Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

một số biện pháp nâng cao chất lượng các tiết thực hành trong chương trình sinh học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.05 KB, 20 trang )

Sáng kiến:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁC TIẾT THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 7

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn sáng kiến
Trong những thập niên gần đây xã hội đã có nhiều chuyển biến theo hướng văn
minh hiện đại để đáp ứng với trình độ phát triển ngày càng cao, do đó đòi hỏi con
người phải có kiến thức về khoa học trong đó có bộ môn sinh học. Để có thể tiến kịp
với sự phát triển của các nước trên thế giới, ngay ở những khâu mở đầu chúng ta phải
tạo nền tảng và trang bị một cách vững chắc, biết sử dụng kiến thức áp dụng đạt hiểu
quả cao, muốn áp dung có hiệu quả thì phải có sự luyện tập, thực hành nhiều và
thường xuyên.
Môn Sinh học nói chung và Sinh học 7 nói riêng là bộ môn khoa học thực
nghiệm. Kiến thức môn học thường gắn liền với thực tế, gần gũi với đời sống, đề cập
các hiện tượng sinh học trong đời sống sản xuất thường xuyên gặp. Tuy nhiên, hầu
hết học sinh mới chỉ học tốt phần lý thuyết, nhiều em chưa áp dụng được kiến thức
vào giải thích các hiện tượng thực tế. Muốn cho học sinh thực sự nắm vững và vận
dụng được những kiến thức được biết trong lý thuyết thì giáo viên phải tạo điều kiện
cho các em thực hành. Vậy khi dạy bài thực hành người giáo viên cần chú ý những
vấn đề gì? Phải làm rõ được các vấn đề nào?
1


Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một trong những khó khăn lớn nhất là học
sinh còn khá lúng túng trong khâu thực hành. Những tiết thực hành đầu tiên, các em
nói chuyện ồn ào, dụng cụ thực hành sử dụng tùy tiện, các nhóm được phân công
chuẩn bị mẫu vật thì mang không đầy đủ. Các em không biết trong nhóm, mình sẽ
phải làm gì? Hiệu quả của các tiết thực hành này khá thấp. Từ đó trong tôi nảy sinh
rất nhiều câu hỏi: Tại sao kỹ năng thực hành của các em lại yếu? Cần làm gì để khắc
phục tình trạng này? Phải làm thế nào để các em coi tiết thực hành như là một cơ hội


để các em nghiên cứu, tìm tòi? Phải làm gì để nâng cao chất lượng của một tiết thực
hành? Chính vì lẽ đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều để tìm ra các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng của các bài dạy, đặc biệt là các bài thực hành. Với những lý do trên,
tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng các tiết thực
hành trong chương trình Sinh học 7”
Điểm mới của sáng kiến: Sáng kiến được thưc hiên thông qua viêc vân dung
đổi mơi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh, và được vận dụng phu hợp với nội dung và yêu cầu của từng tiêt thực
hành. Qua đó giúp học sinh tự tin vào bản thân, tự mình phát hiện và củng cố kiến
thức, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng yêu thích tự nhiên, biêt vận dụng kiến thức vào
thực tế đời sống.
Sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng các tiết thực hành trong
chương trình Sinh học 7” đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh nâng
cao kĩ năng thực hành – thí nghiệm. Các tiết dạy được xây dựng theo hướng lấy học
2


sinh làm trung tâm của quá trình dạy - học, han chê day minh hoa và qua đo tạo
không khí sôi nổổ̉i, giúp các em tự tìm tòi kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh nắm được mục tiêu, đối tượng, các bước tiến hành, tư lưc giải thích được
kết quả thưc hanh, trên cơ sở đó kham pha kiến thức mơi hoăc cung cô kiên thưc ly
thuyêt và biêt vận dụng vào giải thích thực tế hoặc sản xuất ở gia đình, địa phương, từ
đó giúp học sinh phát huy vai trò chủ động trong học tập, nâng cao chất lượng của
các bài thực hành, cũng như chất lượng bộ môn trong chương trình Sinh học 7.
1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng các tiết thực hành trong
chương trình Sinh học 7” được áp dụng dạy học môn Sinh học lớp 7 nói riêng và môn
Sinh học ở trường THCS nói chung nơi bản thân đang công tác.
2. Nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu

Môn Sinh học THCS nói chung và Sinh học 7 nói riêng là bộ môn khoa học
thực nghiệm, nghĩa là từ những điều mắt thấy tai nghe, học sinh sẽ rút ra những kết
luận khoa học, từ đó phát triển thành khái niệm, củng cố kiến thức, vận dụng kiến vào
thực tế. Kiến thức sinh học đươc hinh thanh chu yêu băng phương phap quan sat, mô
ta, tim toi thưc nghiêm …. Do đó, dạy học sinh học không chỉ có tranh ảnh, mô hinh,
vật mẫu, mà còn phải tiến hành thực hành, thí nghiệm nhăm tich cưc hoa hoat đông
nhân thưc cua hoc sinh, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

3


Số lượng các tiết thưc hanh trong chương trình theo hương dân điêu chinh nôi
dung day hoc cua Bô Giao duc - Đao tao là khá nhiều (Sinh học 7: 18/ 70 tiết). Vi
vây ma yêu câu đăt ra cho giao viên kha cao va hoc sinh cung găp nhiêu kho khăn khi
hoc cac tiêt thưc hanh. Do đó để day thanh công môt bai thưc hanh la vân đê rât kho,
nêu thưc hanh không thanh công se không đat đươc yêu câu bai hoc. Sư thanh công
cua tiêt day thực hành phu thuôc vào rất nhiêu yêu tô khác nhau.
Qua thực tế quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy kĩ năng thực hành của
một số học sinh còn yếu, một số nhóm khi thực hành còn lộn xộn, chưa đảm bảo
được nội dung, chưa đáp ứng được yêu cầu của bài thực hành. Lý do chính là do công
tác chuẩn bị của học sinh và kể cả giáo viên chưa thực sự tốt. Các em chưa thực sự
hợp tác trong quá trình thực hành, hầu như chỉ có một số ít học sinh chú tâm thực
hiện, các em khác thì lơ là, tham gia cho có, chưa thể hiện được vai trò của bản thân
trong quá trình thực hành.
Một số bài, do giáo viên còn sợ học sinh không làm được, không đảm bảo thời
gian của tiết học nên chuẩn bị mẫu rồi cho học sinh quan sát, việc này vô tình làm
cho việc học tập của học sinh thêm thụ động. Sự hướng dẫn của giáo viên nhiều lúc
chưa thực sự sát sao, dẫn đến các nhóm không biết nên làm như thế nào? Sự quản lý
lớp học trong tiết thực hành nhiều khi còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến chất lượng
của tiết thực hành. Giáo viên chưa có sự phân công cụ thể cho các thành viên trong

nhóm, dẫn tới các em thực hành lộn xộn, đôi lúc còn tranh giành nhau.

4


Trong quá trình học, nhiều học sinh chưa nhận thấy được tầm quan trọng của
các tiết học thực hành, các em xem các tiết đó như để chơi, thậm chí đôi lúc còn lợi
dụng để làm những việc khác, không đúng quy trình của giáo viên hướng dẫn. Sự
chuẩn bị của các em nhiều lúc chưa chu đáo, còn hời hợt, không xem trước nội dung,
yêu cầu của bài thực hành dẫn tới việc lên lớp không biết nên làm như thế nào. Các
em cho rằng việc tiến hành thí nghiệm, thưc hanh quan sat hay tim tư liêu viêt bao
cao.... là không cần thiết, các em nghĩ rằng chỉ cần học thuộc những gì ghi nhận trên
lớp là xong. Tiến hành thí nghiệm, tim tư liêu... vừa mất thời gian, vưa không đươc gi
nên việc thực hiện cac yêu cầu của giáo viên về chuẩn bị cac điêu kiên cho thí
nghiệm hay thưc hanh quan sat... thì nhiều học sinh có thói quen tiến hành một cách
qua loa, chiếu lệ. Noi chung các em chưa thật sự tích cực và chưa có kỹ năng hoạt
động hơp tac theo nhóm, chưa quen với việc tự mình làm chủ, tiến hành thưc hanh,
thi nghiệm để tìm ra kiến thức mơi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đa hoc.
Chính điều này đã làm kêt qua cac bai thưc hanh cua học sinh chưa cao. Nhiều
học sinh gặp khó khăn tư việc thưc hanh, thi nghiêm đên viêt thu hoach, bao cao,
thuyết trình trước lớp trên vật mẫu thi nghiêm hoặc qua báo cáo thực hành.
* Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến
Tổng số
học sinh khối 7

