Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường PTDTBT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.76 KB, 24 trang )

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM VĂN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở TRƯỜNG PTDTBT”
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường Tiểu
học, Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, cũng là một
môn học được gọi là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ
hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và
giao tiếp trong môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn
Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về vốn từ, vốn sống,
những kĩ năng cơ bản nhất trong giao tiếp. Học tập môn này, học sinh còn được bồi
dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân môn,
mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân
môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò rèn cho
học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với
phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản với nhiều
thể loại khác nhau.
Với học sinh lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết.
Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu
học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ
góp phần nâng cao năng lực viết, cảm thụ văn học, giúp các em khám phá được
những cái hay cái đẹp viết được bài văn với ngôn ngữ trong sáng, lời hay ý đẹp,
xây dựng văn bản khúc chiết.
Qua thực tế giảng dạy và quản lý tại trường PTDTBT hơn 11 năm, tôi nhận
thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó nhất trong các phân môn của môn
Tiếng Việt, trong đó kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh dân tộc còn bọc lộ những
1



hạn chế nhất định. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là phải
xây dựng được kĩ năng nói và viết thành thạo, các em cần huy động tất cả các kiến
thức của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, và các môn
khoa học khác…Trong khi đó, các em học yếu thì rất “chán” học phân môn tập làm
văn.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy
học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp 5 học tốt hơn văn miêu tả nói
riêng, tôi mạnh dạn đưa ra SKKN của mình với đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường PTDTBT”.
1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến:
Điểm mới của “ Sáng kiến một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất
lượng làm văn miêu tả lớp 5 ở trường PTDTBT”. Từ thực trạng của học sinh là học
sinh dân tộc Bru- Vân Kiều ở trường còn hạn chế về làm văn miêu tả. Nâng cao
chất lượng làm văn miêu tả còn thể hiện ở sự đồng bộ, thống nhất trong công tác
quản lý chỉ đạo đối với tổ, khối, đến giáo viên. Chuyên môn phải tăng cường chỉ
đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn với hình thức đi sâu vào từng chuyên đề cụ thể
của phân môn tập làm văn. Tăng cường công tác chỉ đạo dạy học về phương pháp
quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý, bằng các cách khác nhau, phát hiện được
đặc điểm, phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, sự khác nhau về không gian thời
gian, tình cảm của con người với cảnh vật. Mà điều cốt lõi và sự khác biệt đối với
đối tượng học sinh dân tộc là phải trực quan sinh động, gần gủi đến cụ thể trong
quá trình hình thành kiến thức cho học sinh.Tổ chức khảo sát chất lượng, dạy thực
nghiệm chuyên đề, tổ chức đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm thông qua mỗi lần
thực hiện, từ đó có kết luận chung về phương pháp, hình thức dạy học phù hợp có
hiệu quả thiết thực với đối tượng học sinh. Đối với học sinh của đơn vị là vùng khó,
vùng đặc biệt khó khăn, việc tiếp nhận tri thức cũng như nhận thức của học sinh
còn những hạn chế nhất định. Nhằm khắc phục những nhược điểm đó tăng cường
dạy học tích hợp Tiếng Việt cho học sinh dân tộc từ lớp 3 đến lớp 5. Điểm khác biệt
nữa là giáo viên dạy tiếng Việt lớp 5 cũng yêu cầu phải thông hiểu tiếng Bru- Vân
2



Kiều bằng cách tự học và nhà trường gửi đi đào tạo, ở huyện hay tỉnh. Sáng kiến
đưa ra được một giải pháp có tính ưu việt là tích lũy vốn từ, kiến thức văn học, sổ
tay chính tả, sổ tay văn học nhằm giúp học sinh chắt lọc các từ ngữ hay, những hình
ảnh ấn tượng, sinh động, những câu văn câu thơ giàu hình ảnh, từ đó các em “giàu”
vốn từ, vốn sống khi viết văn. Bố trí đội ngũ phù hợp với năng lực sở trường của
giáo viên, giao trách nhiệm cho những giáo viên thực sự có có năng khiếu, năng lực
về tiếng Việt đảm nhận dạy phân môn tiếng Việt của khối 4,5.Từ đó giáo viên có
thời gian nghiên cứu kĩ bài dạy, soạn giảng có chiều sâu hơn, chất lượng bài soạn
được nâng cao do đó chất lượng dạy phân môn tập làm văn đối với dạng bài miêu
tả mới đạt được kết quả như mong muốn.
1.3 Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến:
Tập trung nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn
miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường PTDTBT, thực hiện trong nội bộ trường
PTDTBT, đã và đang áp dụng triển khai dạy học trong những năm học vừa qua, có
thể vận dụng dạy học ở địa bàn khó khăn,có những đặc điểm tương đồng, đối tượng
là học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều.
2.Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Trường vừa mới được thành lập cách đây vừa tròn 12 năm, đến nay cơ sở vật
chất còn thiếu thốn, trang thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học.
Đặc biệt trường đóng chân trên địa bàn xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn có
100% học sinh là con em dân tộc Bru-Vân Kiều. Đa số các học sinh đều nói tiếng
mẹ đẻ tiếng Bru- Vân Kiều, tiếng Việt còn nhiều hạn chế, vốn từ ngữ của các em
còn nghèo vẫn còn bất đồng về ngôn ngữ. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều
thiếu thốn, có nhiều hộ nghèo, đứt bữa còn phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp của
Nhà nước. Phụ huynh chưa thật quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Địa
hình hiểm trở, có nhiều khe suối rất nguy hiểm khi đi lại vào mùa mưa. Các bản
sống biệt lập, cách xa trung tâm xã từ 7km đến 20 km đường rừng . Mật độ dân cư

sinh sống thưa thớt, độ tuổi của học sinh ở các bản không đồng đều. Do đó các em
3


