Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người HDI giai đoạn 2014 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 45 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-------------***--------------

BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ LƯỢNG II

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHỈ SỐ PHÁT
TRIỂN CON NGƢỜI HDI GIAI ĐOẠN 2014 - 2018

Lớp tín chỉ
: KTE 318(1-1920).1_LT
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Cẩm Tú
- 1714420104
Phạm Bá Ngọc Hiển - 1714420035
Mai Thị Huyền Trang - 1714420095
Trần Thị Linh Giang - 1714420023
Vũ Thị Minh Trang

- 1714420102

Hà Nội, tháng 12 năm 2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 6
I.

Quan niệm về phát triển con ngƣời ..................................................................... 6


II.

Các nghiên cứu đi trƣớc ........................................................................................ 7

III. Mục tiêu nghiên cứu (Lỗ hổng nghiên cứu)........................................................ 8
CHƢƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 10
I.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 10
1. Phát triển con ngƣời ........................................................................................ 10
1.1. Khái quát chung ......................................................................................... 10
1.2.

Quan điểm của triết học Mác về phát triển con người toàn diện ............ 10

1.3.

Quan điểm của UNDP về phát triển con người toàn diện ....................... 11

1.4.

Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn

diện........................................................................................................................ 11
2. Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) ................................................................. 13
II.

Mô hình ................................................................................................................. 14
1. Phân tích định tính .......................................................................................... 14
2. Phân tích định lƣợng ....................................................................................... 17

2.1. Xây dựng mô hình ..................................................................................... 17
2.2. Giải thích biến ............................................................................................ 17
3. Nguồn dữ liệu: .................................................................................................. 18
4. Mô tả thống kê và mô tả tƣơng quan biến số: .............................................. 19
4.1. Mô tả thống kê ........................................................................................... 19
4.2.

Mô tả tương quan các biến số ................................................................... 20

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG VÀ THẢO LUẬN ..................................... 22
I.

Kiểm định sự thay đổi cấu trúc mô hình (kiểm định Chow) ........................... 22

II.

Lựa chọn mô hình phƣơng pháp ƣớc lƣợng phù hợp ...................................... 24

III. Kiểm định mô hình ............................................................................................. 26
1. Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi ............................................................ 26
2. Kiểm định tự tƣơng quan ............................................................................... 27
3. Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................ 28
2


4.

Kiểm định giả thiết về hệ số hồi quy............................................................. 29

5.


Kiểm định tính có ý nghĩa của mô hình........................................................ 29

IV.

Thảo luận........................................................................................................... 30

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 33
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 34

3


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
HỌ TÊN

MSSV

CÔNG VIỆC

Phạm Bá Ngọc Hiển

1714420035

Chạy Stata, dofile, chương 3

Vũ Thị Minh Trang

1714420102


Lấy data, phân tích định lượng,
chương 3

Trần Thị Linh Giang

1714420023

Tổng quan và lỗ hổng nghiên
cứu

Phan Thị Cẩm Tú

1714420104

Mở đầu, cơ sở lý luận, chỉnh
sửa hoàn thiện tiểu luận.

Mai Thị Huyền Trang

1714420095

Phân tích định tính, kết luận

4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào phát triển
con người. Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế

và mục đích của phát triển là cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống trường
thọ, mạnh khỏe và sáng tạo. Chỉ số phát triển con người (Human Development IndexHDI) là một trong những chỉ tiêu kinh tế- xã hội tổng hợp, là thước đo thành tựu trung
bình của một quốc gia, được dùng làm căn cứ để đánh giá, so sánh trình độ phát triển của
các quốc gia.
Nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ
nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, theo đó, Việt Nam vừa phải
có GNI đầu người cao, vừa phải có tuổi thọ và tri thức cao, đặc biệt là tri thức cao; nâng
cao trình độ nguồn nhân lực. Mục tiêu được đề ra trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng là
đưa chỉ số phát triển con người của Việt Nam đến năm 2020 đạt mức trung bình cao của
thế giới. Đây là mục tiêu rất cao nên cần biện pháp quyết liệt, đồng bộ.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người - HDI giai đoạn 2014 –
2018” cho tiểu luận nghiên cứu của nhóm mình.
Bài tiểu luận phân tích về những yếu tố có ảnh hưởng đến HDI. Nguồn dữ liệu được
tham khảo từ />Bài tiểu luận gồm có 3 chương :
-

Chương I : Tổng quan tình hình nghiên cứu

-

Chương II : Mô hình nghiên cứu

-

Chương III : Kết quả ước lượng và thảo luận

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giúp chúng em hoàn thành
đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu ắt còn tồn tại nhiều thiếu sót, chúng em mong
được lắng nghe nhận xét và ý kiến của cô để có một kết quả hoàn thiện hơn.