Giỏi

Khá

SL


%

SL

%

114

24

21,1

34

29,8

Trung bình
SL
%

41

35,9

2.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng các tiết thực hành

5

Yếu, kém

SL
%

15

13,2


Tư thưc trang nêu trên, qua thưc tê giang day va vân dung đổi mơi phương
phap day học, kết hợp với tim toi nghiên cưu, trao đổi kinh nghiêm vơi đông nghiêp,
ban thân tôi đa đuc rut đươc môt sô kinh nghiêm và đưa ra một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Sinh học THCS nói chung và môn Sinh
học 7 nói riêng như sau:
2.2.1. Yêu cầu sư pham đôi vơi tiêt day thưc hanh, thí nghiêm
Để đảm bảo một tiết thực hành được tiến hành thành công, giao viên cần chú ý
một số yêu cầu sau:
- Giáo viên phai đăt vân đê ro rang, giai thich cu thê muc đich yêu câu, nôi
dung, cac bươc tiên hanh cua tiêt thưc hanh thi nghiêm.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị mẫu vật đầy đủ. Giáo viên cần lưu ý hướng dẫn
học sinh đảm bảo đủ thời gian để học sinh chuẩn bị. Bên cạnh đó, giáo viên cần chú ý
đặc điểm hoạt động theo mùa của động vật để có kế hoạch chủ động chuẩn bị mẫu
vật.
- Đảm bảo các dụng cụ thực hành đầy đủ cho các nhóm.
- Để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng cho mọi học sinh, cần phân công thực
hành theo nhóm nhỏ, cố định để có thể quay vòng nhiệm vụ của các thành viên trong
nhóm qua các tiết thực hành khác nhau.

6



- Cân hương dân hoc sinh ghi chép một cách khoa học những gì quan sát được
trong qua trinh thưc hanh thi nghiêm, những đặc điểm nổổ̉i bật .... Điêu nay la rât cân
thiêt vi hoc sinh co cơ sơ giai thich, khai quat rut ra kêt luân và hoàn thành báo cáo.
- Trong quá trình học sinh tiến hành thực hành, giáo viên nên yêu cầu các em
thực hành cẩn thận, gọn gàng, không gây ồn ào.
- Cần phân phối thời gian cho các hoạt động thực hành hợp lí để đảm bảo học
sinh làm hết nội dung thực hành. Giáo viên định lượng được thời gian của từng hoạt
động, trên cơ sở đó khi thực hành trên lớp, giáo viên theo dõi thời gian để nhắc nhở
học sinh thực hiện.
- Yêu cầu học sinh trong báo cáo tường trình kết qủa, nhất thiết phải vẽ hình và
chú thích đầy đủ. Để giúp học sinh làm quen với hoạt động này, giáo viên nên vẽ mẫu
trên bảng cho học sinh quan sát ở những bài đầu, đồng thời hướng dẫn những yêu cầu
của hình vẽ như: Hình vẽ phải trung thực, đúng với những quan sát trên mẫu vật thật,
vẽ đúng với tỉ lệ các bộ phận, các cơ quan của mẫu vật, chú thích đầy đủ các bộ phận,
nếu nhiều bộ phận cần chú thích, có thể đánh số 1, 2, 3...và ghi chú thích vào dưới
hình vẽ sao cho ngay ngắn, đảm bảo hình vẽ sạch sẽ và đẹp.
2.2.2. Biện pháp cụ thể
Để dạy một bài thực hành đạt hiệu quả cao, theo tôi, giáo viên cần thực hiện
các biện pháp sau:

7


- Xác định rõ loại bài thực hành: Giáo viên cần xác định rõ tiết thực hành mình
dạy thuộc loại bài thực hành nào, từ đó phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của
từng loại bài thực hành này.
- Công tác chuẩn bị: Để tiết thực hành thành công, thì khâu chuẩn bị đóng vai
trò cực kì quan trọng, giáo viên cần cụ thể hóa nhiệm vụ của thầy và trò để chuẩn bị
cho tốt, từ chuẩn bị mẫu vật đến chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm thực hành….
- Tiến trình thực hiện: Các bước tiến hành tiết thực hành phải theo một quy

trình hợp lý, nghiêm túc, gồm các khâu:
+ Ổn định tổổ̉ chức lớp
+ Giáo viên giới thiệu yêu cầu, mục tiêu, hướng dẫn thao tác thực hành
+ Học sinh tiến hành thực hành
+ Tổổ̉ng kết, đánh giá tiết thực hành.
2.2.3. Thực hiện các biện pháp
a) Xác định loại bài thực hành: Căn cứ vào nội dung, tính chất của các hoạt
động thực hành, giáo viên có thể phân chia thành hai dạng bài thực hành như sau:
* Bài thực hành hình thành kiếế́n thức mới: Là loại bài mà qua việc thí
nghiệm, thực hành giúp học sinh phát hiện, hình thành kiến thức mới. Nó được tiến
hành đối với các nội dung mà học sinh chưa thấy, chưa biết. Loại bài thực hành này
thường được thực hiện trong các giờ lên lớp các bài lý thuyết kiểu thực hành.
8


Đối với loại bài thực hành này, giáo viên cần hướng dẫn từng bước các thao tác
thực hành, hướng dẫn đến đâu học sinh làm theo đến đó và được thực hiện theo từng
nội dung riêng biệt, sau mỗi nội dung, hướng dẫn cho học sinh rút ra kết luận.
Ví dụ: “Tiết 15: Thực hành: Quan sát hình dạng ngoài và cách di chuyển của
Giun đất”: Trong tiết học này, học sinh được tìm hiểu những kiến thức mới qua việc
quan sát cấu tạo ngoài cách di chuyển của Giun đất. Học sinh có thể phát hiện được
sự khác nhau về cấu tạo ngoài của Giun đất so với Sán lá gan, Giun đũa... từ đó hình
thành kiến thức về cấu tạo ngoài của Giun đất nói riêng và Giun đốt nói chung. Vì
vậy, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh cần quan sát theo trình tự như thế
nào? Cần so sánh với Sán lá gan, Giun đũa ở đặc điểm nào? Làm thế nào để xác định
các vòng tơ hay quan sát cách di chuyển?
* Bài thực hành củng cố, minh họa: Là loại bài thực hành được thực hiện khi
học sinh đã có vốn kiến thức lí thuyết. Trong chương trình, các bài thực hành đều bố
trí ở cuối chương. Như vậy, các tiết thực hành này đều nhằm giúp học sinh củng cố
và kiểm chứng những kiến thức đã học. Đặc điểm của dạng bài này là khó kích thích

được tính ham muốn tìm tòi cho học sinh, tính chủ động, sáng tạo trong tiếp thu tri
thức của học sinh bị hạn chế. Do đó, giáo viên cần thiết kế bài thực hành thật sinh
động, khuyến khích học sinh ham muốn thực hành.
Ví dụ: “Tiết 20: Thực hành: Quan sát hình dạng ngoài và hoạt động sống của
một số thân mềm”: Đây là bài củng cố và mở rộng kiến thức về cấu tạo ngoài và hoạt
động sống của đại diện của ngành Thân mềm đã học là Trai sông. Việc nắm được 9


