Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến độ cận thị của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.09 KB, 19 trang )

GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
Mục lục
15
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 1
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
LỜI MỞ ĐẦU
Cận thị là tình trạng mắt không thể nhìn rõ được những vật ở khoảng cách xa. Để
đo mức độ cận thị, người ta dùng đơn vị độ (diop). Độ cận thị càng cao thì thị lực càng
kém, người bị cận càng không nhìn rõ được những vật ở xa. Trong những năm gần đây,
khi áp lực và khối lượng học tập ngày một gia tăng, tình trạng cận thị học đường cũng
tăng theo. Hình ảnh một em học sinh hay sinh viên đeo cặp kính dày đến lớp cũng không
còn quá xa lạ đối với chúng ta. Đến bậc đại học, số sinh viên cận thị tăng đột biến.
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tật cận thị như
ánh sáng không đủ khi đọc sách, báo, áp lực học tập, làm việc quá tải, xem tivi, sử dụng
máy vi tính liên tục khiến mắt phải điều tiết trong một khoảng thời gian dài… Di truyền
cũng có ảnh hưởng đến khả năng mắc tật cận thị. Các nguyên nhân trên không những gây
nên tật cận thị mà còn có thể khiến độ cận tăng qua các năm. Việc tăng độ cận theo thời
gian là khá phổ biến đối với học sinh, sinh viên, bằng chứng là mỗi ngày, các cửa tiệm
kính thuốc luôn đón nhận khá nhiều khách hàng đã bị cận thị tìm đến đo lại mắt và trở ra
với cặp kính dày hơn trước.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đâu mới là nguyên nhân chính khiến độ cận thị học đường
nói chung và sinh viên nói riêng tăng lên qua các năm. Mức thay đổi độ cận thị qua các
năm của sinh viên chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào. Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài
này với mong muốn xác định rõ các yếu tố ấy, đồng thời xét xem mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố đến mức thay đổi độ cận cụ thể như thế nào. Nỗ lực lượng hóa mối liên hệ
giữa các yếu tố ấy và mức thay đổi độ cận thị cũng chính là nỗ lực đi tìm giải pháp giúp
các bạn học sinh, sinh viên phòng ngừa tật cận thị hoặc tránh việc tăng độ cận qua các
năm. Đây cũng chính là lý do khiến nhóm quyết định thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến mức thay đổi độ cận thị của sinh viên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon
Tum”
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 2


GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này chúng tôi không quan tâm đến độ cận thị đơn thuần mà quan tâm mức thay
đổi độ cận thị trong vòng 2 năm dưới tác động của một số yếu tố. Muốn xét mức thay đổi
độ cận (tăng hay giảm), bắt buộc phải có số đo độ cận tại hai thời điểm cụ thể: Số đo độ
cận hiện tại và số đo độ cận trong quá khứ. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, công
bằng khi xét và so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này thì hai mốc thời gian lấy
số đo phải trùng khớp và giống nhau ở từng đối tượng được khảo sát.
Sau khi cân nhắc các yếu tố, nhóm đã quyết định chỉ khảo sát một số sinh viên năm hai
trường PHĐH Đà Nẵng tại Kon Tum, và tất cả đều phải nắm rõ số đo độ cận hiện tại cũng
như số đo độ cận lúc mới bắt đầu nhập học đại học của mình. Sở dĩ chọn sinh viên năm
hai vì khoảng thời gian năm nhất và năm hai có cường độ học tập khá tương đồng, nên
các thói quen đọc sách, sử dụng máy tính sẽ rất ổn định trong vòng 2 năm đó, các sinh
viên năm hai cũng thường nhớ rõ về số độ cận của mình lúc mới bắt đầu nhập học và số
đo hiện tại. Hai năm cũng là khoảng thời gian đủ dài để một người phải đi đo lại mắt.
Sau khi tham khảo một số tài liệu y khoa chuyên ngành mắt, các bài đăng tải trên sách
báo, internet, chúng tôi nhận thấy mức thay đổi độ cận thị qua các năm phụ thuộc vào hai
nhóm nhân tố chính:
 Nhóm nhân tố chủ quan:
• Thời gian làm việc căng thẳng của mắt như đọc sách báo, xem tivi, chơi trò chơi điện tử,
sử dụng máy vi tính,…
• Khoảng cách từ mắt đến sách báo, màn hình máy vi tính, màn hình tivi
• Thời gian ngủ, thời gian mắt được nghỉ ngơi: nếu mắt chúng ta phải làm việc liên tục hay
ở trong tình trạng thiếu ngủ thì sẽ dễ dẫn đến tăng độ cận thị.
• Chế độ dinh dưỡng: Các loại thực phẩm giàu vitamin A (quả bơ, cà rốt, trứng, rau chân
vịt…) rất tốt cho mắt
• Mức độ thường xuyên đeo kính: nếu người cận thị không đeo kính thường xuyên liên tục
thì độ cận sẽ tăng nhanh hơn so với người đeo kính thường trực.
 Nhóm nhân tố khách quan:

• Mức độ chiếu sáng trong phòng học, phòng làm việc
• Yếu tố di truyền (bố hoặc mẹ cận thị thì con sinh ra có khả năng mắc tật cận thị cao hơn)
• Chất lượng giấy, chất lượng mực in, kích thước chữ trên sách vở, báo chí: đọc chữ quá
nhỏ, mực xấu dễ phai, giấy đen mờ rất dễ làm tăng độ cận thị.
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 3
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
• Tình trạng khi mới sinh: trẻ sinh nhẹ cân, thiếu tháng dễ mắc bệnh cận thị và độ cận thị
sẽ tăng nhanh hơn.
• Tuổi tác: Độ cận có thể tăng dần khi người cận dưới 25 tuổi, nhưng sau đó sẽ giảm dần
khi người cận thị bước qua tuổi 25.
Tuy nhiên, để không làm mất đi tính thực tiễn của đề tài nên sau khi tham khảo các tài
liệu, sách báo, internet, chúng tôi đã tiến hành quan sát, tìm hiểu thực tế, đối tượng là các
bạn sinh viên năm hai bị cận thị ở PHĐH Đà Nẵng tại Kon Tum.
Từ đó, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn những biến đặc trưng, và ảnh hưởng rõ
ràng nhất đến độ cận thị của sinh viên năm hai PHĐH Đà Nẵng tại Kon Tum, đó là các
biến sau:
 Thứ nhất, TIME_READ (giờ) là thời gian đọc sách, truyện, báo chí trong một ngày.
Theo lý thuyết thời gian này càng dài thì độ cận càng cao.
 Thứ hai, TIME_PC (giờ) là thời gian làm việc với máy vi tính trong một ngày. Càng làm
việc nhiều với máy vi tính thì độ cận càng tăng.
 Thứ ba, DIST_READ (cm) là khoảng cách từ hai mắt đến sách vở, báo chí, màn hình
máy tính. Khoảng cách này càng lớn thì nguy cơ tăng độ cận thị sẽ giảm.
 Thứ tư, TIME_SLEEP (giờ) là thời gian ngủ trong một ngày. Thiếu ngủ rất dễ dẫn đến
tăng độ cận thị.
 Thứ năm CONS: đối tượng có đeo kính thường xuyên liên tục hay không.
• CONS = 1: đeo kính thường xuyên liên tục.
• CONS = 0: không đeo kính thường xuyên liên tục.
Biến phụ thuộc là DIOP (đơn vị: độ) là số độ cận thay đổi (tăng thêm hay giảm bớt)
trong hai năm đại học của sinh viên năm hai trường PHĐH Đà Nẵng tại Kon Tum. Ở mỗi
quan sát, chúng tôi tính số độ cận thay đổi bằng cách lấy trung bình số thay đổi độ cận

trong 2 năm của mắt phải và mắt trái. Ta có mô hình dự kiến như sau:
DIOP = β
1
+ β
2
*
TIME_PC + β
3
*
TIME_READ + β
4
*
DIST_READ +
β
5
*
TIME_SLEEP + β
6
*
CONS

