Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận kinh tế lượng thiết lập mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số hành tinh hạnh phúc HPI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.58 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG I

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ HÀNH
TINH HẠNH PHÚC HPI (HAPPY PLANET INDEX)

Giảng viên hướng dẫn:
Lớp tín chỉ:

Th.s Nguyễn Thu Giang
KTE218(2-1819).2

Nhóm sinh viên thực hiện:

Ngô Việt Anh

1714410016

Phạm Mỹ Anh

1714410025

Phạm Đức Duy

1714410053

Chu Chi Linh


1714410126

Nguyễn Thủy Nguyên

1714410172

Hà Nội, tháng 3 năm 2019


Tóm tắt:
Mục đích: Nghiên cứu ảnh hưởng của những nhân tố tác động đến chỉ số hành tinh hạnh
phúc HPI bao gồm: chỉ số hài lòng cuộc sống (Life Satisfaction Index), dấu chân sinh thái
(Ecological Footprint), tuổi thọ trung bình (Life Expectancy), thu nhập bình quân đầu
người (GDP/ capita), dân số (Population).
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình OLS trên phần mềm R.
Kết quả: Chỉ số hài lòng cuộc sống (Life Satisfaction Index), dấu chân sinh thái (Ecological
Footprint), tuổi thọ trung bình (Life Expectancy) có ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc HPI.


MỤC LỤC
Tóm tắt:............................................................................................................................. 2
MỤC LỤC......................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................7
1.1. Lý thuyết liên quan và hỗ trợ nghiên cứu................................................................7
1.1.1. Tổng quan về chỉ số hành tinh hạnh phúc HPI...................................................7
1.1.2. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố đã chọn đến HPI...........................7
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................................9

1.2.1. Các nghiên cứu liên quan trong & ngoài nước...................................................9
1.2.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và hạnh phúc........................... 10
1.2.3. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa trí tuệ và hạnh phúc.......................................... 10
1.2.4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc....................................... 10
1.3. Lỗ hổng nghiên cứu................................................................................................. 11
1.4. Giả thiết nghiên cứu................................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG............................................................... 13
2.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 13
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 13
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 13
2.1.3. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu........................................................... 13
2.2. Xây dựng mô hình................................................................................................... 13
2.3. Mô tả các biến.......................................................................................................... 14
2.4. Mô tả dữ liệu của mô hình...................................................................................... 17
2.4.1. Nguồn dữ liệu đã sử dụng................................................................................ 17
2.4.2. Mô tả thống kê................................................................................................. 18
2.5. Kì vọng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc dựa vào biểu đồ
tương quan (scatter plot)................................................................................................ 18
2.6. Hệ số tương quan giữa các biến.............................................................................. 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ......................23
3.1. Bảng kết quả, so sánh ước lượng và diễn giải kết quả.......................................... 23


3.1.1. Kết quả ước lượng............................................................................................ 23
3.1.2. Phân tích bảng kết quả..................................................................................... 24
3.2. Kiểm định................................................................................................................. 24
3.2.1. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển.........................24
3.2.2. Kiểm định hệ số hồi quy.................................................................................. 26
CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP......................................................... 28
4.1. Khuyến nghị về chính sách..................................................................................... 28

4.2. Kết luận.................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 30
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 32

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu..................................................................... 18
Bảng 2: Hệ số tương quan giữa các biến.......................................................................... 21
Bảng 3: Kết quả chạy mô hình......................................................................................... 23
Bảng 4: Kiếm định hệ số hồi quy..................................................................................... 27

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Biểu đồ tương quan giữa HPI và Lex.................................................................. 18
Hình 2: Biểu đồ tương quan giữa HPI và LSI.................................................................. 19
Hình 3: Biểu đồ tương quan giữa HPI và EF................................................................... 19
Hình 4: Biểu đồ tương quan giữa HPI và PPP................................................................. 20
Hình 5: Biểu đồ tương quan giữa HPI và Pop.................................................................. 21
Hình 6: Phân tích phần dư............................................................................................... 26


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 2014 đến nay Việt Nam liên tục đứng trong top 5 các nước có chỉ số hành tinh
hạnh phúc (HPI) cao nhất trên thế giới. Trong khi đó những quốc gia và khu vực như Nhật
Bản, Hồng Kông, Canada… lại có số hạng rất thấp trong bảng này. Câu hỏi được đặt ra về
độ tin cậy và thuyết phục của chỉ số hành tinh hạnh phúc. Liệu chỉ số này có thuần túy đo
sự hạnh phúc của một quốc gia? HPI được xác định bởi những yếu tố nào?
Bởi còn rất nhiều nhận thức chưa đúng về HPI dẫn đến hệ quả là những hành động sai lầm
trong hiện tại và tương lai. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm, các biến ảnh hưởng đến HPI
cũng được xác định. Vì vậy, chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết lập mô hình
nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số hành tinh hạnh phúc HPI”.


Hy vọng bài tiểu luận này sẽ phần nào giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về chỉ số
HPI. Từ đó có những giải pháp để trong tương lai Việt Nam thực sự là một quốc gia hạnh
phúc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến
chỉ số hành tinh hạnh phúc của một quốc gia.
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các
nhân tố như chỉ số hài lòng, dấu chân sinh thái, tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân
đầu người và sự bất bình đẳng trong một quốc gia đến HPI.
Ước lượng mô hình hàm hồi quy và phân tích ảnh hưởng của các biến đến HPI. Kiểm
định và khắc phục các khuyết tật của mô hình đã được ước lượng.
Những gợi ý về chính sách để Việt Nam tiếp tục duy trì chỉ số hành tinh hạnh phúc hiện
tại và hạnh phúc thực sự trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của các biến chỉ số hài lòng, dấu chân sinh thái,
tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân đầu người và dân số trong một quốc gia đến chỉ số
hành tinh hạnh phúc của quốc gia đó.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến đến chỉ số hành tinh hạnh phúc
của 140 nước trên thế giới trong bảng xếp hạng do New Economics Foundation công bố
trong năm 2016.


