Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh trong chương trình GDCD lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.55 KB, 17 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 9
1- Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và có tác động sâu sắc đến tất
cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam ta là nước đang trong quá trình mở cửa, hội
nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó một mặt đem lại thời
cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước; một mặt khác, những "làn bụi bẩn"
cũng có cơ hội lan truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn đã làm ảnh hưởng đến đời sống xã
hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói
riêng. Phải kể đến những vấn đề như sử dụng ma túy và hiểm họa AIDS; thiếu ý thức
chấp hành pháp luật; nạn bạo lực học đường; thái độ bàng quan trước những vấn đề
nhức nhối trong xã hội; lối sống thực dụng, ích kỉ, buông thả, thậm chí tha hóa, suy
thoái về đạo đức... Chính những điều này cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín
của Đảng, niềm tin của nhân dân; là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi nhà và
toàn xã hội.
Trước tình hình đó, từ nhiều năm nay, Bộ chính trị, ban bí thư TW Đảng đã có
các chỉ thị, nghị quyết để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu rộng trên phạm vi cả nước. Mục
đích là: khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp; đấu tranh khắc
phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội... hình
thành và phát triển các giá trị đạo đức của Chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống
văn minh, xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ. Việc làm này vừa thực hiện
trước mắt và lâu dài, đã góp phần đem lại những ý nghĩa vô cùng lớn lao.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, từ năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT bắt đầu triển
khai thực hiện chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm
nhạc và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... Việc tích hợp này được thực hiện theo


1


chương trình của từng cấp học, bậc học và theo nội dung chương trình của từng môn,
thông qua các bài cụ thể, các chủ đề cụ thể, với từng nội dung tích hợp cụ thể.
Là giáo viên dạy học Ngữ văn - Giáo dục công dân (GDCD), ngoài việc thường
xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi nhận thấy
rằng cần phải giáo dục, hướng dẫn các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Bác. Một con đường tôi nghĩ rằng sẽ có hiệu quả thiết thực chính là thông qua giảng
dạy bộ môn GDCD. Bằng biện pháp tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào quá trình dạy học bộ môn để làm
cho các em yêu quý, kính trọng, biết ơn và thực hiện tốt lời dạy của Bác; có niềm tin
vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu
sắc; từ đó góp phần hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh cho học sinh. Cách làm
này tránh được sự khô khan, cứng nhắc, hô khẩu hiệu mà mang lại hiệu quả thiết thực.
Bởi lẽ, GDCD là môn học có đặc điểm nổi bật chính là sự gần gũi với con người và xã
hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường. Mục
tiêu của môn GDCD trong nhà trường phổ thông là góp phần hình thành nhân cách con
người, đó là những con người biết rèn luyện, có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước
đầu biết cảm thụ các giá trị Chân- Thiện- Mĩ. Đó cũng là những con người có ham
muốn đem tài- trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...Đặc
điểm này tạo cho môn GDCD có những lợi thế để có thể tích hợp nhiều nội dung giáo
dục cần thiết khác cho học sinh mà trong đó quan điểm tích hợp giáo dục tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh là vấn đề được nhiều người làm công tác giáo dục hết sức lưu tâm
bởi ý nghĩa thiết thực của nó.
Xuất phát từ xu thế phát triển và yêu cầu chung của xã hội; từ mục tiêu nhiệm vụ
giáo dục; từ thực tiễn trong dạy học bộ môn GDCD ở trường phổ thông và ý nghĩa
thiết thực của việc giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh, bản thân tôi đã quyết định
đi sâu nghiên cứu tìm ra một số giải pháp và tiến hành xây dựng một số kinh nghiệm
trong quá trình dạy học môn GDCD lớp 9 THCS. Từ đó, giúp các em có cơ hội được

mở rộng, nâng cao nhận thức về tư tưởng đạo đức của Bác và hình thành những kĩ
năng sống cơ bản. Qua đây cũng giúp các em dễ dàng làm quen phương pháp học tập
mới và hứng thú với bộ môn. Từ đó, tôi lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)