5


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
I.

Quan niệm về phát triển con ngƣời

Năm 1990, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã xuất bản báo cáo về
phát triển con người (HDR) và lần đầu tiên đưa ra Chỉ số phát triển con người (HDI).
Trong Báo cáo này, UNDP đã đưa ra quan điểm mới về mục đích của sự phát triển:
“Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục đích của phát
triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống
dài lâu, khỏe mạnh và sáng tạo. Chân lý giản đơn nhưng đầy sức mạnh này rất hay bị
người ta quên mất trong lúc theo đuổi của cải vật chất và tài chính” (UNDP, 1990).
Những quan điểm trước đây về phát triển không còn phù hợp với thế giới hiện đại
khi đánh giá phát triển chỉ gói gọn trong tăng trưởng kinh tế. Có những quốc gia tăng
trưởng kinh tế rất cao, nhưng tình trạng đói nghèo bệnh tật và thất học vẫn còn hiện hữu.
Do vậy cần có cách nhìn nhận mới về phát triển. Từ các kết quả nghiên cứu thế giới đã
thừa nhận rằng, tăng trưởng kinh tế chưa hoàn toàn đồng nghĩa với phát triển, mà chỉ là
một yếu tố của phát triển, mặc dù đó là yếu tố quan trọng. Phát triển phải là mở rộng
phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý
nghĩa và xứng đáng với con người. Quan điểm này được gọi là phát triển con người, nó
bao hàm hai khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa
chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững.
Từ năm 1990 đến nаy, Báо cáо PTCN vẫn được xuất bản hàng năm với những chủ
đề khác nhаu, mới nhất là nhận định trong năm 2019: “Tập trung vào sự bất bình đẳng”.
Báo cáo sẽ vượt ra ngoài diễn ngôn chi phối tập trung vào chênh lệch thu nhập để xem xét
sự bất bình đẳng trong các khía cạnh khác như y tế, giáo dục, tiếp cận công nghệ và tiếp

xúc với các cú sốc liên quan đến kinh tế và khí hậu. Nó sẽ sử dụng dữ liệu và phương
pháp mới để làm nổi bật sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người theo
cách mà các biện pháp dựa trên mức trung bình không thể thực hiện được và nó sẽ có một
cái nhìn dài hạn vào năm 2030 và thành tựu của các Mục tiêu Phát triển Bền vững và hơn
thế nữa.
Nói chung, những vấn đề củа sự PTCN là rất phоng phú và đа dạng: từ tăng trưởng
kinh tế, thu nhập đến chăm sóc sức khỏе, từ giáо dục, dân chủ đến аn ninh cоn người, từ
bình đẳng giới, quyền lực xã hội đến xóа đói giảm nghèо, biến đổi khí hậu, phát triển bền
vững,…và phản ánh rõ thách thức đặt rа về phát triển cоn người trоng từng thời kì.

6


II. Các nghiên cứu đi trƣớc
Năm 1990, UNDP đã xuất bản Báo cáo Phát triển Con người lần đầu tiên, trong đó
có đưa ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI) mới được xây dựng. Luận điểm của HDI một chỉ số được coi là mang tính cấp tiến vào thời điểm đó - là hết sức đơn giản: không
nên đo lường sự phát triển của mỗi quốc gia chỉ bằng thu nhập của quốc gia đó, như điều
vẫn thường được làm trong thực tiễn, mà còn cần đo lường bằng tuổi thọ trung bình và tỉ
lệ biết chữ - là những khía cạnh mà hầu hết các quốc gia thường có sẵn số liệu.
Chỉ số HDI vào thời điểm đó còn có một số điểm bất cập, như các tác giả Báo cáo
đã thẳng thắn thừa nhận, trong đó có việc quá phụ thuộc vào các mức trung bình cả nước
khiến cho không thể thể hiện được những chênh lệch trong phân bổ, và chưa có “một cách
đo lường định lượng về tự do con người”.
Hai mươi năm sau, tiếp nối ý tưởng xung quanh vấn đề phát triển con người, Báo
cáo Phát triển Nhân quyền của Mahbub ul-Haq người Pakistan và người bạn thân thiết,
cũng là đồng sự của ông, Amartya Sen người Ấn Độ cùng với các nhân vật bậc thầy trong
tư duy về phát triển khác đã đạt được thành tựu to lớn. Những khái niệm mà họ đề ra đã
dẫn đường cho không chỉ 20 năm phát hành các Báo cáo Phát triển Con người mà còn là
trên 600 Báo cáo Phát triển Con người Quốc gia – tất cả đều được nghiên cứu, soạn thảo
và phát hành ở mỗi quốc gia tương ứng – cũng như rất nhiều báo cáo khu vực được thực

