Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người HDI của các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.78 KB, 26 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

BÀI GIỮA KỲ
MÔN: KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHỈ SỐ PHÁT
TRIỂN CON NGƯỜI HDI
Nhóm 6:
Họ tên
Hoàng Thúy An

MSV
1713310002

Nguyễn Thu Huyền

1713310077

Nguyễn Ngọc Diệp

1713310025

Phạm Khánh Linh

1411120075

Nguyễn Đức Tùng


1417740103

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Chu Thị Mai Phương
Lớp tín chỉ:

KTE309.5

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2019

1


1


MỤC LỤC

3


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
TOC \h \z \c "Bảng"
Bảng 1: Mô tả thống kê................................................................................................ 15
Bảng 2: Mô tả tương quan các biến............................................................................. 16
Bảng 3: Kết quả ước lượng OLS (1)............................................................................ 18
Bảng 4: Kết quả ước lượng OLS (2)........................................................................... 19
Bảng 5: Kết quả kiểm định bỏ sót biến........................................................................ 26
Bảng 6: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi................................................ 26
Bảng 7: Kết quả kiểm định phân phối của nhiễu......................................................... 26
Bảng 8: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến................................................................... 26


4


LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ một chương trình phát triển kinh tế - xã hội nào của quốc gia hay địa
phương, thành công hay thất bại đều xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như: tài nguyên
thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động. Trong đó, nguồn nhân lực được xác định là
trung tâm, then chốt và bao hàm nhất quyết định các yếu tố căn bản này. Để đánh giá
mức độ phát triển con người, UNDP đã đưa ra chỉ số phát triển con người. Việc đo
lường và phân tích chỉ số này giúp tạo ra cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một
quốc gia, đồng thời cho thấy sự tiến bộ hay tụt hậu của một quốc gia trong phát triển
con người.
Tuy nhiên, để có được chỉ số phát triển con người - HDI trước tiên ta phải hiểu
những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến nó và ảnh hưởng ở mức độ nào. Mặc dù rất
nhiều các yếu tố có thể nói là ảnh hướng đến chỉ số phát triển HDI, nhưng thực tế chỉ
có một số lượng nhỏ là có thể phân tích thống kê và đưa ra kết luận xác đáng.
Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ số phát triển con người - HDI với tình
hình kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, nhóm chúng tôi muốn trả lời một câu hỏi được đặt
ra là: Các yếu tố tác động đến chỉ số phát triển con người HDI của dân số và mức độ
tác động như thế nào, thông qua đề tài tiểu luận: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số
phát triển con người HDI của các nước”. Qua nghiên cứu lần này hiểu thên và nắm
rõ các yếu tố phát triển con người cũng như góp phần nâng cao chỉ số HDI, nâng cao
trình độ phát triển con người trong thời gian tới.

5


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ PHÁT
TRIỂN CON NGƯỜI HDI

Tổng quan về chỉ số phát triển con người- HDI
Chỉ số phát triển con người (HDI) là căn cứ để so sánh, đánh giá trình độ phát
triển của mỗi quốc gia theo các thời kì khác nhau. Báo cáo Phát triển con người năm
1990 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã nhấn mạnh: "Phát triển con người
là mục đích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là phương tiện". Đồng thời chỉ rõ "mục tiêu
căn bản của phát triển là tạo ra một môi trường khuyến khích con người được hưởng
cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo". Chỉ số này được phát triển bởi hai nhà kinh
tế học. Một người Pakistan tên là Mahbub ul Haq và một người Ấn Độ Amartya Sen
vào năm 1990.
Theo cách tính cũ, HDI được tính theo công thức như sau:

Trong đó:
 HDI1 : chỉ số GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương.
HDI2 : chỉ số giáo dục (hay còn gọi là chỉ số tri thức) được tính bằng cách bình quân
giữa chỉ số tỷ lệ biết chữ (biết đọc, biết viết của dân cư) với trọng số là và chỉ số tỷ lệ
người lớn (từ 24 tuổi trở lên) đi học với trọng số là .
 HDI3: chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh
Với cách đo này, trước khi tính bản thân HDI, cần phải xây dựng một độ do cho
mỗi chỉ số (GDP, giáo dục, tuổi thọ) và được tính theo giá trị cực đại và cực tiểu. Giá
trị của mỗi chỉ số được thể hiện bằng giá trị từ 0 đến 1.

6


Theo cách tính mới được UNDP áp dụng từ năm 2010, chỉ số phát triển con
người được tính theo công thức như sau:

Trong đó:
 Chỉ số tuổi thọ (LEI) thể hiện cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh của con người,
đo bằng độ tuổi trung bình.

