Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận kinh tế lượng khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến giá tour du lịch trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.54 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TOUR
DU LỊCH TRONG NƯỚC

Nhóm thực hiện:
Lớp tín chỉ:
Giảng viên hướng dẫn:

Nhóm 17
KTE218.2
ThS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Hà Nội, tháng 3 năm 2017
1


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Họ và tên
Vũ Thị Thùy Linh

Mã sinh viên
1514410076

Lý Thị Thơm

1414410216


Lê Thị Mỹ Linh
Nguyễn Anh Tú

1514410172
1514410154

2

Nhiệm vụ
Trưởng nhóm, tìm hiểu
nội dung tiểu luận.
Tìm hiểu, triển khai nội
dung tiểu luận
Thuyết trình
Làm phần word và
excel


MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt
Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước
được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng
nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch
là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi.

Ngoài ra, thói quen đi du lịch của người dân đã hình thành và ngày càng phát
triển. Xu hướng tiêu dùng trong du lịch cũng có sự thay đổi với việc nhiều khách
đã chọn hình thức du lịch nội địa thay vì đi nước ngoài, và một trong những lý do
lớn nhất ảnh hưởng đến điều này này chính là sự thay đổi trong mức giá dịch vụ du
lịch nội địa.
Việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến giá tour du lịch trong nước
giúp ta biết được những tác động của chúng tới ngành dịch vụ nói chung, thông
qua đó hiểu được những đặc điểm, tính chất, xu hướng phát triển và đưa ra được
những ý kiến, định hướng nhằm phát triển hơn nữa ngành du lịch trong nước.
Xuất phát từ vấn đề này, chúng em lựa chọn nghiên cứu “ Khảo sát các yếu
tố ảnh hưởng đến giá tour du lịch trong nước” thông qua việc khảo sát hàng loạt
website các công ty lữ hành tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2017.
Trong quá trình thực hiện tiểu luận, nhóm em đã cố gắng để hoàn thành một
cách tốt nhất song chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, kính mong cô góp ý để
hoàn thiện hơn bài tiểu luận này.
4


Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

5


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Lý do chọn đề tài:
Sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng, nhu cầu giải trí để lấy lại trạng
thái cân bằng, phục hồi năng lượng trở nên cần thiết. Ngày nay đã xúât hiện nhiều
dịch vụ để phục vụ cho điều này, nhưng du lịch dường như vẫn luôn là lựa chọn
hàng đầu. Tuy nhiên việc lựa chọn nên đi du lịch ở đâu, với những điều kiện như
thế nào trong tour du lịch luôn khiến cho người đi du lịch bối rối. Giá tour là một

trong những yếu tố then chốt để mọi người có thể lựa chọn một tour du lịch hợp lý.
Vậy làm sao để biết giá tour là hợp lý? Chính vì những lý do này, việc nghiên cứu
những tác động đến giá tour trong nước có ý nghĩ rất lớn, không chỉ phục vụ cho
nhu cầu du lịch của người dân mà còn ảnh hưởng lớn đến ngành dịch vụ du lịch
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Giá tour du lịch trong nước của những công ty có quy mô lớn và công ty có quy
mô nhỏ.
- Những yếu tố có ảnh hưởng đến

2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Thời gian: Giai đoạn 2002-2003
3. Lý thuyết đưa biến phụ thuộc và các biến độc lập vào mô hình:
- Ngày nay, số lượng các công ty du lịch trong nước ngày càng gia tăng. Tuy
nhiên, các công ty qui mô lớn vẫn có lợi thế trong việc thu hút khách hàng. Giá
tour giữa công ty có qui mô lớn có khuynh hướng cao hơn các công ty qui mô vừa
và nhỏ do mức độ uy tín, chất lượng tour… cao hơn.
- Các chi phí thực hiện một tour du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố dẫn đến
giá của một tour cũng thay đổi theo các yếu đó:
6


+ Khách sạn càng nhiều sao thì các dịch vụ kèm theo (hồ bơi, spa,...), sự tiện nghi,
sang trọng của phòng ngủ cũng tăng thêm => chi phí cho khách sạn tăng thêm.
+ Việc di chuyển bằng máy bay sẽ rút ngắn thời gian di chuyển bằng các phương
tiện khác nhưng giá vé máy bay hiện tại là tương đối cao nên sẽ làm tăng giá tour
lên khá nhiều khi sử dụng phương tiện là máy bay trong tour.
+ Xét 2 tour đến cùng một địa điểm nhưng giá lại khác nhau có thể do số ngày của
tour này nhiều hơn tour kia. Khi số ngày trong tour tăng thêm một ngày, các công

