Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ngoài lãnh thổ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu tôm ở việt nam giai đoạn 2012 – 201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.94 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TÊ QUỐC TẾ
--------- 0 --------TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG I
Lớp: KTE218(2-1819).3

CÁC YẾU TỐ NGOÀI LÃNH THỔ TÁC ĐỘNG ĐẾN
XUẤT KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2017
Danh sách thành viên nhóm 9:
Họ và tên
Nguyễn Thị Phương Anh
Trần Thị Hường
Phạm Thị Huyền
Bùi Thị Trà My
Phan Thị Phương Thảo
Trần Thị Anh Thơ

MSV
1714410021
1714410115
1714410121
1714410157
1714410209
1714410214


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................................ 1
NỘI DUNG............................................................................................................................................................................. 2
1. Xây dựng mô hình ..................................................................................................................................................... 2
1.1.



Mô hình hồi quy tổng thể .................................................................................................................................... 2

1.2. Giải thích các biến ............................................................................................................................................... 2
2. Mô tả thống kê ........................................................................................................................................................... 4
2.1. Thống kê mô tả chung ......................................................................................................................................... 4
2.2. Thống kê mô tả riêng ........................................................................................................................................... 5
2.3. Phân tích tương quan giữa các biến ..................................................................................................................... 6
3. Kết quả và kiểm định ................................................................................................................................................ 6
3.1.

Bảng kết quả và diễn giải .................................................................................................................................... 6

3.2. Suy diễn thống kê và các kết quả liên quan ......................................................................................................... 8
4. Tóm tắt ..................................................................................................................................................................... 10
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................................. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................... 16


LỜI MỞ ĐẦU
2

ViêṭNam cóvùng đăcc̣ quyền kinh tếtrên biển rôngc̣ hơn 1 triêụ km và hệ thống sông ngòi dày đặc phù hợp phát triển
thủy sản vàđócũng trởthành măṭhàng xuất khẩu quan trongc̣ của nước ta. Trong đó, tôm làmôṭtrong những măṭhàng
xuất khẩu chủlưcc̣ của ngành nông nghiêpc̣ vàchiếm tỷtrongc̣ lớn khi xuất khẩu sang các thi c̣ trường lớn như Hoa Kỳ,
NhâṭBản… Tuy nhiên, linhh̃ vưcc̣ này cũng phải đối măṭvới không ít thách thức như vềsản xuất quy mô nhỏ, dicḥ bênḥ
gây chết sốlươngc̣ lớn hay còn vướng phải rào cản kỹthuât,c̣ rào cản thuế quan,…Bên canḥ đó, trong điều kiêṇ hôịnhâpc̣
kinh tếquốc tế, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xuất phát từ nội các quốc gia
nhập khẩu tôm của nước ta. Minh chứng cho giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ nước nhập khẩu được


thể hiện trong một nghiên cứu của Pavithra S., P.S. Ananthan and M. Krishnan (2014). Nghiên cứu này đa h̃phân tich

́

khảnăng canḥ tranh của xuất khẩu tôm taịÂ n Đô c̣vàchi ̉ra sư c̣gia tăng sản lươngc̣ tôm nuôi trên thếgiới, suy thoái kinh
tếtoàn cầu vàáp thuếchống bán phágiácủa Hoa Kỳảnh hưởng đến giátri c̣ xuất khẩu tôm taịđây. Nhâṇ thức đươcc̣ tầm
quan trongc̣ vàphức tapc̣ của vấn đề, câu hỏi nghiên cứu của nhóm là “Các yếu tốngoài lãnh thổ ảnh hưởng đến giá tri
̣xuất khẩu tôm ởViêṭNam giai đoan 2012 – 2017”.
Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu liên quan đến 35 quốc gia và vùng lãnh