+ U
i
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 4
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
Chương 2:
THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
I. Thu thập số liệu
1. Phạm vi thu thập số liệu
Số liệu được thu thập tại khuôn viên trường PHĐH Đà Nẵng tại Kon Tum vào

ngày 28/12/2012.
2. Nguồn số liệu
Nhóm tiến hành điều tra khảo sát trên 30 sinh viên thông qua bảng khảo sát. Có 20
phiếu hợp lệ và thỏa các điều kiện lọc của nhóm.
Như đã trình bày, ở đây, nhóm chỉ khảo sát những ai là sinh viên năm hai và nắm rõ số
đo độ cận hiện tại cũng như số đo độ cận lúc mới bắt đầu nhập học đại học của mình.
3. Bảng số liệu
Số liệu nhóm đã thu thập được tóm tắt trong bảng sau:
STT DIOP
TIME_P
C
TIME_READ DIST_READ TIME_SLEEP CONS
1 0.875 5 4 25 7 0
2 0.275 1 3 20 8 1
3 1.125 6 4 20 6 0
4 0 2 1.5 30 8 1
5 0.75 3 3 20 8 1
6 0 1 1 50 7 0
7 1 3 5 20 7 0
8 0 2 1 20 7 1
9 0 1 1 20 6 0
10 0.5 4 2.5 20 7 1
11 0 2 2 35 10 0
12 0.5 1 3 20 8 1
13 0.5 3 2 20 8 0
14 0.5 3.5 2.5 20 7 1
15 0.75 6 3 45 8 0
16 0.25 5 1 20 6 1
17 0 2 4 20 7.5 1
18 0.75 6 4 25 7 0

19 0 1 2 25 6 1
20 0.5 2.5 3 30 8 0
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 5
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
II. Phân tích số liệu
1. Kết quả hồi quy
• Nhóm điều tra 30 mẫu, nhóm sử dụng 20 mẫu để ước lượng mô hình hồi qui tổng thể, kết
quả ước lượng thể hiện trong mô hình sau:
Từ bảng kết xuất Eview trên, ta có kết quả các ước lượng điểm của β
1,
β
2,
β
3,
β
4,
β
5,
β
6
lần
lượt là:


=

0.001556.


= 0.094752 cho biết với các yếu tố khác không đổi, khi thời gian sử dụng máy tính trong

một ngày tăng 1 giờ thì độ cận sau hai năm sẽ tăng trung bình 0.094752 diop, phù hợp với
lý thuyết đã nêu.


= 0.153387 cho biết với các yếu tố khác không đổi, khi thời gian đọc sách báo, học bài
trong một ngày tăng 1 giờ thì độ cận trung bình sau hai năm sẽ tăng 0.153387 diop, phù
hợp với lý thuyết đã nêu.


= - 0.006200 cho biết với các yếu tố khác không đổi, khi khoảng cách từ mắt tới trang
báo, sách vở tăng 1 cm thì độ cận trung bình sau hai năm sẽ giảm 0.006200 diop, phù
hợp với lý thuyết đã nêu.
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 6
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận


= -0.007156 cho biết với các yếu tố khác không đổi, khi thời gian ngủ một ngày tăng 1
giờ thì độ cận trung bình sau hai năm sẽ giảm 0.007156, phù hợp với lý thuyết đã nêu.


