Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Một số giải pháp phát triển quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường cao đẳng cộng đồng đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.41 KB, 135 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________

LÊ HÀ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________

LÊ HÀ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ MINH

Nghệ An, 2012
LỜI CẢM ƠN


3

Tơi xin chân thành bày tỏ lịng tri ân gửi đến:
Thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Bá Minh, Trường Đại học
Vinh, Tp. Vinh - Nghệ An;
Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý
- Giáo dục, Quý Giáo sư, Giảng viên, Cán bộ Công nhân viên Trường Đại học
Vinh, Thành phố Vinh, Nghệ An;
Ban Giám hiệu, Trưởng, Phó các phịng khoa, Cán bộ và Giảng viên
Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp;
ThS. Huỳnh Cẩm Thanh Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp;
Các bạn đồng khoá cao học quản lý giáo dục;
Đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tư vấn, giúp đỡ, góp ý kiến, cung
cấp tư liệu và tạo nhiều thuận lợi giúp tơi trong q trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã hết sức cố gắng. Tôi không
sao tránh khỏi những sơ sót, khiếm khuyết trong việc nghiên cứu và soạn thảo
luận văn. Kính mong được sự thơng cảm, tha thứ và chỉ giáo của Quý vị.

Nghệ An, tháng 2 năm 2012
Tác giả


Lê Hà Minh
MỤC LỤC


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Những đóng góp của luận văn
8. Cấu trúc của đề tài
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Trường Cao đẳng cộng đồng
1.2.2. Doanh nghiệp
1.2.3. Phát triển
1.2.4. Giải pháp
1.3. Quan hệ giữa trường Cao đẳng Cộng đồng với doanh nghiệp
1.3.1. Vai trò của quan hệ giữa trường Cao đẳng Cộng đồng với
doanh nghiệp
1.3.2. Nội dung quan hệ giữa trường Cao đẳng Cộng đồng với doanh nghiệp
1.3.3. Hình thức quan hệ giữa trường Cao đẳng Cộng đồng với doanh nghiệp
1.4. Phát triển quan hệ giữa trường Cao đẳng Cộng đồng với doanh
nghiệp
1.4.1. Mục tiêu của phát triển quan hệ giữa trường Cao đẳng Cộng

đồng với doanh nghiệp
1.4.2. Kế hoạch phát triển quan hệ giữa trường Cao đẳng Cộng đồng
với doanh nghiệp
1.4.3. Tổ chức, chỉ đạo phát triển quan hệ giữa trường Cao đẳng
Cộng đồng với doanh nghiệp
1.4.4. Kiểm tra đánh giá công tác phát triển quan hệ giữa trường Cao
đẳng Cộng đồng với doanh nghiệp
Tổng kết chương 1

1
1
5
5
5
5
6
7
7
8
8
11
11
16
17
17
17

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

24


17
18
19
19
19
21
21
22
23


5

2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục & đào
tạo tỉnh Đồng Tháp

24

2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua

24

2.1.2. Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp thời gian qua:

25

2.1.3 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo của
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015


27

2.2. Khái quát về Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

30

2.2.1 Vài nét về Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

30

2.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự trường CĐCĐ Đồng Tháp

31

2.2.3. Một số kết quả hoạt động của trường CĐCĐ Đồng Tháp trong
thời gian qua
2.3. Thực trạng những yêu cầu đối với trường CĐCĐ Đồng Tháp về
phát triển quan hệ với doanh nghiệp
2.3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với Trường Cao đẳng Cộng đồng
2.3.2. Thực trạng về nhận thức của CBQL, giảng viên và doanh
nghiệp về phát triển quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp
2.4. Thực trạng quan hệ giữa Trường CĐCĐ Đồng Tháp với doanh
nghiệp
2.4.1. Việc thành lập phòng quan hệ DN của trường CĐCĐ Đồng Tháp
2.4.2. Kết quả hoạt động của trường CĐCĐ trong việc phát triển
quan hệ giữa trường với DN

34
43
43

47
60
60
61

2.5. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển quan hệ giữa trường và DN

71

2.5.1 Thuận lợi

71

2.5.2 Khó khăn

71

2.5.3 Nguyên nhân

72

Tổng kết chương 2

73

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ

74

GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP CỦA TRƯỜNG



6

CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP ĐÁP ỨNG NHU
CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng giải pháp

74

3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống

74

3.1.2. Nguyên tắc tính phù hợp

74

3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả

74

3.1.4. Nguyên tắc tính bền vững

75

3.2. Các giải pháp

75


3.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược phát triển Trường Cao
đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