thổ trên thế giới trong giai đoạn 2012 – 2017. Chuỗi dữ liệu mà nhóm sử dụng được tổng hợp từ các nguồn tin
cậy như World Bank, Trade Map. Ngoài ra, nhóm sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính kết hợp với phương pháp
ước lượng OLS để xem xét mối quan hệ giữa các biến số. Sau khi đa h̃nghiên cứu vàxử lýsốliêu,c̣ vì mẫu đủ lớn
(210 quan sát) nên nhóm chọn hạn mức ý nghĩa 10% từ đó rút ra được yếu tốquan trongc̣ nhất ảnh hưởng đến giá
tri xụất khẩu tôm ởViêṭNam làtổng sản phẩm quốc nôị(gdp), thứ hai làchỉsốổn đinḥ chinh́ tri (ps),c̣ tiếp đến là laṃ
phát (inf) vàcuối cùng làdân số(pop) của các nước màViêṭNam xuất khẩu sang. Do đó, bố cục tiểu luận bao gồm
4 phần:
1. Xây dựng mô hình
2. Mô tả thống kê
3. Kết quả và kiểm định
4. Tóm tắt.

1


NỘI DUNG
1. Xây dựng mô hình
1.1. Mô hình hồi quy tổng thể
Nhóm nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy tuyến tính tổng quát để thực hiện mục đích nghiên cứu. Hàm hồi quy
tổng quát bao gồm 1 biến phụ thuộc và 4 biến độc lập. Hàm có dạng như sau:

log(

Trong đó:

)=

0

0

- hệ số tự do;

+

1

log(

)+

2

+

3

+

4


+

- hệ số hồi quy; u - sai số ngẫu nhiên

1.2. Giải thích các biến
1.2.1. Biến phụ thuộc
Để xét giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017, nhóm nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là
“the Value of Shrimp Export from Vietnam” - Giá trị xuất khẩu tôm từ Việt Nam đến các quốc gia khác trên thế
giới (đơn vị: triệu USD). Nguồn dữ liệu được thu thập từ Trade Map. Mã ký hiệu của biến là vsev. Tuy nhiên vì
đây là biến liên quan đến đơn vị tiền tệ nên nhóm sẽ sử dụng log(
) cho bài nghiên cứu này.
1.2.2. Biến độc lập
1.2.2.1.

Logarit của tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia

Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế
của một vùng lãnh thổ nào đó. Trong bài nghiên cứu này, nhóm lấy số liệu GDP (đơn vị: tỷ USD) của 35 quốc
gia có mối quan hệ xuất – nhập khẩu tôm với Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017 từ World Bank và được ký
hiệu trong mô hình là gdp. Tuy nhiên, vì đây cũng là một biến liên quan đến đơn vị tiền tệ nên nhóm sẽ sử dụng
log(
) cho bài nghiên cứu này.
Khi xét ảnh hưởng của GDP các quốc gia nhập khẩu tới giá trị xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu thì Nguyễn Tiến
Dũng (2011) “Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam” và Phạm Thị
Ngân, Nguyễn Thanh Tú (2015) “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản cảu Việt Nam sang thị trường Âu
Mỹ” đều có chung một phương pháp là sử dụng mô hình trọng lực. Cả hai nghiên cứu này đều đưa ra kết quả

2



là GDP các quốc gia đấy có tác động cùng chiều với nước xuất khẩu. Cụ thể trong nghiên cứu của Phạm Kim Ngân
thì khi GDP của các quốc gia tăng 1% dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 0.556% . Do vậy, kỳ vọng về dấu
của log(
) trong hàm hồi quy của nhóm sẽ mang dấu dương (+).

1.2.2.2.