= - 0.131481 cho biết với các yếu tố khác không đổi, người đeo kính thường xuyên tăng
độ chậm hơn người không đeo kính thường xuyên là 0.131481.
• Mô hình hồi quy mẫu thu được là:
DIOP = 0.001556 + 0.094752TIME_PC + 0.153387TIME_READ -
0.006200DIST_READ - 0.018523TIME_SLEEP - 0.131481CONS

+ e
i
2. Các kiểm định
• Kiểm định giả thiết về các hệ số hồi quy:

⋅ Giả thiết: H
0
: β
2
= 0
H
1
: β
2
≠ 0
→ Với mức ý nghĩa 5% thì Prob của = 0.0093 < 0.05, bác bỏ giả thiết H
0
: β
2
= 0, tức biến
TIME_PC có ý nghĩa giải thích với mức ý nghĩa 5% hay TIME_PC thực sự ảnh hưởng
đến DIOP.
⋅ Giả thiết: H
0
: β
3
= 0
H
1
: β
3
≠ 0
→ Với mức ý nghĩa 5% thì Prob của = 0.0072 < 0.05, bác bỏ giả thiết H
0
: β

3
= 0, tức biến
TIME_READ có ý nghĩa giải thích với mức ý nghĩa 5% hay TIME_READ thực sự ảnh
hưởng đến DIOP.
⋅ Giả thiết: H
0
: β
4
= 0
H
1
: β
4
≠ 0
→ Với mức ý nghĩa 5% thì Prob của = 0.3849 > 0.05, không có cơ sở bác bỏ
giả thiết H
0
: β
4
= 0, tức biến DIST_READ không có ý nghĩa giải thích với
mức ý nghĩa 5% hay DIST_READ không ảnh hưởng đến DIOP.
⋅ Giả thiết: H
0
: β
5
= 0
H
1
: β
5

≠ 0
→ Với mức ý nghĩa 5% thì Prob của = 0.8971 > 0.05, không có cơ sở bác bỏ giả thiết H
0
: β
5
= 0, tức biến TIME_SLEEP không có ý nghĩa giải thích với mức ý nghĩa 5% hay
TIME_SLEEP không ảnh hưởng đến DIOP.
⋅ Giả thiết: H
0
: β
6
= 0
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 7
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
H
1
: β
6
≠ 0
→ Với mức ý nghĩa 5% thì Prob của = 0.2679 > 0.05, không có cơ sở bác bỏ giả thiết H
0
: β
6
= 0, tức biến CONS có ý nghĩa giải thích với mức ý nghĩa 5% hay CONS thực sự ảnh
hưởng đến DIOP.
Vậy ta nên bỏ các biến DIST_READ, TIME_SLEEP, CONS. Tuy nhiên việc bỏ cùng
lúc 3 biến có phù hợp hay không ta xét kiểm định Wald.
• Kiểm định Wald
⋅ Giả thiết: H
0

: β
4
= β
5
= β
6
= 0
H
1
: Tồn tại β
i
≠ 0 (i = 4,5,6)
Theo kết quả bảng trên, ta thấy P(F > 0.5372287) = 0.664375 > 0.05 nên ta chấp nhận
giả thiết H
0,
các biến DIST_READ, TIME_SLEEP, CONS không có ý nghĩa, ta không
nên đưa 3 biến này vào mô hình.
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 8
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
• Mô hình hồi quy sau khi bỏ biến:
→ Mô hình hồi quy mẫu sau khi bỏ biến là:
DIOP = - 0.345293

+ 0.102318TIME_PC + 0.17225TIME_READ + e
i
Ta thấy hệ số R
2
hiệu chỉnh mô hình sau tăng hơn 2% so với mô hình trước. Do đó bỏ bớt
biến làm gia tăng độ tin cậy cho mô hình.
•Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Kiểm định giả thiết: H
0
: R
2
= 0
H
1
: R
2
> 0
→ Nhìn vào kết quả Eview ở trên ta có thể thấy được rằng F = 26.03439 > F
0.05(2,17)
(với mức
ý nghĩa 5%) bác bỏ giả thiết H
0
: R
2
= 0 tức là mô hình hồi quy phù hợp.
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 9
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
•Kiểm định đa cộng tuyến
- Để kiểm tra đa cộng tuyến, chúng ta sử dụng ma trận tương quan và mô hình hồi quy phụ
biến TIME_PC theo TIME_READ.
- Ta có ma trận tương quan sau khi bỏ biến:
→Ta thấy tương quan của TIME_PC và TIME_READ là không lớn.
- Mô hình hồi quy phụ biến TIME_PC theo TIME_READ
TIME_PC = α
1
+ α
2