ở bản xa không có điều kiện gặp gỡ giao lưu, học hỏi các bạn ở vùng thuận
lợi.Thậm chí nơi các em sinh sống vẫn chưa có điện lưới, chưa hưởng được niềm
hạnh phúc trọn vẹn. Cái nhu cầu tối thiểu ấy thôi tưởng chừng như đơn giản, tầm
thường với chúng ta, nhưng các em đâu xem được những chương trình thiếu nhi,
phim hoạt hình hay là những buổi biểu diễn văn nghệ của các bạn cùng trang lứa,
những buổi tối xem truyền hình trực tiếp những chương trình lớn nói về cuộc sống,
kinh tế xã hội, văn học, thơ ca, nhạc họa... Thì các em đâu dễ gì có “vốn sống”, vốn
từ phong phú, bóng bẩy được. Chính những yếu tố đó thôi cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng, kĩ năng viết tập làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói
riêng.
2.2. Chất lượng học sinh.
Nhìn chung chất lượng dạy học của nhà trường trong những năm gần đây đã
có những bước tiến vượt bậc về nhiều mặt. Nhưng để so sánh với các đợn vị ở vùng
thuận lợi thì ở một số học sinh , một số kỹ năng vẫn chưa đạt được yêu cầu cơ bản.
Các kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) cơ bản đạt yêu cầu, chất lượng khá
giỏi còn khiêm tốn. Học sinh đọc vẫn còn sai dấu thanh do phương ngữ, viết còn
sai nhiều về lỗi dùng từ và khả năng diễn đạt, vốn từ còn nghèo, tư duy còn hạn
chế, ít sáng tạo. Chất lượng về các bài tập làm văn chưa cao, vẫn còn những hạn
chế nhất định, dạng bài văn miêu tả ở lớp 5 cơ bản vẫn còn thấp hơn so với các
trường ở vùng thuận lợi.
Trong ngôn ngữ và lối diễn đạt lúng túng, vẫn còn mang nặng tính chất đặc thù
của địa phương (phương ngữ).
Học văn miêu tả, làm văn miêu tả nhưng nhiều học sinh lại thiếu vốn sống
thực tế nên dẫn đến một số tình huống hay gặp trong dạy học văn miêu tả như: Học
sinh làm bài văn rất ngắn- khoảng 8, 10 dòng; các em sử dụng các gợi ý của giáo
viên hay sử dụng các đoạn văn mẫu để viết. Tiếng Việt là tiếng nói để giao tiếp của

các em nhưng vốn Tiếng Việt lại rất hạn chế. Trong khi đó, việc học kiểu bài miêu
tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5 lại yêu cầu vốn từ ngữ, năng lực tư duy rất

4


lớn. Vốn từ của các em chưa phong phú, chưa hiểu hết nghĩa của từ nên việc vận
dụng vào bài làm còn nhiều sai sót.

BẢNG 1:
CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
Năm học:2013-2014
Tổng số
học
sinh
24

Giỏi
Số
lượng
2

Khá
%
8,3

Số
lượng
7


%
29,2

Trung bình
Số
%
lượng
11
45,8

Yếu
Số
%
lượng
4
16,7

2.3. Trang thiết bị dạy học:
Điều kiện của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, nên việc đảm bảo cơ sở
vật chất và trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, hệ thống phòng học còn thiếu.
Thiết bị dạy học được ngành trang cấp đã lâu, thiết bị thiếu tính đồng bộ, mặc dù
nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư mua sắm thêm thiết bị dạy học
nhưng cũng chưa đáp ứng đầy đủ, vì vậy cũng gặp không ít khó khăn trong quá
trình dạy học. Các khu vực lẽ xa khu vực trung tâm chưa đáp ứng đủ hệ thống máy
chiếu, điện sáng để áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Chính vì điều kiện cơ sở vật chất như vậy nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng dạy học của nhà trường.
Chính vì lẽ đó nên trong những năm qua ban giám hiệu nhà trường đã tích cực
tham mưu với các cấp ủy đảng, ban ngành đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học. Không ngừng đáp ứng nhu cầu và cung ứng khá đầy đủ trang thiết bị dạy

học để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách có hiệu quả.
2.4. Đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên trong trường phần lớn là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh
nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là kinh nghiệm dạy học
tập làm văn và kĩ năng viết văn miêu tả, dạy học sinh vùng cao con em đồng bào
dân tộc Bru- Vân Kiều. Nhiều giáo viên chưa thông hiểu tiếng dân tộc cũng như
5


chưa nắm hết phong tục tập quán của bà con, nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn nói riêng và dạy học các
phân môn khác. Việc vận dụng dạy học tích hợp chưa được giáo viên vận dụng triệt
để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho các em trong một tiết Tập làm văn
thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học. Giáo viên đã có
nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại
chưa đổi mới một cách mạnh mẽ mà còn “ e ngại” không “thoát li” các gợi ý của
sách giáo khoa, vẫn bó buộc trong khuôn mẫu.
Chính vì thế mà việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề
cho giáo viên đã và đang được bộ phận chuyên môn, nhà trường hết sức chú trọng.
Do đó trong năm học 2013- 2014 đội ngũ giáo viên của nhà trường đã có sự tiến bộ
vượt bậc về chuyên môn, kinh nghiệm dạy học tập làm văn được nâng lên và đặc
biệt là dạy học làm văn miêu tả ở học sinh lớp 5, được đầu tư đúng mức.
2.5 “MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở TRƯỜNG PTDTBT”.
Qua nghiên cứu, tiềm hiểu và qua thực tiễn dạy học cũng như làm công tác
quản lý ở vùng đặc biệt khó khăn hơn 11 năm nay. Với vai trò là phó Hiệu trưởng
phụ trách chuyên môn ở trường đóng chân trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn. Tôi
xin nêu lên một số giải pháp chỉ đạo đã và đang làm để nâng cao chất lượng dạy
học làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ơ đơn vị như sau:
Giải pháp thứ nhất:

Giải pháp chọn nhân tố điển hình trong đội ngũ để làm công tác nâng cao
chất lượng dạy học làm văn miêu tả ở lớp 5.
Trong công tác phân công, bố trí đội ngũ đảm nhiệm các phần hành từ đầu
năm học, trong từng năm học. Với bản thân là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn nên tôi nắm rất chắc chắn năng lực, sở trường, điểm mạnh, điểm hạn chế của
từng giáo viên. Đồng thời với cương vị là chủ tịch Công đoàn trường nên tôi đã
tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng bố trí phân công phần hành nhiệm vụ phù hợp
6


với năng lực, điều kiện hoàn cảnh, sức khỏe, nguyện vọng của từng giáo viên để từ
đó lựa chọn bố trí công việc một cách khoa học và hợp lý nhất.Từ những định
hướng cụ thể đó nhà trường và chuyên môn xem xét tình hình thực tế của đơn vị,
có bao nhiêu lớp 5, khả năng, chất lượng lớp đó như thế nào?. Sau đó lựa chọn
những giáo viên có năng lực, sở trường, năng khiếu về phân môn Tiếng Việt, nhiệt
huyết, yêu nghề, có tin thần trách nhiệm cao, có sức khỏe để đảm đương dạy học
Tiếng Việt lớp 5. Bố trí những giáo viên dạy giỏi, hiểu biết được tiếng Bru-Vân
Kiều, có kinh nghiêm lâu năm trong dạy học lớp 5 nói chung và có năng lực về dạy
Tiếng Việt nói riêng. Động viên và đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo
viên đứng lớp phải tuân thủ sự chỉ đạo của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học phân môn tập làm văn và chú trọng đến làm văn miêu tả lớp 5 vì kĩ năng này
học sinh còn hạn chế, nhằm khắc phục sớm nhất những hạn chế đã chỉ ra.
Giải pháp thứ hai:
Tổ chức cho giáo viên khảo sát chất lượng dạng bài văn miêu tả, nhằm
đánh giá thực chất những điểm mạnh và hạn chế cơ bản nhất của học sinh, từ
đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhất trong quá trình dạy học.
Ngay từ những tuần đầu tiên của năm học, sau khi học sinh học xong bài ôn
tập về văn miêu tả, chuyên môn cùng tổ chuyên môn ra đề khảo sát chất lượng
dạng bài văn miêu tả để nắm chắc chất lượng thực chất của học sinh và lớp đó để
thuận tiện trong quá trình chỉ đạo. Ra đề phải đảm bảo 02 em ngồi cạnh nhau làm

hai đề khác nhau, đề phải phân loại được học sinh khá giỏi, học sinh trung bình,
yếu, đảm bảo đúng chuẩn kiên thức kĩ năng, đúng tiến độ chương trình dạy học.
Yêu cầu đề bài phải phân hóa được từng đối tương học sinh.
Ví dụ: Đề A: Em hãy tả một đồ vật trong gia đình em (hoặc gia đình bạn) mà để lại
cho em nhiều ấn tượng nhất.
Đề B: Em hãy tả một quyển sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 mà em đã được học
từ năm học trước.
Tổ chức cho giáo viên chấm, BGH giám sát quá trình chấm, tổng hợp chất
lượng, tổ chức đánh giá nhận xét chất lượng bài kiểm tra một cách kĩ lưỡng. Từ đó
7


phận định rõ những học sinh nào có năng khiếu viết văn, ở mức độ nào, những em
nào còn hạn chế, hạn chế về đặt câu, dùng từ, hay liên kết câu, đoạn văn, lỗi lặp từ,
lỗi chính tả, sử dụng các biến pháp nghệ thuật khi tả. Bài làm của các em có cảm
xúc hay không, lời văn ra sao, bố cục như thế nào, ngôn ngữ của các em dùng có
đúng và bóng bẫy, hồn nhiên, trong sáng hay không?. Tất cả những nhận định,
những đánh giá trên rất quan trọng cho cán bộ quản lý, giáo viên nắm thật chắc đối
tượng học sinh của lớp mình, của trường mình. Đây là một cứ liệu rất quan trọng
không thể thiếu trong quá trình định hướng chỉ đạo dạy học nói chung và phân môn
tập làm văn miêu tả lớp 5 nói riêng. Khi nắm chắc các căn cứ trên, chuyên môn chỉ
đạo cho giáo viên lập kế hoạch dạy học, lên kế hoạch dạy phụ đạo, đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá…
Giải pháp thứ ba:
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thảo luận và dạy thực nghiệm từng
chuyên đề cụ thể về phân môn tập làm văn mà đặc biệt quan tâm dạng bài văn
miêu tả .
Chuyên môn, tổ chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo hướng dẫn
nhiệm vụ năm học. Nắm bắt thực tiễn năng lực của giáo viên, chất lượng của học
sinh từ đó lập kế hoạch và đưa ra những giải pháp bồi dưỡng, chỉ đạo dạy học sát

với thực tiễn của đơn vị. Từ kế hoạch tổng quát của cả năm học, đến kế hoạch bồi
dưỡng giáo viên theo từng giai đoạn, đến tháng, tuần. Tổ chức công khai các kế
hoạch để có sự bàn bạc thống nhất chung trong tổ khối, bậc học thực hiện đảm bảo
có hệ thống. Chuyên môn phân công cụ thể đến tổ chuyên môn thực hiện các
chuyên đề, từ đó tổ phân công, tổ chức thảo luận các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất. Các thành viên trong tổ thảo luận xây
dựng hoàn thành ý tưởng của một chuyên đề, hay một bài dạy, sau đó lựa chọn một
giáo viên có năng lực thực hiện chuyên đề đó sau đó đánh giá, khảo sát chất lượng
theo định hướng trên. Tổ chức đánh giá nhận xét và tổ chức rút kịnh nghiệm qua
thực tiễn của chuyên đề. Ví dụ: Đều là dạy văn miêu tả, nhưng các chuyên đề thể

