Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phân tích các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng các công trình cầu ở tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HẢI TRIỀU

PHÂN TÍCH CÁC GİẢİ PHÁP NÂNG CAO
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH
CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃİ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HẢI TRIỀU

PHÂN TÍCH CÁC GİẢİ PHÁP NÂNG CAO
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH
CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃİ

Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số
: 60.58.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GVC.TS NGUYỄN VĂN MỸ


Đà Nẵng - Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Triều


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, Luận văn là một thử thách rất lớn
đòi hỏi sự nổ lực nghiêm túc của học viên. Để hoàn thành được luận văn này,
ngoài sự cố gắng của bản thân, còn phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt thành của nhiều
đồng nghiệp. Do vậy, ngay sau khi hoàn thành luận văn này, cũng là lúc tôi
muốn thể hiện lòng biết ơn chân thành và tri ân sâu sắc nhất.
Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường
Đại học Bách Khoa thuộc Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức bổ
ích cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS.
Nguyễn Văn Mỹ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp ở Quảng Ngãi, các đồng
nghiệp cùng cơ quan và các bạn học viên cùng lớp Thạc sỹ ngành Kỹ thuật xây
dựng công trình giao thông, khóa 32 đã giúp tôi hoàn thành Luận văn này.

Tôi xin chúc các thầy, cô Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, các bạn
đồng nghiệp và các bạn học viên cùng lớp dồi dào sức khỏe và thành công trong
cuộc sống.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Đà Nẵng, ngày thàng

năm 2017

Nguyễn Hải Triều


iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc phân tích các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng các công trình cầu ở tỉnh
Quảng Ngãi là vấn đề cần thiết được Ngành giao thông vận tải và xã hội quan tâm. Luận văn
đã trình bày thực trạng, phân tích các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
quản lý chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng
Ngãi, học viên đã xây dựng Bảng câu hỏi gồm 36 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công
trình và tầm quan trọng của mỗi nhân tố; sau đó gửi đến các chuyên gia đã và đang tham gia
công trong ngành giao thông ở Quảng Ngãi để khảo sát ý kiến. Với số lượng bảng câu hỏi
khảo sát được gửi là hơn 400 bảng câu hỏi gửi trực tiếp và hơn 300 bảng câu hỏi gửi qua
mail; sau gần 02 tháng tích cực liên hệ, thu thập bảng câu hỏi; kết quả thu thập được 249 bảng
câu hỏi phản hồi (đạt 35,5%); qua kiểm tra, rà soát có 60 bảng câu hỏi không hợp lệ, hoặc
không đáng tin cậy; còn lại 189 bảng câu hỏi hợp lệ, đáng tin cậy dùng để phân tích.
Sau đó, học viên sử dụng Phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và phân tích dữ liệu; dùng
phương pháp phân tích nhân tố chính (PCA) xác định được 05 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng
đến chất lượng công trình cầu ở Quảng Ngãi gồm: (1) Các yếu về mặt kỹ thuật và tổ chức, (2)
Các yếu tố về mặt KCS nội bộ của Nhà thầu, (3) Các yếu tố về năng lực của Tư vấn giám sát,

(4) Các yếu tố về năng lực của Chủ đầu tư, (5) Các yếu tố về việc tuân thủ qui trình thi công,
nghiệm thu của Nhà thầu. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
Từ khóa: Chất lượng công trình cầu ở Quảng Ngãi, phân tích nhân tố chính, yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng công trình cầu.

ABSTRACT
Analysis of solutions to improve the quality management of bridges in Quang Ngai is
an urgent and necessary issue that is of concern to the transport sector and the whole society.
The thesis presents the current status, analysis of causes and proposed solutions to improve
quality management of bridges in Quang Ngai province.
To determine factors affecting the quality of bridges in Quang Ngai, the author has
developed a questionnaire with 36 factors affecting the quality of construction and the
importance of each factor; Then send to the experts have been involved in the transport sector
in Quang Ngai to survey. The number of questionnaires sent was more than 400 direct
questionnaires and more than 300 questionnaires sent via mail; after nearly two months of
active contact, collecting questionnaires; The results were 249 questionnaire responses
(35.5%); There were 60 questionnaires that were invalid or unreliable; There are 189 valid,
reliable questionnaires for analysis and research.
The author then used the SPSS 16.0 Software to process and analyze the data; Using the
Principal Component Analysis (PCA) method, five main groups of factors affecting the quality of
bridge construction in Quang Ngai are identified: (1) technical and organizational weaknesses,
(2) weaknesses (3) Qualifications of Supervisor, (4) Capacity Factors of Employer, (5) Elements
of Compliance Execution and acceptance of the contractor. Based on that, the authors propose
solutions to improve the quality management of bridges in Quang Ngai.
Key words: Quality of bridge construction in Quang Ngai, Principal Component
Analysis, factors affecting the quality of bridges.


