Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG tới TỔNG LƯỢNG LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.43 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
=====000=====

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG I
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔNG LƯỢNG LAO ĐỘNG
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2017
Lớp tín chỉ: KTE218.2
GVHD: Th.s Nguyễn Thu Giang
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Vân Anh : 1714420004
Vy Thị Mỹ Linh

: 1714420114

Vũ Thị Nguyệt

: 1714420069

Phạm Thị Trang

: 1714420100

Vũ Thị Yến

: 1714420112

Hà Nội – 3/2019

1



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................4
Phần 1.
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................6

KHÁI NIỆM CƠ BẢN........................................................................6
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)......................................................6
2. Lực lượng lao động...........................................................................7
3. Xuất khẩu lao động..........................................................................8
4. Dân số................................................................................................8

II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU....................................8
1. Nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước................................8
2. Lỗ hổng nghiên cứu:.........................................................................9
Phần 2.
I.

NỘI DUNG.....................................................................................9

MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG...........................................................9
1. Mô hình..............................................................................................9
1.1

Mô hình tổng thể (PRF).............................................................9

1.2


Mô hình mẫu (SRF)....................................................................9

2. Giải thích biến độc lập và phụ thuộc..............................................9
1.1

Biến phụ thuộc: Tổng số lao động Việt Nam (Labour)............9

1.2

Biến độc lập...............................................................................10

3. Mô tả thống kê................................................................................11
1.1 Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và trung vị
của các biến........................................................................................11
1.2

Biểu đồ phân bố (histogram)....................................................13

1.3

Tương quan giữa các biến (Scatterplot)..................................13

II. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ...............15
1. Bảng kết quả, so sánh ước lượng và diễn giải kết quả................15
1.1

Mô hình hồi quy mẫu...............................................................15

1.2


Ý nghĩa của hệ số hồi quy:.......................................................16

1.3

Phân tích các số liệu liên quan:...............................................16

2. Kiểm định giả thuyết......................................................................17
1.1

Kiểm định các tham số hồi quy (với mức ý nghĩa α = 10%)...17

1.2

Kiểm định sự phù hợp của mô hình:.......................................19
2


Phần 3.
I.

KẾT LUẬN MÔ HÌNH...............................................................20

KẾT LUẬN RÚT RA TỪ MÔ HÌNH..............................................20

II. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP.................................................................20
KẾT LUẬN........................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................22

3



LỜI MỞ ĐẦU
Con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo, kiến tạo nên xã hội, vì vậy, ở mọi
thời đại, chế độ xã hội, sự phát triển nguồn lực con người đều được đặt ở vị trí
trung tâm. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nguồn nhân lực càng cần thiết
hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, vì là nhân tố quyết định việc khai thác, sử
dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Một nước cho dù có tài nguyên thiên
nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người
có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có
thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Xét dưới góc độ các yếu tố nguồn
lực thì nguồn lực lao động chính là lực lượng lao động. Chính vì thế, việc
nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới tổng những người tham gia vào lực
lượng lao động sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn thú vị. Với mong muốn tìm
hiểu về vấn đề trên và nhìn nhận một cách khách quan, nhóm chúng em đã chọn
đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng lượng lao động Việt Nam giai đoạn
1990-2017”
Để nghiên cứu về tổng lượng lao động ta thường thu thập số liệu về những
yếu tố ảnh hưởng đến nó. Số lượng lao động thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố song có thể kể tên một số yếu tố tiêu biểu như là: tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), dân số hay số lượng xuất khẩu lao động... Xuất phát từ thực tế khách
quan,và nhu cầu cấp thiết đó, nhóm chúng em tiến hành khảo sát mô hình hồi
quy để tìm ra sự phụ thuộc của các yếu tố trên tới tổng lao động của Việt Nam
giai đoạn 1990-2017.
Để trả lời câu hỏi này, nhóm chúng em thu thập số liệu lấy từ World Bank và
sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng những thông
số trong phương trình hồi quy tuyến tính trên.
Sau khi chạy mô hình kết quả mà nhóm em thu được là các yếu tố trên có
ảnh hưởng tới tổng lao động của đất nước mình. Song, yếu tố ảnh hưởng nhiều
nhất tới tổng lao động vẫn là dân số. Với những tìm hiểu của nhóm em về những

4


người đã từng nghiên cứu về vấn đề này, em nhận thấy kết quả của nhóm cũng
khá giống với kết quả của những người đã nghiên cứu trước đó.
Mặc dù cả nhóm đã nỗ lực hết mình, tận tụy với bài làm nhưng do kiến thức
còn hạn hẹp nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất hi
vọng cô sẽ dành thời gian xem xét bài làm và đưa ra những lời nhận xét đóng
góp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa.

