Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài thi cải cách thu tuc hanh chinh ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.63 KB, 14 trang )

1
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỊNH QUÁN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MẦM NON HƯỚNG DƯƠNG

Mã số :………………..

BÀI DỰ THI
HỘI THI THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ VIỆC
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2020

Họ và tên người dự thi: Nguyễn Thu Thuỷ
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Năm sinh: 19/08/1987
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Hướng Dương – xã Thanh Sơn –
Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai.


2

BÀI DỰ THI
HỘI THI THƠNG TIN, TUN TRUYỀN VỀ VIỆC
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2020

Tên đề tài: “Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và quản lý điều hành, giải
quyết TTHC ở trường mầm non Hướng Dương”
Ngày nay, Công nghệ thông tin (CNTT) với những ưu
thế vượt trội đã đi vào tất cả các lónh vực. Đối với giáo
dục và đào tạo, Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực
hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản


lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, làm thế nào để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu
quả cao nhất trong quản lý giáo dục, bồi dưỡng chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đang là vấn đề được
ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Trình độ CNTT của cán
bộ quản lý, của giáo viên là một nguyên nhân ảnh
hưởng trực tiếp đến việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy,
ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc thay đổi giáo dục
căn bản toàn diện trong xu hướng toàn cầu hóa và hội
nhập. Do đó, trước hết mỗi cán bộ quản lý trường học
cần nhận thức được vai trò của CNTT trong công tác quản
lý giáo dục và chủ động tích cực ứng dụng CNTT để nâng
cao hiệu suất quản lý.
Quản lý giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập
Thế giới đang có sự phát triển như vũ bão của
KH&CN, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa. Những đặc trưng
của thời đại đòi hỏi phải có sự đổi mới trong giáo dục
và quản lý giáo dục ở các quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Sự phát triển như vũ bão của KH&CN: KH&CN sinh học,
công nghệ điện tử phát triển mạnh và đặc biệt là sự
phát triển quá nhanh chóng của mạng thông tin toàn cầu
đã làm thay đổi sự tiếp cận đến thông tin, tri thức và trao
đổi thông tin, tri thức của xã hội loài người.


3
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi phát
triển CNTT, nhằm gắn kết tất cả các cộng đồng người

và các quốc gia lại với nhau.
Xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục toàn cầu:
- Quá trình giáo dục hướng tới người học;
- Thực hiện có hiệu quả các trụ cột của giáo dục
và thực hiện được triết lý học suốt đời (học để biết, học
để làm, học để chung sống, học để làm người, học suốt
đời).
Người lãnh đạo và quản lý nhà trường phải thu
hút, dẫn dắt, thúc đẩy cán bộ giáo viên ứng
dụng CNTT trong giáo dục, trong dạy học để đáp ứng
yêu cầu đặt ra
CNTT được coi là “Một khía cạnh đặc biệt quan trọng
trong hành trang văn hóa của thế kỷ 21, hỗ trợ các mô
hình phát triển chuyển đổi mới cho phép mở rộng bản
chất và kết quả học tập của giáo viên cho dù việc học
đó diễn ra ở đâu” (Leach, 2005).
Giáo viên đã được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công
cụ CNTT trong dạy học, nhằm đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Người lãnh đạo và quản lý nhà trường không chỉ
cần uy tín, năng lực về chuyên môn, mà còn phải gương
mẫu, đi đầu trong tự học suốt đời, ứng dụng CNTT để nâng
cao hiệu suất công việc.
Người lãnh đạo và quản lý nhà trường là người tạo
động lực, môi trường và các điều kiện thuận lợi cho giáo
viên ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng các công cụ
tiên tiến đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Sau đây là các giải pháp mà trường tơi đã thực hiện:
Ứng dụng hiệu quả cơng nghệ thơng tin trong quản lý và dạy học ở trường mầm non
Hướng Dương

Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin (CNTT) trong quản lý và dạy học ở đơn vị
trong thời gian qua đã được quan tâm, đầu tư. Trường tơi đã được trang bị 5 smart TV


