Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu tính toán giá truyền tải điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 95 trang )

i

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐINH THANH MINH

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
TRONG THỊ TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
CẠNH TRANH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


ii

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐINH THANH MINH

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
TRONG THỊ TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
CẠNH TRANH VIỆT NAM

Chuyên ngành `: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VINH TỊNH

Đà Nẵng - Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đinh Thanh Minh


ii

TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN TRONG
THỊ TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
Học viên: Đinh Thanh Minh Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02 Khóa: 33 Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Theo lộ trình hình thành và phát triển thị trƣờng điện Việt Nam, từ năm
2017-2022 là giai đoạn thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh bắt đầu hoạt động.
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia là đơn vị đảm nhận các chức năng chính sau
đây trong thị trƣờng:
- Bảo dƣỡng và vận hành, đầu tƣ, nâng cấp lƣới truyền tải;

- Đấu nối khách hàng hoặc đơn vị phát điện mới vào lƣới truyền tải.
Để đảm bảo công bằng cho các đơn vị hoạt động điện lực trong thị trƣờng,
cần nghiên cứu cơ chế để các đơn vị sử dụng lƣới truyền tải điện khác nhƣ các nhà
máy điện, các khách hàng lớn đấu nối lƣới điện truyền tải cũng phải thanh toán chi
phí truyền tải điện.
Giá truyền tải điện đƣợc phê duyệt hiện nay là một thành phần trong giá bán
lẻ điện và đƣợc tính theo dạng tem thƣ, chƣa phản ánh hết các chi phí, yếu tố ảnh
hƣởng đến vận hành, mở rộng hệ thống truyền tải phục vụ thị trƣờng hiện nay và
tƣơng lai.
Để phản ánh đúng chi phí truyền tải điện, đề tài đã nghiên cứu xây dựng cơ
chế giá truyền tải phù hợp, giảm gánh nặng đầu tƣ lƣới truyền tải điện cho Tổng
công ty Truyền tải điện quốc gia bằng việc áp dụng chi phí đấu nối và chi phí sử
dụng. Việc nghiên cứu giá truyền tải điện áp dụng trong thị trƣờng bán buôn điện
cạnh tranh theo cấp độ phát triển của hạ tầng kỹ thuật và thiết kế thị trƣờng tƣơng
lai là cần thiết để đảm bảo minh bạch trong hoạt động vận hành và sử dụng lƣới
truyền tải điện Việt Nam.
Từ khóa – giá truyền tải, thị trƣờng điện, phƣơng pháp tem thƣ, phí đấu nối, phí sử
dụng.


iii

RESEARCH ON CALCULATION OF ELECTRICITY TRANSMISSION
PRICE IN VIETNAM COMPETITIVE WHOLESALE POWER MARKET
Abstract –
According to the roadmap for formation and development of Vietnam's power market,
from 2017 to 2022, the competitive wholesale market starts. The National Power
Transmission Corporation is responsible for the following major functions in the
market:
- Maintain and operate, invest and upgrade transmission grids;

- Connects customers or new generators to the transmission grid.
In order to ensure fairness for power units in the market, it is necessary to study the
mechanism for other transmission grid units such as power plants, large customers
connected to the power transmission grid should pay for transmission costs.
The current approved price of electricity is a component of the electricity retail price
and is calculated in the form of a postage stamp, which does not reflect all costs and
factors affecting the operation of the transmission system. current market and future.
In order to accurately reflect the cost of power transmission, the study has studied the
development of an appropriate transmission pricing mechanism and reduced the burden
of investment in electricity transmission grids to the National Power Transmission
Corporation by applying the connection fee and cost of use. The study of power
transmission pricing in the competitive wholesale power market according to technical
infrastructure development and future market design is necessary to ensure
transparency in operation and use of transmission network in Vietnam.
Key words – transmission price, power market, connection cost, using cost.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................. ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... vii
DANH MỤC CAC BẢNG .............................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................2

4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn .......................................................................2
5. Tên đề tài ...............................................................................................................2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................2
7. Tổ chức biên chế đề tài .........................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH
VÀ THỊ TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH ..............................................4
1.1. Tổng quan về Thị trƣờng điện cạnh tranh ................................................................4
1.2. Một số đặc điểm của Thị trƣờng phát điện cạnh tranh .............................................5
1.2.1. Mục tiêu của thị trường ..................................................................................5
1.2.2. Đối tượng tham gia thị trường ........................................................................5
1.2.3. Cấu trúc thị trường .........................................................................................6
1.3. Một số đặc điểm của thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh ......................................8
1.3.1. Mục tiêu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh ........................................8
1.3.2. Nguyên tắc xây dựng thị trường bán buôn điện cạnh tranh ...........................8
1.3.3. Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh .............................................11
1.4. Các đơn vị thành viên thị trƣờng ............................................................................12
1.4.1. Bên bán điện .................................................................................................12
1.4.2. Bên mua điện.................................................................................................13
1.4.3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ .........................................................................13
1.4.4. Công ty Mua bán điện (EVN/EPTC).............................................................13
1.4.5. Dịch vụ truyền tải điện ..................................................................................14
1.5. Các đề tài nghiên cứu giá truyền tải điện tại Việt Nam. ........................................14
1.5.1. Các đề tài của chuyên gia trong nước: .........................................................14
1.5.2. Các đề tài của chuyên gia tư vấn quốc tế .....................................................14


v

1.6. Kết luận: .................................................................................................................14
CHƢƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI TRONG THỊ

TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH.................................................................................16
2.1. Giới thiệu về giá truyền tải .....................................................................................16
2.2. Các yêu cầu về giá truyền tải điện: .........................................................................16
2.3. Định giá và cấu trúc thị trƣờng ...............................................................................16
2.4. Giá cả trong các thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo....................................................16
2.5. Định giá trong độc quyền tự nhiên .........................................................................17
2.6. Mô hình định giá truyền tải ....................................................................................19
2.6.1. Mô hình giá truyền tải tổng hợp (Roll-in) ....................................................19
2.6.2. Mô hình giá phương pháp gia tăng ..............................................................20
2.6.3. Mô hình định giá truyền tải nhúng / gia tăng hỗn hợp .................................21
2.7. Kết luận...................................................................................................................22
CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI TRONGTHỊ
TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH.................................................................................23
3.1. Các phƣơng pháp xác định giá truyền tải hiện nay ................................................23
3.2. Các phƣơng pháp định giá tổng hợp.......................................................................24
3.2.1. Phương pháp tem thư: ..................................................................................24
3.2.2. Phương pháp đường dẫn Hợp đồng .............................................................24
3.2.3. Phương pháp khoảng cách dựa trên MW-Mile ............................................25
3.2.4. Các phương pháp luận MW-Mile dựa trên dòng công suất .........................25
3.2.5. Phương pháp chuyển tiếp .............................................................................26
3.3. Phƣơng pháp định giá gia tăng ...............................................................................28
3.3.1. Tổng quan .....................................................................................................28
3.3.2. Giá chi phí biên ngắn hạn .............................................................................28
3.3.3. Giá chi phí biên dài hạn................................................................................32
3.3.4. Giá bán gia tăng ngắn hạn ...........................................................................33
3.3.5. Đặt giá gia tăng dài hạn ...............................................................................34
3.4. Các phƣơng pháp định giá truyền tải và các cấu trúc thị trƣờng............................34
3.4.1. Phương pháp tiếp cận giá thị trường tập trung ............................................34
3.4.2. Phương pháp định giá truyền dẫn phi tập trung ..........................................35
3.5. Phƣơng pháp tính toán giá truyền tải hiện nay tại Việt Nam .................................35

3.5.1. Phương pháp xác định giá truyền tải điện....................................................35
3.5.2. Xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện cho phép .....37


vi

3.6. Kết luận: sự cần thiết phải nghiên cứu tính toán giá truyền tải cho thị trƣờng bán
buôn điện cạnh tranh Việt Nam: ....................................................................................40
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI TRONG
THỊ TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM...............................42
4.1. Mục tiêu xây dựng tính toán giá truyền tải trong thị trƣờng bán buôn tại Việt Nam
..........................................................................................................................42
4.2. Cấu trúc đề xuất ......................................................................................................42
4.2.1. Về cấu trúc giá truyền tải điện hiện nay .......................................................42
4.2.2. Cấu trúc giá truyền tải điện đề xuất: ............................................................42
4.3. Đề xuất giải pháp tính toán giá truyền tải phù hợp ................................................43
4.3.1. Tính phí đấu nối ............................................................................................43
4.3.2. Tính phí sử dụng ..........................................................................................56
4.4. Kết luận...................................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI.
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt:
A0
A3
BCT
HTĐ
MBA
MC
NMĐ
EVN
EVNNPT

Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia
Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Trung
Bộ Công Thƣơng
Hệ thống điện
Máy biến áp
Máy cắt
Nhà máy điện
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

Định nghĩa:
Năm cơ sở: là năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của năm N-2 đến ngày 30 tháng 6 của
năm N-1 – các dữ liệu điều độ của năm này đƣợc sử dụng làm cơ sở để tính toán phí
bảo đảm chất lƣợng dịch vụ truyền tải và phí sử dụng cho năm N;
(a)

Điểm giao nhận điện: là điểm các tài sản đấu nối nối vào tài sản hệ thống trong
trƣờng hợp đấu nối nguồn điện hoặc phụ tải;


(b)

Tài sản đấu nối: là các tài sản truyền tải tăng thêm cần thiết để cho phép phát
điện vào hệ thống hoặc cấp điện cho phụ tải từ hệ thống bởi một đơn vị sử dụng
lƣới điện mới, do đơn vị sử dụng đƣợc đấu nối đầu tƣ;

(c)

Phí đấu nối: là các chi phí tăng thêm mà ETSP phải gánh chịu do đơn vị sử dụng
lƣới điện mới đấu nối vào hệ thống truyền tải, nhƣng đƣợc đơn vị sử dụng lƣới
điện mới chi trả trực tiếp;

(d)

Điểm đấu nối: là điểm tại đó thiết bị của đơn vị sử dụng đƣợc đấu nối nối vào
thiết bị do ETSP vận hành (trƣờng hợp đấu nối nguồn phát thì thƣờng là thanh
cái của máy phát; trƣờng hợp đấu nối phụ tải, thì đây là điểm nối ra phía thứ cấp
của máy biến áp);

(e)

Thỏa thuận đấu nối liên hệ thống xuyên biên giới: là bất kỳ thỏa thuận nào quy
định dòng truyền tải vào hoặc ra khỏi biên giới Việt Nam;

(f)

Xuất khẩu điện: là dòng truyền tải dọc theo lƣới truyền tải theo thỏa thuận đấu
nối liên hệ thống xuyên biên giới trong đó EPTC hoặc một Công ty điện lực đóng
vai trò ngƣời bán điện. Dòng xuất khẩu này sẽ đƣợc coi là phụ tải. Nếu tại một
thời điểm nhất định, dòng điện chạy theo hƣớng vào Việt Nam, thì nó sẽ đƣợc coi

là tải âm.

(g)

Nhập khẩu điện: là dòng truyền tải dọc theo lƣới truyền tải theo thỏa thuận đấu


viii

nối liên hệ thống xuyên biên giới trong đó EPTC hoặc một Công ty điện lực đóng
vai trò ngƣời mua điện. Dòng nhập khẩu này sẽ đƣợc coi là nguồn phát. Nếu tại
một thời điểm nhất định, dòng điện chạy theo hƣớng ra khỏi Việt Nam, thì nó sẽ
đƣợc coi nhƣ nguồn phát âm.
(h)

Công ty mua bán điện (EPTC): là đơn vị hiện đóng vai trò là Bên Mua điện năng
duy nhất và là đối tác ký các thỏa thuận đấu nối liên hệ thống xuyên biên giới

(i)

Cục Điều tiết điện lực (ERAV): là cơ quan chính phủ điều tiết dịch vụ truyền tải
điện;

(j)

Doanh thu truyền tải điện cho phép: là doanh thu đƣợc ERAV phê duyệt và là
cơ sở để NPT thu các phí sử dụng và phí đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cho dịch vụ
truyền tải điện;

(k)


Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải điện (ETSP): là đơn vị đƣợc chỉ định chịu
trách nhiệm vận hành và quản lý lƣới điện truyền tải;

(l)

Điện phát lên: là dòng điện chạy giữa nguồn phát và hệ thống truyền tải (và
thƣờng là chạy từ nguồn phát vào hệ thống truyền tải), đo đƣợc tại điểm đấu nối;

(m)