5


Phần 1.
I.
1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả

sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong
khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn
quốc gia, nó còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội.
Phương pháp tính GDP
* Tính tổng chi tiêu (Phương pháp chi tiêu)
GDP=C+G+I+NX
Trong đó:

 C: tiêu dùng của hộ gia đình
 G: là tiêu dùng của chính phủ
 I: tổng đầu tư
I=De+In
 De – depreciation: khấu hao
 In – net investment: khoản đầu tư ròng (khoản chi tiêu mở rộng quy mô của tư
bản hiện vật)
 NX: cán cân thương mại
NX=X-M
 X (export): xuất khẩu
 M (import): nhập khẩu
* Phương pháp chi phí (Phương pháp thu nhập)
Phương pháp thu nhập tổng sản phẩm quốc nội GDP bằng tổng thu nhập từ
các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit), tiền thuê (rent)
sinh ra trong nền kinh tế nội địa. Cũng như tổng chi phí sản xuất các sản phẩm
cuối cùng của nền kinh tế quốc gia.
GDP=W+R+i+Pr+Ti+De
6


Trong đó các chỉ số:
 W: tiền lương
 R: tiền cho thuê tài sản
 i: tiền lãi
 Pr: lợi nhuận
 Ti: thuế gián thu ròng
 De: phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định
* Phương pháp giá trị gia tăng
+ Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một
ngành (GO), như vậy giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP

VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp – Giá trị đầu vào
được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng của một ngành (GO)
GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n)
 VA: giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
 N: số lượng doanh nghiệp trong ngành
+ Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP
GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m)
Trong đó:
 GOj là giá trị gia tăng của ngành j
 m là số ngành trong nền kinh tế
2.

Lực lượng lao động
Lực lượng lao động (LLLĐ) là bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng

cung cấp lực lượng lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ. LLLĐ còn
có tên gọi khác là “dân số hoạt động kinh tế “. Trong báo cáo phân tích này,
LLLĐ bao gồm những người đang làm việc từ 15 tuổi trở lên và thất nghiệp từ
15 tuổi trở lên trong tuần nghiên cứu.

7


Hay nói cách khác, LLLĐ là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động (dân
số trưởng thành) thực tế có thể tham gia lao động và những người chưa có việc
làm nhưng đang tìm việc làm.
3.

Xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là

một bộ phận kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất là sức lao động của con
người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách khác, xuất khẩu
lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng cung ứng lao động cho nước ngoài
mà đối tượng của nó là con người.
Hay nói cách khác, Xuất khẩu lao động là hoạt động mua_bán hàng hóa sức
lao động nội đại cho người sử dụng lao động nước ngoài.
4.

Dân số
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc

một khoảng không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân
số.
II.
1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước
Mối quan hệ của các yếu tố trong nền kinh tế luôn được tất cả mọi người trên

thế giới quan tâm. Cả trong và ngoài nước đều đã có rất nhiều những nghiên cứu
về các yếu tố mà ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và các mô hình kinh tế
lượng có liên quan đến lao động nói riêng (bởi lao động luôn là một trong những
nhân tố quan trọng nhất của nền kinh tế). Bằng sự tìm hiểu của mình, nhóm em
đã tìm thấy được những mô hình kinh tế lượng tiêu biểu như các yếu tố tác động
tới GDP trong đó có quan hệ mật thiết giữa GDP và yếu tố lao động, hay cũng
có các mô hình kinh tế lượng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lao
động… Bên cạnh đó thì nhóm em nhận thấy rằng những mô hình kinh tế lượng

về các yếu tố ảnh hưởng tới tổng lao động cũng có được quan tâm. Có một vài
mô hình đã nghiên cứu về vấn đề này và cho thấy có sự phụ thuộc giữa tổng lao
động với các yếu tố như dân số, GDP, số lượng xuất khẩu lao động hay tỷ lệ thất
nghiệp ... Và kết quả là: dân số và GDP tác động cùng chiều với số lượng lao
8


động, tỷ lệ thất nghiệp tác động ngược chiều đối với số lượng lao động còn xuất
khẩu lao động không ảnh hưởng nhiều tới tổng số người tham gia vào lực lượng
lao động.
2.

