Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia lao động của nữ giới trên 16 tuổi tại 50 bang của mỹ năm 1990

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.21 KB, 22 trang )

MỤC LỤC


•LỜI MỞ ĐẦU
Women’s Labor Force Participation (WLFP) là tỷ lệ tham gia (%) nữ giới trên
16 tuổi vào lực lượng lao động. Chúng ta đều nhận ra vai trò ngày càng lớn của phụ nữ
trong nền kinh tế nhưng những rào cản cho sự tiến bộ củ phụ nữ vẫn còn tồn tại, điều
này làm cho tỷ lệ nữ giới vào tham gia lực lương lao động vẫn còn thấp. Phụ nữ Hoa
Kỳ đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tham gia vào thị trường lao động và
Hoa Kỳ cần có những chính sách hoàn chỉnh để khuyến khích phụ nữ phát triển sự
nghiệp của họ bởi cơ hội nghề nghiệp bền vững có thể thu hẹp khoảng cách lương theo
giới tính và thúc đẩy sự phát triển của cả hai giới. Chính vì điều đó, nhóm chúng em
xin lựa chọn đề tài: “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia lao động
của nữ giới trên 16 tuổi tại 50 bang của Mỹ năm 1990”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến WLFP của 50
bang Mỹ trong năm 1990. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng nhóm chúng em xin
chỉ nghiên cứu đến các yếu tố chính là: Mức lương trung bình của nữ giới (YF), phần
trăm nữ giới tốt nghiệp trung học trên 24 tuổi (EDUC), tỷ lệ thất nghiệp (UE), dân số
thành thị trong nước (URB), nữ giới da trắng trên 16 tuổi (WH) và từ đó đưa ra các
giải pháp.
Trong khoảng thời gian tương đối hạn hẹp và vốn kiến thức chưa thực sự nhuần
nhuyễn, chắc hẳn bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, tuy nhiên nhóm đã cố gắng để bài
làm được là tốt nhất và rất mong nhận được phản hồi và nhận xét tích cực để có thể
hoàn thiện đề tài được tốt hơn.
Chúng em xin cảm ơn Thạc Sỹ Nguyễn Thúy Quỳnh đã hướng dẫn cho nhóm
hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, tháng 6/2017


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về lao động


1.1.1. Tổng quan
Lao động, theo lý thuyết của kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do
con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa, hay nói cách khác, bất cứ sản phẩm
dịch vụ hàng hóa nào cũng là kết tinh của yếu tố lao động.
Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng
hóa này là người lao động . Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được
trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền
công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức
giá của lao động.
Do lối tư duy từ xưa vẫn ảnh hưởng khá phổ biến, nữ giới được cho là có trách
nhiệm chính trong các công việc tại gia đình như : việc nhà, chăm sóc cho gia đình,
con cái … Còn những công việc ngoài xã hội, họ thực sự chưa tham dự được nhiều,
những công việc đó được cho là trọng trách của những người đàn ông trong gia đình.
Tuy nhiên, ngày nay với cuộc sống ngày càng hiện đại, bình đẳng giới được nêu
cao trên mọi miền quốc tế, nữ giới ngày càng có cơ hội tham gia càng nhiều vào các
lĩnh vực lao động với mọi ngành nghề khác nhau
1.1.2. Nữ giới trong lực lượng lao động tại Mỹ
Women’s Labor Force Participation (WLFP) là tỷ lệ tham gia (%) nữ giới trên
16 tuổi vào lực lượng lao động. Tại Mỹ, độ tuổi tuổi lao động được quy định là từ 16
tuổi trở lên và với các tính chất khác nhau, mỗi yếu tố ảnh hưởng có những tác động
riêng lên tỷ lệ này.