Điện cấp phụ tải: là dòng điện chạy giữa hệ thống truyền tải và phụ tải (và
thƣờng là chạy từ hệ thống truyền tải đến phụ tải), đo đƣợc tại điểm đấu nối;

(n)

Công suất bảo đảm tối đa: là mức sản lƣợng tối đa mà một nguồn phát có thể
duy trì trong một khoảng thời gian liên tục trong các điều kiện cụ thể;

(o)

Công suất truyền tối đa: là dòng điện tối đa mà một phần tử của lƣới truyền tải
có thể chịu đƣợc trong thực tế trên cơ sở liên tục trong các điều kiện cụ thể (lƣu ý
là mức công suất này có thể lớn hơn dòng truyền tải tin cậy và đảm bảo);

(p)

Giai đoạn nhiều năm: là giai đoạn mà doanh thu cho phép đƣợc tính toán tại mỗi
kỳ rà soát doanh thu;


(q)

Trung tâm Điều độ Quốc gia (NLDC): là cơ quan lập kế hoạch và điều độ điện
năng trên toàn lƣới điện truyền tải;

(r)

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT): là cơ quan hiện đƣợc chỉ
định là ETSP;

(s)

Phần tử của lưới điện: là một thành phần vật lý trong lƣới điện truyền tải đƣợc
biểu diễn trong mô hình thể hiện lƣới điện truyền tải nhƣ một đƣờng kết nối có
điện trở và điện kháng nối giữa hai nút;

(t)

Đơn vị sử dụng lưới điện: là bên mong muốn phát điện lên, hoặc lấy điện từ lƣới
truyền tải – bao gồm nguồn phát, phụ tải và EPTC (là đối tác ký các thỏa thuận
đấu nối liên hệ thống xuyên biên giới);


ix
(u)

Nút: Trong mô hình thể hiện lƣới truyền tải, là điểm tại đó có hai hoặc nhiều
phần tử của lƣới điện đấu nối – trong thực tế, nút có thể là một thanh cái truyền
tải, điểm nút của nhiều đƣờng dây truyền tải hoặc điểm nút giữa các phần tử của
lƣới điện khác;


(v)

Công suất giao nhận cực đại: là công suất phát lên hoặc lấy điện khỏi lƣới
truyền tải cực đại dự kiến đƣợc sử dụng làm cơ sở để xác định phí đảm bảo chất
lƣợng dịch vụ;

(w)

Tổng Công ty Điện lực (PC): là một trong năm tổng công ty phân phối điện nhận
điện từ lƣới điện truyền tải, phân phối và bán điện cho các khách hàng mua lẻ;

(x)

Phí đảm bảo chất lượng dịch vụ: là chi phí áp dụng cho cả các nguồn phát và
phụ tải để thu hồi các chi phí tăng thêm đầu tƣ vào các tài sản truyền tải dƣ thừa
cần thiết để cung cấp dịch vụ truyền tải đảm bảo, tin cậy trong các trƣờng hợp dự
phòng của nguồn phát và lƣới điện;

(y)

Rà soát doanh thu: là việc rà soát đƣợc thực hiện để xác định doanh thu cho
phép cho giai đoạn nhiều năm tiếp theo;

(z)

Hợp đồng mua bán điện tiêu chuẩn (SPPA): hợp đồng giữa một nguồn phát điện
và EPTC cho phần lớn sản lƣợng phát điện dự kiến của nguồn phát;

(aa) Tài sản hệ thống: là tài sản truyền tải nhƣng không phải là tài sản đấu nối – các


tài sản hệ thống này đƣợc dùng để cung cấp dịch vụ truyền tải cho đơn vị sử
dụng lƣới truyền tải nói chung và các chi phí của chúng đƣợc thu hồi thông qua
phí sử dụng và phí đảm bảo chất lƣợng dịch vụ;
(bb) Nghẽn mạch truyền tải: là trƣờng hợp lƣới điện truyền tải, tại một thời điểm nhất

định, không thể truyền tải đƣợc ở dòng công suất có tính kinh tế và có tác dụng
làm giảm tổng chi phí của hệ thống;
(cc) Lưới điện truyển tải: là hệ thống các đƣờng dây truyền tải điện, các trạm biến áp

và các hạ tầng liên quan tại các mức điện áp từ 110kV đến 500kV đƣợc sử dụng
để chuyển phát điện từ các nguồn phát đến các phụ tải;
(dd) Mô hình thể hiện lưới điện truyền tải: là mô hình biểu diễn toán học của lƣới

điện truyền tải cho phép ƣớc tính chính xác các dòng công suất chạy trong các
phần tử của lƣới điện khi cho trƣớc một tập hợp các nguồn phát lên và các phụ tải
lấy điện;
(ee) Hệ thống truyền tải: Là thành phần con của lƣới điện truyền tải thuộc quyền sở

hữu và vận hành của ETSP;
(ff)

Đơn vị vận hành hệ thống truyền tải (TSO): là cơ quan (hiện nay là NLDC) vận
hành hệ thống truyền tải để đảm bảo hoạt động an toàn và tin cậy;


x
(gg) Phí sử dụng: là loại phí áp dụng cho các nguồn phát, dựa trên mức sử dụng thực

tế các phần tử lƣới điện của chúng – loại phí này nhằm bù đắp cho chi phí biên

dài hạn của ETSP khi vận chuyển điện từ các nguồn phát đến phụ tải qua hệ
thống truyền tải;
(hh) Thị trường Phát điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM): là thị trƣờng điện mua bán

trực tiếp hiện thời, trong đó toàn bộ lƣợng điện đƣợc bán cho và mua lại từ một
Bên mua duy nhất;
(ii)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): công ty mẹ của EVNNPT;

(jj)

Thị trường Bán buôn điện Việt Nam (VWEM): thị trƣờng điện mua bán trực tiếp
trong tƣơng lai, trong đó các nguồn phát đƣợc phép ký hợp đồng trực tiếp với các
phụ tải;

(kk) Năm N: là năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12;
(ll)

Năm N-x: là năm trƣớc năm N một số năm bằng x (nghĩa là, năm N-1 là năm
ngay trƣớc năm N).


xi

DANH MỤC CAC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Trang

4.1

Tóm tắt trƣờng hợp ranh giới giữa tài sản đấu nối và hệ thống

44

4.2

Tính toán theo phƣơng pháp hiện hữu

59

4.3

Tính toán theo phƣơng pháp đề xuất: các nhà máy phải trả chi
phí sử dụng hệ thống truyền tải

59


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu
1.1.
1.2.
1.3.

