵn có.
10
Chất lượng dịch vụ (Quality of Service)
Policy: là một tập hợp các qui tắc mà một nhà cung cấp dịch vụ cần tuân thủ để
làm cho các dịch vụ hiện hữu đối với người sử dụng. Policy thuộc về cả hai
khía cạnh chức năng và chất lượng dịch vụ.
Security: là một tập các qui tắc có thể được áp dụng cho việc xác định, cấp
phép, kiểm soát truy cập dịch vụ từ người sử dụng.
Transaction: là một tập các thuộc tính có thể được áp dụng cho một nhóm các
dịch vụ để đưa ra một kết quả nhất quán.
Management: là một tập các dịch vụ có thể được áp dụng để quản lý các dịch
vụ được cung cấp.
1.2.4. Các thành phần của dịch vụ web
1.2.4.1. XML – eXtensible Markup Language
Là một chuẩn mở do W3C đưa ra cho cách thức mô tả dữ liệu, nó được sử dụng
để định nghĩa các thành phần dữ liệu trên trang web và cho những tài liệu B2B. Về
hình thức, XML hoàn toàn có cấu trúc thẻ giống như ngôn ngữ HTML nhưng HTML
định nghĩa thành phần được hiển thị như thế nào thì XML lại định nghĩa những thành
phần đó chứa cái gì. Với XML, các thẻ có thể được lập trình viên tự tạo ra trên mỗi
trang web và được chọn là định dạng thông điệp chuẩn bởi tính phổ biến và hiệu quả
mã nguồn mở.
Do dịch vụ web là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau nên nó sử dụng
các tính năng và đặc trưng của các thành phần đó để giao tiếp. XML là công cụ chính
để giải quyết vấn đề này và là kiến trúc nền tảng cho việc xây dựng một dịch vụ Web,
tất cả dữ liệu sẽ được chuyển sang định dạng thẻ XML. Khi đó, các thông tin mã hóa
sẽ hoàn toàn phù hợp với các thông tin theo chuẩn của SOAP hoặc XML-RPC và có
thể tương tác với nhau trong một thể thống nhất.
1.2.4.2. Giao thức truyền thông điệp SOAP (Simple Object Access Protocol)
SOAP là giao thức quan trọng trong dịch vụ web được xây dựng dựa trên XML,
một giao thức truyền thông hay một định dạng để gửi tin nhắn cho phép các ứng dụng
trao đổi thông tin với nhau qua HTTP [13, tr.10].
Các thành phần cơ bản của SOAP gồm có:
Thông điệp XML
Thông điệp XML đó là các tài liệu XML được dùng để trao đổi thông tin giữa
các ứng dụng. Nó cung cấp tính mềm dẻo cho các ứng dụng trong quá trình giao tiếp
với nhau.
Các thông điệp này có thể là bất cứ thứ gì: Hóa đơn thanh toán, yêu cầu về giá
cổ phiếu, một truy vấn tới một công cụ tìm kiếm hoặc có thể là bất kì thông tin nào có
quan hệ tới từng thành phần của ứng dụng.
11
Hình 1.5. Mô tả Hoạt động của thông điệp XML
Thông điệp SOAP
Thông điệp SOAP bao gồm phần tử gốc envelope bao trùm toàn bộ nôi dung
thông điệp SOAP và các phần tử header và body. Phần tử header chứa các khối thông
tin có liên quan đến cách thức các thông điệp được xử lý như thế nào. Nó bao gồm
việc định tuyến và các thiết lập cho việc phân phối các thông điệp. Ngoài ra phần tử
Header còn có thể chứa các thông tin về việc thẩm định quyền, xác minh và các ngữ
cảnh cho các transaction. Các dữ liệu thực sự được lưu trữ tại phần tử body. Bất cứ thứ
gì có thể trình bày cú pháp XML đều nằm trong phần tử body của một thông điệp
SOAP.