8


hiện một khía cạnh, một mảng riêng, nhằm làm phong phú hơn về phương pháp
dạy học, cách thức tổ chức hoạt động dạy học.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động nhóm sao cho có hiệu quả trong tiết TLV tả cảnh
trong bài luyện tập tả cảnh. Sử dụng các phương pháp dạy học nào trong tiết quan
sát đồ vật sao cho có hiệu quả cao. Sử dụng phương pháp dạy học mới VNEN trong
dạy kiểu bài trả bài kiểm tra viết (TLV Em hãy tả lại cảnh một đêm trăng đẹp)…
Hãy sử dụng phương pháp dạy học đặc trưng để dạy bài tập làm văn luyện tập tả
người, hoặc luyện tập tả người ( quan sát và chọn lọc chi tiết)…
Từ những buổi sinh hoạt chuyên đề đó, đã tạo cơ hội cho giáo viên phát huy
hết khả năng của bản thân, cũng như huy động được trí tuệ của cả một tập thể. Qua
đánh giá và dạy học thực nghiệm và đại trà, đã đem lại cho đội ngũ nhà trường
những kinh nghiệm dạy học rất quý báu, sát đúng với thực tiễn và đã tạo điều kiện
cho giáo viên thỏa sức “sáng tạo” đem lại những tiết học bổ ích lý thú có tác dụng
về nhiều mặt. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo những chuyên đề đã
xây dựng tạo được một không khí làm việc dân chủ, khoa học, ai cũng muốn cống
hiến. Giáo viên lẫn cán bộ quản lý được học hỏi lẫn nhau trong quá trình chỉ đạo

cũng như trong quá trình dạy học. Kết quả mang lại là giáo viên tự tin, năng động,
sáng tạo hơn trong dạy phân môn tập làm văn nói chung và dạy tập làm văn kiểm
bài miêu tả nói riêng. Học sinh qua hơn hai năm dạy thực nghiệm và được sự chỉ
đạo sâu sát của chuyên môn nhà trường đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.
Học sinh giờ đây không phải sợ học môn tập làm văn nữa, mà đã có ý thức học
môn tập làm văn hơn trước.
Giải pháp thứ tư:
Củng cố và khắc sâu cho học sinh cấu tạo của bài văn miêu tả, từ đó học
sinh nắm và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình làm văn.
Giúp học sinh nắm được và chắc chắn cấu tạo của một bài văn tả cảnh gồm
ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Từ đó học sinh biết phân tích cấu tạo của một bài
văn tả cảnh khi học. Văn miêu tả là loại văn căn cứ vào những điều quan sát, ghi
chép, cảm nhận được về đối tượng (đồ vật, cây cối, loài vật, hiện tượng thiên nhiên,
9


con người…), dùng ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối tượng đó, trình
bày theo một bố cục hợp lý và diễn đạt bằng lời văn sinh động, khiến cho người
đọc, người nghe cùng thấy, cùng cảm nhận như mình. Văn miêu tả chia làm nhiều
loại. Ở lớp 4, học sinh đã được học tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Lên lớp 5, học
sinh được học hai loại văn miêu tả mới: tả cảnh và tả người.
Ví dụ: Đề bài học sinh đọc và phân đoạn bài văn “Hoàng hôn trên sông
Hương” và xác định nội dung của từng đoạn trong bài văn đó. Học sinh trả lời, bài
văn có bốn đoạn, gồm một đoạn mở bài, hai đoạn thuộc thân bài và một đoạn kết
bài.
Mở bài: ( Cuối buổi chiều… yên tĩnh này.) : cảnh hoàng hôn đang lắng
xuống trên thành phố Huế yên tĩnh.
Thân bài: ( Mùa thu,… cũng chấm dứt.) : Sự thay đổi về màu sắc của sông
Hương và hoạt động của con người từ cuối buổi chiều đến khi thành phố lên đèn.
Phần thân bài gồm hai đoạn:

Đoạn 1: ( Mùa thu…hàng cây. ): Những biến đổi về màu sắc của sông
Hương từ cuối buổi chiều dến lúc tối hẳn.
Đoạn 2: ( Phía bên sông…chấm dứt.): Sinh hoạt của xóm Cồn Hến, của dân
chài trên sông Hương và cảnh thành phố khi mới lên đèn.
Kết bài: ( Huế thức dậy… ban đầu của nó.) Huế đi vào cuộc sống buổi tối.
Hướng dẫn cho học sinh những điều cần lưu ý khi quan sát và miêu tả:
Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi không gian và thời gian nhất
định. Ví như cảnh một ngôi trường thì có các lớp học, khu vực hành chính, sân
trường, vườn trường, khu tập thể dục thể thao… tất cả thường được bao bọc bởi
những bức tường hay hàng rào và có cổng trường để ra vào. Vượt ra ngoài phạm vi
đó sẻ không còn là cảnh trường nữa. Mỗi cảnh gắn liền với một thời gian nhất định
như sáng sớm, trưa hay chiều tối…Thời gian đi liền với ánh sáng, thời tiết, hoạt
động của người và vật….làm cho cảnh có những nét riêng biệt.
Sau khi xác định đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian và thời gian
cụ thể, các em cần xác định vị trí để quan sát. Việc quan sát có thể ở một vị trí cố
10