1.4.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

4.5.
4.6.
4.7.
4.8.
4.9.
4.10.
4.11.
4.12.

Tên hình
Lộ trình hình thành và phát triển thị trƣờng điện Việt Nam
Cấu trúc thị trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam
Cấu trúc Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh
Các đơn vị thành viên tham gia Thị trƣờng bán buôn điện cạnh

tranh
Đƣờng cong chi phí trung bình
Giá trong độc quyền tự nhiên
Mô hình giá đã đƣợc tổng hợp
Mô hình giá tăng dần [6.]
Mô hình giá truyền tải hỗn hợp
Mô hình hóa giá trị đƣợc nhúng / gia tăng tổng hợp [6.]
Ví dụ về đƣờng cong thời lƣợng tải hàng năm
Ví dụ: giá nút
Chênh lệch chi phí và chi phí cận biên ngắn [13.]
Định giá và cấu trúc thị trƣờng truyền tải
Trạm đấu nối mạch vòng
Trạm mạch vòng với (các) mạch đấu nối đƣợc cải tạo
Trạm mạch vòng với một mạch đấu nối bổ sung
Trạm mạch vòng với một mạch đấu nối bổ sung và các mạch đấu
nối đƣợc cải tạo
Trạm mạch vòng với một mạch hệ thống đƣợc bổ sung và các đơn
vị dùng chung
Trạm mạch vòng có sẵn với một mạch hệ thống bổ sung
Trạm mạch vòng mới đấu nối đồng thời hai đơn vị sử dụng
Trạm mạch cuối từ một Trạm mạch vòng mới
Trạm mạch cuối từ một Trạm mạch vòng dùng chung có sẵn
Sai khác phƣơng án LCTA (chấp nhận đƣợc về kỹ thuật và có chi
phí thấp nhất) do EVNNPT quyết định
Đơn vị sử dụng lựa chọn phƣơng án khác phƣơng án LCTA
Sơ đồ tính phí sử dụng hệ thống truyền tải

Trang
5
6

11
13
18
19
20
21
21
23
26
31
33
34
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56


1

MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, theo lộ trình hình thành và phát triển thị trƣờng điện lực, từ năm

2017-2022 là giai đoạn thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh bắt đầu hoạt động. Trong
thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia là đơn vị
đơn vị truyền tải điện đảm nhận các chức năng chính sau đây:
- Đầu tƣ, nâng cấp lƣới truyền tải;
- Bảo dƣỡng và vận hành lƣới truyền tải hiện hữu;
- Đấu nối khách hàng hoặc đơn vị phát điện mới vào lƣới truyền tải.
Khi thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh đƣa vào vận hành, để đảm bảo công
bằng cho các đơn vị hoạt động điện lực, cần nghiên cứu cơ chế để các đơn vị sử dụng
lƣới truyền tải điện khác nhƣ các nhà máy điện, các khách hàng lớn đấu nối lƣới điện
truyền tải cũng phải thanh toán chi phí truyền tải điện.
Giá truyền tải điện đƣợc phê duyệt hiện nay là một thành phần trong giá bán lẻ
điện. Việc thực hiện tính toán doanh thu hàng năm của Tổng công ty Truyền tải điện
quốc gia hiện thực hiện đƣợc theo quy định tại Thông tƣ số 02/2017/TT-BCT. Theo
đó, giá truyền tải điện đƣợc tính theo dạng tem bƣu chính, chƣa phản ánh hết các chi
phí, yếu tố ảnh hƣởng đến vận hành, mở rộng hệ thống truyền tải phục vụ thị trƣờng
hiện nay và tƣơng lai.
Để đảm bảo phản ánh đúng chi phí của lƣới truyền tải điện, cần nghiên cứu xây
dựng cơ chế giá truyền tải phù hợp, giảm gánh nặng đầu tƣ lƣới truyền tải điện cho
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia bằng việc nghiên cứu áp dụng chi phí đấu nối.
Việc nghiên cứu giá truyền tải điện áp dụng trong thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh
là cần thiết phải xây dựng để đảm bảo minh bạch trong hoạt động vận hành và sử dụng
lƣới truyền tải điện.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh đƣa vào vận hành, để đảm bảo công
bằng cho các đơn vị hoạt động điện lực, cần nghiên cứu cơ chế để các đơn vị sử dụng
lƣới truyền tải điện khác nhƣ các nhà máy điện, các khách hàng lớn đấu nối lƣới điện
truyền tải cũng phải thanh toán chi phí truyền tải điện. Để đảm bảo phản ánh đúng chi
phí của lƣới truyền tải điện, có thể nghiên cứu xây dựng cơ chế giá truyền tải phù hợp,
giảm gánh nặng đầu tƣ lƣới truyền tải điện cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia
bằng việc nghiên cứu áp dụng chi phí đấu nối. Việc nghiên cứu tính toán giá truyền tải

điện áp dụng trong thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh là cần thiết phải xây dựng để
đảm bảo minh bạch trong hoạt động vận hành và sử dụng lƣới truyền tải điện.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phƣơng pháp tính giá truyền tải điện trong
thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam.


2

2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc tìm hiểu các phƣơng pháp tính
giá truyền tải điện đang áp dụng trên thị trƣờng điện ở các nƣớc tiên tiến và Việt Nam.
Qua đó phân tích đánh giá và đề xuất phƣơng án tính giá truyền tải điện phù hợp cho
thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tìm hiểu các phƣơng pháp tính giá truyền tải điện trong thị trƣờng
bán buôn điện cạnh tranh đang đƣợc triển khai hiện nay.
- Đề xuất phƣơng án phù hợp cho giá truyền tải điện trong thị trƣờng bán buôn
điện cạnh tranh tại Việt Nam.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN
Hiện nay, giá truyền tải tại Việt Nam đang đƣợc tính theo phƣơng pháp tem thƣ
do Bộ Công Thƣơng quy định phƣơng pháp tính, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc
gia tính toán hàng năm và đệ trình phê duyệt.
Phƣơng pháp này có đặc điểm là đơn giản, dễ thực hiện, tuy nhiên không phản
ánh hết đƣợc chi phí cần tính toán, khoảng cách truyền tải, trƣờng hợp nghẽn mạch và
các điều kiện khác không đƣợc đề cập.
Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về thị trƣờng điện để đƣa ra phƣơng
án tính giá truyền tải điện trong thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh cho phù hợp, có
tính đến các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣới điện truyền tải là cần thiết. Bên cạnh đó sẽ đảm