Lỗ hổng nghiên cứu:
Do nhận thấy lao động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên nhóm

em khá quan tâm đến chủ đề này và quyết định lựa chọn chủ đề này để làm đề
tài nghiên cứu này cho bài luận của mình. Tuy nhiên thì nhóm em lại không
nghiên cứu về này trên phạm vi rộng toàn cầu mà lại chọn nghiên cứu vấn đề
này trên chính đất nước mình để có thể tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố đối
với lao động trong nước từ đó có thể đưa ra được những đề xuất giúp Việt Nam
phát triển và giàu mạnh hơn.
Phần 2.
NỘI DUNG
I. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
1.

Mô hình
Dựa vào cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu từ trước, nhóm đã xây

dựng mô hình này để nghiên cứu mối quan hệ, ảnh hưởng các biến kinh tế vĩ mô

tới tổng lao động Việt Nam.
LAB = f(GDP, POP, LABEX)
1.2.I.1.1

Mô hình tổng thể (PRF)
LAB =  0 +  1GDP +  2POP +  3LABEX + ui

1.2.I.1.2

Mô hình mẫu (SRF)
=

2.

+ 1GDP + 2POP + 3LABEX +

0

i

Giải thích biến độc lập và phụ thuộc

1.2.I.2.1

Biến phụ thuộc: Tổng số lao động Việt Nam (Labour)

 Kí hiệu: LAB
 Ý nghĩa: Phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội và là
nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước
 Cách đo biến: Thống kê

 Đơn vị của biến: Nghìn người
9


 Nguồn số liệu:
/>fbclid=IwAR02YyPeGvtA_0a-fVCaWrj5viEZT4CirbNAHjFO_DkllvWaYR7BCJ1phg
1.2.I.2.2

Biến độc lập

a) Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
 Kí hiệu: GDP
 Ý nghĩa: GDP là một chỉ số đánh giá sự phát triển của một quốc gia hay một
vùng lãnh thổ.
 Cách đo biến: được đo lường qua bằng 1 trong 3 phương pháp:
Phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập, phương pháp giá trị gia tăng
 Đơn vị của biến: nghìn USD
 Nguồn số liệu: /> Kỳ vọng về ảnh hưởng của biến độc lập tới biến phụ thuộc:
Cơ chế: GPD là một biến dùng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thuận
với tốc độ tăng trưởng kinh tế.Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng và phát triển
mạnh mẽ cũng là lúc có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ở khu vực
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ở khu vực nông – lâm – ngư
nghiệp, đồng thời thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước nhiều hơn vào các
khu vực này. Do đó, cơ hội việc làm càng tăng lên và sẽ dẫn đến tổng số người
tham gia vào lực lượng lao động sẽ tăng.
Vì thế, kỳ vọng biến này sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với tổng lao động Việt
Nam, 1 mang dấu dương(+)
b) Dân số ( Population)
 Kí hiệu: POP
 Ý nghĩa: Dân số đóng vai trò quan trọng trong nguồn lực con người để phát