định, có thể ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có một vị trí chủ yếu. Ví như
người chụp ảnh, phải lựa gốc độ để cắt cảnh sao cho nổi nhất, bộc lộ được những
điều cơ bản nhất của cảnh.
Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn
cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
Khi quan sát, ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ,
cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa.
Khi tả, ta phải xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên
xuống hay từ dưới lên, tả từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong…một phần tùy
thuộc vào đặc điểm của mỗi cảnh.
Mỗi bộ phận của cảnh chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời
phải xác định đâu là cảnh chủ yếu để tập trung miêu tả. Nếu tả riêng một đồ vật,

con vật, một người nào đó, ta cần tả tit mỉ về đối tượng đó, còn khi tả cảnh, vì cảnh
thường bao gồm nhiều thứ nên ta cần chọn những nét tiêu biểu nhất. Có thể tả
người và vật trong cảnh nhưng việc tả đó phải góp phần bọc lộ một điều gì đó của
cảnh, làm cho cảnh nổi hơn đẹp hơn.
Khi tả, ta phải chú ý đến dường nét, màu sắc của cảnh vật và ảnh hưởng của
vật thể này đối với vật thể khác. Ví dụ qua câu văn sau, các em sẻ thấy tác động của
ánh trăng lên các vật: Ánh trăng phủ lên mọi vật một lớp vàng mỏng tanh, lạnh mát
và xuyên qua kẻ lá, đổ loang lỗ xuống mặt sân…
Mỗi cảnh lại gắn với đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, cây cỏ, hoa trái…của
từng vùng. Khi tả, ta phải làm toát lên màu sắc riêng biệt đó. Ví dụ miền trung du
Phú Thọ gắn liền với cây cọ, đất mũi Cà Mau xốp mịn nhưng lắm mưa dông, gió
dữ nên cây muốn sống còn phải quây quần bên nhau và cắm sâu rễ trong lòng đất…
Một điều học sinh cần ghi nhớ khi tả cảnh luôn luôn gắn với tình người. Thi
hào Nguyễn Du đã nêu một nhận xét rất sâu sắc: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ!”. Đúng vậy, cảnh vật mang theo nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng.
Nhưng con người cảm nhận cảnh như thế nào sẻ đem đến cho cảnh những tình cảm

11


như thế ấy. Đấy là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẻ trơ trọi, thiếu sức
sống.
Giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trên, học sinh nắm
chắc và vận dụng linh hoạt, giúp học sinh xác định chắc chắn thể loại, cách viết, từ
đó chất lượng bài viết của học sinh từng bước được nâng lên. Một điều khẳng định
rằng học sinh vận dụng linh hoạt được những kiến thức của giáo viên cung cấp
trên, học sinh sẻ tự tin trong quá trình làm bài, viết bài với nhiều cảm xúc, bài viết
hay, súc tích.
Giải pháp thứ năm:
Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát đối tượng cần miêu tả:

Định hướng quan sát vừa giúp cho học sinh tích luỹ vốn sống vừa phát triển
vốn từ, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng trong bài văn. Biện pháp hướng
dẫn học sinh quan sát là một biện pháp không thể thiếu khi dạy văn, đặc biệt là văn
miêu tả, tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần lưu ý:
Quan sát theo trình tự từ xa đến gần và ngược lại, từ trong ra ngoài, từ bao
quát đến chi tiết và ngược lại. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức quan
sát từng đối tượng cụ thể. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát
trực tiếp đối tượng ( Ví dụ: buổi chào cờ đầu tuần, quang cảnh trước buổi học,
trong giờ ra chơi, thầy giáo, cô giáo, người thân,…); quan sát ở nhà (ngôi nhà em
đang ở, buổi sum họp của gia đình, quang cảnh con đường nơi em ở vào buổi sáng,
…); quan sát qua báo, đài ( một ca sĩ đang biểu diễn, một danh hài mà em thích,
….);…
Cái cốt lõi mà giáo viên phải chú ý khi dạy cho học sinh là chọn đối tượng,
vị trí, thời gian, đặc điểm quan sát sao cho tất cả học sinh đều được quan sát và tạo
được hứng thú thực hiện quan sát. Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát hợp lí, biết
chú ý vào những đặc điểm nổi bật. Tư vấn cho các em cách ghi chép các kết quả
quan sát được. Tôn trọng những nhận xét riêng, cảm nghĩ riêng của học sinh về đối
tượng mà các em quan sát được.

12


Giải pháp thứ sáu:
Phân hóa đối tượng thông qua chọn đề tài gần gũi, quen thuộc với học
sinh:
Học sinh tiểu học vùng thuận lợi nói chung có thể viết được những bài văn
miêu tả chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim, hay lời kể…Nhưng đối với học sinh
vùng đặc biệt khó khăn của trường tôi, những đề tài xa lạ là những đề gợi ý mở
rộng cho học sinh. Các em đến trường học tập bằng ngôn ngữ Tiếng Việt tương đối
hạn hẹp mà giáo viên lại yêu cầu các em hình dung, tưởng tượng rồi đặt câu, viết

một bài văn miêu tả hoàn chỉnh với một đối tượng mà các em chưa nhìn thấy bao
giờ thì đúng là điều quá sức đối với các em.
Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5- tập 2- trang 134: Tả một
khu vui chơi, giải trí mà em thích
Với những đề bài như thế này, tôi mạnh dạn chỉ đạo thay bằng đề bài khác
(thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn, hay trong thảo luận chuyên đề.)
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội phát
huy trí tưởng tượng của mình. Trong mỗi lớp học có nhiều đối tượng học sinh, khi
ra đề bài cho các em, giáo viên nên tạo cho các em quyền lựa chọn bằng cách ra
nhiều đề bài (từ 2 đến 4 đề) để các đối tượng trong lớp đều có thể tự do chọn đề bài
thích hợp cho mình, tránh áp đặt cho các em.
Ví dụ: Khi ra đề bài tả người cho các em làm bài kiểm ta viết, tôi định hướng
bốn đề bài sau:
a) Tả một người thân trong gia đình em.
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn thân gần nhà em.
c) Tả một ca sĩ hay một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
d) Tả thầy giáo hoặc cô giáo mà em kính mến.
Với bốn đề bài trên, các em có thể chọn đối tượng miêu tả là một nhân vật
quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài học sinh khác, các em cũng có thể chọn tả
ca sĩ đang biểu diễn với rất nhiều chi tiết sống động mà các em đã có dịp quan sát
trên ti vi qua các chương trình ca nhạc hoặc phim ảnh.
13


Giải pháp thứ bảy:
Hướng dẫn học sinh có kĩ năng sắp xếp ý, diễn đạt ý, lập dàn ý chi tiết cho một
bài văn:
Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý
trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm
ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng.