1.2. Lý thuyết đưa các biến độc lập vào mô hình
1.2.1. YF ( Median Earning by Females)
Đây là độ đo lường tiền công trả cho lao động là nữ giới. Khi mức lương càng
cao, càng hấp dẫn thêm nữ giới tham gia vào lao động. Tuy nhiên, theo lý thuyết lao
động : “hiệu ứng của thu nhập” lên lao động là âm; tức là khi thu nhập tăng lên, người
lao động trở nên dư dả hơn và muốn thư nhàn hơn, từ đó làm ít việc đi.
Nhưng với mức lương hiện hành, hiệu ứng này còn yếu và khi cân bằng, ta vẫn
có thể kỳ vọng biến này tác động dương lên WLFP.



1.2.2. EDUC (Education)
Sự giáo dục càng nhiều tương đương với việc càng có nhiều cơ hội việc làm có
sẵn cho nữ giới hơn. Bản thân nữ giới khi càng đạt được trình độ cao thì càng có mong
muốn tìm được những công việc với mức lương phù hợp với khả năng, thỏa mãn được
mức đòi hỏi của kỹ năng và trình độ.
1.2.3. UE( Unemployment)
Tỷ lệ thất nghiệp có cả hiệu ứng âm và dương, “giả thuyết người lao động chán
nản” cho rằng tỷ lệ thất nghiệp càng cao là một dấu hiệu cho phụ nữ biết rằng tìm việc
là một cố gắng vô ích. Điều này làm cho họ rời khỏi lực lượng lao động, từ đó tác
động lên WLFP mang hiệu ứng âm.
Tuy nhiên, khi có sự rút khỏi lực lượng lao động, ví dụ khi người chồng mất
việc, người vợ càng có mong muốn tham gia lao động để bù vào khoản thu nhập gia
đình bị hụt đi. Lúc này, hiệu ứng tác động lên WLFP mang dấu dương.
1.2.4. URB ( Percent of population living in urban areas)
Tại các khu vực thành thị, cơ hội tìm kiếm việc làm nhiều hơn tại nông thôn
nên ta có thể kỳ vọng tỷ lệ nữ giới tham gia lao động sẽ cao hơn.
Tại nông thôn, nữ giới có chiều hướng tự kiếm thêm thu nhập bằng nuôi thú
nuôi, gia cầm và các công việc đồng áng, như vậy họ cũng là một phần của lực lượng
lao động.
Như vậy, nếu một tiểu bang có dân số nông thôn đông hơn ( ít URB) thì sự
tham gia lao động nữ sẽ cao hơn, khiến hiệu ứng tác động mang dấu âm.
1.2.5. WH (Percent White)
Đối với biến này, trong năm 1950, nếu người phụ nữ da màu tương đối không
giỏi chuyên môn và tìm loại việc như giúp việc hay quản gia thì kỳ vọng dấu âm cho
hệ số này vì tỷ lệ phụ nữ da trắng (WH) cao hơn thì số phụ nữ da màu thấp hơn.
Tương tự, khi nữ giới da trắng tương đối giàu có, họ có thể không tham gia lực
lượng lao động, điều này cũng sẽ dẫn đến dấu âm.
Nếu những giả thuyết này không đúng, kết quả sẽ là dấu dương hoặc bằng 0.



CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
2.1. Phương pháp luận của nghiên cứu
- Trước hết nhóm đặt giả thiết cho vấn đề nghiên cứu “Phân tích những yếu tố
ảnh hưởng tới sự tham gia lao động của nữ giới trên 16 tuổi (WLFP) tại Hoa Kỳ năm
1990”: Tại sao giai đoạn này lại cần xem xét đầy đủ phạm vi, bản chất, tích chất, môi
trường và điều kiện của đối tượng nghiên cứu và các mối quan hệ trong quá trình vận
động?
- Xây dựng mô hình kinh tế lượng: Từ mô hình kinh tế lý thuyết đến mô hình
toán học và các mô hình thống kê sao cho phù hợp nhất.
- Nhóm đã tiến hành thu thập mẫu và ước lượng các giá trị cần tìm dựa trên số
liệu WLFP tại Mỹ với 50 mẫu quan sát, thực tế là khảo sát trên 50 bang tại Mỹ vào
năm 1990. Để có kết quả định lượng, bằng số đầu ra, cần có các giá trị bằng số đầu
vào, là số liệu thu thập được bằng phương pháp thống kê. Từ đó, nhóm đã tiến hành
chọn lọc thông tin, kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy và sự phù hợp của
mô hình dựa trên những quan sát thu thập được so sánh đối chiếu với lý thuyết, các kết
quả tính toán trước đây và các nghiên cứu tương đồng, nhằm tìm ra kết quả tốt nhất để
sử dụng cho phân tích.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng kiến thức của môn kinh tế
lượng và kinh tế vĩ mô áp dụng vào nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ chính của phần
mềm Gretl, Microsoft Excel, MS Word để tổng hợp và hoàn chỉnh bài viết.

