Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

skkn một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 làm quen nhanh với mô hình trường học mới (vnen)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.2 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 LÀM QUEN NHANH
VỚI MƠ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN)
( Nguyễn Thị Lài,
Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn,
Thị xã Ba Đồn – Tỉnh Quảng Bình )
Nền giáo dục Việt Nam chúng ta đang chuyển mình với yêu cầu đổi mới
mạnh mẽ, một trong những mơ hình đánh dấu sự đổi mới giáo dục hiện nay là
mơ hình dạy học VNEN. Giáo dục thị xã Ba Đồn đã áp dụng thí điểm mơ hình
dạy học VNEN trong 3 năm qua tại trường Tiểu học Quảng Thuận, và năm học
2015-2016 là năm học nhân rộng mơ hình trường học mới ở hầu hết các trường
Tiểu học trên toàn thị. Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn cũng triển khai dạy học
theo mơ hình trường học mới đối với khối lớp 2. Là năm đầu tiên áp dụng mơ
hình dạy học mới, lại áp dụng đối với đối tượng lớp 2, vì vậy để thực hiện
nhiệm vụ dạy học giáo viên gặp khơng ít khó khăn. Tơi ln trăn trở: “Làm thế
nào để học sinh lớp 2 làm quen nhanh với mơ hình trường học mới?”, “ Làm
thế nào để học sinh hứng thú trong học tập?” “ Làm thế nào để thực hiện thành
cơng mơ hình dạy học VNEN?”
Trong hai tháng triển khai mơ hình trường học mới, với sự tìm tịi, trải
nghiệm, tôi cũng đã đúc rút được một vài kinh nghiệm trong việc đổi mới
phương pháp dạy học nhằm giúp các em ở đồi tượng lớp 2 hịa mình một cách
tự nhiên với mơ hình trường học mới.
1.

Xây dựng tổ chức lớp học

2.

Trang trí lớp học

Trang trí lớp học theo mơ hình VNEN, đó là bước đầu thay đổi khơng gian, tạo
cho các em một cảm giác thay đổi ngay từ đầu cũng là tạo cho các em một môi


trường mới, gây nhiều hứng thú trong các hoạt động học tập. Cách thức trang trí
là bám theo chuẩn trang trí của mơ hình VNEN. Các mảng trang trí xung quanh
lớp học phải là những công cụ học tập. Giáo viên phải biết khai thác chúng
trong các tiết học và trong những thời điểm các em hoạt động ở trường.
Ví dụ ở góc Thư viện – là tủ sách thân thiện của học sinh, giáo viên cần bày trí
bắt mắt, thu hút học sinh. Cần tổ chức cho học sinh phát huy tối đa vai trị của
nó. Hướng dẫn cho trưởng ban thư viện tổ chức cho các bạn đọc sách đầu giờ
học, giờ ra chơi. Một tháng nên giành một tiết sinh hoạt lớp để tổ chức đọc sách,


giới thiệu nội dung một vài câu chuyện hay các em được đọc, giới thiệu sách
hay để học sinh thêm tự tin và luyện rèn cách diễn đạt cho các em.

Góc thư viện cuối lớp


Một giờ đọc và giới thiệu sách ngoài trời.
Xây dựng bảng thi đua của các nhóm và cá nhân với phần thưởng là cờ
hoặc hoa thi đua. Đây là nơi phản ánh rõ nét và công khai kết quả học tập của
mỗi nhóm và cá nhân sau mỗi hoạt động học tập, mỗi giờ học hay mỗi tuần, mỗi
tháng học. Khi khơng cịn điểm số thì mỗi lá cờ mỗi bông hoa là một cách động
viên cụ thể và hữu ích. Giáo viên tuyên dương học sinh kịp thời sẽ kích thích
tính tích cực, tính thi đua trong học tập và hoạt động giáo dục.



Bảng thi đua nhóm và cá nhân.