triển kinh tế-xã hội đất nước.
 Các đo biến: Thống kê
10


 Đơn vị của biến: Nghìn người
 Nguồn số liệu:
/>fbclid=IwAR02YyPeGvtA_0a-fVCaWrj5viEZT4CirbNAHjFO_DkllvWaYR7BCJ1phg
 Kỳ vọng về ảnh hưởng của biến độc lập tới biến phụ thuộc:
Cơ chế: Nguồn lao động chính là một bộ phận của dân số. Do đó, kỳ vọng biến
dân số sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với biến tổng lao động, 2 mang dấu dương
c) Xuất khẩu lao động ( Labour export)
 Kí hiệu: LABEX
 Ý nghĩa: Phản ánh số người đang trong độ tuổi lao động trong nước sang
nước ngoài lao động để giải quyết vấn đề việc làm hoặc tiếp cận với máy móc và
công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp, nâng cao
trình độ và tay nghề
 Các đo biến: Thống kê
 Đơn vị của biến: nghìn người
 Nguồn số liệu: /> Kỳ vọng về ảnh hưởng của biến độc lập tới biến phụ thuộc:
Cơ chế: Xuất khẩu lao động biểu thị số người sang nước ngoài lao động nên khi
con số này tăng thì lực lượng lao động trong nước sẽ bị giảm đi một phần nào đó
do nguồn lực lao động lao động của nước đó 1 phần được xuất khẩu sang nước
khác. Kỳ vọng biến này sẽ ngược chiều với biến tổng lao động, 4 mang dấu
âm.
3.

Mô tả thống kê

1.2.I.3.1


Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và trung vị

của các biến
 Mô tả dữ liệu trên R
11


GDP

POP

LABEX

LAB

Min. : 312000 Min. :68210 Min. : 0.81 Min. : 33186
1st Qu.: 14981750 1st Qu.:77183 1st Qu.: 11.67 1st Qu.:39076
Median : 31929000 Median :83138 Median : 56.78 Median :45748
Mean : 58096607 Mean :82703 Mean : 52.74 Mean :45665
3rd Qu.: 84564250 3rd Qu.:88714 3rd Qu.: 84.86 3rd Qu.:52195
Max. :205276000 Max. :95541 Max. :134.75 Max. :57495

Bảng 1: Mô tả kết quả thu được
Các biến

Giá

trị


GDP
POP
LABEX
LAB

bình
58096607
82703
52.74
45665

trung Trung vị
31929000
83138
56.78
45748

 Nhận xét:
 Biến GDP( nghìn USD)
 Giá trị trung bình: 58096607
 Trung vị của dữ liệu: 31929000
 Giá trị lớn nhất: 205276000
 Giá trị nhỏ nhất: 312000
 Biến POP (nghìn người)
 Giá trị trung bình: 82703
 Trung vị của dữ liệu: 83138
 Giá trị lớn nhất: 95541
 Giá trị nhỏ nhất: 68210
 Biến LABEX (nghìn người)
 Giá trị trung bình: 95541

 Trung vị của dữ liệu: 56.78
 Giá trị lớn nhất: 134.75
 Giá trị nhỏ nhất: 0.81
12

Giá trị nhỏ Giá trị lớn
nhất
312000
68210
0.81
33186

nhất
205276000
95541
134.75
57495


 Biến LAB (nghìn người):
 Giá trị trung bình: 45665
 Trung vị của dữ liệu: 45748
 Giá trị lớn nhất: 57495
 Giá trị nhỏ nhất: 33186
1.2.I.3.2

Biểu đồ phân bố (histogram)

Hình1: Biếu đồ phân bố của các biến GDP, POP, LABEX
1.2.I.3.3

a)

Tương quan giữa các biến (Scatterplot)

Ma trận tương quan

 Ma trận giữa các biến trên R
GDP

POP

LABEX

LAB

GDP 1.0000000 0.7041475 0.6007549 0.7279459
POP 0.7041475 1.0000000 0.8623291 0.9933029
LABEX 0.6007549 0.8623291 1.0000000 0.8651462
LAB 0.7279459 0.9933029 0.8651462 1.0000000

Bảng2: Ma trận tương quan giữa các biến
LAB

LAB
1.000

LABEX
13

POP


GDP


LABEX
POP
GDP

0.865
0.993
0.728

1.000
0.862
0.601

1.000
0.704

1.000

*Nhận xét:
Dựa vào ma trận hệ số tương quan, ta có:
 LABEX có hệ số tương quan cao là: 0.865 và có tác động dương lên biến phụ
thuộc
 POP có hệ số tương quan rất cao là 0.993 và có tác động dương lên biến phụ
thuộc
 GDP có hệ số tương quan tương đối cao là 0.728 và có tác động dương lên
biến phụ thuộc
 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau khá cao, thấp nhất là

0.6007549 (giữa GDP và LAB). Vì vậy dễ xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến
độc lập.
Kết luận:
o Tương quan về dấu của các biến độc lập với biến phụ thuộc đa số giống với
dấu kỳ vọng.
o Nhìn chung các biến độc lập có tương quan trung bình là cao đối với biến phụ
thuộc (tổng lao động), và có tác động theo chiều dương đến biến phụ thuộc.
b) Mô hình tương quan:

14


Hình2: Mô hình tương quan giữa tổng lao động (LAB) và xuất khẩu
lao động(LABEX)

Hình3: Mô hình tương quan giữa tổng lao động (LAB) và (GDP)
II.

KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ

1.

Bảng kết quả, so sánh ước lượng và diễn giải kết quả

1.2.II.1.1

Mô hình hồi quy mẫu

 Kết quả chạy hồi quy trên phần mềm R
Coefficients:

Estimate Std. Error t value Pr(>|t|)
(Intercept) -9.526208 0.881081 -10.812 1.05e-10 ***
log(GDP)

0.004440 0.003129 1.419

0.169

15


log(POP)

1.782025 0.080750 22.068 < 2e-16 ***

log(LABEX) -0.001608 0.004931 -0.326

0.747

--Signif. codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1
Residual standard error: 0.01879 on 24 degrees of freedom
Multiple R-squared: 0.9895,

Adjusted R-squared: 0.9882

F-statistic: 752.1 on 3 and 24 DF, p-value: < 2.2e-16

 Giải thích:
Signif. Codes: Mức độ quan trọng của các biến độc lập trong mô hình, thể hiện
ý nghĩa thống kê của biến đối với mô hình

‘***’: biến có tầm quan trọng đối với mô hình cao nhất với mức ý nghĩa α=0.1%
‘ ’: biến không có ý nghĩa thống kê
Càng nhiều ‘*’ biến càng có ý nghĩa thống kê lớn
Bảng3: Kết quả chạy hồi quy
Hệ
(Intercept)
log(GDP)
log(POP)
log(LABEX

số

hồi Sai

quy
-9.526
0.004
1.782
-0.002

số Thống kê t p-value

chuẩn
0.881
0.003
0.080
0.005

-10.812
1.419

22.068
-0.326

1.05e-10
0.169
< 2e-16
0.747

)
Theo kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên phần mềm R, ta có
hàm hồi quy mẫu (SRF) như sau:
LAB = -9.526 +0.004log(GDP) +1.782log(POP)- 0.002 log(LABEX) + i
(1. 003)
1.2.II.1.2


0

(0.080)

(0.005)

Ý nghĩa của hệ số hồi quy:

: Trong trường hợp các yếu tố khác bằng không, tổng lực lượng lao động sẽ

là -9.526(nghìn người)


1:


Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, khi GDP tăng 1% thì tổng lao

động tăng 0.004% (cùng dấu với kỳ vọng)
16


GDP không có ý nghĩa kinh tế trong mô hình
 2: Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, khi dân số (POP) tăng 1% thì
tổng lao động tăng 1.782% (cùng dấu với kỳ vọng)
POP có nghĩa nghĩa kinh tế trong mô hình


3

: Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, khi xuất khẩu lao động

(LABEX) tăng 1% thì tổng lao động giảm 0.002% (cùng dấu với kỳ vọng)
LABEX không có ý nghĩa kinh tế trong mô hình
1.2.II.1.3

Phân tích các số liệu liên quan:

 Hệ số R2 ( R-squared) = 0.9895 cho biết các biến độc lập trên giải thích 98.95
% sự biến động của biến phụ thuộc LAB
 T-value: Các giá trị t kiểm tra giả thuyết rằng hệ số này khác 0. Để bác bỏ
điều này ta cần một giá trị t > 1.96 (đối với khoảng tin cậy 95%) bởi lỗi tiêu
chuẩn của nó. Các giá trị t cũng cho thấy tầm quan trọng của một biến trong mô
hình. Trong trường hợp này ta có |t value| của log (POP) là lớn nhất (=22.068)
nên POP là biến có tầm quan trọng nhất trong mô hình này.