Chỉ số ổn định chính trị của các quốc gia

Political stability index, được ký hiệu trong mô hình hồi quy là ps, là chỉ số ổn định chính trị, là biến đại diện
cho độ ổn định chính trị của quốc gia khảo sát. “ps” được lấy từ The Worldwide Governance Indicators - một dự
án nghiên cứu về các chỉ số quản trị toàn cầu của World Bank. Chỉ số này của các quốc gia sẽ nằm trong khoảng
giá trị từ -2.5 đến 2.5 (yếu đến mạnh).
Hiện tại các nghiên cứu về ảnh hưởng chỉ số chính trị của các quốc gia ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam chưa
được đề cập nhưng với nghiên cứu của nhóm và những kiến thức về kinh tế cho thấy: Khi chính trị các nước khá
ổn định, chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt
động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ
tầng của thị trường và góp phần vào sự phát triển kinh tế. Với các chính sách như vậy thì các hàng hóa xuất
nhập khẩu sẽ không phải chịu thuế hoặc chịu thuế với phí thấp làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người
dân ở các nước tăng, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, tăng kim ngạch xuất khẩu. Điều này được chỉ ra trong
luận án Tiến Sĩ Ngô Thị Mỹ (2016) “Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam” nói
về việc gia nhập các tổ chức quốc tế WTO của nước nhập khẩu và việc nước bạn cùng là thành viên APEC với
nước mình có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.Vậy dựa vào những căn cứ
trên nhóm dự đoán trong hàm hồi quy này, biến sẽ mang dấu dương (+).
1.2.2.3.

Tỷ lệ lạm phát của các quốc gia

Inflation, được ký hiệu trong mô hình hàm hồi quy là inf, là biến đại diện cho tỷ lệ lạm phát của quốc gia khảo sát
(đơn vị: %) và được lấy từ Worldbank. Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ

theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Điều đó có nghĩa là lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá giữa
hai đồng tiền của hai quốc gia có quan hệ giao thương với nhau. Khi tỷ giá thay đổi thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến
giá trị xuất – nhập khẩu (theo mô hình Mundell – Fleming). Hoặc có một cách giải thích khác cho

3


lạm phát của nước ngoài ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước ta, đó chính là khiến cho giá khi ở đơn vị Việt Nam
đồng thì vẫn như cũ nhưng giá chuyển sang đơn vị tiền của nước nhập khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn do lạm phát
của nước đó cao hơn. Tóm lại, hai cách giải thích đều có chung một kết luận là lạm phát nước bạn sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến xuất khẩu nước ta. Do vậy, dấu kỳ vọng của inf trong mô hình sẽ là dấu âm (-).
1.2.2.4.

Dân số của các quốc gia

Dân số của một quốc gia (đơn vị: triệu người) là biến Population, hay còn được ký hiệu trong mô hình là “pop”.
Số liệu của biến này là dân số được đo trung bình trong một năm và được lấy từ Worldbank. Trong hàm hồi quy,
kỳ vọng biến này sẽ mang dấu dương (+). Bởi khi dân số của các nước tăng sẽ kéo theo cầu hàng hóa mà đặc
biệt là các mặt hàng thiết yếu như thủy sản (tôm) tăng lên, gây ra những ảnh hưởng nhất định đến kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam cụ thể là việc xuất khẩu tôm của Việt Nam. Điều này cũng đã được thể hiện rõ trong
một nghiên cứu của Phạm Thị Ngân, Nguyễn Thanh Tú (2015) “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản
cảu Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ” nghiên cứu sử dụng mô hình lực hấp dẫn và phát hiện dân số có xu hướng
tác động cùng chiều đối với kim ngạch xuất khẩu (dân số của các quốc gia nhập khẩu tăng 1% điều này làm kim
ngạch xuất khẩu của nước xuất khẩu tăng 0.553%)
2. Mô tả thống kê
2.1. Thống kê mô tả chung
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 35 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017 và thu
về 210 quan sát hợp lệ. Qua bảng 1, ta có:
Đối với giá trị xuất khẩu tôm từ Việt Nam đến các nước, trung bình đạt 52.499 triệu USD. Khoảng cách giữa giá
trị lớn nhất (560.997 triệu USD) và giá trị nhỏ nhất (0.018 triệu USD) là rất lớn kèm theo độ lệch chuẩn cao

(101.856 triệu USD) thể hiện giá trị này phân phối không đồng đều từ đó thể hiện thị hiếu, sở thích, nhu cầu của
các quốc gia nhập khẩu tôm Việt Nam là khác nhau.
Đối biến tổng sản phẩm quốc nội, giá trị lớn nhất là 25,041 tỷ USD trong khi giá trị nhỏ nhất là 19.7 tỷ USD, giá trị
trung bình là 1,979.8 tỷ USD, và độ lệch chuẩn là 4,032.2 tỷ USD. Tương tự giá trị xuất khẩu tôm đến các