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 2
5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .......................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ....................................................................................... 3
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ........... 3
1.2. MỘT SỐ BẤT CẬP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CẦU
Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ......................................................................................................... 4
1.2.1. Đối với chủ đầu tư .......................................................................................... 5
1.2.2. Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng ............................................................. 5
1.2.3. Đối với nhà thầu thi công xây dựng ................................................................ 7
1.3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BỊ HƯ HỎNG Ở QUẢNG
NGÃI ......................................................................................................................................... 8
Kết luận Chương 1: ....................................................................................................... 11
Chương 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CÁC CÔNG TRÌNH CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................... 12
2.1. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA ........................................................................ 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ............................................................................... 13
2.2.1. Phương pháp phân tích và kiểm nghiệm....................................................... 13

2.2.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 14
2.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................... 14
2.2.4 Phương tiện đánh giá ..................................................................................... 19
2.2.4.1 Phần mềm 16.0: .......................................................................................... 19
2.4.2.2 Cơ sở lý thuyết đánh giá ............................................................................. 20
2.2.5. Thu thập số liệu ............................................................................................. 22
2.2.5.1 Kết quả thu thập dự liệu.............................................................................. 22
2.2.5.2. Đặc điểm của người trả lời (Chuyên gia) .................................................. 23
2.3. PHÂN TÍCH VÀ DIỄN GIẢI ................................................................................ 26


v
2.3.1. Xếp hạng các nhân tố .................................................................................... 26
2.3.1.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha: .................................................................. 26
2.3.1.2. Nhận xét ..................................................................................................... 34
2.3.2. Kết quả phân tích và biện luận ...................................................................... 34
2.3.2.1. Mười yếu tố được đánh giá quan trọng nhất ............................................. 34
2.3.2.2 Mười yếu tố được các chuyên gia đánh giá ảnh hưởng đến chất lượng công
trình nhiều nhất ............................................................................................................. 38
2.3.2.3 Mười yếu tố có khoảng cách lớn nhất giữa điểm số tầm quan trọng và điểm
số mức độ ảnh hưởng đến chất lượng công trình .......................................................... 42
2.3.3 Phân tích nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh
Quảng Ngãi .................................................................................................................... 46
2.3.3.1. Quá trình thực hiện:................................................................................... 49
2.3.3.2. Kết quả phân tích nhân tố: ....................................................................... 49
2.3.2.3 Xây dựng cấu trúc thứ bậc .......................................................................... 53
Kết luận Chương 2: ....................................................................................................... 56
Chương 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI. ................. 57
3.1 NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI 10 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT

LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI NHIỀU NHẤT .......... 57
3.1.1. Công tác đền bù giải tỏa (MT3) .................................................................... 58
3.1.2. Sự đáp ứng về nhân công và các nguyên vật liệu tại địa phương (MT8) ..... 58
3.1.3. Loại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng trong dự án (KT2) ................. 58
3.1.4. Kinh nghiệm làm việc tại địa phương của các bên tham gia dự án (MT7) .. 59
3.1.5. Công tác thiết kế, lựa chọn giải pháp thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công, lựa chọn vật liệu xây dựng và công nghệ thi công công trình (KT6) .................. 59
3.1.6. Việc lựa chọn đơn vị Tư vấn giám sát; năng lực, kinh nghiệm và hệ thống
quản lý chất lượng của đơn vị TVGS thi công xây dựng công trình (TC7) .................. 60
3.1.7. Độ lớn qui mô dự án (KT1) .......................................................................... 60
3.1.8. Công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng công
trình (KT7) ..................................................................................................................... 61
3.1.9. Điều kiện mặt bằng thi công tại hiện trường (MT10) và Địa điểm dự án (xa
xôi, hẻo lánh hay gần trung tâm); hệ thống giao thông đến công trường (MT5) .......... 61
3.2. NHÓM 05 YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG
TRÌNH CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃİ......................................................................... 61
3.2.1 Yếu tố 01: Các yếu tố ảnh hưởng về mặt kỹ thuật và tổ chức ....................... 62
3.2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng về mặt kỹ thuật: ...................................................... 63
3.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng về mặt tổ chức: ....................................................... 64
3.2.2 Yếu tố 2: Các yếu tố ảnh hưởng về mặt KCS nội bộ của Nhà thầu .............. 65
3.2.3 Yếu tố 3: Các yếu tố về năng lực của Tư vấn giám sát (TVGS): .................. 67


vi
3.2.4 Yếu tố 4 – Các yếu tố về năng lực của Chủ đầu tư ........................................ 69
3.2.5. Yếu tố 5 – Các yếu tố về việc tuân thủ qui trình thi công, nghiệm thu ........ 71
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vii