 P-value: Kiểm định 2 phía p- value kiểm tra giả thuyết rằng hệ số này khác 0.
Để bác bỏ giả thuyết này, p-value phải thấp hơn 0.05 (hoặc cũng có thể chọn
mức ý nghĩa α = 0.1). Trong trường hợp này, p-value của log(POP) = < 2e-16
(<0.05) nên POP có ý nghĩa thống kê nhất trong mô hình này
2.

Kiểm định giả thuyết

1.2.II.2.1

Kiểm định các tham số hồi quy (với mức ý nghĩa α = 10%)

a) Kiểm định hệ số β0
Đặt giả thiết H0: β0 = 0 (hệ số không có ý nghĩa thống kê)
H1: β0 ≠ 0
Cách 1: p-value = 1.05e-10 < 0.1 => Với mức ý nghĩa 10%, bác bỏ H 0, chấp
nhận H1, tức là hệ số chặn có ý nghĩa thống kê.
Cách 2:
 Thống kê | t | = = |-10.812| = 10.812
 Chọn mức ý nghĩa α = 10%, df = 24
17


= 2.064
| t | > = 2.064 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1
 Khoảng tin cậy:
( = (-9.526 2.064* 0.881) = (-11.344; -7.708)
0 không thuộc (-11.344; -7.708) => Bác bỏ H0, chấp nhận H1
 Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 10% bác bỏ H 0, chấp nhận H1, tức là hệ số
chặn có ý nghĩa thống kê.

b) Kiểm định hệ số β1
Đặt giả thiết H0: β1 = 0 (hệ số không có ý nghĩa thống kê)
H1: β1 ≠ 0
Cách 1: p-value = 0.169 > 0.1=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1
Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 10% chấp nhận H0, bác bỏ H1, tức là hệ số β1 có
không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là GDP không ảnh hưởng tới tổng lao động
Cách 2:
 Thống kê | t | = = 1.419
 Chọn mức ý nghĩa α = 10%, df = 24
= 2.064
| t | < = 2.064 => Chấp nhận H0, bác bỏ H1
 Khoảng tin cậy:
( = (0.004 2.064*0.003) = (-0.002, 0.010)
0 thuộc (-0.002;0.010)=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1
Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 10% chấp nhận H0, bác bỏ H1, tức là hệ số β1 có
không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là GDP không ảnh hưởng tới tổng lao động.
c) Kiểm định hệ số β2
Đặt giả thiết H0: β2 = 0 (hệ số không có ý nghĩa thống kê)
H1: β2 ≠ 0
Cách 1: p-value = < 2e-16 < 0. 0.1=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1

18


Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 10% bác bỏ H0, chấp nhận H1, tức là hệ số β2 có
ý nghĩa thống kê, nghĩa là dân số có ảnh hưởng tới tổng lao động.
Cách 2:
 Thống kê | t | = = 22.068
 Chọn mức ý nghĩa α = 10%, df = 24
= 2.064

| t | > = 2.064 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1
 Khoảng tin cậy:
( = (1.782 2.064*0.080) = (1.617, 1.947)
0 không thuộc (1.617;1.947) => Bác bỏ H0, chấp nhận H1
Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 10% bác bỏ H0, chấp nhận H1, tức là hệ số β2 có
ý nghĩa thống kê, nghĩa là dân số có ảnh hưởng tới tổng lao động.
d) Kiểm định hệ số β3
Đặt giả thiết H0: β3 = 0 (hệ số không có ý nghĩa thống kê)
H1: β3 ≠ 0
Cách 1: p-value = 0.747 > 0.1=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1
Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 10% chấp nhận H0, bác bỏ H1, tức là hệ số β3 có
không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là xuất khẩu lao động không ảnh hưởng tới
tổng lao động.
Cách 2:
Thống kê | t | = = |-0.326| = 0.326
 Chọn mức ý nghĩa α = 10%, df = 24
= 2.064
| t | < = 2.064 => Chấp nhận H0, bác bỏ H1
 Khoảng tin cậy:
( = (-0.002 2.064*0.005) = (-0.012, 0.008)
0 thuộc (-0.012;0.008)=> Chấp nhận H0, bác bỏ H1

19


Kết luận: Với mức ý nghĩa α = 10% chấp nhận H0, bác bỏ H1, tức là hệ số β3 có
không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là xuất khẩu lao động không ảnh hưởng tới
tổng lao động.
1.2.II.2.2


Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

 Đặt giả thiết H0 : R2 = 0
H1: R2 ≠ 0
 Tính F = = =585.879
 Có F > = 2.528
Với mức ý nghĩa α = 10%, bác bỏ H0, chấp nhận H1 , mô hình hồi quy phù
hợp, tức là các biến độc lập giải thích được 98.95% sự biến động của biến phụ
thuộc.
Phần 3.
I.