4


nước, tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia cũng phân phối không đồng đều, thể hiện thị trường xuất khẩu
tôm của Việt Nam khá đa dạng, từ nước đang phát triển cho đến nước phát triển như Mỹ, EU, Trung Quốc,…
Đối với biến chỉ số ổn định chính trị, quốc gia có chỉ số ổn định chính trị lớn nhất là 1.6 và quốc gia có chỉ số ổn
định chính trị nhỏ nhất là -2. Độ lệch chuẩn là 0.765. Trung bình các quốc gia đạt chỉ số ổn định chính trị trung
bình là 0.5 - con số này tương đối khả quan, nó thể hiện tình hình chính trị của các đối tác xuất khẩu củaViệt
Nam khá ổn định.
Đối với biến đo tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lạm phát trung bình là 1.722% và độ lệch chuẩn 2.238%. Tỷ lệ lạm phát lớn
nhất là 15.5 % trong khi đó có quốc gia lại đạt tỷ lệ nhỏ nhất là -1.6%. Tuy tỷ lệ trung bình khá an toàn nhưng
khi xuất khẩu tôm sang các nước có tỷ lệ quá cao hay thậm chí giảm phát thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam
cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn.
Đối với biến đại diện cho dân số, số lượng dân số của quốc gia lớn nhất là 1,386 triệu người, chệch lệch khá lớn
với quốc gia có số dân ít nhất là 1.1 triệu người. Đồng thời, trung bình mỗi quốc gia có khoảng 80 triệu người
và độ lệch chuẩn 229.166 triệu người. Từ đó thể hiện lượng cầu về một sản phẩm hàng hóa đa dạng, từ thấp đến
rất cao vì dân số phản ánh mức tiêu thụ sản phẩm, cụ thể trong bài nghiên cứu là tôm xuất khẩu từ Việt Nam.
2.2. Thống kê mô tả riêng
Ở đây nhóm nghiên cứu sử dụng biểu đồ histogram để mô tả các biến số đáng lưu ý của 35 quốc gia trong thời
gian 6 năm và thu được các biểu đồ (phụ lục III).
Sự phân bố của 2 biến liên quan đến tiền tệ là giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các nước vsev và tổng
sản phẩm quốc nội gdp không đồng đều, có xu hướng tập trung ở các giá trị ở đầu trục hoành và rất ít giá trị lớn
hơn vì vậy mà cả hai đồ thị khi chưa logarit đều có hình dạng tăng lên đột ngột rồi giảm xuống nhanh và tiệm
cận về 0. Sự tương đồng giữa hình dạng hai đồ thị cho thấy các nước có tổng sản phẩm quốc nội lớn thì nhập
khẩu tôm Việt Nam nhiều. Tuy vậy, vì có những giá trị gdp mà không có nước nào đạt được nên khi logarit thì

giá trị xuất khẩu tôm đến các nước phân bố đồng đều hơn so với gdp.

