Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 ở một số quốc gia đông nam á giai đoạn 1990 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.83 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG KHÍ
THẢI CO2 TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM
Á GIAI ĐOẠN 1990 – 2013

Nhóm nghiên cứu: Trần Thủy Duyên - 1611110136
Hoàng Thu Ngọc Mai - 1611110390
Trần Hằng Ni - 1611110453
Hoàng Thị Bích Huệ - 1611110242
Lớp tín chỉ
: KTE309(2-1718).3_LT
Giảng viên hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN THÚY QUỲNH

Hà Nội, 06/2018


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHÍ THẢI CO2 VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG KHÍ THẢI CO2......................................................................3
1.1.
Khái quát về khí CO2 và thực trạng lượng khí thải CO2 ở các quốc gia
Đông Nam Á...........................................................................................................................3
1.1.1. Khái quát về khí CO2.............................................................................................3
1.1.2.

Khái quát về lượng khí thải CO2 ở các nước Đông Nam Á.................................. 4


1.2.
Các học thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và
các nhân tố ảnh hưởng..........................................................................................................4
1.2.1. Học thuyết về đường cong môi trường Kuznets
(Environmental Kuznets Curve- EKC)................................................................................4
1.2.2.

Học thuyết “Nơi ẩn nấp của ô nhiễm” (Pollution Haven Hypothesis- PHH)........8

1.3.
Tổng quan tình hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng khí
thải CO2................................................................................................................................10
1.3.1. Mức tiêu thụ năng lượng......................................................................................10
1.3.2.

Dân số...................................................................................................................11

1.3.3.

Trình độ phát triển kinh tế....................................................................................12

1.3.4.

Mức độ mở cửa thương mại.................................................................................12

1.4.

Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................13
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....14
2.1.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................14
2.2.
Xây dựng mô hình lý thuyết.............................................................................14
2.3.
Mô tả số liệu........................................................................................................15
2.3.1. Nguồn số liệu....................................................................................................... 15
2.3.2.

Mô tả thống kê số liệu..........................................................................................15

2.3.3.

Mô tả mối tương quan giữa các biến....................................................................15

CHƯƠNG III: .. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ SUY DIỄN
THỐNG KÊ.................................................................................................................... 17
3.1.
Mô hình ước lượng............................................................................................17
3.2.
Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình.........................................19
3.2.1. Kiểm định dạng đúng của mô hình...................................................................... 19
3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến...................................................................19
3.2.3.

Kiểm định hiện tượng phân phối không chuẩn của nhiễu....................................19

3.2.4.

Kiếm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi................................................19


3.3.
3.4.

Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật..................................................21
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu....................................................................21
i


3.4.1.

Sự phù hợp của kết quả thống kê với mô hình lý thuyết đã nêu..........................21

3.4.2.

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy..............................................21

3.4.3.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình:....................................................................22

3.5.
3.6.

Thuyết minh kết quả.........................................................................................22
Khuyến nghị, giải pháp.....................................................................................23
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 25
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 27
Bảng 1: Đánh giá các thành viên trên thang điểm 10........................................................27
Bảng 2: Số liệu thống kê....................................................................................................27

Hình 1: Mô tả thống kê số liệu..........................................................................................31
Hình 2: Mối tương quan giữa các biến..............................................................................31
Hình 3: Kết quả chạy mô hình...........................................................................................32
Hình 4: Kết quả kiểm định dạng đúng của mô hình..........................................................32
Hình 5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.......................................................33
Hình 6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi................................... 34
Hình 7: Kết quả kiểm định hiện tượng phân phối chuẩn của nhiễu.................................. 35
Hình 8: Đồ thị biểu diễn phân phối chuẩn của nhiễu........................................................ 36
Hình 9: Kết quả chạy mô hình với phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh.........................36

ii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2015 – COP21 đã chỉ ra những báo động
đỏ về vấn đề hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu trên thế giới. Đặc biệt, nằm trong khu vực
Đông Nam Á – Việt Nam và các nước ASEAN là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
vấn đề này. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính chính là việc gia tăng đột
biến của lượng khí thải CO2 trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Giai đoạn 1990 –
2013 đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của các quốc gia Đông Nam Á trên tiến trình Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa kéo theo sự đánh đổi về khí hậu và môi trường ở nơi đây.
Nhận thức rõ được vấn đề xả thải CO2 và những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống,
nhóm chúng em đã thực hiện bài tiểu luận “Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 ở
một số Quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2013”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua tiểu luận, nhóm chúng em mong muốn đem lại một góc nhìn đầy đủ về các
nhân tố tạo nên sự gia tăng CO2 ở ASEAN giai đoạn 1990 – 2013, giúp cho các nhà hoạch định
chính sách có cơ sở để đưa ra các biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng trầm trọng của CO2 đối với
môi trường và đời sống; cũng như mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị giải quyết vấn đề khí thải

CO2 và môi trường ở ASEAN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên thực tế, lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Đông Nam Á đang ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, vì một số hạn chế về nguồn số liệu, nhóm tiểu luận triển khai đề tài với đối tượng cụ
thể là lượng khí thải CO2, trong phạm vi không gian là 5 nước thu nhập trung bình trong khu vực
ASEAN: Việt Nam, Indonesia, Thailand, Malaysia, Philipines, phạm vi thời gian là trong giai
đoạn 1990 - 2013.
Ở bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu xét chủ yếu các tác động của lượng điện tiêu thụ,
nguồn năng lượng tái tạo (đại diện cho mức tiêu thụ năng lượng), đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI (đại diện cho mức độ mở cửa thương mại), tổng thu nhập quốc nội GDP (đại diện cho trình
độ phát triển kinh tế) và dân số đến lượng khí thải CO2.
4. Những hạn chế và khó khăn
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, do thời gian tìm hiểu còn chưa nhiều cũng như còn
hạn chế về kiến thức, nhóm gặp nhiều khó khăn. Nguồn số liệu tuy phong phú nhưng chưa thực sự
mới và cập nhật, các phương pháp thu thập số liệu của những năm 1990 – 2013 còn lạc hậu nên
nhóm cần phải thu hẹp đối tượng và phạm vi, chưa tìm hiểu được hết các nhân tố ảnh hưởng. Tuy
nhiên, dưới sự trợ giúp và hướng dẫn tận tình của giảng viên Nguyễn Thúy Quỳnh, nhóm đã hoàn

Trang 1


thành được tiểu luận nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 ở một số
Quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2013”.
5. Nội dung và cấu trúc tiểu luận
Bài tiểu luận của nhóm chúng em gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về khí thải CO2 và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Chương III: Kết quả ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, do những bỡ ngỡ trong lần đầu làm quen với
phương pháp nghiên cứu định lượng, chúng em đã không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng

em mong nhận được sự góp ý của cô để có thể hoàn thiện kiến thức của mình và làm tốt hơn
trong những bài nghiên cứu tiếp theo. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.

