Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần và duy trì sỉ số trong công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.81 KB, 17 trang )

I . PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài.

Trong mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ thể chất, thẩm mĩ
và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.
Nền tảng nhân cách , kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản(nghe, nói, đọc,viết và
tính toán) của học sinh được hình thành ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc
đời của mỗi con người. Học sinh tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất
như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách thưa gửi đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ
năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng
tạo. Như vậy, giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông; đặt cơ sở vững
chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện của con người. Thành
quả của giáo dục tiểu học có giá trị lâu dài, có tính quyết định, vì thế, làm tốt giáo
dục tiểu học là đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nếu
không có kiến thức thì không có thể bình đẳng với các dân tộc khác được”. Trước
yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế, đồng


thời nhằm thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng
phát triển giữa các dân tộc”, xoá dần khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa
“miền ngược và miền xuôi”, Đảng và Chính phủ rất quan tâm và chú trọng đến
công tác giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Để lấp dần khoảng cách trên
thì khâu duy trì sĩ số là rất quan trọng. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học,
việc duy trì sĩ số học sinh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Duy trì tốt
sĩ số học sinh không những nâng cao được hiệu quả giáo dục mà đặc biệt hơn là
tránh được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Những học sinh thất học là một
mối nguy hại lớn cho xã hội, các em dễ dàng dính vào các tệ nạn xã hội. Bên cạnh
đó duy trì tốt sĩ số học sinh còn gắn liền với chất lượng dạy học và hiệu quả giáo


dục. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét
chất lượng hoạt động của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp và của tập thể nhà trường.
Giáo dục ở vùng cao gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác duy trì sĩ số
và nâng cao tỉ lệ chuyên cần. Trên nguyên tắc muốn có chất lượng giáo dục trước
hết phải đảm bảo học sinh đi học thường xuyên.
Nhưng các em học sinh ở đây mỗi ngày đến trường phải trải qua quãng đường dài
đầy khó khăn. Cái gió, cái khó, cái nghèo luôn đeo bám và theo gót các em đến
trường mỗi ngày, làm cho những bước chân nhỏ bé như trĩu nặng, nhọc nhằn hơn
trên bước đường đi học.


Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc quản lí ,giáo dục học
sinh đặc biệt là công tác nâng cao tỉ lệ chuyên cần duy trì sỉ số, nên mỗi giáo viên
chủ nhiệm cần phải nắm chắc những nhiệm vụ của mình .Đó là:
-Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học ,
có các biện pháp giáo dục,quản lí một cách cụ thể nhất phù hợp với đặc điểm học
sinh của lớp.
- Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình
thức, đưa ra được các biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học sinh và thực hiện
giáo dục học sinh các biệt học sinhchuyên biệt.
- Phối hợp với gia đình và các đòn thể ơ địa phương để theo dõi,làm công tác giáo
dục học sinh.
- Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích
hợp;phối hợp với Tổng phụ trách , tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng
thực hiện các hoạt động tự quản.
- Thường xuyên trao đổi ý kiến góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng
học tập sau từng học kì.



- Họp phụ huynh đúng quy định, có liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học
sinh , tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng
nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ.
- Biết cách xử lí tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết
sáng kiến kinh nghiệm giáo dục;ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng
phong cách nhà giáo.
. Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của thầy cô giáo phải mang tính
nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh.
Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học tạo được sự
thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh ngoan có tinh thần học tập tốt thì trước hết
người thầy giáo, cô giáo phải đưa lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đội
vững mạnh, một tập thể lớp gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt.
Vì thế, qua nhiều năm đứng lớp bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi và mạnh
dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm : “Làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh đi học
chuyên cần và duy trì sỉ số trong công tác chủ nhiệm lớp?”
1.2 .Điểm mới của sáng kiến: Có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề năng cao tỉ
lệ chuyên cấn, duy trì sỉ số. Tuy nhiên sử dụng các giải pháp cụ thể phù hợp với
tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên trường tiểu học bản thân đang công tác thì
đây là vấn đề lần đầu tiên tôi nghiên cứu.