Cờ thi đua.
Nhịp cầu bè bạn với những phong thư cá nhân, là nơi tâm sự của các em
với nhau và của giáo viên với từng học sinh. Trong các tiết học, có thể thay đổi
hình thức liên hệ bằng việc tổ chức cho các em viết một vài dòng nói với bạn bè
nội dung liên quan của tiết học, như vậy cũng đã giúp các em xích lại gần nhau,
cũng là rèn cách viết văn cho các em rồi. Thỉnh thoảng giáo viên cũng viết một
vài điều cho các em để thay đổi cho hình thức nhận xét bằng lời bình thường
cũng là đã tạo cho các em một cảm giác mới và một cảm xúc lạ rồi. Có thể một
lời nhắc nhở bằng một mẫu thư nhỏ trong phong thư cá nhân sẽ có tác dụng hơn
một câu nhắc nhở trước lớp; có thể một lời động viên trong phong thư nhỏ sẽ
mang lại cho các em sự cảm động nhiều hơn một câu nói bình thường trước
lớp…

Hộp thư được trình bày theo từng nhóm nhỏ.
Sau hai tháng triển khai, các lớp trường Tiểu học số 2 Quảng Văn đã trang
trí theo mơ hình VNEN, đảm bảo các bảng biểu, các góc. Tạo mơi trường mới
và mang tính giáo dục và thẫm mỹ. Ở khối lớp 2 cũng đã phát huy tích cực các
cơng cụ học tập từ các góc trang trí và việc sử dụng các cơng cụ đó đã mang lạ
hiệu quả thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
1.

Thành lập Hội đồng tự quản


Hội đồng tự quản được thành lập ngay từ tuần đầu của năm học. Giáo viên cần
nắm bắt được những em học tốt và năng động để có hội ý trước khi tổ chức bầu
Hội đồng tự quản. Định hướng cho các em hiểu ứng cử là gì, để cử là như thế
nào. Nói cho các em hiểu vai trị của các ban, của Chủ tịch Hội đồng tự quản,
phó chủ tịch Hội đồng tự quản để tác động sự chủ động ứng cử nếu các em có
mong muốn làm một chức vụ gì. Cũng có thể cho các em xem một tiết bầu hội

đồng tự quản mẫu trên băng hình rồi nêu các câu hỏi để các em hiểu được các
hoạt động trong tiết bầu HĐTQ. Ví dụ như để các em nắm quy trình thì có thể
nêu các câu hỏi như: Vào đầu tiết, các con thấy các bạn làm gì? ( Văn nghệ).
Sau hoạt động đó thì các bạn làm gì nữa? …Để học sinh hiểu các hoạt động thì
giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như: Trong hoạt động ứng cử: Hoạt động giơ
tay xin được vào Hội đồng tự quản gọi là hoạt động gì? Hoặc: Muốn Ứng cử
vào Hội đồng tự quản thì con cần làm gì? Con thích vào Hội đồng tự quản thì
con tham gia hoạt động nào trong tiết Bầu hội đồng tự quản? Sau khi ứng cử
vào hội đồng tự quản thì con cần làm gì để được các bạn tín nhiệm mình?
….Hoạt động Bầu hội đồng tự quản có thể 2 tháng thì tổ chức một lần. Lần đầu
có thể giáo viên hướng dẫn kĩ, cho xem băng hình nhưng những lần sau giáo
viên chỉ cung cấp lại quy trình và nên để các em tự tổ chức để các em cũng
được một lần rèn kĩ năng diễn đạt.
Ở lớp tôi triển khai mới chỉ hai lần bầu Hội đồng tự quản, nhưng từ lần thứ hai,
tôi đã nhìn nhận thấy sự trưởng thành nhanh chóng của các em, sự tự tin của các
em đang càng ngày càng lớn lên sau mỗi tháng tham gia hoạt động giáo dục mới
1.

Phát huy vai trị của các nhóm trưởng và các trưởng ban

Trước khi vào hoạt động, ngay từ đầu năm giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng
kĩ năng làm việc cho các nhóm trưởng và các trưởng ban. Đối với mơ hình dạy
học VNEN thì vai trị của nhóm trưởng và các trưởng ban có tính quyết định
đến sự thành cơng của q trình thực hiện các hoạt động học tập. Vì là nhiệm vụ
mới mẻ và cũng là khó khăn đối với đối tượng học sinh nhỏ, nên giáo viên có
thể áp dụng phối hợp nhiều hình thức: Đầu tiên giáo viên đánh máy nhiệm vụ
của nhóm trưởng và trưởng ban, giao cho các em học thuộc. Mẫu nhiệm vụ có
thể là như sau:
NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN
Chưa vào học