75

3.2.2 Giải pháp 2: Phát triển chương trình đào tạo theo hướng gắn
đào tạo đáp ứng nhu cầu XH nhằm phát triển quan hệ giữa trường

83

CĐCĐ Đồng Tháp với DN
3.2.3 Giải pháp 3: Nâng cao nhận thức của CBQL và giảng viên về
phát triển quan hệ giữa trường CĐCĐ Đồng Tháp với DN
3.2.4. Giải pháp 4: Kiện toàn tổ chức Phòng/bộ phận quan hệ với
DN; đổi mới các hình thức hoạt động để phát triển quan hệ với DN

87
92

3.3. Kiểm chứng tính khả thi, tích cấp thiết của các giải pháp

95

Kết luận chương 3

97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

99


1. Kết luận

99

2. Kiến nghị

100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

103

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


7

Thứ tự

Nội dung

Trang

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 3.1
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
Hình 1
Sơ đồ 1

Phân chia CBGV theo ngạch
Phân chi CBGV theo trình độ học vấn
Thống kê tuyển sinh giai đoạn 2001 - 2010
Thống kê quy mô đào tạo giai đoạn 2001 - 2010
Thống kê kết quả tốt nghiệp từ năm 2004 - 2010 - trình độ CĐ
Thống kê kết quả tốt nghiệp từ năm 2005 - 2010 - trình độ TC
Thống kê số đề tài NCKH, SXTN,SKKN, CĐKH từ 2008-2010
Thống kê các lớp đào tạo theo nhu cầu
Thống kê học bổng từ năm 2008 đến 2011
Tổng hợp mức độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của SV
Mức độ hài lòng của DN đối với SV làm việc
Tổng hợp mức độ hài lịng của SV với trường
Tổng hợp tình hình SV ra trường có việc làm
Tổng hợp kết quả thăm dị
So sánh tình hình tuyển sinh CĐ chính quy từ năm 2006-2009

Quy mô đào tạo từ năm 2001 - 2010
Bản đồ tỉnh Đồng Tháp
Cơ cấu tổ chức và phân công quản lý các đơn vị trong BGH

33
33
35
39
39
41
62
66
66
68
68
70
95
36
37
24
32


8

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW

CĐ-ĐH
CNH, HĐH

CNKT
ĐBSCL
ĐH
GDĐH
GD-ĐT
GDNN
GDQD
GDTX
HSSV
PHHS
ILO
KH-CN
KHKT&CN
LĐ-TB&XH
LHQ
LLLĐ
NNL
SĐH
TCCN
THCS
THPT
XHCN
XHH
XHHT

CĐCĐ
DN
BGD&ĐT
NTD
WTO

UBND
QHDN
NT

Ban chấp hành Trung ương
Cao đẳng
Cao đẳng, đại học
Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa
Cơng nhân kỹ thuật
Đồng bằng sông Cửu Long
Đại học
Giáo dục đại học
Giáo dục - Đào tạo
Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục quốc dân
Giáo dục thường xuyên
Học sinh, sinh viên
Phụ huynh học sinh
Tổ chức Lao động quốc tế
Khoa học và công nghệ
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Lao động - Thương binh và Xã hội
Liên Hợp Quốc
Lực lượng lao động
Nguồn nhân lực
Sau đại học
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Xã hội chủ nghĩa

Xã hội hoá
Xã hội học tập
Cộng đồng
Cao đẳng Cộng đồng
Doanh nghiệp
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà tuyển dụng
Tổ chức Thương mại thế giới
Ủy ban Nhân dân
Quan hệ Doanh nghiệp
Nhà trường


9

KHKT&CN
CBQL
GV
SV
CBCC
VLVH

NCKH
XHNV
VACC

Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Cán bộ Quản lý
Giáo viên
Sinh viên

Cán bộ Công chức
Vừa làm vừa học
Lao động
Nghiên cứu khoa học
Xã hội nhân văn
Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Yêu cầu của xã hội
Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào
nền kinh tế của thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, thế giới bước vào nền kinh tế tri thức với sự gia tăng nhanh chóng khối
lượng tri thức. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển chúng ta cần có nguồn nhân lực
có thể đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của khoa học, cơng nghệ; đòi hỏi
giáo dục và đào tạo phải cung cấp cho xã hội lực lượng lao động vừa đáp ứng
yêu cầu của xã hội vừa có khả năng học tập thường xuyên, học tập suốt đời để
thích ứng với những biến đổi của sản xuất và đời sống xã hội. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào hoạt động đào tạo của các nhà trường gắn kết chặt chẽ với thực