II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng
Qua thực tế giảng dạy ở những vùng khó khăn bản thân tôi đã gặp rất nhiều
học sinh nghỉ học với nhiều nguyên nhân khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc học tập của các em.
-Học sinh thường xuyên vắng học không lí do hoặc vắng học với lí do không
chính đáng như: Gia đình khó khăn phải đi làm te, phát lô; không muốn đi học;
bố hoặc mẹ không cho đi học; đi ăn cưới, ăn hỏi dài ngày, sợ thầy cô kiểm tra

bài cũ.. …
- Các em thường đi học theo mùa: mùa nắng nhiều hơn mùa mưa, mùa có đót,
mùa cưới hỏi thì vắng học nhiều hơn bình thường…
- Ý thức tự học của các em là rất yếu, đặc biệt là việc tự giác học tập tại nhà,
đến trường xong khi về nhà sách vở để vào một góc, sáng mai đến giờ đi học
lại mang đi, có nhiều em còn mang theo sách vở của thời khóa biểu ngày hôm
trước. Vấn đề học bài cũ, làm bài tập về nhà hay nghiên cứu trước bài mới theo
yêu cầu của giáo viên là chuyện hy hữu hiếm gặp.
- Ý thức về tầm quan trọng của việc học của các em cũng còn rất hạn chế, có
thể nói là rất thấp. Các em đi học theo phong trào là chính cho nên thích thì đi,
không thích thì không đi. Khi có chương trình học bổng hoặc chế độ hộ nghèo
thì đi, nhận được tiền rồi thì nghĩ. Vở và sách học chưa hết học kì I thì đã rách
nát không còn sử dụng được.


- Nhận thức về tầm quan trọng của việc học của con em, cũng như trách
nhiệm của gia đình đối với việc học của con em với đa số phụ huynh là rất mơ
hồ, hầu hết phụ huynh phó mặc cho nhà trường. Phần khác phụ huynh không
thể quản lý được con em họ ví như tôi nói nó không nghe, nó thích làm gì mặc
nó …
- Ảnh hưởng của việc học sinh đến lớp không chuyên cần đến chất lượng dạy
và học: Nhiều học sinh đọc viết sai chính tả và thực hiện các phép tính cơ bản
không thành thạo .Kết quả học tập của đa số học sinh còn rất thấp, đặc biệt là
các em vắng học nhiều.
- Những khó khăn trong việc tăng tỉ lệ chuyên cần của học sinh đến lớp, đến
trường:
+ Hoàn cảnh điều kiện môi trường sống còn nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn
đến việc đến trường của học sinh (địa hình rộng, cơ sở hạ tầng giao thông
không đảm bảo, dân cư phân bố không đồng đều, phương tiên đi lại không có,
nhiều em phải qua đèo, lội suối, quãng đường từ nhà đến trường xa trên 4-5

km,…).
+ Ý thức của học sinh cũng như sự quan tâm của phụ huynh, chính quyền địa
phương đến việc học của con em chưa cao.
+ Công tác vận động của giáo viên chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa thực
sự khoa học còn có sự chồng chéo và mang tính tự phát.
+ Bình quân tỉ lệ chuyên cần của học sinh từ năm học 2015– 2016 trở về
trước luôn dưới 93,4%.
2.2.Các biện pháp


Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường học có vai trò rất quan trọng trong
giáo dục học sinh. Trước thực tế trên, sự cần thiết nghiên cứu nguyên nhân, xác
định chức năng, nhiệm vụ và tìm ra biện pháp giúp cho công tác chủ nhiệm lớp
ở trường học tăng cường công tác chủ nhiệm, thu hút học sinh đến trường, duy
trì sĩ số là vấn đề rất cần thiết trong điều kiện hiện nay để góp phần hạn chế
việc học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng dạy học toàn diện.
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tế của quá trình công tác tôi
nhận thấy răng nếu chỉ dựa vào các quy định của nội quy nhà trường thì không
thể nâng cao được tỉ lệ chuyên cần duy trì sỉ số. Sau đây tôi đưa ra một số biện
pháp trong quá trình công tác . Cụ thể là:
Biện pháp1.Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh.
Ngay từ đầu khi mới nhận lớp tôi cho học sinh báo cáo vị trí nơi ở của các em,
họ tên, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh sống của gia đình, công việc
thường ngày của học sinh phải làm ở nhà và gia đình có mấy anh chị em đang
học tập, đồng thời điều tra nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm ở năm trước.
Mục đích của công viêc này nhằm giúp cho giáo viên hiểu rõ thêm điều kiện
của từng em để trong quá trình làm chủ nhiệm và dạy học giáo viên có cơ sở cơ
sở tiếp cận tâm tư cùng học sinh tạo cho các em có tâm thế thoải mái khi đến
trường.
Kết quả điều tra học sinh đi học đầu năm như sau

TSHS

Tuần 1
SL

%

Tuần 2
SL

%

Tuần 3
SL

%


18

144/162

88,9

148/162

90,2%

153/162


94,4

Từ những điều tra cơ bản ban đầu tôi đã biết thêm một số thông tin về trình độ
dân trí của các bậc phụ huynh đa số phụ huynh là dân tộc Vân Kiều nên việc
nhận thức và trách nhiệm với học sinh còn nhiều hạn chế.
Biện pháp 2:Lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp, xây
dựng mối đoàn kết thương yêu của tập thể lớp
Lựa chọn Ban cán sự lớp là khâu cực kì quan trọng góp phần đưa phong trào
của lớp phát triển theo hướng tích cực. Ban cán sự lớp là những hạt nhân nòng
cốt, là đầu tàu trong tất cả các công việc.
Không phải khi nào giáo viên chủ nhiệm cũng có mặt trên lớp, do đó ban cán
sự lớp chính là đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm.
Làm tốt khâu này sẽ quyết định một nửa thành công trong công tác chủ nhiệm
của người giáo viên. Ban cán sự lớp cùng giáo viên chủ nhiệm theo dõi tỉ lệ
chuyên cần hàng ngày của mỗi bạn . Khi phát hiện có bạn nghỉ học thì ban cán
sự cùng cô chủ nhiệm cùng về nhà tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học để động viên
chia sẻ học sinh trở lại lớp ngay.Trong quá trình vận động học sinh thì giáo
viên là người luôn phải nhẹ nhàng tôn trọng học sinh, biết giải thích tuyên
truyền cho cả phụ huynh và học sinh hiểu được ích lợi của công việc học tập và
tác hại của việc nghỉ học để cho phụ huynh, học sinh thấu hiểu mà tham gia đi
học chuyên cần hơn.
Các hoạt động của tập thể lớp luôn luôn đòi hỏi sự tham gia của tất cả các
thành viên trong lớp. Do đó để xây dựng tập thể đoàn kết, xây dựng phong trào


thi đua của lớp, giáo viên chủ nhiệm cần nêu cao truyền thống học tập của
trường, của lớp ở những năm học trước, từ đó có tác dụng cổ vũ, khích lệ các
em vươn lên để giữ vững truyền thống đó; phát huy năng lực của các thành
viên tích cực trong lớp;
Giáo viên chủ nhiệm đề ra tiêu chí thi đua đầu năm học, tổ chức tổng kết đánh

giá hàng tuần, hàng tháng, tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân
thực hiện tốt phong trào thi đua.
Tăng cường vận động, thuyết phục, kích thích lòng nhiệt tình, sự say mê hoạt
động đồng thời nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những học sinh có hành vi chây lười
làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục chung.Thông qua các tiết sinh hoạt giáo
viên thường xuyên kết hợp tổ chức cho học sinh ca múa hát tặng bạn nhân ngày
sinh nhật của từng học sinh trong lớp. Với học sinh tiểu học, nhiều khi chỉ cần
những phần thưởng nho nhỏ như cái bút chì, thước kẻ, tập nhãn vở,những bông
hoa... cũng giúp các em vui sướng. Học sinh tiểu học rất thích được nhận quà,
được khen ngợi, nên khi giành được phần thưởng của cô nhờ những bông hoa ,
các em cảm thấy rất hãnh diện, đem khoe ngay với bạn bè, bố mẹ và càng có
động lực để phấn đấu trong học tập.Khi ta trao yêu thươngcho các em ta sẽ
nhận lại yêu thương; khi ta gieo thói quen tốt sẽ gặt được những nhân cách tốt.
Vì vậy tôi luôn giáo dục đạo đức cho học sinh bằng các biện pháp giáo dục tích
cực: Khen thưởng, động viên kịp thời khi các em có tiến bộ dù nhỏ, xử lí công
minh những vi phạm của học sinh, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh


tránh dùng những lời lẽ làm tổn thương các em. Tôi luôn cho các em có cơ hội
để thể hiện bản thân mình bằng cách xây dựng và phát triển đội ngũ tự quản
của lớp, giao việc cho tất cả các em, cùng các em xây dựng nội quy của lớp, để
học sinh biết sống trong tập thể, vì tập thể thông qua việc tổ chức các buổi liên
hoan văn nghệ, và thi thể dục thể thao, thực hiện các hoạt động công ích, bảo
vệ môi trường. Giáo dục các em bằng những gương người tốt, việc tốt để các
em biết rằng cuộc đời này cần biết bao những nhân cách tốt đẹp đó tạo cho học
sinh có thêm niềm vui, tình cảm bạn bè gắn kết hơn.
Cuối mỗi tiết sinh hoạt bao giờ tôi cũng cho học sinh bình chọn đưa ra
gương tốt trong lớp và được ghi tên trên bảng thi đua của lớp.Từ đó các em biết
vượt qua điều kiện khó khăn để đi học chuyên cần dành được bông hoa cuối
tuần. Tùy theo từng tuần thi đua với những món quà nhỏ như : bút, vở, cái nơ

buộc tóc hay chú gấu bông tôi dành tặng các em để ghi nhận sự tiến bộ các em
càng vui , luôn hứa sẽ không nghỉ học buổi nào trong tuần, cũng từ đó ngoài
tình cảm cô- trò giữa tôi và các em còn có tình cảm của người mẹ hiền cùng
chia sẻ với các em trong các bữa cơm trưa đầm ấm.
Biện pháp3:Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh
Nhằm nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực các
phong trào hoạt động cũng như để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ
nhiệm, trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi đã phổ biến cho phụ huynh nội
dung các phong trào, nêu rõ tình hình lớp chủ nhiệm, những nội dung cần sự
phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.Bằng trách nhiệm của người giao viên


chủ nhiệm tôi đã đến từng gia đình phụ huynh trao đổi tâm tư giúp phụ huynh
hiểu được các chủ trương của nhà trường, việc cần thiết cho con em đến trường
là con đường xóa đói giảm nghèo , giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ
tiếp cân với cộng đồng xã hội . Thông qua việc tuyên truyền giải thích ngắn
gọn, thân thiện tôi cùng phụ huynh đã kí cam kết việc cho con em đi học
chuyên cần và duy trì sỉ số trong từng kì , cả năm học.
Để tiện việc trao đổi thông tin, tránh đi lại nhiều, tôi đề nghị phụ huynh
cung cấp số điện thoại liên lạc và lập thành danh bạ điện thoại cho lớp. Mục
đích của việc cung cấp số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để phụ huynh tiện
liên hệ khi cần thiết; chủ động tiếp xúc với gia đình học sinh đặc biệt là những
học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, tạo sự gần gũi, thân thiện, giúp học
sinh tự tin và yên tâm hơn trong học tập và rèn luyện.Đặc biệt trong những
ngày mưa lũ với những em phải qua khe suối tôi luôn động viên phụ huynh
cho con em đi ở những nhà bà con gần trường để đảm bảo cho các em được đi
học bình thường.
Biện pháp 4:Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà
trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến
trường:

- Để giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hàng ngày bị nhồi nhét bởi một khối
lượng kiến thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ
hãi và mệt mỏi. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao
gồm hoạt động giữa giờ ra chơi, kế hoạch hoạt động chéo buổi xen lẫn các môn


học mình phụ trách .Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ
chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, múa hát cộng
đồng, thi đố vui để học…Trong các hoạt động vui chơi giải trí tôi không những
luôn cùng tham gia mà còn vận động các giáo viên trẻ cùng chơi với các em
tạo nên sân chơi bổ ích vui nhộn.
Cùng với thầy giáo Tổng phụ trách Đội đề xuất các phong trào thi đua nhân
các ngày lễ lớn như:
+ Tổ chức giờ học tốt, tuần học tốt chào mừng ngày Quốc khánh 2/9
+ Tổ chức hoạt động vẽ tranh xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện –
Học sinh tích cực”
+ Tổ chức múa lân, phát quà nhân ngày tết Trung thu 15/8 (Âm lịch)
+ Tổ chức các trò chơi dân gian trong các hoạt động tập thể.
Thông qua các phong trào thi đua học sinh được học tập được trải nghiêm
nhằm bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương, tự hào về
truyền thống của dân tộc.Song song với các hoạt động thi đua sôi nổi còn có
thêm chương trình động viên học sinh như: tuyên dương những học sinh có tỉ
lệ chuyên cần đạt 100% trong tuần, tháng vào buổi lễ chào cờ, trên bảng tin
Đội. Nhân rộng điển hình đến các lớp để học sinh có tính thi đua trong các tập
thể tạo cho việc đi học chuyên cần trở thành phong trào thường xuyên liên tục
có hiệu quả.
Biện pháp 5:Nâng cao chất lượng học tập của học sinh:
-Tổ chức khảo sát đầu năm để phân hóa đối tượng học sinh và xây dựng kế
hoạch phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế như: Tăng thời lượng



các môn học sinh học yếu trong giờ chính khoá và bố trí phụ đạo trong các giờ
ôn luyện buổi học thứ hai .Xác định học sinh bị hổng kiến thức ở những phần
nào, đồng thời tìm hiểu điều kiện và phương pháp học tập của các em để có các
biện pháp phụ đạo thích hợp.
- Trong giảng dạy cần quan tâm nhiều hơn đối tượng học sinh yếu, học sinh
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi côgiáo
chủ nhiệm là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm cô - trò, làm
cho các em thích đến trường hơn ở nhà.
- Trong quá trình giảng dạy tôi luôn luôn kích thích, tạo sự hứng thú cho các
em học tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học.
- Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan: thí nghiệm, thực hành, tranh ảnh...để
nâng cao hiệu quả học tập.
- Để giờ học có hiệu quả cao tạo được sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh tôi luôn
đưa ra các trò chơi học tập cho các nhóm. Từ đó các em trong nhóm cùng nhau
làm việc đưa ra kết luận và nắm bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng.
GV phải gần gũi động viên giúp đỡ học sinh yếu nhiều hơn để xoá bỏ mặc
cảm, tự ti, tạo điều kiện để các em hoà đồng, luôn luôn kích thích để huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và dành nhiều thời gian để các em trao
đổi tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau, hướng dẫn phương pháp học tập, cách tự
học bài ở nhà.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của học sinh đặc biệt
chú trọng những học sinh yếu động viên một cách kịp thời dù cho tiến bộ còn
rất ít. Đây là việc làm thường xuyên với học sinh tạo cho học


sinh giảm bớt sự tự ti khi biết bản thân học kém các bạn để cố gắng
vươn lên hàng ngày
- Tôi luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn. Việc phối hợp với giáo viên
bộ môn là hết sức quan trọng nhằm theo dõi học sinh qua đó có kế hoạch điều