4. Hạn chế khó khăn khi nghiên cứu
Các yếu tố được chọn trong mô hình là những khái niệm khá mới lạ đồng thời đề tài này
khá phức tạp, chưa được quan tâm và nghiên cứu nhiều tại Việt Nam. Do đó quá trình thu
thập tài liệu gặp nhiều khó khăn: rất ít số liệu và tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt, số
liệu được tìm kiếm hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
Ngoài ra, do kiến thức chuyên ngành nói chung và kiến thức về môn kinh tế lượng nói
riêng còn hạn chế nên đề tài vẫn còn có rất nhiều sai sót. Mong quý thầy cô sẽ thông cảm

cho chúng em.
5. Lý do lựa chọn biến
Dân số: Mỗi quốc gia lại có điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu khác nhau từ đó dẫn đến
dân số cũng khác nhau, như những nơi có khí hậu khắc nghiệt thì tập trung ít dân số hơn
nơi có khí hậu thuận lợi. Hay như diện tích các quốc gia nhỏ hay lớn, chính sách dân số
của quốc gia đó và nhiều nhân tố khác tác động đến số lượng dân của quốc gia đó. Vì vậy
dân số của mỗi quốc gia là biến ngẫu nhiên.
Thu nhập bình quân đầu người: Các nước trên thế tài nguyên thiên nhiên khác nhau, có
nước thì nhiều tài nguyên như Dubai, có nước lại ít tài nguyên như Nhật Bản. Cũng có
nước phải chịu chiến tranh, thiên tai, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên thu nhập bình
quân đầu người của mỗi nước là một biến ngẫu nhiên.
Tuổi thọ trung bình: Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Gen, chi
phí khám chữa bệnh, trình độ giáo dục… Mà các quốc gia lại không giống nhau về những
điều này nên tuổi thọ trung bình là một biến ngẫu nhiên.
Dấu chân sinh thái: phụ thuộc vào diện tích đất và nước có khả năng cần thiết để cung cấp
người như: thực phẩm, gỗ, cơ sở hạ tầng… Đây cũng là một biến ngẫu
1 số nhu cầu cho
con nhiên.

Chỉ số hài lòng cuộc sống: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng điến chỉ số hài lòng cuộc
sống của một quốc gia như: y tế, giáo dục, an ninh… Mà như ta đã biết, các quốc gia có
sự khác biệt rõ ràng về các mặt này. Vậy nên đây là một biến ngẫu nhiên.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết liên quan và hỗ trợ nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về chỉ số hành tinh hạnh phúc HPI
Mặc dù việc nghiên cứu định lượng về hạnh phúc mang những hạn chế không nhỏ, song
nhiều học giả và tổ chức quốc tế cho rằng hướng nghiên cứu này không phải không có ý
nghĩa. Quá trình đo đạc, trắc nghiệm hạnh phúc luôn mở cái nhìn sâu hơn, thực tế hơn về

cuộc sống con người.
Chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index, viết tắt HPI) là chỉ số do NEF (New
Economics Foundation - một tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội có trụ sở chính tại
Vương quốc Anh) công bố vào tháng 7 năm 2006. Đây được coi là công trình nghiên cứu
định lượng hạnh phúc có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Kết quả dựa vào các số liệu
chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do chính NEF điều tra.
Báo cáo chỉ số hạnh phúc hành tập hợp và đưa ra được thực trạng hạnh phúc của 140
nước, tức là hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Một số quốc gia có hoàn
cảnh chính trị - xã hội khá đặc biệt như Iraq, Afghanistan, CH DCND Triều Tiên, Somali,
Tây Sahara, Liberia, Đảo Greenland, Serbi & Montenegro, Đông Timor... không nằm
trong bản báo cáo này.
Tuy một số học giả chưa thỏa mãn với cách thiết kế chỉ số, logic của việc quy giản khái
niệm hạnh phúc theo như NEF… Nhưng đến nay, đây vẫn được coi là công trình nghiên
cứu khá uy tín và chưa có quốc gia hay tổ chức quốc tế nào lên tiếng phản đối bản báo cáo
này.
1.1.2. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố đã chọn đến HPI
Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước đó, chỉ số hành tinh hạnh phúc ảnh
hưởng bởi các yếu tố sau: chỉ số hài lòng cuộc sống (Life Satisfaction Index), dấu chân
sinh thái (Ecological Footprint), tuổi thọ trung bình (Life Expectancy), thu nhập bình
quân đầu người (GDP/ capita), dân số (Population).
a) Chỉ số hài lòng cuộc sống
Chỉ số hài lòng cuộc sống có tiêu chí chung là vật chất đầy đủ, tinh thần thoải mái (bao
gồm cả vấn đề dân chủ, công bằng xã hội), chăm sóc về y tế, giáo dục, an ninh tốt, cũng
có nghĩa Nhà nước cần có chính sách kinh tế và an sinh xã hội hợp lý làm người dân đồng
tình. Tuy nhiên mức độ để hài lòng của mỗi người là khác nhau. Có người dù đầy đủ vật
chất vẫn chưa thỏa mãn, có người chỉ cần được đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu.
Đã có nhiều nghiên cứu và phỏng vấn về chỉ số hài lòng hạnh phúc. Chẳng hạn: 100% người
Philippines làm người giúp việc tại Hồng Kông hài lòng với cuộc sống của mình (vì thu nhập
ở Philippines chỉ được 100USD/tháng còn ở Hồng Kông tới 700USD/tháng). Song cũng
100% số người này mong muốn có cuộc sống như người giàu có ở Hồng Kông. Trong khi đó,

chỉ có 50% người giàu có tại Hồng Kông hài lòng với cuộc sống của mình.
Chỉ số hài lòng càng cao càng chứng tỏ người đó thỏa mãn với cuộc sống của mình. Từ
đó, họ càng hạnh phúc.


b) Dấu chân sinh thái
Dấu chân sinh thái nêu lên tình trạng khai thác tài nguyên phục vụ cho cuộc sống của các
quốc gia. Đây là một thuật ngữ được sử dụng vào những năm 1990. Theo đó, dấu chân
sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất
sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ
tầng, diện tích hấp thụ cacbon điôxít, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải.
Con người đang khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình. Tuy
Trái Đất có khả năng tái tạo nhưng khả năng tái tạo là có hạn. Nếu con người tiếp tục khai
thác tài nguyên vượt quá khả năng của Trái Đất như hiện nay thì hậu quả trong tương lai
là vô cùng lớn.
Một đất nước khai phá tài nguyên quá tải, sử dụng quá mức cho phép sẽ có hệ số dấu chân
sinh thái lớn. Hệ số này càng lớn, chất lượng cuộc sống của người dân nước đó càng thấp:
ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên… dẫn đến chỉ số HPI thấp.
c) Tuổi thọ trung bình
Tuổi thọ trung bình là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình: giới tính, di truyền, khí hậu, thiên tai,
giáo dục, tội phạm, chiến tranh, y tế, kinh tế…
Trong thời bình, sự khác biệt về tuổi thọ trung bình trên thế giới giữa các vùng chủ yếu do
cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo đói, dịch bệnh và sự phát triển của y tế. Ở khu vực Châu
Phi, nơi y tế kém phát triển, nạn đói hoành hành, có rất nhiều quốc gia tuổi thọ trung bình
của người dân luôn ở dưới mức 50 tuổi, thấp hơn trung bình thế giới rất nhiều. Trong khi
đó Nhật Bản, cường quốc công nghệ của thế giới, tuổi thọ trung bình của người dân là 83
tuổi. Như vậy, tuổi thọ trung bình của người dân càng cao càng góp phần chứng mình sự
phát triển, hạnh phúc của quốc gia đó.
d) Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người quy đổi theo phương pháp sức mua