hiện với sự hỗ trợ của các văn phòng khu vực của UNDP.
Theo Smit Shah (Ấn Độ), HDI có thể được phân loại thành các khu vực trên toàn
thế giới. Châu Âu & Trung Á và châu Mỹ Latinh & Caribbean có chỉ số phát triển con
người cao nhất 0,748 trong khi Nam Á và châu Phi cận Sahara có HDI thấp hơn 0,607 và
0,518. Chỉ số giáo dục là sự kết hợp của năm học dự kiến (EYS) và số năm học trung
bình (MYS). HDI là một giá trị trung bình hình học của Ước lượng tuổi thọ khi sinh
(LEB), Chỉ số giáo dục (EI) và Tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người. Trong
nghiên cứu này, các yếu tố quyết định đến chỉ số phát triển con người (HDI) như GDP
bình quân đầu người, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ khi sinh, chỉ số Gini, tỷ lệ sinh và phát thải
CO2 có ý nghĩa trong phân tích hồi quy thực nghiệm.
Y. Yolanda (2017) đã thực hiện nghiên cứu phân tích tác động xảy ra giữa Ngân
hàng Indonesia (BI) - tỷ giá, tỷ giá hối đoái, cung tiền, giá dầu và giá vàng đối với lạm
phát, tác động của nó đến chỉ số phát triển con người (HDI ) và nghèo đói ở Indonesia
trong giai đoạn 1997 đến năm 2016. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp với phương
pháp lấy mẫu có chủ đích. Phương pháp phân tích dữ liệu bằng phân tích hồi quy bội:
- Mô hình 1: Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng có các biến số quan trọng
đồng thời ở BI Rate, tỷ giá hối đoái, cung tiền, giá dầu và giá vàng đến mức lạm phát ở
7


Indonesia. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ BI thay đổi, cung tiền, giá dầu và giá vàng ảnh
hưởng một phần đến mức lạm phát tích cực và đáng kể, trong khi biến tỷ giá không ảnh
hưởng đến tỷ lệ lạm phát. Hệ số xác định kết quả là 0,9497 có nghĩa là khả năng của các
biến độc lập giải thích biến phụ thuộc 94,97%, trong khi 5,03% còn lại bị ảnh hưởng bởi
các biến khác và không được đưa vào nghiên cứu này.
- Mô hình 2: ảnh hưởng của lạm phát lên HDI là đáng kể và tích cực
- Mô hình 3: Lạm phát về nghèo đói là đáng kể và tích cực.
Nhà khoa học Arisman đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con
người ở các quốc gia trong các quốc gia thành viên ASEAN. Kỹ thuật phân tích được sử
dụng là hồi quy bằng cách sử dụng hồi quy dữ liệu bảng (regression panel) với mô hình