Hình 1.6. Mô tải cấu trúc của một thông điệp SOAP
Tất cả các phần tử envelope đều chứa chính xác một phần tử body. Phần tử
body có thể chứa các nốt con theo yêu cầu. Nội dung của phần tử body là các thông
điệp. Nếu phần tử envelope mà chứa phần tử header, nó chỉ chứa không nhiều hơn một
phần tử header và phần tử header này bắt buộc phải là phần tử con đầu tiên của phần
tử envelope. Mỗi một phần tử chứa header đều được gọi là header block. Mục đích của
header block cung cấp giao tiếp các thông tin theo ngữ cảnh có liên quan đến quy trình
xử lý các thông điệp SOAP.
1.2.4.3. Ngôn ngữ mô tả dịch vụ web WSDL (Web Service Description Language)
WSDL là một ngôn ngữ dựa trên XML dùng để mô tả giao diện của dịch vụ
web. Nó cung cấp một cách thức chuẩn để mô tả các kiểu dữ liệu được truyền trong
các thông điệp thông qua dịch vụ web, các hoạt động được thực hiện trên các thông
điệp và ánh xạ các hoạt động này đến giao thức vận chuyển [10, tr.10] .
Các thành phần của WSDL
Type: Thành phần type định nghĩa kiểu dữ liệu được sử dụng cho dịch vụ web
Để đảm bảo tính không phụ thuộc vào platform, WSDL sử dụng cấu trúc của
lược đồ XML để định nghĩa kiểu dữ liệu.
12
Message: Thành phần message dùng để định nghĩa các thành phần dữ liệu và
các thông điệp mà nó được gọi tới. Mỗi thông điệp có thể bao gồm một hoặc
nhiều phần, các thành phần này có thể so sánh với các câu lệnh của các lời gọi
hàm trong các ngôn ngữ lập trình truyền thống.
PortType: Là thành phần quan trọng nhất trong một tài liệu WSDL. Nó được sử
dụng để mô tả dịch vụ web, các thao tác được thực thi và các lời gọi thông điệp.
Thành phần port type có thể được so sánh với các thư viện hàm (hoặc các
module, các lớp) trong các ngôn ngữ lập trình.
Binding: Thành phần này định nghĩa các định dạng thông điệp, các mô tả cụ
thể về các giao thức cho mỗi port.
1.2.4.4. Đăng ký dịch vụ UDDI (Universal Description, Discovery and Integration)
Để có thể sử dụng các dịch vụ, trước tiên client phải tìm dịch vụ, ghi nhận
thông tin về cách sử dụng dịch vụ và biết được đối tượng cung cấp dịch vụ. UDDI
định nghĩa một số thành phần cho biết trước các thông tin này để cho phép các client
truy tìm và nhận lại những thông tin yêu cầu sử dụng dịch vụ web. Một UDDI gồm có
hai phần:
Phần đăng ký của tất cả các Web Service’s metadata, bao gồm cả việc trỏ
đến tài liệu WSDL mô tả dịch vụ.
Phần thiết lập WSDL Port type định nghĩa cho các thao tác và tìm kiếm
thông tin đăng ký.
1.2.5. Xây dựng dịch vụ web
Quá trình xây dựng một dịchvụ web thông thường trải qua bốn giai đoạn là xây
dựng, triển khai, tiến hành và quản lý.
Giai đoạn xây dựng: Đây là giai đoạn đầu tiên khi tạo ra một dịch vụ web. Có
thể xây dựng dịch vụ web hoàn toàn mới hoặc đã có mã nguồn (một định nghĩa dịch
vụ WSDL). Sử dụng WSDL này, tiến hành xây dựng lại dịch vụ hoặc sửa đổi mã
nguồn sẵn có để bổ sung thêm các dịch vụ mới sao cho phù hợp với yêu cầu.
Giai đoạn triển khai: Tiến hành triển khai dịch vụ web tới một Application
Server và công bố dịch vụ web để các Client có thể tìm thấy. Thao tác công bố này có
thể sử dụng UDDI Registry.
Giai đoạn tiến hành: Trong giai đoạn này dịch vụ web được thực thi và được
gọi bởi những người dùng có nhu cầu sử dụng chức năng của dịch vụ.