10

tiễn sản xuất, với đòi hỏi của các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng là một
nhu cầu hết sức bức thiết hiện nay.
1.2. Chủ trương của Đảng, chính phủ, ngành
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã được Đại hội toàn
quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 thông qua nhằm định hướng con
đường tiếp tục sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với mục

tiêu tổng quát “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại...”. Chiến lược đã đề ra 12 nội dung nhằm định
hướng thực hiện phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ
cấu lại nền kinh tế. Trong đó, phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, việc
“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ
hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Yêu cầu đặt ra là phải “Đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát
triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát
triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án
đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi
nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực
cho phát triển kinh tế tri thức” [8]
Từ năm học 2007-2008, bên cạnh việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số
33/2006/CT-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục. Các cơ sở giáo dục đại học tập trung
triển khai cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp
ứng nhu cầu xã hội” theo Chỉ thị số 53/2007/CT-BGDĐT ngày 07/09/2007


11

của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT): “Trong lĩnh vực giáo dục đại học,
điều mà Quốc hội, đảng, chính quyền các cấp và xã hội, các địa phương, các
cơ quan, bức xúc nhất là việc một tỷ lệ không nhỏ trong các sinh viên tốt
nghiệp hằng năm không đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc
theo đúng trình độ của bằng cấp, năng lực nghề nghiệp của họ không đáp

ứng nhu cầu của xã hội, của nơi tiếp nhận họ làm việc. Sinh viên có bằng tốt
nghiệp trình độ đại học, cao đẳng song không đạt chuẩn đào tạo, không hành
nghề được một cách phù hợp, là một sự lãng phí lớn với xã hội, nhà trường,
bản thân người học và gia đình. Hiện tượng chất lượng đào tạo không đáp
ứng nhu cầu xã hội đang là thách thức lớn nhất, là điểm yếu nhất và là một
trong những sự lãng phí lớn nhất của hệ thống giáo dục đại học, đi ngược lại
sứ mạng thiêng liêng mà xã hội, nhà nước đã tin cậy và giao cho chúng ta là:
Cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho hiện đại hố (CNH), cơng nghiệp
hoá (CNH) và phát triển nhanh đất nước”. [7],[8][9].
Từ những vấn đề trên chúng ta có thể thấy, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã
hội thông qua liên kết đào tạo với các doanh nghiệp (DN), các đơn vị sử dụng
để phát triển nguồn nhân lực được sự quan tâm của Đảng, chính phủ, ngành
giáo dục đào tạo và tồn xã hội.
1.3. Vấn đề đặt ra ở địa phương
Đồng Tháp là một tỉnh thuần nơng, hịa cùng sự phát triển chung của
đất nước, các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương có nhiều nỗ lực
trong lãnh đạo thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng bộ Tỉnh đánh
giá thành tựu 10 năm đầu thế kỷ XXI: “Qua mười năm đầu thế kỷ 21, tỉnh ta
tiến lên một giai đoạn phát triển mới. So với năm 2000, quy mô GDP gấp
2,75 lần, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn đứng ở tốp đầu trong khu


12

vực; thu ngân sách tăng gấp 4,5 lần. Công nghiệp phát triển mạnh, giá trị
sản xuất tăng gấp 7,6 lần; nuôi trồng thuỷ sản trở thành ngành kinh tế then
chốt, góp phần đưa giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng 2,6 lần, giá trị xuất
khẩu tăng gần 7 lần. Năng lực ngành y tế và giáo dục - đào tạo tăng nhanh;