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18
Bảng 2.19
Bảng 2.20

Bảng 2.21
Bảng 2.22
Bảng 2.23

Tên bảng

Trang

Các cầu thuộc các tuyến đường huyện, xã quản lý.
Các cầu thuộc các tuyến đường tỉnh quản lý.
Các cầu trên các Tuyến Quốc lộ .
Câu hỏi khảo sát phần A.
Ý nghĩa về trị trung bình
Kiểm định KMO
Tổng hợp số năm kinh nghiệm của người trả lời
Tổng hợp địa vị công tác của người trả lời
Tổng hợp trình độ học vấn của người trả lời
Tổng vai trò trong dự án của người trả lời
Tổng hợp loại hình dự án của người trả lời đã tham gia
Tổng hợp loại hình dự án của người trả lời đã tham gia
Cronbach alpha của các thành phần thang đo mức độ ảnh
hưởng đến chất lượng công trình của các nhân tố.
Cronbach alpha của các thành phần thang đo mức độ tầm quan
trọng của các nhân tố
Tổng hợp tầm quan trọng của các yếu tố.
10 yếu tố khách hàng đánh giá quan trọng nhất
Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chất lượng công
trình của các chuyên gia:
10 yếu tố được các chuyên gia đánh giá ảnh hưởng đến chất
lượng các công trình cầu nhiều nhất

Tổng hợp khoảng cách giữa điểm số tầm quan trọng và điểm
số mức độ ảnh hưởng
10 yếu tố có khoảng cách lớn nhất giữa điểm số tầm quan trọng
và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Các nhân tố có Cronbach’s alpha > 0,6 và Corrected ItemTotal Correlation > 0,3 sử dụng trong phân tích PCA.
Kết quả kiểm định KMO và Bartlertt.
Kết quả kiểm tra giá trị Communalities.
Kết quả tổng hợp phương sai giải thích.
Kết quả ma trận xoay nhân tố
Kết quả đặt tên yếu tố.

3
4
4
15
20
22
23
23
24
25
25
26
26
31
34
38
38
42
42

45
46
49
50
50
51
51


viii

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11

Hình 3.1

Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

Tên hình

Trang

Cầu Bà Dầu (Quảng Ngãi) bị sập nhịp giữa trong lúc thi công
ngày 26/12/2011
Hư hỏng tại cầu Suối Tó 1, lý trình Km9+400, tuyến ĐT.623B
Gia cố tạm cầu Thiên Xuân
Mặt cầu vượt đường sắt, lý trình Km982+981 bị hư hỏng
nghiêm trọng.
Mặt cầu của Cầu Châu Ổ, Quốc lộ 1, huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi hư hỏng, xuống cấp nặng
Quá trình nghiên cứu đánh giá
Mô hình nghiên cứu đo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi
Phân loại người trả lời theo kinh nghiệm làm việc
Phân loại người trả lời theo chức vụ công tác
Phân loại người trả lời theo trình độ học vấn
Phân loại người trả lời theo vai trò tham gia trong dự án
Phân loại người trả lời theo nguồn vốn thực hiện dự án của
người trả lời tham gia quản lý, điều hành.
Phân loại người trả lời theo qui mô vốn thực hiện dự án đã
tham gia quản lý, điều hành.
Phân bố tầm quan trọng của các yếu tố.

Phân bố mức độ ảnh hưởng đến chất lượng công trình của các
yếu tố theo đánh giá của các chuyên gia.
Cấu trúc thứ bậc được rút ra từ kết quả phân tích nhân tố.
Mười nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở
tỉnh Quảng Ngãi nhiều nhất (Có trị trung bình (Mean) lớn
nhất)
Năm nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng các công
trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
Các giải pháp đối với các yếu tố về mặt kỹ thuật và tổ chức để
nâng cao chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi
Các giải pháp đối với các yếu tố về mặt KCS nội bộ của Nhà
thầu để nâng cao chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng
Ngãi

8
8
9
9
10
13
14
23
24
24
25
25
26
37
41
55

57

62
62
66


ix
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

Sơ đồ giám sát vật liệu đầu vào.
Các giải pháp đối với các yếu tố về năng lực của Chủ đầu tư
để nâng cao chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi
Các giải pháp đối với các yếu tố về về việc tuân thủ qui trình
thi công, nghiệm thu của Nhà thầu để nâng cao chất lượng các
công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi

68
70
72


-1MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở trung đoạn giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, là đầu mối giao thông của khu vực Trung trung bộ và Tây nguyên; có các trục
giao thông đường bộ, đường sắt của quốc gia đi qua như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24, Quốc
lộ 24B, Quốc lộ 24C, Đường sắt thống nhất Bắc Nam gắn với sân bay Quốc tế Chu Lai

và cảng biển nước sâu Dung Quất, nên rất thuận lợi trong việc giao thông với các tỉnh,
thành phố trong cả nước và Quốc tế; tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng Trung trung bộ, phía
bắc giáp với tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp với tỉnh KonTum, phía Nam giáp với tỉnh
Bình Đình và phía Đông giáp với Biển Đông, đặc điểm tự nhiên của tỉnh có đồng bằng
nhỏ hẹp, địa hình dốc, có nhiều sông suối, các dòng sông lớn như: Sông Trà Khúc,
Sông Vệ, Sông Trà Bồng... và hàng trăm con suối lớn nhỏ trên địa bàn 06 huyện Miền
núi, tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng các công trình cầu ở tỉnh Quảng
Ngãi là vấn đề tất yếu để hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, nhờ chủ trương, chính sách đổi mới mở cửa của Đảng
và Nhà nước, các công trình cầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã được đầu tư xây
dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau từ Trung ương, địa phương, trái phiếu Chính
phủ và nguồn vốn ODA nhờ đó mà mạng lưới giao thông tỉnh Quảng Ngãi ngày càng
hoàn thiện và phát triển lớn mạnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận
chuyển hàng hóa của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển Kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, qua đó đã nâng cao được đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân, giúp rút ngắn khoảng cách và chênh lệch phát triển giữa Đồng bằng
và Miền núi.
Hiện nay, việc tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chống lãng phí thất
thoát, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình; đặc biệt chất lượng
công trình giao thông là vấn đề nóng được Lãnh đạo ngành GTVT và toàn xã hội quan
tâm. Vì vậy, việc “Phân tích các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng các công
trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi” là vấn đề cần thiết được thực hiện.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tổng quan về thực trạng đầu tư xây dựng các
công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi; phân tích, đánh giá những nguyên nhân chung ảnh
hưởng đến chất lượng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quản lý chất lượng các
công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
+ Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu tổng quan về thực trạng đầu tư xây dựng các



-2công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi; phân tích, đánh giá các yếu tố chính ảnh hưởng đến
chất lượng và đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng các công trình cầu ở
tỉnh Quảng Ngãi.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi và
việc đánh giá của các chuyên gia đã và đang công tác trong ngành giao thông ở tỉnh
Quảng Ngãi về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng
Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về việc đầu tư xây dựng các công
trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi; việc đánh giá của các chuyên gia đã và đang công tác
trong ngành giao thông ở tỉnh Quảng Ngãi về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi; phân tích, đánh giá các yếu tố chính ảnh hưởng
đến chất lượng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quản lý chất lượng các công
trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các qui trình, qui phạm và các tiêu chuẩn
của Việt Nam về thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu cống; các văn bản của Nhà nước
về quản lý đầu tư xây dựng, văn bản của Nhà nước về Quản lý chất lượng công trình;
các sách báo...
- Nghiên cứu thực nghiệm: Điều tra, phân tích thực trạng các công trình cầu
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; các tồn tại, hư hỏng và các phương pháp đã khắc phục
tồn tại, nghiên cứu giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao quản lý chất lượng
các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
4. Bố cục của đề tài
Chương 1. Tổng quan về thực trạng xây dựng các công trình cầu ở tỉnh Quảng
Ngãi.
Chương 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở
tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3. Kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các công trình cầu
ở tỉnh Quảng Ngãi.

5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nguồn tài liệu nghiên cứu về Phân tích các giải pháp nâng cao quản lý chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu dựa vào tài liệu giảng dạy bậc cao
học, các báo cáo nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước; các sách,
các qui định của Nhà nước về công tác đấu thầu, thiết kế, thi công công trình; bảo trì,
quản lý đầu tư xây dưng công trình cầu...


-3Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CẦU Ở
TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở trung đoạn giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, là đầu mối giao thông của khu vực Trung trung bộ và Tây nguyên; có các trục
giao thông đường bộ, đường sắt của quốc gia đi qua như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24,
Quốc lộ 24B, Quốc lộ 24C, Đường sắt thống nhất Bắc Nam gắn với sân bay Quốc tế
Chu Lai và cảng biển nước sâu Dung Quất, nên rất thuận lợi trong việc giao thông với
các tỉnh, thành phố trong cả nước và Quốc tế; tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng Trung
trung bộ, phía bắc giáp với tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp với tỉnh KonTum, phía
Nam giáp với tỉnh Bình Đình và phía Đông giáp với Biển Đông, đặc điểm tự nhiên của
tỉnh có đồng bằng nhỏ hẹp, địa hình dốc, có nhiều sông suối, các dòng sông lớn như
Sông Trà Khúc, Sông Vệ, Sông Trà Bồng... và hàng trăm con suối lớn nhỏ trên địa bàn
06 huyện Miền núi, tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, tỉnh Quảng Ngãi phải xây dựng nhiều
công trình cầu để hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, hiện tại tỉnh Quảng
Ngãi có tổng cộng khoảng 789 cầu lớn nhỏ; nằm trên các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ
và các tuyến đường ở các huyện, xã cụ thể được bình bày trên các bảng 1.1, 1.2 và 1.3.
Bảng 1.1 Các cầu thuộc các tuyến đường huyện, xã quản lý
Số lượng cầu trên
TT
Địa phương