ty du lịch sẽ phải chi trả thêm một đêm tiền phòng khách sạn, các chi phí ăn uống
cho ngày đó,… dẫn đến chi phí của tour sẽ tăng thêm.
+ Xét các tour di chuyển bằng xe, quãng đường di chuyển càng nhiều thì chi phí
xăng càng tăng dẫn đến chi phí của tour sẽ tăng thêm.
Vì vậy, trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này, chúng ta có thể nhận thấy rằng
các yếu tố ảnh hưởng đến giá tour du lịch trong nước là: qui mô công ty, qui mô
khách sạn, phương tiện di chuyển, số ngày du lịch, quãng đường di chuyển trong
tour.
4. Những hạn chế khó khăn khi thực hiện:
-Chất lượng dữ liệu chưa được chính xác lắm vì số liệu được thu thập qua Internet
nên thông tin chưa được kiểm chứng.
-Do thời gian và nhân lực có hạn nên nhóm chỉ xét 5 yếu tố: qui mô công ty du
lịch, qui mô khách sạn, phương tiện di chuyển, số ngày du lịch, quãng đường di
chuyển trong khi còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến giá tour du lịch: mùa,
số lượng địa điểm tham quan, dịch vụ kèm theo tour….
-Việc thống kê số liệu cũng còn hạn chế do để đơn giản hoá, nhóm chỉ thu thập các
số liệu của các tour du lịch nội địa và số liệu của 6 công ty trên Internet.
5. Nội dung và cấu trúc của tiểu luận:
- Nội dung: thử nghiệm xây dựng mô hình Kinh tế lượng để phân tích ảnh hưởng,
tác động của quy mô công ty, quy mô khách sạn, phương tiện di chuyển, số ngày
du lịch, quãng đường di chuyển trong tour đến giá tour du lịch trong nước.
- Cấu trúc của tiểu luận:
+ Cơ sở lý thuyết.
7


+ Xây dựng mô hình.
+ Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê.

8



CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
1 Phương pháp luận của nghiên cứu:
1
Phương pháp được sử dụng để phân tích vấn đề:
Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
2 Lý thuyết liên quan:
Lý thuyết kinh tế, lý thuyết tài chính - du lịch.

6. Xây dựng mô hình nghiên cứu:
1 Mô hình lý thuyết:
Trong tiểu luận này, dạng mô hình lý thuyết được xác định là mối quan hệ giữa giá
tour du lịch với: qui mô công ty, qui mô khách sạn, phương tiện di chuyển, số ngày
du lịch, quãng đường di chuyển trong tour.
6.1. Mô hình kinh tế lượng:
Từ mô hình lý thuyết nêu trên, mô hình kinh tết lượng đẻ mô tả mối quan hệ giữa
các biến có dạng như sau:
Mô hình tổng quát:
GIA=β1+ β2CTY+ β3KS+ β4PT+ β5N+ β6QD + ei
Trong đó:
* Biến phụ thuộc
GIA: giá của một tour du lịch (triệu đồng)
* Biến độc lập:
CTY: Qui mô công ty du lịch
1: Qui mô lớn
0: Qui mô nhỏ và vừa
KS: Qui mô khách sạn trong tour du lịch
2: Khách sạn 2 sao
3: Khách sạn 3 sao

9


4: Khách sạn 4 sao
PT: Phương tiện di chuyển
1: Có đi máy bay
0: Không đi máy bay
N: Số ngày du lịch
QD: Quãng đường di chuyển trong tour (km)
7. Mô tả số liệu:
1
Nguồn số liệu:
Nhóm đã tiến hành thu thập thông tin và số liệu của hàng loạt các Website về lữ
hành tại Việt Nam như: www.viettravel.com, www.dulichviet.com,
www.fiditour.com… Sau đó nhóm tiến hành sàng lọc lại số liệu, tiến hành chạy hồi
quy, kiểm định sự tương quan giữa các biến và hệ số hồi quy trên mẫu mà nhóm đã
thu thập được.
7.1. Mô tả thống kê số liệu:
Các thông số thống kê dựa trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp được như sau:

Variable

Obs

Mean

gia
cty
ks
pt

n

69
69
69
69
69

4.317623
.5362319
3.057971
.3913043
3.768116

qd

69

1161.841

Std. Dev.

Min

Max

2.2915
.5023389
.6155834
.4916177

1.139465

1.499
0
2
0
2

15.99
1
4
1
9

965.3525

338

4303

Bảng 1: Bảng tóm tắt số liệu thống kê
10


Bảng 1: Bảng mô tả tệp tin số liệu
7.2. Dự đoán ảnh hưởng của các tác động đến biến phụ thuộc
Từ số liệu của Bảng 2 cho thấy:
P-Value (CTY) = 0.184 > α = 0.05: Quy mô công ty du lịch không có ảnh hưởng
đến giá của một tour du lịch với mức ý nghĩa 5%.
P-Value (KS) = 0.099 > α = 0.05: Quy mô khách sạn không có ảnh hưởng đến giá

của một tour du lịch với mức ý nghĩa 5%.
P-Value (PT) = 0.000 < α = 0.05: Phương tiện di chuyển có ảnh hưởng đến giá của
một tour du lịch với mức ý nghĩa 5%.
P-Value (N) = 0.000 < α = 0.05: Số ngày du lịch có ảnh hưởng đến giá của một
tour du lịch với mức ý nghĩa 5%.
P-Value (QD) = 0.010 < α = 0.05: Quãng đường di chuyển trong tour có ảnh hưởng
đến giá của một tour du lịch với mức ý nghĩa 5%.