5


Với chỉ số ổn định chính trị, qua biểu đồ histogram có hình dạng quả chuông phình ra ở giữa, ta có thể thấy các
quốc gia nhập khẩu tôm nước ta có chỉ số Political Stability chủ yếu nằm trong khoảng giá trị 0.5 đến 1.5 – là
khoảng giá trị được cho là khá ổn định về chính trị.
Với tỷ lệ lạm phát, các nước đều có tỷ lệ lạm phát nằm trong khoảng từ -5% đến 10%. Khoảng tỷ lệ lạm phát có
tần suất xuất hiện cao nhất là từ 0 đến 5%. Đây là khoảng tỷ lệ lạm phát an toàn mà mỗi quốc gia nên có để phát
triển tốt vì thế các nước nhập khẩu tôm nước ta có tình hình kinh tế khá ổn định.
Với biến dân số thì tập trung chủ yếu là dưới 100 triệu dân, còn lại rải rác chỉ một vài quốc gia có dân số nằm
trong khoảng 100 triệu đến 200 triệu, 300 triệu đến 400 triệu và 1,300 triệu đến 1,400 triệu dân.
2.3. Phân tích tương quan giữa các biến
Trong phần này, ta sử dụng các biểu đồ phân tán (phụ lục II) và ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mô
hình nghiên cứu (bảng 2) để xem xét mức độ tương tác giữa các biến với nhau cả về hướng và độ mạnh giữa các
biến.
Đối với biến vsev, khi xét biểu đồ phân tán của 4 biến còn lại thì nhóm nhận thấy: Mối quan hệ giữa biến vsev
với biến gdp, pop và ps là tỷ lệ thuận do cả ba đường hồi quy mẫu đều dốc lên, trong đó tương quan với biến
gdp mạnh nhất vì có độ dốc lớn nhất, còn với biến ps dường như không có tương quan với nhau do đường thẳng
đi qua các giá trị thực có xu hướng nằm ngang. Tương quan giữa biến vsev với biến inf thì lại là tương quan âm
nhưng tương đối yếu do đường thẳng đi qua các điểm giá trị thực dốc xuống ở mức độ nhẹ.
Khi xem xét bằng ma trận tương quan, nhóm cũng có nhận định như trên, nghĩa là: Biến vsev tương quan dương
đối với các biến gdp, ps, pop và tương quan âm với biến inf. Về tương tác mạnh yếu, vsev có tương quan mạnh
với 2 biến là gdp và pop tức hệ số tương quan có giá trị tuyệt đối lớn hơn 0.5. Còn lại thì mức độ tương quan rất
nhỏ, giá trị tuyệt đối gần như bằng 0.
3. Kết quả và kiểm định
3.1. Bảng kết quả và diễn giải
Từ kết quả chạy hồi quy các mô hình trên phần mềm R ta có bảng kết quả (Bảng 3).
6



Biến quan trọng nhất mà nhóm đề xuất là gdp. Vì vậy đầu tiên xét mô hình hồi quy đơn (1) với biến giải thích là gdp.
Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số ước lượng mang dấu (+) đúng như kỳ vọng. Khi gdp của các nước tăng
2

1% thì vsev tăng lên 1.016%. Với R =0.352, biến thiên trong vsev được giải thích bằng 35.2% bởi biến gdp.

Tuy nhiên trên thực tế, rất ít mối quan hệ chỉ được giải thích bởi 2 biến. Do đó, nhóm lần lượt thêm một số biến
giải thích vào mô hình.
Ở mô hình (2), thêm biến giải thích ps. Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số ước lượng mang dấu (+) đúng như
kì vọng nên biến được giữ lại. Ở đây, ta nhận thấy biến gdp có hệ số ước lượng tăng lên và độ lệch chuẩn ước

lượng giảm xuống so với (1), tức là độ chính xác của biến gdp đã tăng lên. Sau khi thêm biến ps, mô hình giải
thích được 41.2% biến thiên trong vsev.
Mô hình (3) là mô hình sau khi thêm biến inf vào (2). Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, hệ số ước lượng
mang dấu (-) đúng như kỳ vọng nên biến được giữ lại. Biến gdp và ps vẫn có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số ước
lượng của gdp tăng lên chứng tỏ tác động của gdp đến vsev tăng. Mô hình giải thích được 42.3% mức độ biến
thiên trong vsev.
Mô hình (4) là mô hình sau khi thêm biến pop vào (3). Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, hệ số ước lượng
mang dấu (-) đúng như kỳ vọng nên biến được giữ lại.
Vậy mô hình (4) là mô hình cuối cùng và là mô hình của nhóm đề nghị đưa ra nhằm đánh giá các tác động ngoài
lãnh thổ ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Tất cả các biến đều có ý nghĩa
2

ở mức 10%. Mô hình này giải thích được 43.8% (R =0.438) mức độ biến động trong giá trị xuất khẩu tôm của
Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Phương trình của đường hồi quy mẫu (SRF) với các biến như sau:
̂ ̂

̂̂


̂̂
0

(

̂

̂

̂

) = + log(gdp) + ps+ inf + pop

0 1234

là giá trị ước lượng của hệ số chặn.