– Kiểm tra vệ sinh, nhắc nhở các bạn làm vệ sinh
Mới vào học: 15 phút đầu giờ
– Cho lớp chào cô giáo


– Kiểm tra sĩ số, báo cáo
– Mời trưởng ban vệ sinh báo cáo việc làm vệ sinh
– Cùng trưởng ban học tập chia đồ dùng học tập cho các nhóm
– Kiểm tra bài tập ứng dụng
– Nhắc các nhóm sắp xếp đồ dùng, sách vở chuẩn bị cho các tiết học
– Mời nhóm trưởng báo cáo việc sắp xếp đồ dùng của các nhóm
Bắt đầu tiết học đầu tiên
– Mời trưởng ban văn nghệ lên cho lớp khởi động
– Mời cơ giáo vào bài học
– Sau khi các nhóm giơ biển báo đọc mục tiêu xong: mời các bạn chia sẻ mục
tiêu
– Sau khi các bạn chia sẻ mục tiêu xong: nhận xét
– Báo cáo cô giáo: Chúng con đã thực hiện xong bước 3, mời cơ giáo góp ý
cho cả lớp….
NHIỆM VỤ CỦA NHÓM TRƯỞNG
Khi mới vào học: 15 phút đầu giờ
– Lấy đồ dùng học tập từ HĐTQ
– Kiểm tra bài tập ứng dụng
– Yêu cầu các bạn sắp xếp đồ dùng, sách vở cho các tiết học
Trong giờ học
– Sau khi cô giáo giới thiệu bài: Mời các bạn đọc tên bài và ghi vào vở
– Khi các bạn ghi đầu bài xong, mời các bạn đọc mục tiêu bài học
– Khi các bạn đọc mục tiêu xong, hỏi: Theo các bạn mục tiêu của tiết học này
là gì?



– Thống nhất mục tiêu: Vậy mục tiêu của tiết học này là….., giơ biển báo đã
hoàn thành hoạt động
– Mời các bạn vào các hoạt động tiếp theo:
Bây giờ chúng ta vào hoạt động….., mời các bạn đọc yêu cầu của bài tập….
Hỏi: Các bạn đã rõ yêu cầu chưa?
Mời các bạn làm bài
Sau khi làm xong, nếu có bạn khác cũng đã xong thì đổi vở kiểm tra kết
quả: Mời bạn kiểm tra bài mình, mình sẽ kiểm tra bài của bạn. Kiểm tra
xong thì nhận xét
Sau khi cả nhóm làm bài xong: Mời bạn A nêu kết quả.
Sau khi bạn nêu kết quả xong: – Mời các bạn nhận xét
– Các bạn cho ý kiến về bài làm của bạn…
Hoặc – Các bạn có ý kiến gì khơng?….
– Các bạn có đồng ý với bài làm của
bạn….khơng?
– Theo mình, …..
Sau khi thống nhất kết quả thì giơ mặt cười báo cáo.
NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG BAN HỌC TẬP
15 phút đầu giờ:
– Kiểm tra bài tập ứng dụng, báo cáo với cô giáo.
Trong giờ học:
– Làm bài xong trước thì kiểm tra bài trong nhóm, sau đó đi các nhóm khác
kiểm tra, nếu thấy có bạn sai thì chỉ giúp bạn chỗ sai, Kiểm tra xong thì báo báo
tình hình với cơ giáo.
NHIỆM VỤ CỦA BAN ĐỜI SỐNG ( BAN THƯ VIỆN)


Ngoài giờ học: Giờ ra chơi, đầu buổi học.
– Sắp xếp thư viện.