Ví dụ: Tả ngôi trường vừa dược xây dựng xong.
Những câu hỏi gợi mở khi sắp xếp các ý đã quan sát.
- Ngôi trường đó được xây cất ở đâu ? Em nhìn thấy ngôi trường vào lúc nào,
trong trường hợp nào?
- Mức độ quy mô của ngôi trường ra sao?
- Điểm tiêu biểu, nổi bật nhất của cả ngôi trường là gì?
- Phía trước mặt và cổng ra vào thế nào?
- Các dãy nhà hoặc các phòng học ra sao? Nó được làm bằng những vật liệu
gì? Cách xây dựng?
- Cách trang trí các vật dụng (nếu đã có) ở từng phòng, từng khu vực ? …..
- Cây cối hoặc các công trình phụ (nếu có) ?
- Cảm nghỉ của em và ích lợi của ngôi trường được xây dựng đó ?
Ví dụ:

Lập dàn ý

Mở bài:
- Chỉ qua mấy tháng hè, trường em đã có sự thay đổi lớn.
-Trên nền ngôi trường cũ, một ngôi trường mới đã mọc lên, khang trang và
đẹp đẽ.
Thân bài:
a. Tả bao quát toàn cảnh ngôi trường
-

Trường rộng gần một héc-ta, mặt giáp đường quốc lộ 1, lưng dựa vào cồn
cát mênh mông (hay dãy núi sừng sững)

- Những dãy nhà mới nằm ở giữa rừng phi lao ( giữa cánh rừng đại ngàn).
b. Tả từng phần của nôi trường
14



- Trụ cổng xây bằng đá hộc. Một bảng hình chữ nhật bằng tôn được sơn và
kẻ tên trường.
- Bao quanh trường là hai hàng cây phi lao ( cây bàng, cây bằng lăng) chạy
song đôi.
- Sân trường tráng xi măng theo hình vuông. Quanh góc cây được xây
quanh..
- Nền nhà cũ được nâng cao, hai dãy nhà đứng song song là hai dãy lớp
học, với tường vôi trăng, cửa sơn xanh..
- Bàn, ghế, bục giảng được kê , dọn…
- Dãy nhà ngang là khu vực hành chính, phía trước có cột cờ…
Kết bài:
- Niềm mơ ước bao lâu nay của thầy và trò chúng em đã thành hiện thực.
- Chúng em nao nức mong ngày khai giảng để được học trong ngôi trường
mới.
Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả một người bạn thân của em.
Học sinh quan sát, viết nhanh ra giấy những điều mà mình quan sát được. Ví
dụ:
+ Bạn Thu Nga học chung lớp với em.
+ Bạn chơi thân với em từ năm học lớp Một.
+ Chúng em rất thân nhau.
+ Em sẽ cố gắng làm những điều thật tốt để tình bạn của chúng em mãi mãi
bền lâu.
+ Những ngày bạn nghỉ học, em cảm thấy rất nhớ.
+ Bạn có nước da ngăm ngăm của một người con gái đồng quê.
+ Bạn hay phát biểu và hiểu bài rất nhanh nên được thầy và các bạn khen
ngợi.
+ Bạn rất hay cười.
+ Mái tóc bạn không đen như tóc em nhưng dài hơn.

+ Bằng tuổi với em nhưng cao hơn em một cái đầu.
15


+ Nga viết chữ rất đẹp. Bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp vòng trường
và đạt giải ba.
+ Mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khuôn mặt ngăm
đen dễ thương.
+ Bạn không gây gỗ với ai bao giờ.
+ Thầy cô thường lấy bạn để làm gương.
Sau khi tìm ý, cho các em chọn và sắp sếp ý thành các đoạn Mở bài, Thân
bài, Kết bài phù hợp. Ví dụ:
Đoạn mở bài:
Em và bạn Thu Nga chơi thân với nhau từ năm lớp Ba. Chúng em rất thân
nhau. Đi học, em thường đi chung với bạn.
Đoạn thân bài:
Bằng tuổi với em cao hơn em một cái đầu. Bạn có nước da ngăm ngăm của
một người con gái đồng quê quen dầm mưa dãi nắng. Bạn rất hay cười, mỗi khi
bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khuôn mặt ngăm đen dễ thương.
Thu Nga có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài, cong. Đôi mắt bạn luôn ánh
lên ra vẻ hồn nhiên, chất phác. Mái tóc bạn không đen như tóc em nhưng dài hơn.
Nga viết chữ rất đẹp, bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp cấp trường và đạt giải
ba. Thầy thường lấy bạn ra làm gương cho chúng em noi theo để rèn chữ. Ở lớp,
thầy thường khen bạn hiểu bài rất nhanh. Em chưa thấy bạn gây gỗ với ai bao giờ.
Đoạn kết bài:
Mỗi khi vắng Thu Nga, nhất là những ngày bạn nghỉ học, em cảm thấy rất
nhớ. Em sẽ cố gắng làm những điều thật tốt để tình bạn của chúng em mãi mãi bền
lâu.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở bài
có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết xuất xứ nhân vật. Đoạn thân

bài là bức tranh vẽ bằng lời về hình dáng, đường nét, cử chỉ, hoạt động, tính nết của
nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu thì ta mới nhận ra nhân vật
đó mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một học sinh vùng nông
16