tương đương
Sức mua tương đương PPP là một lý thuyết kinh tế liên kết giữa tỷ giá hối đoái với giá của
hàng hóa hay dịch vụ ở hai quốc gia bất kỳ. Sức mua tương đương cho ta biết một đơn vị tiền
tệ tại nước này có thể mua bao nhiêu bằng một đơn vị đo lường quốc tế (thường là đồng đô la
Mỹ), bởi vì hàng hóa và dịch vụ ở các nước khác nhau có giá khác nhau.
Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ
được tạo ra bên trong một quốc gia trong một năm cho trước chia theo dân số trung bình
của năm đó.
GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương là một trong những
thước đo quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trong
so sánh quốc tế, đồng thời là một căn cứ quan trọng phục vụ cho việc tính chỉ số phát triển
con người. Con số này phản ánh sự giàu nghèo, sự khác nhau trong giá cả sinh hoạt giữa
các quốc gia.


Chẳng hạn bạn có thể sống ngưỡng người nghèo ở Mỹ nhưng cùng số tiền đó tính theo đô
la Mỹ, bạn có thể sinh hoạt đầy đủ tại Việt Nam. Ví dụ: Năm 2006, GDP bình quân đầu
người của Việt Nam đạt khoảng 723,9 USD, trong khi tính theo sức mua tương đương,
con số này đạt 3.373,3 USD.
e) Dân số
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian
nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo
bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.
Số người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh nhất khi bước sang giữa thế kỷ
19 đến đầu thế kỷ 20, trong đó các nước trên thế giới đang phát triển có tốc độ gia tăng dân
số tự nhiên đến chóng mặt. Bùng nổ dân số là một trong những vấn đề toàn cầu của xã hội
hiện nay. Bùng nổ dân số là vấn nạn bởi nó mang lại tác động xấu đến kinh tế, xã hội và môi
trường. Theo mô hình tăng trưởng của Solow, ông có cái nhìn tiêu cực về ảnh hưởng của dân
số đến kinh tế. Tốc độ tăng dân số càng tăng nền kinh tế càng nhanh chóng đạt
điểm dừng, ngừng tăng trưởng. Kinh tế bị kìm hãm bởi thừa lao động, thất nghiệp và đói

nghèo; chất lượng giáo dục, dịch vụ yếu kém, tệ nạn xã hội; khai thác cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên, ô nhiễm môi trường.
Bùng nổ dân số chính là cội nguồn của mọi vấn đề, là nguyên nhân sâu xa của sự trì trệ,
đói nghèo, không hạnh phúc của một quốc gia.
Nhưng ngược lại, tỷ lệ tăng dân số cũng phần nào phản ánh sự hạnh phúc của một quốc
gia. Theo công thức tính, tỷ lệ tăng dân số lớn không chỉ thể hiện tỷ lệ sinh thô cao mà
còn nói lên tỷ lệ tử thô nhỏ. Ngày nay, khi nhận thức cộng đồng đã được nâng cao, chỉ khi
cuộc sống đầy đủ, ấm no vật chất, họ mới có ý định sinh con. Ngoài ra, tỷ lệ tử thô giảm
do vấn đề đói nghèo và bệnh tật được giải quyết nhờ sự phát triển của khoa học, các dịch
vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ này còn tính bởi tỷ lệ nhập cư và di cư. Tỷ lệ nhập cư
cao, tỷ lệ dân số tăng cũng thể hiện quốc gia đó hạnh phúc, nền kinh tế phát triển, thu hút
lao động nước ngoài.
Như vậy, dân số chắc chắn ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc. Câu hỏi được đặt ra cho mô
hình rằng chỉ số hạnh phúc nhạy cảm với tác động tiêu cực hay tác động tích cực của dân
số hơn.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan trong & ngoài nước
Tuy ở Việt Nam, việc nghiên cứu về hạnh phúc còn chưa phổ biến nhưng trên thế giới,
trước bản báo cáo của NEF đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được đưa ra.
The Science of Happiness được coi là tác phẩm xuất hiện sớm trong nghiên cứu khoa học
về hạnh phúc của một nhóm tác giả xuất bản tại London năm 1861. Năm 1909, một cuốn
khác cùng tên của Henry S. Williams xuất bản tại New York tiếp tục gây được sự chú ý.
Từ đó, các công trình, chuyên khảo, bài báo... khuynh hướng nghiên cứu khoa học về
hạnh phúc xuất hiện với tần suất lớn hơn.


Gần đây, ở phương Tây, Science of Happiness đã được coi là một ngành nghiên cứu
tương đối độc lập với đối tượng nghiên cứu là hạnh phúc.
1.2.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và hạnh phúc
Một yếu tố được các nhà quan tâm khi nghiên cứu về hạnh phúc là yếu tố di truyền. Về