11


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG

1 Mô hình ước lượng:
Việc ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính mẫu bằng phương pháp OLS trên
STATA cho kết quả như sau:

Bảng 2:Bảng kết quả hồi quy.
Phương trình hồi quy ngẫu nhiên của mẫu:
GIA = - 2.2594 + 0.3082CTY + 0.3147KS + 2.2223PT + 1.0405N + 0.0006QD +
ei
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
1 = -2.2594: Khi các yếu tố khác bằng 0 thì giá tour trung bình là -2.2594 triệu
đồng.
2 = 0.3082: Công ty du lịch qui mô lớn có giá tour cao hơn các công ty qui mô
vửa và nhỏ là 0.3082 triệu đồng (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
3 = 0.3147: Khi khách sạn tăng 1 sao thì giá tour trung bình tăng 0.3147 triệu đồng
(trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
12



4 = 2.2223 : Tour có sử dụng phương tiện máy bay thì giá tour trung bình cao hơn
các tour không sử dụng là 2.2223 triệu đồng.
5 = 1.0405 : Khi số ngày du lịch trong tour tăng 1 ngày thì giá tour trung bình tăng
1.0405 triệu đồng.
6 = 0,0006 : Khi quãng đường di chuyển trong tour tăng 1 km thì giá tour tăng
0.0006 triệu đồng.
8. Kiểm định giả thuyết:
Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy:
Kiểm định giả thiết: H0: βi = 0, tức là Xi không ảnh hưởng đến Y
H1: βi # 0, tức là Xi có ảnh hưởng đến Y với độ chính xác 95%
Ta kiểm định bằng cách so sánh |tqs| và t(69, 0.025) = 2,000
|tqs| = 1,34< t(69, 0.025) biến CTY khôngcó ý nghĩa thống kê
|tqs| = 1,67< t(69, 0.025) biến KS không có ý nghĩa thống kê
|tqs| = 6,57> t(69, 0.025) biến PT có ý nghĩa thống kê
|tqs| = 6,96> t(69, 0.025) biến N có ý nghĩa thống kê
|tqs| = 2,67> t(69, 0.025) biến QD có ý nghĩa thống kê
|tqs| = 2,98> t(69, 0.025) hệ số tự do β1 có ý nghĩa thống kê
Kiểm định trên cho thấy rằng biến về số ngày du lịch là biến có ý nghĩa nhất
đối với mô hình, trong khi biến về quy mô công ty du lịch và quy mô khách sạn
biểu thị sự tác động của quy mô lại không thật sự có ý nghĩa.
Với độ tin cậy là 95% và khoảng tin cậy hai phía là (0,7415839 ; 1,339465)
ta có thể ước lượng rằng khi số ngày du lịch tăng lên 1% thì giá của một tour du
lịch sẽ tăng lên một giá trị trong khoảng từ 0,7415839 % đến 1,339465%.

.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình:
Giả thiết: H0: R2= 0
H1: R2≠ 0
13