tỷ lệ hộ nghèo giảm. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh liên tục gia tăng,
đứng đầu khu vực…”. [2]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn cịn
nhiều mặt hạn chế, trong đó: “Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chưa đạt kế hoạch; quy mơ và hiệu quả
kinh tế tập thể cịn hạn chế. Việc triển khai một số chủ trương, chính sách của
Nhà nước còn chậm. Một số vấn đề xã hội bức bách chưa được giải quyết tốt;
chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế...”. Để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực yêu cầu đặt ra cần: “…Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, liên
kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng; quan tâm dạy nghề cho
lao động nông nghiệp, lao động làm việc ở nước ngồi…”.[2]
Là mơ hình mới trong hệ thống giáo dục đại học, trường Cao đẳng
Cộng đồng (CĐCĐ) Đồng Tháp được thành lập theo Quyết định 3633/QĐTCCB ngày 30 tháng 08 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
với chức năng chính là đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Qua 10 năm
hoạt động, vừa xây dựng đội ngũ, phát triển chương trình đào tạo, mở rộng
quy mô và ngành nghề đào tạo, nhà trường đã đạt được một số thành tựu đáng
khích lệ, năm 2009 trường được Trung tâm chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn
(Quacert) cấp chứng nhận đạt chuẩn ISO 9001:2008 và được Chủ tịch nước
trao tặng Huân chương lao động hạng 3.
Nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của
Thủ tướng Chính phủ Về đổi mới quản lý giáo dục Đại học giai đoạn 20102012 và Quyết định 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2010 Phê duyệt chương
trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày


13

06/01/2010 của Ban cán sự Đảng bộ Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo
dục Đại học giai đoạn 2010-2012. Trường đã xây dựng Chiến lược phát
triển trường giai đoạn 2011-2015 - tầm nhìn 2020; về tầm nhìn đến năm
2020, Chiến lược nêu rõ: “Xây dựng trường CĐCĐ Đồng Tháp là cơ sở
đào tạo chất lượng, hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực phục vụ

chiến lược phát triển KT-XH của địa phương; phát huy đặc trưng loại hình
nhà trường cộng đồng, mở rộng cơ hội thoả mãn nhu cầu học tập, đào tạo,
bồi dưỡng và học tập suốt đời của cộng đồng. Thực hiện nghiên cứu khoa
học, chuyển giao kỹ thuật - công nghệ cho cộng đồng, tiếp tục đẩy mạnh
quan hệ hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và xác lập
vị trí nhà trường là tốp đầu một trong những trường CĐ, ĐH vùng Đồng
bằng sơng Cửu Long”. [9],[15]
Việc tìm ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo với
doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực
của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn mới là hết sức cấp thiết nhằm thực hiện
chiến lược của trường, xuất phát từ yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “Một số giải
pháp phát triển quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao
đẳng Cộng đồng Đồng Tháp” nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo,
đáp ứng nhu cầu XH, góp phần phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh ĐT và sự phát triển của trường CĐCĐ Đồng Tháp định
hướng đến năm 2020.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp phát triển quan hệ giữa nhà trường với doanh
nghiệp của trường CĐCĐ Đồng Tháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Công tác phát triển quan hệ giữa trường CĐCĐ với các doanh nghiệp


14

4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được những giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp với
thực tiễn, có tính khả thi trong việc phát triển quan hệ giữa nhà trường với
doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân

lực góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, dịch vụ của tỉnh
Đồng Tháp.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề phát
triển quan hệ giữa trường CĐCĐ Đồng Tháp với các doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Xây dựng cơ sở thực tiễn của phát
triển quan hệ giữa trường CĐCĐ Đồng Tháp với các doanh nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ giữa trường CĐCĐ Đồng
Tháp với các doanh nghiệp.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chúng tôi xem doanh nghiệp với tư cách là khách hàng của nhà
trường là nhà tuyển dụng, sử dụng lực lượng lao động do trường đào tạo.
- Chủ thể của các giải pháp mà chúng tôi nghiên cứu, đề xuất là trường
CĐCĐ Đồng Tháp trong đó Hiệu trưởng là người đại diện.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, hệ thống hố, tổng hợp
các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH,
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh có liên quan đến mối quan hệ giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo để xây dựng căn cứ cho việc định ra
các mục tiêu và giải pháp.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn


15

+ Phương pháp điều tra: dùng anket để thu thập thông tin hiện trạng tổ
chức hoạt động liên kết đào tạo giữa trường CĐCĐ Đồng Tháp với các DN.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phân tích rút ra từ kinh nghiệm
thực tiễn của các Trường CĐCĐ hiện nay để có định hướng cho việc phát

triển liên kết đào tạo với doanh nghiệp và trường CĐCĐ Đồng Tháp trong
giai đoạn mới.
7. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận về việc xây dựng và phát triển mối
quan hệ giữa Trường CĐCĐ và các doanh nghiệp trước yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực hiện nay.
- Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐCĐ là một loại
hình mới trong hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay đáp ứng nhu cầu sử dụng
của doanh nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển mối liên kết giữa trường
CĐCĐ Đồng Tháp và doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn mới.
8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài nghiên cứu ngoài phần Mở đầu, Kết luận - kiến nghị bao gồm ba
chương.
Nội dung ba chương được trình bày như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 3. Các giải pháp phát triển quan hệ giữa nhà trường với
doanh nghiệp của trường CĐCĐ Đồng Tháp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội địa phương.