bảo tính đúng đủ các chi phí cho đơn vị vận hành lƣới truyền tải và Thị trƣờng bán
buôn điện cạnh tranh hoạt động đúng mục tiêu cơ bản đã đề ra:
- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, đầy đủ;
- Giá điện hợp lý;
- Đảm bảo phát triển ngành điện bền vững;
- Thu hút vốn đầu tƣ từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia
hoạt động điện lực, giảm dần đầu tƣ của Nhà nƣớc cho ngành điện;
- Nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trong
các hoạt động giao dịch mua bán điện và trong công tác vận hành.
5. TÊN ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỂN TẢI ĐIỆN TRONG THỊ
TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM”
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết của thị trƣờng điện, kết hợp với
nghiên cứu các mô hình và các phƣơng pháp tính toán giá truyền tải trong việc xây
dựng và vận hành thị trƣờng điện để áp dụng vào thực tiễn thị trƣờng bán buôn điện
cạnh tranh Việt Nam.


3

7. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ ĐỀ TÀI
Nội dung luận văn gồm các phần chính sau đây:
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH VÀ THỊ
TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH.
Chƣơng 2: CÁC MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI TRONG THỊ
TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH.
Chƣơng 3: CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI TRONG
THỊ TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH.

Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN GIÁ TRUYỀN TẢI
TRONG THỊ TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH
VÀ THỊ TRƢỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH
1.1. Tổng quan về Thị trƣờng điện cạnh tranh
Thị trƣờng điện cạnh tranh là mô hình phát triển tiên tiến của việc cung cấp
điện đến ngƣời sử dụng và đem lại hiệu quả cho cả ngƣời bán, ngƣời mua và các bên
liên quan. Để tổ chức thị trƣờng điện một cách tối ƣu, ngày nay ngoài những khâu nhƣ
phát điện, truyền tải, phân phối còn phải tính đến các dịch vụ khác cần có và đƣợc
cung cấp trong thị trƣờng điện.
Từ chỗ giá điện chỉ tính đối với ngƣời sử dụng cuối cùng, giờ đây, sau khi triển
khai thị trƣờng phát điện cạnh tranh và thí điểm thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh,
chúng ta đã từng bƣớc tách và minh bạch giá các thành phần trong thị trƣờng điện: giá
phát điện, truyền tải, phân phối bán lẻ đến hộ tiêu thụ.
Xây dựng và phát triển thị trƣờng điện cạnh tranh là chiến lƣợc phát triển quan
trọng của ngành điện Việt Nam và đã đƣợc cụ thể hóa tại các văn bản quy phạm pháp
luật: Luật Điện lực, Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ
tƣớng Chính phủ.
Luật Điện lực do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
năm 2004 cũng đã quy định các nội dung liên quan đến định hƣớng, nguyên tắc xây
dựng thị trƣờng điện cạnh tranh tại Việt Nam, cụ thể nhƣ sau:
i) Công khai, công bằng, cạnh tranh lành mạnh có sự điều tiết của Nhà nƣớc;
ii) Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, phân phối điện, bán buôn

điện, bán lẻ điện;
iii) Nhà nƣớc độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc
gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Nguyên tắc hoạt động của thị trƣờng điện lực, bao gồm:
i) Bảo đảm công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử
giữa các đối tƣợng tham gia thị trƣờng điện lực;
ii) Tôn trọng quyền đƣợc tự chọn đối tác và hình thức giao dịch của các đối
tƣợng mua bán điện trên thị trƣờng phù hợp với cấp độ phát triển của thị trƣờng điện
lực;
iii) Nhà nƣớc điều tiết hoạt động của thị trƣờng điện lực nhằm bảo đảm phát
triển hệ thống điện bền vững, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, hiệu
quả.
- Việc hình thành và phát triển thị trƣờng điện tại Việt Nam đƣợc thực hiện qua
ba cấp độ, bao gồm:
i) Thị trƣờng phát điện cạnh tranh;
ii) Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh;


5

iii) Thị trƣờng bán lẻ điện cạnh tranh.
Trong đó, lộ trình hình thành và phát triển thị trƣờng điện do Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt hiện nay nhƣ sau:

Hiện tại

2015-18: Thí
điểm
2019-21: Đầy

đủ

2022-23: thí
điểm
2024 >: Đầy đủ

• Thị trƣờng Phát điện cạnh tranh của Việt nam (VCGM)
• Các nguồn phát cạnh tranh trong zthị trƣờng tập trung để bán điện
cho một bên mua duy nhất (EPTC)
• Nguồn phát và EPTC quản lý rủi ro bằng cách ký các CfD (HĐ
chênh lệch giá)
• Thị trƣờng bán buôn điện Việt Nam (VWEM)
• Các nguồn phát cạnh tranh để bán cho các Công ty điện (PC)
• Các CfD có sẵn sẽ đƣợc phân bổ lại cho các PC và nguồn phát
cùng các PC sẽ ký thêm các CfD mới
• Thị trƣờng bán lẻ điện Việt Nam (VREM)
• Các nguồn phát, các PC và các nhà cung cấp mới sẽ cạnh tranh để
bán cho các khách hàng lẻ
• Khách hàng có thể chọn ký hợp đồng với bất kỳ nguồn phát hoặc
nhà cung cấp nào

Hình 1.1: Lộ trình hình thành và phát triển thị trƣờng điện Việt Nam
1.2. Một số đặc điểm của Thị trƣờng phát điện cạnh tranh
1.2.1. Mục tiêu của thị trường
Thị trƣờng phát điện cạnh tranh đƣợc phát triển nhằm đáp ứng đƣợc các mục
tiêu cơ bản sau:
- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, đảm bảo thu hút đủ vốn đầu tƣ vào ngành
điện nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng của phụ tải, đồng thời hạn chế những xáo trộn
lớn về cấu trúc ngành ảnh hƣởng đến việc vận hành của hệ thống điện.
- Thu hút đầu tƣ từ các nguồn lực mới bên cạnh các nhà đầu tƣ truyền thống cần

thu hút đƣợc những nguồn đầu tƣ khác, đặc biệt là các nhà đầu tƣ tƣ nhân và nƣớc
ngoài.
- Tăng sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động và có giá điện hợp lý, mức
độ cạnh tranh trong thị trƣờng điện sẽ tăng lên dần dần để tạo ra những động lực mạnh
mẽ khuyến khích nâng cao hiệu quả.
1.2.2. Đối tượng tham gia thị trường
- Tất cả các nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30MW đấu nối trực tiếp vào
lƣới điện quốc gia bắt buộc phải tham gia cạnh tranh bán điện (trừ các nhà máy đƣợc
đầu tƣ theo hình thức BOT, các nhà máy điện gió, địa nhiệt…)
- Từ năm 2015, các nhà máy thủy điện có công suất đặt đến 30 MW, đấu nối
lƣới điện cấp điện áp từ 110 kV trở lên, đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng
đƣợc quyền lựa chọn tham gia thị trƣờng điện.