 Chỉ số giáo dục (EI) được đo bằng số năm đi học bình quân (MYSI) và số năm
đi học kỳ vọng (EYSI).
 Chỉ số thu nhập (II) thể hiện mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người
 : là tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người được tính theo sức mua quy ra
đô la Mỹ.
Chỉ số các tiêu chí trên được tính bằng công thức như sau:

7


Trong đó:
 LEI : tuổi thọ trung bình
 MYS: số năm đi học bình quân (số năm mà một người trên 25 tuổi đã bỏ ra
trong giáo dục chính quy
 EYS : số năm đi học kỳ vọng (số năm học dự kiến cho trẻ dưới 18 tuổi)
 : là tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người được tính theo sức mua quy ra
đô la Mỹ.

Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến HDI
Theo định nghĩa và các cách tính trên, có thể thấy các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ
số Phát triển con người HDI bao gồm tuổi thọ, tri thức và thu nhập.
Chỉ số tuổi thọ (LEI) được tính dựa trên tuổi thọ trung bình (LE). Tuổi thọ trung
bình thể hiện thời gian trung bình mà một cá nhân dự kiến sẽ sống, dựa trên năm sinh,
số tuổi hiện tại và các yếu tố nhân khẩu học khác bao gồm giới tính. Tuổi thọ trung
bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Nữ giới thường sống lâu hơn nam giới ở
hầu hết các quốc gia có hệ thống y tế sản khoa tốt.
Giáo dục là một thành phần quan trọng và được sử dụng để đo lường sự phát
triển kinh tế và chất lượng cuộc sống, là yếu tố chính quyết định liệu một quốc gia là
một quốc gia phát triển, đang phát triển hay kém phát triển. Trước năm 2010, chỉ số
giáo dục được đo lường bằng tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành và tỷ lệ nhập học

chung của cấp tiểu học, trung học và đại học. Tỷ lệ biết chữ của người lớn đưa ra một
dấu hiệu về khả năng đọc và viết, trong khi tỷ lệ nhập học đưa ra một dấu hiệu về trình
độ học vấn từ mẫu giáo đến giáo dục sau đại học. Kể từ năm 2010, chỉ số giáo dục đã
được đo lường bằng cách kết hợp số năm đi học trung bình của người lớn với số năm
đi học dự kiến cho trẻ em, mỗi năm nhận được trọng số 50%.
8


Số năm đi học trung bình (MYSI) thể hiện số năm trung bình mà những người từ
25 tuổi trở lên nhận được giáo dục trong cuộc đời. Chỉ số này được tính dựa trên thời
gian lý thuyết của từng cấp học tham dự. “15” là mức tối đa dự kiến của chỉ số này cho
năm 2025. Năm học dự kiến (EYSI) là một phép tính số năm mà một đứa trẻ dự kiến
sẽ đi học, bao gồm cả những năm dành cho việc học lại. Nó là tổng của các tỷ lệ nhập
học theo độ tuổi cụ thể đối với từng cấp giáo dục như tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông và đại học. Năm học dự kiến được giới hạn ở mức 18 năm. Con số này
cũng tương đương số năm để đạt được bằng thạc sĩ ở hầu hết các quốc gia.
Chỉ số thu nhập chủ yếu dựa trên tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu
người được tính theo sức mua qua ra đô la Mỹ. Ở cách tính cũ, chỉ số này được tính
dựa trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Một số nghiên cứu trước đây
Phạm vi thế giới
Ý tưởng phát triển, trong đó lấy con người làm trung tâm với đúng nghĩa cao đẹp
của nó “là của cải đích thực của một quốc gia” được UNDP công bố ngay từ HDR đầu
tiên (1990) và được phát triển sâu sắc hơn trong các HDRs, đánh dấu một sự thay đổi
cơ bản về quan điểm phát triển thế giới. Các số đo cụ thể được tổng hợp lại thành một
chỉ số, chỉ số phát triển con người (HDI). Cho tới nay, UNDP đã công bố hơn 600
HDRs ở các cấp, do hơn 140 quốc gia cùng phối hợp xây dựng. Tuỳ vào bối cảnh toàn
cầu hay khu vực vào những thời điểm khác nhau, các HDRs đều hướng tới giải quyết
những vấn đề cấp bách nhất, là những thách thức mà loài người đang phải đối mặt, có

tác động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nhân loại, đồng thời đưa ra phân tích các
vấn đề của phát triển trên một diễn đàn rộng lớn, mở ra những chương trình hành động
vì mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu.
Sau 20 năm thực hiện báo cáo phát triển con người, các chuyên gia của UNDP đã
nhận ra một số hạn chế trong cách tính cũng như sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá trình
độ phát triển con người. Vì vậy, đến năm 2010 đã có một số điều chỉnh trong cách tính
và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá của HDI.
Bên cạnh báo cáo phát triển con người thường niên của UNDP, còn có nhiều báo
cáo phát triển con người cấp khu vực và cấp quốc gia được triển khai nghiên cứu, tính
9


toán và công bố. Báo cáo phát triển con người cấp khu vực và cấp quốc gia thường
được phân tích theo các chiều cạnh khác nhau với những đặc thù mang đặc trưng khu
vực và quốc gia xây dựng báo cáo phát triển con người, qua đó gợi mở các chính sách
nhằm tác động đến chiến lược, kế hoạch phát triển của khu vực và quốc gia, hướng
đến mục tiêu phát triển con người bền vững.
Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, các nước thuộc khu vực châu Âu và
CIS là nơi có số lượng báo cáo phát triển con người nhiều nhất (254 báo cáo), tiếp đến
là khu vực châu Phi (170 báo cáo), khu vực châu Mỹ La tinh (132 báo cáo), khu vực
châu Á Thái Bình Dương (101 báo cáo) và thấp nhất là các quốc gia Ả rập (68 báo
cáo).
Qua báo cáo phát triển con người, các quốc gia đã xây dựng các chiến lược,
chính sách hành động để hướng đến mục tiêu phát triển con người bền vững. Các chủ
đề báo cáo phát triển con người hàng năm của các quốc gia, các khu vực trên thế giới
rất đa dạng. Tuy nhiên, các chủ đề thường xoay quanh các vấn đề về kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục, y tế, môi trường, dân chủ, bình đẳng và an sinh xã hội. Chủ đề báo
cáo phát triển con người của mỗi quốc gia cũng thường gắn với đặc trưng của vùng.
Chẳng hạn, khu vực Đông Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) thường quan
tâm đến những vấn đề như vai trò của nhà nước, chính sách công, công nghệ thông tin

và viễn thông (ICT), tri thức, giáo dục và an ninh con người,… còn khu vực châu Phi
lại quan tâm đến những vấn đề nghèo đói, môi trường, dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe,
HIV/AIDS,...
Chỉ số phát triển con người - HDI được gắn với những vấn đề mang tính thời sự,
nổi cộm, nóng bỏng mà cộng đồng thế giới cũng như các quốc gia đang phải đối mặt
trong quá trình phát triển. Báo cáo phát triển con người của các quốc gia thường mang
theo những thông điệp gửi gắm đến các nhà lãnh đạo, cách nhà hoạch định chính sách,
… và cả những người dân hướng đến những hành động cụ thể nhằm mục tiêu phát
triển xã hội một cách bền vững.

10


Bối cảnh Việt Nam
Từ năm 1990 đến nay, chỉ số phát triển con người- HDI Việt Nam tăng đều qua
các năm nhưng tốc độ tăng cũng như sự đóng góp của từng chỉ số thành phần (chỉ số
kinh tế, chỉ số giáo dục và chỉ số tuổi thọ) vào HDI lại không giống nhau.
Kể từ báo cáo năm 2000, UNDP bắt đầu công bố từng chỉ số thành phần trong
chỉ số HDI. Trong giai đoạn 2000 – 2009, chỉ số tuổi thọ của Việt Nam có bước tiến
đều qua từng năm, có sự tăng khá mạnh vào năm 2005 và 2007. Trong vòng 10 năm,
tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng 6,5 năm (từ 67,8 tuổi năm 2000 lên 74,3
tuổi năm 2009). Đây là một mức tăng khá cao so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, chỉ số giáo dục có sự giảm sút do tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học
đều giảm. Việt Nam chú trọng phát triển giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung
học cơ sở, các cấp học cao hơn chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, chỉ số thu
nhập có tăng nhưng còn chậm. Vì vậy, xét về tổng thể chỉ số HDI có tăng nhưng không
đáng kể. Trong giai đoạn này, nhiều chỉ số cấu thành HDI giảm sút so với giai đoạn
trước. Thứ hạng HDI vì thế cũng thay đổi, có sự sụt giảm trong bảng xếp hạng toàn
cầu.
Kể từ năm 2010, UNDP có sự điều chỉnh trong cách tính toán chỉ số HDI.

Trong các Báo cáo PTCN cũng có sự thay đổi về việc công bố các chỉ số thành phần
của HDI. Cụ thể, UNDP không công bố các chỉ số thành phần mà chỉ công bố tuổi thọ
trung bình, số năm đi học trung bình, số năm đi học kỳ vọng và GNI của mỗi quốc gia.
Theo các số liệu từ Báo cáo Phát triển Con người của UNDP trong giai đoạn 5
năm (2010 – 2015), chỉ số tuổi thọ của Việt Nam vẫn tăng dần đều một cách khá bền
vững; chỉ số giáo dục cũng từng bước được cải thiện, đặc biệt có sự tăng mạnh vào
năm 2015 (do số năm đi học trung bình tăng lên 7,5 năm so với 5,5 năm vào năm
2014); chỉ số thu nhập có sự cải thiện rõ rệt trong hai năm 2014 và 2015 so với những
năm trước đó. GNI đầu người của Việt Nam tăng từ 2.900 USD lên 4.892 USD (năm
2014) và 5.092 USD (năm 2015). Vì vậy, trong hai năm 2014 và 2015, sự tăng trưởng
của chỉ số HDI có sự đóng góp đáng kể từ chỉ số thu nhập và chỉ số giáo dục.
Nhìn chung, chỉ số HDI Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng nhưng tốc độ không
cao, sự biến đổi của các chỉ số thành phần trong chỉ số HDI là không đồng đều, có sự
11


thay đổi trật tự đóng góp vào HDI trong từng giai đoạn. Điều này thể hiện sự tiến bộ
không đều giữa các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và y tế.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
Để kiểm tra sự ảnh hưởng của các yếu tố Tuổi thọ trung bình (LEI), Tri thức (EI)
(được đo bằng số năm đi học bình quân (MYSI)) và số năm đi học kỳ vọng (EYSI) và
GNI đến chỉ số HDI của 186 nước năm 2015, nhóm tác giả sử dụng các cơ sở lý thuyết
và dạng mô hình sau:
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:

Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:
HDI = + *LEI + *EYSI + *MYSI + *GNI + ei


Trong đó:
 β1, β2, β3, β4, β5 là các hệ số hồi quy
 , , , là ước lượng các hệ số hồi quy


(ước lượng hệ số tự do)

 , , (ước lượng hệ số góc) khi 1 trong các giá trị LEI, EYSI, MYSI, GNI
thay đổi lần lượt 1 đơn vị và các yếu tố còn lại không đổi thì giá trị trung
bình của biến phụ thuộc HDI sẽ thay đổi lần lượt
 ui: sai số ngẫu nhiên của tổng thể
 ei : phần dư của mẫu

Biến số và các thước đo
 Biến phụ thuộc
12


 HDI: chỉ số phát triển con người. HDI là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung

bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới.
Nó là chỉ số tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em.
HDI còn được sử dụng để đánh giá một quốc gia là nước phát triển, nước đang phát
triển và nước kém phát triển. Đây cũng là chỉ số xác định sự ảnh hưởng của các chính
sách kinh tế đến chất lượng cuộc sống.
 Biến độc lập
 LEI: Chỉ số tuổi thọ trung bình (LEI) được đo bằng tuổi thọ trung bình của một
quốc gia.
Nhìn từ quan điểm phát triển con người, khả năng và cơ hội có được một cuộc
sống lâu dài, khỏe mạnh được thể hiện ở tuổi thọ trung bình

Dấu kì vọng: (+) Do chỉ số tuổi thọ trung bình càng cao thể hiện cuộc sống dài
lâu và khỏe mạnh
 MYSI: Chỉ số năm đi học bình quân được tính là: MYSI =
(MYS: Số năm đi học bình quân (số năm mà một người trên 25 tuổi đã bỏ ra
trong giáo dục chính quy)).
Dấu kì vọng: (+) Do số năm đi học càng cao thì giáo dục và trang bị kiến thức
càng tốt
 EYSI : Chỉ số năm đi học kỳ vọng được tính là: EYSI =

(EYS: Số năm đi học kỳ vọng (số năm học dự kiến cho trẻ em dưới 18 tuổi)).
Giáo dục và chỉ số phát triển con người có quan hệ mật thiết với nhau. Giáo dục
chính là thước đo thành tựu tương đối của các quốc gia về phát triển con người trên
phương diện kiến thức
Dấu kì vọng: (+) Do số năm đi học càng cao thì giáo dục và trang bị kiến thức
càng tốt
 GNI: thu nhập quốc dân là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc

gia trong một thời gian, thường là một năm. Đây là chỉ tiêu đo thực lực của quốc gia.
Thu nhập quốc dân tương tự như Tổng sản lượng quốc gia – GNP, chỉ khác biệt ở chỗ
GNP không trừ đi thuế gián thu và khấu hao.
Nó bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong quốc gia (chính là Tổng
sản phẩm nội địa - GDP), cộng với thu nhập nhận được từ bên ngoài (chủ yếu là lãi
vay và cổ tức), trừ đi những khoản tương tự phải trả ra bên ngoài.
13


Khi thu nhập tăng, đời sống nhân dân được đảm bảo cả về tinh thần lẫn vật chất;
khi thu nhập giảm tác động tiêu cực đến chất lượng dân số. Vì vậy, GNI là một yếu tố
then chốt quyết định đến chỉ số phát triển con người.
Dấu kì vọng: (+) Do mức thu nhập của người dân càng cao thì mức sống của

con người càng tốt
Dữ liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu hỗn hợp, thể hiện
thông tin của các yếu tố ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ số HDI của 186 nước năm
2015. Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ nguồn đã được xác minh là Worldbank có
tính chính xác cao.
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Mô hình trên được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông
thường OLS (Ordinary Least Squares). Sau khi ước lượng, nhóm nghiên cứu thực hiện
kiểm định hệ số hồi quy và một số kiểm định vi phạm giả thiết.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Mô tả thống kê và mô tả tương quan các biến
Mô tả thống kê
Sau quá trình phân tích chủ quan về số liệu, nhóm nghiên cứu đã chạy mô hình
hồi quy gồm các biến như sau:
- Biến phụ thuộc: HDI
- Biến độc lập (bao gồm có 4 biến): LEI, EYSI, MYSI, GNI.
Nhóm nghiên cứu sử dụng lệnh “su HDI LEI EYSI MYSI GNI” để miêu tả số
liệu qua phần mềm Stata. Lệnh “su HDI LEI EYSI MYSI GNI” cho biết số lượng
quan sát (Obs), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn ( Std.Dev.), cũng như giá trị
lớn nhất ( Max) và giá trị nhỏ nhất (Min) của các biến.
Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Variable

Obs

Mean

Std. Dev.


Min

Max
14


HDI

186

697.2312

155.0119

352

949

LEI

186

71.39677

8.31145

48.9

84.2


EYSI

186

13.00538

2.902464

4.9

20.4

MYSI

185

8.343243

3.101572

1.4

13.4

GNI

186

17690.78


19246.27

294

129916

Bảng 1: Mô tả thống kê

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu lấy ở World Bank 2015 với sự giúp đỡ của phần
mềm Stata)
Dữ liệu trong bảng cho thấy rằng:
 Chỉ số phát triển con người (HDI) trung bình của các quốc gia là 697.2312 ,
thấp nhất là 352 và cao nhất là 949.
 Chỉ số tuổi thọ trung bình (LEI) của các quốc gia là 71.39677 ( tuổi), thấp nhất
là 48.9 ( tuổi) và cao nhất là 84.2 ( tuổi).
 Số năm đi học kỳ vọng (EYSI) trung bình của các quốc gia là 13.00538 ( năm),
ít nhất là 4.9 (năm) và nhiều nhất là 20.4 ( năm).
 Số năm đi học bình quân (MYSI) trung bình của các quốc gia là 8.343243
(năm), ít nhất là 1.4 (năm) và nhiều nhất là 13.4 (năm).
 Mức sống đo bằng tổng thu nhập quốc dân (GNI) trung bình của các quốc gia
là 17690.78 (USD), thấp nhất là 294 (USD), cao nhất là 129916 (USD).

Mô tả tương quan các biến
Nhóm nghiên cứu sử dụng lệnh “corr HDI LEI EYSI MYSI GNI” để tìm ra sự
tương quan giữa các biến qua phần mềm Stata.
Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
HDI

LEI


EYSI

HDI

1.0000

LEI

0.4037

1.0000

EYSI

0.4127

0.4882

1.0000

MYSI

0.7873

0.3820

0.4275

MYSI


GNI

1.0000
15


GNI

0.3561

0.3882

0.4366

0.3629

1.0000

Bảng 2: Mô tả tương quan các biến

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu lấy ở World Bank 2015 với sự giúp đỡ của phần
mềm Stata)
Trong lý thuyết xác suất thống kê, hệ số tương quan r cho biết độ mạnh của mối
tương quan tuyến tính giữa hai biến số ngẫu nhiên. Hệ số tương quan bằng 1 trong
trường hợp có tương quan tuyến tính đồng biến và bằng -1 trong trường hợp tương
quan tuyến tính nghịch biến. Các giá trị khác trong khoảng (-1;1) cho biết mức độ phụ
thuộc tuyến tính giữa các biến số.
Bảng mô tả sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, và giữa các biến
độc lập với nhau.

Các hệ số của ma trận tương quan đều mang dấu dương, nghĩa là các biến đều có
mối tương quan tuyến tính cùng chiều, chúng ta kỳ vọng hệ số hồi quy của các biến
LEI, EYSI, MYSI, GNI sẽ mang dấu dương.
Cũng từ bảng trên cho thấy, hệ số tương quan giữa biến HDI và GNI khá nhỏ,
điều này chứng tỏ chúng có mối tương quan tuyến tính yếu với nhau.
Ngược lại, hệ số tương quan giữa biến HDI và MYSI khá cao, điều này chứng tỏ
chúng có mối tương quan tuyến tính mạnh mẽ với nhau.
Từ hệ số tương quan trên, ta nhận thấy số năm đi học bình quân (MYSI) có ảnh
hưởng rất lớn tới chỉ số phát triển con người (HDI).
Cụ thể:
 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập
 Tương quan giữa HDI và GNI ở mức tương đối, GNI có ảnh hưởng cùng
chiều đối với HDI:
r(HDI,GNI ) = 0.3561> 0 nên kỳ vọng β5 có dấu dương
 Tương quan giữa HDI và LEI ở mức tương đối, LEI có ảnh hưởng thuận chiều
đối với HDI:
r(HDI,LEI) = 0.4037>0, nên kỳ vọng β2 có dấu dương
16


 Tương quan giữa HDI và EYSI ở mức tương đối, EYSI có ảnh hưởng thuận
chiều đối với HDI:
r(HDI,EYSI) = 0.4127>0, nên kỳ vọng β3 có dấu dương
 Tương quan giữa HDI và MYSI khá cao, MYSI có ảnh hưởng thuận chiều đối
với HDI:
r(HDI,MySI) = 0.7873 > 0 nên kỳ vọng β4 có dấu dương
Kỳ vọng về độ lớn: biến có ý nghĩa thống kê
Kỳ vọng về chiều: phù hợp với lý thuyết kinh tế
 Tương quan giữa các biến độc lập
 Tương quan giữa LEI và EYSI ở mức tương đối:

r(LEI,EYSI)= 0.4882
 Tương quan giữa LEI và MYSI ở mức tương đối:
r(LEI,MYSI)= 0.382
 Tương quan giữa LEI và GNI ở mức tương đối:
r(LEI,GNI)= 0.3882
 Tương quan giữa EYSI và MYSI ở mức tương đối:
r(EYSI, MYSI)= 0.4275
 Tương quan giữa EYSI và GNI ở mức tương đối:
r(EYSI, GNI)= 0.4366
 Tương quan giữa MYSI và GNI ở mức tương đối:
r(MYSI, GNI)= 0.3629
Tất cả các hệ số tương quan giữa các biến đều có độ lớn nhỏ hơn 0.8
Vậy mô hình không có đa cộng tuyến cao.
Kết quả ước lượng và thảo luận
Kết quả ước lượng
Lựa chọn mô hình phù hợp
Sử dụng lệnh: reg HDI LEI EYSI MYSI GNI

17


Source

SS

df

MS

Model


2824386.48

4

706097

Residual

1619941.92

180

8999.7

Total

4444328.4

184

24154

Number of obs

185

F( 4, 180)

78.46


Prob > F

0.0000

R-squared

0.6355

Adj R-squared

0.6274

Root MSE

94.867

HDI

Coef.

Std. Err.

t

P>t

[95%
Conf.


Interval
]

LEI

1.724877

1.003211

1.72

0.087

-0.254689

3.7044

EYSI

2.262191

2.986319

0.76

0.45

-3.630506

8.1549


MYSI

36.03513

2.597501

13.87 0.0000

30.90966

41.161

GNI

0.0003286

.0004201

0.78

0.435

-0.0005002

0.0012

_cons

238.3796


63.652

3.75

0.0000

112.7795

363.98

Bảng 3: Kết quả ước lượng OLS (1)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu lấy ở World Bank 2015 với sự giúp đỡ của phần
mềm Stata)
Dữ liệu trong bảng chỉ ra rằng các biến phụ thuộc hầu hết không có ý nghĩa do có
p-value lớn, ngoài ra hệ số ước lượng β 5 của biến GNI rất nhỏ (xấp xỉ 0.00032) so với
kỳ vọng là một trong các biến có ảnh hưởng đến biên phụ thuộc. Do vậy cần định dạng
lại mô hình sao cho mức phù hợp của mô hình tốt hơn.
Chạy lại mô hình
-

Thay các biến giá trị GNI thành ln(GNI)

-

Sử dụng lệnh: reg HDI LEI EYSI MYSI lnGNI

18



Number of obs =

185

Source

SS

df

F( 4, 180)

80.32

Model

2848441.47

4

Prob > F

0.0000

180

R-squared

0.6409


184

Adj R-squared

0.6329

Root MSE

94.16

Residual 1595886.93
Total

4444328.4

HDI
LEI
EYSI
MYSI
lnGNI
_cons

Coef Std.
.
Err.
1.32
391
8
1.04

837
1
35.0
117
9
13.7
952
7
170.
688
6

t

1.02 1.
328 29
3.03
380
9
2.64
813
6
7.55
465
9
66.7
152
6

0.

35
13
.2
2
1.
83
2.
56

Inte
[95%
P>t
rval
Conf.
]
3.3
0.1
0.69 430
97
5249
9
7.0
0.7
4.93 347
3
8035
8
0.0
40.
29.7

00
237
8641
0
2
28.
0.0
1.11 702
69
1813
4
302
0.0 39.0
.33
11 4399
3

Bảng 4: Kết quả ước lượng OLS (2)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu lấy ở World Bank 2015 với sự giúp đỡ của phần
mềm Stata)
Nhận thấy: Chỉ số ở mô hình trên lớn hơn mô hình ban đầu
 Mô hình sau có mức ý nghĩa cao hơn
Có : Biến độc lập giải thích đươc 64.09% sự biến động của biến phụ thuộc
Từ bảng trên ta có phương trình hàm hồi quy mẫu ngẫu nhiên:
HDI = 170.689 + 1.324*LEI + 1.048*EYSI + 35.012*MYSI+13.795 *lnGNI + ei
Trong đó: ei là phần dư
19



Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định giả thuyết
Từ bảng chạy mô hình hồi quy, nhận thấy P – value = 0,0000< α=0,05
Bác bỏ giả thuyết H0.
Kết luận: Hàm hồi quy phù hợp ở mức ý nghĩa α=5%

Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy

βi

Variables

p-value

Kết quả

Kết luận

Không có ý Yếu tố sức khỏe không ảnh
2

LEI

0.197>α=0.05 nghĩa

thống hưởng đến chỉ số phát triển



3


4

5

EYSI

MYSI

LnGNI

0.730>
α=0.05

con người

Không có ý Số năm đi học kỳ vọng
nghĩa

thống không ảnh hưởng đến chỉ



số phát triển con người

0.000<

Có ý nghĩa

α=0.05


thống kê

0.069>
α=0.05

Số năm đi học bình quân
ảnh hưởng đến chỉ số phát
triển con người

Không có ý Thu
nghĩa


nhập

không

ảnh

thống hưởng đến chỉ số phát triển
con người

20


Kiểm định các sai sót

Variable


mh1

mh2

1.3239184

1.3239184

1.0232798

1.4749084

1.0483706

1.0483706

3.033809

4.3049091

35.011792

35.011792

2.6481357

2.9462356

13.795273


13.795273

7.5546588

8.4317068

170.68859

170.68859

66.715255

77.949879

N

185

185

r2

0.64091606

0.64091606

LEI

EYSI


MYSI

lnGNI

_cons

21


CÁC KIỂM ĐỊNH
Với mức ý nghĩa ⍺ = 5%, ta có p-value = Với mức ý nghĩa ⍺ = 5%, ta
0.3151>⍺
Bỏ sót biến → Không bác bỏ Ho

có p-value = 0.3151>⍺
→ Không bác bỏ Ho

→ Mô hình không mắc khuyết tật bỏ sót → Mô hình không mắc
biến

Phương sai
sai số thay
đổi

khuyết tật bỏ sót biến

Với mức ý nghĩa ⍺ = 5%,
ta có P-value= 0.2330>⍺
→ không bác bỏ Ho
→ Mô hình không mắc khuyết tật phương

sai sai số thay đổi
Với mức ý nghĩa ⍺ = 5%,
ta có P-value= 0.0000< ⍺
→ bác bỏ Ho

Phân phối
của nhiễu

→ Mô hình mắc khuyết tật phân phối của
nhiễu không chuẩn
Tuy nhiên cỡ mẫu trong bài đủ lớn nên
phân phối của các ước lượng chuẩn, phân
phối của nhiễu không chuẩn nhưng không
ảnh hưởng đến kết quả ước lượng.
Sau khi làm kiểm định, dữ liệu trong bảng
cho thấy rằng VIF của tất cả các biến giải

Đa cộng
tuyến

thích đều < 10
→ Mô hình không mắc khuyết tật đa cộng
tuyến

22


Thảo luận
Sau khi ước lượng và kiểm định các sai phạm của mô hình , ta được mô hình
sau:

HDI = 170.689 + 1.324*LEI + 1.048*EYSI + 35.012*MYSI+13.795 *lnGNI + ei

Từ mô hình ta có:
-

= 1.324: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tuổi thọ trung bình

2

tăng (giảm) 1 đơn vị thì HDI sẽ tăng (giảm) 1.324 đơn vị.
-

=1.048: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu số năm đi học kỳ vọng

3

tăng (giảm) 1 đơn vị thì HDI sẽ tăng (giảm) 1.048 đơn vị.
-

=35.012: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu số năm đi học bình

4

quân tăng (giảm) 1 đơn vị thì HDI tăng (giảm) 35.012 đơn vị.
-

=13.795: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu Thu nhập quốc dân

5


tăng (giảm) 1% thì HDI tăng (giảm) 0.1379527 đơn vị.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Kết luận
Chỉ số phát triển con người (HDI) luôn là một trong những căn cứ quan trọng
để đánh giá, so sánh sự phát triển giữa các quốc gia. Nhờ việc chạy mô hình, phân
tích kết quả hồi quy và đưa ra những kiểm định, nhóm nghiên cứu có được cái nhìn
trực quan trên nhiều phương diện về những tác động của các biến đến chỉ số phát
triển con người của các quốc gia trên thế giới.
Kết quả mô hình Stata thu được cho thấy biến LEI (chỉ số tuổi thọ trung
bình), MYSI (số năm đi học bình quân), EYSI (số năm đi học kỳ vọng), GNP (tổng
thu nhập quốc dân) tác động cùng chiều lên chỉ số HDI của các quốc gia trên thế
giới. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cũng như kỳ vọng được đưa ra
trước đó. Các kết quả kiểm định vi phạm giả thuyết cho thấy:
 Mô hình không bỏ sót biến.
23


 Mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
 Phân phối của nhiễu không chuẩn.
Khắc phục hiện tượng phân phối của nhiễu không chuẩn: mẫu có có số quan sát n
=185 > 100 khi mẫu có kích cỡ đủ lớn thì kết quả ước lượng chắc chắn sẽ có phân phối
chuẩn nên lúc này phân phối của nhiễu có chuẩn hay không cũng không ảnh hưởng kết
quả ước lượng nữa, Gauss Markov chứng minh được tính không chệch.
 Tất cả giá trị VIF đều <10 nên mô hình không có đa cộng tuyến cao.
Cuối cùng, dựa vào những kết luận được rút ra từ phân tích trên, dưới đây
nhóm tác giả xin được đề ra một số giải pháp kiến nghị để các nước có những biện
pháp đúng đắn để cải thiện chỉ số HDI.
Hàm ý chính sách
Một là, phát triển nền kinh tế. Gia tăng tổng thu nhập quốc dân là mục tiêu quan

trọng nhất trong công cuộc nâng cao chỉ số phát triển con người. Cần đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến thương mại, tăng cường và nâng cao dự báo thị trường. Tập trung các
sản phẩm tiềm năng của quốc gia; hướng đến sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị
gia tăng cao, có sức cạnh tranh và có thương hiệu mạnh.
Bên cạnh đó, cần nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất. Chú trọng, nghiên cứu –
phát minh công nghệ trong nước song song với việc tiếp nhận từ bên ngoài. Những
công nghệ tiếp nhận nên tập trung vào các lĩnh vực then chốt có khả năng có khả năng
tác động sâu rộng tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất.
Hai là, cần đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người dân ở
mọi lứa tuổi, đặc biệt chú ý đến chất lượng dịch vụ y tế công cộng. Các cơ sở y tế cần
được tập tủng cần tư cả về cơ sở vật chất và năng lực cán bộ. Bên cạnh đó, cần nâng
cao năng lực y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan rộng. Từ đó nâng cao
mức sống cũng như tuổi thọ tủng bình của người dân.
Ba là, cần nâng cao chất lượng giáo dục. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền đưa trẻ
đến trường, nâng cap chất lượng bài giảng, chất lượng giảng viên giảng dạy để khơi
dậy sự đam mê trong học tập, nghiên cứu. Tự chủ hóa tài chính cho các cơ sở giáo dục.
Cần đưa ra các Luật chặt chẽ trong việc sáng chế, thí điểm mô hình nghiên cứu.
24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS. Nguyễn Quang Đông, TS. Nguyễn Thị Minh (2015), Giáo trình Kinh tế lượng,
NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, NXB Thống kê
Phần mềm kinh tế lượng Stata
Tài liệu từ World Bank: /> />
25



×