– Thông báo, giới thiệu sách mới, sách hay cho bạn.
– Nhắc nhở bạn đọc sách, đọc báo. Nhắc nhở các bạn sắp xếp sách gọn gàng,
đúng các góc
– Vận động các bạn có sách hay thì đóng góp cho thư viện.
– Nếu có thầy cơ vào thăm lớp: giới thiệu cho thầy cơ về các góc của lớp.
Tất nhiên đó là bước khởi đầu, và khơng thể một vài ý đã hoàn thiện cách
thức làm việc của các em. Sau khi các em đã thuộc và thực hiện một số buổi thì
giáo viên lại tiếp tục kết hợp các hình thức bồi dưỡng khác, như: Cuối buổi, cho
các em nhóm trưởng ngồi lại thành một nhóm. Giáo viên hướng dẫn cách làm
việc cho nhóm trưởng bằng một số dạng bài cụ thể. Quy trình hướng dẫn như
sau:
– Giáo viên đưa ra một bài tập, có lơ gơ hướng dẫn
– Yêu cầu các em lần lượt tổ chức cho nhóm thực hiện hoạt động dựa theo
nhiệm vụ đã học
– Giáo viên điều chỉnh, làm mẫu
– Cho các em thực hiện lại, và lưu ý cách tổ chức cho các bài tập tương tự
– Tiếp tục đưa ra dạng bài khác
– Hướng dẫn cách thức điều hành nhóm cho các em, giúp các em linh động cho
nhiều dạng bài khác nhau, cách thức điều hành khác nhau, tùy theo lơ gơ hướng
dẫn để điều hành. Có một số dạng bài lặp lại nhiều lần nên các em cũng dễ theo
một quy trình cụ thể
Giáo viên lưu ý khơng nên hướng dẫn ơm đồm, có thể một buổi chỉ hướng dẫn
hoạt động cho một mơn nào đó. Kết hợp trong các tiết học, giáo viên thường
xuyên hướng dẫn cách thức điều hành nhóm cho các nhóm trưởng. Dần dần các
em sẽ nắm được cách điều hành và ngày càng trưởng thành hơn
Ở khối lớp 2 trường tôi, vào đầu năm các em rất bỡ ngỡ, và rất vụng về trong
những câu nói điều hành nhóm, nhưng giờ đây, chỉ sau một thời gian không dài,
các em đã mạnh dạn, khá dõng dạc khi nêu câu lệnh điều hành nhóm, các em đã



chủ động thay giáo viên trong cách tổ chức hoạt động. Giáo viên cũng đã đỡ vất
vả đi phần nào trong việc dạy cách học cho học sinh.
2.

Đổi mới phương pháp dạy học

3.

Giáo viên cần thực hiện theo quy trình 5 bước dạy học theo mơ hình
VNEN

Bước 1. Tạo hứng thú cho HS:
Đây là bước khá quan trọng, vì học sinh có hứng thú thì vào bài học các
em tìm hiểu và tiếp thu kiến thức sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Vậy để tạo hứng thú
cho học trị thì điều quan trọng là giáo viên ln phải tìm ra một cái gì đó mới
mẻ, thu hút hoặc kích thích vào tính tị mị của học sinh. Có thể dùng các cách
sau: Đặt câu hỏi; Câu đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trị chơi;
Hoặc sử dụng các hình thức khác. Ở đối tượng học sinh lớp 2 thì phương pháp
sử dụng trị chơi thường là một cách mở đầu tiết học cho lại hiệu quả.
Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm
Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần gũi với HS. Nếu là tình
huống diễn tả bằng bài tốn có lời văn, thì các giả thiết phải đơn giản, câu văn
phải hóm hỉnh và gần gũi với HS.
Bước 3. Phân tích – Khám phá – Rút ra kiến thức mới
Các em lớp 2, khả năng phân tích cịn hạn chế, khả năng khám phá để rút
ra kiến thức mới chưa khả quan, do vậy giáo viên có thể dùng các câu hỏi gợi
mở, phân tích, đánh giá để giúp các em thực hiện tiến trình phân tích và rút ra
bài học. Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình phân tích
thuận lợi và hiệu quả.
Sử dụng các hình thức thảo luận cặp đơi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình

thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tị mị, sự ham thích tìm tịi, khám phá
phát hiện của HS…..
Các hoạt động trên có thể thực hiện với tồn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng
HS.
Bước 4. Thực hành – Củng cố bài học
Ở bước này, giáo viên cần lưu ý vừa quan sát bao quát các nhóm nhưng
cũng theo dõi từng cá nhân học sinh làm bài và phát hiện xem HS gặp khó khăn
ở bước nào. GV giúp HS nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc,