2


"Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình
GDCD lớp 9"
1.2. Điểm mới của SKKN:
Nhiều năm trở lại đây, phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp mà trong đó
tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đề cập đến trong một số tài
liệu nghiên cứu. Thực tế cho thấy, giáo viên cũng đã tích cực vận dụng phương pháp
này trong quá trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện đó chưa có những
biện pháp cụ thể theo một hệ thống nhất định, thậm chí chỉ áp dụng theo cảm tính.
Điểm mới của SKKN này về phạm vi, mức độ của nó không những chỉ để giúp
các em nắm được kiến thức cơ bản của bộ môn hay tạo được sự hứng thú học tập cho
các em, mà quan trọng hơn hết là thông qua đó người thầy bồi dưỡng cho học sinh lẽ
sống tâm hồn; hiểu biết sâu sắc hơn, kính yêu hơn vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân
tộc- Chủ Tich Hồ Chí Minh. Cũng qua SKKN này giúp các em rèn luyện được những
kĩ năng sống, những phẩm chất đạo đức cơ bản cho mình góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam hiện đại. Mặt khác, qua đây, tôi mạnh dạn đưa ra hệ thống
các giải pháp cụ thể nhất để vận dụng một cách hiệu quả phương pháp dạy học tích
hợp trong bộ môn. Từ đây, giáo viên có thể nhận thức được rõ nét về các cách vận
dụng, các mức độ, hình thức vận dụng phương pháp này trong từng bài học cụ thể.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
SKKN chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng một số kinh nghiệm trong dạy học
tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình GDCD lớp 9 THCS tại
đơn vị tôi đang công tác từ tháng 8/2016 đến tháng 5/2017.
2. Nội dung

2.1. Thực trạng vấn đề.
Trong suốt thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta
đã thực hiện một cách rộng rãi, có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đa số học sinh hiện nay từ Tiểu học đến THPT đều có
những hiểu biết cơ bản về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua việc học tập các
môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn đội, tiếp nhận những thông tin đại chúng, qua các
hoạt động ở gia đình, cộng đồng xã hội... Ở mức độ nhất định các em nhận thức được
vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, với nhân loại, đối với gia đình và bản
3


thân mỗi các em. Các em cũng đã biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Người. Tuy nhiên, sự hiểu biết đó ở nhà trường phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm
tính nên tác động của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đến suy nghĩ và hành động của
các em chưa sâu sắc. Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, trong thực tế các em đã
thực hiện được việc “sống, học tâp, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đã thực hiện
tốt 5 điều Bác Hồ dạy nhưng một bộ phận học sinh còn thiếu tinh thần tự giác, chưa
thường xuyên, hiệu quả chưa cao...
Một thực tế hiện nay không thể không bàn đến là vấn đề giáo dục đạo đức cho
học sinh trong nhà trường khó đạt được hiệu quả do các em chịu ảnh hưởng và tác
động từ nhiều phía. Nếu như buông lỏng trong cách quản lí hoặc quá lạm dụng sẽ dẫn
đến những hậu họa khó lường như: phim ảnh, Facebook, các trò chơi điện tử mang
nặng lối sống bạo lực và các vấn đề nhức nhối khác trong xã hội… Bên cạnh đó, một
số phụ huynh cũng lo việc mưu sinh, ít có thời gian quan tâm đến con cái, chỉ phó mặc
cho nhà trường giáo dục. Một khía cạnh khác, cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy
nghĩ của một số phụ huynh và học sinh. Họ chỉ quan tâm đến các môn khoa học tự
nhiên, xem nhẹ những môn học khác và xem đó là “môn phụ”. Đó chính là nguyên
nhân dẫn đến vấn đề suy thoái đạo đức trong một số thanh thiếu niên hiện nay.
Trước khi áp dụng SKKN này, bằng phương pháp điều tra ngẫu nhiên một số đối
tượng học sinh ở khối 9 tại đơn vị tôi đang công tác (tại thời điểm tháng 8/2016) bằng

hệ thống câu hỏi trắc nghiệm như:
"Em hiểu được những gì về tư tưởng đạo đức của Bác?
" Theo em, thông qua một số bài học trong chương trình GDCD có tác dụng trau
dồi rèn luyện nhân cách đạo đức không cho con người không?"
Em và các bạn có hứng thú học tập bộ môn GDCD lớp 9 không?"
Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh trả lời "có" hoặc còn do dự câu trả lời thì chọn
"chưa rõ")
Kết quả điều tra được thống kê như sau:
Lớp Số

Em hiểu được những gì Theo em, thông qua Em và các bạn có

HS về tư tưởng đạo đức một số bài học trong hứng thú học tập bộ
của Bác?

chương trình GDCD có môn GDCD

lớp 9

tác dụng trau dồi rèn không?
4


luyện nhân cách đạo
đức không cho con
người không?

9.1
9.2
9.3

9.4

Tỉ

37

hiểu lệ
30
81.

39

32

1
82.

31

1
86.

28

1
80.

36
35


Chưa Tỉ

07

lệ
18.

07

9
17.

05

9
13.

07

9
20.