16


17

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với sự hình thành và phát triển của hệ thống các trường CĐ, ĐH
Việt Nam, các nhà quản lý và nghiên cứu khoa học (NCKH) giáo dục đã
bàn nhiều về hoạt động quản lý đào tạo ở các trường CĐ, ĐH; đã đề xuất
nhiều giải pháp liên quan đến nhiều khía cạnh của quản lý đào tạo, từ tổ
chức nhân sự đến nội dung, chương trình, từ cơ chế đến phương thức quản
lý... [1], [11], [13].
Do “sinh sau đẻ muộn”, nên số nhà nghiên cứu và công trình nghiên
cứu đề cập đến trường CĐCĐ khơng nhiều. Có thể kể đến cơng trình của các
tác giả như: Đặng Bá Lãm [24], Trần Khánh Đức [46], Lâm Quang Thiệp
[32]… Gần đây, có các luận văn thạc sĩ và đề tài cấp Bộ:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Hữu Ngãi (ĐHSP TP Hồ Chí Minh)
nghiên cứu đề tài: “Xây dựng mơ hình trường CĐCĐ - Trên cơ sở thực tiễn
trường CĐCĐ Đồng Tháp” [42]. Luận văn hướng vào hai mục tiêu:
- Khẳng định tầm quan trọng của hệ thống trường CĐCĐ trong hệ
thống giáo dục quốc dân và sự cần thiết phải phát triển vững mạnh hệ thống
loại trường này, nhằm phục vụ cho việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ
KHKT&CN và có kỹ năng nghề theo nhu cầu KT-XH của các địa phương.
- Xây dựng mơ hình chung (mơ hình tổng qt) và một số mơ hình chi
tiết cơ bản, coi đó như là những cái khung, cái sườn để các trường CĐCĐ vận
dụng vào việc xây dựng, tổ chức và hoạch định của đơn vị mình sao cho có
hiệu quả hơn.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thiên Tuế (ĐHSP Huế) nghiên
cứu đề tài: “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm


18

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường CĐCĐ khu vực phía
Nam” [38]. Mục tiêu của Luận văn là trên cơ sở khảo sát thực trạng về chất

lượng dạy và học ở một số trường CĐCĐ: Tiền Giang, Quãng Ngãi, Bà RịaVũng Tàu; tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm giúp hiệu trưởng quản lý
tốt hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường
CĐCĐ khu vực phía Nam.
Về đề tài cấp Bộ, có 02 đề tài nghiên cứu triển khai trong năm 2004, 2005:
Đề tài: “Xây dựng các trường CĐ địa phương theo hướng đáp ứng
nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố” [36] do TS. Ngơ Văn
Trung, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục làm chủ nhiệm đề tài. Mã
số V2004-05. Thời gian thực hiện từ tháng 05/2004 đến tháng 12/2005. Mục
tiêu của đề tài nhằm xác định xu hướng phát triển của các trường CĐ địa
phương nhằm đáp ứng NNL cho CNH, HĐH. Trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp về xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập, cơ sở pháp lý để phát triển… nâng cao hiệu quả đào tạo NNL của các
trường CĐ địa phương. Kết luận của đề tài có mấy vấn đề đáng chú ý:
+ Vai trò của các trường CĐ địa phương trong đào tạo NNL được
khẳng định, tuy nhiên trong thực tế tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề vẫn
còn thấp; hệ thống trường CĐSP đứng trước nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng
quy mô đào tạo, hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy thấp. Nên nâng
cấp các trường này thành trường CĐ đa cấp, đa ngành.
+ Xu thế đào tạo đa ngành, đa hệ là xu thế chung của hệ thống các
trường ĐH, CĐ của thế giới và khu vực. Xu thế này cũng đang được thể hiện
trong thực tế của các trường ĐH, CĐ Việt Nam. Vì vậy đã đến lúc cần quy
hoạch lại hệ thống các trường CĐ địa phương thành trường đa ngành, đa hệ,
đảm bảo tính mềm dẽo, linh hoạt trong đào tạo tại các trường.