TIME_READ
Kết quả từ phần mềm Eview ta được:
Giải thiết: H
0
: R
2
=0
H
1
: R
2
≠0
Với mức ý nghĩa 5% thì F-statistic= 3.743173 < F
0.05(1,18)
=4.41 chấp nhận giả thuyết
H
0
: R
2
=0, mặt khác hệ R
2
thấp, Prob của = 0.0689 > 0.05 (với mức ý nghĩa 5%), biến
TIME_READ thực sự không có ảnh hưởng đến TIME_PC.
Vậy sau khi xem ma trận tương quan và sử dụng mô hình hồi quy phụ TIME_PC theo
TIME_READ ta có thể kết luận mô hình không có đa cộng tuyến.
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 10
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
•Kiểm định bỏ sZt biến (Kiểm định RESET của RAMSEY)
1
Số biến bỏ sót=1 F-statistic 0.024422 Probability 0.877771

Số biến bỏ sót=2 F-statistic 0.023749 Probability 0.976567
Số biến bỏ sót=3 F-statistic 0.084654 Probability 0.967295
Số biến bỏ sót=4 F-statistic 0.752559 Probability 0.573872
→ Thống kê F-statistic tương ứng với số biến muốn đưa vào mô hình 1,2,3,4 đều có xác suất
p – value > nên chấp nhận giả thuyết H
0
, tức là mô hình hồi quy không bỏ sót biến.
•Kiểm định tương quan BG (Breusch – Godfrey)
2
Lag to include=1 Obs*R-squared 1.374212 Probability 0.241089
Lag to include=2 Obs*R-squared 1.613405 Probability 0.446328
Lag to include=3 Obs*R-squared 2.485602 Probability 0.477899
Lag to include=4 Obs*R-squared 3.863544 Probability 0.424788
→ Thống kê (n-p)R
2
( với p là bậc của tự tương quan và ) có xác suất p – value tương ứng
đều lớn hơn , nên ta chấp nhận giả thiết H
0
, nghĩa là mô hình hồi quy phụ không có hiện
tượng tự tương quan.
• Kiểm tra Phương sai thay đổi (Kiểm định White)
- Ta dùng kiểm định White để kiểm tra xem phương sai có thay đổi hay không.
- Mô hình hồi quy sau khi ước lượng là:
DIOP = - 0.345293

+ 0.102318TIME_PC + 0.17225TIME_READ + e
i
- Ta ước lượng mô hình : e
i
2

= α
1
+ α
2
X
4
+ α
3
X
6
+ α
4
X
4
2
+ α
5
X
6
2
+ α
6
X
4
X
6
+ V
i
- Kiểm định giả thiết: H
0

: R
2
= 0
H
1
: R
2
> 0
Dùng Eview ta được kết quả
1 . Xem phụ lục
2 . Xem phụ lục
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 11
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
→ Ta có Obs*R-Squared = 5.460369, P-value = 0.362311 > 0.05, ta chấp nhận giả thiết H
0
,
phương sai không thay đổi.
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 12
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
Chương 3:
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Mô hình kinh tế tối ưu
DIOP = - 0.345293

+ 0.102318TIME_PC + 0.17225TIME_READ + e
i
R
2
= 75,39% có nghĩa rằng sự thay đổi trong DIOP được giải thích bằng sự thay đổi trong
TIME_PC và TIME_READ và 24,61% sự thay đổi còn lại được giải thích bằng sự thay