các tuyến đường
Ghi chú
Huyện, xã
1 Huyện Đức Phổ
95
2 Huyện Mộ Đức
65
3 Thành phố Quảng Ngãi
2
4 Huyện Bình Sơn
26
5 Huyện Trà Bồng
16
6 Huyện Tây Trà
21
7 Huyện Sơn Hà
55
8 Huyện Sơn Tây
48
9 Huyện Nghĩa Hành
15
10 Huyện Minh Long
18
11 Huyện Ba Tơ
51
12 Huyện Tư Nghĩa
63
Tổng cộng
475



-4Bảng 1.2 Các cầu thuộc các tuyến đường tỉnh quản lý
Địa phương

TT

1 Tuyến đường ĐT.621 (Châu Ổ - Sa Kỳ)
Tuyến đường ĐT.622B (Quốc lộ 1A - Trà
2
Phong)
3 Tuyến đường ĐT.622C (Quốc lộ 1A - Trà Bồng)
4 Tuyến đường ĐT.623 (Sơn Tịnh – Sơn Tây)
Tuyến đường ĐT.623B (Quảng Ngãi – Thạch
5
Nham)
6 Tuyến đường ĐT.623C (Quảng Ngãi – Cổ Lũy)
Tuyến đường ĐT.624 (Quảng Ngãi – Minh
7
Long)
8 Tuyến đường ĐT.624B (Quán Lát – Đá Chát)
9 Tuyến đường ĐT.624C (Quốc lô 24 – Đồng Cát)
10 Tuyến đường ĐT.626 (Quốc lô 24 – Tây Trà)
11 Tuyến đường ĐT.625 (Quốc lô 24 – Sơn Kỳ)
12 Tuyến đường ĐT.627B (Bồ Đề - Đức Lợi – Mỹ Á)
13 Tuyến đường ĐT.628 (Quốc lộ 1 – Sơn Kỳ)
Tổng cộng

Các cầu trên
Ghi chú
các tỉnh lộ

06
32
16
07
10
06
28
17
08
34
14
06
05
189

Bảng 1.3. Các cầu trên các Tuyến Quốc lộ
Địa phương

TT
1
2
3
4

Quốc lộ 24
Quốc lộ 24B
Quốc lộ 24C
Quốc lộ 1
Tổng cộng


Các cầu trên
Ghi chú
các Quốc lộ
45
05
21
54
125

1.2. MỘT SỐ BẤT CẬP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được các
cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo
thực hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng
đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lượng thấp, cá biệt có công trình vừa


-5xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của,
không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do các chủ đầu tư,
các tổ chức tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình không tuân
thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến thi công
xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì
công trình xây dựng. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng từ Trung ương
đến cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cấp, các ngành. Điều kiện năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây
dựng chưa đáp ứng yêu cầu.
Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực tiếp tham gia
hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các bước chuẩn bị đầu tư dự
án (lập dự án, lập nhiệm vụ, đề cương...), thiết kế công trình, thi công và nghiệm thu

đưa công trình vào sử dụng còn nhiều bất cập, cụ thể:
1.2.1. Đối với chủ đầu tư
Các đơn vị được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư hầu hết nghiêm túc thực hiện, tuân
thủ đầy đủ các qui định của Nhà nước về Quản lý đầu tư xây dựng và Quản lý chất
lượng công trình, thường xuyên nâng cao năng lực quản lý cho đội ngủ cán bộ của đơn
vị để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc quản lý đầu tư xây dựng, nâng hiệu
quả đầu tư xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, một số Chủ đầu tư chưa chấp hành đúng trình tự thủ tục xây dựng,
phó mặc cho tư vấn, nhà thầu thi công; với việc thực thi pháp luật trong thực tế còn
hạn chế, đặc biệt đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, một số chủ đầu tư vẫn còn dễ
bị hiểu là “Ông chủ hờ”. Họ chưa bị ràng buộc thật sự chặt chẽ về pháp luật và chưa
thực hiện nghiêm túc qui định quản lý chất lượng, biết nhưng vẫn làm (cố tình lựa một
số đơn vị tư vấn không đủ điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng để ký kết
hợp đồng; những nhà thầu thi công không đảm bảo điều kiện năng lực tài chính,
chuyên môn...vì lợi ích cá nhân nào đó). Một mặt, do năng lực của Chủ đầu tư còn
hạn chế, mặt khác do thiếu trách nhiệm hoặc nguyên nhân nào khác gây ra...
1.2.2. Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng
Hiện nay, thiếu các tư vấn chất lượng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các chủ
trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công
nghệ chính xác, hợp lý, khả thi; trong nhiều trường hợp đã để xảy ra các sai sót, phải
điều chỉnh trong quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến chất
lượng công trình. Nhiều tổ chức tư vấn do đòi hỏi bức bách của công việc mà hình
thành, chưa có những định hướng, chiến lược phát triển rõ rệt. Các Công ty tư vấn xuất
hiện tràn lan, đã bắt đầu có hiện tượng một số doanh nghiệp tư vấn thực hiện dịch vụ
theo kiểu môi giới hoặc thuê mượn, thiếu thực lực gây hiện tượng cạnh tranh không
lành mạnh trong hoạt động tư vấn.