0

0



Tỉ


Chưa Tỉ

32

lệ
86.


05

lệ
13.

32

5
82.

07

5
17.

30

1
83.

05


9
13.

31

3
88.

04

9
11.

6

4

Có Tỉ

Chưa Tỉ

33

lệ
89.

34

2
87.


32

2
88.

04

8
11,1

30

9
85.

05

14.

7


04

lệ
10.

05


8
12.

3

Như vây, kết quả điều tra đã chứng minh rõ phần thực trạng đã trình bày. Đa số
học sinh có những hiểu biết cơ bản, đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Người. Các em cũng nhận thức được rằng, thông qua việc tiếp thu chương trình GDCD
lớp 9 sẽ giúp các em trau dồi rèn luyện nhân cách đạo đức, từ đó các em yêu thích giờ
học, yêu thích bộ môn hơn. Tuy nhiên, phần nhỏ các em học sinh hiểu biết về tư tưởng
đạo đức của Bác chưa sâu, tác động của tư tưởng đạo đức đến suy nghĩ và hành động
của các em còn chưa sâu sắc, nhận thức về ý nghĩa vai trò của một số giờ học còn mờ
nhạt nên khó trả lời (do đó các em chọn "chưa rõ").
Từ thực trạng vấn đề, tôi xin trình bày một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả
dạy học tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào chương trình
GDCD lớp 9 THCS như sau:
2.2. Giải pháp thực hiện.
2.2.1. Trước hết, người dạy cần phải hiểu ý nghĩa của giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng có thể khái quát thành
bốn nội dung cơ bản, là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần,
Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư và Tinh thần quốc tế trong sáng...

5


Thứ nhất, trong thời kỳ đổi mới của đất nước, các thế lực thù địch ngày càng ráo
riết lôi kéo, tha hóa thanh niên, đẩy mạnh các hoạt động chống phá trên lĩnh vực tư
tưởng - văn hóa bằng nhiều thủ đoạn, đặc biệt thông qua mạng internet để truyền bá
nội dung phản động. Trước tình hình đó, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng

cao bản lĩnh chính trị cho tuổi trẻ cần đặc biệt quan tâm, coi trọng.
Thứ hai, trong việc định hướng, giáo dục thanh niên về quan niệm sống, nêu cao
lý tưởng, ước mơ hoài bảo, tận trung với nước, tận hiếu với dân, hết lòng hết sức phục
vụ nhân dân, luôn chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, kiên định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nêu cao ý thức
tự tôn, tự cường dân tộc, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu…thì tư tưởng về đạo đức
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng nhân sinh quan và giá trị quan hết
sức sâu sắc đối với việc xác lập nhân cách, lý tưởng cũng như chuẩn mực lối sống cho
thế hệ trẻ.
Thứ ba, trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế
thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong
rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh, thiếu niên đang có những biểu hiện tiêu cực
đáng lo ngại như: phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu
dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành
mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật... Những hiện
tượng đó là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân họ, đồng thời cản trở sự phát
triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. Mặt khác, các
thế lực thù địch đang “chờ đợi” và sẽ ra sức khai thác, lợi dụng những hiện tượng này
để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự phát
triển của cách mạng Việt Nam...Hơn bao giờ hết, việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng
nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, bởi nó liên
quan trực tiếp đến tương lai của đất nước.
Thứ tư, đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nên rất cần ở thế hệ trẻ
những con người có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới,
năng động và linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại. Vì
6


vậy, việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ tương lai là điều cần thiết, là vấn đề

phải hết sức quan tâm. Có như vậy, họ mới hội đủ các phẩm chất, năng lực cần thiết, cả
về trí tuệ lẫn bản lĩnh chính trị, cả về nhân cách, đạo đức lẫn sức khỏe, để đáp ứng
những yêu cầu của công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Có thể khẳng định, cùng với những biện pháp tích cực và đồng bộ khác, cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng ta phát động
chính là một cơ hội tốt cho thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu vươn lên. Tích hợp nội dung
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD lớp 9 ở trường
THCS mà tôi đề cập đến trong SKKN này cũng đã và sẽ góp phần đem lại ý nghĩa to
lớn ấy.
2.2.2- Thứ hai, giáo viên cần nắm được những nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh cần giáo dục cho học sinh trong chương trình GDCD lớp 9.
Căn cứ vào chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và các bài học trong
SGK, chương trình GDCD lớp 9 có khá nhiều bài học cụ thể có thể tích hợp nội dung
giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi bài học có chủ đề tích hợp cụ thể. Nội
dung tích hợp phong phú, đa dạng, tập trung chủ yếu là:
- Nền đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp là sự thống nhất giữa
chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính và trong sáng
(bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, bài 7: Kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc)
- Tấm gương kiên trì, rèn luyện, tự chủ, năng động sáng tạo, tự hoàn thiện bản
thân, kiên trì phấn đấu để đạt được mục đích ích quốc, lợi dân. (Bài "Tự chủ", "Năng
động sáng tạo")
- Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân
dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân (Bài "Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản
lí xã hội")
- Tấm gương của một con người giàu lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu
hết mực vì con người (Bài " Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật")
- Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp
sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường; tôn trọng kỉ luật và pháp luật, không dành
7