đổi các biến khác không xuất hiện trong mô hình.
2. Ý nghĩa thực tiễn trong mô hình
 Với các yếu tố khác không đổi, nếu thời gian sử dụng máy tính một ngày tăng thêm 1 giờ
thì sau hai năm, độ cận của sinh viên tăng khoảng 0.10231 diop.
 Với các yếu tố khác không đổi, nếu thời gian đọc sách, báo, truyện, tạp chí một ngày tăng
lên 1 đơn vị thì sau hai năm, độ cận của sinh viên tăng khoảng 0.17225

diop.
3. Ứng dụng mô hình
Với mô hình này, mỗi bạn sinh viên hoàn toàn dự đoán được mức thay đổi độ cận của
bản thân trong tương lai. Chỉ cần ước lượng được số giờ sử dụng máy tính, số giờ đọc
sách, báo, tạp chí của mình, thông qua mô hình, sinh viên sẽ tính toán được mức thay đổi
độ cận đó. Nếu mức thay đổi độ cận tính được bằng mô hình quá cao, sinh viên phải rà
soát lại xem có phải số giờ đọc sách hay sử dụng máy vi tính là quá nhiều, cần cắt giảm
và phân bổ thời gian đọc sách, báo, học bài, thời gian sử dụng máy tính sao cho hợp lý
nhằm giảm thiểu mức tăng độ cận thị.
Thêm vào đó, nếu sinh viên giữ nguyên các thói quen đọc sách, sử dụng máy tính mà
sau hai năm nếu độ cận thay đổi chênh lệch quá lớn so với kết quả của mô hình đã nêu
thì cần thiết phải khám chuyên khoa mắt để xác định những vấn đề bất thường về mắt
(tăng độ nhanh hơn so với người thường). Tóm lại, khi sử dụng mô hình, sinh viên sẽ có
thêm một công cụ tầm soát, theo dõi tình trạng cận, lượng hóa cụ thể thời gian đọc sách,
sử dụng máy tính, khoảng cách đến sách, từ đó góp phần giữ gìn đôi mắt để không phải
đeo một cặp kính quá dày.
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 13
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
4. Kiến nghị
Mô hình cho thấy biến TIME_PC và TIME_READ có tác động mạnh làm thay đổi độ
cận của sinh viên, do đó các sinh viên cần cân đối thời gian ngồi trước màn hình máy vi
tính mỗi ngày cũng như phân bổ thời gian đọc sách báo. Cần tăng cường tuyên truyền để
sinh viên hiểu tác hại của việc ngồi trước máy tính quá lâu, hướng dẫn các biện pháp thư

giãn mắt, vận động khi làm việc với máy (cứ sau mỗi 20 phút ngồi trước màn hình máy vi
tính cần đứng dậy vận động kết hơp nhắm mắt để mắt được nghỉ ngơi sau một thời gian
phải điều tiết liên tục. Tương tự, khi học bài, đọc sách báo, sinh viên nên chú ý, cách tốt
nhất là cứ sau 20 phút đọc, sinh viên nghỉ ngơi, thư giãn trong một phút. Nên đo mắt sáu
tháng một lần nhằm đeo kính phù hợp với mắt. Sinh viên có thể nhìn cảnh vật thiên nhiên
như lá cây, bầu trời buổi sáng hoặc sao đêm, điều này rất tốt cho mắt, giúp mắt được thư
giãn, tránh tăng độ cận.
Bài tiểu luận của nhóm đến đây là hết. Trên đây chỉ là điều tra của nhóm, chỉ mang
tính chủ quan từ những kiến thức cũng như hiểu biết vốn có của nhóm. Nhóm xin chân
thành cảm ơn!
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 14
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
Phụ lục
• Kiểm định RESET của RAMSEY
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 15
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 16
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 17
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 18
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
• Kiểm định BG
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 19
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 20
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 21
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 22

GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bài tiểu luận
SVTH: Thắm, Thủy, Kim Uyên Page 23

×