-6Trong những năm gần đây, số lượng các công ty tư vấn phát triển tràn lan nhưng
năng lực thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế và chưa làm tròn trách nhiệm, còn vi phạm

nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng. Hầu hết các đơn vị tư vấn trên địa bàn đều không
có hệ thống quản lý chất lượng; Trên thực tế cho thấy hầu hết các sai sót, khiếm
khuyết trong xây dựng đều có liên quan đến tư vấn xây dựng, nhất là trong thiết kế. Sai
sót của tư vấn thiết kế có trường hợp dẫn đến hậu quả lâu dài khó khắc phục. Tuy rằng
kinh phí cho công tác tư vấn xây dựng không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn.
Những thiếu sót, sai lầm của công tác tư vấn xây dựng thuộc phạm trù chất xám nên
khó phát hiện nhưng điểm lại các nguyên nhân dễ nhận thấy:
(1) Tư vấn thiết kế: Phần lớn các đơn vị tư vấn thiếu các cá nhân chủ trì thiết kế
theo đúng các chuyên ngành phù hợp, điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây
dựng còn hạn chế (vẫn còn tình trạng mượn chứng chỉ: 01 ông kiến trúc sư có chứng
chỉ thiết kế có trong hồ sơ năng lực của nhiều công ty tư vấn); do thiếu về năng lực
hành nghề chuyên môn nên thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến chất
lượng sản phẩm hồ sơ rất kém (vì không có sự đầu tư nghiên cứu, chủ yếu là coppy từ
các công trình tương tự, điển hình; tác giả chủ yếu là những kỹ sư mới ra trường,
chưa có kinh nghiệm...); đa số các đơn vị tư vấn thiết kế không có bộ phận kiểm tra
chất lượng nội bộ KCS; các đơn vị tư vấn thiết kế thường không có sự giám sát tác giả
và hầu hết các công trình, chưa được thiết kế lập quy trình bảo trì.
+ Trong bước thiết kế kỹ thuật (Thiết kế bản vẽ thi công): Công tác khảo sát điều
tra địa chất, thủy văn không chính xác (Trong công tác này, hầu hết lại không được
Ban QLDA nghiệm thu tại hiện trường mà chỉ nghiệm thu trên hồ sơ). Các giải pháp
thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công dở dang
phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ
sung…
+ Các biểu hiện về chất lượng khi công trình thi công xong đưa vào sử dụng đã
xảy ra hiện tượng nứt, lún, sụt trượt, xử lý nước ngầm… Không thể nói chỉ do sai sót
của đơn vị thi công mà còn là do sai sót của thiết kế gây ra.
+ Giám sát tác giả của tư vấn thiết kế: Mới chỉ thực hiện ở dự án do Tư vấn trong
nước thiết kế, nhưng nhìn chung việc giám sát tác giả của Tư vấn thiết kế cũng chưa
nghiêm túc, trách nhiệm về sản phẩm thiết kế chưa cao, chưa chịu trách nhiệm đến
cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình.

(2) Tư vấn khảo sát: còn nhiều bất cập vẫn mang tính hình thức; có nhiều Kết
quả khảo sát không phản ánh đúng thực tế; phương án khảo sát hầu như không có
nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt; quá trình khảo sát không được nghiệm thu chi tiết;
đôi lúc, có đơn vị khảo sát lợi dụng báo cáo khảo sát của công trình lân cận để đưa ra
kết quả khảo sát hoặc chỉ khảo sát một hai vị trí sau đó nội suy cho các vị trí còn lại, ...
(3) Tư vấn giám sát (TVGS): Đây là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý
chất lượng, chất lượng công trình có được bảo đảm phụ thuộc nhiều vào đội ngũ