hiệu ứng cố định (FE). Kết quả xử lý với mô hình hiệu ứng cố định cho thấy tỷ lệ tăng
trưởng thu nhập dân số và bình quân đầu người ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người
ở các nước thành viên ASEAN, trong khi tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thay đổi
không ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người (HDI). Nghiên cứu này ngụ ý tầm quan
trọng của chính phủ trong việc kiểm soát dân số và tăng tốc tăng trưởng kinh tế.
III. Mục tiêu nghiên cứu (Lỗ hổng nghiên cứu)
Mặc dù một số nghiên cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng và lập luận về các
mối quan hệ giữa các yếu tố nhất định và sự phát triển của con người, họ không đưa ra
một phân tích đầy đủ cho một kết luận mạnh mẽ từ góc độ toàn cầu về cách mỗi yếu tố
ảnh hưởng đến các cấp phát triển. Hầu hết các nghiên cứu trước đây bị thiếu sót quan
trọng.
Đầu tiên, một số nghiên cứu chỉ tập trung vào phát triển con người ở một số khu
vực trên thế giới, hoặc chỉ phục vụ như một nghiên cứu trường hợp cho một quốc gia duy
nhất, không đủ đại diện cho toàn thế giới.
Thứ hai, hầu hết các nghiên cứu này không chứa đủ các biến kiểm soát để cho
thấy sự phức tạp và phân biệt các yếu tố chính sách và điều này có thể dẫn đến sai lệch
biến bị bỏ qua.
Thứ ba, nó là vô lý để thực hiện hồi quy HDI về thu nhập hộ gia đình hoặc tuổi
thọ, bởi vì những điều này các biến đã được bao gồm như là các thành phần của HDI. Và
các nghiên cứu, trong đó coi nhầm kết quả của các yếu tố là các biến giải thích, tạo ra tính
đa hình không cần thiết và bỏ lỡ nhấn mạnh các yếu tố chính sách ban đầu.

8


Nghiên cứu hiện tại của chúng em cố gắng đưa ra yếu tố cụ thể và thực tế bằng cách nắm
bắt các tác động đến sự phát triển của con người qua các lĩnh vực Giáo dục, Sức khỏe và
Dân số. Cụ thể các biến được sử dụng ứng với các lĩnh vực trên lần lượt là: Tuổi thọ (Life
expectancy at birth), Số năm đi học trung bình (Means years of schooling) và Cấu trúc
dân số vàng (GPS).

Theo chiến lược này, điều quan trọng là phải làm rõ sự tác động của các yếu tố này
đến sự phát triển của con người như thế nào, đối chiếu với mục tiêu tối cao của tiến bộ xã
hội một cách chính xác. Thông qua đó chúng em xin đề xuất các giải pháp đối với các
chiến lược có thể thực hiện được để thúc đẩy sự phát triển của con người.
Để xem xét các yếu tố chính sách nào có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của
con người, nhóm chúng em phát triển mô hình lý thuyết được mô tả dưới đây. Chúng em
sẽ phát triển mô hình thực nghiệm kiểm tra ý nghĩa của mô hình lý thuyết.
Phát triển con người = f (Giáo dục, Sức khỏe, Dân số)
Như được minh họa trong tài liệu, mức độ phát triển của con người được xác định
bởi các yếu tố bao gồm trong mô hình. Tuổi thọ cho thấy chất lượng đời sống của con
người ở khía cạnh chăm sóc sức khỏe. Số năm đi học trung bình đạt chuẩn cũng hỗ trợ
cho sự phát triển của con người. Cơ cấu dân số vàng được thống kê đóng vai trò định tính
của một dân số nhất định và sự phát triển của con người dự kiến sẽ phát triển mạnh hơn
mạnh mẽ cho một dân số trẻ (hoặc dân số trong độ tuổi lao động) so với dân số già.

9


CHƢƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận
1. Phát triển con ngƣời
1.1. Khái quát chung
Phát triển con người chính là, và phải là, sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự
phát triển vì con người, của con người và do con người.
Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người
dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa
chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một
cuộc sống ấm no.
Năm đặc trưng của quan điểm phát triển con người là:
- Con người là trung tâm của sự phát triển.

- Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển.
- Việc nâng cao vị thế của người dân (bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến).
- Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo,
dân tộc, giới tính, quốc tịch...
- Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa...
1.2. Quan điểm của triết học Mác về phát triển con người toàn diện
Triết học Mác cho rằng xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại
được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, đó là con người và công cụ
sản xuất do con người sáng tạo ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội tự nó đã nói
lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người chiếm lĩnh và sử dụng ngày càng
nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của chính con
người và quyết định quan hệ giữa người với người trong sản xuất.
Ph.Ăngghen khẳng định rằng: “Sản xuất ngày càng phát triển, tính chất xã hội hoá
của nền sản xuất ngày càng tăng và sự phát triển mới của nền sản xuất xã hội, do các sự
phát triển trên đem lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới, những con người có
năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất”. Chính nền sản
xuất xã hội đó sẽ “tạo nên những con người mới”, sẽ làm cho các thành viên trong xã hội
đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình.
Như vậy, thực chất của sự phát triển xã hội loài người theo triết học Mác là vì con
người và mục đích cuối cùng của mọi quá trình phát triển (kinh tế, xã hội, môi trường,
văn hóa...) là đảm bảo cho cuộc sống con người ngày càng đầy đủ, khoẻ mạnh, kéo dài
10