Trang 2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHÍ THẢI CO2 VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG KHÍ THẢI CO2
1.1. Khái quát về khí CO2 và thực trạng lượng khí thải CO2 ở các quốc gia Đông
Nam Á
1.1.1. Khái quát về khí CO2
a. Khái niệm
Cacbon dioxide (CO2) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí (không màu,
không mùi, không vị) trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử
oxy. Đây là hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức
hóa học là CO2. Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô.
b. Đặc điểm
Thông thường, CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình
quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Lượng CO2 sản sinh một cách tự
nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Khi cây xanh quang hợp sẽ làm
giảm lượng CO2, nhả ra khí O2 cần thiết cho sự sống.
Tuy nhiên, ngày nay, sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển đang là mối quan tâm của
toàn cầu. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là
khí CO2 chính là nhân tố gây nên những biến đổi bất ngờ và không lường trước của khí hậu. Sự
tăng cao hàm lượng CO2 trong khí quyển sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là hiệu
ứng nhà kính và biến đổi khí hậu: Các đại dương đang bị hâm nóng, mất oxy và trở nên có tính
axit hơn bởi vì khí CO2, từ đó đe dọa sự sống của các sinh vật biển. Bên cạnh đó, Trái Đất nóng
lên do hiệu ứng nhà kính khiến các tảng băng ở Bắc và Nam cực tan ra, trôi đi nhanh chóng.
Điều này vừa làm cho sự di chuyển đường thủy thiếu đi tính an toàn vừa gây ra hiện tượng bị lấn
đất ở các quốc gia ven biển. Đối với khí hậu, khí CO2 làm ô nhiễm bầu không khí, có thể tác hại

và ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân.
Có 2 nguồn chính sinh ra CO2: nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Nguồn phát thải CO2
tự nhiên bao gồm quá trình phân hủy, quá trình giải phóng khí CO2 từ đại dương và sự hô hấp
của động thực vật, trong đó có con người. Nguồn phát thải CO2 nhân tạo đến từ các hoạt động
như sản xuất công nghiệp, phá rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí tự nhiên.
Do các hoạt động của con người, nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng lên rất nhiều kể từ
Cách mạng Công nghiệp và đã đạt đến mức cao chưa từng thấy trong 3 triệu năm qua. Vì vậy, đề
tài sẽ tập trung nghiên cứu các nguồn phát thải CO2 nhân tạo.

Trang 3


1.1.2. Khái quát về lượng khí thải CO2 ở các nước Đông Nam Á
Lượng khí thải CO2 tại Đông Nam Á đang tăng nhanh hơn tất cả các khu vực khác trên
thế giới, và đe dọa sẽ gây ra lũ lụt, hạn hán trầm trọng hơn cũng như các mất mát đáng kể về
kinh tế, đe dọa sẽ gây ra lũ lụt, hạn hán trầm trọng.
Hãng Bloomberg ngày 14.1.2016 dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới cho biết lượng khí
thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tại Đông Nam Á trong giai đoạn 1990 - 2010 nhảy vọt ở mức
227%, so với 181% ở khu vực gây ô nhiễm thứ nhì là Nam Á và 12% ở Bắc Mỹ. Tỷ lệ khí thải
trên bình quân thu nhập đầu người tại khu vực này cũng tăng nhanh nhất thế giới trong hai thập
niên trên, ở mức 157%. Một báo cáo trong tuần này của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế vượt bậc tại khu vực trong những năm qua đang đi kèm với hệ
lụy khổng lồ từ khí thải nhà kính.
Nghiêm trọng hơn, mức độ hấp thụ tự nhiên các loại khí thải nhà kính tại Đông Nam Á
đang có chiều hướng giảm do nạn phá rừng, đặc biệt tại các khu vực vốn có thảm thực vật bao
phủ như đảo Kalimantan (Indonesia), bang Sarawak và Sabah trên đảo Borneo (Malaysia) và khu
vực miền núi dọc theo sông Mekong tại Việt Nam, Lào, Campuchia, một số khu vực của
Myanmar, Thái Lan.
Một số nước trong khu vực đang đẩy mạnh chiến lược sử dụng nhiên liệu sinh học, chủ
yếu từ dầu cọ, do lo ngại biến động của giá dầu trên thị trường thế giới và sự phụ thuộc vào

nguồn dầu nhập khẩu, nhưng chiến lược này kéo theo nguy cơ gia tăng phá rừng để mở rộng diện
tích canh tác. Trong khi đó, chiến lược chuyển đổi sang các loại nhiên liệu khác như khí hóa
lỏng, thủy điện…của nhiều nước trên thực tế cũng không khắc phục được tình trạng phá hoại
môi trường. Quá trình sản xuất khí gas bản thân nó đã gây ô nhiễm nặng, trong khi phát triển
thủy điện sẽ kéo theo những tác động tiêu cực tới điều kiện tự nhiên. Thực tế các đập nước thủy
điện ở thượng nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống của các cộng đồng dân
cư ở hạ lưu, đặc biệt là tại Việt Nam. Ba mùa khô vừa qua, mực nước sông Mekong đã hạ xuống
mức rất thấp do ảnh hưởng của các đập thủy điện ở phía Bắc.
Năng lượng hạt nhân cũng là một trong những chủ đề được nhiều nước chú ý. Việt Nam,
Indonesia, Thái Lan, Myanmar đang có ý định xây dựng các nhà máy điện nguyên tử quy mô
lớn, có thể hoàn thành vào cuối thập kỷ tới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa lường hết đối
với loại hình năng lượng này.

1.2. Các học thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và các
nhân tố ảnh hưởng
1.2.1. Học thuyết về đường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve- EKC)
a. Nguồn gốc ra đời của đường cong EKC
Học thuyết về đường cong môi trường của Kuznets (EKC) là một trong những học thuyết
phổ biến nhất, có tính chất nền móng khi hình thể hóa mối quan hệ giữa tốc độ phát triển kinh tế
Trang 4


và mức độ suy giảm môi trường. Đây cũng là học thuyết đầu tiên thu hút sự chú ý, châm ngòi
cho những cuộc tranh luận cả trong và ngoài giới chuyên môn.
Khởi thủy của đường cong môi trường Kuznets là một đường cong dạng chữ U ngược,
thể hiện mối quan hệ giữa sự bất công bằng trong thu nhập với sự phát triển kinh tế, được giới
thiệu đến công chúng lần đầu tiên trong bài báo kinh điển của Kuznets vào năm 1955. Theo đó, ở
mức độ kinh tế còn chưa phát triển hoặc phát triển ở bậc thấp, kinh tế tăng trưởng sẽ làm gia tăng
mức chênh lệch trong thu nhập trung bình của người dân, vạch rõ thêm hố sâu ngăn cách giàu
nghèo. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, sự tăng trưởng của nền kinh

tế lại có tác động giảm bớt sự bất công trong thu nhập này. Hai chiều hướng tăng giảm ngược
nhau đó được minh họa bằng đồ thị dạng chữ U ngược, và là tiền đề cho sự ra đời của đường
cong môi trường Kuznets.
b. Nội dung của học thuyết EKC
Vào giai đoạn những năm 1990, đường cong cơ sở Kuznets ban đầu đã được lật lại xem
xét nhưng ở trong một bối cảnh khác. Một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tác động của
tăng trưởng kinh tế lên thực trạng chất lượng môi trường cũng nằm trong xu hướng dạng chữ U
ngược, tương tự như mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tỉ lệ chênh lệch bất công trong thu
nhập đã được nghiên cứu trước đó. Những nghiên cứu thực nghiệm độc lập đầu tiên đã cùng
khẳng định điều này. Đáng chú ý nhất là bài báo của Panayotou (năm 1993), trong đó thuật ngữ
“Environmental Kuznets Curve” lần đầu được nhắc đến. Từ đó, EKC được sử dụng như một
công cụ chuẩn để đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng của môi trường và thu nhập bình quân
theo đầu người. Hình vẽ dưới đây minh họa cho đường cong EKC:

Mức độ ô nhiễ m môi

Điểm thay đổi

Thu nhập bình quân theo đầu người

Từ đồ thị trên có thể nhận thấy, hình dạng chữ U ngược mô tả mối quan hệ phi tuyến tính
giữa thu nhập trung bình theo đầu người và mức độ ô nhiễm của môi trường. Khi mức độ phát
Trang 5


triển kinh tế vẫn còn ở tầm thấp, thu nhập bình quân theo đầu người chưa cao thì tăng trưởng
kinh tế càng khiến mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn. Sau khi nền kinh tế đã tăng
trưởng đạt đến một tầm cao nhất định, việc thu nhập trung bình của người dân tiếp tục được nâng
cao lại khiến cho mức độ ô nhiễm giảm xuống. Điều này được giải thích là do điều kiện kinh tế
phát triển, thu nhập trung bình của mỗi cá nhân tăng kéo theo chất lượng cuộc sống được cải

thiện. Người dân lúc này quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển bền vững và những lợi ích lâu dài
trong tương lai nên bắt đầu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhu cầu có được một môi trường
sống lành mạnh thúc đẩy họ chi tiêu cho công nghệ sạch nhiều hơn trước, sử dụng sản phẩm ít
gây hại hơn cho môi trường, tạo áp lực chính trị hay thành lập, tài trợ cho những tổ chức để bảo
vệ môi trường. Cơ chế thay đổi này được một số tài liệu khoa học gọi là “hiệu ứng thu nhập
thuần túy” hay “hiệu ứng giảm đi”.
Ngoài ra, hiện tượng tác động theo hình chữ U ngược trong lý thuyết này cũng có thể được
giải thích chi tiết hơn dưới góc độ các tác động của quy mô sản xuất, thành phần kinh tế và trình độ
công nghệ lên môi trường thông qua sự biến động của thu nhập bình quân theo đầu người.

Thu nhập bình quân theo đầu ngườ i

Ảnh hưởng của trình độ công nghệ
Mức độ ô nhiễm môi trường

Ảnh hưởng của thành phần kinh tế
Mức độ ô nhiễm môi trường

Mức độ ô nhiễm môi trường

Ảnh hưởng của quy mô sản xuất

Thu nhập bình quân theo đầu người

Thu nhập bình quân theo đầu người

Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân theo đầu người tăng, hiển nhiên phần lớn
là do sản lượng tăng. Điều này kéo theo quy mô sản xuất cũng cần được mở rộng. Hiệu ứng quy
mô đòi hỏi cần nhiều tài nguyên hơn cho việc sản xuất, do đó phần các nguồn lực bị lãng phí và
chất thải của quá trình sản xuất cũng tăng lên. Hiệu ứng đó tác động tiêu cực lên chất lượng môi

trường, khiến ô nhiễm trầm trọng hơn.
Đối với tác nhân ảnh hưởng là các thành phần kinh tế, sự dịch chuyển tỉ trọng của chúng
trong quá trình nền kinh tế vận động đi lên lại tác động vào mức độ ô nhiễm môi trường theo đầy
đủ cả 2 chiều hướng. Ở giai đoạn đầu khi nền sản xuất còn ở trình độ thấp và mới manh nha phát
triển, sự suy thoái chất lượng môi trường có xu hướng tăng cao do trong cơ cấu nền kinh tế có sự
dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, máy móc và quá trình sản xuất phức tạp được áp
dụng nhiều hơn. Ở giai đoạn sau, nền kinh tế phát triển đến mức cực thịnh, bắt đầu có sự chuyển
đổi sang nền kinh tế tri thức. Cùng với đó, thu nhập trung bình của người dân tăng cao, cơ cấu
Trang 6


kinh tế lại biến đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp
và công nghiệp. Tác động của “ngành công nghiệp không khói” này giúp cải thiện môi trường,
mức độ ô nhiễm cũng giảm đi đáng kể.
Xét về yếu tố công nghệ thì ảnh hưởng của nó đến môi trường tại các quốc gia và nền
kinh tế khác nhau là tương đối giống nhau. Kinh tế phát triển, thu nhập cũng như đời sống của
nhân dân được cải thiện sẽ xuát hiện những chính sách mới, chú trọng dành một nguồn đầu tư
lớn cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D). Các công trình nghiên cứu, phát minh về công
nghệ mới, tiên tiến, theo hướng thân thiện và bảo vệ môi trường sẽ góp một phần không nhỏ vào
quá trình làm giảm tác động ô nhiễm, cải biến chất lượng môi trường sống của con người.
c. Các đánh giá về học thuyết EKC
Lý thuyết về đường cong môi trường Kuznets được nhắc đến và áp dụng rộng rãi trong
những nghiên cứu và báo cáo khoa học điều tra mối quan hệ giữa tình hình phát triển kinh tế và
mức độ chất lượng của môi trường. Số lượng các bài báo khoa học dành riêng cho EKC tại thời
điểm ban đầu là rất ấn tượng, tiêu biểu có thể nhắc đến một trong những nghiên cứu tiên phong
của Grossman và Krueger (năm 1995) về học thuyết này đã được trích dẫn lại hơn 2150 lần. Học
thuyết này cùng với những bằng chứng thực nghiệm dựa trên dữ liệu thời gian mà Kuznets đưa
ra đã thực sự kích thích giới nghiên cứu, tạo thêm nhiều công trình phái sinh cả lý thuyết lẫn thực
nghiệm, cung cấp cơ sở và bằng chứng vững chắc cho sự tồn tại và tính đúng đắn của đường
cong môi trường Kuznets rằng: Có thể giảm ô nhiễm môi trường bằng cách nâng cao thu nhập

bình quân theo đầu người và đưa nền kinh tế ngày một phát triển đi lên.
Tuy nhiên, lý thuyết về EKC không hoàn toàn đúng đắn tại mọi khu vực và mọi bối cảnh
kinh tế khác nhau. Trong quá trình 2 nhà khoa học Jha và Bhanu Murthy nghiên cứu phát triển một
chỉ số tổng hợp đánh giá suy thoái môi trường, họ nhận ra các ứng dụng thực nghiệm đều chỉ rõ mối
quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế không theo hình chữ U ngược, mà là chữ N
ngược. Điều này có nghĩa là chu kỳ tăng giảm của mức độ suy thoái môi trường theo tốc độ tăng
trưởng kinh tế (tính bằng thu nhập bình quân trên đầu người) lặp lại 2 lần, ở 2 cấp độ kinh tế khác
nhau. Trong điều kiện dài hạn nền kinh tế liên tục tăng trưởng, ban đầu ô nhiễm môi trường cũng
tăng rồi giảm dần, nhưng sau đó lại tăng nhẹ trở lại để suy giảm ở một mức độ phát triển kinh tế cao
hơn. Nghiên cứu có liên quan của Holtz- Eakin và Selden năm 1995 thì lại chỉ cho ra một mối quan
hệ tuyến tính, dù là đồng biến hay nghịch biến. Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây của Laeheheb,
Rahim và Sirag năm 2015 kết luận: đường cong EKC không tồn tại ở Algieria, và đối với Tunisia
cũng vậy (theo nghiên cứu của Farhani & Ozturk- 2015).

Tại Việt Nam, học thuyết EKC cũng được áp dụng trong nhiều công trình khoa học. Ví
dụ điển hình như trong năm 2014, có những nghiên cứu khẳng định có tồn tại quy luật đường
cong EKC, đồng thời cũng có những nghiên cứu lại phủ nhận điều này, tiêu biểu như nghiên cứu
của Linh & Lin (2014).

Trang 7


1.2.2. Học thuyết “Nơi ẩn nấp của ô nhiễm” (Pollution Haven Hypothesis- PHH)
a. Bối cảnh ra đời của học thuyết PHH
Học thuyết “Nơi ẩn nấp của ô nhiễm” được Copeland và Taylor công bố lần đầu
năm 1994, thuộc bối cảnh thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong
khuôn khổ NAFTA. Đây là văn bản khoa học đầu tiên đề cập đến mối tương quan giữa mức độ
chặt chẽ của các đạo luật môi trường với xu thế thương mại, dựa trên thang đo cấp độ ô nhiễm.
b. Nội dung của học thuyết PHH
Có khá nhiều định nghĩa cụ thể cho PHH được đưa ra, nhưng cách định nghĩa mà cho đến

bây giờ vẫn được giới chuyên môn đồng thuận nhiều nhất thuộc về tác giả Liddle (2011). Theo
Liddle, PHH tồn tại khi các quy định lỏng lẻo về tiêu chuẩn môi trường được xem như là một lợi
thế so sánh, khiến mô hình thương mại biến đổi. Cụ thể hơn, học thuyết này nhằm vào một điểm
khác nhau cơ bản giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển: các nước phát
triển có quy chuẩn về chất lượng môi trường chặt chẽ hơn các nước đang hoặc kém phát triển.
Đối với các doanh nghiệp, những đạo luật nghiêm ngặt về quy trình sản xuất và xử lý chất thải
công nghiệp tại các quốc gia phát triển này khiến họ phải đối mặt với một loạt các chi phí để giải
quyết vấn đề môi trường cũng như trách nhiệm xã hội. Việc mở rộng quy mô sản xuất ở những
nước này cũng tương đối khó khăn, chi phí tăng cao gây sức ép về giá cho doanh nghiệp. Vì thế,
các công ty có xu hướng tìm kiếm những đất nước mà ở đó, các quy chuẩn về môi trường thấp
hơn, luật pháp lỏng lẻo hơn để di chuyển nguồn cơ sở hạ tầng cùng với tư liệu sản xuất. Qua đó,
các doanh nghiệp hướng đến mục đích giảm bớt gánh nặng về chi phí, trách nhiệm xã hội của
mình thông qua hình thức tài trợ đầu tư FDI. Điều này vô hình trung tạo ra một dòng chảy
thương mại đưa những ngành sản xuất và sản phẩm “bẩn”, có thể gây hại cho môi trường (các
ngành công nghiệp, năng lượng nguyên tử) từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
Phạm vi ô nhiễm vì vậy cũng loang rộng hơn, đặc biệt trong bối cảnh thương mại quốc tế được
đẩy mạnh như hiện nay. Mặt khác, các nước là nơi đón nhận những nguồn công nghiệp “bẩn”
này lại đạt được lợi thế so sánh so với các quốc gia khác dựa trên khung quy định liên quan đến
môi trường do nước sở tại đó ban hành, và trở thành “nơi ẩn nấp của ô nhiễm”. Những nước này
nhận thức được lợi thế của mình nên liên tục giảm bớt các điều kiện tiêu chuẩn về môi trường
trong sản xuất, nới lỏng các chế tài. Một “cuộc đua đến đáy” giữa các nước đang phát triển sẽ
diễn ra, hòng thu hút cho mình những dòng FDI lớn hơn. Những “thiên đường ẩn nấp của ô
nhiễm” từ đó được hình thành. Tác giả Al-Muladi trong nghiên cứu khoa học năm 2012 đã nhấn
mạnh: FDI là nguyên nhân chính làm tăng lượng khí thải CO2 ở các nước Trung Đông.
Ngoài ra, còn có 3 nguyên nhân ngầm giải thích vì sao các nước đang phát triển lại trở thành
“nơi ẩn nấp của ô nhiễm”. Đầu tiên phải kể đến vấn đề chi phí. Trong khi các nước phát triển tìm đến
những nước đang phát triển này để giảm bớt áp lực về chi phí đắt đỏ cho xử lý chất thải sản xuất, thì
thực chất các nước “nhận ô nhiễm” này cũng không có đủ tiềm lực tài chính chi trả cho việc áp dụng
và giám sát các tiêu chuẩn về môi trường. Yếu và thiếu về ngân sách đồng nghĩa với việc phải đối
mặt với tình trạng khan hiếm các nguồn lực như: đội ngũ chuyên viên được


Trang 8


đào tạo bài bản, những trang thiết bị máy móc hiện đại, kinh phí để xây dựng khung tiêu chuẩn
môi trường cao hơn... trong khi còn đang đương đầu với nạn tham nhũng. Nguyên nhân thứ hai
căn bản xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế ở 2 nhóm quốc gia. Quốc gia phát triển thường
hướng đến củng cố xây dựng sự bền vững dài hạn, do đó có nhu cầu cao về chất lượng cuộc sống
mà quan trọng nhất là nguồn nước sạch, không khí trong lành. Ngược lại, quốc gia đang phát
triển lại dành phần lớn quan tâm cho vấn đề thu nhập và việc làm chứ không phải sức khỏe, môi
trường hay phúc lợi xã hội. Thứ ba, tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đồng nghĩa
với chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, tốc độ đô thị hóa mạnh, đầu tư lớn
cho xây dựng cơ sở hạ tầng nên cường độ ô nhiễm cũng tăng nhanh hơn. Trong khi đó, tăng
trưởng kinh tế ở các nước phát triển là giai đoạn chuyển đổi trọng tâm kinh tế vào ngành dịch vụ,
cường độ ô nhiễm nhờ thế mà suy giảm đi.
Một cách tổng quát, học thuyết PHH tập trung xem xét mối ảnh hưởng đã được nhắc đến trên
3 khía cạnh. Thứ nhất là sự dịch chuyển các ngành công nghiệp gây ô nhiễm từ các quốc gia phát
triển với chính sách bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, chi phí xây dựng quy trình xử lý chất thải đắt đỏ
sang những quốc gia đang phát triển với chính sách môi trường nới lỏng, tiêu chuẩn thấp hơn. Thứ
hai là việc các nước phát triển đẩy những chất thải nguy hại cho môi trường sang các nước đang hoặc
kém phát triển. Đây cũng là chủ đề chính được luận bàn trong Hội nghị Basle về chất thải gây ô
nhiễm môi trường. Cuối cùng là vấn đề khai thác tràn lan mất kiểm soát các nguồn tài nguyên không
thể tái tạo được ở các nước đang phát triển, chủ yếu do các tập đoàn đa quốc gia chuyên về sản xuất
các sản phẩm từ dầu mỏ, gỗ và các tài nguyên rừng khác thực hiện.

c. Các đánh giá về học thuyết PHH
Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ cho học thuyết PHH có thể kể đến như: nghiên cứu
của Cole (năm 2004) chỉ ra tốc độ gia tăng ô nhiễm ở các nước đang phát triển có chiều hướng
leo thang mạnh trong giai đoạn các nước OECD thắt chặt hơn tiêu chuẩn về môi trường; nghiên
cứu lượng khí SO2 trong phạm vi cấp thành phố của Frankel và Rose (năm 2005). Thực chứng

của List và Co (năm 2000) về ảnh hưởng của chính sách môi trường Hoa Kỳ lên các cơ sở sản
xuất mới nằm ngoài quốc gia cũng cho thấy, tồn tại mối tương quan ngược chiều giữa độ chặt
trong chính sách môi trường với độ hấp dẫn của quốc gia ban hành chính sách đó.
Tuy nhiên, song song với đó vẫn tồn tại những bằng chứng thực tế phủ định lý luận của
học thuyết PHH. Eskeland và Alison (năm 2003) qua nghiên cứu 4 nước đã chỉ ra: FDI của các
nước đang phát triển không liên quan đến mục đích giảm chi phí xử lý môi trường của các nước
đầu tư, do đó không thể kết luận ô nhiễm ở những nước nhận FDI này tuân theo học thuyết PHH.
Dinda (năm 2004) cũng lập luận phản bác giả thuyết PHH. Theo ông, dòng vốn FDI từ các nước
phát triển đổ vào các nước đang phát triển cũng làm lợi cho nước chủ nhà nhận vốn và công nghệ
chuyển giao. Dần dần, nước chủ nhà ấy có đủ điều kiện, trình độ công nghệ và kinh nghiệm để tự
thiết lập và thắt chặt khung tiêu chuẩn môi trường của mình. Nhìn về dài hạn, sẽ không còn quốc
gia nào làm nơi ẩn nấp của ô nhiễm nữa vì vị thế của các quốc gia trong vấn đề này đã ngang
bằng nhau.
Trang 9


1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2
1.3.1. Mức tiêu thụ năng lượng
Năng lượng được chia làm 2 loại: Năng lượng không tái tạo và năng lượng tái tạo
Năng lượng không tái tạo là những loại năng lượng một khi đã dùng thì không thể phục
hồi trong một thời gian ngắn. Năng lượng không tái tạo được chia làm hai loại, năng lượng hóa
thạch (dầu thô, than, khí thiên nhiên) và năng lượng hạt nhân.. Hầu hết năng lượng được sử dụng
trong đời sống hằng ngày hoặc trong hoạt động sản xuất đều là những nguồn năng lượng không
tái tạo. Chẳng hạn, 90% tổng năng lượng được tiêu thụ ở Mỹ vào năm 2014 đều là năng lượng
không tái tạo (US EIA, 2015).
Năng lượng tái tạo là những nguồn năng lượng vô hạn, liên tục, có khả năng tái sinh như:
năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân Thảo (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) công bố vào
28/6/2016 về sự ảnh hưởng của năng lượng không tái tạo đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước
trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), năng lượng không tái tạo có ảnh hưởng tích

cực tới sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế lại là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự gia tăng trong lượng khí CO2, do sự phát triển kinh tế đồng nghĩa với sản xuất gia tăng,
kéo theo sự mở rộng quy mô của các nhà máy công xưởng, dẫn đến không khí bị ô nhiễm do lượng
khí thải từ các nhà máy, gây ra hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng lên toàn cầu.

Tương tự, Apergis và Payne (2014) sử dụng mô hình VECM để nghiên cứu 6 nước châu
Mỹ từ 1971 – 2004, hay Mehmet Mercana và Etem Karakaya (2015) nghiên cứu 11 nước OECD
trong giai đoạn 1970 - 2011, đều nhận thấy ảnh hưởng cùng chiều của mức sử dụng năng lượng
tiêu thụ không tái tạo, đặc biệt là năng lượng hóa thạch, lên lượng CO2 tại các quốc gia.
Sahar Shafiei và Ruhul A. Salim (2014) đã dùng mô hình STIRPAT để nghiên cứu về ảnh
hưởng của lượng tiêu thụ năng lượng tái tạo và không tái tạo lên lượng khí thải CO2. Với số liệu
thu thập được từ các nước OECD trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2011, kết quả nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy việc sử dụng năng lượng không tái tạo sẽ làm tăng lượng khí thải CO2,
trong khi tác động của năng lượng tái tạo đến lượng khí CO2 là ngược chiều.
Một nghiên cứu khác của Viktoras Kulionis về mối quan hệ giữa năng lượng tái tạo, tăng
trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 ở Đan Mạch kết luận rằng có mối quan hệ nhân quả 1 chiều từ
năng lượng tái tạo đến lượng CO2 (tiêu thụ năng lượng tái tạo làm giảm lượng khí thải CO2). Nghiên
cứu sử dụng số liệu chuỗi thời gian ở Đan Mạch từ năm 1972 đến 2012, sử dụng kiểm định nhân quả
Granger và kiểm định Johansen. Một điều thú vị là, mặc dù trên thế giới việc sử dụng năng lượng
thường tác động đến tăng trưởng kinh tế và do đó làm tăng/giảm lượng CO2, nhưng ở Đan Mạch,
lượng năng lượng tiêu thụ hoàn toàn không có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế (theo như kết luận
của Viktoras Kulionis). Điều này được giải thích là do Đan Mạch là nước có

Trang 10


cường độ sử dụng năng lượng thấp nhất thế giới và 33,8 % điện năng tiêu thụ đến từ năng lượng
tái tạo (từ các turbin gió).
Cả năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo đều có thể tạo ra điện, tuy nhiên bản thân
năng lượng điện lại không thể tái tạo hay tự tái tạo được. Trong thế giới công nghệ cao ngày nay,

năng lượng điện được sử dụng ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Theo nhiều chuyên gia, năng
lượng điện được coi là nguồn năng lượng quan trọng nhất của ngành công nghiệp, các toà nhà thương
mại, của các tổ chức và hộ gia đình. Godwin Effiong Akpan và Usenobong Friday Akpan là đồng tác
giả của nghiên cứu về mối tương quan giữa lượng tiêu thụ điện năng và lượng khí thải CO2 ở Nigeria
(2012). Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM để kiểm tra mối tương quan dài hạn giữa lượng điện
năng tiêu thụ và lượng CO2 ở Nigeria với số liệu chuỗi thời gian từ 1970 đến 2008. Kết quả chỉ ra
rằng lượng khí thải CO2 sẽ ra tăng đáng kể nếu lượng điện sử dụng tăng.

1.3.2. Dân số
Sự gia tăng dân số đã ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng và hiệu ứng nhà kính trong
vài thập kỷ qua. Mối quan hệ giữa dân số và lượng khí thải CO2 rất rõ ràng. Khi dân số tăng lên
thì nhu cầu về năng lượng cũng tăng lên, khi sử dụng năng lượng từ nhiên liệu thì sẽ có thêm
nhiều khí CO2 được tạo ra.
Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã cảnh báo dân số thế giới tăng sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng đối với biến đổi khí hậu. Việc dân số tăng trong quá khứ phải chịu trách nhiệm đối
với khoảng 50% lượng khí thải CO2 trên thế giới.
Báo cáo thường niên của Liên Hợp Quốc năm 2017 chỉ ra rằng lượng CO2 trên bầu khí
quyển trái đất hiện đang tăng nhanh gấp 100 lần so với cuối kỷ Băng hà, chủ yếu do dân số nhân
loại tăng nhanh, các hoạt động nông nghiệp tăng cường, nạn phá rừng và quá trình công nghiệp
hóa.
Những tác động của dân số đối với lượng khí thải toàn cầu đã được Brian O'Neil, một
nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Quốc gia Hoa Kì (Nation Center of
Atmospheric Research – NCAR) đánh giá. O'Neil và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu từ 34
quốc gia, chiếm 61% dân số toàn cầu và mô hình tăng trưởng kinh tế năng lượng để cho thấy cả
sự thay đổi về thành phần và quy mô dân số có thể có ảnh hưởng đáng kể đến lượng khí thải ở
một số vùng. Ví dụ, họ ước tính rằng đô thị hoá có thể làm tăng lượng phát thải dự báo lên hơn
25% ở các nước đang phát triển. Tăng trưởng dân số chậm có thể giúp đạt được 16-29% mức
giảm khí thải cần thiết để tránh sự biến đổi khí hậu vào năm 2050.
Ngoài ra, Shi (2003) tìm thấy mối quan hệ trực tiếp và cùng chiều giữa dân số và lượng khí
thải CO2 ở 93 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1975 -1996. Trong nghiên cứu của Gregory Casey

và Oded Galor (2016) về mối tương quan giữa tăng trưởng dân số và lượng khí thải CO2, hai tác giả
đã sử dụng phương trình STIRPAT để tìm hệ số co giãn một phần giữa lượng khí thải và dân số, sau
đó áp dụng mô hình kinh tế-nhân khẩu học Nigeria để ước lượng ảnh hưởng của tỉ

Trang 11


lệ sinh sản lên lượng CO2 và thu nhập trên đầu người. Từ đó, nghiên cứu đã kết luận rằng 1 tỉ lệ
sinh sản thấp hơn sẽ làm tăng thu nhập đầu người và làm giảm lượng CO2.
1.3.3. Trình độ phát triển kinh tế
Theo như nghiên cứu của Jenny Cederborg & Sara Snöbohm (2016) với số liệu lấy từ 69
nước công nghiệp và 45 nước thu nhập trung bình, sự phát triển kinh tế (ở đây được thể hiện bằng
biến GDP/ đầu người) ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2. Biến ước lượng trong mô hình có dấu
dương, điều này chứng tỏ sự gia tăng GDP dẫn đến sự tăng lên trong lượng khí thải CO2. Thực tế
nhiền nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra điều này. Sự phát triển kinh tế đồng nghĩa với sản xuất được
tăng gia, các nhà máy công xưởng mọc lên như nấm, và điều này dẫn đến không khí bị ô nhiễm do
lượng khí thải từ các nhà máy, gây ra hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng lên toàn cầu.

Tuy nhiên một vài giả thuyết nói rằng mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế và lượng
khí thải CO2 phức tạp hơn thế. Dinda (2004) cho rằng, kinh tế phát triển có thể dẫn đến chất
lượng môi trường tốt hơn. Thực tế cho thấy rằng sự phát triển kinh tế cũng đồng nghĩa với việc
công nghệ được cải tiến, và do đó việc xử lý khí thải hay tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới cũng
dễ dàng hơn, do đó góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.
Qua một vài sự khát quát trên, có thể thấy mối quan hệ trình độ phát triển kinh tế và
lượng khí CO2 vẫn còn có nhiều điểm chưa nhất quán đối với nhiều công trình nghiên cứu. Điểm
khác nhau này xuất phát chủ yếu từ việc quan sát trên cơ sở các quốc gia khác nhau, do đó điều
kiện về nguồn tài nguyên cũng khác nhau và trình độ khoa học công nghệ vào các ngành chủ lực
của các quốc gia đó cũng là khác nhau.
1.3.4. Mức độ mở cửa thương mại
Toàn cầu hoá đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng, do vậy mà việc tự do

hóa kinh tế giữa các nước cũng ngày một gia tăng.
Sử dụng dữ liệu hồn hợp từ nhóm nước đang phát triển và nhóm nước phát triển trong
giai đoạn 1965 - 1990, Soumyananda Dinda (2006) nhận ra rằng khi tham gia vào toàn cầu hóa,
các nước phát triển sẽ tập trung sản xuất nhiều hơn những mặt hàng ít gây hại tới môi trường
trong quá trình sản xuất, trong khi các nước đang phát triển sẽ chú trọng sản xuất các sản phầm
mà trong quá trình sản xuất sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Qua đó tác giả kết
luận rằng toàn cầu hóa giúp làm giảm lượng khí thải CO2 ở các nước phát triển và làm tăng khí
CO2 ở các quốc gia đang phát triển. Điều này cũng đã được kết luận ở những bài nghiên cứu
trước đó, khi Agras, Chapman (1999) và Suri, Chapman (1998) khi phân tích thương mại quốc tế
đã nhận thấy các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất là những mặt hàng
mà các quốc gia đang phát triển xuất siêu, và các quốc gia phát triển nhập siêu.
Ngoài ra, để phản ánh đầy đủ hơn về ảnh hưởng của tự do thương mại đến ô nhiễm môi
trường, nhiều nghiên cứu còn sử dụng biến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vì cho rằng chúng có
quan hệ mật thiết với nhau. Hầu hết các nghiên cứu để chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa vốn

Trang 12


FDI và lượng khí thải CO2, nhất là ở các nền kinh tế có thu nhập trung bình như đa số các nước
trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các kết luận trên đều phù hợp với giả thiết PHH đã
được trình bày ở phần trên. Qua đó, ta có thể dự đoán đối với số liệu thu thập được từ 5 quốc gia
có thu nhập trung bình trong bài nghiên cứu này, ảnh hưởng của FDI lên đến lượng khí CO2 sẽ
có hệ số dương.

1.4. Giả thuyết nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu tài liệu, đọc những bài nghiên cứu đi trước, nhóm chúng em nhận
định rằng, lượng khí thải CO2 ở các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các yếu tố trên.
Với mức tiêu thụ năng lượng, việc tiêu thụ năng lượng không tái tạo sẽ ảnh hưởng cùng chiều
với lượng khí CO2, còn việc tiêu thụ năng lượng tái tạo sẽ có ảnh hưởng ngược lại. Dân số và
lượng khí CO2 sẽ có tác động cùng chiều. Đối với trình độ phát triển kinh tế và mức độ mở cửa

thương mại, nhóm chúng em nhận định sẽ có tác động cùng chiều với lượng khí CO2, do 5 nước
trong khu vực Đông Nam Á trong nghiên cứu này đều là nước đang phát triển với mức thu nhập
trung bình.

Trang 13


CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mà nhóm tiến hành là phương pháp nghiên cứu định lượng, với
mô hình hồi quy tuyến tính và phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường
(OLS) được sử dụng để phân tích vấn đề.

2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết
Chọn biến:
Qua sự xem xét nguồn số liệu và ý định nghiên cứu của nhóm, chúng em đã lựa chọn biến
phụ thuộc và các biến độc lập sau đây để nghiên cứu và phân tích:
Biến
Biến

Kí hiệu

Tên biến

CO

Lượng khí CO2

ELEC


Lượng điện tiêu thụ

Kỳ vọng
Đơn vị đo về dấu
của biến

Đại diện cho

Kiloton (kt)

phụ thuộc
Mức tiêu thụ
năng lượng

Biến

Tỉ trọng năng lượng tái tạo
RENEW trên tổng năng lượng được sử
dụng cuối cùng

độc lập

FDI

FDI – đầu tư trực tiếp nước
ngoài

GDP


GDP – tổng sản phẩm quốc nội Trình độ phát
triển kinh tế
Dân số
Dân số

POP

Kwh/người

+

%

-

Mức độ mở cử USD
thương mại

+

USD

+

Người

+

Từ việc chọn biến trên, chúng ta xây dựng mô hình hồi quy tổng thể:
CO = β1 + β2*ELEC + β3*RENEW + β4*FDI + β5*GDP + β6*POP + ui

Trong đó: β1 là hệ số chặn
β1, β2, β3, β4, β5, β6 là các hệ số góc
ui là sai số ngẫu nhiên của mô hình

Trang 14


̂

Mô hình hồi quy mẫu:
CO = + *ELEC +
̂

̂

Trong đó: là các hệ số hồi quy ước lượng

̂

̂

*RENEW +

̂

̂

i

*GDP + *POP+ e


*FDI +

β
i

ei là phần dư của mô hình
2.3. Mô tả số liệu
2.3.1. Nguồn số liệu
Số liệu được thu thập mỗi năm, trong 24 năm, từ 1990 – 2013, từ 5 nước có mức thu
nhập trung bình trong khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines và
Malaysia. Nguồn số liệu: World bank. (Phụ lục – Bảng 2)
2.3.2. Mô tả thống kê số liệu
Sử dụng câu lệnh Summary statistics trong Gretl để mô tả dữ liệu, ta biết được giá trị trung
bình (Mean), giá trị trung vị (Median), độ lệch chuẩn của các biến (S.D.), giá trị nhỏ nhất (Min) và
giá trị lớn nhất (Max) của từng biến. (Phụ lục – Hình 1)
Biến
CO

Giá trị
trung bình

Trung vị
(Med)

Độ lệch chuẩn

Giá trị
nhỏ nhất


Giá trị
lớn nhất

1,641e+005

1,357e+005

1,177e+005

21408

6,371e+005

ELEC

1167

656,0

1064

94,94

4484

RENEW

469,5

52,61


880,3

20,02

2956

FDI

2,939e+009

1,299e+009

4,786e+009

-4,550e+009

2,328e+010

GDP

1,730e+011

1,245e+011

1,704e+011

6,472e+009

9,179e+011


POP

9,293e+007

7,349e+007

6,639e+007

1,804e+007

2,520e+008

2.3.3. Mô tả mối tương quan giữa các biến
Hệ số tương quan (r) đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa 2 biến. Trước khi chạy mô hình
hồi quy, để xem mức độ tương quan giữa các biến ta sử dụng câu lệnh Correlation matrix trong
Gretl, ta có bảng ma trận tương quan giữa các biến như sau (Phụ lục – Bảng 2)

Trang 15


CO
1,0000

ELEC
0,1796

RENEW
-0,0338


FDI
0,6741

GDP
0,9010

POP
0,6535

CO

1,0000

0,8236

0,0035

0,1431

-0,5373

ELEC

1,0000

-0,3063

-0,0499

-0,4999


RENEW

1,0000

0,7394

0,3757

FDI

1,0000

0,5746

GDP

1,0000

POP

Từ ma trận tương quan, ta rút ra một số nhận xét như sau:
CO và ELEC: Hệ số tương quan giữa CO và ELEC: r = 0,1796 – tương đối nhỏ. CO và
ELEC có quan hệ tuyến tính tương đối nhỏ. r > 0: CO và ELEC tương quan cùng chiều.
CO và RENEW: Hệ số tương quan giữa CO và RENEW: r = -0,0338 – nhỏ. CO và RENEW
có quan hệ tuyến tính nhỏ. r < 0: CO và RENEW tương quan ngược chiều
CO và FDI: Hệ số tương quan giữa CO và FDI: r = 0,6741 – tương đối lớn. CO và FDI có
quan hệ tuyến tính tương đối lớn. r > 0: CO và FDI tương quan cùng chiều.

CO và GDP: Hệ số tương quan giữa CO và GDP: r = 0,9010 – lớn. CO và GDP có quan

hệ tuyến tính lớn. r > 0: CO và GDP tương quan cùng chiều.
CO và POP: Hệ số tương quan giữa CO và POP: r = 0,6535 – tương đối lớn. CO và ELEC
có quan hệ tuyến tính tương đối lớn. r > 0: CO và POP tương quan cùng chiều.

Trang 16


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
3.1. Mô hình ước lượng
Chạy mô hình hổi quy như đã thiết lập ở chương 2 giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc, được bảng kết quả (Phụ lục – Hình 3)
Mô hình 1: Hồi quy OLS, 120 quan sát
Gồm 5 đối tượng trong thời gian 24 năm
Biến phụ thuộc: CO
Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị t

p-value

Const

ước lượng
−68043,9

9270,25

quan sát
−7,340

<0,0001


***

ELEC

69,4319

6,30764

11,01

<0,0001

***

RENEW

−19,3103

6,72377

−2,872

0,0049

***

FDI

3,64991e-06 1,04418e-06 3,495


0,0007

***

GDP

2,04471e-07 3,74018e-08 5,467

<0,0001

***

POP

0,00122816

<0,0001

***

8,33975e-05 14,73

Giá trị trung bình của biến 164135,9

Sai số tiêu chuẩn của biến 117684,1

phụ thuộc
Tổng
bình


phụ thuộc
Sai số tiêu chuẩn của hàm 30104,52

phương 1,03e+11

phần dư RSS
2
Hệ số xác định R

0,937312

hồi quy
Hệ số xác định đã

0,934562

2

̅̅

F(5, 114)

340,9047

Log-likelihood

hiệu chỉnh R

−1404,687


P-value(F)
Akaike criterion

8,37e-67
2821,373

Schwarz criterion

2838,098

Hannan-Quinn

2828,166

Rho

0,662998

Durbin-Watson

0,690612

Trang 17


Mô hình này có hệ số xác định 2 = 0,937312 có nghĩa là các biến độc lập ELEC, RENEW, FDI, GDP, POP trong mô hình đã giải thích được 93,7312% sự dao động của biến phụ thuộc CO,
̅̅2

Hệ số = 0,934562 được sử dụng để khắc phục bất lợi khi sử dụng nhiều biến độc lập trong


R

mô hình làm bậc tự do giảm đi, cùng với ý nghĩa được sử dụng thay thế cho 2 để xem xét việc có nên cho thêm một biến độc lập mới vào trong mô hình hay không,

Như vậy, mô hình hồi quy mẫu biểu diễn sự ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng khí thải
CO2 có dạng:
CO = -68043,9 + 69,4319*ELEC - 19,3103*RENEW + 3,64991e-06*FDI + 2,04471e07*GDP + 0,00122816*POP + ei
Ta có thể thấy các hệ số hồi quy ước lượng có ý nghĩa như sau:
Hệ số

Dấu có phù hợp
với kỳ vọng

Nếu giá trị của các biến độc lập bằng 0 thì lượng khí thải
CO2 trung bình là −68043,9 kt, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.

̂

β 1= -68043, 9

= 69,4319 > 0
̂

β2



= -19,3103 < 0

̂

β

3



= 3,64991e-06 > 0
̂

β4



= 2,04471e-07 > 0
̂

β

5



̂

Ý nghĩa

= 0,00122816 > 0


β6



Nếu lượng điện năng tiêu thụ trên đầu người tăng thêm 1
kwh thì lượng khí thải CO2 trung bình sẽ tăng thêm 69,4319
kt tương ứng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Nếu tỉ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu
thụ tăng 1% thì lượng khí thải CO2 trung bình sẽ giảm đi
19,3103 kt, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Nếu tỉ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu
thụ tăng 1% thì lượng khí thải CO2 trung bình sẽ giảm đi
19,3103 kt, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Nếu GDP tăng thêm 1 USD thì lượng khí thải CO2 trung
bình sẽ tăng thêm 2,04471e-07 kt, trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi.
Nếu dân số tăng thêm 1 người, lượng khí thải CO2 trung
bình sẽ tăng thêm 0,00122816 kt, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.

Trang 18


3.2. Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình
3.2.1. Kiểm định dạng đúng của mô hình
H : Mô hình ban đầu xác định đúng
Xét cặp giả thiết: { 0

H1: Mô hình ban đầu xác định sai
Thực hiện kiểm định RAMSEY để kiểm tra mô hình có bị thiếu biến hay không. Kết quả

kiểm định (Phụ lục – hình 4) cho thấy, với mức ý nghĩa 1% :

p-value = P(F(2,112) > 3.79619) = 0.0254 > 0,01 → chấp nhận H0.
Kết luận: Mô hình được xác định đúng.
3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Xét nhân tử phóng đại phương sai VIF, kết quả (Phụ lục – hình 5) cho thấy tất cả các
nhân tử VIF đều có giá trị < 10, cụ thể:
VIF (ELEC) = 5.919 < 10
VIF (RENEW) = 4.600 < 10
VIF (FDI) = 3.280 < 10
VIF (GDP) = 5.335 < 10
VIF (POP) = 4.025 < 10
Kết luận: Mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
3.2.3. Kiểm định hiện tượng phân phối không chuẩn của nhiễu
Theo định lý giới hạn trung tâm, chúng ta mặc định nhiễu có phân phối chuẩn do có số
quan sát đủ lớn (120 quan sát).
H0: Nhiễu có phân phối chuẩn
Thực vậy, xét cặp giả thiết: {

H1: Nhiễu không có phân phối chuẩn

Thực hiện kiểm định trên Gretl, ta được kết quả (Phụ lục – hình 7, 8) với mức ý nghĩa 5%:
χ2 (2) = 0.122 với p-value 0.94091 > 0,05 → chấp nhận H0

Kết luận: Mô hình có nhiễu với phân phối chuẩn.
3.2.4. Kiếm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
H : Mô hình có PSSS không đổi
Xét cặp giả thiết: { 0

H1: Mô hình có PSSS thay đổi


Thực hiện kiểm định White, kết quả (Phụ lục – hình 6) cho thấy với mức ý nghĩa 1%:

p-value = P(χ2(20) > 98.287064) = 0.000000 < 0,01 → bác bỏ H0, chấp nhận H1.

Kết luận: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Trang 19


Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Khi mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi, các ước lượng OLS cho các hệ số
vẫn là các ước lượng tuyến tính, không chệch. Tuy nhiên các ước lượng này không còn là tốt nhất
nữa, tức là phương sai không còn là nhỏ nhất trong lớp các ước lượng tuyến tính. Từ đó, White
(1980) đề xuất phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh (Robust Standard Errors) với tư tưởng: vẫn sử
dụng các hệ số ước lượng từ phương pháp OLS, nhưng phương sai của các hệ số ước lượng được
tính toán lại mà không sử dụng đến giả thiết phương sai sai số không đổi. Do đó, dùng phương pháp
sai số tiêu chuẩn mạnh không giúp khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi nhưng
giúp đưa các sai số chuẩn của các hệ số hồi quy ước lượng về đúng giá trị của nó.
Hồi quy mô hình đã xây dựng bằng phương pháp OLS và sai số tiêu chuẩn mạnh ta có bảng
kết quả (Phụ lục – hình 9):
Mô hình 2: Hồi quy OLS, 120 quan sát
Gồm 5 đối tượng trong thời gian 24 năm
Biến phụ thuộc: CO
Sai số tiêu chuẩn mạnh
Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị t

p-value

const


ước lượng
−68043,9

28066,6

quan sát
−2,424

0,0724

*

ELEC

69,4319

21,0122

3,304

0,0298

**

RENEW

−19,3103

23,2559


−0,8303

0,4530

3,64991e-06 0,00000

0,00000

FDI

Không xác định

GDP

2,04471e-07 6,63107e-08 3,084

0,0368

**

POP

0,00122816

0,0003

***

0,000104706 11,73


Giá trị trung bình của biến

164135,9 phụ thuộc
Tổng bình phương phần 1,03e+11
dư RSS
Hệ số xác định R
F(5, 4)

2

0,937312
3,639046

Sai số tiêu chuẩn của biến 117684,1
phụ thuộc
Sai số tiêu chuẩn của hàm 30104,52
hồi quy
Hệ số xác định đã

0,934562

2

hiệu chỉnh
P-value(F)
̅̅

R


0,097374
Trang 20


Log-likelihood
Schwarz criterion

−1404,687
2838,098

Akaike criterion
Hannan-Quinn

2821,373
2828,166

rho

0,662998

Durbin-Watson

0,690612

3.3. Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật
Mô hình hồi quy mẫu biểu diễn sự ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng khí thải CO2 sau
khi được khắc phục khuyết tật có dạng:
CO = -68043,9 + 69,4319*ELEC - 19,3103*RENEW + 3,64991e-06*FDI + 2,04471e07*GDP + 0,00122816*POP + ei
So với kết quả đã được trình bày ở mô hình đầu tiên, ta thấy các ước lượng OLS không thay
đổi nhưng các sai số tiêu chuẩn của nó đã thay đổi và đây là ước lượng vững, đáng tin cậy.


3.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
3.4.1. Sự phù hợp của kết quả thống kê với mô hình lý thuyết đã nêu
Mô hình trên phù hợp với bộ số liệu mẫu vì mô hình được xây dựng dựa trên những kết luận
rút ra từ nghiên cứu đi trước cho nên hạn chế được hiện tượng sai sót trong việc xác định mô hình
tổng quát và được lấy từ nguồn số liệu chính thống (Worldbank). Như đã được đề cập đến ở chương
I, các học thuyết cũng như các công trình nghiên cứu đi trước đều khẳng định rằng lượng điện năng
tiêu thụ và dân số có ảnh hưởng cùng chiều đến lượng khí thải CO2, mức sử dụng năng lượng tái
tạo có ảnh hưởng ngược chiều đến lượng khí thải CO2. Đối với biến GDP và FDI, khi lượng FDI và
GDP tăng cũng sẽ làm tăng lượng khí thải CO2, điều này là hoàn toàn phù hợp với học thuyết và
các kết luận được đưa ra đối với các quốc gia đang phát triển.
Sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình ta có mô hình mới hoàn toàn phù hợp với
những giả thuyết đã nêu trên.
3.4.2. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy
H :β =β *
0
j
j
*
Xét cặp giả thiết:
( ở đây β =0)
*
≠β
j
H :β
{

1

j


j

Với kết quả chạy mô hình đã được khắc phục trên phần mềm Gretl, dùng phương pháp pvalue, với mức ý nghĩa 10% ta nhận thấy:

Trang 21


Biến

Hệ số
̂

β

ELEC

p-value

H0

Kết luận

0,0724 < 0,1

Bác bỏ

Có ý nghĩa thống kê

0,0298 < 0,1


Bác bỏ

Có ý nghĩa thống kê

0,4530 > 0,1

Chấp nhận

Không có ý nghĩa thống kê

1

̂

β2

RENEW
̂

β3

FDI

Tạm thời kết luận: Có ý nghĩa
thống kê

̂

Chưa xác định


β4

GDP
̂

0,0368 < 0,1

Bác bỏ

Có ý nghĩa thống kê

0,0003 < 0,1

Bác bỏ

Có ý nghĩa thống kê

β5

POP
̂

β6

3.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

H :β =β =β =β =β =0
0


2

3

4

5

6

Xét cặp giả thiết:
{
H1:β22+β23+β24+β25+β26≠0

Với kết quả chạy mô hình đã được khắc phục trên phần mềm Gretl, ta thấy F = F(5,4) = 3,639046.
Với mức ý nghĩa 10%, ta thấy p-value (F) = 0,097374 < 0,1 → bác bỏ H0.

Kết luận: Mô hình là phù hợp.

3.5. Thuyết minh kết quả
Ta có thể thấy sau khi mô hình được hồi quy với phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh:
Các biến ELEC, GDP, POP đều có ý nghĩa thống kê. Điều này đúng với kỳ vọng của nhóm
nghiên cứu, cũng như nhận định của các học thuyết và kết quả nghiên cứu đi trước như trình bày ở
phần 1.3 và 1.4 phía trên.
Biến FDI không thể xác định được sai số chuẩn, do đó cũng không thể xác định được giá trị
p-value. Lý giải cho điều này, chúng ta có thể thấy, trong điều kiện phương sai sai số thay đổi, dùng
phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh, sai số của các biến sẽ được tính toán lại, để đưa về sai số
vững, đáng tin cậy. Mặt khác, với điều kiện phương sai sai số không đổi, sai số chuẩn của biến FDI
là rất nhỏ (1,04418e-06). Do đó chúng em nhận định, phần mềm không thể tính ra sai số chính xác
từ giá trị rất nhỏ ban đầu. Vì vậy, biến FDI vẫn được coi là có ý nghĩa thống kê.

Biến RENEW không còn có ý nghĩa. Một kết quả tương tự xảy ra đối với Apergis và cộng sự
(2010) khi nghiên cứu 19 quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 1984 –
2007, buộc ông phải kết luận rằng trong giai đoạn này, việc tăng lượng sử dụng năng lượng tái tạo
không giúp làm giảm lượng khí thải CO2. Để giải thích cho kết quả này, tác giả cho rằng là do trình độ
phát triển của công nghệ chưa cho phép dự trữ một lượng lớn năng lượng tái tạo. Do đó, trong quá
Trang 22


×