thao tác, cách thực hiện. Và cũng đề cao tính tương tác giữa học sinh với học
sinh trong việc tìm hiểu yêu cầu bài tập hay chữa bài trong nhóm, giáo viên hỗ
trợ hướng dẫn cách tương tác phối hợp làm việc cho các nhóm làm chưa được.
Đó chính là đang vừa dạy kiến thức vừa dạy cách học cho học sinh.
Nếu các em hoàn thành sớm hơn dự định, tiếp tục ra các bài tập với mức
độ khó dần lên phù hợp với khả năng của HS. GV tiếp tục quan sát và phát hiện
những khó khăn của HS, giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại
với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.
Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm,
theo cặp đơi, theo bàn, theo tổ HS.
Bước 5. Ứng dụng
Giáo viên giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của phần kiến thức mà
các em mới tìm tịi được qua tiết học bằng cách gắn với hoàn cảnh mới và gắn
liền với cuộc sống hằng ngày. Mỗi ngày giáo viên cần giao cho học sinh một
đến hai việc làm gì đó ở nhà mà liên quan đến kiến thức tiết học. Nên hiểu
không phải giao bài tập về nhà mà là một việc làm, một cuộc đối đáp với người
thân… để giúp các em khắc sâu kiến thức đã được lĩnh hội ở lớp. Ví dụ khi dạy
bài “Em thực hiện phép tính 36 +25; 26 +5 như thế nào?” (mơn Tốn lớp 2),
giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các em: Các con về nhà hãy thử nghĩ ra một
bài tốn có lời văn có phép tính 36 + 5 rồi đố bố mẹ của các con nhé!… Và để

biết rõ hơn việc các em vận dụng kiến thức vào thực tế như thế nào thì giáo viên
cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để nắm được tình hình và phối hợp với
gia đình trong việc giúp các em phát huy ứng dụng kiến thức vào cuộc sống.
1.

Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

Để đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải biết sử dụng linh
động các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học ở đây chủ yếu là dạy cách học cho học sinh.
Cách thức tổ chức dạy học là Phương pháp dạy học ngày nay đổi mới tập trung
vào vai trò của học sinh, từ kiểu học thông báo đồng loạt sang kiểu hoạt động
phân hố. Giáo viên khơng cịn là người truyền đạt kiến thức mà là người gợi
mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tịi, tranh luận
của học sinh. Vậy nên kĩ năng tổ chức các hình thức dạy học là một vấn đề quan
trọng. Có thể biến nội dung học tập này thành một chuyên đề học tập trong kế
hoạch bồi dưỡng của cá nhân. Khi trọng tâm là học tập về cách thức tổ chức dạy
học, chúng ta chỉ nên tập trung xoáy sâu vào chỉ và chỉ nội dung này. Khi xem
một tiết dạy, hãy quan tâm về nó, tìm hiểu các tài liệu trên mạng liên quan về
nó. Thậm chí hãy thường trực trong đầu một suy nghĩ học tập ở mọi lúc mọi
nơi; Ví dụ khi xem một chương trình giải trí của truyền hình, hãy để ý cách thức


tổ chức các hoạt động của họ. Biết đâu lại có những áp dụng hay trong dạy học
của chúng ta.
Cho học sinh thuộc 10 bước học tập ngay từ đầu tuần học đầu tiên. Cùng với
sự điều hành của nhóm trưởng từng cá nhân sẽ dần quen và thành thạo với các
bước học tập. Trong mỗi giờ học đầu năm, giáo viên bám từng nhóm chỉ dẫn
cho các em cách làm việc qua từng bài tập, từng hoạt động ngoài việc bồi dưỡng
riêng cho các nhóm trưởng. Cùng một nội dung hướng dẫn, giáo viên phải lặp