KẾT LUẬN MÔ HÌNH

KẾT LUẬN RÚT RA TỪ MÔ HÌNH
Từ việc chạy mô hình và kiểm định mô hình ta rút ra được các kết luận sau:

 Mô hình phù hợp với lý thuyết
 Trong mô hình chỉ có biến dân số (POP) có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh
tế trong việc giải thích biến phụ thuộc tổng lao động. Các biến còn lại như GDP,
xuất khẩu lao động (LABEX) tuy có tương quan với biến phụ thuộc xong tác
động lại khá nhỏ và không có ý nghĩa thống kê cũng như không có ý nghĩa kinh
tế trong mô hình
 Tương quan giữa các biến độc lập là tương đối cao và rất dễ xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến trong mô hình
II.

KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
Qua việc chạy mô hình trên, ta thấy dân số một yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất


đối với nguồn nhân lực của Việt Nam.Theo kết quả của mô hình ta có:2: Trong
trường hợp các yếu tố khác không đổi, khi dân số (POP) tăng 1% thì tổng lao
động tăng 1.782% có nghĩa là trong trường hợp các yếu tố khác không đổi. Do
vậy nhóm em có đề xuất rằng nhà nước cần đưa ra những chiến lược phát triển
dân số hợp lí để phát triển bền vững nền kinh tế của quốc gia. Đồng thời việc sử
20


dụng nguồn lực một cách hợp lý cũng cần được chú trọng và quan tâm nhiều
hơn. Sự thành công hay thất bại, nhanh hay chậm phụ thuộc lớn vào phương
thức tạo và sử dụng nguồn nhân lực đó. Việt Nam là một nước đang trên đà phát
triển, có nguồn nhân lực trẻ dồi dào, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng trong
nước cũng như là nước ngoài. Hi vọng rằng Việt Nam sẽ tận dụng được ưu thế
của mình để có thể phát triển được đất nước và trở thành một trong những con
rồng của thế hệ mới ở khu vực Đông Nam Á.

21


KẾT LUẬN
Nhóm chúng em đã hoàn thành xong mô hình “Các nhân tố ảnh hưởng đến
tổng lượng lao động Việt Nam giai đoạn 1990-2017”. Những kết quả nghiên
cứu trên đã cho em hiểu được tương đối đầy đủ về ảnh hưởng của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), dân số và xuất khẩu lao động tới tổng số người tham gia vào
lực lượng lao động.Nhờ việc chạy mô hình và đưa ra các kiểm định, chúng ta có
thể nhận xét đầy đủ về sự ảnh hưởng của từng biến được đưa vào, ý nghĩa của
chúng đối với biến phụ thuộc. Qua đó, giúp chúng ta có thể hiểu được mối tương
quan giữa các biến, biết được mức độ phụ thuộc của tổng lao động đối với các
biến độc lập trên. Ngoài ra, mô hình vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới biến
phụ thuộc được nghiên cứu vẫn chưa được đưa vào trong mô hình cần được xem

xét để có báo cáo kết quả chính xác hơn.
Cuối cùng nhóm em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giảng dạy
nhiệt tình của cô Nguyễn Thu Giang. Do vốn kiến thức và kĩ năng còn hạn chế
nên chắc hẳn báo cáo này không hề tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận
được sự góp ý động viên của cô để chúng em có thể hoàn thiện hơn, áp dụng tốt
hơn trong công việc sau này.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 />fbclid=IwAR02YyPeGvtA_0a-fVCaWrj5viEZT4CirbNAHjFO_DkllvWaYR7BCJ1phg
 />fbclid=IwAR02YyPeGvtA_0a-fVCaWrj5viEZT4CirbNAHjFO_DkllvWaYR7BCJ1phg
 /> />
23



×