6

- Các đơn vị cung cấp dịch vụ trong Thị trƣờng phát điện cạnh tranh, bao gồm:
i) Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đảm nhận vai trò của Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trƣờng điện và Đơn vị cung cấp dịch vụ thu nhập và quản lý số liệu
đo đếm điện năng;
ii) Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đảm nhận vai trò đơn vị cung cấp
dịch vụ truyền tải điện.
1.2.3. Cấu trúc thị trường
Thị trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam áp dụng mô hình thị trƣờng điện tập
trung toàn phần và chào giá dựa trên chi phí, tuy nhiên thực tế áp dụng tại VCGM là
mô hình lai (hybrid) giữa mô hình chào giá theo chi phí biến đổi (Cost-based Gross
Pool) và mô hình chào giá tự do (Price-Based Gross Pool). Toàn bộ điện năng phát của
các nhà máy điện đƣợc chào bán cho Đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty Mua bán
điện, thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam) trên thị trƣờng giao ngay.


Hợp đồng & Thanh toán

Chào
Chào giá
giá
Điều
Điều độ
độ

Genco
Genco

SMO
SMO

Bảng
Bảng kê

thanh
thanh toán
toán

SB
SB
EVN

Hợp đồng

Thanh
MBĐ nộitoán

bộ

Bảng
Bảng kê

thanh
thanh toán
toán

PC
PC

Số liệu
đo đếm

BOT
BOT
(SMO
BOT
công
sản
(SB
chào
(SBbố
chào
lƣợng)
thay)
thay)
SMHP
SMHP

(SMO
(SMO công
công
bố
bố sản
sản
lượng)
lượng)

Đơn
Đơn vị
vị phát
phát
điện
điện

Số
Số liệu
liệu
đo
đo đếm
đếm

MDMSP
MDMSP

Điện
Điện năng
năng


TNO
TNO

Điện
Điện năng
năng

Đơn
Đơn vị
vị cung
cung
cấp
cấp dịch
dịch vụ
vụ

Đơn
Đơn vị
vị bán
bán
buôn
buôn

Số
Số liệu
liệu đo
đo đếm
đếm

Đơn

Đơn vị
vị phân
phân
phối
phối

Hình 1.2- Cấu trúc thị trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam
Thị trƣờng điện giao ngay có chu kỳ giao dịch là một giờ. Các đơn vị phát điện
công bố công suất sẵn sàng và chào giá phát điện của từng tổ máy cho từng chu kỳ
giao dịch của ngày tới. Các nhà máy điện chào giá tuân thủ theo quy định về giá trần
bản chào đƣợc Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện tính toán cho từng
nhà máy. Các các nhà máy thuỷ điện chiến lƣợc đa mục tiêu do Đơn vị vận hành hệ


7

thống điện và thị trƣờng điện tính toán tối ƣu và công bố biểu đồ huy động trƣớc thời
điểm chào giá của các thành viên thị trƣờng.
Lịch huy động các tổ máy đƣợc Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng
điện lập cho từng chu kỳ giao dịch căn cứ trên bản chào giá của các tổ máy, dự báo
phụ tải hệ thống điện và khả năng tải của lƣới điện truyền tải theo nguyên tắc tổng chi
phí mua điện là thấp nhất có xét đến các ràng buộc trong hệ thống điện.
Giá điện năng thị trƣờng giao ngay (SMP) đƣợc xác định sau ngày vận hành
(Ex-post) do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện xác định cho từng chu
kỳ giao dịch theo nguyên tắc giá biên hệ thống điện (SMP-System Marginal Price) căn
cứ trên phụ tải thực tế của hệ thống, các bản chào giá và công suất sẵn sàng thực tế của
các tổ máy. Giá thị trƣờng toàn phần cho từng chu kỳ giao dịch sử dụng trong tính
toán thanh toán hợp đồng CfD đƣợc xác định bằng tổng giá điện năng thị trƣờng
(SMP) và giá công suất thị trƣờng (CAN – Capacity Add-oN).
Giá công suất thị trƣờng (CAN) đƣợc xác định hàng năm nhằm đảm bảo cho

Nhà máy điện mới tốt nhất (BNE – Best New Entrant, là nhà máy nhiệt điện chạy nền,
có tổng chi phí phát điện thấp nhất trong các nhà máy mới đƣợc đƣa vào vận hành
trong năm) thu hồi đủ tổng chi phí phát điện trong năm. Giá công suất thị trƣờng đƣợc
xác định cho từng chu kỳ giao dịch, tỷ lệ thuận với phụ tải hệ thống điện giờ cao điểm
và giờ bình thƣờng. Trong các giờ thấp điểm giá công suất đƣợc tính bằng không (0).
Các nhà máy điện tham gia cạnh tranh trên thị trƣờng ký hợp đồng CfD với Tập
đoàn Điện lực Việt Nam. Giá hợp đồng do hai bên thoả thuận nhƣng không vƣợt quá
khung giá do Bộ Công Thƣơng ban hành. Sản lƣợng hợp đồng hàng năm đƣợc xác
định trƣớc khi bắt đầu năm vận hành theo kết quả tính toán tối ƣu hệ thống điện của
năm tiếp theo. Tỷ lệ điện năng thanh toán theo giá hợp đồng cho năm đầu tiên của thị
trƣờng đƣợc quy định ở mức bằng 90% - 95% tổng sản lƣợng điện phát của nhà máy,
phần còn lại đƣợc thanh toán theo giá thị trƣờng giao ngay. Năm 2015, mức tỷ lệ này
là 90% (áp dụng đối với các nhà máy nhiệt điện) và 80% (áp dụng đối với các nhà máy
thủy điện). Sản lƣợng thanh toán theo giá hợp đồng của từng chu kỳ giao dịch đƣợc
tính toán phân bổ từ sản lƣợng hợp đồng hàng năm.
Chu kỳ thanh toán trong thị trƣờng là một tháng. Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trƣờng điện chịu trách nhiệm tính toán và công bố các khoản thanh toán trong
thị trƣờng điện giao ngay. Căn cứ số liệu thanh toán do Trung tâm Điều độ hệ thống
điện quốc gia công bố và hợp đồng mua bán điện đã ký vớiTập đoàn Điện lực Việt
Nam/Công ty Mua bán điện, đơn vị phát điện tính toán và phát hành hoá đơn cho chu
kỳ thanh toán.
Ngày 22 tháng 7 năm 2014, Bộ Công Thƣơng đã ban hành Quyết định số
6463/QĐ-BCT phê duyệt Thiết kế tổng thể Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh
(VWEM). Quyết định số 6463/QĐ-BCT của Bộ Công Thƣơng đã quy định về tổng thể
về các đơn vị tham gia thị trƣờng bán buôn điện, định hƣớng các cơ chế vận hành thị