thôn với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn lộn với bất cứ bạn học sinh
nào khác. Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Không thể có
đoạn kết bài chung cho mọi học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu được
cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng kiểu như: Em rất yêu quý bạn…
Giải pháp thứ tám:
Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một
đoạn văn hay để làm mẫu, được thầy cô tiến hành qua nhiều tiết học. Cảm nhận
được cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành được những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho
việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả.
Để hướng dẫn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn văn mẫu hay,
giáo viên hướng dẫn các em hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu
hỏi xoay quanh nội dung đoạn văn. Kết quả học sinh có thể tự đặt các câu hỏi như:
+ Đoạn văn này miêu tả đặc điểm gì của nhân vật ?
+ Đoạn văn này dùng những từ láy nào để miêu tả hình ảnh của nhân vật ?
+ Có thể dùng những hình ảnh so sánh nào cho đoạn văn ?...
Gợi ý cho học sinh khá, giỏi làm bài, trình bày câu văn, đoạn văn. Cả lớp theo dõi,
nhận xét, giáo viên chốt lại. Nhưng điểm mấu chốt là giáo viên phải chú ý từng đối
tượng học sinh, sửa chữa từng em, động viên sự sáng tạo của các em, dù là rất
nhỏ.Dựa trên một đề văn cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến
thức kĩ năng đã học về đề văn đó để làm nhiều bài khác nhau, nhất là với đối tượng
học sinh trung bình, yếu. Ví dụ: Học bài văn tả người thân, học sinh tả ông nội. Khi
gặp một đề văn yêu cầu tả một người hàng xóm, học sinh có thể sử dụng thứ tự
miêu tả, bố cục, các biện pháp nghệ thuật đã sử dụng ở đề bài trước để thực hiện

làm đề bài thứ hai. Tất nhiên, giáo viên phải giúp học sinh tránh sự sao chép
nguyên văn.
Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo
phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá, giỏi. Ví dụ:

17


Bài làm của một học sinh khá, giỏi: Ngoài ngôi nhà thân yêu đã gắn bó với
tuổi thơ của em thì trường em chính là ngôi nhà thứ hai. Đi đâu xa, em nhớ nhà và
mỗi khi về nhà thì em lại nhớ đến ngôi trường thân yêu này.
Bài của một học sinh trung bình: Nằm cập bên con đường làng trải đá là
ngôi trường thân yêu của em.
Bài làm của một học sinh yếu: Mỗi ngày em thường cắp sách đến ngôi
trường quen thuộc của em.
Khi học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, giáo viên phải
quan tâm đến từng em. Đối với học sinh trung bình, yếu, giáo viên phải hướng dẫn
cụ thể cho các em bằng những gợi ý như:
Em hãy nói tình cảm của mình đối với ngôi trường (yêu, ghét)? (Em rất yêu
ngôi trường).
Em thể hiện tình yêu đó bằng những việc làm như thế nào ? (Em trồng cây,
chăm sóc bồn hoa để trường em ngày càng đẹp hơn hay Em không bao giờ phá
phách làm hỏng đồ đạc hay bẻ hoa của nhà trường)
Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có
những câu văn nghĩa chung chung như: “Cô giáo em có mái tóc đen huyền, mượt
như nhung. Đôi mắt cô đen trong và sáng long lanh. Nước da của cô trắng mịn
màng” hay “ Trường em mái ngói đỏ tươi. Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh cột cờ, lá
cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi sân như bầy ong
vỡ tổ”
Phải hướng dẫn để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh. Những nét

đặc sắc đó giúp người đọc hình dung được cảnh vật cụ thể mà không lẫn lộn với
cảnh vật khác. Ví dụ: Để hướng dẫn học sinh tả ngôi trường thân yêu, tôi cho học
sinh quan sát, tìm ý và chọn những chi tiết mà chỉ trường tôi mới có: “ Ngôi trường
của em không giống bất cứ một ngôi trường tiểu học nào. Đó là một ngôi trường
kiên cố nằm ven con kênh nhỏ và cạnh cánh đồng lúa rộng bát ngát. Mùa nào cũng
vậy, ngôi trường luôn nhận được những làn gió mát từ mặt kênh và cánh đồng đưa
tới. Đây là ngôi trường thân yêu đã được xây dựng từ rất lâu rồi”.
18


Giải pháp thứ chín:
Đổi mới trong cách đánh giá học sinh:
Đi đôi với công việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải giúp
các em phát hiện ra những điểm hay cần học tập và những điểm chưa hay, chưa đạt
để sửa chữa trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, các em phải sửa lại bài làm của
mình cho hay hơn, đúng hơn.
Giáo viên cần tránh việc chê bai các em nhưng cũng không được lạm dụng
lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, khen
không đúng lúc. Kiểu như mỗi lần các em nói xong, nhiều lúc chỉ là nhận xét bạn
đã viết hoa đầu câu chưa, giáo viên đều nhận xét “Em giỏi lắm!”.
Giải pháp thứ mười:
Làm giàu vốn từ cho học sinh trong quá trình dạy học:
Nếu học kiểu bài kể chuyện, học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã
nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi
phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất phong phú,
đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh,
một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống.
Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ gợi
tả để có thể dùng trong miêu tả. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ
gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, cháy nắng, óng ả, xoăn tít,…); khuôn

mặt (bầu bĩnh, vuông chữ điền, trái xoan, khắc khổ,…); nước da ( trắng trẻo, trắng
hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm,…); dáng người ( nhỏ nhắn, gầy gò, đẫy đà,
to khoẻ, cao cao,…); nụ cười ( khanh khách, sằng sặc, mủm mỉm, ha hả,…).
Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát người
bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách tham khảo, nhất là qua các phân môn
của Tiếng Việt hoặc các môn học khác và qua hình thức trò chơi, đống vai, tích hợp
trong sinh hoạt ngoại khóa…
Tích luỹ vốn từ, kiến thức về văn học là điều kiện tối thiểu để học tốt môn
Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn thể loại miêu tả. Giáo viên nên cho học
19


sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp
mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện
pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn từ, kiến thức văn học. Sổ tay văn học
dùng cho các em ghi chép các ý hay, các câu, đoạn văn hay. Việc ghi chép này
không nhất thiết để cho học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết,
qua mỗi lần ghi chép, các em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dần
thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện,
giúp học sinh có thể vận dụng trong bài làm.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
BẢNG 2:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
Năm học:2013-2014
Tổng số
học
sinh
24

Giỏi

Số
lượng
4

Khá
%
16,7

Số
lượng
11

%
45,8

Trung bình
Số
%
lượng
9
37,5

Yếu
Số
%
lượng
0

Nếu so với yêu cầu chung về chất lượng giáo dục của của toàn huyện và lấy
chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của đơn vị so sánh thì vẫn còn một số

hạn chế nhất định. Song so sánh chất lượng giáo dục của nhà trường trong năm
học 2013 -2014 với các năm học trước thì chất lượng dạy học nói chung và đặc
biệt chất lượng dạy học kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 5 nói riêng của đơn vị đã
chuyển biến thật sự đáng phấn khởi. Có được kết quả trên ngoài sự tận tụy , hăng
say làm việc của tập thể hội đồng sư phạm trong quá trình dạy học. Ngoài ra có
một phần không nhỏ của bản thân trong công tác chỉ đạo dạy học nâng cao chất
lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5.