mặt sinh học, những người bình thường (trừ trường hợp những người quá dị biệt mà ngay
khi sinh ra đã bị coi là bất hạnh) đều xuất phát từ một mặt bằng chung, từ một điểm xuất
phát giống nhau để đi tới hạnh phúc, hay ngược lại, ngay từ khi sinh ra, mỗi cá nhân đã
được yếu tố di truyền định sẵn cho một vạch xuất phát riêng để từ đó họ đi tới hạnh phúc.
David Lykken, nhà di truyền học hành vi, Giáo sư tâm lý học của Đại học Minnesota,
Minneapolis cho rằng 44 - 55% cảm giác hài lòng của con người thường được quyết định
bởi "điểm chuẩn hạnh phúc" vốn có do đến di truyền chi phối. Trong khi đó mức thu
nhập, tình trạng hôn nhân, lòng tin tôn giáo hay nền tảng giáo dục... tức là những nhân tố
ngoài di truyền lại chỉ ảnh hưởng với một tỷ lệ không lớn so với những nhân tố di truyền.
Nhưng Michael Cunningham, giáo sư Đại học Louisville, Kentucky đã chứng minh rằng,
nhiều người có điểm chuẩn hạnh phúc thấp và rất thấp, nhưng trong hoạt động xã hội vẫn
có thể đạt tới một nấc thang hạnh phúc cao hơn.
Các nghiên cứu kể trên đã góp phần không nhỏ vào công trình nghiên cứu về hạnh phúc –
một khái niệm vô cùng trừu tượng. Tuy nhiên, trong bản thân mỗi nghiên cứu lại tồn tại
những luồng ý kiến trái ngược nhau, thiếu luận cứ, bằng chứng xác thực. Các nghiên cứu
trên đều mang tính chất phiến diện, chủ quan và chưa tổng quát vấn đề.
1.2.3. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa trí tuệ và hạnh phúc
Trong nghiên cứu của Ectward Diener, ông kết luận: “Thông minh chẳng có ảnh hưởng gì
đến hạnh phúc cả.” Diener giải thích rằng, người thông minh thường tự tin, nuôi những
ước vọng cao và đặt cho bản thân những mục tiêu vô cùng lớn. Bởi vậy, họ sẽ khó thỏa
mãn với những gì không phải thành quả cao nhất mà họ mong đợi. Trong khi đó, người
bình thường mơ ước thành đạt được như họ. Nhưng với người thông minh, thành đạt như
thế có thể vẫn là quá ít, và đó là nguyên nhân khiến họ ít thấy mình hạnh phúc.
1.2.4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc
Nhà xã hội học Glenn Firebaugh, Đại học Harvard (Mỹ) đã bỏ công nghiên cứu vấn đề và
rút ra kết luận: “Tiền bạc có tạo ra hạnh phúc, tuy nhiên, với một điều kiện là người làm
ra tiền bạc phải cảm thấy họ kiếm được nhiều tiền hơn những người quanh họ.”
Nghiên cứu của Edward Diener, nhà tâm lý học Đại học lninois (Mỹ) cũng cho kết quả
tương tự: “Sẽ là không đúng nếu nói tiền bạc không liên quan tới hạnh phúc, mối quan hệ
giữa chúng rất phức tạp song tỉ lệ hài lòng với cuộc sống của người giàu thường cao hơn

nhiều so với người nghèo”.
Chuyên gia kinh tế Andrew Oswald của Đại học Warwick (Anh) cũng đồng ý với Edward
Diener khi nghiên cứu một nhóm người trúng xổ số từ 2.000 đến 250.000 USD. Kết quả chỉ
ra là mức độ hài lòng với cuộc sống của nhóm người này tăng so với hai năm trước khi


họ trúng số. Đồng thời, mức độ hài lòng tăng tỷ lệ thuận với mức thưởng: trúng thưởng
càng lớn người trúng thưởng càng hài lòng hơn với cuộc sống.
Tuy nhiên, Daniel Kahneman, người nhận giải Nobel kinh tế năm 2002 lại thu được kết
quả khác khi nghiên cứu thu nhập của các hộ gia đình. Nghiên cứu của xác nhận hạnh
phúc ở những gia đình có thu nhập trên 90.000 USD cao gấp đôi những gia đình có thu
nhập dưới 20.000 USD. Nhưng số liệu lại cho thấy hầu như không có sự khác biệt nào về
hạnh phúc giữa nhóm gia đình có thu nhập trên 90.000 USD với nhóm có thu nhập từ
50.000 đến 90.000 USD. Ông kết luận: “Quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc rất mờ
nhạt và không phải ngẫu nhiên mà các tư tưởng gia thường khuyên con người không nên
lấy tiền bạc làm thước đo hạnh phúc.”
1.3. Lỗ hổng nghiên cứu
Không chỉ đến bây giờ, bảng xếp hạng HPI của NEF mới xếp Việt Nam vào top các nước
hạnh phúc nhất thế giới. Năm 2012, tổ chức này đã xếp Việt Nam hạng thứ hai, chỉ sau
Costa Rica trong danh sách 151 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Thứ hạng này
có được nhờ sự hài lòng của người dân với cuộc sống, tuổi thọ bình quân cao, tiêu thụ tài
nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường.
Tuy nhiên, người Việt Nam có thực sự hạnh phúc như bảng xếp hạng HPI? TS Nguyễn
Hồi Loan, ĐHQG Hà Nội, cho rằng nếu Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về hạnh phúc
thì đó đúng là giấc mơ nhưng thực tế thì không phải như vậy. “Đối chiếu với một đất nước
mà nỗi lo lắng luôn lơ lửng khắp nơi thì tôi cho là bảng đánh giá ấy hoàn toàn không
chính xác. Ở đất nước mà ra đường luôn cảm thấy bất ổn, nghi kỵ lẫn nhau, cán bộ thì
nhiều người lời nói không đi đôi với việc làm, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông tràn
lan, tội phạm phức tạp… thì làm sao hạnh phúc được?” - TS Loan băn khoăn.
Tháng 3-2016, Liên Hiệp Quốc cũng đã công bố một bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc,

trong đó Việt Nam đứng thứ 96. Đánh giá về 2 bảng xếp hạng được công bố cách nhau
không lâu, TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)
cho biết ngay cả ở hạng 96, bà vẫn thấy thứ hạng này được ưu ái. “Có thể họ lấy các chỉ số
khác bù vào, như một đất nước có hệ thống luật pháp khá hoàn chỉnh, có luật bình đẳng
giới…; chứ xét về tiêu chí theo cuộc sống hằng ngày, những vấn đề dịch vụ xã
hội cơ bản, mức độ an toàn trong cuộc sống… thì theo tôi, chúng ta chưa đạt đến thứ hạng
này” - TS Hồng phân tích.
Cùng chung quan điểm này, TS Nguyễn Hồi Loan bày tỏ sự nghi ngờ ngay cả khi Việt
Nam xếp hạng 96 về hạnh phúc. Theo ông, với mọi bảng xếp hạng, quan trọng là tiêu chí
đánh giá như thế nào. Với HPI, quá trình điều tra của NEF quá rộng, tiêu chí lại không cụ
thể, trong khi người Việt dân trí ở một chừng mực nhất định, cách hiểu cũng lại khác nhau
nên cảm nhận ở mức độ nhất định, vì thế đưa ra kết quả như đã thấy.
“Điều tra xã hội học thì bảng câu hỏi phải hết sức cụ thể chứ nếu chung chung thì không
giải quyết được vấn đề. Song hành với điều tra trên diện rộng thì người ta phải thảo luận