-7TVGS. Tư vấn giám sát thay mặt Chủ đầu tư để giám sát thi công; chấp nhận khối
lượng, chất lượng của nhà thầu thi công; chấp thuận biện pháp thi công để nhà thầu
thực hiện; thay mặt chủ đầu tư đề xuất quyết định việc xử lý kỹ thuật ở hiện trường.
Do vậy, ở những dự án có chất lượng cao, thi công an toàn là những dự án Tư vấn
giám sát đã làm đúng chức trách của mình và ngược lại.
+ Lực lượng TVGS tuy đông về số lượng nhưng còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi.
Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của các kỹ sư tư vấn giám sát và chế độ chính sách
của Nhà nước đối với công tác TVGS chưa được coi trọng, chưa có cơ chế thu hút và
chế độ đãi ngộ phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn của TVGS; Chưa có biện pháp
quản lý chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, kiểm soát năng lực hành nghề và đạo
đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn giám sát hiệu quả.
+ Hoạt động giám sát chất lượng của Tư vấn được thực hiện chưa đầy đủ, TVGS
chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất
lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để
kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất
lượng công trình trong quá trình thực hiện dự án.
1.2.3. Đối với nhà thầu thi công xây dựng
Vẫn còn có nhà thầu không có cán bộ kỹ thuật, không có chỉ huy trưởng công
trình theo quy định, hoặc bố trí cán bộ chỉ huy trưởng công trường không đúng với hồ
sơ dự thầu... đa số các nhà thầu chưa quan tâm đến biện pháp thi công, hệ thống quản
lý chất lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí khoán trắng cho

đội thi công và tư vấn giám sát; Biện pháp thi công trong hồ sơ dự thầu chỉ là hình
thức, chưa đưa ra được các biện pháp sát thực để phục vụ thi công, chỉ đạo thi công
một cách khoa học.
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở tỉnh
Quảng Ngãi - yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng công trình xây dựng - đã có
nhiều tiến bộ. Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản
lý, sự lớn mạnh đội ngũ công nhân ngành xây dựng, việc sử dụng vật liệu mới có chất
lượng cao, đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các
nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc Nhà nước ban hành các
chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng,
chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình mới… góp phần vào hiệu quả tăng trưởng
của nền kinh tế tỉnh nhà; xây dựng mới hàng trăm cây cầu mới… thiết thực phục vụ và
nâng cao đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít các
công trình có chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng. Ngoài ra, nhiều công
trình không được bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình.


-8Cá biệt ở một số công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng,
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư.
Đây là những nguyên nhân cơ bản, tiềm ẩn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng
các công trình xây dựng, gây thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả vốn đầu tư dự án.
1.3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC CÔNG TRÌNH CẦU BỊ HƯ HỎNG Ở
QUẢNG NGÃI
Khi đang đổ bê tông nhịp giữa dài 35 m cầu Bà Dầu thì bất ngờ sàn cầu bị sập
(Hình 1.1), toàn bộ phương tiện máy móc và công nhân rơi xuống sông. Nguyên nhân
sập cầu là do Nhà thầu đã bỏ qua nhiều biện pháp bảo đảm chất lượng công trình dẫn
đến vụ sập cầu

Hình 1.1 Cầu Bà Dầu bị sập nhịp giữa trong lúc thi công ngày 26/12/2011

Cầu Suối Tó 1 (Hình 1.2), lý trình Km9+400, Tuyến tỉnh lộ ĐT623B (Quảng
Ngãi-Thạch Nham)... bị hư hỏng nghiêm trọng.

Hình 1.2 Hư hỏng tại cầu Suối Tó 1, lý trình Km9+400, tuyến ĐT623B
Cầu Thiên Xuân (Hình 1.3), lý trình Km18+400, tuyến ĐT624B (Quảng Ngãi)


-9đã bị hư hỏng nặng do mư lũ

Hình 1.3. Gia cố tạm cầu Thiên Xuân
Cầu vượt đường sắt tại lý trình Km982+981, Tuyến Đường sắt Bắc - Nam (Ở
xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã xuất hiện bêtông nhựa mặt cầu bị
hư hỏng nặng sau vài tháng thông xe (Hình 1.4).

Hình 1.4 Mặt cầu vượt đường sắt, lý trình Km982+981 bị hư hỏng nghiêm trọng


- 10 Mặt cầu Châu Ổ (Hình 1.5), lý trình Km1036+275, Quốc lộ 1, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị hư hỏng nặng.

Hình 1.5 Mặt cầu của Cầu Châu Ổ, Quốc lộ 1, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
hư hỏng, xuống cấp nặng


- 11 Kết luận Chương 1:
Thực trạng quản lý chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi còn nhiều
bấc cập và hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong công tác quản
lý, điều hành của các đơn vị Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, Tư vấn khảo sát, Tư vấn
giám sát, Nhà thầu thi công, ... Vì vậy, đề tài “Phân tích các giải pháp nâng cao
quản lý chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi” cần thiết được thực

hiện.
Trong Chương 2, học viên sẽ tìm hiểu xác định và phân tích đánh giá các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.