cho mình bất cứ đặc quyền, đặc lợi nào. (Bài "Chí công vô tư", Sống có đạo đức và
tuân theo pháp luật")
Tùy theo đối tượng học sinh, chất lượng học tập ở các khối lớp, điều kiện của
giáo viên (phương tiện, đồ dùng dạy học, khả năng giáo viên) để giáo viên lựa chọn
các nội dung và cung cấp cho học sinh ở các mức độ khác nhau.
2.2.3- Thứ ba, cần vận dụng tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh trong chương trình GDCD lớp 9 THCS như thế nào:
Một là: Giáo viên cần dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học để xác định vấn
đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với kiến thức cơ
bản của bài học nhằm giáo dục cho học sinh. Phải xác định rõ đây là dạy học bộ môn
GDCD chứ không phải là dạy về thân thế sự nghiệp, tư tưởng đạo đức của Bác Hồ. Vì
vậy, giáo viên không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời hoạt
động cách mạng của Bác Hồ... thay cho việc dạy học bộ môn. Nếu vậy vừa gây ra tình
trạng “quá tải”, vừa không thực hiện đúng trọng tâm mục tiêu bài học. Giáo viên cần
tiến hành tích hợp nội dung bài học bộ môn GDCD với nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh một cách hài hòa, có hiệu quả.
Hai là: Việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn học GDCD
phải dựa vào đặc điểm đặc trưng của môn học. Các nội dung giáo dục được đưa vào
môn học dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học GDCD với nội dung giáo dục
tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm vốn có của bản thân người
học và quá trình đối thoại tương tác giữa người học với nhau để thực hành vận dụng
linh hoạt vào các tình huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
Khi vận dụng vào dạy học, chúng ta cần chú ý: Các tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh sẽ được lặp đi, lặp lại, rèn luyện thường xuyên thông qua các bài học theo các
mức độ khác nhau:
- Liên hệ (mức độ thấp nhất): chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp bộ phận (mức độ trung bình): chỉ một phần của bài học lồng ghép hoạt động

thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp toàn phần (mức độ cao nhất): cả một bài có nội dung trùng khớp với nội
dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
8


Dù ở mức độ nào thì chúng ta vẫn khẳng định được rằng, việc giáo dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh trong môn GDCD là có ưu thế. Do vậy tùy từng nội dung bài
học mà giáo viên có cách tích hợp việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh khác nhau. Ví dụ cụ thể:
+ Có thể tích hợp giới thiệu về tấm gương đạo đức Bác Hồ ngay ở phần giới thiệu
bài mới:
Ví dụ : Khi dạy bài 1: Chí công vô tư, giáo viên có thể tổ chức cho HS thảo luận về
tấm gương Chí công vô tư của Bác Hồ. Giáo viên có thể nêu câu hỏi thảo luận cho cả
lớp:
- Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Điều đó có tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận: Trong công việc, Bác Hồ luôn công
bằng, không thiên vị, Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên
lợi ích của bản thân. Bác đó dành trọn đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất
nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác: sự tin
yêu, kính trọng, khâm phục, tự hào và sự gắn bó và cũng gần gũi, thân thiết. Hoặc giáo
viên cũng có thể kể chuyện “Chuyện với người cháu gần nhất của Bác Hồ”, NXB
Thanh niên, tr 38-40 và giới thiệu: Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước của nhân
dân lên trên lợi ích của bản thân; hoặc tìm những câu nói của Bác để giới thiệu vào bài
"Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của dân tôc và hạnh phúc
của nhân dân", "Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà"
+ Có thể chỉ là một chút liên hệ nhỏ khi củng cố bài:
Ví dụ: Khi dạy bài 7 “Kê thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc", giáo
viên có thể lấy lời căn dặn của Bác để giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và phát huy

truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ nước". Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tìm những câu nói
của Chủ tịch Hồ Chí Minh để khẳng định giá trị những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc như: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
“ Hòn đá to, hòn đá nặng”…Qua đó để giáo dục học sinh về lòng tự hào tự tôn dân
tộc, về tinh thần đoàn kết...

9


+ Có thể tích hợp trong phần tìm hiểu nội dung bài học gắn với các chủ đề tư
tưởng đạo đức của Bác, cụ thể :
Chủ đề thứ nhất: Chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân
chính và trong sáng của Bác.
Khi dạy bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Qua việc lồng ghép
giáo dục tư tưởng tình đoàn kết quốc tế “ Bốn phương vô sản đều là anh em” từ đó
hình thành cho học sinh cách nhìn nhận “bạn” “thù” một cách rõ ràng, rành mạch.
Ngày nay đất nước đã thống nhất, Nhà nước ta thực hiện đường lối đối ngoại
tích cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
chúng ta “Hòa nhập chứ không hòa tan", "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước
trên thế giới”. "Cả dân tộc ta khép lại quá khứ hướng tới tương lai để xây dựng đất
nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại. Chúng ta khép lại quá khứ
chứ không bao giờ quên quá khứ", “Ai bắn vào quá khứ bằng phát súng lục, thì tương
lại sẽ trả lời bằng đại bác” ...Vì vậy trong dạy GDCD lồng ghép tư tưởng này để học
sinh nhìn nhận đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng ta.
Khi dạy bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Bác Hồ
không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như: yêu quê hương đất
nước, nhân ái, khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, liêm khiết,
chí công vô tư, khiên tốn…. Mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt
các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp tỏa

sáng để mọi người neo theo. (Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tham khảo “Kể
chuyện Bác Hồ”- tập 4, trang 8-9 hoặc “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, NXB
Giáo dục, trang 459-474, 466-468.)
Cũng với bài này giáo viên có thể kể chuyện: “Thấu hiểu phong tục của một
dân tộc” (Trích Kể chuyện Bác Hồ”- tập 4) để giáo dục học sinh về tư tưởng của Bác.
Bác Hồ không những yêu thương, quý trọng người dân lao động mà còn thấu hiểu cả
phong tục, tập quán của cả những dân tộc các nước mà Bác đã đi qua.
Chủ đề thứ hai: Giáo dục học sinh học tập sự kiên trì, tự chủ, rèn luyện tính năng
động sáng tạo, kiên trì phấn đấu để đạt được mục đích ích quốc, lợi dân.
Khi dạy bài 2: Tự chủ; bài 8: Năng động sáng tạo, để giáo dục cho học sinh tinh
thần tự chủ, kiên trì, năng động sáng tạo, giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. Qua câu
10


chuyện và hình ảnh về Bác, đặc biệt là những ngày nơi đất khách quê người trong điều
kiện cuộc sống hết sức khó khăn, không có lò sưởi Bác phải dùng viên gạch cho vào lò
mỗi sáng để tối đến dùng viên gạch ấy sưởi ấm cho mình, Bác vừa lao động kiếm sống
(có thể là cào tuyết thuê), vừa tự học hỏi (học ngoại ngữ), tham gia nhiều tổ chức quốc
tế để tìm con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam. Ngoài các ngoại ngữ phổ biến
như Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Bác Hồ của chúng ta còn có thể sử dụng
thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác. Trong bộn bề của công việc, việc mưu sinh đã
quá khó khăn rồi, còn sự nghiệp cứu nước cũng lắm gian nan, thế nhưng Bác đã vượt
qua tất cả. Tính tự chủ và tinh thần học tập phấn đấu không biết mệt mỏi và sự kiên trì
chịu khó, sự năng động sáng tạo trong hành trình của Người đã giúp Bác tìm ra con
đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Thông qua đó, giáo dục học sinh lòng biết ơn,
kính trọng Bác, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Chủ đề thứ ba: Giáo dục cho học sinh học tập tấm gương về một con người sống gần
gũi, chan hòa, yêu thương con người
Khi dạy bài 18: Sống có đạo đức..., giáo viên có thể kể câu chuyện “Tấm lòng của Bác
với thương binh, liệt sỹ” (Trích trong cuốn “Tấm lòng của Bác”-Nxb Công an nhân

dân, 2005), hoặc "Bác Hồ đến thăm gia đình người nghèo" (SGK GDCD7), giáo viên
phân tích lòng yêu thương, quan tâm của Bác đối với những người nghèo khổ, những
thương binh, liệt sỹ và gia đình của họ, điều đó như một sự động viên lớn giúp họ vượt
qua khó khăn, những nỗi đau trong cuộc sống. Từ đó thấy được Bác là tấm gương sáng
về đạo đức, tấm lòng nhân hậu, hết mực yêu thương con người. Đây là điểm tựa để
giáo viên giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh về lòng yêu thương con người, lòng
biết ơn, sự kính trọng, lòng nhân hậu vị tha...Qua đó học sinh thấy được giá trị to lớn
của đạo đức trong sự hoàn thiện nhân cách của con người như Bác đã từng nói "Người
có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm việc gì
cũng khó"
Chủ đề thứ tư: Học tập và làm theo tấm gương của Bác, tuyệt đối tin tưởng vào sức
mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Khi dạy Bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân,
giáo viên có thể giới thiệu những hình ảnh của Bác đến với đồng bào vùng sâu, vùng
xa, tham gia lao động sản xuất, những hình ảnh không chỉ có tính giáo dục đối với các
11


em mà còn đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với những người làm công tác lãnh
đạo lấy đó mà tự soi rọi lại mình, tự đánh giá mình có phục vụ tốt nhân dân chưa?, hết
lòng vì nhân dân chưa?; hoặc giáo viên có thể kể chuyện: “Thế các Chú có biết Văn
phòng trung ương xây dựng chỗ nào thì tốt nhất không” (Trích Kể chuyện Bác Hồ trang 3), giáo viên phân tích câu nói của Bác: “Xây ở trong này, trong lòng nhân dân là
tốt nhất!”, từ đó giáo dục ý thức trách nhiệm của người cán bộ trong việc phục vụ
nhân dân, sự thành công đến từ công việc, từ cái tâm chứ không phải từ nhà cao cửa
lớn.
Chủ đề thứ năm: Học tập tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời
riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường của Người.
Khi dạy Bài 1: Chí công vô tư. Giáo viên có thể phân tích: Cả cuộc đời của
Người là tấm gương sáng tuyệt vời về “Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”. Người
sống thanh bạch, đem hết tinh thần và nghị lực đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ

quốc, hạnh phúc của nhân dân,…Sự gương mẫu của Người có sức mạnh cổ vũ mạnh
mẽ cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân noi theo. Người luôn đòi hỏi mọi người trước
hết phải tự mình “…thực hành trước, làm gương rèn luyện trước”. Người căn dặn cán
bộ, đảng viên trong mọi hoàn cảnh phải gương mẫu. Đối với thế hệ trẻ, Người khuyên
cần xung phong gương mẫu trong công tác, học tập và luôn tự hỏi xem mình đã đóng
góp được những gì cho nhân dân và cho Tổ quốc.
Sự thống nhất giữa lí tưởng và đời sống trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn được biểu hiện ở chỗ Người luôn gắn yêu cầu đạo đức với việc thực hiện
nhiệm vụ cách mạng cụ thể. Yêu cầu đạo đức của Người khiến cho mọi lứa tuổi, dù
làm việc gì cũng đều có thể tìm thấy những lời giáo huấn của Người để tự hoàn thiện
mình. Người nói: "Phải khiêm tốn, gương mẫu, luôn trau dồi đạo đức cách mạng,
thường xuyên phê bình và tự phê bình, chớ tự cao, tự đại”. "Với quần chúng, với mọi
người phải trung thực, không dối trá, làm sai thì sửa, có lỗi thì nhận lỗi, không tư lợi,
tham ô tài sản của nhà nước, của nhân dân, sống cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô
tư”.
Cũng với bài này giáo viên có thể kể câu chuyện “Chủ tịch nước cũng không có
đặc quyền” (Trích trong Bác Hồ với chiến sĩ, tập 1 của Nguyễn Dung Nxb QĐND, Hà
Nội, 2001), giáo viên phân tích câu nói của Bác: “Tôi là một công dân của nước Việt
12


Nam Dân chủ Cộng hoà, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định.
Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng
bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người
công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”. Giáo viên khẳng định: Dù đã là Chủ tịch
nước nhưng Bác vẫn thực hiện đúng sự công bằng và không nhận về mình một sự đặc
ân nào, từ đó để giáo dục học sinh học tập tấm gương của Bác.
Giáo viên cũng có thể kể câu chuyện “Gương mẫu tôn trọng luật lệ” (Trích
trong cuốn Kể chuyện Bác Hồ), giáo viên phân tích những việc làm của Bác: khi vào
chùa thi cởi dép ra, khi gặp đèn đỏ trên đường Bác vẫn cho xe dừng lại mà không sử

dụng quyền ưu tiên của mình, qua câu chuyện chúng ta càng hiểu hơn về sự tôn trọng
kỉ luật và pháp luật của Bác là đáng để chúng ta học tập và noi theo.
Ba là: Phải bồi dưỡng kĩ năng, phát huy tính tích cực của học sinh làm cho các em tự
nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập. Tích hợp với nội dung tư tưởng về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi gợi ở các em nhận thức cần thiết phải học tập,
giáo dục (tự học, tự giáo dục) niềm say mê, hứng thú học tập. Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ
quan trau dồi kiến thức, kĩ năng của học sinh, rèn luyện năng lực cho các em trong việc
học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn mới thu được kết quả tốt.
Bốn là: Dạy học GDCD phải tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung:
- Giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành tự nguyện, tự
giác, tránh việc áp đặt, mệnh lệnh
- Thực hiện nguyên tắc nói và làm: nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận
phải trở thành hiện thực, không thể dừng ở nhận thức, lý luận mang tính tư liệu.
- Tạo môi trường giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã
hội. Thiếu môi tường giáo dục, không có việc nêu gương của người thầy, cha mẹ…thì
việc giáo dục không đạt kết quả
Năm là: Giáo viên cần giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho
học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội
kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
+ Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin (tranh ảnh, tư liệu, câu
chuyện, lời nói...của Bác Hồ)... Đây là khâu rất quan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa
13


ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử
lí thông tin.
+ Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên
nên chấm điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo.
Sáu là: Phải tăng cường đổi mới phương pháp dạy học; đa dạng hóa các hình thức hoạt

động của học sinh trong tiết học để tạo sự hứng thú, chủ động, tích cực học tập của các
em. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, sưu tầm tư liệu, hình ảnh sinh động
trong các tiết dạy phần văn bản để hiệu quả giảng dạy bộ môn GDCD được nâng lên.
2.3. Kết quả.
Qua một năm học áp dụng kinh nghiệm dạy học GDCD lớp 9 có sự lồng
ghép tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, với phương pháp điều tra khảo
sát bằng phiếu trắc nghiệm áp dụng trên cùng một đối tượng, cũng bằng hệ thống câu
hỏi như phần thăm dò thực trạng, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được là một sự
bất ngờ, là niềm vui lớn đối với những người làm công tác giáo dục. Các em đã xác
định rõ ràng dứt khoát quan điểm của mình trong phiếu thăm dò, không hề băn khoăn
do dự. Hầu hết các em đã nhận thức sâu sắc về tư tưởng đạo đức của Bác, nhận thức
đúng đắn về vai trò ý nghĩa thiết thực của các nội dung bài học trong chương trình
GDCD lớp 9 có tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc trau dồi rèn luyện
đạo đức con người. Việc vận dụng phương pháp này cũng đã làm cho bài học thêm
sinh động hơn, có tính hấp dẫn cao hơn, không nặng nề, trái lại nó lại là dẫn chứng để
chứng minh cho một số tri thức vốn còn trừu tượng, khái quát, khó hiểu so với tầm
nhận thức của các em. Qua đây, học sinh cũng hiểu thêm về Bác, về tư tưởng của Bác,
về vẻ đẹp và công lao to lớn của Bác với dân tộc Việt Nam. Điều đặc biệt hơn là đã
góp phần nâng cao được ý thức học tập của học sinh, các em cảm thấy hào hứng chờ
đón giờ học và yêu thích bộ môn hơn, hiểu và xác định rõ hơn nhiệm vụ của bản thân
cần phải phấn đấu, tu dưỡng đạo đức và học tập theo tấm gương sáng ngời của Bác.
Nói tóm lại, việc áp dụng phương pháp dạy học này không những đã góp phần
vào việc nâng cao chất lượng văn hoá mà ý thức đạo đức, lối sống và tư tưởng học sinh
đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đó chính là thành quả mong đợi của bản thân, đồng
nghiệp và tất cả những ai đã, đang và từng làm công tác giáo dục.

14


Bảng thống kê kết quả số liệu điều tra cùng đối tượng học sinh và hệ thống câu

hỏi trắc nghiệm nêu trong phần thực trạng sau khi áp dụng SKKN này như sau (tại thời
điểm tháng 5/2017):
Lớp Số

Em hiểu được những gì Theo em, thông qua Em và các bạn có

HS

về tư tưởng đạo đức một số bài học trong hứng thú học tập bộ
của Bác?

chương trình GDCD có môn GDCD lớp 9
tác dụng trau dồi rèn không?
luyện nhân cách đạo
đức không cho con


9.1
9.2
9.3
9.4

37
39
36
35

Tỉ

hiểu lệ

37
100
39
36
35

100
100
100

Chưa Tỉ

0
0
0
0

lệ
0
0
0
0

người không?

Tỉ
Chưa Tỉ
36

lệ

97.

39

3
100

36
35

100
100



Tỉ

Chưa

Tỉ


0

lệ
0


1


lệ
2.

37

lệ
100

0

7
0

38

97.

1

2.6

36
35

4
100
100

0
0


0
0

0
0

0
0

3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến.
Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học trong chương trình
bậc THCS nói chung, một số bài học trong chương trình GDCD lớp 9 THCS nói riêng
đang là một yêu cầu thiết thực của Đảng và Nhà nước ta. Qua kinh nghiệm công tác
của bản thân, tôi nhận thấy việc liên hệ và tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh vào bài dạy trong chương trình GDCD lớp 9 THCS đã thực sự đem lại nhiều ý
nghĩa. Nó có tác dụng trong việc làm "mềm hóa" một số kiến thức trừu tượng, khó
hiểu; làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn. Từ đó, giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về
tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, thôi thúc các em có những hành động tích cực
trong việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày
của bản thân; có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
15


Sáng kiến kinh nghiệm này vừa có ý nghĩa góp phần giúp các em phát triển toàn
diện hơn về mọi mặt- Đức- Trí- Thể- Mĩ; vừa là thước đo để đánh giá hiệu quả của một
số giải pháp đề ra trong việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong chương

trình GDCD lớp 9 THCS; đề xuất thêm một số bài học kinh nghiệm trong việc tích hợp
tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong chương trình GDCD bậc THCS
nói chung.
Sáng kiến cũng có thể xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy
môn GDCD trong việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong chương trình
GDCD bậc THCS.
Tuy nhiên, một điều mà chúng tôi muốn gửi đến đồng nghiệp qua SKKN này là:
Những giải pháp, những bài học kinh nghiệm mà bản thân mạnh dạn đề cập trên đây
chưa thể khẳng định là những điều tối ưu nhất; bởi vì, không phải tiết dạy GDCD nào
hay bất kì một đối tượng nào, địa phương nào chúng ta cũng áp dụng được các hình
thức, phương pháp dạy học, bài học kinh nghiệm trên một cách hiệu quả. Chính vì vậy,
để vừa đạt được mục tiêu của môn học, vừa tích hợp được "nội dung giáo dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh" đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự tìm tòi cho mình một
phương pháp dạy học tối ưu, có sự vận dụng các kiểu dạy học, các kĩ thuật dạy học
một cách linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả dạy học bộ môn. Đặc biệt phải đảm bảo việc
dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đảm bảo đúng yêu cầu nguyên tắc của việc giáo dục
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Nếu chúng ta làm được như vậy chắc
chắn rằng những giải pháp đặt ra trong sáng kiến này sẽ có tính khả thi cao, góp phần
vào việc đổi mới PPDH, đặc biệt là nâng cao hiệu quả giáo dục.
3.2. Kiến nghị- Đề xuất:
Như vậy để một tiết dạy học GDCD thành công, kết hợp việc giáo dục tích hợp
việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi người giáo viên phải có sự vận
dụng sáng tạo, linh hoạt phương pháp mới vào từng bài soạn, từng tiết dạy, cụ thể:
1. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể cho môn mình dạy, cụ thể
tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong bài nào? Tiết nào?
2. Trên cơ sở SGK, SGV giáo viên phải trả lời được câu hỏi "Tích hợp như thế nào?",
từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp theo đúng chuẩn KT-KN, bám sát vào

16



đặc trưng bộ môn, bám sát yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp không được biến giờ
dạy học GDCD thành tiết dạy kể chuyện đạo đức tấm gương Bác Hồ.
3. Giáo viên không ngừng tìm tòi, tham khảo tài liệu để thiết kế một hệ thống câu hỏi
hợp lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
- Trong bài soạn cần xác định rõ nội dung cần tích hợp, tích hợp trong phần nào của
bài, liên hệ cụ thể như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả?
4. Giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt từng kiểu bài, đa dạng hóa các kiểu dạy
học, các kĩ thuật dạy học phù hợp.
5. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tiết học GDCD sinh động,
không nhàm chán.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản của việc vận dụng tích hợp giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình GDCD lớp 9 THCS mà bản thân và đồng
nghiệp trong tổ đã áp dụng thực hiện. Trong quá trình thể nghiệm và trình bày những
kinh nghiệm này không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của
lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để SKKN của tôi được đầy đủ và hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

17



×