2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết
Mô hình kinh tế lượng thể hiện qua các mô hình toán học đại số, trước hết phải
có giả thiết điều kiện vững chắc và nắm bắt được chính xác đối tượng cần nghiên cứu
và mô tả dưới dạng phương trình, hàm số toán học.
Để xây dựng một mô hình kinh tế lượng, trước hết phải xác định các yếu tố nào
nằm trong mối quan hệ qua lại và mô tả bằng các biến kinh tế. Và để có được kết quả
tính toán và phân tích đầu ra, phương pháp thống kê được dùng trong hai lĩnh vực là

ước lượng và kiểm định giả thiết.
Do vậy, nhằm tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng qua lại đến tỷ lệ tham
gia vào lực lượng lao động, nhóm đã sử dựng phương pháp phân tích hồi quy mẫu thể


hiện xu thế biến động về mặt trung bình của mẫu. Với mẫu cụ thể hàm hồi quy mẫu sẽ
là hàm với các hệ số cụ thể bằng số, có thể vẽ đồ thị, tính toán, các giá trị như đạo
hàm, vi phân và phân tích ý nghĩa trực tiếp.
2.2.1. Xác định dạng mô hình:
Mô hình tổng quát của hàm hồi quy mẫu:

2.2.2. Giải thích các biến
BIẾN PHỤ THUỘC
Tên biến
WLFP

Diễn giải

Đơn vị

Tỷ lệ tham gia
lao động của nữ

Ghi chú

tính

Tỷ lệ tham gia lao động của
%


giới trên 16 tuổi

nữ giới trên 16 tuổi tại 50
bang của Mỹ vào năm 1990

BIẾN ĐỘC LẬP - GIẢI THÍCH
Tên biến
YF

Diễn giải
Trung vị mức
lương của nữ giới

EDUC

Đơn vị
tính
Nghìn
USD

Phần trăm nữ giới
tốt nghiệp trung
học trên 24 tuổi

Ghi chú
Khi mức lương càng tăng
cao thì nữ giới càng muốn
tham gia lao động
Trình độ học vấn càng cao


%

thì nữ giới càng mong muốn
tìm được công việc phù hợp
với khả năng và trình độ

UE

URB

Tỷ lệ thất nghiệp

Dân số thành thị
trong nước

%
%

Tỷ lệ thất nghiệp càng cao
thì tìm việc càng khó
Khi URB thấp thì dân số
nông thôn chiếm tỉ lệ lớn và
tham gia nhiều vào công


việc đồng áng và chăn nuôi
WH

Nữ giới da trắng
trên 16 tuổi


%

Dựa vào hàm hồi quy mẫu, hệ số chặn cho biết trong mẫu, khi các biến độc lập
YR, EDUC, UE, URB, WH đồng thời bằng 0 thì trung bình biến phụ thuộc WLFP
bằng β1 . Các hệ số góc βi cho biết trong mẫu, khi các biến độc lập tương ứng thay đổi
1 đơn vị thì trung bình biến phụ thuộc thay đổi βi đơn vị.

2.3. Mô tả số liệu
Bảng tổng hợp số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lao động của
nữ giới dưới 16 tuổi tại 50 bang của Mỹ năm 1990



2.3.1. Mô tả các biến trong Gretl

Dựa vào bảng số liệu
− Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lao động của nữ giới trên 16 tuổi tại Mỹ
gồm: mức lương trung bình của nữ giới (YF), giáo dục (UDUC), tỷ lệ thất nghiệp
(UE), phần trăm sống ở khu vực thành thị (URB), tỷ lệ người da trắng (WH).
− Trong 50 bang, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lao động trung bình là 57,474%, mức
lương trung bình của các bang là 18,416 nghìn USD, tỷ lệ phụ nữ tham gia lao
động được giáo dục là khá cao lên tới hơn 76%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp khá
thấp chỉ khoảng hơn 6%, cũng như vậy tỷ lệ ly hôn trung bình cũng khá thấp
khoảng hơn 9%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị và tỷ lệ người da màu ở mức
trên trung bình là 68% và 65%.
− Dựa vào biểu đồ ta thấy yếu tố giáo dục chiếm tỷ trọng cao nhất trong các yếu tố
ảnh hưởng đến lao động nữ tại Mỹ và yếu tố thất nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất
trong các yếu tố này.
− Mức lương trung bình cho nữ giới tại các bang ở Mỹ ở mức trên trung bình

( khoảng 15 nghìn USD ) cho thấy rằng chế độ lương cho nữ giới tại quốc gia này
khá hấp dẫn và thu hút lao động.
− Tỷ lệ giáo dục (EDUC) cho nữ giới năm này khá cao lên tới 76% có những bang
lên tới trên 85% chứng tỏ trình độ giáo dục cho nữ giới ở Mỹ là phổ cập rộng, là
lực lượng lao động có trí thức.


− Cũng trong năm này tỷ lệ thất nghiệp (UE) duy trì ở mức khá ổn định và thấp chỉ
chưa tới 10%, điều này chứng tỏ tỷ trọng ảnh hưởng tới các lao động nữ tham gia
vào nền kinh tế không cao.
− Tỷ lệ người lao động da trắng nữ giới khá cao ( chứng tỏ thời điểm này tỷ lệ lao
động nữ da màu chưa cao, tuy nhiên tỷ lệ này tại một số bang khá tương đồng nhau
ở mức 50-50)
2.3.2. Ma trận tương quan và mối quan hệ tương quan giữa các biến:

Nhận xét:
-

Hệ số tương quan giữa biến WLFP và YF là 54,76%
Hệ số tương quan giữa biến WLFP và EDUC là 65.82%
Hệ số tương quan giữa biến WLFP và UE là -58.87%
Hệ số tương quan giữa biến WLFP và URB là 27.05%
Hệ số tương quan giữa biến WLFP và WH là -10.39%


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
3.1. Bảng kết quả và phân tích kết quả
Sử dụng mô hình Gretl để hồi quy, ta thu được bảng sau:

Phương trình hồi quy của mô hình:

WLFP = 41.5811 + 0.79696*YF + 0.284961*EDUC – 1.45164*UE - 0.0744791*URB
– 0.0978928*WH
Phân tích kết quả :
• Số quan sát Obs = 50
• Sai số tiêu chuẩn mẫu của biến phụ thuộc ϭ = 4.248784
• Độ lệch chuẩn của sai số hồi quy = 2.205514
• Tổng bình phương các phần dư RSS= 214.0289
• Hệ số xác định R2=0.758038 thể hiện mức độ phù hợp của hàm hồi quy mẫu với số
liệu thu thập được khá cao (xấp xỉ 80%), mô hình có độ chặt chẽ cao. Ngoài ra R 2 còn
cho biết các biến độc lập giải thích được 75.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc
WLFP.
• Hệ số xác định hiệu chỉnh =0.730542
• Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình:
- = 41.5811 có nghĩa là khi giá trị tất cả các biến độc lập bằng 0 thì tỷ lệ tham gia
của nữ giới trên 16 tuổi trong lực lượng lao động trung bình là 41.5811%


-

= 0.79696 có nghĩa là khi mức lương trung bình cho nữ giới tăng thêm 1 nghìn
USD thì tỷ lệ tham gia của nữ giới trên 16 tuổi trong lực lượng lao động trung bình

-

tăng thêm 0.796960%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
= 0.284961 có nghĩa là khi phần trăm nữ giới tốt nghiệp trung học trên 24 tuổi
tăng thêm 1% thì tỷ lệ tham gia của nữ giới trên 16 tuổi trong lực lượng lao động

-


trung bình tăng thêm 0.284961%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
= -1.45164 có nghĩa là khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 1% thì tỷ lệ tham gia của nữ
giới trên 16 tuổi trong lực lượng lao động trung bình giảm đi 1.45164%, trong điều

-

kiện các yếu tố khác không đổi.
= - 0.0744791 có nghĩa là khi phần trăm dân số thành thị trong nước Mỹ tăng thêm
1% thì tỷ lệ tham gia của nữ giới trên 16 tuổi trong lực lượng lao động trung bình

-

giảm đi 0.0744791%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
= -0.0978928 có nghĩa là khi tỷ lệ nữ giới da trắng trên 16 tuổi tăng thêm 1% thì tỷ
lệ tham gia của nữ giới trên 16 tuổi trong lực lượng lao động trung bình giảm đi
0.0978928%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

3.2. Kiểm định mô hình hồi quy
3.2.1. Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy
Phương pháp: Kiểm định dùng P-value.
Cặp giả thuyết thống kê:
-

Dùng kết quả phân tích hồi quy trên phần mềm Gretl ta có:
Các biến độc lập YF, EDUC, UE, WH có P-value < α = 0,01, bác bỏ H 0, tức là các hệ

số hồi quy cho các biến trên thực sự khác 0 ( hay có ý nghĩa thống kê) ở mức ý nghĩa
-

1%.

Biến độc lập URB có P-value < α = 0,05, bác bỏ H 0, tức là hệ số hồi quy cho URB
thực sự khác 0 (hay có ý nghĩa thống kê) ở mức ý nghĩa 5%.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, các hệ số hồi quy thực sự khác 0. toàn bộ các
biến độc lập YF, EDUC, UE, URB, WH thực sự có thể giải thích được cho giá trị trung
bình của biến phụ thuộc WLFP.


3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy:
Phương pháp: Sử dụng kiểm định F
Cặp giả thuyết:
Kiểm định F thực hiện trên Gretl thu được kết quả như sau:

Ta có P-value < 0,05, bác bỏ H0
Kết luận: Tất cả các hệ số hồi quy không đồng thời bằng 0, mô hình phù hợp.

3.3. Kiểm định khuyết tật của mô hình
3.3.1. Kiểm định mô hình thiếu biến (kiểm định Ramsey)
Cặp giả thuyết thống kê:
Chạy lệnh test Ramsey’s RESET trong Gretl ta có:
Chỉ số P- value = 0.0601> α = 0.05 => không bác bỏ H0


Kết luận: Mô hình không thiếu biến.
3.3.2. Phân phối chuẩn của nhiễu
Cặp giả thuyết thống kê:
Chạy lệnh test Normality of residual trong Gretl ta có:
Chỉ số P – value = 0.10018 > α = 0.05 => không bác bỏ

Kết luận: Nhiễu phân phối chuẩn.
3.3.3. Đa cộng tuyến

Chạy lệnh Collinearity trong Gretl ta có:


Nhận xét:
Biến

độc

VIF

lập
YF
EDUC
UE
URB
WH

1.897
1.559
1.252
1.74
1.165

Các giá trị VIF tương ứng với các biến độc lập: YF, EDUC, UE, URB, WH của
mô hình đều nhỏ hơn 10
Kết luận: Mô hình không mắc khuyết tật đa cộng tuyến.


3.3.4. Phương sai sai số thay đổi (kiểm định White)
Cặp giả thuyết:

Chạy White’s test trong Gretl ta có:
Chỉ số P – value = 0.215047 > α = 0.05 => không bác bỏ H0.

Kết luận: Mô hình không mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi.


3.4. Kiến nghị và giải pháp:
Trong 10 năm trở lại đây, các quốc gia phát triển đã triển khai nhiều chính sách
để giảm bớt khó khăn cho người lao động nữ như hỗ trợ chăm sóc con cái, tìm kiếm
việc làm thêm. Nhưng phụ nữ Mỹ lại nhận được rất ít sự hỗ trợ như vậy.
Thậm chí, tại Mỹ việc phụ nữ được hưởng lương khi nghỉ thai sản không được
đưa vào Luật Liên bang. Hệ quả là tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động tại Mỹ đã
giảm từ 59,5% trong năm 2009 xuống 56,8% trong năm 2014.
Theo các chuyên gia, mức giảm này tuy không quá lớn nhưng đã khiến lực
lượng lao động giảm sút, làm giảm sức cạnh tranh và ngăn cản đà phục hồi của nền
kinh tế lớn nhất thế giới. Vì vây, Chính phủ và các doanh nghiệp đều có những giải
pháp để đối phó với tình trạng này.
Về phía Chính phủ: Đưa ra giải pháp toàn diện trên mọi khía cạnh
Về giáo dục, thứ nhất, xác định các lĩnh vực và các tổ chức then chốt để tạo
ra “một chỉ tiêu nhất định dành cho nữ giới”. Điều này sẽ đảm bảo tỷ lệ tham gia của
nữ giới vào các lĩnh vực kỹ thuật, ngành cơ khí, quản lý… Thứ hai, công nghệ thông
tin là một khu vực sẽ đạt được nhiều thành công hơn nếu có sư tham gia nhiều hơn của
phụ nữ, ngoài ra, những công việc này hoàn toàn có thể làm việc ở nhà. Thứ ba, để
thúc đẩy việc nâng cao năng lực kinh doanh và quản lý của phụ nữ, có thể tham khảo
chương trình “ 10.000 sáng kiến dành cho phụ nữ của Goldman Sach”. Trong chương
trình này, các trường đại học ở châu Âu và Mỹ hợp tác với các trường kinh doanh ở
các nước phát triển nhằm nâng cao chất lượng và năng lực quản lý của phụ nữ..
Về khía cạnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét áp dụng các chính sách miễn
thuế cho phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi và giảm một
phần thuế thu nhập cho phụ nữ nuôi con nhỏ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi để

khuyến khích sự tham gia thường xuyên của phụ nữ vào lực lượng lao động; các công
ty niêm yết trên sàn chứng khoán, có doanh thu cao cần phải có hoặc khuyến khích có
ít nhất một lãnh đạo là nữ để phụ nữ tham gia nhiều hơn vào những vị trí chủ chốt ở
khu vực tư nhân và công.


Ngoài ra, cần phải có một sự thống nhất về tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở cùng
một độ tuổi, ngoài việc tăng thêm tính năng suất, điều này sẽ giúp phụ nữ giành được
những vị trí chủ chốt trong công ty.
Về lĩnh vực kinh doanh, Chính phủ cần khuyến khích các ngân hàng, đặc biệt là
những ngân hàng lớn có vốn sở hữu của nhà nước có chính sách ưu tiên cho các doanh
nhân nữ. Cần có “bộ phận chuyên biệt” cho nữ doanh nhân, hỗ trợ họ trong việc xây
dựng các đề xuất vay vốn theo mẫu của ngân hàng và theo đó ngân hàng cho vay một
mức lãi suất ưu đãi. Các công ty lớn tiếp cận sản phẩm từ những công ty chuyên cung
ứng mà sử dụng 40% lao động là nữ cần được hưởng những ưu đãi về tài chính.
Về các doanh nghiệp:
Lao động nữ chiếm tỉ lệ lớn trong nguồn lao động xã hội, đặc biệt trong các
ngành nghề như: may mặc, thương mại, giày dép, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực
phẩm… Không giống như lao động nam giới, lao động nữ có nhiều đặc thù (vừa là lao
động vừa là mẹ, chăm sóc gia đình..) đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những quy định
riêng cho đối tượng nhằm mục đích đảm bảo quyền làm việc và quyền bình đẳng giới
của phụ nữ, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt hai chức năng là chức năng lao động và
chức năng làm mẹ, chăm sóc và nuôi dạy thế hệ trẻ. Để thực hiện được điều đó, doanh
nghiệp cần phải có một số giải pháp như sau:
Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên,
áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn
thời gian, giao việc làm tại nhà và có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao
động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật
chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng
lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và
các chế độ khác. Cụ thể các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng
giữa lao động nữ và lao động nam trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương,
khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y


tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.
Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những
vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng
vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ,
mẫu giáo cho lao động nữ. Căn cứ điều kiện cụ thể, doanh nghiệp xây dựng phương
án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi
phí gửi trẻ, mẫu giáo đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng
tiền mặt hoặc hiện vật. Mức và thời gian hỗ trợ do doanh nghiệp thỏa thuận với đại
diện lao động nữ.
Doanh nghiệp không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm
giờ hoặc đi công tác xa trong trường hợp:
lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được
chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn
hưởng đủ lương. Doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt Hợp
đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con
dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp là cá nhân chết, bị tòa án tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc doanh nghiệp không phải là
cá nhân chấm dứt hoạt động. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh
con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao

động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Lao động nữ trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt được nghỉ mỗi ngày 30 phút,
tối thiểu là 03 ngày trong một tháng; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi,
được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ
ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo HĐLĐ.


Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới
thai nhi. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao
động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ
định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên
thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.


•LỜI KẾT
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể giải thích được tương đối
đầy đủ sự ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm: Mức lương trung bình của nữ giới, phần
trăm nữ giới tốt nghiệp trung học trên 24 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp, dân số thành thị, nữ
giới da trắng trên 16 tuổi tới tỷ lệ tham gia lao động của nữ giới trên 16 tuổi tại Hoa
Kỳ . Bằng việc chạy mô hình và kiểm định các giả thuyết, chúng ta có những nhận xét
về ảnh hưởng của từng biến được đưa vào và giải thích được ý nghĩa của chúng đối
với biến phụ thuộc.
Mỹ là một đất nước phát triển bậc nhất về kinh tế. Việc tăng tỷ lệ nữ giới tham

gia vào lực lượng lao động không chỉ là một giải pháp hữu ích đối với nền kinh tế mà
còn là một cách để chứng minh được Mỹ phát triển về cả bình đẳng giới hàng đầu thế
giới, từ đó duy trì được mức độ ảnh hưởng trên thế giới về mọi mặt. Thông qua các
phân tích về tỷ lệ lao động nữ giới tại Mỹ, Việt Nam có thể dựa vào các chỉ số đó để
học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho mình. Bởi đối với Việt Nam, với những tư duy cổ hủ
thời phong kiến vẫn còn kéo dài khiến cho tỷ lệ nữ giới tham gia lao động không cao,
từ đó gây ra phụ thuộc vào người chồng trong gia đình vẫn còn nhiều, phụ nữ Việt
Nam vẫn chưa thực sự có cơ hội để phát huy mọi tiềm năng.


•TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Quang Dong, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh.2015. Giáo trình Kinh tế
lượng. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Công.2009. Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vĩ mô. NXB
Giáo dục.
3.Gender Inequality and Women in the US Labor Force
/>4.Lao động (kinh tế học)
/>%BF_h%E1%BB%8Dc)
5. Gretl
/>6.United States labor law
/>


×