tuổi thọ, phát triển bền vững. Theo Ph.Ăngghen đó là “bước nhảy của con người từ vương
quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, là làm cho “con người, cuối cùng làm chủ
tồn tại xã hội của chính mình, thì cũng do đó làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình
trở thành người tự do”.
1.3. Quan điểm của UNDP về phát triển con người toàn diện

Trong các Báo cáo Phát triển con người của Chương trình Phát triển của Liên Hợp
Quốc khái niệm phát triển con người được hiểu là: quá trình tăng cường các năng lực cho
sự lựa chọn của con người, mở rộng các cơ hội lựa chọn cho con người. Các năng lực của
con người cần được mở rộng là: năng lực sinh thể (trước hết là sức khoẻ) và các năng lực
tinh thần (trước hết là tri thức). Các hoạt động của con người cần được mở rộng là hoạt
động lao động và các hoạt động ngoài lao động (nghỉ ngơi). Con người có năng lực sinh
thể và năng lực tinh thần ngày càng tốt hơn; con người có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn
trong công việc và trong nghỉ ngơi. Con người được sống một cuộc sống khoẻ mạnh hơn,
được học hành nhiều hơn và tuổi thọ tăng lên. Quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn này còn
bao gồm cả việc đảm bảo các quyền tự do, các quyền con người và quyền cá nhân.
Theo quan điểm của UNDP, mục đích của sự phát triển xã hội, suy cho cùng chính
là sự phát triển con người. Trong xã hội hiện tại, sự phát triển xã hội chưa chắc đồng
nghĩa với sự phát triển của con người. Thực tế có trường hợp xã hội thì phát triển, nhưng
con người vẫn bị lãng quên: Điều đó thể hiện ở chỗ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng
nhưng thất nghiệp, đói nghèo cũng tăng; khoa học công nghệ tiến bộ nhưng thất học trở
nên phổ biến; tiện nghi vật chất hiện đại hơn, nhưng quyền con người lại bị vi phạm nhiều
hơn, nhiều người không được chăm sóc tối thiểu về y tế; xã hội đã trở thành xã hội thông
tin nhưng phần lớn dân cư lại thiếu thông tin... Từ quan điểm đó, từ năm 1990, UNDP đã
đưa ra Chỉ số phát triển con người (HDI) để đo lường các khía cạnh cơ bản của năng lực
con người. HDI là một tiêu chí có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững nói
chung. Hệ tiêu chí phát triển con người bao gồm hàng loạt các chỉ số thể hiện chất lượng
cuộc sống phản ánh qua chỉ số kinh tế (mức thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân bình
quân/người), năng lực sinh thể của con người (phản ánh qua chỉ số tuổi thọ), năng lực tinh
thần của con người (phản ánh qua chỉ số giáo dục).
1.4. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện
Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng
đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa
trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự
11



hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu
nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Mục tiêu tổng quát để phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hoá ở Việt Nam như sau:
- Về chất lượng cuộc sống (phản ánh qua chỉ số kinh tế): nền kinh tế quốc dân phấn
đấu đạt tốc độ tăng trưởng 7 - 8%/năm; GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng 2,2 lần so
với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá trị thực đạt khoảng 3.000 USD
- Năng lực sinh thể của con người (phản ánh qua chỉ số tuổi thọ): phấn đấu tuổi thọ
trung bình 75 tuổi
- Năng lực tinh thần (phản ánh qua chỉ số giáo dục): lao động đào tạo đạt trên 7%,
đào tạo nghề đạt 55% tổng số lao động xã hội. Đến năm 2020 có một số lĩnh vực khoa
học và công nghệ giáo dục đạt trình độ tiên tiến, hiện đại.
- Chỉ số nghèo tổng hợp: giảm tỷ lệ nghèo bình quân giảm từ 1,5 đến 2%/năm
- Chỉ số an sinh xã hội: giải quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế với các vấn đề xã hội;
phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
- Con người Việt Nam phải là con người yêu nước, có lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, biết góp phần cùng với dân tộc phấn đấu đạt mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay, chủ nghĩa xã hội thế giới vẫn chưa
ra khỏi thoái trào; song những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây
dựng được nêu lên trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), luôn luôn là khát vọng của nhân dân, là sự
lựa chọn đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của lịch
sử. Vì vậy, việc phấn đấu suốt đời vì mục tiêu đã nêu trên cũng là phẩm chất của mỗi con
người Việt Nam.
- Con người Việt Nam phải luôn luôn là một nhân cách sáng tạo, làm chủ tri thức,
làm chủ thông tin mới, chứ không phải là con người thụ động và ghi nhớ. Bởi vậy, bước
vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá con người Việt Nam đứng trước đòi hỏi lớn là phát