chỉnh cũng như động viên các em ngại học, giúp các em học tập tốt hơn. Mặt
khác có những em học sinh thích học môn này, lại không thích môn kia vì
những lý do khác nhau do vậy tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ các
giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp
nhằm giúp các em để kết quả học tập tốt hơn. Các em sẽ hứng thú học tập và đi
học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua các giáo viên bộ môn trong trường phát
hiện về năngkhiếu, sở thích cũng như những hạn chế của từng học sinh. Từ đó
bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn. Sự phối
hợp với tập thể học sinh là một thành công lớn trong quá trình duy trì tốt sĩ số,
tránh được tình trạng các em nghỉ học, bỏ học giữa chừng, những học sinh có
tình trạng chán học, học kém thường có khả năng nghỉ học rất cao chính vì thế
rất cần sự giúp đỡ, kèm cặp các bạn học khá, học giỏi để các em học tốt lên,
khi học tốt rồi các em sẽ thích học không nghĩ tới việc bỏ học, nghỉ học nữa.
Với những biện pháp phối hợp trong thời gian qua tỉ lệ đi học chuyên cần duy
trì sỉ số của lớp tôi luôn luôn tăng trưởng . Cụ thể qua thàng tháng:
Tháng

Tổng số học sinh

Số lượt học sinh Tỉ lệ
đi học


8/ 2016 ( 2 tuần)
9 / 2016 (4 tuần)
10 /2016 (4 tuần)
11/2016 (4 tuần)
12/2016 (4 tuần)
1/2017 (4 tuần)
2/2017 (4 tuần)

3/2017 (4 tuần)
4/2017 (4 tuần)

18
18
18
18
18
18
18
18
18

275/324
641/648
643/648
643/648
644/648
645/648
646/648
648/648
648/648

84,8%
98,9%
99,2%
99,2%
99,4%
99,5%
99,7%

100%
100%

III. KẾT LUẬN
3.1.Ý nghĩa
Tóm lại để tăng tỉ lệ chuyên cần duy trì si số của học sinh, qua đó góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của thì mỗi giáo viên chủ nhiệm trước
hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức hoạt động giáo dục quan tâm tới
từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động
về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Đồng thời, người giáo viên chủ
nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến
việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ
nhiệm cần có các biện pháp nhằm thu hút học sinh đến trường. Các biện pháp
này phải được thực hiện đồng bộ, nhất quán và kiên trì không những trong một
năm học nhất định mà phải được triển khai áp dụng từ đầu năm học, từ năm
học này đến năm học khác, không chỉ áp dụng cho một lớp học cụ thể mà áp
dụng cho tất cả các lớp học trong nhà trường.Để thực hiện các biện pháp có
hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải biết vận
dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải có


lòng nhiệt tình, sự yêu thương chia sẽ với từng hoàn cảnh của học sinh.
Ngoài năng lực chuyên môn tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải phấn đấu là một
người tâm lí giỏi để giải quyết các tình huống xảy ra một cách thấu tình hợp lí
tạo được sự thân thiện, gần gũi với phụ huynh học sinh, kết hợp chặt chẽ với
các lực lượng giáo dục ,chức năng trên địa bàn cùng tham gia đồng bộ một
cách thường xuyên.Có như thế công tác nâng cao tỉ lệ chuyên cần, duy trì sỉ số
mới đạt hiệu quả cao nhất.
3.2 Kiến nghị đề xuất
+ Nhìn chung, chính quyền cấp xã và người dân chưa có sự quan tâm thích

đáng và đúng tầm với vấn đề giáo dục, thường khoán trắng cho nhà trường. Vì
vậy tôi kiến nghị nhà trường và các cấp quản lí giáo dục cần đẩy mạnh tham
mưu với các cấp chính quyền, tuyên truyền vận động người dân có sự quan tâm
đúng mức và kịp thời hơn đối với công tác giáo dục.
Trên đây là những biện pháp mà trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã
áp dụng có hiệu quả để nâng cao tỉ lệ chuyên cần, duy trì sỉ số của lớp.Với kết
quả nghiên cứu của mình, tôi chỉ xin nêu ra một vài kinh nghiệm ít ỏi của cá
nhân tôi đã tích lũy được một số bài học thực tiễn, mong muốn chia sẻ cùng
các bạn đồng nghiệp.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để
công tác nâng cao tỉ lệ chuyên cần duy trì sỉ số học sinh ngày càng đạt kết quả
cao hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!




×