Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận kinh tế lượng vai trò của nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.14 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 1

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1990-2017

THÀNH VIÊN:
1. NGUYỄN THỊ KIM ANH 1714420003
2. HOÀNG THỊ XIÊM
1714410240
Lớp tín chỉ: KTE218(2-1819).1_LT
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Trang 1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................3
CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH

TẾ CỦA VIỆT NAM...................................................................................................................5
1.1

Lý thuyết chung về nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế........................................5



1.1.1

Nguồn nhân lực.....................................................................................................5

1.1.2

Tăng trưởng kinh tế...............................................................................................6

1.2

Các nghiên cứu có liên quan:........................................................................................7

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY GIẢI THÍCH TÁC ĐỘNG ẢNH

HƯỞNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.............8
2.1

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................8

2.2

Xây dựng mô hình hồi quy............................................................................................8

2.3

Mô tả số liệu..................................................................................................................9


2.3.1

Nguồn số liệu.........................................................................................................9

2.3.2

Mô tả thống kê số liệu:..........................................................................................9

2.3.3

Ma trận tương quan giữa các biến:....................................................................12

CHƯƠNG 3
3.1

ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ.........13

Ước lượng mô hình.....................................................................................................13

3.1.1

Mô hình hồi quy mẫu thu được:..........................................................................14

3.1.2

Độ phù hợp của hàm hồi quy:.............................................................................14

3.1.3

Ý nghĩa các hệ số hồi quy và giải thích:..............................................................14


3.2

Kiểm định giả thuyết...................................................................................................15

3.2.1

Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy...................................................................15

3.2.2

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.............................................................16

3.3

Giải pháp:....................................................................................................................16

Trang 2


Trang 3


LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có động lực thúc đẩy. Phát triển kinh
tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực như: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực
(nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên,...),
tài lực (bao gồm nguồn lực tài chính, tiền tệ,…). Trong đó, nguồn nhân lực được xem
như yếu tố nội sinh, quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Trong hai thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đang có những bước

chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế dựa và tài nguyên sang nền kinh tế tri thức, sự tác
động của nguồn nhân lực đến sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng trở nên to lớn,
mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong
những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mọi
quốc gia.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tiếp cận
dần đến nền kinh tế tri thức, do đó nền kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Sự
chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh
tế tri thức đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực đủ khả năng, đủ trình độ để đáp
ứng những yêu cầu khách quan của nó.
Từ những lý do trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Vai trò của nguồn nhân
lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2017”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguồn nhân lực
bao gồm các yếu tố như là tăng trưởng lao động, tuổi thọ trung bình,…đến tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Với việc lấy mẫu thống kê về các số liệu về tăng trưởng kinh tế
và nguồn lao động của nước ta trong giai đoạn 1990 đến 2017, nhóm chúng em hi vọng
sẽ đưa ra được các nhận định khách quan nhất về vai trò quan trọng của nguồn nhân
lực đối với tăng trưởng kinh tế, các hạn chế của nguồn nhân lực và kiến nghị một số
giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt
Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
Có 2 hướng nghiên cứu đề tài : định lượng và định tính. Trong nghiên cứu này,
chúng em sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng phần mềm Stata để
Trang 4


xử lý số liệu. Trong đó phương pháp ước lượng được chúng em sử dụng để phân tích
vấn đề là Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS.
Nội dung và cấu trúc của tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Chương II: Xây dựng mô hình hồi quy giải thích tác động ảnh hưởng của nguồn

nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chương III: Ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê.Từ đó đưa ra
các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Việt Nam.
Chúng em cảm ơn ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em
hoàn thành tiểu luận này.

Trang 5


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN

LỰC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
1.1

Lý thuyết chung về nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế

1.1.1

Nguồn nhân lực

a.

Khái niệm

Thuật ngữ “nguồn nhân lực” (human resources) xuất hiện vào thập niên 80 của
thế kỷ XX khi có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong
kinh tế lao động.

Theo Liên Hợp Quốc định nghĩa: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến
thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng
của con người.
Theo góc độ của Kinh tế chính trị cho thấy: Nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực
và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết
tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được
vận dụng để tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương
lai của đất nước.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau song nhìn chung nguồn nhân lực là tổng thể
các tiềm năng, năng lực, khả năng của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng và toàn xã hội
đã tạo ra sự phát triển cho xã hội được thể hiện qua các yếu tố như giáo dục, chuyên
môn, kỹ năng lao động, mức sống, sức khỏe, tư tưởng tình cảm. Trong các yếu tố đó thì
hai nhân tố quan trọng và bao quát nhất là giáo dục và sức khỏe.
Sức khỏe là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế, một trong những chìa
khóa đối với yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế cả ở cấp vi mô và vĩ mô. Điều này
cũng xuất phát từ các nghiên cứu của Blomm & Canning (2003), Grossman (1972) cho
rằng sức khỏe là một thành phần trực tiếp của đời sống con người và là một hình thức
làm tăng sự phát triển cá nhân cũng như phát triển xã hội.
Theo lập luận của Shultz (1992) cho rằng chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố
quyết định tới năng suất lao động và cũng nhấn mạnh vào giá trị của sự đầu tư giáo dục
Trang 6


và y tế. Bên cạnh yếu tố về sức khỏe, thì giáo dục cũng đã được nhắc tới trong việc
đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Các nghiên cứu của Shultz (1961), Denis (1962)
đã chỉ ra rằng nền kinh tế phụ thuộc vào giáo dục.
Từ giữa thế kỷ XX, các nhà khoa học bắt đầu đưa yếu tố con người vào mô hình
tăng trưởng. Vai trò của chi tiêu cho giáo dục và y tế đã góp phần cải thiện nguồn nhân
lực, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là những vấn đề trọng tâm của lý thuyết tăng
trưởng nội sinh.

b.

Đặc điểm nguồn nhân lực của Việt Nam

Nguồn nhân lực của một đất nước được đánh giá chủ yếu qua 2 mặt số lượng và
chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ
tăng dân số. Trong khi đó, chất lượng nguồn lao động lại được xem xét trên các mặt
tình trạng sức khỏe, trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, năng lực phẩm chất,..
Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm
Theo kết quả khảo sát, điều tra của Tổng cục dân số gần đây cho thấy nguồn
nhân lực chiếm tỷ lệ cao trong dân số, chiếm trên 60% và có xu hướng tăng nhanh
trong vòng 20 năm tới. Năm 2015 chiếm 65,4% và dự kiến năm 2020 chiếm 65%.
Nguồn lao động dồi dào đã và đang là tiềm năng thế mạnh của Việt Nam trong quá
trình phát triển hiện nay.
Nguồn nhân lực có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuậtcòn thấp, sức khỏe
chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường có thể nói là một trở ngại đáng kể
đối với chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay.
1.1.2

Tăng trưởng kinh tế

a.

Khái niệm

Theo Giáo trình Kinh tế Vĩ mô Trường Đại học Ngoại Thương của TS Hoàng
Xuân Bình, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) trong một khoảng thời gian nhất định. (hay còn gọi sư
gia tăng mức sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định).


Trang 7


Động lực phát triển kinh tế được kết hợp từ bốn yếu tố của tăng trưởng là nguồn
nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi
quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau tạo nên kết quả tương ứng là
khác nhau ở mỗi nước. Tuy nhiên có thể nói, trong bốn yếu tố cơ bản của tăng trưởng
kinh tế thì nhóm các yếu tố liên quan đến con người (nguồn nhân lực) có vai trò quyết
định.
b.

Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam:

Giai đoạn năm 2008-2018, nền kinh tế Việt Nam tuy bị ảnh hưởng bởi khủng
hoảng nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt mức
bình quân 6,1%, nhưng tăng thấp hơn so với giai đoạn 1986-2006 trước đó, GDP tăng
bình quân 6,8%. Quy mô GDP của Việt Nam năm 2018 khoảng 240 tỷ USD, gấp 2,4
lần quy mô GDP năm 2008 là 99,13 tỷ USD. Kết thúc năm 2018, GDP của Việt Nam
đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, vượt kế hoạch đề ra đầu năm là 6,7% và đạt mức
7,08%. Theo số liệu của Tổng cục thống kê:
8
7
6
5
4
3
2
1
0


6.23

2008

6.62

6.81

7.08

độ tăng trưởng
giai đoạn
2008- 2018
2010 Tốc2011
2012 GDP
2013
2014
2015(%) 2016

2017

2018

6.78
5.32

2009

6.24
5.25


5.42

5.98

6.68

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2008-2018 (%)
1.2

Các nghiên cứu có liên quan:

Hiện nay đã có một số nghiên cứu về vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng
trưởng kinh tế. Điển hình như Isola và Alani (2005) đã nghiên cứu về tác động của
nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế tại Nigeria, dựa trên các yếu tố về sức khỏe và
giáo dục: Số người lớn biết chữ, tuổi thọ bình quân, nguồn vốn đầu tư, tăng trưởng
người lao động, và biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 1982 đến
2005 đã chỉ ra chỉ có yếu tố số người lớn biết chữ có tác động tới tăng trưởng kinh tế ở
mức ý nghĩa 5%.
Trang 8


Tác động của số người biết chữ mang dấu (+) cho thấy việc càng nhiều người biết
chữ sẽ làm cho tăng sự phát triển kinh tế. Trong khi đó ở mức ý nghĩa 10% có thêm
yếu tố tuổi thọ trung bình và nguồn vốn đầu tư có tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Điều này cho thấy tuổi thọ và nguồn vốn đầu tư có tác động yếu hơn so với tác động
của số người lớn biết chữ.
Nghiên cứu của Hanushek (2013) đã chỉ ra các nhân tố số người lớn biết chữ và
tuổi thọ bình quân đều có tác động lên thu nhập bình quân của các nước châu Mỹ La
tinh, châu Phi, Nam Á và Trung Đông ở mức ý nghĩa 5%.

Hanushek and Woessmann (2012) đã nghiên cứu với kỹ năng nhận thức và số
năm đi học để đánh giá nguồn lực con người lên tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy
chỉ có yếu tố số năm đi học trung bình có tác động lên tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY GIẢI

THÍCH TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC
LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
2.1

Phương pháp nghiên cứu

Có 2 phương pháp nghiên cứu đề tài: định lượng và định tính. Trong bài báo cáo
này, chúng em sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Trong đó phương pháp ước lượng được chúng em sử dụng để phân tích vấn đề là
Phương pháp bình phương tối thiểu OLS.
2.2

Xây dựng mô hình hồi quy

GDP = β0+ β1*LR + β2*LE+ β3*GRL+Ui
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội: đại diện cho tăng trưởng kinh tế ( tỷ USD)
Biến độc lập:
LR: Số người lớn biết chữ ( triệu người). Số lượng người lớn biết chữ đánh giá sự
đầu tư phát triển con người về mặt giáo dục tạo điều kiện tiếp cận với sự phát triển


Trang 9


chung của toàn cầu, tiến gần tới sự phát triển toàn diện con người - yếu tố cần thiết để
phát triển nền kinh tế.
LE: Tuổi thọ trung bình (tuổi) . Tuổi thọ trung bình là nhân tố đánh giá về sức
khỏe của con người, con người có tuổi thọ trung bình tăng cho thấy sự đầu tư về mặt y
tế làm cho sức khỏe được tăng cường, nâng cao năng suất lao động góp phần tăng
trưởng kinh tế.
GRL: Số lao động (triệu người). Lực lượng lao động là nhân tố để thực hiện các
công việc xây dựng và phát triển đất nước. Với lực lượng lao động tăng cao sẽ là
nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, với tốc độ tăng lao động lớn khi cung về nhân lực
chưa đáp ứng đủ sẽ tạo ra gánh nặng về vấn đề việc làm, tỷ lệ thất nghiệp có thể từ đó
mà tăng lên. Do vậy, với mức độ tăng trưởng lao động hợp lý sẽ có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế.
β0 : Hệ số tự do - Nó chính bằng giá trị trung bình của biến phụ thuộc GDP khi
biến độc lập nhận giá trị bằng 0.
β1; β2; β3; β4 : Các tham số chưa biết của mô hình.
2.3

Mô tả số liệu

2.3.1

Nguồn số liệu

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn: Ngân hàng Thế giới
Worldbank, các bảng báo cáo của Chính phủ, Bộ ngành liên quan, từ năm 1990 đến
2017.
Mẫu số liệu gồm có 28 quan sát

Số liệu chuỗi thời gian: gồm có tăng trưởng lao động, số người lớn biết chữ, tuổi
thọ trung bình và GDP của Việt Nam từ năm 1990 đến 2017.
2.3.2

Mô tả thống kê số liệu:

a.

Bảng mô tả giá trị từng biến

Biến

Số quan

Giá trị

Độ lệch

Giá trị nhỏ

Giá trị lớn

sát

trung bình

chuẩn

nhất


nhất

Trang 10


GDP (tỷ
USD)

28

77.1797

68.99433

6.471741

223.7799

28

73.77679

1.748163

70.54

76.45

28


82.77409

7.819389

68.2096

95.5408

28

45.26172

7.610012

32.96144

56.96602

LE (tuổi)
LR (triệu
người)
GRL (triệu
người)

b.

Kỳ vọng về dấu của các biến được mô tả như sau

Tên biến


Ký hiệu

Đơn vị
tính

Tổng sản
phẩm quốc
nội
Số người lớn
biết chữ

GDP

Tỷ USD

LR

Triệu
người

Tuổi thọ trung
bình

LE

Tuổi

Số lao động

GRL


Dấu kỳ
vọng

+
-

Triệu
người

+

Giả thuyết

H1: số người lớn biết chữ
tăng sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế
H2: tuổi thọ trung bình tăng
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế
H3: số lao động ngày càng
nhiều sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế

Trang 11


0

0


.05

.005

Density
.1

Density

.01

.15

.2

.015

c. Biểu đồ phân tán Histogram:

50

100
GDP

150

200

70


72

LE

74

76

0

0

.01

.01

.02

.02

Density
.03

Density
.03

.04

.04


.05

.05

0

70

75

80
LR

85

90

95

35

40

45
GRL

50

55


Hình 2: Biểu đồ phân tán giá trị của GDP, LR, LE, GRL từ 1990-2017
Nhìn vào bảng mô tả giá trị của các biến trong mô hình và biểu đồ phân tán
HISTOGRAM ,chúng ta có thể thấy trong giai đoạn 1990-2017:
Tăng trưởng GDP: nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao, GDP trung
bình đạt 77.1797 tỷ USD. Tuy nhiên mức độ chênh lệch lại mở mức rất lớn, cụ thể là
đạt GDP nhỏ nhất là năm 1990 với 6.471741 tỷ USD trong khi năm 2017 nước ta đạt
GDP lớn nhất là 223.7799 tỷ USD, gấp gần 35 lần năm 1990.
Tuổi thọ : Tuổi thọ trung bình của người dân là 73.77679 tuổi với khoảng chênh
lệch tương đối nhỏ chỉ vào khoảng 1.748163 tuổi. Trong đó, tuổi thọ trung bình nhỏ
nhất là 70,54 tuổi và lớn nhất là 76,45 tuổi. Nhờ việc quan tâm các vấn đề về y tế cũng
như các vấn đề sức khỏe có liên quan cho nên tuổi thọ trung bình của người dân Việt
Nam ngày một nâng cao.
Số người lớn biết chữ : số người lớn ( tức từ 15 tuổi trở lên) biết chữ ở Việt Nam
trung bình có khoảng 82.77409 triệu người. Cũng như y tế, nhờ có các giải pháp về
Trang 12


giáo dục cũng như sự quan tâm kịp thời nên số người biết chữ ngày một nâng cao. Cụ
thể là năm 1990 số người Việt Nam biết chữ ở vào khoảng 68.209605 triệu người
( thấp nhất) tuy nhiên sau 27 năm tức 2017 số người biết chữ đã tăng lên 95.5408 triệu
người (cao nhất).
Tăng trưởng lao động: số người lao động hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế
trung bình khoảng 45.26172 triệu người. Dưới tác động của công nghiệp hóa,hiện đại
hóa cũng như sự quan tâm tạo điều kiện về vấn đề việc làm cho người dân của Nhà
nước mà tăng trưởng lao động của Việt Nam đạt thành tựu đáng kể, đó là việc từ có
32.96144 triệu người (nhỏ nhất) lao động năm 1990 đã tăng lên thành 56.96602 triệu
người (lớn nhất) năm 2017.
Như vậy, xét về tổng quát, có thể thấy, trong giai đoạn 1990-2017, không chỉ nền
kinh tế Việt Nam mà cả nguồn lực về con người của nước ta cũng đều có những bước

phát triển theo hướng tích cực. Vậy thì, chiều hướng đi lên của nền kinh tế liệu có thực
sự liên quan đến sự phát triển của nguồn nhân lực nước nhà?
2.3.3

Ma trận tương quan giữa các biến:

GDP
GRL
LR
LE

GDP
1.0000
0.9349
0.9204
0.9010

GRL
1.0000
0.9952
0.9941

LR

1.0000
0.9982

LE

1.0000


Qua ma trận tương quan giữa biên phụ thuộc (GDP) với các biến độc lập (GRL,
LR, LE) cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau,chúng ta có thể thấy hệ
số tương quan Covar giữa các biến có giá trị tương đối lớn chính vì vậy giả thuyết về
sự phụ thuộc của sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào nguồn nhân lực có thể nói là
càng sát với thực tế hơn.
Hệ số tương quan giữa GDP và GRL là r(GDP,GRL) = 0.9349 => Mức độ tương
quan cao, cùng chiều. Như vậy, biến GRL có ảnh hưởng tương đối mạnh lên giá trị của
biến phụ thuộc GDP.

Trang 13


Hệ số tương quan giữa GDP và LR là r(GDP,LR) = 0.9204 => Mức độ tương
quan cao, cùng chiều. Như vậy, biến LR có ảnh hưởng tương đối mạnh lên giá trị của
biến phụ thuộc GDP.
Hệ số tương quan giữa GDP và LE là r(GDP,LE) = 0.9010=> Mức độ tương quan
cao, cùng chiều. Như vậy, biến LE có ảnh hưởng tương đối mạnh lên giá trị của biến
phụ thuộc GDP.
CHƯƠNG 3 ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ SUY DIỄN
THỐNG KÊ
3.1

Ước lượng mô hình

Sử dụng phương pháp OLS
Mô hình gồm 28 quan sát: Sử dụng số liệu thống kê qua các năm trong giai đoạn
1990-2017 được lấy từ thống kê của Ngân hàng Thế giới
Biến phụ thuộc là: GDP ( tổng sản phẩm quốc nội)
Biến độc lập là:

LE (tuổi thọ trung bình)
LR (số người lớn biết chữ)
GRL (tăng trưởng lao động)
Kết quả thu được:
Số quan sát =
F(3, 24)
P-value (F)

28

= 964.75
=

0.0000

Hệ số xác định ( ) = 0.9918
Hệ số xác định hiệu chỉnh (= 0.9907

GDP
LE

Hệ số hồi quy
ước lượng
-220.0514

Sai số chuẩn
12.43726

t
-17.69


P>
0.000

Trang 14


LR

36.27697

3.057882

11.86

0.000

GRL

21.63551

1.720276

12.58

0.000

_CONS

12329.81


698.0126

17.66

0.000

3.1.1 Mô hình hồi quy mẫu thu được:
GDP = 12329.81 + 36.27697 LR - 220.0514 LE + 21.63551 GRL +
3.1.2 Độ phù hợp của hàm hồi quy:
Hệ số xác định trong mô hình là R2 ( R-squared) = 0.9918, chỉ ra rằng 99,18% sự
biến động của tăng trưởng GDP là do các biến độc lập gây ra.
Hệ số xác định hiệu chỉnh

(Adj R-squared) = 0.9907 . Hệ số này có ý nghĩа,

trоng trường hợp nếu tа đưа thêm biến vàо mô hình, hệ số xác định điều chỉnh mà
tăng thì việc đưа biến ấy vàо có ý nghĩа và ngược lại. Trong điều kiện mô hình có
thêm các biến độc lập khác thì mô hình vẫn giải thích được 99,07% sự thay đổi của
GDP.
3.1.3 Ý nghĩa các hệ số hồi quy và giải thích:
=12329.81 >0, chứng tỏ khi các biến độc lập không được đưa vào mô hình tức là
không tác động đến giá trị của GDP thì GDP trung bình của Việt Nam sẽ là 12329.81 tỷ
USD.
=36.27697 >0, chứng tỏ khi các yếu tố khác không đổi, số người lớn biết chữ tăng
1 triệu người thì GDP Việt Nam sẽ tăng trung bình 36.27697 tỷ USD. Điều này phù
hợp với kỳ vọng bởi vì khi trình độ học vấn của người dân ngày càng cao thì họ có thể
tham gia vào đa dạng các lĩnh vực, ngành, nghề kinh tế đòi hỏi trình độ cao và các
ngành, nghề lĩnh vực này có thể đem lại hiệu quả kinh tế lớn và đóng góp nhiều vào sự
tăng trưởng GDP.

=-220.0514 <0, chứng tỏ khi các yếu tố khác không đổi, tuổi thọ trung bình của
người Việt Nam tăng 1 tuổi thì GDP sẽ giảm trung bình 220.0514 tỷ USD. Điều này
phù hợp với kỳ vọng, bởi lẽ khi tuổi thọ trung bình tăng cũng tức là dân số già hóa, số
Trang 15


người ngoài độ tuổi lao động ngày càng nhiều. Khi đó, số người già tăng lên sẽ làm
giảm lực lượng la động lành nghề, có kinh nghiệm và đồng thời làm gia tăng gánh nặng
lên các hộ gia đình nói riêng và cả chính phủ nói chung. Chính phủ sẽ phải tốn nhiều
ngân sách hơn để chi tiêu cho các hoạt động xã hội như lương hưu, trợ cấp người già,
bảo hiểm xã hội, khám chữa bệnh, xây dựng các công trình phúc lợi,…Từ đó dẫn đến
GDP của toàn xã hội giảm.
=21.63551, chứng tỏ khi các yếu tố khác không đổi, số lao động Việt Nam tăng 1
triệu người thì GDP Việt Nam sẽ tăng trung bình 21.63551 tỷ USD. Điều này hoàn
toàn phù hợp với kỳ vọng. Lao động Việt Nam tăng tuy nhiên tốc độ tăng lao động lại
có xu hướng chậm lại, cùng với đó là việc thu hút nguồn vốn FDI đầu tư trực tiếp nước
ngoài đồng thời các doanh nghiệp trẻ trong nước ngày càng nhiều tạo ra nhiều công ăn
việc làm cho người lao động đã trở thành động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
3.2

Kiểm định giả thuyết

3.2.1

Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy

Mục đích: Kiểm định ảnh hưởng của từng biến độc lập lên giá trị trung bình của
biến phụ thuộc GDP.
Cặp giả thuyết thống kê:
Dựa trên quy tắc: p-value < Bác bỏ giả thuyết

Với mức ý nghĩa là 5%, ta thấy:
= 0.000< α = 0,05 Bác bỏ H0 , Biến số người lớn biết chữ (LR) có ý nghĩa thống
kê.
= 0.000< Bác bỏ H0 , Biến tuổi thọ trung bình (LE) có ý nghĩa thống kê.
+ P4= 0.000 < = 0,05 => Bác bỏ H0 , Biến tăng trưởng lao động (GRL) có ý nghĩa
thống kê.
3.2.2

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Mục đích: Xem xét trường hợp tham số của biến độc lập có thể đồng thời bằng 0 hay
không.
Cặp giả thuyết:
Trang 16


:
:
Dựa trên quy tắc: P-value < Bác bỏ giả thuyết
Với mức ý nghĩa là 5%, ta thấy:
P-value = 0.0000 < 0,05 Bác bỏ , mô hình phù hợp, các biến độc lập của mô hình giải
thích cho biến phụ thuộc.
3.3

Giải pháp:

Để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp:
- Đối với vấn đề số lượng lao động: Đẩy mạnh việc đào tạo và hướng nghiệp cho

học sinh sinh viên, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đào tạo, tập trung nâng cao tay
nghề kĩ thuật cho đội ngũ lao động thay vì thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện
nay.
- Về giáo dục cần đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn
của người dân. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường đào tạo
nghề, doanh nghiệp hỗ trợ công tác giáo dục nghề nghiệp theo hướng khuyến khích
người học, phối hợp đào tạo, tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng và năng lực nghề,
mở rộng hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp để tạo ra nguồn lao động đáp
ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp sau này. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách
khuyến học cho các học sinh để tạo động lực cho học sinh cũng như gia đình cho con
em đi học để nâng cao trình độ học vấn của người dân.

Trang 17


LỜI KẾT THÚC
Quа phân tích mô hình trên tа có thể thấy, các yếu tố số người lớn biết chữ, tuổi
thọ trung bình, tăng trưởng lao động đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP.
Nhìn vàо mô hình tа có thể thấy rõ, tuổi thọ trung bình có ảnh hưởng tiêu cực
đối với GDP. Ngược lại, số người biết chữ và tăng trưởng lao động đều có tác động
tích cực đến GDP. Và ngоài những yếu tố trên, GDP còn có thể bị ảnh hưởng bởi một
số yếu tố thuộc về con người khác như: năng suất lao động, trình độ nhạy cảm với
khoa học kĩ thuật, trình độ học vấn, sức khỏe,…
Trái ngược với sự kỳ vọng của chúng ta thì yếu tố tuổi thọ trung bình lại tác
động tiêu cực lên GDP khá mạnh mẽ. Có lẽ bởi vì số lượng người ngoài độ tuổi lao
động ngày càng lớn thì vô hình chung sẽ tạo nên một “gánh nặng” cho xã hội, chẳng
hạn như chính phủ sẽ phải chi nhiều hơn cho chi phí phúc lợi xã hội như lương
hưu,bảo hiểm, xây dựng các công trình phúc lợi và nền kinh tế sẽ mất đi một đội ngũ
lao động lành nghề, có nhiều kinh nghiệm không hề nhỏ đóng góp nhiều cho sự phát
triển của kinh tế. Để kinh tế đất nước tiếp tục đi lên, không chịu ảnh hưởng của các

gánh nặng xã hội thì một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đó là cần phải nâng cao số
lượng và chất lượng của người lao động. Đặc biệt là xây dựng đội ngũ lao động có
trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
Như đã phân tích ở trên thì mô hình hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế đã
nêu trоng bài nghiên cứu.

Trang 18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRONG NƯỚC:
1. Hoàng Xuân Bình, 2014, Giáo trình Kinh tế Vĩ mô Trường Đại học Ngoại
Thương, NXB KHKT
NƯỚC NGOÀI:
1. Asola, W. A., and Anali, R. A. (2005), Human Capital Development and
Economic Growth: Empirical Evidence froem Negeria. Asian Economic and Financial
Review, 2(7), 813-827
2. Hanushek, E. (2013), Economic Growth in Developing Countries: The Role
of Human Capital, Stanford University
3. Schultz, T. P. (1992), The Role of Education and Human Capital in Economic
Development: An Empirical Assessment. Yale Economic Growth Center Discussion
Papers Series, 670
WEBSITE:
1.

Linh Anh, 2019, Kinh tế Việt Nam: 10 năm thăng trầm,

< (truy cập ngày 30/05/2019)
2.
Nguyễn Ngọc Hùng, 2016, Tác động của nguồn nhân lực đến

tăng trưởng kinh tế Việt Nam,< (truy cập ngày 28/05/2019)
3.
Huỳnh Thị Như Thảo, 2018, Phát triển nguồn nhân lực, tạo động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, < (truy cập ngày 29/05/2019)
4.
Nguồn World Bank:
GDP (current US$), World Bank‘s World Developmet Indicators
/>locations=VN&view=cha
Trang 19


Life expectancy at birth, total, year, World Bank‘s World Developmet Indicators,
/>
Trang 20


DANH MỤC HÌNH
Bảng 1: Số liệu thu thập:
GDP
Năm
(Tỷ UDS)
1990
6.471741
1991
9.61337
1992
9.86699
1993
13.18095
1994

16.28643
1995
20.73616
1996
24.65747
1997
26.8437
1998
27.2096
1999
28.68366
2000
31.17252
2001
32.6852
2002
35.06411
2003
39.55251
2004
45.42785
2005
57.63326
2006
66.37166
2007
77.41443
2008
99.1303
2009

106.0147
2010
115.9317
2011
135.5394
2012
155.82
2013
171.222
2014
186.2047
2015
193.2411
2016
205.2762
2017
223.7799

LE

LR

GRL

(Tuổi)
(Triệu người) (Triệu người)
70.54
68.209605
32.961437
70.83

69.670902
33.830826
71.11
71.130448
34.669376
71.40
72.560427
35.518091
71.69
73.925082
36.37268
71.97
75.198977
37.242868
72.25
76.372719
38.081705
72.52
77.453335
39.005345
72.78
78.452897
40.007684
73.03
79.391374
41.01864
73.27
80.285562
41.961387
73.49

81.139919
43.041407
73.70
81.956496
44.003644
73.89
82.747662
44.894721
74.08
83.527678
45.794802
74.26
84.308843
46.744285
74.44
85.094617
47.592896
74.61
85.88959
48.497531
74.78
86.707801
49.456857
74.95
87.565407
50.389168
75.12
88.472512
51.444271
75.29

89.436644
52.364005
75.48
90.451881
53.240037
75.66
91.497725
54.556483
75.86
92.544915
55.355937
76.05
93.571567
56.01914
76.25
94.569072
56.297008
76.45
95.5408
56.966023

Bảng 2: Mô tả thống kê số liệu bằng phần mềm Stata:

Trang 21


. sum gdp le lr grl
Variable

Obs


Mean

gdp
le
lr
grl

28
28
28
28

77.1797
73.77679
82.77409
45.26172

Std. Dev.
68.99433
1.748163
7.819389
7.610012

Min

Max

6.471741
70.54

68.2096
32.96144

223.7799
76.45
95.5408
56.96602

Bảng 3:Hệ số tương quan giữa các biến:

Bảng 4:Mô hình hồi quy mẫu chạy bằng phần mềm Stata:

Trang 22


. reg gdp le lr grl
Source

SS

df

MS

Model
Residual

127468.872
1057.01573


3
24

42489.624
44.0423219

Total

128525.888

27

4760.21806

gdp

Coef.

le
lr
grl
_cons

-220.0514
36.27697
21.63551
12329.81

Std. Err.
12.43726

3.057882
1.720276
698.0126

t
-17.69
11.86
12.58
17.66

Number of obs
F(3, 24)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE

P>|t|
0.000
0.000
0.000
0.000

=
=
=
=
=
=


28
964.75
0.0000
0.9918
0.9907
6.6364

[95% Conf. Interval]
-245.7206
29.96581
18.08503
10889.18

-194.3821
42.58812
25.18598
13770.44

Trang 23


DO-FILE
1.sum gdp le lr grl
2.histogram gdp
3.histogram le
4.histogram lr
5.histogram grl
6.corr gdp le lr grl
7.graph matrix le lr grl
8.reg gdp le lr grl


Trang 24


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Người đánh giá
Người
được đánh giá

Hoàng Thị Xiêm

Hoàng Thị Xiêm

Nguyễn Thị Kim Anh

Nguyễn Thị Kim Anh

10

10

Trang 25


×