- 12 Chương 2
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁC
CÔNG TRÌNH CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA
Đối với các công trình kết cấu hạ tầng giao thông sau khi xây dựng đưa vào
khai thác, sử dụng; tuổi thọ của công trình cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu
cho phương tiện tham gia giao thông theo dự án được duyệt, phụ thuộc vào ba giai
đoạn: lập thẩm định dự án, triển khai thực hiện dự án (thiết kế, thi công xây lắp công
trình) và Quản lý trong quá trình khai thác, sử dụng (bảo trì, duy tu sửa chữa...). Các
giai đoạn thực hiện trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều chủ thể tham gia đảm bảo
chất lượng cũng như tuổi thọ của công trình. Trong công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng trong các giai đoạn khảo sát,
thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì và xử lý sự cố công trình xây dựng, có
một số khái niệm:
- Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,
có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân
dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công
trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
- Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật
và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Để có
được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong
đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng

lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng định nghĩa: “Quản lý chất lượng công trình xây
dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng
theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn
bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm
bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình”.
Lý do cần tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng vì không
những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự
án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền
vững của đất nước. Do có vai trò quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các
nước trên thế giới đều coi đó là mục đích hướng tới. Ở Việt Nam, Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 được Quốc Hội Khóa XIII thông qua năm 2014, trong đó chất lượng


- 13 công trình xây dựng cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn
bản hướng dẫn Luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo
hướng hội nhập quốc tế; những mô hình quản lý chất lượng công trình tiên tiến cùng hệ
thống tiêu chí kỹ thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả.
- Mục đích của việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
là nâng cao chất lượng và an toàn công trình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.
- Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất
và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước,
của doanh nghiệp và của người dân dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 25 - 30%
GDP của tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được
hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế,
đời sống của con người. Có thể khẳng định, chất lượng công trình được bảo đảm là do
sự tổ chức thi công tuân thủ quy trình thi công của các nhà thầu và sự giám sát chặt
chẽ của Chủ đầu tư (Ban QLDA), Tư vấn giám sát.
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Để đánh giá các bất cập, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở
tỉnh Quảng Ngãi; học viên thiết kế bảng câu hỏi gồm 36 nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi và gửi khảo sát đến những người làm việc
trong ngành giao thông vận tải ở tỉnh Quảng Ngãi để lấy ý kiến đánh giá của họ; với
kết quả thực hiện như sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và kiểm nghiệm
Quá trình thực hiện nghiên cứu đánh giá được sơ họa trên Hình 2.1.
Cơ sở lý
thuyết

Thang đo 1,
Bảng câu hỏi

Nghiên cứu định lượng

Cronbach Alpha và PCA

Viết báo cáo tổng hợp:
- Đánh giá mức độ ảnh
hưởng đến chất lượng CT cầu
- Đề xuất giải pháp

Hình 2.1: Quá trình nghiên cứu đánh giá

Thảo luận
tay đôi
thuyết
Thang đo 2,
Bảng câu hỏi



- 14 Trên cơ sở kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu đánh giá (Hình 2.1), mô
hình nghiên cứu đo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng các công trình
cầu ở tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện trên hình 2.2.

H1

Nhân tố ảnh hưởng về
mặt kỹ thuật

H2

Nhân tố ảnh hưởng về
mặt tổ chức

H3

Nhân tố ảnh hưởng về
mặt môi trường

Chất
lượng các
công
trình cầu
ở tỉnh
Quảng
Ngãi

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng
các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi

Mô hình nghiên cứu đánh giá này được thực hiện dựa trên các giả thiết dưới
đây:
Giả thuyết H1: Đánh giá của chuyên gia (người được khảo sát) về các Nhân tố
ảnh hưởng về mặt kỹ thuật đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
Giả thuyết H2: Đánh giá của chuyên gia (người được khảo sát) về các Nhân tố
ảnh hưởng về mặt tổ chức đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
Giả thuyết H3: Đánh giá của chuyên gia (người được khảo sát) về các Nhân tố
ảnh hưởng về mặt môi trường đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là các nhân sự đã và đang làm việc tại Sở Giao thông vận tải
tỉnh Quảng Ngãi, các Ban Quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, các nhà thầu thi công trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Các thang
đo được sử dụng trong bảng câu hỏi gồm (định danh, tỷ lệ, cấp bậc và thang đo Likert
5 mức độ).
Nội dung bảng câu hỏi gồm 02 phần chính:
Phần A: Học viên đưa ra bảng câu hỏi khảo sát, để thu thập ý kiến của các
chuyên gia về mức độ đồng ý của họ đối với từng nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi có nêu cụ thể về mức độ ảnh hưởng đến chất
lượng và mức độ quan trọng của nhân tố; bằng cách đánh dấu (x) vào các ô thích hợp
từ 1 đến 5 (Mỗi cấp độ từ 1 đến 5 thay đổi mức độ đồng ý từ: 0%, 25%, 50%, 75% và
100%) và được thể hiện trên bảng 2.1.


×