nhóm, phỏng vấn sâu ở các nhóm xã hội khác nhau: nông dân, lao động tự do, bốc vác,
phụ nữ, nam giới, người giàu, người nghèo, già, trẻ… Tôi nghi ngờ những kết quả điều tra
trên phạm vi rộng, đôi khi là người được thuê đi điều tra không trung thực, họ tự đánh
giá…” - TS Loan thẳng thắn.
Nhìn lại những vấn đề sát sườn nhất của người Việt Nam thì khó ai có thể nói rằng chúng
ta đang hạnh phúc nhất thế giới. An toàn thực phẩm, môi trường xã hội, môi trường tự
nhiên với những vấn đề như cá chết, thiên tai, hạn hán ở Tây Nguyên, nước biển xâm thực
ở miền Tây, biến đổi khí hậu… khiến nhiều gia đình lo lắng. Đó là chưa kể các dịch vụ y
tế, giáo dục…, những vấn đề sát sườn nhất của người dân đều đang ở tình trạng báo động.
Chúng ta không bằng lòng với hạnh phúc như vậy.
Có thể các kết quả xếp hạng hạnh phúc là không chính xác, phiến diện nhưng nó cần thiết
để chúng ta lấy đó soi rọi thực tiễn, để từ đó xây dựng chính sách, cải thiện môi trường
sống tốt hơn, bền vững hơn.
1.4. Giả thiết nghiên cứu

Phương pháp được sử dụng trong đề tài là bình phương nhỏ nhất (OLS). Vì vậy, ta có các
giả định:
(1)

Quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là tuyến tính

(2)

Các sai số ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0: E(ui) = 0

(3)

Các sai số ngẫu nhiên có phương sai không đổi: Var(ui) = σ2 = const

(4)

Không có sự tương quan giữa các sai số: Cov(ui,uj) = 0, i ≠ j

(5)

Không có sự tương quan giữa ui và Xi: Cov(ui, Xi) = 0

(6)

Các sai số ui có phân phối chuẩn


CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chéo, thể hiện thông tin về
một hay nhiều yếu tố được thu thập tại cùng một thời điểm ở các quốc gia, vùng lãnh thổ
khác nhau. Số liệu được thu thập qua các trang thông tin trên mạng.
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel và R để xử lý sơ lược số liệu và tính ma trận tương quan giữa
các biến.
2.1.3. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm R hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông
thường (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến.
2.2. Xây dựng mô hình
a) Mô hình hồi quy tổng quát:
Mô hình hồi quy tổng thể mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc HPI vào các biến độc
lập Lex, LS, EF, PPP, Pop có dạng:
=0+1× +2× +3× +4× +5× + b) Mô hình hồi quy mẫu:
̂

=0 +1 ×

̂

̂

+2 ×

̂

+3 ×

̂


+4 ×

̂

+5 ×

+ ̂

Trong đó:
 Biến phụ thuộc:
 Biến độc lập:
Lex: Tuổi thọ trung bình – Life expectancy
LSI: Chỉ số hài lòng cuộc sống – Life Satisfaction Index
EF: Dấu chân sinh thái – Ecological footprint
PPP: Tổng sản phẩm quốc nội (theo sức mua tương đương) bình quân đầu
người – GDP (PPP) per capita
Pop: Dân số – Population
Với sai số ngẫu nhiên và phần dư ̂ thể hiện các yếu tố khác có ảnh hưởng tới Chỉ số hành tinh hạnh phúc nhưng không được thể hiện trong mô hình.


2.3. Mô tả các biến
a) Chỉ số hành tinh hạnh
phúc - Kí hiệu: HPI
- Ý nghĩa: Chỉ số hạnh phúc hành tinh nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cảm giác thoải
mái và các hành vi tác động đến môi trường. Hạnh phúc của mỗi quốc gia/cộng đồng là số
năm trong vốn tuổi thọ mà con người cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình nếu điều
này phù hợp với điều kiện tài nguyên tự nhiên được phép tiêu dung.
- Cách đo: Thang HPI được thiết kế từ 0 - 100. Theo NEF, thang lý tưởng (Reasonable
Ideal) trong điều kiện hiện nay là 83,5; trong đó, chỉ số hài lòng với cuộc sống là 8,2; chỉ
số tuổi thọ là 82,0 và chỉ số môi sinh là 1,5.

- Phương thức thu thập số liệu:
 Mức độ hài lòng với cuộc sống: Mức độ được sống hạnh phúc của con người ở
mỗi quốc gia.
 Tuổi thọ: Tuổi thọ bình quân thực tế mà mỗi quốc gia đạt được; không phải tất cả
mà chỉ một phần trong đó là những năm sống hạnh phúc (Happy life years).
 Môi sinh: dấu vết của toàn bộ hệ sinh thái xung quanh con người, không chỉ môi
trường - Con người tiêu dùng tài nguyên tự nhiên đến mức nào, có vượt quá mức
độ cho phép mà tự nhiên đã “ban” cho con người tại mỗi quốc gia hay không, có
làm tổn hại đến hệ sinh thái mà trong đó con người chỉ là một thực thể sinh học
hay không).
b) Tuổi thọ trung
bình - Kí hiệu: Lex
- Ý nghĩa: Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng sống là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời
ở một độ tuổi nhất định. Đó là số trung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người
ở độ tuổi nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể. Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu
chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho
nam và nữ.
- Cách đo: E =
E là tuổi thọ trung bình tính năm x.
T là tổng số năm sống sau độ tuổi x.
L là số năm mà tổng số quần thể 100.000 trẻ em sống cho đến năm x.
x là tuổi khởi đầu.