̂̂ ̂ ̂ ̂

, , , lần lượt là giá trị ước lượng của hệ số góc của log(gdp), ps, inf, pop.
1

̂̂

2

3

4


̂̂

= -4.387: Trong trường hợp tất cả các yếu tố đều bằng 0,
(

) = -4.387, tức là vsev là 41.020 USD.

0

7


̂̂

=0.958: Biến gdp có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số ước lượng mang dấu dương (+) đúng như kỳ vọng, tác 1

động giữa gdp và vesv là cùng chiều. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi gdp của một nước tăng lên
1% thì vsev sang nước đó tăng 0.958%. Ví dụ thực tế, từ dữ liệu năm 2017, vsev sang Nhật là 440,705,000
USD, gdp của Nhật là 4,872,140,000,000 USD. Khi gdp Nhật tăng thêm 48,721,400,000 USD thì vsev sang
Nhật chỉ tăng thêm 4,221,954 USD, tác động này là quá nhỏ.
̂̂

0.679: Biến ps có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số ước lượng mang dấu dương (+) đúng như kỳ vọng, tác

2 =

động giữa ps và vsev là cùng chiều. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi ps của 1 nước tăng 1 đơn vị
thì vsev sang nước đó tăng 67.9%. Thực tế, khi ps của Nhật tăng lên 1 thì vsev sang Nhật tăng 299,238,695
USD, tác động này là khá lớn. Tuy nhiên, chỉ số ps của Nhật khá ổn định quanh mức 1 nên để tăng thêm 1 là

điều không dễ dàng.
̂̂

-0.105: Biến inf có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số ước lượng mang dấu âm (-) giống như kỳ vọng, tác

3 =

động giữa inf và vsev là ngược chiều. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi inf của 1 nước tăng 1 đơn
vị thì vsev giảm 10.5%. Thực tế, khi inf của Nhật tăng 1% thì vsev sang Nhật giảm 46,274,025 USD, tác động
này cũng khá lớn.
̂̂

0.001: Biến pop có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số ước lượng mang dấu dương (+) đúng như kỳ vọng,

4 =

tác động giữa pop và vsev là cùng chiều. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi pop của 1 nước tăng 1
đơn vị thì vsev sang nước đó tăng 0.1%. Thực tế, khi pop của Nhật tăng 1,000,000 người thì vsev sang Nhật
tăng 440,705 USD, tác động này cũng tương đối nhỏ.
3.2. Suy diễn thống kê và các kết quả liên quan
Mô hình đã tuân theo 6 giả thuyết của mô hình tuyến tính cổ điển.
Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến qua chỉ số VIF, từ chạy phần mềm R thu được kết quả (Bảng 4).
Chỉ số VIF của các biến đều rất thấp (<10) nên mô hình ước lượng không có đa cộng tuyến.
Phương trình hồi quy mẫu hoàn chỉnh:

8


(


̂̂

) = -4.387 + 0.958 log(gdp) + 0.679 ps + ( – 0.105) inf + 0.001 pop

(0.684) (0.105)

(0.173)

(0.057)

(0.001)

2

n=210, R =0.438, df = 210 - 4 - 1=205
3.2.1. Khoảng tin cậy (CI)
Khoảng tin cậy đối xứng của hệ số βj là:
P[βj -

⁄2(n-k-1)

se(βj)̂ ≤

≤ βj +

⁄2(n-k-1)

se(βj)̂] = 1- α, (1- α là độ tin cậy )

βj

α = 10%,

⁄2(n-k-1)

=

0.05 (205)