những kiến thức về Trai sông có thể dẫn tới việc học sinh không hứng thú trong việc
tìm tòi, nghiên cứu. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị mẫu vật thật
đa dạng để các em thấy được sự đa dạng về hình dạng, cấu tạo và tập tính của Thân
mềm. Bên cạnh đó, giáo viên nên yêu cầu các em phải nuôi trai sông, ốc sên trong lọ
thuỷ tinh lớn không đậy nắp thì để quan sát cách di chuyển và hoạt động sống của
chúng ..., qua đó kích thích sự tò mò của học sinh, giúp các em hứng thú hơn trong
việc học tập.
b) Chuẩn bị: Việc chuẩn bị có ý nghĩa rất quan trọng đối với môn Sinh học,
đặc biệt là các tiết thực hành. Việc chuẩn bị chu đáo cho giờ thực hành có ý nghĩa
quyết định sự thành công của bài giảng. Trong khâu chuẩn bị cần phối hợp sự chuẩn
bị của cả giáo viên và học sinh. Học sinh tham gia chuẩn bị thực hành có ý nghĩa giáo
dục ý thức trách nhiệm đồng thời cũng giảm nhẹ công việc của giáo viên, nhất là
chuẩn bị vật mẫu. Trong khi sưu tầm mẫu vật, học sinh có điều kiện tìm hiểu đời
sống, sự hoạt động của động vật, sơ bộ quan sát đặc điểm hình thái của động vật nên
khi bước vào thực hành ít bị bỡ ngỡ.
* Những công việc chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị vật mẫu: Nêu cụ thể số lượng, quy cách vật mẫu cho từng nhóm
hoặc từng cá nhân.
- Chuẩn bị phương tiện thực hành: Một số dụng cụ phục vụ cho thực hành không đòi
hỏi chuẩn bị ở mức cao và tương đối phổổ̉ biến, có thể giao cho học sinh chuẩn bị như
10



chậu nuôi, bẹ chuối hoặc tấm xốp (để ghim mẫu), dao mỏng... Cũng cần quy định rõ
số lượng cần chuẩn bị của từng nhóm, từng học sinh.
Ví dụ: “Tiết 3: Thực hành: Quan sát một số Động vật nguyên sinh”: Đây là bài
thực hành tương đối khó. Để chuẩn bị mẫu vật cho bài này, giáo viên cần xác định
ngày dạy, hướng dẫn học sinh chuẩn bị nuôi cấy Động vật nguyên sinh (Trùng giày)
trước ngày thực hành 5 ngày để có mẫu vật tốt nhất, hướng dẫn cụ thể các em cách
lấy mẫu trùng roi... Cùng với đó, giáo viên hướng dẫn các em xem lại cách sử dụng
kính hiển vi (cách lấy sáng, cách điều chỉnh kính để quan sát...), hướng dẫn các em
xem lại cách làm tiêu bản tạm thời.... Hướng dẫn học sinh cách lấy mẫu vật Trùng roi
như thế nào để đảm bảo có mẫu vật tốt để quan sát.
- Một số nội dung các nhóm có thể có thể thực hiện trước ở nhà sau đó ghi kết
quả để báo cáo trước lớp.
Ví dụ: “Tiết 15: Thực hành: Quan sát hình dạng ngoài và cách di chuyển của
Giun đất”: Đối với hoạt động đảo đất của Giun đất, giáo viên yêu cầu các nhóm nuôi
Giun đất trong bình thuỷ tinh lớn, có chứa các lớp đất khác nhau trong một thời gian
nhất định ở nhà, sau đó mang kết quả lên lớp để so sánh, thảo luận và rút ra kiến thức
“Tiết 31: Thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sôngs của cá chéé́p”:
Nội dung xác định vai trò của các loại vây cá nên hướng dẫn học sinh thực hiện theo
nhóm ở nhà, sau đó ghi lại kết quả lên lớp báo cáo, thảo luận và rút ra kiến thức.
* Những công việc chuẩn bị của giáo viên
11


- Kế hoạch thực hành: Cần xác định rõ mục tiêu, nội dung cần tiến hành trong
giờ thực hành, cách hướng dẫn các thao tác thực hành khi thiết kế kế hoạch lên lớp.
- Vật mẫu: Tuy đã giao cho học sinh chuẩn bị, nhưng giáo viên cần chuẩn bị
dự phòng trong trường hợp học sinh không chuẩn bị được.
Tôi còn nhớ rất rõ tiết thực hành 16: Mổổ̉ và quan sát cấu tạo trong của Giun
đất, năm học 2014-2015, mặc dù tôi đã phân công học sinh chuẩn bị rất cụ thể, rõ