triển trí lực mà trọng yếu là năng lực độc lập sáng tạo. Phát triển trí lực của con người
trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đảm bảo cho con người được trang bị vững chắc
văn hoá phổ thông làm nền tảng, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, đào tạo người lao
động có tay nghề cao, có chuyên môn, nghiệp vụ tinh thông, nắm vững công nghệ sản
xuất và hướng tới đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ cao. Sự phát triển trí lực là mấu
chốt của chất lượng nguồn nhân lực cao, làm cho người lao động hình thành phong cách
lao động công nghiệp, lao động trí tuệ, lao động sáng tạo.

12


2. Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI)
Chỉ số phát triển con ngƣời (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh,
định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc
gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc
gia. Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq và
nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990.
HDI là sự tổng hòa của 3 thành tố (bình quân giản đơn của 3 thành phần):
- Tuổi thọ: tuổi thọ trung bình của người dân, được tính trung bình từ lúc sinh ra,
cho thấy “sức khỏe” của một đất nước.
- Giáo dục: tỉ lệ biết chữ của người lớn, chất lượng dạy và học, chương trình
học, trình độ đồng đều giữa các vùng miền và bậc phổ cập giáo dục.
- GDP trên đầu người: thu nhập cá nhân, phản ánh mức sống trên đầu người,
nhằm phản ánh chỉ số “hạnh phúc” con người ở mỗi quốc gia. HDI được đo
bằng GDP là bình quân đầu người tính bằng sức mua tương đương theo Đô la
Mỹ (PPP_USD). HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI đạt tối đa
bằng 1 thể hiện trình độ phát triển con người cao nhất; HDI tối thiểu bằng 0 thể
hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn.
Như vậy, HDI là một chỉ số bổ sung thêm cho GNP trong việc đo lường tiến bộ kinh
tế xã hội của các quốc gia. Nó cho phép người dân và các chính phủ có thể đánh giá quá

trình phát triển theo thời gian và xác định các ưu tiên trong can thiệp chính sách. Chỉ số
này cũng được dùng để so sánh các kinh nghiệm trong và giữa các quốc gia với nhau.
Các chỉ số HDI có giá trị từ 0 (thấp nhất) đến 1 (cao nhất). Với Báo cáo năm 2007,
chỉ số giáo dục được coi là có giá trị bằng 1 khi 100% người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc,
biết viết; bằng 0 khi 0% người lớn biết đọc, biết viết. Chỉ số tuổi thọ được coi là có giá trị
bằng 1 khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0 khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt 25 tuổi. Chỉ
số kinh tế được coi là có giá trị bằng 1 khi GDP/ năm bình quân đầu người đạt 40.000 đô
la Mỹ (tính 1 Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Phát triển con người: từ
quan niệm đến chiến lược và hành động; bằng 0 khi GDP/ năm bình quân đầu người chỉ
đạt 100 đô la Mỹ (PPP). Khi đo bằng khoảng cách từ 0 đến 1, mỗi nước sẽ thấy được tiến
bộ của mình so với các năm trước và so với giá trị lý tưởng là 1.
Vị trí xếp hạng của mỗi nước trong bảng những nước được tính HDI cho phép mỗi
nước thấy được tiến bộ mà mình đạt được so với các nước khác. Những năm gần đây, giá
trị tuyệt đối của chỉ số HDI của Việt Nam liên tục tăng đều, phản ánh đời sống toàn dân
được cải thiện cả về thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ và giáo dục. Năm 2001: HDI