(với độ tin cậy 95%)
Dựa vào bảng Stata ta thấy Prob (F) = 0.0000 < α= 0.05
Suy ra bác bỏ giả thiết H0
Kết luận: các biến đưa vào mô hình phù hợp với độ tin cậy 95%
9. Đánh giá và khuyến nghị:
Từ mô hình trên ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố: qui mô công ty,
qui mô khách sạn, phương tiện di chuyển, số ngày du lịch, quãng đường di chuyển
trong tour đến giá tour du lịch. Tuy nhiên trong thực tế, mô hình này lại chưa được
xác đáng. Cụ thể, quy mô khách sạn có thể ảnh hưởng lớn đến giá tour,trong
trường hợp nghỉ lâu dài tại một khách sạn lớn có thể dẫn tới chi phí không hề nhỏ.
Vì vậy, để phát triển ngành du lịch, tương xứng với tiềm năng và tạo được thương
hiệu riêng, thì ngoài việc phải khắc phục những hạn chế đã tồn tại nhiều năm qua
còn cần có sự đầu tư và quản lý một cách chiến lược cả về cơ sở vật chất, dịch vụ
và con người cho các trung tâm du lịch đã được xác định. Một là, các địa phương
cần quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất tại các khu du lịch; cải tạo những
điều kiện về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn tại các bến cảng hàng hóa để phù hợp cho
việc đón tàu du lịch; tập trung đầu tư trang bị mới và cải tạo các khu du lịch để
phục vụ du khách với chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế... Đặc biệt, cần
phát huy yếu tố văn hoá của từng địa phương trong phát triển du lịch biển để tạo
dấu ấn riêng và thu hút khách du lịch quay trở lại nhiều lần. Về lâu dài, để phát
triển bền vững ngành Du lịch phải đầu tư xây dựng một số cảng du lịch với ga đón
khách hiện đại, đầy đủ tiện nghi dành cho du lịch tàu biển… Hai là, đẩy mạnh đầu
tư hạ tầng các cảng biển, bến neo đậu, cầu cảng tại các vịnh, đô thị ven biển kết nối
với các đảo, đặc biệt là hạ tầng cầu cảng tại các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Cù
Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc... để tăng cường khả năng tiếp
cận điểm đến từ biển. Nghiên cứu tính khả thi đầu tư xây dựng sân bay phù hợp
với điều kiện ở các đảo; kết nối các đảo của Việt Nam với đất liền và quốc tế. Đầu
tư hạ tầng về năng lượng điện và nước sạch trên các đảo để từng bước nâng cao
chất lượng dịch vụ trên đảo. Ba là, hỗ trợ về giá, thuế cho các DN du lịch đầu tư

phát triển sản phẩm du lịch, cho các tuyến du lịch ra đảo xa. Ưu đãi tối đa trong
khung quy định đối với đầu tư du lịch tại những nơi có vị trí địa lý xa. Nhà nước
hỗ trợ các DN bù đắp chi phí khi cần thiết do gặp phải rủi ro do tác động của tình
hình chính trị hoặc thiên tai; hỗ trợ giảm thiểu những chi phí do việc hủy đột xuất
các chương trình du lịch trước những biến cố không lường trước. Bốn là, các DN
14


lữ hành cần có những biện pháp kích cầu và tạo ra những sản phẩm mới lạ, đa dạng
cho nhóm du khách với những chương trình tour đặc sắc; liên kết với các công ty
dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cũng như các địa phương để giảm giá các dịch vụ,
giá phòng, nâng cao chất lượng phục vụ cho du khách… Hướng tới phát triển du
lịch theo chiều sâu, khai thác các dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá, thể thao ;
đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao giá trị gia tăng và khai thác các tiềm năng,
lợi thế từ các khu du lochj. Năm là, tôn vinh văn hóa, ẩm thực, tạo sức hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước đến các vùng du lịch của Việt Nam song song với việc
khơi dậy lòng yêu nước của người dân. Quan tâm giáo dục, phát triển nhân lực tại
các tỉnh, thành phố để khai thác các tài nguyên một cách bền vững phục vụ dân
sinh.
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính
quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ,
ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự
năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và tham
gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông
tin truyền thông – một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đất
nước cũng như phát hiện những bất cập cần khắc phục để du lịch Việt Nam trở
thành một thương hiệu được mỗi người chúng ta cũng như bạn bè quốc tế ngày
càng quý mến.

15



PHỤ LỤC (Do-file)
-Hàm mô tả tóm tắt số liệu: summarize [gia] [cty] [ks] [pt] [n] [qd]
-Hàm mô tả tập tin số liệu: describe [gia] [cty] [ks] [pt] [n] [qd]
-Hàm ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS: regress [gia]
[cty] [ks] [pt] [n] [qd]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế lượng, G.S T.S Nguyễn Quang Đông & Nguyễn Thị Minh,
NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2013

16


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM
Người
đánh
giá

Người
được đánh
giá



Đánh giá

Cho TB
điểm điểm


Ý thức, tự giác với công việc được giao

9.5

Có trách nhiệm, tự giác trong công việc
được giao

9.8

Thơm

Chủ động, nhiệt tình trao đổi với các
thành viên trong nhóm

9.7



Nhiệt tình, trách nhiệm với công việc

9.2

Mỹ
Linh

Trách nhiệm, tự giác trong công việc.
Có đóng góp ý kiến trong quá trình làm
việc nhóm


9.8

Mỹ
Linh

Vũ Linh

Thơm


Linh

Thơm

Linh
Thơm
Mỹ
Linh

Linh

Mỹ Linh

Tự giác, chủ động hoàn thành bài tập
được giao
Tích cực, tự giác cao
Hòa đồng, trách nhiêm, tích cực đóng
góp ý tưởng




Nhiệt tình tham gia đóng góp và xây
dựng hoàn thành bài tập nhóm
Trách nhiệm, tự giác
trách nhiệm, tích cực tham gia hoàn
thành bài tập
Ý thức, tự giác với công việc được giao

17

9.6

9.53

9.6
9
8.5

8.93

9.3
8
7.5
8.5

8




×