19

+ Các trường CĐCĐ đang dần khẳng định vị trí trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Sự thích ứng đa dạng của mơ hình trường này cần được nghiên cứu,
tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng để loại trường này phát triển đúng hướng,

đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đa dạng của các địa phương.
Đề tài “Tổng kết mơ hình trường CĐCĐ ở các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long” do PGS.TS Đào Trọng Hùng thuộc Viện Nghiên cứu phát triển
giáo dục Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì. Mục tiêu của đề
tài là đánh giá tổng kết về nhận thức và thực tiễn phát triển của các trường
CĐCĐ, đề xuất định hướng mơ hình phát triển trường CĐCĐ ở các tỉnh trong
khu vực và cả nước. Tuy nhiên, đề tài trên phải dừng lại giữa chừng do
PGS.TS Đào Trọng Hùng đã mất.
Trong thời gian gần đây, một số luận văn thạc sĩ và luận án về trường
CĐCĐ trong và ngoài nước như luận văn Biện pháp quản lý hoạt động đào
tạo trường CĐCĐ của tác giả Huỳnh Cẩm Thanh [31], luận án Phát triển
trường CĐCĐ đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu
Long của tác giả Phạm Hữu Ngãi [42]; Luận án Nghiên cứu mơ hình trường
Cao đẳng Cộng đồng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương ở
Việt Nam của tác giả Nguyễn Huy Vị [37]; Luận án Tiến sỹ về đề tài “Phân
tích về khái niệm Cao đẳng Cộng đồng ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam” của tác giả Cindy Epperson, giảng viên trường CĐCĐ St. Louisi,
Hoa Kỳ [23]. Kết quả nghiên cứu của Luận án chỉ ra rằng cho dù không tồn
tại quy định về việc thành lập cố định các tổ chức giáo dục mang tên là Cao
đẳng Cộng đồng, một mơ hình Cao đẳng Cộng đồng đang thực sự tồn tại và
phát triển. Mơ hình này có thể được xác định bởi một tập hợp các đặc tính cốt
lõi nổi bật lên từ dữ liệu thơng tin của Luận án. Có 5 chủ đề đặc biệt nổi bật:
- Một tổ chức giáo dục đại học thuộc sở hữu của địa phương (tỉnh hay
thành phố), nhưng lại do Bộ GD & ĐT giám sát các vấn đề về học thuật.


20

- Chương trình đào tạo đa ngành được thiết kế và phát triển để đáp ứng
nhu cầu đặc biệt của cộng đồng.

- Cấp bằng giáo dục trung cấp chuyên nghiệp cho chương trình đạo tạo
từ 1 tới 3 năm, bằng cao đẳng 3 năm đối với sinh viên đã tốt nghiệp THPT
theo học; liên kết với các trường đại học để sinh viên có bằng cử nhân đại học
thơng qua “thỏa thuận liên thơng”.
- Ln ln tích cực tìm kiếm các đối tác để phát triển nguồn vốn xã hội
- Việc nghiên cứu khoa học và công nghệ dựa vào nhu cầu của cộng
đồng như quy định của Luật Giáo dục ban hành năm 2005…
Tóm lại, các tác giả và các cơng trình trên chủ yếu đề cập đến những
vấn đề chung, cơ bản liên quan đến trường CĐCĐ như vai trị, vị trí, chức
năng, mơ hình trường CĐCĐ, việc quản lý hoạt động dạy học… Riêng vấn đề
phát triển quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường Cao đẳng
Cộng đồng dường như chưa có ai đề cập.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Trường Cao đẳng Cộng đồng
Theo GS. Nguyễn Văn Thùy (Khái lược đại học cộng đồng Hoa Kỳ NXB VG - Washington - 1998), loại hình trường CĐCĐ và ĐHCĐ ra đời bắt
đầu từ Mỹ. Đầu thế kỷ XX, giáo dục đại học Hoa Kỳ có nhiều biến đổi quan
trọng. Một trong những đổi mới đó là sự ra đời những trường đại học 2 năm ở
các bang làm nhiệm vụ đào tạo nhanh một lực lượng lao động có tay nghề, có
kỹ năng chun mơn phục vụ kịp thời cho việc phát triển KT-XH của các
bang hay tiểu bang. Các trường đại học 2 năm này về sau gọi là đại học cộng
đồng (community college).
Sau một thời gian ra đời và phát triển, do tính thiết thực của mình loại
hình trường này nhanh chóng phát triển song các bang và tiểu bang khác. Rồi
từ Mỹ, trường CĐCĐ và ĐHCĐ hình thành và phát triển ở Pháp, Nhật Bản,



×