Giai đoạn quản lý: Đây là giai đoạn bao trùm tất cả các nhiệm vụ quản lý và
quản trị ứng dụng dịch vụ web.
1.2.6. Ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ web
1.2.6.1. Ưu điểm:
Cung cấp khả năng hoạt động rộng lớn với các ứng dụng phần mềm khác
nhau chạy trên những nền tảng khác nhau.
13
Sử dụng các giao thức và chuẩn mở. Giao thức và định dạng dữ liệu dựa
trên văn bản (Text), giúp các lập trình viên dễ hiểu.
Nâng cao khả năng tái sử dụng.
Dễ phát triển các hệ thống phần mềm có sẵn bằng cách cho phép các tiến
trình/chức năng nghiệp vụ đóng gói trong giao diện dịch vụ Web.
Tạo mối quan hệ tương tác lẫn nhau và mềm dẻo giữa các thành phần trong
hệ thống, dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng phân tán.
1.2.6.2. Nhược điểm:
Những thiệt hại lớn sẽ xảy ra vào khoảng thời gian chết của dịch vụ web,
giao diện không thay đổi, có thể lỗi nếu một máy khách không được nâng
cấp, thiếu các giao thức cho việc vận hành.
Có quá nhiều chuẩn cho dịch vụ web khiến người dùng khó nắm bắt.
Phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn và bảo mật.
1.2.7. Ứng dụng của dịch vụ web
Ngày nay dịch vụ web được sử dụng rất nhiều trong những lĩnh vực khác nhau
của cuộc sống như:
Tích hợp các hệ thống và là một trong những hoạt động chính khi phát triển
hệ thống. Trong hệ thống này, các ứng dụng cần được tích hợp với cơ sở dữ
liệu (CSDL) và các ứng dụng khác, người sử dụng sẽ giao tiếp với CSDL để
tiến hành phân tích và lấy dữ liệu.
Tìm kiếm các thông tin về các khách sạn ở các thành phố hoặc các trung
tâm để liên hệ đặt phòng theo yêu cầu của khách hàng.
Dịch vụ chọn lọc và phân loại tin tức: Là những hệ thống thư viện kết nối
đến các Web Portal để tìm kiếm các thông tin từ các nhà xuất bản có chứa
những từ khóa muốn tìm.
Ứng dụng đại lý du lịch có nhiều giá vé đi du lịch khác nhau do có chọn lựa
phục vụ của nhiều hãng hàng không.
Thông tin thương mại bao gồm nhiều nội dung, nhiều mục tin như: Dự báo
thời tiết, thông tin sức khoẻ, lịch bay, tỷ giá cổ phiếu …
1.3. Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng
1.3.1. Ý tưởng
Ý tưởng cơ bản của việc tiếp cận hướng đối tượng là phát triển một hệ thống
bao gồm các đối tượng độc lập tương đối với nhau. Mỗi đối tượng bao hàm trong nó
cả dữ liệu và các xử lý tiến hành trên các dữ liệu này được gọi là bao gói thông tin.
Ví dụ khi đã xây dựng một số đối tượng căn bản trong thế giới máy tính thì ta
có thể nối chúng lại với nhau để tạo ứng dụng của mình.
14
1.3.2. Các đặc trưng cơ bản
Tính bao bọc (encapsulation): mối quan hệ giữa đối tượng nhận và đối tượng
cung cấp thông qua khái niệm hộp đen. Nghĩa là đối tượng nhận chỉ truy xuất
đối tượng cung cấp qua giao diện được định nghĩa bởi đối tượng cung cấp, đối
tượng nhận không được truy cập đến các đặc trưng được xem là “nội bộ” của
đối tượng cung cấp.
Tính phân loại (classification): gom nhóm các đối tượng có cùng cấu trúc và
hành vi vào một lớp (class).
Tính kết hợp (aggregation): kết hợp các đối tượng và các đối tượng cấu thành
nó để mô tả cấu trúc cục bộ của đối tượng hoặc sự liên kết phụ thuộc lẫn nhau
giữa các đối tượng.
Tính thừa kế (heritage): phân loại tổng quát hoá và chuyên biệt hoá các đối
tượng, và cho phép chia sẽ các đặc trưng của một đối tượng.