8

trƣờng bán buôn điện (vận hành thị trƣờng giao ngay, hợp đồng song phƣơng, dịch vụ

phụ trợ, thanh toán…).
Về kế hoạch triển khai thực hiện 02 giai đoạn thực hiện Thị trƣờng bán buôn
điện cạnh tranh, cụ thể bao gồm:
- Giai đoạn 1: Vận hành thị trƣờng thí điểm (bƣớc 1 từ năm 2015 đến 2017;
bƣớc 2 từ năm 2017 đến 2019)
- Giai đoạn 2: Vận hành thị trƣờng hoàn chỉnh (từ năm 2019 đến 2021).
1.3. Một số đặc điểm của thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh
1.3.1. Mục tiêu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh đƣợc xây dựng nhằm đạt đƣợc các mục
tiêu cơ bản sau đây:
- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, đầy đủ;
- Giá điện hợp lý;
- Đảm bảo phát triển ngành điện bền vững;
- Thu hút vốn đầu tƣ từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia
hoạt động điện lực, giảm dần đầu tƣ của Nhà nƣớc cho ngành điện;
- Nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trong
các hoạt động giao dịch mua bán điện và trong công tác vận hành.
1.3.2. Nguyên tắc xây dựng thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đặt ra, Thiết kế chi tiết Thị trƣờng bán buôn
điện cạnh tranh cần phải tuân thủ các nguyên tắc thiết kế sau đây:
- Phù hợp với Thiết kế tổng thể thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam
(VWEM) và Lộ trình: Thiết kế chi tiết Thị trƣờng bán buôn điện canh tranh sẽ căn cứ
theo các nguyên tắc đã đƣợc quy định trong Quyết định 63/2013/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ và Quyết định 6463/QĐ-BCT của Bộ Công Thƣơng để xây dựng các
cơ chế vận hành chi tiết cho Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh phù hợp với điều
kiện ngành điện Việt Nam và mang tính khả thi trong quá trình thực hiện.
- Đơn giản, khả thi và phù hợp với điều kiện ngành điện Việt Nam: Yêu cầu bắt
buộc đối với Thiết kế chi tiết Thị trƣờng bán buôn điện canh tranh là phải đảm bảo
tính đơn giản, hạn chế phát sinh các cơ chế phức tạp, gây khó khăn trong quá trình
thực hiện, ảnh hƣởng đến tính khả thi trong thực tế. Đồng thời, cần phải rà soát, đánh

giá các điều kiện đặc thù của ngành điện Việt Nam để đƣa ra đƣợc Thiết kế chi tiết Thị
trƣờng bán buôn điện cạnh tranh phù hợp với các điều kiện đặc thù này.
- Kế thừa các ƣu điểm và khắc phục các tồn tại của Thị trƣờng phát điện cạnh
tranh Việt Nam: Các kết quả đạt đƣợc và các vấn đề tồn tại của Thị trƣờng phát điện
cạnh tranh đã đƣợc đánh giá, tổng hợp. Với vai trò là bƣớc phát triển tiếp theo của Thị
trƣờng phát điện cạnh tranh, Thị trƣờng bán buôn cạnh tranh phải tiếp tục duy trì, phát
triển mở rộng các kết quả tích cực của Thị trƣờng phát điện cạnh tranh; đồng thời cần
có các cơ chế phù hợp để xử lý tốt, hiệu quả các vấn đề còn tồn tại của Thị trƣờng phát


9

điện cạnh tranh.
- Thiết kế phải mang tính dài hạn: Quá trình xây dựng Thiết kế chi tiết VWEM
đƣợc thực hiện dựa trên tầm nhìn phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam, trên cơ
sở đó xác định các bƣớc thực hiện cần thiết để chuyển đổi từ Thị trƣờng phát điện
cạnh tranh lên Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh. Trong quá trình chuyển đổi từ
năm 2016 đến 2019, khi cơ sở hạ tầng đang trong giai đoạn hoàn thiện chƣa đáp ứng
đủ các yêu cầu cần thiết, Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh nhằm thí điểm một số
cơ chế, rút kinh nghiệm trƣớc khi chính thức vận hành Thị trƣờng bán buôn điện cạnh
tranh.
- Tối thiểu hóa chi phí mua điện toàn hệ thống: Tối thiểu hóa chi phí là một
trong những nguyên tắc quan trọng đối với Thiết kế chi tiết Thị trƣờng bán buôn điện
cạnh tranh. Để thực hiện mục tiêu này, về nguyên tắc cần phải thực hiện lập lịch, điều
độ tối ƣu có xét đến ràng buộc về an ninh hệ thống; cũng nhƣ huy động hiệu quả các
dịch vụ phụ trợ (các dịch vụ điều chỉnh tần số, dịch vụ điều chỉnh điện áp…).
- Định giá hiệu quả: Cơ chế định giá hiệu quả giúp đạt đƣợc mục tiêu tối thiểu
hóa chi phí mua điện trên thị trƣờng, đồng thời đƣa ra tín hiệu giá đúng, phản ánh
đúng chi phí mua điện tại bất cứ địa điểm và trong các chu kỳ giao dịch. Cơ chế định
giá thị trƣờng cần khuyến khích các đơn vị phát điện thực hiện các hành vi chào giá