- Phương thức thu thập số liệu:
 Tổng điều tra dân số và nhà ở;
 Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
 Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Chỉ số này được công bố theo năm do Tổng cục Thống kê và Cục thống kê phụ trách.
c) Chỉ số hài lòng cuộc

sống - Kí hiệu: LSI
- Ý nghĩa: Chỉ số hài lòng với cuộc sống được tạo ra bởi Adrian G. White, một nhà tâm
lý học xã hội phân tích tại Đại học Leicester, sử dụng dữ liệu từ một di căn. Đó là một nỗ
lực để thể hiện sự hài lòng cuộc sống ở các quốc gia khác nhau. Chỉ số này không chỉ dựa
trên việc hỏi trực tiếp "cảm giác của mọi người" mà còn dựa trên sự phát triển kinh tế và
xã hội của nó. Nó sử dụng cùng với dữ liệu từ UNESCO về việc tiếp cận đến trường, từ
WHO về tuổi thọ và từ CIA về GDP bình quân đầu người để thực hiện phân tích mới với
dữ liệu này để đưa ra một kết quả mới và độc đáo.
- Cách đo: Có hai cách cho điểm LSI:
Cách 1: Điểm số đồng ý/không đồng ý hai điểm được xếp hạng 0 cho một phản hồi cho
thấy sự không hài lòng và 1 cho sự hài lòng.
Cách 2: Hệ thống tính điểm ba điểm, đánh giá phản hồi hài lòng là 2, phản hồi không
chắc chắn là 1 và phản hồi không thỏa mãn là 0 cho thấy rất ít lợi thế so với phương pháp
hai điểm.
- Phương thức thu thập số liệu: Chỉ số hài lòng cuộc sống đã được sử dụng rộng rãi và
các thuộc tính tâm lý của nó cạnh tranh với các chỉ số tốt nhất trong số các chỉ số so sánh.
Mặc dù những điểm mạnh này đã có những lời chỉ trích liên quan đến cấu trúc và giải
thích của nó.
d) Dấu chân sinh
thái - Kí hiệu: EF
Ý nghĩa: Dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả
năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt
xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ cacbon điôxít, khả năng chứa đựng và đồng hóa
chất thải. “Dấu chân sinh thái” được sử dụng như một công cụ để so sánh Nhu cầu của
con người với Sức tải sinh học – khả năng tái tạo tài nguyên và hấp thu chất thải của Trái
đất, bằng cách chuyển đổi các diện tích có khả năng cung cấp năng suất sinh học sang đơn
vị chuẩn hecta toàn cầu (gha).
-



- Cách đo:= ×
L: Lượng tiêu thụ (tấn/năm)
S: Sản lượng trung bình toàn cầu (tấn/ha/năm)
H: Hệ số cân bằng (gha/ha)
- Phương thức thu thập số liệu: Nhu cầu tiêu thụ của mô hình sống được thể hiện qua
chỉ số Ecological Footprint of Consumption là tổng hợp của 5 thông số:
 Dấu chân diện tích canh tác (Cropland): được sử dụng để phát triển mùa màng.
Đây là loại diện tích cho năng suất sinh học cao nhất. Dấu chân diện tích canh tác
tính cho một cá nhân là diện tích cần thiết để tạo ra toàn bộ sản phẩm mùa màng
mà cá nhân đó tiêu thụ.
 Dấu chân diện tích đồng cỏ chăn nuôi, trồng trọt (Grazing land): diện tích đủ để
cung cấp thịt, các sản phẩm bơ sữa, da và lông, nhưng các vật nuôi này không tiêu
thụ các sản phẩm nông nghiệp mà cư trú lâu dài trên các đồng cỏ.
 Dấu chân diện tích rừng (Forest land): diện tích cần thiết để tạo ra các sản phẩm gỗ
mà người đó tiêu thụ. Nó bao gồm gỗ củi, than củi, gỗ nguyên liệu (kể cả dạng gỗ
xẻ, gỗ ván, và vật liệu cách nhiệt), giấy và bìa các tông.
 Dấu chân diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (Fishing ground): diện tích cần
thiết để tạo ra được các sản phẩm cá và thủy hải sản khác mà người đó tiêu thụ.
Diện tích này cung cấp toàn bộ lượng cá, giáp xác, thân mềm, cũng như các sản
phẩm thịt cá làm thức ăn cho động vật.
 Dấu chân diện tích xây dựng (Built-up land): Dấu chân đất xây dựng tính cho một
cá nhân cụ thể là diện tích cần để cá nhân đó xây dựng nhà ở, khu vui chơi, công
sở… cần thiết phục vụ đời sống.
e) Sức mua tương đương
- Kí hiệu: PPP
- Ý nghĩa: Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của
hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa
khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra
sao, rồi từ đó so sánh lượng hai đơn vị tiền tệ. Việc so sánh sự giàu mạnh của quốc gia
cũng thường được thực hiện dựa trên cơ sở GDP quốc gia, nó không phản ánh những sự

khác biệt trong giá cả sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau.
- Cách đo: =
1

2

P1: Giá hàng hóa X ở nước thứ nhất
P2: Giá hàng hóa X ở nước thứ hai.


- Phương thức thu thập số liệu: Một tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức
mua của hai loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất định. Loại
tỉ giá hối đoái đặc biệt này thường được sử dụng để so sánh chất lượng cuộc sống của
người dân tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa các đồng
tiền sẽ cho kết quả khả quan hơn là chỉ đơn thuần so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của các quốc gia sử dụng các đồng tiền đó. Tuy nhiên việc điều chỉnh tỉ giá hối đoái cũng
gây nhiều tranh cãi vì việc tạo một giỏ hàng hoá để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc
gia là vô cùng khó khăn.
f) Dân số
- Kí hiệu: Pop
- Ý nghĩa: Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một
không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội,
thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số. Chiến lược dân
số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề
hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người.
- Cách đo: Dân số được thống kê theo từng năm bởi Tổng cục thống kê.
- Phương thức thu thập số liệu: Nhân khẩu học nghiên cứu về mật độ dân số. 3 trọng tâm
chính của nó là phương thức sinh sản, sự tử vong và nhập cư, mặc dù các lĩnh vực như sự
thay đổi của gia đình, (kết hôn và li dị), sức khỏe cộng đồng, việc làm và lực lượng lao động

cũng được nghiên cứu. Có rất nhiều khía cạnh khác nhau trong hành vi của con người trong
lĩnh vực dân số được nghiên cứu như trong xã hội học, kinh tế học và địa lý. Các nghiên cứu
về dân số hầu hết thường theo những quy luật của xác suất, và sự kết luận của các nghiên cứu
này do đó có thể không thể sử dụng cho một vài các cá thể riêng biệt.
2.4. Mô tả dữ liệu của mô hình
2.4.1. Nguồn dữ liệu đã sử dụng
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến đến chỉ số hành tinh hạnh phúc của 140 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới trong bảng xếp hạng do NEF công bố trong năm 2016.
Bảng dữ liệu được tổng hợp thuộc bảng Phụ lục. Dữ liệu của nghiên cứu, tất cả gồm có 6
biến (1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập) được thu thập trên 140 quốc gia, vùng lãnh thổ
tại các địa chỉ sau:
 World Bank Group: Thu nhập bình quân đầu người PPP.
 Happy Planet Index: Dấu chân sinh thái EF, Tuổi thọ trung bình Lex, Chỉ số hài
lòng cuộc sống LSI và chỉ số hành tinh hạnh phúc HPI.
 Population Reference Bureau PRB: Dân số Pop.


2.4.2. Mô tả thống kê
HPI
140

Lex
140

LSI
140

EF
140


PPP
140

Pop
140

Giá trị kì vọng
Mean

26.41

70.93

5.408

3.258

13,911.1

48.0083

Giá trị nhỏ nhất
Min

12.78

48.91

2.867


0.610

244.2

0.2475

Vị trí 25%

21.21

65.04

4.575

1.425

1628.1

4.2482

Trung vị
Med

26.29

73.50

5.250

2.680


5691.1

10.6462

Vị trí 75%

31.54

77.02

6.225

4.482

15159.1

33.4260

Giá trị lớn nhất
Max

44.71

83.57

7.800

15.820


105447.1

1350.6950

Số quan sát
n

Bảng 1: Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu
2.5. Kì vọng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc dựa vào biểu đồ
tương quan (scatter plot)
a) HPI và Lex

Hình 1: Biểu đồ tương quan giữa HPI và Lex
Từ hình 1, nhận thấy đường biểu diễn hồi quy tuyến tính có dạng dốc lên từ trái qua phải,
có thể dự đoán giữa Lex và HPI có ảnh hưởng cùng chiều (Khi Tuổi thọ trung bình tăng
thì Chỉ số hành tinh hạnh phúc tăng – phù hợp với lý thuyết).
Các điểm biểu diễn quan sát trải dài theo đường hồi quy, có thể cho rằng hai biến có ảnh
hưởng đến nhau, biến Lex có thể có ý nghĩa thống kê trong mô hình này.


b) HPI và LSI

Hình 2: Biểu đồ tương quan giữa HPI và LSI
Từ hình 2, nhận thấy đường biểu diễn hồi quy tuyến tính có dạng dốc lên từ trái qua phải,
có thể dự đoán giữa LSI và HPI có ảnh hưởng cùng chiều (Khi Chỉ số hài lòng cuộc sống
tăng thì Chỉ số hành tinh hạnh phúc tăng – phù hợp với lý thuyết).
Các điểm biểu diễn quan sát trải dài theo đường hồi quy, có thể cho rằng hai biến có ảnh
hưởng đến nhau, biến LSI có thể có ý nghĩa thống kê trong mô hình này.
c) HPI và EF


Hình 3: Biểu đồ tương quan giữa HPI và EF


Từ hình 3, nhận thấy đường biểu diễn hồi quy tuyến tính có dạng dốc xuống từ trái qua
phải, có thể dự đoán giữa EF và HPI có ảnh hưởng ngược chiều (Khi Dấu chân sinh thái
tăng thì Chỉ số hành tinh hạnh phúc giảm – phù hợp với lý thuyết).
Nhìn chung, phần lớn các điểm biểu diễn quan sát trải dài theo đường hồi quy, có thể cho
rằng hai biến có ảnh hưởng đến nhau, biến EF có thể có ý nghĩa thống kê trong mô hình
này.
d) HPI và PPP

Hình 4: Biểu đồ tương quan giữa HPI và PPP
Từ hình 4, nhận thấy đường biểu diễn hồi quy tuyến tính có dạng dốc lên từ trái qua phải,
có thể dự đoán giữa PPP và HPI có ảnh hưởng cùng chiều (Khi Tổng sản phẩm quốc nội
quy đổi theo sức mua bình quân đầu người tăng thì Chỉ số hành tinh hạnh phúc tăng – phù
hợp với lý thuyết).
Một phần đáng kể các điểm quan sát nằm tại vị trí có hoành độ thấp song tung độ của
chúng vẫn có giá trị từ thấp đến cao, các điểm quan sát còn lại phân tán rời rạc trên hệ
trục tọa độ. Vì thế, chưa thể cho rằng hai biến PPP và HPI có ảnh hưởng đến nhau.


e) HPI và Pop

Hình 5: Biểu đồ tương quan giữa HPI và Pop
Từ hình 5, nhận thấy đường biểu diễn hồi quy tuyến tính có dạng dốc lên từ trái qua phải,
có thể dự đoán giữa Pop và HPI có ảnh hưởng cùng chiều (Khi Dân số tăng thì Chỉ số
hành tinh hạnh phúc tăng – phù hợp với lý thuyết).
Phần lớn các điểm quan sát nằm tại vị trí có hoành độ thấp song tung độ của chúng vẫn có
giá trị từ thấp đến cao, một phần rất nhỏ các điểm quan sát còn lại phân tán rời rạc trên hệ
trục tọa độ. Vì thế, có thể cho rằng hai biến Pop và HPI không có ảnh hưởng đến nhau,

biến Pop có thể không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này.

Pop

2.6. Hệ số tương quan giữa các biến
HPI
Lex
LSI
EF
PPP
Pop
HPI 1
Lex 0.5407609 1
LSI 0.5093868 0.6842616 1
EF -0.1313492 0.6218059 0.66843768
1
PPP 0.1142272 0.62087806 0.71072837 0.79638018 1
0.06635346 0.01285701 -0.02345861 -0.05775958 -0.05102735 1 Bảng
2: Hệ số tương quan giữa các biến


Từ bảng 2, ta có:
P(HPI, Lex)= 0.5407609
 Sự tương quan khá cao.
 Hệ số tương quan dương cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa Tuổi thọ trung bình
và Chỉ số hành tinh hạnh phúc – phù hợp với lý thuyết kinh tế.
P(HPI, LSI)= 0.5093868
 Sự tương quan khá cao.
 Hệ số tương quan dương cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa Chỉ số hài lòng
cuộc sống và Chỉ số hành tinh hạnh phúc – phù hợp với lý thuyết kinh tế.

P(HPI, EF)= -0.1313492
 Sự tương quan khá thấp.
 Hệ số tương quan âm cho thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa Dấu chân sinh thái và
Chỉ số hành tinh hạnh phúc – phù hợp với lý thuyết kinh tế.
P(HPI, PPP)= 0.1142272
 Sự tương quan khá thấp.
 Hệ số tương quan dương cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa Tổng sản phẩm
quốc nội quy đổi theo sức mua bình quân đầu người và Chỉ số hành tinh hạnh phúc
– phù hợp với lý thuyết kinh tế.
P(HPI, Pop)= 0.06635346
 Sự tương quan khá thấp.
 Hệ số tương quan dương cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa Dân số và Chỉ số
hành tinh hạnh phúc – phù hợp với lý thuyết kinh tế.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
3.1. Bảng kết quả, so sánh ước lượng và diễn giải kết quả
3.1.1. Kết quả ước lượng

Residuals:
Min

1Q

Med

3Q

Max


-4.8864

-1.5359

-0.5114

0.7951

15.5141

Estimate

Std. Error

t value

Pr(>|t|)

(Intercept)

-29.15

2.119

-13.759

<2e-16

***


Lex

0.5747

0.03456

16.629

<2e-16

***

LSI

4.753

0.2907

16.348

<2e-16

***

EF

-3.352

0.1573


-21.316

<2e-16

***

PPP

-5.538e-07

1.914e-05

-0.029

0.977

Pop

0.0006407

0.001312

0.488

0.626

Signif. Codes: 0 ‘ *** ’ 0.001 ‘ ** ’

0.01 ‘*’


Coefficients:

--0.05 ‘ . ’ 0.1

Residual standard error: 2.461 on 134 degrees of freedom
Multiple R-squared: 0.891,

Adjusted R-squared: 0.8869

F-statistic: 219 on 5 and 134 DF,

p-value: < 2.2e-16

Bảng 3: Kết quả chạy mô hình

‘ ’1


3.1.2. Phân tích bảng ết quả
k Từ bảng kết quả trên, có phương trình của mô hình hồi quy mẫu:
ta
= −29.15 + 0.5747 ×

−5.538 × 10−7 ×

+ 4.753 ×

− 3.352 ×

+ 0.0006407 ×


+ ̂

Hệ số xác định R2 = 0.891 cho thấy mô hình giải thích được 89.1% sự biến động của
Chỉ số hành tinh hạnh phúc. Các biến Lex, LSI, EF có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa
1%. Các biến PPP và Pop không có ý nghĩa thống kê. Do R 2 ≠ 0 và p-value của mô
hình là < 2.2e-16 nhỏ hơn 1% nên mô hình là phù hợp.
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
̂

= -29.15: Khi giá trị của các biến độc lập bằng không, Chỉ số hành tinh hạnh phúc trung

0

bình là -29.15
̂

= 0.5747: Khi Tuổi thọ trung bình tăng 1 năm và các yếu tố khác không đổi, Chỉ số hành

1

tinh hạnh phúc trung bình tăng 0.5747 đơn vị (phù hợp với lý thuyết)
̂

= 4.753: Khi Chỉ số hài lòng cuộc sống tăng 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi, Chỉ

2

số hành tinh hạnh phúc tăng 4.753 đơn vị (phù hợp với lý thuyết)
̂


= -3.352: Khi Dấu chân sinh thái tăng 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi, Chỉ số

3

hành tinh hạnh phúc giảm -3.352 (phù hợp với lý thuyết)
̂

= -5.538×10 -7: Khi Sức mua tương đương bình quân đầu người tăng 1 USD, Chỉ số hành

4

tinh hạnh phúc giảm 5.538×10-7 đơn vị (không phù hợp với lý thuyết)
̂

= 0.0006407: Khi Dân số tăng 1 triệu người, Chỉ số hành tinh hạnh phúc tăng 0.0006407

5

đơn vị (phù hợp với lý thuyết)
3.2. Kiểm định
3.2.1. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển
- Tuyến tính theo tham số:
=0+1× +2× +3× +4× +5× + => Thỏa mãn tuyến tính theo tham số

- Mẫu ngẫu nhiên:


Dân số: Có nhiều các nhân tốt ảnh hưởng đến dân số một quốc gia như: Kinh tế, diện
tích, điều kiên tự nhiên, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, giáo dục, …Ở quốc gia có

diện tích lớn, nên kinh tế phát triển thì dân số thường đông, còn với quốc gia có diện
tích nhỏ hơn thì dân số thường sẽ ít hơn. Trình độ giáo dục và phong tục tập










quán cũng ảnh hưởng đến dân số, như ở châu Phi, tỉ lệ sinh luôn cao hơn các nơi
khác. Vì vậy dân số của mỗi quốc gia là biến ngẫu nhiên.
Thu nhập bình quân đầu người: Các nước trên thế luôn có tổng sản phẩm quốc
nội trên người là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiêu dùng
của hộ gia đình, đầu tư trong nước của các doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ và
giá trị xuất nhập khẩu. Mà nền kinh tế, dân số, chính sách của mỗi nước có sự khác
biệt nên GDP/người là một biến ngẫu nhiên.
Tuổi thọ trung bình: Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Gen,
chi phí khám chữa bệnh, trình độ giáo dục, tai nạn giao thông, chế độ ăn uống, giới
tính, chiến tranh, trình độ khoa học kĩ thuật … Ở những nước có chi tiêu cho khám
chữa bệnh cao thì tuổi thọ trung bình thường cao hơn các nước có chi tiêu thấp cho
khám chữa bệnh, và tuổi thọ trung bình của nam giới thường thấp hơn nữ giới.
Dấu chân sinh thái: phụ thuộc vào diện tích đất và nước có khả năng cần thiết để
cung cấp 1 số nhu cầu cho con người như: thực phẩm, gỗ, cơ sở hạ tầng, … Ở mỗi
nước thì mức độ khai thác đất, nước và xây dựng cơ sở hạ tầng không giống nhau.
Điều này bên cạnh việc phụ thuộc vào yếu tố địa lý còn do các quy định, chính
sách khác nhau của mỗi nước quy định.
Chỉ số hài lòng cuộc sống: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số hài lòng

cuộc sống của một quốc gia như: y tế, giáo dục, an ninh, mức thu nhập, áp lực cuộc
sống … Ở các quốc gia có y tế phát triển hơn, sức khỏe người dân sẽ được bảo vệ
tốt hơn, nền an ninh, giáo dục tốt hơn, mức thu nhập và áp lực công việc vừa đủ thì
người dân sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Không có đa cộng tuyến hoàn hảo: từ bảng 2 ta không thấy hai biến độc lập nào có hệ số
tương quan bằng 1 hoặc -1. Như vậy, mô hình không có đa cộng tuyến hoàn hảo.
-


×