= 1.645

Với mức ý nghĩa 10%, từ kết quả chạy trên phần mềm R ta có bảng thống kê khoảng tin cậy 90% cho các hệ số
ước lượng của các biến (Bảng 5).
Giá trị 0 nằm ngoài tất cả các khoảng tin cậy nên hệ số ước lượng của tất cả các biến đều khác không. Chúng ta
có thể kỳ vọng vsev tăng theo sự tăng lên của gdp, ps, pop và sự giảm xuống của inf.
3.2.2. Kiểm định giả thuyết về một tổ hợp tuyến tính
Tổng sản phẩm quốc nội (gdp) của 1 nước sẽ phản ánh được phần nào trình độ phát triển kinh tế và mức độ giàu có
của nước đó. 1 quốc gia càng giàu mạnh thì nhu cầu, thị hiếu người dân càng cao, tất yếu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhập
khẩu từ các nước khác. Đặc biệt là ở các nước không tự sản xuất được thì nhu cầu nhập khẩu mặt hàng đó càng cao.
Chỉ số ổn định chính trị (ps) phản ánh tình hình chính trị - xã hội của 1 nước. Khi 1 quốc gia có chính trị ổn định thì
người dân, doanh nghiệp sẽ yên tâm hoạt động kinh tế, các nước khác cũng yên tâm trong quá trình hợp tác, quan hệ
thương mại quốc tế. Chính trị cũng là 1 yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nếu gdp đại diện cho tình hình kinh tế thì ps lại đại diện cho tình hình chính trị. Vậy giữa kinh tế và chính trị,
yếu tố nào sẽ có tác động mạnh hơn đến giá trị tôm mà các nước nhập khẩu từ Việt Nam (giá trị xuất khẩu tôm
của Việt Nam đến các nước đó), hay chúng có tác động như nhau?
Kiểm định H0: β1=β2 với giả thuyết đối H1: β1>β2.
Đặt 1= β1- β2. Lúc này: H0: 1= 0, H1: 1>0.
9



Tiến hành kiểm định t. Sự đúng đắn của kiểm định được thể hiện ở bảng 6.
Phương trình hồi quy mẫu của mô hình cần ước lượng lúc này là:
(

1

)

̂̂

= -4.387 + 0.280 log(gdp) + 0.678 [log(gdp)+ps] + (-0.105) inf + 0.001 pop

=1.346 >

(0.684) (0.208)
0.1(205)=1.282

(0.173)

→ bác hỏ H0, ủng hộ H1 ở mức ý nghĩa 10%.

(0.057)

(0.001)

Vậy, so với chỉ số ổn định chính trị, tổng sản phẩm quốc nội của 1 quốc gia có ảnh hưởng lớn hơn đến giá trị
xuất khẩu tôm của Việt Nam sang quốc gia đó.
4. Tóm tắt
Những kết quả nghiên cứu ở trên đã cho chúng ta có một cách nhìn rõ ràng và tương đối đầy đủ về các yếu tố
ngoài nước ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam, trong đó GDP là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất,

tiếp đến là chỉ số chính trị và dân số của các nước đều có tác động tích cực, còn yếu tố lạm phát các nước lại có
tác động tiêu cực , yếu tố này có tác động cũng khá mạnh. Qua việc phân tích số liệu, chạy mô hình và tiến hành
các kiểm định nhóm đã có những nhận xét đầy đủ về sự ảnh hưởng của từng biến được đưa vào, ý nghĩa của
chúng đối với biến phụ thuộc.
Bài tiểu luận của chúng em xin dừng lại ở đây, nếu giới hạn cho phép nhiều hơn thì nhóm sẽ tìm ra nhiều hơn
các yếu tố gây ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam để từ đó có thể đưa ra được những giải pháp
đúng đắn để cải thiện giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam và các vấn đề bất cập góp phần đưa cho sự phát triển
kinh tế của nước mình.. Trong quá trình làm bài tiểu luận, dù rất nỗ lực và cẩn thận nhưng chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót, kính mong được cô góp ý để nhóm chúng em có thể hoàn thiện hơn bài tiểu luận này.
Qua đây, nhóm chúng em cũng xin gửi đến giảng viên bộ môn Kinh tế lượng cô giáo Nguyễn Thu Giang đã
hướng dẫn tận tình qua những tiết học bổ ích trên lớp cũng như có những chỉ dẫn sát sao đã giúp chúng em hoàn
thành bài tiểu luận này. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

10


PHỤ LỤC
I.