1.3.3. Các giai đoạn cơ bản của quy trình phát triển hệ thống hướng đối tượng.
Giai đoạn khởi tạo: Hoạt động chính của giai đoạn này là khảo sát tổng quan
hệ thống, vạch ra các vấn đề tồn tại trong hệ thống và các cơ hội của hệ thống, cũng
như trình bày lý do tại sao hệ thống nên hoặc không nên được đầu tư phát triển tự động
hóa. Một công việc quan trọng tại thời điểm này là xác định phạm vi của hệ thống đề
xuất, trưởng dự án và nhóm phân tích viên ban đầu cũng lập một kế hoạch các hoạt
động của nhóm trong các giai đoạn tiếp theo của dự án phát triển hệ thống. Kế hoạch
này xác định thời gian và nguồn lực cần thiết. Đánh giá khả thi của dự án và nhất là
phải xác định được chi phí cần phải đầu tư và lợi ít mang lại từ hệ thống. Kết quả của
giai đoạn này là xác định được dự án hoặc được chấp nhận để phát triển, hoặc bị từ
chối, hoặc phải định hướng lại.
Giai đoạn phân tích: bao gồm các bước sau:
Thu thập yêu cầu hệ thống. Các phân tích viên làm việc với người sử dụng
để xác định tất cả những gì mà người dùng mong muốn từ hệ thống đề xuất.
Nguyên cứu các yêu cầu và cấu trúc hoá (mô hình hoá) để dễ dàng nhận biết
và loại bỏ những yếu tố dư thừa.
Phát sinh các phương án thiết kế chọn lựa phù hợp với yêu cầu và so sánh
các phương án này để xác định giải pháp nào là đáp ứng tốt nhất các yêu cầu
trong một mức độ cho phép về chi phí, nhân lực, và kỹ thuật của tổ chức.
Kết quả của giai đoạn này là bản mô tả về phương án được chọn.
Giai đoạn thiết kế: kết quả của giai đoạn phân tích sẽ được chi tiết hoá để trở
thành một giải pháp kỹ thuật để thực hiện. Các đối tượng và các lớp mới được xác
định để bổ sung vào việc cài đặt yêu cầu và tạo ra một hạ tầng cơ sở kỹ thuật về kiến
trúc. Về mức độ thiết kế thì có thể chia kết quả của giai đoạn này thành hai mức:
15
Thiết kế luận lý: Đặc tả hệ thống ở mức độ trừu tượng hóa dựa trên kết quả
của giải pháp được chọn lựa từ giai đoạn phân tích. Các khái niệm và mô
hình được dùng trong giai đoạn này độc lập với phần cứng, phần mềm sẽ sử
dụng và sự chọn lựa cài đặt. Theo quan điểm lý thuyết, ở bước này hệ thống
có thể cài đặt trên bất kỳ trên nền tảng phần cứng và hệ điều hành nào, điều
này cho thấy giai đoạn này chỉ tập trung để biểu diễn khía cạnh hành vi và
tính năng của đối tượng hệ thống.
Thiết kế vật lý: Chuyển đổi kết quả thiết kế luận lý sang các đặc tả trên phần
cứng, phần mềm và kỹ thuật đã chọn để cài đặt hệ thống. Cụ thể là đặc tả
trên hệ máy tính, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình đã chọn,….
Kết quả của bước này là các đặc tả hệ thống vật lý sẳn sàng chuyển cho các
lập trình viên hoặc những người xây dựng hệ thống khác để lập trình xây
dựng hệ thống.
Giai đoạn xây dựng (giai đoạn lập trình): các lớp của giai đoạn thiết kế sẽ
được biến thành những dòng mã lệnh (code) cụ thể trong một ngôn ngữ lập trình
hướng đối tượng.