ràng và hầu hết các nhóm đề chuẩn bị mẫu vật rất tốt. Tuy nhiên, có một nhóm ở lớp
71 không hiểu lí do gì mà các em không chuẩn bị mẫu vật và một nhóm ở lớp 7 3 các
em chuẩn bị nhưng Giun đất rất nhỏ, không mổổ̉ được. Nếu như tiết đó, tôi chủ quan,
không chuẩn bị mẫu vật thì có lẽ các nhóm đó không có mẫu vật để thực hành được.
Ngoài ra, giáo viên nên chuẩn bị các tiêu bản, mẫu mổổ̉ trước khi thực hành để
học sinh có điều kiện đối chiếu, so sánh mẫu của mình với của thầy
Ví dụ: Giáo viên có thể mổổ̉ sẵn mẫu tôm ngâm chìm trong nước trước ở nhà để
khi các nhóm hoàn thành xong khâu mổổ̉ có thể đối chiếu, so sánh (bài thực hành: mổổ̉
và quan sát tôm sông). Các tranh vẽ liên quan tới bài thực hành cũng cần được bổổ̉
sung giúp học sinh dễ dàng xác định các bộ phận, các cơ quan quan sát được trên
mẫu vật của các em.
- Dụng cụ thực hành cho học sinh làm việc: như bộ đồ mổổ̉, khay mổổ̉, kính lúp,
kính hiển vi, chậu nuôi... phải đầy đủ, hiệu quả.

12


- Dự kiến chia nhóm học sinh: Mỗi nhóm khoảng nên có khoảng từ 4 – 6 học
sinh, việc chia nhóm nên làm ngay từ bài thực hành đầu tiên và cố định trong suốt
quá trình học để tạo điều kiện cho học sinh quay vòng trong các bài thực hành. (Giáo
viên cần lưu ý chia nhóm càng nhỏ càng tốt để giúp tất cả học sinh có điều kiện thực
hành như nhau, đồng thời tránh ồn ào, lộn xộn). Ở mỗi nhóm, cần xác định nhiệm vụ
cụ thể của từng thành viên trong nhóm. Ở các bài thực hành tiếp theo nhiệm vụ của
các học sinh được thay đổổ̉i luân phiên, đảm bảo học sinh nào cũng được tham gia tất
cả các khâu. Đồng thời, phân công cụ thể chỗ ngồi của các nhóm để các em tự giác
chuẩn bị trong quá trình học tạo phòng thực hành.
c) Tiến hành giờ thực hành: Giờ thực hành được thực hiện theo quy trình sau:
- Ổn định tổổ̉ chức lớp, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài thực hành, hướng dẫn thao tác thực
hành. Khi giới thiệu các thao tác cần ngắn gọn trong khoảng 5 phút, vì vậy cần chuẩn

bị kỹ có thể ghi tóm tắt các bước tiến hành quan sát và mổổ̉, sơ đồ giới thiệu phương
pháp mổổ̉ ... trên bảng phụ hoặc máy chiếu để không mất thời gian, đồng thời giúp học
sinh dễ nắm bắt được trình tự các thao tác khi tiến hành thực hành. Việc hướng dẫn
nội dung quan sát cũng cần suy nghĩ sắp xếp hoàn, chỉnh hợp lí để tiết kiệm mẫu,
đồng thời xác định hệ thống câu hỏi hướng học sinh vào hoạt động quan sát kết hợp
với suy nghĩ tìm lời giải thích hợp.

13


- Học sinh tiến hành thực hành: Đây là hoạt động chủ yếu của giờ thực hành.
Nếu bài thực hành quy định một tiết thì thời gian dành cho hoạt động này từ 25 đến
30 phút. Hoạt động thực hành có thể hai nội dung:
+ Học sinh báo cáo kết quả quan sát, thí nghiệm ở nhà.
+ Học sinh thực hành mổổ̉ hoặc thí nghiệm quan sát cấu tạo trong. Vẽ hình, làm
báo cáo tường trình.
Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên thường xuyên theo dõi sự làm
việc của các nhóm, nhắc nhở những em chưa cố gắng, động viên khích lệ những học
sinh làm tốt uốn nắn sửa chữa những thao tác chưa chính xác. Cũng có thể đến từng
nhóm lắng nghe sự trao đổổ̉i của học sinh về những vấn đề do giáo viên đặt ra hoặc trả
lời những thắc mắc của học sinh nảy sinh trong quá tŕnh thưc hành.
+ Học sinh làm báo cáo tường trình gồm hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- Tổổ̉ng kết đánh giá thực hành: Phân tích kết quả thí nghiệm, nhắc nhở rút kinh
nghiệm về thao tác chưa chính xác, giải đáp thắc mắc của học sinh.
+ Nhận xéé́t biểu dương các cá nhân, nhóm làm tốt, có thể giáo viên cho điểm
khuyến khích, nhắc nhở những học sinh chưa cố gắng trong chuẩn bị mẫu,
trong thực hành.
+ Thu báo cáo tường trình.
+ Thu dọn dụng cụ, mẫu vật và vệ sinh phòng học.


14


Ví dụ: “Tiết 3: Thực hành: Quan sát một số Động vật nguyên sinh”: Nội dung
bài thực hành nên được thực hiện theo các bước sau:
- Kiểm tra mẫu vật của các nhóm.
- Nêu nội dung, yêu cầu của bài thực hành mà các nhóm cần làm được.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách sử dụng kính hiển vi, cách làm tiêu bản đã
được thực hiện trong chương trình lớp 6.
- Giáo viên có thể hướng dẫn cách làm tiêu bản tạm thời để quan sát.
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh về trùng giày và trùng roi để các nhóm nhân
biết được đối tượng cần quan sát.
- Yêu cầu học sinh tiến hành thực hành: lần lượt quan sát hình dạng, cách di
chuyển của trùng giày và trùng roi
- Khi các nhóm đã quan sát được giáo viên yêu cầu tất cả các thành viên quan
sát, sau đó kiểm tra kết quả bài làm của các em để củng cố, bổổ̉ sung kiến thức cho các
em.
- Nếu các nhóm làm không được cần chỉ rõ cho em biết được vì sao kết quả
không tốt, nguyên nhân do mẫu vật không tốt hay do sử dụng kính chưa đúng từ đó
rút kinh nghiệm cho các tiết sau.

15


- Giáo viên cần nhận xéé́t cụ kết quả của các nhóm trước toàn lớp, nhóm nào
làm tốt, nhóm nào làm chưa được. Giải đáp những câu hỏi của các nhóm nếu có. Sau
đó củng cố lại kiến thức bằng tranh ảnh hoặc máy chiếu.
- Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh viết báo cáo, cách vẽ hình. Yêu cầu
các em thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng thực hành.
d) Xử lý các tình huống có thể xảy ra trong giờ thực hành: Giáo viên cần dự

kiến một số tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hành để có biện pháp xử lý
kịp thời, phù hợp. Ví dụ một số tình huống sau:
- Tình huống 1: Học sinh không chuẩn bị mẫu vật đầy đủ: Giao viên cần dự
kiến số nhóm trong lớp để chuẩn bị mẫu vật dự trù, dự phòng trường hợp học sinh
không chuẩn bị kịp, hoặc không có mẫu vật.
- Tình huống 2: Học sinh làm mất, làm hỏng dụng cụ thí nghiệm: Giáo viên
cần dặn dò, hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ đúng cách, an toàn, biết cách giữ
gìn dụng cụ. Khi chuẩn bị dụng cụ thực hành cho học sinh, giáo viên cần chuẩn bị dư
ra một số bộ, phòng trường hợp học sinh làm hỏng, mất dụng cụ, thì giáo viên sẽ phát
kịp thời.
- Tình huống 3: Những nhóm có học sinh yếu kéé́m, chưa thực hiện tốt các thao
tác thực hành, giáo viên cần thường xuyên đi đến những nhóm này để hỗ trợ, giúp đỡ
kịp thời cho các em, để các em luôn có cảm giác không bị bỏ rơi, từ đó hứng thú thực
hành hơn.
16


* Kết quả khảo sát học sinh sau khi thực hiện sáng kiến
Tổng số
học sinh khối 7

Giỏi

Khá

Trung bình

SL

%


SL

%

114

28

24,5

39

34,1

SL
43

Yếu, kém

%

SL

%

37,9

4


3,5

Tuy vẫn còn học sinh làm bài kiểm tra đạt điểm yếu, vẫn còn học sinh có hạn
chế trong việc thực hành, song so với đầu năm tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi có
tăng, tỉ lệ học sinh yếu kéé́m có giảm đã nói lên sự chuyển biến từng bước của giáo
viên trong việc đổổ̉i mới phương pháp trong dạy học nói chung và dạy các bài thực
hành nói riêng.
3. Kết luận
Sau khi áp dụng sáng kiến, bản thân tôi nhận thấy trong quá trình thực hiện tuy
còn gặp không ít khó khăn cả về khách quan và chủ quan, nhưng cũng đã đạt được
những kết quả khá tích cực.
Giáo viên chủ động, tự tin khi lên lớp, linh hoạt trong quá trình tổổ̉ chức tiết
thực hành, làm chủ được thời gian, khắc phục tình trạng lộn xộn trong giờ học và tình
trạng giáo viên làm việc thay học sinh... được khắc phục.
Học sinh có kỹ năng thực hành tương đối tốt. Học sinh tham gia tiết thực hành
với tâm trạng hào hứng, chủ động, có ý thức tự nghiên cứu trước nội dung các bài
thực hành ở nhà để chuẩn bị tốt cho tiết thực hành. Quá trình chuẩn bị được thực hiện
cẩn thận và đầy đủ. Chất lượng các tiết thực hành được nâng cao.
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
17


Trong phạm vi nội dung của sáng kiến, tôi chỉ giới thiệu một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của các tiết thực hành trong chương trình Sinh học 7. Viêc tổ chưc
cac hoat đông thưc hanh - thi nghiêm, thưc hanh - quan sat phu hơp vơi loai hinh bai,
đôi tương học sinh se đem lai hiêu qua trong hoc tâp, hinh thanh ơ học sinh cac ki
năng như: Ki năng tim kiêm va xư ly thông tin khi đoc SGK tim hiêu cach tiên hanh
thi nghiêm, kĩ năng tiên hanh thực hành, thí nghiệm va quan sat thí nghiệm, ki năng tư
tin khi trinh bay kêt qua lam viêc cua nhom, ki năng giai quyêt vân đê giai thich cac
hiên tương thưc tê, tư duy sang tao.... Co như vây học sinh se linh hôi kiên thưc môt

cach chu đông, sâu săc hơn, gop phân nâng cao chât lương học tập, đem lại niềm vui,
sự hứng thú cho học sinh.
Hơn thế nữa nó còn góp phần thay đổổ̉i phương pháp dạy học truyền thống bằng
phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học
sinh. Đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổổ̉i cách kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập của học sinh, từ kiểm tra - đánh giá bằng lý thuyết suông chuyển sang kiểm tra đánh giá cả kỹ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Từ nhận thức đó trong năm qua, tôi đã đúc kết và áp dụng tương đối thành công nội
dung theo sáng kiến đã chọn này để giảng dạy môn Sinh học tại trường THCS. Tiết
thực hành không còn là tiết học nhàm chán nữa. Đặc biệt, việc dạy tốt các bài thực
hành giúp các em học sinh yếu, học sinh cá biệt có ý thức hơn và hứng thú hơn trong
việc học tập, tìm hiểu kiến thức. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của các tiết
thực hành và việc đổổ̉i mới phương pháp dạy thực hành.
18


3.2. Kiến nghị, đề xuất
Để đảm bảo việc dạy tốt các bài thực hành trong môn Sinh học 7 đạt hiệu quả
cao, tôi xin có một số kiến nghị như sau: Cần sư kết hợp, phối hợp của nhà trường,
địa phương và hội cha mẹ học sinh . . . nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện cho một số tiết
thực hành Sinh học như: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa
phương, Tham quan thiên nhiên... được thưc hiên có hiệu quả và co tac dung trong
việc giáo dục học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi nhằm đưa ra những biện pháp
để dạy tốt một bài thực hành Sinh vật lớp 7. Những kinh nghiệm này có thể chưa
hoàn thiện va chăc chăn vẫn còn thiêu sot, tôi mong muôn có thể cùng chia sẻ với các
bạn đồng nghiệp va nhân đươc nhưng đong gop chân thanh từ các đồng nghiệp đê co
đươc nhưng giai phap hay cho viêc day cac tiêt thưc hanh noi riêng va môn Sinh hoc
noi chung.
Xin chân thành cảm ơn!


19


20



×