phát điện một cách hiệu quả, khuyến khích các đơn vị phát điện hoạt động theo định
hƣớng tối ƣu chi phí; và đƣa ra tín hiệu giá hiệu quả cho khách hàng tham gia thị
trƣờng.
- Khuyến khích đầu tƣ hiệu quả: Một trong số các mục tiêu quan trọng của thị
trƣờng điện Việt Nam là thu hút đầu tƣ phát triển nguồn điện mới. Để đạt đƣợc mục
tiêu này, Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh cần phải:
i) Đƣa ra đƣợc tín hiệu về giá, phản ánh đúng nhu cầu hệ thống cho nhà đầu tƣ;
ii) Đảm bảo tính minh bạch trong toàn bộ quá trình vận hành hệ thống điện – thị
trƣờng điện;
iii) Có cơ chế hợp đồng ký kết với các nguồn điện mới để quản lý rủi ro thị
trƣờng;
iv) Khuyến khích nâng cao hiệu quả vận hành để khai thác tối ƣu các nguồn
điện hiện có.
- Hiệu quả, minh bạch trong vận hành hệ thống điện, thị trƣờng điện: Một khía
cạnh quan trọng của tất cả các thị trƣờng điện là hiệu quả vận hành cũng nhƣ tính minh
bạch trong quá trình vận hành thị trƣờng điện và hệ thống điện. Một thị trƣờng điện có
thể đƣợc thiết kế tốt, nhƣng thực tế hoạt động lại không đạt hiệu quả nhƣ dự kiến nếu
nhƣ không đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc vận hành thị trƣờng hiệu quả và minh
bạch. Để đảm bảo nguyên tắc trên, Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
i) Có cơ chế, công cụ định giá thị trƣờng và điều độ hệ thống điện hiệu quả;


10

ii) Huy động các nguồn điện một cách hiệu quả;
iii) Khai thác nguồn nƣớc thủy điện hiệu quả trong ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn;
iv) Vận hành hệ thống truyền tải điện truyền tải hiệu quả;
v) Đảm bảo tính minh bạch, đơn giản đối với lập lịch huy động và tính giá thị

trƣờng;
vi) Có các quy định về đảm bảo tính minh bạch để tạo lòng tin đối với nhà đầu
tƣ: công bố đầy đủ thông tin, đảm bảo tính độc lập của Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trƣờng điện; kiểm toán độc lập các công cụ tính toán; cơ chế giám sát thị
trƣờng…;
vii) Tối thiểu hóa các trƣờng hợp ngoại lệ và ngoài thị trƣờng;
viii) Đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo giữa quy định vận hành thị
trƣờng và các quy định có liên quan khác).
- Nâng cao tính cạnh tranh trong ngành điện: để đảm bảo tính cạnh tranh trong
ngành điện, trƣớc hết cần phải đảm bảo cấu trúc ngành điện phù hợp, theo đó, cần hình
thành nhiều đơn vị mua điện và nhiều đơn vị bán điện, các đơn vị cung cấp dịch vụ
(Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân
phối điện….) cần độc lập với bên mua và bên bán. Ngoài ra, Thiết kế chi tiết Thị
trƣờng bán buôn điện cạnh tranh cần xem xét đến vấn đề phân bổ các hợp đồng CfD
hiện tại cho các Tổng công ty Điện lực một các hiệu quả; có cơ chế giám sát và điều
tiết phù hợp để hạn chế hành vi chi phối lũng đoạn thị trƣờng.
- Phân bổ rủi ro hợp lý: Một trong những nguyên tắc chung của Thiết kế chi tiết
Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh cần phải phân bổ rủi ro thị trƣờng điện một các
hợp lý. Để thực hiện đƣợc nguyên tắc này, Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh cần
phải:
i) Phân bổ rủi ro cho đến đơn vị thành viên có đủ khả năng và đủ động lực để
quản lý rủi ro;
ii) Thực hiện phân bổ hợp đồng CfD hiện có sang các Tổng công ty Điện lực để
đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả cho các bên bán điện và bên mua điện;
iii) Đƣa ra các cơ chế hợp đồng phù hợp để đơn giản hóa việc quả lý rủi ro về
giá và sản lƣợng, đặc biệt là đối với các thành viên mới tham gia thị trƣờng.
- Tối đa mức độ tham gia thị trƣờng: Một trong những hạn chế chính của Thị
trƣờng phát điện cạnh tranh là có khoảng 59% công suất đặt hệ thống không tham gia
thị trƣờng. Điều này gây ra các hạn chế trong việc đảm bảo giá thị trƣờng phản ánh
đúng chi phí biên toàn hệ thống, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến tính minh bạch trong thị

trƣờng. Để khắc phục vấn đề này, Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh đƣợc thiết kế
theo nguyên tắc đƣa tất cả các nhà máy điện có công suất đặt trên 30 MW, kể cả các
nhà máy thủy điện chiến lƣợc đa mục tiêu và nhà máy điện BOT tham gia thị trƣờng
điện.


11

1.3.3. Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Tổng quan chung về cấu trúc Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam
đƣợc mô tả trong hình dƣới đây.

Hình 1.3 Cấu trúc Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh
Các cơ chế vận hành, giao dịch trong Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh bao
gồm:
i) Quy định về các đơn vị thành viên tham gia thị trƣờng: bên bán điện, bên
mua điện và các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ;
ii) Thị trƣờng giao ngay: áp dụng mô hình thị trƣờng tập trung toàn phần (Gross
Pool) với các đặc điểm chính sau:
- Cơ chế chào giá lai (hybrid) giữa mô hình CBP và PBP, tƣơng tự nhƣ Thị
trƣờng phát điện cạnh tranh; sau đó chuyển dần sang mô hình chào giá tự do (PBP) khi
đáp ứng đủ điều kiện.
- Lập lịch huy động, điều độ có xét đến các ràng buộc hệ thống.
- Đồng tối ƣu giữa điện năng và dịch vụ dự phòng.
- Định giá thị trƣờng theo vùng/nút khi đáp ứng đủ điều kiện hạ tầng.
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện thực hiện tính toán, thanh
toán trên thị trƣờng giao ngay.
- Vận hành thị trƣờng công khai, minh bạch; đảm bảo công bố thông tin thị



×