Bảng biểu

Summary statistics
Statistic
vsev
gdp
ps
inf
pop

N

210
210
210
210
210

Mean
52.500
1,979.779
0.479
1.722
80.042

St. Dev.
101.856
4,032.240
0.765
2.238
229.166

Min
0.018
19.680
-2.010
-1.600
1.135

Pctl(25)
1.851
309.475

0.065
0.400
8.114

Pctl(75)
47.788
1,570.180
1.027
2.275
64.021

Max
560.997
25,041.000
1.590
15.500
1,386.000

Bảng 1. Mô tả thống kê

vsev
vsev
1
gdp 0.622
ps
0.039
inf
-0.066
pop 0.538


Correlation Matrix
gdp
ps
inf
pop
0.622 0.039 -0.066 0.538
1
-0.063 -0.003 0.517
-0.063
1
-0.418 -0.274
-0.003 -0.418
1
0.081
0.517 -0.274 0.081
1

Bảng 2. Tương quan giữa các biến

11


Biến phụ thuộc
(1)

(2)

***

log(gdp)


1.016
(0.096)

ps

(3)

(4)

1.068
(0.092)
***
0.714

***

1.080
(0.092)
***
0.575

***

0.958
(0.105)
***
0.679

(0.155)


(0.169)
**
-0.116

(0.173)
*
-0.105

(0.058)

(0.057)
**
0.001

inf

***

pop

***

(0.001)
***
2.521

(0.633)
210
0.412


(0.635)
210
0.423

(0.684)
210
0.438

0.349

0.406

0.415

0.427

1.787 (df = 208)

1.706 (df = 207)

***

consistant

2.395

Observations

(0.644)

210
0.352

R

2
2

Adjusted R
Residual Std.
Error
F Statistic

112.909

***

1.710

***

(df = 1; 208) 72.480

***

1.898

1.694 (df = 206)

(df = 2; 207) 50.365


***

1.676 (df = 205)

(df = 3; 206) 39.883

***

(df = 4; 205)

(“*”, “**”, “***” lần lượt ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%)

Bảng 3. Các mô hình hồi quy

Biến
log(gdp)
ps
inf
pop

VIF
1.366
1.308
1.225
1.451

Bảng 4. Chỉ số VIF

12



CI 90%
5%
(Intercept)
log(gdp)
ps
inf
pop

95 %

-5.518
0.785
0.392
-0.200
0.0004

-3.257
1.132
0.965
-0.010
0.002

Bảng 5. Khoảng tin cậy 90%

Dependent variable:
log(gdp)
I(log(gdp) + ps)


(1)

(2)

0.280
(0.208)
***
0.679

0.958
(0.105)

***

(0.173)
ps

0.679

***

inf

-0.105

*

(0.173)
*
-0.105


pop

(0.057)
**
0.001

(0.057)
**
0.001

(0.001)
-4.387***

(0.001)
-4.387***

(0.684)

(0.684)

210
0.438

210
0.438

0.427
1.676
***

39.883

0.427
1.676
***
39.883

Constant

Observations
R

2
2

Adjusted R
Residual Std. Error
F Statistic

(“*”, “**”, “***” lần lượt ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%)

Bảng 6. Kiểm định 1 tổ hợp tuyến tính
Nguồn: Bảng kết quả xuất ra từ Rstudio

13


II.

Biểu đồ phân tán


Nguồn: Kết quả xuất từ Rstudio

14


III.

Biểu đồ histogram

Nguồn: Kết quả xuất trên R studio

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trade Map
2. World Bank
3. TS. Hoàng Xuân Bình (2015), Giáo trình kinh tế Vĩ mô cơ bản, NXB Khoa học và Kỹ thuật
4.

TS. Nguyễn Tiến Dũng (2011), Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương

mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, 27(2011), 219-231
5. Ngô Thị Mỹ (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Thái Nguyên.
6. Phạm Thị Ngân, Nguyễn Thanh Tú (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Âu Mỹ. Tạp chí Khoa học Thương mại, 80(2015), 10 – 19
7. Pavithra S., P.S. Ananthan and M. Krishnan (2014) Market shares, instability and revealed comparative
advantage of seafood exports from India. Indian Journal of Fisheries, 61(4), 90 – 97


16



×