3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Ý nghĩa của sáng kiến này cung cấp cho người đọc nắm được và thấy rỏ
“những giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở
20


trường PTDTBT”. Người đọc hiểu được một cách tổng quan nhất về những giải
pháp thực hiện có tính khoa học và thực tiễn trong quá trình chỉ đạo dạy học. Xem
đây là một kinh nghiệm được thực nghiệm có kết quả khá cao trong quá trình vận
dụng linh hoạt các giải pháp, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt
có tính thực tiễn cao. Thông qua ý nghĩa của sáng kiến bạn đọc còn cảm nhận được
đây là những giải pháp căn cơn nhất trong dạy học phân môn tập làm văn tiểu học
nói chung và làm văn miêu tả ở lớp 5 nói riêng.
1. Nhân tố điễn hình, vai trò nồng cốt luôn được coi trọng trong quá trình dạy
học và chỉ đạo dạy học. Với giải pháp này người đọc dễ cảm nhận được nhân tố
điễn hình, người giáo viên có năng lực, đạo đức trách nhiệm, yêu nghề là hết sức
quan trọng không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn thực
hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo, thì đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng.
2. Từ khảo sát chất lượng, đánh giá về chất lượng chỉ rỏ những điểm mạnh,
những vấn đề cần khắc phục. Từ đó người quản lý phải đưa ra những giải pháp chỉ

đạo sát, hợp lý, đảm bảo khoa học vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả.
3.Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả về đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới công tác quản lý trong nhà trường đó là: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ bằng hình
thức sinh hoạt thảo luận theo từng chuyên đề, bám sát kế hoạch đã đề ra. Tạo được
một sân chơi, một môi trường làm việc hiệu quả, năng động , sáng tạo giám nghĩ
giám làm. Từ những buổi thảo luận từng chuyên đề, đã giúp giáo viên cùng cán bộ
quản lý có những chia sẻ hữu ích trong quá trình làm chất lượng.
4. Dạy học đối với đối tượng học sinh dân tộc thì cần thiết phải sử dụng
phương pháp dạy học cũng cố và khắc sâu kiến thức về cấu tạo bài văn tả cảnh, khi
dạy tập làm văn dạng bài văn miêu tả.
5. Kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, đồ vật… là một kĩ năng hết sức quan
trọng có thể nói gần như quyết định đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn khi
dạy của giáo viên, học của học sinh trong tiết tập làm văn qua sát đồ vật tiết 1.

21


6. Dạy học phân hóa đến từng đối tượng học sinh là một yếu tố bắt buộc
trong quá trình dạy học đại trà hay dạy học sinh yếu. Theo hướng dẫn của Công
văn 227/GDPT năm 2007 chính là chìa khóa, hướng đi đúng hướng cho dạy học
phân hóa đến đối tượng học sinh.
7. Hướng dẫn và bồi dưỡng cho học sinh có kĩ năng, sắp xếp ý, lập dàn ý, sử
dụng biện pháp thực hiện theo mẫu, đổi mới trong cách đánh giá trong quá trình
dạy học đó là những giải pháp căn cơ, thiết yếu, quan trọng, không thể thiếu trong
dạy học phân môn tập làm văn nói chung, dạy làm văn miêu tả ở lớp 5 nói riêng.
8. Muốn học sinh giỏi văn, viết văn hay, có cảm xúc, con người luôn hướng
thiện. Thì việc dạy học theo phương pháp làm “giàu” vốn từ, hiểu biết văn học, có
phương pháp tích lũy kiến thức như dùng sổ tay văn học, sổ tay chính tả. Nhằm
chắt lọc những gì thuần khiết, tinh tế nhất của ngôn ngữ để học sinh nhiều vốn từ,
có kinh nghiệm trong cuộc sống. Do đó đây chính là một giải pháp mang tính lâu

dài và có hiệu quả thiết thực, trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh cũng
như trong trải nghiệm cuộc sống.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:
3.2.1 Đối với giáo viên:
Cần tằng cường hơn nữa trong công tác tự bồi dương chuyên môn nghiệp vụ,
thông qua dự giờ đồng nghiệp, qua nghiên cứu tài liệu, sách, báo, các kênh thông
tin nghe, nhìn. Tham gia có hiệu quả các buổi tập huấn, chủ động trong trao đổi góp
ý, xây dựng các chuyên đề về đổi mới dạy học.
3.2.2 Đối với các cấp quản lý:
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các hội
thảo, thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất
lượng dạy học. Tổ chức các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học
sinh năng khiếu, chỉ đạo sát việc dạy học phân môn tập làm văn, trong tình hình
mới hiện nay. Từ đó định hướng cho cán bộ quản lý, giáo viên những kiến thức,
phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện, phương pháp chỉ đạo trong quá trình dạy
học, nhằm nâng cao hiệu quả day học.
22


MỤC LỤC
23


1. Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài.
1.2 Điểm mới của đề tài.
2. Phần nội dung.
2.1Thực trạng của nhà trường.
2.2 Chất lượng học sinh.

2.3 Trang thiết bị.
2.4 Đội ngũ giáo viên.
2.5 “ Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học
sinh lớp 5 ở trường PTDTBT”.
3. Phần kết luận:
3.1Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
3.2Kiến nghị đề xuất.

24



×