Giai đoạn thử nghiệm: sử dụng nhiều loại biểu đồ UML khác nhau làm nền
tảng cho việc thử nghiệm: Thử nghiệm đơn vị sử dụng biểu đồ lớp (class diagram) và
đặc tả lớp, thử nghiệm tích hợp thường sử dụng biểu đồ thành phần (component
diagram) và biểu đồ cộng tác (collaboration diagram), và giai đoạn thử nghiệm hệ
thống sử dụng biểu đồ Use case (use case diagram) để đảm bảo hệ thống có phương
thức hoạt động đúng như đã được định nghĩa từ ban đầu trong các biểu đồ này.
Giai đoạn cài đặt và bảo trì: Điều chỉnh hệ thống phù hợp với nhu cầu sử
dụng, các thay đổi phát sinh bao gồm:
Chức năng sử dụng chưa phù hợp tốt nhất với người sử dụng hoặc khó sử
dụng
Các điều kiện và yêu cầu của người dùng hệ thống thay đổi, đòi hỏi phải
chỉnh sửa sao cho hệ thống vẫn hữu dụng
Các lỗi hệ thống phát sinh do quá trình kiểm tra còn xót lại
Nâng cấp phiên bản mới của hệ thống
1.3.4. Ưu điểm của mô hình hướng đối tượng
Đối tượng độc lập tương đối: Che dấu thông tin, việc sửa đổi một đối tượng
không gây ảnh hưởng lan truyền sang đối tượng khác.
Những đối tượng trao đổi thông tin được với nhau bằng cách truyền thông điệp
làm cho việc liên kết giữa các đối tượng lỏng lẻo, có thể ghép nối tùy ý, dễ dàng bảo
trì, nâng cấp, đảm bảo cho việc mô tả các giao diện giữa các đơn thể bên trong hệ
thống được dễ dàng hơn.
16
Việc phân tích và thiết kế theo cách phân bài toán thành các đối tượng là hướng
tới lời giải của thế giới thực. Các đối tượng có thể sử dụng lại được do tính kế thừa của
đối tượng cho phép xác định các module và sử dụng ngay sau khi chúng chưa thực
hiện đầy đủ các chức năng và sau đó mở rộng các đơn thể đó mà không ảnh hưởng tới
các đơn thể đã có.
Hệ thống hướng đối tượng dễ dàng được mở rộng thành các hệ thống lớn nhờ
tương tác thông qua việc nhận và gửi các thông báo. Xây dựng hệ thống thành các
thành phần khác nhau. Mỗi thành phần được xây dựng độc lập và sau đó ghép chúng
lại với nhau đảm bảo được có đầy đủ các thông tin giao dịch.
Việc phát triển và bảo trì hệ thống đơn giản hơn rất nhiều do có sự phân hoạch
rõ ràng, là kết quả của việc bao gói thông tin và sự kết nối giữa các đối tượng thông
qua giao diện, việc sử dụng lại các thành phần đảm bảo độ tin cậy cao của hệ thống.
Quá trình phát triển phần mềm đồng thời là quá trình cộng tác của khách hàng/
người dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế, nhà phát triển, chuyên gia lĩnh vực, chuyên
gia kỹ thuật… nên lối tiếp cận này khiến cho việc giao tiếp giữa họ với nhau được dễ
dàng hơn.
1.4. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học và
1.4.1. Khái niệm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động
vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được
mục đích giáo dục, nó bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, các
thiết bị thực nghiệm bộ môn, các thiết bị nghe nhìn và các phương tiện kỹ thuật phục
vụ cho việc dạy và học [14].
1.4.2. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử
dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công
tác giáo dục và đào tạo. Nội dung của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học bao
gồm phòng thiết bị dạy học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn,
thiết bị dạy học các môn học, các tài liệu trực quan: tranh ảnh, bản đồ, biểu bảng…,
các mô hình tự nhiên và nhân tạo, các dụng cụ thực nghiệm, các phương tiện kỹ thuật,
những điều kiện hỗ trợ khác: điện, nước… Ngoài ra, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học còn phải xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn
chỉnh cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Duy trì, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học; sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
1.4.3. Chức năng của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
Lập kế hoạch trang bị sử dụng, sửa chữa, bảo quản thiết bị dạy học; tổ chức
việc thực hiện kế hoạch; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh thích
hợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra.