Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của các nước g7 từ năm 2000 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.12 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
=====000=====

BÀI GIỮA KÌ MÔN KINH TẾ LƯỢNG 1
ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GDP CÁC NƯỚC G7
TỪ NĂM 2000-2016

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thuý Quỳnh
Nhóm 14 thực hiện bao gồm

Hoàng Kim Chi

MSV: 1714420011

Nguyễn Thị Linh Phương

MSV:1714420077

Nguyễn Thị Dung

MSV: 1714420018

Nguyễn Hạnh Hạ Vy

MSV: 1714420110

Ngày 31 tháng 5 năm 2019


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................2
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
4. Cấu trúc của tiểu luận................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN...........................................................................4
1. Các khái niệm liên quan............................................................................4
2. Các nghiên cứu liên quan.......................................................................... 7
3. Phương pháp bình phương tối thiểu OLS............................................. 10
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY...........................................13
1.

Mô hình hồi quy tổng thể.................................................................... 13

2.

Mô hình hồi quy mẫu...........................................................................13

3.

Mô tả thống kê......................................................................................13

4.

Phân tích tương quan.......................................................................... 14

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ.........15
1.

Kết quả ước lượng và phân tích kết quả hồi quy..............................15


2. Kiểm định giả thiết thống kê và mức độ phù hợp của mô hình...........16
CHƯƠNG IV:THẢO LUẬN KẾT QUẢ & GIẢI PHÁP..................................19
1. Thảo luận kết quả.....................................................................................19
2. Một số giải pháp giúp GDP tăng trưởng ổn định..................................20
KẾT LUẬN........................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................23
PHỤ LỤC...........................................................................................................24


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) được xem là một trong những chỉ số
quan trọng nhất để đánh giá tình trạng sức khoẻ nền kinh tế của một quốc gia.
Nó đại diện cho tình hình sản xuất, sự tăng trưởng nền kinh tế, là thước đo thể
hiện chất lượng cuộc sống của người dân. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến
GDP luôn là một đề tài thiết thực, đặc biệt hơn đối với nhóm bảy nước công
nghiệp phát triển (G7) gồm Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada khí các
nước này chiếm 47% GDP thế giới. Đã có rất nhiều bài báo, bài luận, nghiên
cứu khoa học nghiên cứu về vấn đề này, mỗi đề tài có một hướng tiếp cận cũng
như cái nhìn khác nhau, họ đều nêu lên tính cấp thiết và đề ra những giải pháp
khác nhau. Một lần nữa, nhóm chúng em muốn thử sức cùng đề tài này, để đưa
ra những quan điểm, nhận định của chính mình thông qua bài tiểu luận kinh tế
lượng “Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP các nước G7 từ năm 2000-2016”.
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của các nước G7 từ năm 2000-2016 và
phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố.
- Thu thập số liệu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GPD của các nước
G7 từ Ngân hàng Thế giới (World Bank)

- Từ các số liệu thu thập được, xây dựng mô hình hồi quy đa biến “Các yếu tố
ảnh hưởng đến GDP của các nước G7 từ năm 2000-2016”
- Kiểm định tính phù hợp của mô hình và sửa chữa sai sót nếu có
- Đưa ra nhận xét, đánh giá, từ đó kiến nghị, đề ra giải pháp.
b. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của các nước G7 từ năm 2000-2016 bao gồm:
dân số, tỉ lệ thất nghiệp, tuổi thọ và chi phí chăm sóc sức khoẻ trên đầu người và
số người tị nạn đến.
c. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các nước G7 bao gồm: Nhật, Mỹ,
Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada
Trang 2


- Thời gian từ năm 2000-2016
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin và số liệu trên các phương tiện thông tin như các bài báo, tạp
chí về kinh tế, trang mạng, Ngân hàng Thế giới (World Bank)
- Xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, sử dụng phần
mềm định lượng Stata, kiểm định và khắc phục lỗi nếu có.
4. Cấu trúc của tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Xây dựng mô hình hồi quy.
Chương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê.
Chương 4: Thảo luận kết quả và giải pháp.
Do đây là lần đầu tiếp xúc với đề tài và phương pháp nghiên cứu, chắc chắn
nhóm không thể tránh khỏi sai sót. Nhóm rất mong nhận được sự thông cảm và
đóng góp từ cô và các bạn để các nghiên cứu tiếp theo hoàn thiện hơn. Chúng
em xin chân thành cảm ơn !


Trang 3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều không phân biệt khuynh hướng chính trị,
mỗi quốc gia đều tự xác định riêng cho mình một chiến lược riêng để phát triển
kinh tế – xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả
các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của
các quốc gia. GDP là một công cụ quan trọng, thích hợp được dùng phổ biến
trên Thế Giới để khảo sát sự phát triển và sự thay đổi trong nền kinh tế quốc
dân. Nhận thức chính xác và sử dụng hợp lý chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng
trong việc khảo sát và đánh giá tình trạng phát triển bền vững, nhịp nhàng, toàn
diện nền kinh tế. Bất cứ một gia quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh
tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà
GDP là một trong những tín hiệu cụ thể cho những nỗ lực của chính phủ. Việc
xác định được các yếu tố tác động lên GDP là cơ sở giúp các nước tìm ra giải
pháp, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.
1. Các khái niệm liên quan
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá
trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong một nước trong một thời kỳ nhất định.
Để hiểu tường tận khái niệm trên ta đi phân tích các cụm từ trong định nghĩa
• “GDP là giá thị trường”: hàm ý mọi hàng hóa dịch vụ tạo ra trong nền kinh tế
đều được quy về giá trị bằng tiền hoặc tính theo giá cả được người bán và người
mua chấp nhận trên thị trường hàng hóa và dịch vụ.
• “Tất cả”: GDP tính tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và bán hợp
pháp trên thị trường. GDP không tính tới các giá trị giao dịch ngầm(bất hợp
pháp),...
• “Cuối cùng”: các hàng hóa dịch vụ cho tiêu là hàng hóa dịch vụ tiêu dùng cuối

cùng. GDP không bao gồm các giá trị trung gian để sản xuất ra hàng hóa khoác.
Tuy nhiên, hàng tồn kho vẫn được coi là hàng hóa cuối cùng và vẫn được tính
vào GDP.
• “Hàng hóa và dịch vụ”: GDP bao gồm cả hàng hóa hữu hình và vô hình(dịch
vụ)
Trang 4


• “Được sản xuất ra”: GDP bao gồm giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
mới được tạo ra ở thời kỳ hiện hành chứ không liên quan tới các giá trị được tạo
ra trước đó. Điều này rất quan trọng vì nếu không xác định được đâu là hàng
hóa mới thì rất dễ bị tính trùng GDP của thời kỳ trước, từ đó ảnh hưởng tới
đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế.
• “Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia”: Bất kể giá trị được tạo ra bởi công dân nước
nào hay các doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia thì đều được tính
vào GDP của quốc gia đó.
• ‘Trong một thời kỳ nhất đinh”: GDP phản ánh giá trị sản lượng tạo ra trong một
thời kỳ cụ thể, thông thường được tính theo năm.
Dân số là tập hợp những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc không
gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Dân
số được thu thập bằng cuộc điều tra dân số, biểu hiện bằng tháp dân số.
Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong
một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác
chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
Tị nạn là một trường hợp phải chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để thoát
cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một chính quyền cai trị độc tài ở
chốn cư ngụ. Người tị nạn là người thực hiện hành động tỵ nạn (tránh nạn)
đó.Hàng năm vào Ngày Tị nạn thế giới (20-6), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người
tị nạn UNHCR (chỉ huy và phối hợp các hoạt động quốc tế nhằm bảo vệ người
tị nạn và giải quyết các vấn đề về tị nạntrên toàn thế giới xuất bản một báo cáo

hàng năm về số lượng người tị nạn và người tản cư trên toàn thế giới đã bị buộc
phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh, xung đột và khủng bố.
Thất nghiệp là tình trạng người lao động có mong muốn tìm việc nhưng không
tìm được việc. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc
làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp:
Số người không có việc làm•
Tỷ lệ thất nghiệp = 100%*

Tổng số lao động xã hội
Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc.
Mẫu số: Tổng số lao động xã hội = Số người có việc làm + số người không có
việc làm nhưng tích cực tìm việc.
Trang 5


Phân loại thất nghiệp:
o Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần
có thời gian tìm kiếm việc làm.
o Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu
cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. hay nói cách khác là
lượng cung lao động vượt lượng cầu về lao động.
o Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là loại thất
nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá
thấp
Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau.Kinh
tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa
thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu
ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân
cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương

tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp
thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự
nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì
lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể
đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình
trạng thất nghiệp. Việc áp dụng nguyên lý cung cầu vào thị trường lao động
giúp lý giải tỷ lệ thất nghiệp cũng như giá cả của lao động.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ
Latinh chỉ ra, ở các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ
nữ và thanh niên còn là hậu quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao
động.
Tuổi thọ trung bình(Life expectancy) là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở
một độ tuổi nhất định. Nó được ký hiệu là e x, nghĩa là số trung bình các năm
tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi x nào đó, tính theo một tỉ lệ tử
cụ thể. Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn
các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Nữ giới
thường sống lâu hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia có hệ thống y tế sản khoa
tốt.
Các vùng trên thế giới có sự khác biệt lớn về tuổi thọ trung bình, phần lớn
nguyên nhân là do hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng và chế độ ăn
uống. Tỉ lệ tử vong cao ở các quốc gia nghèo phần lớn là do chiến tranh, nghèo
Trang 6


đói và bệnh tật(AIDS, sốt rét...). Giữa nam và nữ có sự khác biệt lớn về tuổi thọ
ở hầu hết các quốc gia, phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới trung bình khoảng
5 năm. Các hoàn cảnh về kinh tế cũng tác động lên tuổi thọ trung bình. Ví dụ,
tại Anh Quốc, tuổi thọ trung bình ở khu vực giàu nhất thường cao hơn vài năm
so với những vùng nghèo nhất. Điều này phản ánh các yếu tố như chế độ ăn
uống và lối sống cũng như sự tiếp cận với chăm sóc y tế thấp.


2. Các nghiên cứu liên quan.
a. Các nghiên cứu về dân số và GDP
Tác động của dân số đến kinh tế được nhìn nhận dưới những quan điểm hết sức
khác nhau thậm chí hoàn toàn trái ngược.
• Quan điểm bỉ quan của R.T.Malthus
Trong tác phẩm “Tiểu luận về nguyên tắc của dân số”, Thomas Robert Malthus
cho rằng dân số tăng theo cấp số nhân: 1; 2; 4; 8: 16; 32... thời gian cần thiết đê
tăng gấp đôi dân số khoảng 25 đến 30 năm. Trong khi đó, lương thực chỉ tăng
theo cấp Số cộng: 1; 2; 3; 4; 5; 6... Như vậy, khoảng cách giữa cung và cầu về
lương thực cứ doãng rộng dân.Đây chính là nguyên nhân của nghèo đói. Ngày
nay, người ta còn phát triển quan điểm này đến mức quy mọi tiêu cực về kinh tế,
xã hội, môi trường cho sự gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển.
• Quan điềm lạc quan của J. L. Simon
Julian Lincoln Simon (T932 - 1998) là giáo sư về quản trị kinh doanh của
Trường đại học Maryland (Hoa Kỳ). Trái ngược với Malthus, ông cho rằng: Dân
số có tác động tích cực đến kinh tế bởi những lẽ sau đây: Quy mô dân số tăng
lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường mở rộng thúc đây sản xuất
phát triển. Sản xuất với quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt
khác, có nhiều người sẽ làm tăng kiến thức thông qua học hỏi thêm và cạnh
tranh. Hơn nữa, sức ép của nhu câu sẽ thúc đây khoa học, kỹ thuật phát triển.
Tất cả những yếu tổ trên sẽ làm sản lượng bình quân đầu ng ười tăng lên. Nghĩa
là sản lượng tăng nhanh hơn dân số, chứ không phải chậm hơn theo mô hình
Malthus. Cuộc cách mạng xanh là một ví dụ.
Chính vì 2 quan điểm trên chúng em quyết định đưa biến dân số vào mô hình
để nghiên cứu tác động của nó lên GDP. Bên cạnh đó tuổi thọ trung bình cũng
Trang 7


tác động đáng kể tới sức khỏe của một nền kinh tế. Liệu rằng tuổi thọ trung bình

càng cao càng làm gia tăng chi phí an sinh xã hội, từ đó làm nền kinh tế trì trệ
kém phát triển? Để trả lời cho câu hỏi trên, cần thiết để đưa biến tuổi thọ trung
bình vào đề tài nghiên cứu.
b. Nghiên cứu về vấn đề tị nạn và GDP
Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng số dân tị nạn cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng
kinh tế. Đặc biệt làn sóng người tị nạn nhập cư tại châu Âu đang là đề tài được
bàn cãi với nhiều ý kiến trái chiều.Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu hội
nhập Chaleroi (CRIC), số lượng người nhập cư trên thế giới tăng từ 9,2 triệu
người năm 1960 lên 211 triệu người năm 2010, đặc biệt tại các quốc gia giàu có
nhưng ít dân, người nhập cư đã giúp tăng dân số từ 4,6% lên 10,9%.
Những người nhập cư đến từ các quốc gia ngoài EU thường xin trợ cấp xã hội
nhiều hơn người dân bản xứ. Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
(OECD) cho thấy số lượng người nhập cư nhận trợ cấp thất nghiệp cao hơn 1,4
lần người bản xứ, nhận hỗ trợ về nhà ở cao hơn 1,5 lần và nhận trợ cấp gia đình
cao hơn 1,3 lần.
Những số liệu này củng cố lập luận của những người phản đối việc đón tiếp
người nhập cư vì Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người giảm, chi
phí xã hội tăng (từ 28-33% GDP tại Pháp trong thời gian từ 2008-2014). Người
nhập cư tạo ra dân số “tiêu thụ” nhiều hơn mức trung bình và theo những người
phản đối, chi phí xã hội đương nhiên phải tăng.
Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Hippolyte d’Albis thuộc Trường Kinh tế Paris,
người nhập cư không làm tăng chi phí xã hội của nước đón tiếp vì nhìn chung
họ đều trẻ hơn dân bản xứ, ít cần đến dịch vụ y tế cũng như tiền hưu trí, là 2
nguồn lớn nhất của quỹ an sinh xã hội. Hippolyte d’Albis nhận định: “Một số
người nói rằng họ không có đủ khả năng để tiếp nhận người tị nạn mặc dù họ rất
muốn. Nhưng [bằng nghiên cứu của mình], chúng tôi đã chỉ ra rằng họ không
chịu thiệt thòi khi thực hiện điều đó, thậm chí nếu không đón nhận người nhập
cư, nền kinh tế nước họ có thể rơi vào tình trạng tồi tệ hơn.”
c. Nghiên cứu về sức khỏe người dân và GDP
Hầu hết các tệ nạn xã hội, kinh tế đều được cho là vô đạo đức nhưng nếu nhìn

theo một khía cạnh khác thì đây là biểu hiện của sự “yếu kém sức khỏe” trong
người dân. Một người khỏe mạnh về tâm sinh lý sẽ không cố gắng phạm pháp,
hoặc ít nhất cũng sẽ không làm điều vô đạo đức nếu không bị buộc đến bước
Trang 8


đường cùng. Một người khỏe mạnh về thể chất thì không cần dùng thuốc phiện,
một người có quan hệ xã hội cộng đồng lành mạnh sẽ không cố gắng làm hại
người khác. Ngay cả những người có tôn giáo với tinh thần ổn định sẽ tin tưởng
vào đấng tối cao của họ, vào hòa bình chứ không muốn bạo lực cũng như hận
thù.Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), sự khỏe mạnh là một trạng thái đầy đủ cả
về vật chất, tinh thần cũng như các mối quan hệ xã hội chứ không phải chỉ là
không ốm đau hay thương tật gì.Như vậy, sự khỏe mạnh của người dân không
giới hạn về thể chất mà còn liên quan đến tinh thần cũng như các mối quan hệ
xã hội. Do đó, những tệ nạn về gia đình, xã hội, kinh doanh đều là dấu hiệu của
sự yếu kém sức khỏe.Vì lý do trên không thể phủ nhận tác động của chi phí
chăm sóc sức khỏe lên chỉ số GDP.
d. Nghiên cứu về thất nghiệp và GDP
Trước thực trạng năm 2016, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp trong độ
tuổi lao động, điều này một mặt phản ánh trình độ phát triển kinh tế của Việt
Nam còn thấp, chủ yếu vẫn sử dụng lao động không có chuyên môn kỹ thuật;
mặt khác, phản ánh chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường nói cách khác, chất lượng không tương xứng với bằng cấp đạt được. Theo ông
Lưu Quang Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội: “Việc
cung ra thị trường các “sản phẩm đào tạo” với chất lượng không đáp ứng nhu
cầu không chỉ gây lãng phí về thời gian đào tạo nói chung, lãng phí về nguồn
lực đầu tư của các hộ gia đình nói riêng, mà còn kìm hãm khả năng tăng năng
suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”
Kết quả nghiên cứu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 65% chủ doanh nghiệp
FDI và 35% doanh nghiệp trong nước cho rằng những kỹ năng mà trường dạy
nghề và trung học chuyên nghiệp đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của

doanh nghiệp.Do vậy, thất nghiệp do kỹ năng và năng lực không phù hợp với
nhu cầu lao động là một lãng phí và thời gian thất nghiệp càng dài thì càng kìm
hãm tăng trưởng. Năm 2016, năng suất lao động bình quân theo giá hiện hành
đạt 84,5 triệu đồng/người (khoảng 3.853 USD/lao động). Nói cách khác, bình
quân mỗi quý của năm 2016, mỗi lao động Việt Nam đã tạo ra 21,1 triệu
đồng.Theo trên cho thấy tác động mạnh mẽ của tỉ lệ thất nghiệp lên nền kinh tế
vì vậy biến tỷ lệ thất nghiệp cũng là một biến quan trọng không thể bỏ qua.

Trang 9


3. Phương pháp bình phương tối thiểu OLS
Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định mối quan hệ tuyến tính
giữa một (hồi quy tuyến tính giản đơn) hoặc nhiều biến giải thích (hồi quy tuyến
tính đa biến) với một biến phụ thuộc dạng liên tục.
Giả định mô hình hồi quy tuyến tính:
• Sai số của phần dư (residuals errors) ở đường thẳng hồi quy có phân phối chuẩn
hoặc xấp xỉ phân phối chuẩn.
• Phương sai sai số đồng nhất theo tất cả các quan sát.
• Sai số ngẫu nhiên sẽ độc lập thống kê lẫn nhân. Đây là giả định về không tự
tương quan.
• Dữ liệu không có chứa các điểm dị biệt (Xem thêm phát hiện điểm dị biệt).
• Biến phụ thuộc trong mô hình phải là biến liên tục (có thể dạng tỉ lệ, hoặc dạng
khoảng)


Có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến giải thích của mô
hình. Nếu dữ liệu có dạng phi tuyến, thì chúng ta thực hiện biến đổi biến thành
biến mới qua một dạng hàm phù hợp sao cho biến mới này thỏa mãn giả định
tuyến tính của mô hình hồi quy.


• Không có sự đa cộng tuyến giữa các biến giải thích. Điều đó có nghĩa các biến
giải thích trong mô hình không có sự tương quan cao với nhau.

Hình ảnh minh họa bình phương tối thiểu tuyến tính.
• Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
Xét mô hình tổng thể:

Trang 10


Giả sử có mẫu ngẫu nhiên n thu được từ tổng thể, ta có mô hình ước lượng:

Gọi sai lệch giữa giá trị thực tế và giá trị ước lượng của nó từ hàm hồi quy mẫu
là phần dư(residuals), ký hiệu ei từ đó ta có mô hình hồi quy mẫu:
sao cho sai lệch tổng hợp giữa các
̂ ̂
Mục tiêu: tìm các giá trị ước lượng

1, 2

giá trị thực tế Yi và giá trị ước lượng tương ứng từ hàm hồi quy mẫu là nhỏ
nhất.
Hàm hồi quy mẫu và phần dư:

Sai lệch tổng hợp có thể được định nghĩa bởi:


Tổng các phần dư




Tổng các giá trị tuyệt đối của phần dư



Tổng bình phương các phần dư

=> Phương pháp bình phương tối thiểu (Odinary Least

Square): Phương pháp

̂ ̂

xác định , dựa trên tiêu chuẩn cực tiểu tổng bình phương các phần dư.

12

Ta xét tông bình phương của các phân dư (được gọi là RSS) sao cho chúng là
nhỏ nhất.
Điều này được diễn tả như sau:

Trang 11


Theo kiên thức đã học, đây là một phương trình bậc hai nên muốn tìm điểm cực
trị ta phải
xét đạo hàm theo ̂1, ̂2và cho chúng bằng không:

Từ trên ta có kết quả:


̂ ̂

với x = X – X; y = Y – Y ta có , được gọi là các ước lượng bình phương
i

i

i

i

1

2

nhỏ nhất (Ước lượng OLS)
Phương pháp OLS là phương pháp nhóm lựa chọn cho đề tài nghiên cứu này.

Trang 12


CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY
1. Mô hình hồi quy tổng thể
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là
chỉ số GDP với các biến độc lập có dạng:
GDPij =β0 + β1*PopMij + β2*Unemploymentij + β3*Healthexppercapij +
β4*Lifeexij + β5*Tinandenij + ui
Trong đó:
β0: Hệ số chặn của mô hình

βi (
= , ): Các hệ số góc của mô hình

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội của các nước qua các năm (triệu USD)
PopM: Dân số các nước qua các năm (triệu người)
Unemployment: Tỉ lệ thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động (%)
Healthexppercap: Chi phí chăm sóc sức khỏe trên đầu người (USD)
Lifeex: Tuổi thọ trung bình của người dân (Năm)
Tinanden: Số người tị nạn đến nước đó (Người)
ui: Sai số ngẫu nhiên
2. Mô hình hồi quy mẫu
Mô hình hồi quy mấu ngẫu nhiên có dạng:
̂

̂
̂
̂
̂
= + *PopM + *Unemployment + *Healthexppercap +

ij01ij2ij3ij
̂

4*Lifeexij +

̂

5*Tinandenij +

ei


̂ ̂

Từ các nghiên cứu kinh tế và những gì đã học được, nhóm kỳ vọng ,
mang dấu dương trong khi đó
3. Mô tả thống kê

̂

̂

̂

sẽ

1 3,4

sẽ mang dấu âm sau khi thực hiện hồi quy. 2, 5

Thống kê gồm 119 mẫu quan sát của 7 nước (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada,
Nhật Bản) trong 17 năm từ 2000-2016 trên các chỉ số: GDP (triệu USD), dân số
(triệu người), tỉ lệ thất nghiệp (% trên tổng lao động), chi phí chăm sóc sức
Trang 13


khỏe trên đầu người (USD), tuổi thọ trung bình (năm), số người tị nạn đến nước
đó (người).
Đặc điểm của bộ sô liệu là các chỉ số không biến động nhiều qua các năm do
đây đều là các nước có nền kinh tế tương đối khỏe mạnh, ổn định.
4. Phân tích tương quan

Qua phân tích tương quan giữa các biến độc lập bằng Stata ta thấy các biến có
tương quan âm, dương khá đa dạng với nhau (chi tiết ở phụ lục). Trong đó mạnh
mẽ nhất là tương quan giữa dân số và chi phí chăm soc sức khỏe trên đầu người
với chỉ số tương quan là 0,7431. Điều này rất dễ hiểu vì khi dân số tăng, nhiều
vấn đề sức khỏe phát sinh liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh,...
làm chi phí chăm sóc sức khỏe tăng và khi số tiền dành cho y tế cao, người dân
khỏe mạnh hơn, giảm số người tử vong làm cho dân số được đảm bảo. Ngược
lại, 2 yếu tố ít tương quan nhất là tỉ lệ thất nghiệp với tuổi thọ trung bình vì 2
yếu tố này rất ít chi phối lẫn nhau. Ở các nước G7, khi thất nghiệp người lao
động vẫn được đảm bảo một cuộc sống đầy đủ bởi Chính phủ nên cơ bản tuổi
thọ không bị ảnh hưởng và ngược lại, tuổi thọ cao không làm tỉ lệ thất nghiệp
thay đổi.

Trang 14


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
1. Kết quả ước lượng và phân tích kết quả hồi quy
a. Kết quả hồi quy
Để chạy mô hình hồi quy ta thực hiện lệnh reg, thu được kết quả:
Ta có bảng số liệu:
Biến

Tên biến

Hệ số OLS
Hệ số

Độlệch
chuẩn


p-value

Mức độ dân số

PopM

1814,066

154,058

0,000

Tỉ lệ thất nghiệp

Unemployme
nt

34142,46

3692,005

0,000

Chi phí chăm sóc sức
khoẻ

Healthexpper
cap


-71,849

6,7262

0,000

Tuổi thọ

Lifeex

97542,69

6148,889

0,000

Số người tị nạn đến

Tinanden

0,125

0,0424

0,004

Hệ số tự do

_cons


6644209

499969,1

0,000

0,8028

R2
Số lượng quan sát

119

Ta có phương trình hồi quy mẫu:
̂

ijijij.

= - 6644209 + 1814,066PopM - 34142,46Unemployment -

71,849Healthexppercapij + 97542,69Lifeexij + 0,125Tinandenij + ei

b. Phân tích kết quả hồi quy
● Số quan sát: 119
● Tổng bình phương độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc (TSS): 3,5827e+12
● Tổng bình phương độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc giải thích bởi SPF (ESS):
2,8761e+12
Trang 15








Tổng bình phương phần dư (RSS): 7,0664e+11
Bậc tự do của phần được giải thích dfm: 5
Bậc tự do của phần dư dfr: 113
Hệ số xác định R2: 0,8028 có ý nghĩa các biến X trong mô hình giải thích được
80,28% sự thay đổi của biến phụ thuộc Y. Hay các biến PopM, Unemploymet,
Healthexppercap, Lifeex, Tinanden giải thích được 80,28% sự thay đổi của biến
GDP.


● Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình:
̅

Hệ số các định hiệu chỉnh 2: 0,7940

̂ = -6644209 < 0 có nghĩa là trong điề u kiệ n các nhân tố khác không đổi, khi

-

0

giá trị các biến độc lập X = 0 thì GDP là -6644209 triệu đô..
̂ = 18 14,0 66 > 0 có nghĩa là trong điề u kiệ n các nhân tố khác không đổi, khi

-


1

mức độ dân số tăng lên 1 triệu người thì GDP tăng 1814,066 triệu đô..
-

̂

= -34142,46 > 0 có nghĩa là trong điề u kiệ n các nhâ n tố khác không đổi, khi

2

tỉ lệ thất nghiệp tăng lên 1% số người thất nghiệp trên tổng lao động thì GDP
giảm 34142,46 triệu đô.
-

̂ = -71,8 49 > 0 có nghĩa là trong điề u kiệ n các nhâ n tố khác không đổi, khi chi

3

phí chăm sóc sức khoẻ tăng lên 1 đô thì GDP giảm 71,849 triệu đô.
-

̂ = 87542,69 > 0 có nghĩa là trong điề u kiệ n các nhân tố khác không đổi, khi

4

tuổi thọ tăng lên 1 tuổi thì GDPtăng 87542,69 triệu đô.
-

̂ = 0,125 > 0 có nghĩa là trong điề u kiệ n các nhân tố khác không đổi, khi số


5

người tị nạn đến tăng lên 1 người thì GDP tăng 0,125 triệu đô.
2. Kiểm định giả thiết thống kê và mức độ phù hợp của mô hình
a. Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy
-

-

Mục đích: Kiểm tra ý nghĩa của từng hệ số hồi quy lên mô hình hay ảnh hưởng
của từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc
Phương pháp: Phương pháp giá trị p-value (xét mức ý nghĩa = , , hay độ tin cậy 95%)

Cặp giả thiết thống kê:
{

:

:

=


Nếu
giá trị P-value của một biến độc lập có giá trị nhỏ hơn mức ý nghĩa
, thì bác bỏ , chấp nhận hay biến độc lập có ý nghĩa thống kê với mô hình hồi quy.
Trang 16

=



Bảng kết quả phân tích hồi quy trên phần mềm Stata như sau:
• Kiểm định :
Cặp giả thiết:
{



:

:

=


Có p-value( ) = 0,000 < = , , bác bỏ , tức là biến PopM có ý nghĩa thống kê, thực sự có ảnh hưởng đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc GDP.
:

Kiểm định

:

=

:



Có p-value( )= 0,000 < = , , bác bỏ , tức là biến Unemployment có ý nghĩa thống kê, thực sự có ảnh hưởng đến giá trị trung bình của biến phụ

thuộc

GDP.


Kiểm định

:
{

Có p-value(

)= 0,000 <

:

:

=


, bác bỏ

= ,

, tức là biến Healthexppercap có

ý nghĩa thống kê,thực sự có ảnh hưởng đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc
GDP.
• Kiểm định


:
{

:

:

=


Có p-value( )= 0,000 < = , , bác bỏ , tức là biến Lifeex có ý nghĩa thống kê,thực sự có ảnh hưởng đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc GDP.

• Kiểm định

:
{

:

:

=


Có p-value( )= 0,004 < = , , bác bỏ , tức là biến Tinanden có ý nghĩa thống kê,thực sự có ảnh hưởng đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc GDP.

b.

Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy

Trang 17


• Mục đích: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tức là kiểm định giả
thuyết liệu toàn bộ các biến độc lập trong mô hình có giải thích gì cho biến phụ
thuộc không, tức là kiểm tra các hệ số hồi quy có đồng thời bằng 0 hay không
• Phương pháp: sử dụng giá trị p-value
Cặp giả thuyết:
=
{:++++≠

:====

Ta có: Prob > F = 0,0000 <

= ,

nên ta bác bỏ

Vậy mô hình hồi quy phù hợp với bộ số liệu mẫu.

Trang 18

, chấp nhận

.


CHƯƠNG IV:THẢO LUẬN KẾT QUẢ & GIẢI PHÁP
1. Thảo luận kết quả


Qua phân tích mô hình hồi quy với 5 biến độc lập ta thấy rằng 5 yếu tố được
nghiên cứu đều có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tích cực đến GDP ở các mức độ
khác nhau. Hãy cùng phân tích rõ hơn vì sao lại có kết quả như vậy.
Đầu tiên, nhóm các yếu tố tác động tích cực đến chỉ số GDP trong mô hình là
dân số, tuổi thọ trung bình và lượng người nhập cư đến các nước G7. Các chỉ số
này càng cao thể hiện các nước G7 càng có nguồn nhân lực dồi dào bao gồm cả
người bản địa và người nước ngoài. Lực lượng lao động lớn tất nhiên sẽ sản
xuất càng nhiều, tận dụng được triệt để hơn các nguồn lực của đất nước. Tuy
nhiên, ở một mặt khác, nhóm các nước phát triển này đang gặp khá nhiều vấn
đề liên quan đến việc tuổi thọ trung bình ở mức cao nhất thế giới (già hóa dân
số), tỷ lệ sinh thấp (dân số giảm chứ không tăng) hay lượng người các nước
khác tìm đến các nước G7 ngày càng nhiều gây ra nhiều tranh cãi cho các chính
phủ trong việc thiết lập chính sách về nhập cư, đồng thời đặt ra bài toán khó
trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa lòng xã hội ngày càng phức tạp.
Nhóm các yếu tố còn lại bao gồm chi phí chăm sóc sức khỏe tính trên đầu người
và tỉ lệ thất nghệp có tác động tiêu cực đến GDP. Chi phí chăm sóc sức khỏe
càng cao thì người dân các nước càng được cung cấp dịch vụ y tế chất lượng
cao hơn, giảm thiểu bệnh tật. Tuy nhiên ở các nước G7, chi phí cho y tế công
được coi như một khoản phúc lợi do chính phủ chi trả bên cạnh giáo dục công
lập, điều này hiển nhiên là một gánh nặng tài chính cho chính phủ. Đặc biệt khi
đất nước có nhiều người già, gánh nặng này càng trở nên to lớn hơn. Khi Nhà
nước đổ tiền vào cho các phúc lợi xã hội, hệ quả là phần vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế bị giảm đi, GDP giảm.
Bên cạnh đó, thất nghiệp vẫn luôn là một hòn đá tảng trên con đường tiến lên
của bất kì quốc gia nào chứ không chỉ nhóm G7. Thời đại toàn cầu hoa hiện nay
mang đến nhiều cơ hội cho người lao động, đồng thời cũng làm cho môi trường
việc làm trở nên khắc nghiệt hơn, tính cạnh tranh nâng cao làm cho một số rất
lớn người lao động trở nên thất nghiệp (trong bộ số liệu, có những quan sát tỉ lệ
này lên tới hơn 10% tổng lực lượng lao động). Ngoài ra, máy móc cũng ngày

càng tân tiến hơn, dần thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Những người
không có việc làm vừa không tạo ra sản phẩm dịch vụ đóng góp cho GDP, vừa
không nộp thuế và còn khiến chính phủ mất thêm một khoản trợ cấp không nhỏ
Trang 19


hàng tháng. Có thể nói thất nghiệp là một bài toán vô cùng hóc búa đối với
những nhà quản lí bây giờ và trong tương lai.
Kết quar thu được từ mô hình là cơ sở để nhóm đề xuất một số giải pháp nâng
cao hơn nữa chỉ số GDP cho các nước G7 và Việt Nam. Tuy trình độ phát triển
không tương đồng nhưng trong quá trình lớn lên của nền kinh tế, Việt Nam tất
yếu cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề này và cần những biện pháp thực sự hiệu
quả để giữ cho nền kinh tế ổn định, phát triển bền vững.
2. Một số giải pháp giúp GDP tăng trưởng ổn định
a. Đảm bảo dân số tăng một tốc độ hợp lí, cấu trúc dân số thuận lợi cho
phát triển kinh tế
Hiện nay các nước G7 đang xảy ra tình trạng già hóa dân số nhanh, dân số tăng
tốc độ âm do người dân càng ngày càng giảm mong muốn kết hôn sinh con để
tập trung cho sự nghiệp, người già ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong xã hội. Để
cải thiện vấn đề này, các chính phủ nên đưa ra các chương trình vận động, tuyên
truyền cho người dân ý nghĩa việc sinh con đối với mỗi gia đình cũng như đối
với cả đất nước. Ngoài ra, cần có các chế độ hỗ trợ các gia đình nuôi con để
khuyến khích việc sinh nở. Đức là nước tiên phong trong việc này bằng cách hỗ
trợ tài chính cho các bậc cha mẹ khi sinh con ra và chăm sóc con đến năm 18
tuổi. Italia cũng có chính sách thưởng đất nông nghiệp trong 20 năm cho các gia
đình sinh con thứ ba,... Khuyến khích sinh con là giải pháp cần thiết cho các
nước này trong bối cảnh hiện tại.
Ngược lại, trong những năm qua Việt Nam đang được đánh giá là có cấu trúc
dân số vàng khi độ tuổi trung bình dao động trong khoảng 24-30 tuổi, số người
trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ khá lí tưởng. Đây là một điều kiện thuận lợi

để phát triển kinh tế chúng ta cần tận dụng ngay trước khi bị rơi vào cảnh “chưa
giàu đã già” như một số nhận định. Mặt khác, chúng ta cần thực hiện kế hoạch
hóa gia đình mạnh mẽ hơn nữa để trẻ em sinh ra có điều kiện tốt để phát triển,
dân số tăng trong vùng kiểm soát, giảm các hệ lụy về thiếu thốn chỗ ở, việc làm,
cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,... làm kìm hãm tăng trưởng của đất
nước.
b. Thiết lập các chính sách hiệu quả về nhập cư, tị nạn.
Trong 2 thập kỉ trở lại đây, làn sóng nhập cư ngày càng lan rộng và trở nên phức
tạp do các biến động của tình hình thế giới. Nội chiến, bạo lực, đói nghèo khiến
rất nhiều người từ các nước Tây Á, Châu Phi, Nam Mỹ,... tìm đến các
Trang 20


nước giàu, điển hình là Mỹ, Anh, Pháp, Đức hòng tìm cho mình một cơ hội về
một cuộc sống tốt đẹp hơn. Không chỉ vậy, rất nhiều người dân quốc gia khác
cũng đến đây tìm cơ hội phát triển cho bản thân và con em mình. Những người
này góp một phần đáng kể vào lực lượng lao động nước sở tại, tham gia sản
xuất đóng góp vào GDP tuy nhiên lại làm gia tăng rất nhiều mối lo cho các nhà
quản lí khi gây ra xung đột lợi ích với lao động bản địa, gây bạo lực và bất ổn
cho xã hội. Khi các giải pháp tăng dân số lành mạnh chưa thực sự phát huy tác
dụng thì lao động nhập cư chính là cứu cánh cho một nền sản xuất vận hành
trơn tru. Tuy nhiên, chính phủ các nước cần siết chặt các điều kiện nhập cư để
giảm thiểu người nhập cư có thể ảnh hưởng xấu, xây dựng các chốt chặn, tường
rào khu vực biên giới ngăn cản nhập cư trái phép, đồng thời chung tay giải
quyết các bất ổn trên toàn cầu để người dân các nước khác yên tâm sinh sống,
giảm lượng người tị nạn vào nước mình.
c. Cân bằng các nguồn lực quốc gia cho phát triển kinh tế
Các nước G7 cần tính toán cẩn thận và đưa ra các chế độ phúc lợi hợp lí để vừa
đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, vừa có khoản chi đủ cho các dự án tăng
trưởng kinh tế. Không nên để các gói phúc lợi xã hội trở thành gánh nặng cho

đất nước. Nhà nước nên đưa ra các chính sách để chia sẻ trách nhiệm chăm sóc
sức khỏe với người dân, qua đó khiến người dân có ý thức tự chăm sóc bản thân
nhiều hơn, tạo điều kiện cho dịch vụ y tế tư nhân phát triển cả về số lượng lẫn
chất lượng.
d. Giảm tỉ lệ thất nghiệp
Trong ngắn hạn, các nước có thể tạo thêm công ăn việc làm cho người dân bằng
cách mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư tại nước mình hoặc liên doanh sản xuất.
Trong dài hạn, khoa học công nghệ là một yếu tố tiên quyết giải quyết thất
nghiệp. Phát triển khoa học công nghệ tiến tới tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ
mới, cách thức sản xuất mới sẽ đem đến cơ hội việc làm cho nhiều người dân
với mức thu nhập cao. Bên cạnh đó, lao động ở các nước cũng phải được nâng
cao trình độ, sức sáng tạo để cạnh tranh trên thị trường việc làm, tránh việc bị
thay thế bởi những lao động nước ngoài. Chính Phủ có thể thực hiện vấn đề này
thông qua đa dạng hóa chuyên sâu các chương trình đạo tạo ở bậc cao đẳng, đại
học, phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các khóa huấn luyện cho công
nhân viên, định hướng việc làm kịp thời cho sinh viên sắp tốt nghiệp,...

Trang 21


KẾT LUẬN
Bằng kết quả nghiên cứu từ bộ số liệu thu thập được, chúng ta có thể thấy các
yếu tố về con người trong một Quốc gia ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến GDP của
Quốc gia đó, theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Con người là nhân tố
chủ chốt của phát triển kinh tế, là cơ sở và động lực để mỗi nước tiến lên. Làm
sao để chúng ta có một lực lượng lao động với cơ cấu hợp lí, sức khỏe đảm bảo
và có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường lao động luôn là bài toán mà các
nước phải suy nghĩ, tìm cách cải thiện, không chỉ riêng các nước G7 mà cả Việt
Nam chúng ta, một đất nước đang từng ngày phát triển. Điều này yêu cầu có sự

can thiệp đúng lúc của Nhà nước với các chính sách và ý thức của mỗi người
dân. Vấn đề giải quyết dân số già, tị nạn ồ ạt hay thất nghiệp hiện nay vẫn chưa
thể triệt để do có nhiều rào cản nhưng nhóm tin rằng trong thời gian tới, chúng
sẽ được khắc phục, đem lại tăng trưởng ổn định và bền vững cho tất cả các quốc
gia.
Kết quả nghiên cứu của nhóm có những sự tương đồng và sai khác nhất định
với các nghiên cứu đi trước do tính chất của các nước G7 về kinh tế - xã hội và
thời điểm nghiên cứu. Mong rằng trong các nghiên cứu tiếp theo, nhóm sẽ thu
được nhiều kết quả đa dạng hơn nữa để có thể hiểu rõ hơn về sự tăng trưởng của
các khu vực cũng như thế giới.

Trang 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Sinh (2017), “Lao động thất nghiệp ảnh hưởng tới tăng trưởngGDP
như thế nào ?”, Thời báo kinh doanh, Hà Nội.
/>6YJSYdWxqfvz0pkSeIA_cVIHJTS0
2. Kimberly Amaded (2019), “Unemployment Rate by Year Since 1929
Compared to Inflation and GDP”, The Balance.
/>3. Statista
(2019),
“Arbeitslosenquote
in
DeuschlandJahresdurchschnittswerte bis 2019”
/>ote-in-deutschland-seit-1995/
4. WorldBank, “World Development Indicators”, DataBank.
/>5. Tài liệu môn học Kinh tế vĩ mô 2
6. Tài liệu môn học Tăng trưởng & Phát triển


Trang 23


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả Stata

Phụ lục 2: Bảng đánh giá tương quan

Phụ lục 3: Do-file
log using "C:\Users\DELL\Downloads\KTL last.smcl"
import
excel
"C:\Users\DELL\Downloads\Data_Extract_From_World_Development_In
dicators (2).xlsx", sheet("Sheet9") firstrow
keep GDP PopM Unemployment Healthexppercap Lifeex Tinanden
reg GDP PopM Unemployment Healthexppercap Lifeex Tinanden
corr PopM Unemployment Healthexppercap Lifeex Tinanden
Trang 24


×