4
kết nối internet được đặt ở các lớp phục vụ cho việc dạy và học, giáo viên soạn giảng
bài giảng điện tử (powerpoint), violet, để dạy kiến thức cho trẻ và phần mềm …….
Trong mỗi giờ dạy giáo viên phải luôn đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học, tạo
hứng thú cho các em “Học mà chơi - chơi mà học”. 
Lắp đặt camara quan sát nhiều vị trí trong trường để cán bộ quản lý dễ dàng
quan sát. Nhờ đó giúp việc quản lý và dạy học phát huy hiệu quả, chất lượng giáo dục
từng bước được cải thiện.
Đáng chú ý, trong tình hình dịch Covid-19, đơn vị đã nghiêm túc thực hiện việc
tổ chức, chỉ đạo, điều hành công việc thông qua ứng dụng google meet họp trực
tuyến, ứng dụng bảo đảm việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính và các nhiệm
vụ chuyên môn thực hiện liên tục, không bị gián đoạn. Gửi báo cáo qua gmail tránh
mất thời gian công sức. Giáo viên tham gia dạy học trực tuyến qua youtube cho các bé
học ở nhà trong thời gian nghỉ dịch bệnh.
Bên cạnh đó trường tôi lập các tài khoản zalo như:
- Zalo - Gia đình Hướng Dương để cán bộ, giáo viên trao đổi công việc, chuyên
môn nghiệp vụ và các nội dung khác trong công việc.
- Zalo - Nhóm hội phụ huynh để giải quyết các thắc mắc, tiếp nhận ý kiến góp ý
của các đại diện hội phụ huynh – Không phải giấy tờ rườm rà lãng phí, mất thời gian
công sức như trước kia.
- Ngoài ra, các lớp, giáo viên lập tài khoản zalo riêng cho từng lớp, giúp giáo
viên và phụ huynh thuận tiện trong trao đổi thông tin, tình hình học tập của các bé.
Nhất là trường tôi đa số phụ huynh đi làm xa quê, gửi con ở nhà cho ông bà chăm sóc.
Qua ứng dụng này phụ huynh phần nào nắm được tình hình học tập của con mình
cũng như trao đổi những thông tin với giáo viên chủ nhiệm lớp.
Cô giáo Lê Thị Hằng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc ứng dụng CNTT

đã giúp công tác quản lý hiệu quả, việc cập nhật các thông tin chỉ đạo từ phòng và Sở
Giáo dục và Đào tạo một cách nhanh chóng đã giúp giảm chi phí in ấn. Ban giám hiệu
cập nhật báo cáo trên phần mềm gửi phòng giáo dục.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, vẫn còn những hạn chế trong ứng dụng
CNTT vào công tác quản lý và dạy học. Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo
viên của trường còn hạn chế và không đồng đều. Mặt khác, phương pháp dạy học theo
kiểu cũ như một lối mòn khó thay đổi. Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp
dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng không đúng chỗ, không
đúng lúc, đôi khi giáo viên còn lạm dụng việc này. Trong khi đó, một số giáo viên còn
yếu về kỹ năng khai thác nguồn tư liệu trên internet. Mặt khác, tư duy của một số giáo
viên chưa sáng tạo; kết hợp lời giảng với trình chiếu của mỗi slide chưa phù hợp; sử
dụng các phần mềm đa phương tiện như: power point, violet,… chưa thành thạo, linh
hoạt.


5
Trong xu thế giáo dục 4.0, giáo viên không chỉ dạy những gì mình có, mà phải
dạy những gì học sinh cần cho tương lai. Yêu cầu này đòi hỏi giáo viên phải liên tục
cập nhật kiến thức và đào tạo lại hằng năm.
Một số đề xuất, kiến nghị
Vê phía nhà trường
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc
ứng dụng CNTT. Đồng thời, Đẩy mạnh khai thác và sử dụng hiệu quả hạ tầng CNTT
và các phần mềm được trang bị.
Tạo trang website trường, cập nhật thông tin giúp phụ huynh dễ dàng tìm hiểu
về trường cũng như đăng kí cho các bé học…
Về phia ngành giáo dục
Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên. Cụ thể, tăng cường quản lý, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên
trực tuyến, trên môi trường mạng, thường xuyên cập nhật nội dung các khóa đào tạo,

bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao
nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về ứng dụng CNTT trong quản lý,
điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá. Chú trọng
phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên trách chất lượng cao.
Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT cho các trường.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp
luật, cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy - học, nghiên
cứu khoa học.
Trên đây là bài viết ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tôi và một số ý
kiến, giải pháp của tôi về việc cải cách thủ tục hành chính trong trường mầm non
Hướng Dương nói riêng và các trường mầm non trên địa bàn Định Quán nói chung.

Thanh Sơn, ngày …. tháng 06 năm 2020

ĐƠN VỊ NƠI TÁC GIẢ CÔNG TÁC
(xác nhận)

Người dự thi


6
Nguyễn Thu Thủy


7


8



9


10


11


12


13


14



×