lại với từng nhóm. Cơng việc đó có thể phải lặp lại nhiều trong những tuần đầu,
do vậy đây là thời điểm giáo viên phải nói rất nhiều, hướng dẫn cách làm việc
rất nhiều, làm mẫu cũng rất nhiều thì học sinh lớp 2 mới có thể làm quen dần và
thực hành độc lập trong những tháng học tiếp sau được. Trong phương pháp dạy
học mới, phần chốt kiến thức thường là một vấn đề được nhiều giáo viên thắc
mắc, khơng biết có cần thiết hay không. Thực tế sau mỗi hoạt động, mỗi bài tập
mà các em hoàn thành, việc chốt lại kiến thức cũng khá cần thiết. Vậy làm thế
nào để học sinh thực hiện được mà không phải giáo viên là người làm thay? Có
thể nói cách thức tổ chức trị chơi là một cách làm hiệu quả. Bạn chủ trò sẽ thay
mặt giáo viên điều khiển lớp tự chốt kiến thức một cách nhẹ nhàng mà còn gây
hứng thú hơn cho các em trong học tập. Một số trò chơi có thể áp dụng đối với
dạng bài trắc nghiệm như: trò Gọi thuyền, Ai nhanh hơn. Trò chơi áp dụng đối
với dạng bài tìm từ có chứa tiếng có vần gì đó, chúng ta có thể áp dụng trị chơi
Truyền điện, Ai nhanh hơn. Sau trò chơi nên thưởng cho học sinh bằng những lá
cờ thi đua để các em phấn khích, và cũng phạt vui những em thực hiện sai để
các em nhớ hơn kiến thức…
1.

Đổi mới cách học cho học sinh

Một khi đổi mới hình thức tổ chức dạy học thì đồng thời đã đổi mới cách
học cho học sinh. Nhưng để rõ nét hơn về dạy cho học sinh cách học thì ngồi
những hình thức tổ chức mới hỗ trợ, giáo viên cần tăng cường tổ chức hoạt
động tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau cho các em. Ngồi việc hướng dẫn cách
điều hành cho các nhóm trưởng, những tuần đầu, giáo viên cần rèn kĩ năng nắm
thông tin của sách, hiểu các logo trong tài liệu hướng dẫn, hướng dẫn cách thực
hiện các bước học tập cho các em qua từng bài tập, từng hoạt động; hướng dẫn
cách hợp tác, phối hợp hoạt động trong từng nhóm.
Có thể nói đối tượng lớp 2 thì giáo viên cần làm mẫu nhiều, hướng dẫn
thật tỉ mỉ từng hoạt động. Lặp đi lặp lại nhiều lần các em sẽ quen dần với cách

học mới. Sau khi các em đã quen dần cách học, cách tự học, giáo viên tiếp tục
nâng cao u cầu giáo dục, đó là địi hỏi sự sáng tạo và chủ động của các em
trong hoạt động giáo dục. Ban đầu có thể nêu những tình huống, những dạng bài
tập, hoạt động khác nhau, yêu cầu các em tìm cách thức làm việc để giải quyết
chúng bằng cách riêng của từng nhóm. Cứ thế giáo viên tăng dần đòi hỏi để


phát huy tính tích cực của học sinh khơng những trong việc tìm hiểu kiến thức
mà cịn trong phương pháp tìm hiểu kiến thức.
Sau hơn hai tháng thực hiện triển khai mơ hình trường học mới tại khối
lớp 2, với sự nỗ lực của giáo viên, học sinh và còn có sự hỗ trợ của nhà trường
trong việc tổ chức tập huấn cho giáo viên về mơ hình VNEN và những chuyên
đề đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã ứng dụng cùng với kinh
nghiệm bản thân đã thúc đẩy hoạt động dạy học theo mơ hình VNEN đi vào
hiệu quả thiết thực. Bằng chứng là các em tự tin hơn, ăn nói lưu lốt, mạnh dạn
hơn, các em chủ động trong các hoạt động giáo dục hơn rất nhiều. Khơng cịn
tình trạng học sinh ngồi chờ giáo viên hướng dẫn trong các tiết học, các em đã
làm chủ được bộ tài liệu hướng dẫn học tập. Sự trưởng thành của các em phần
nào nói lên rằng tơi, trường chúng tôi đang áp dụng hiệu quả việc đổi mới
phương pháp dạy học theo mơ hình tiên tiến. Chúng tôi đang đi đúng hướng để
nhanh tiến tới với sự thành công của nền giáo dục hiện đại.



×