13


của Việt Nam là 0,682; năm 2003: 0,688; năm 2004: 0,691; năm 2005: 0,704; năm 2006:
0,709.
Theo Báo cáo phát triển con người năm 2006, Việt Nam xếp hạng 107 trên tổng số
177 nước, trong đó nhờ thực hiện tốt việc xoá nạn mù chữ nên đứng thứ 56 về tỷ lệ biết
chữ, 83 về tuổi thọ bình quân, 118 về mức thu nhập và 123 về tỷ lệ trẻ đến trường tiểu học
và trung học. Dĩ nhiên, tốc độ tăng này chưa phải là cao, song để tăng được chỉ số phát
triển con người, thì cả ba chỉ số đều phải có tiến bộ, mà ta biết rằng, để tuổi thọ bình quân
cả nước tăng lên được chút ít thì tất cả mọi mặt của đời sống xã hội đều phải tốt lên, từ y
tế, chăm sóc sức khoẻ, đến thu nhập, chế độ ăn uống, thể dục thể thao,… và còn phải
không có dịch bệnh nữa. Điều này quả thực là không đơn giản.
Đến năm 2007, HDI của Việt Nam là 0,733, đưa thứ tự xếp hạng HDI của Việt Nam

tăng hai bậc so với 2006 (xếp hạng 105 trên tổng số 177 nước). Tỷ lệ biết chữ ở người lớn
(từ 15 tuổi trở lên) của Việt Nam là 90,3%; tuổi thọ bình quân: 73,7; GDP bình quân đầu
người: 3.071 USD; tỷ lệ nhập học các bậc giáo dục tiểu học, trung học và đại học: 63,9%.
Theo số liệu mới nhất ngày 16/12/2019, HDI của Việt Nam là 0,693, xếp hạng thứ
118 trên tổng số 189 nước, tuổi thọ bình quân là 71,6 tuổi, số năm đi học trung bình (của
những người trên 25 tuổi) là 8,2 năm, GNI bình quân đầu người là 6220 USD. (Theo
/>II. Mô hình
1. Phân tích định tính
Bài nghiên cứu có sử dụng biến định tính GPS (Golden population structure) - cấu
trúc dân số vàng. GPS = 1 với cơ cấu dân số vàng, ngược lại GPS =0.
Tổng tỷ suất phụ thuộc - Total Dependency Ratio:
TDR = YDR (Young Dependency Ratio) + ODR (Old Dependency Ratio)
TDR =

100

Trong đó:
-

: Số người từ 0-14 tuổi (người dưới độ tuổi lao động)
: Số người từ 15-64 tuổi (người trong độ tuổi lao động)
: Số người từ 65 tuổi trở lên (người trên độ tuổi lao động)

14


Bảng 2.1 : TDR của Việt Nam từ 1950-2020 và dự đoán đến năm 2100

(Nguồn:United Nation)
Nếu TDR 50, có nghĩa là cứ 100 người trong độ tuổi lao động sẽ có ít hơn 50 người

phụ thuộc hay nói cách khác, cứ 2 người trong độ tuổi lao động sẽ có ít hơn 1 người phụ
thuộc. Khi đó ta có “cơ cấu dân số vàng”.
Như vậy GPS = 1 với TDR

50, GPS = 0 với TDR > 50.

Với bộ số liệu sử dụng để nghiên cứu, nhóm có Bảng phân tích tần số của biến định
tính dưới đây:

15


Bảng 2.2: Bảng phân tích tần số của biến định tính
GPS
0

Tần số
200

Phần trăm
33.33

Cum
33.33

0

400

66.67


100.00

Tổng

600

100.00

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ dữ liệu với sự trợ giúp của phần mềm Stata)
-

Nhận xét:
Bảng trên cho thấy hai giá trị 0 và 1 của biến GPS phân bố không đồng đều. Trong
đó, bộ dữ liệu được tổng hợp và phân tích, số lượng các nước có cấu trúc dân số vàng
chiếm 66,67%, xấp xỉ gấp đôi các nước còn lại trong danh sách này.
Biểu đồ 2.1: Giai đoạn dân số vàng ở một số nƣớc trên thế giới

Sự phát triển của con người (thể hiện qua chỉ số HDI) sẽ có được kết quả nghiên cứu
tốt nhất với các mô hình có con người hơn là tiền tệ hoặc các đơn vị khác ở cốt lõi phân
tích của các mô hình này. Liên quan đến sự phát triển con người, cụ thể là dân số, có một
thuật ngữ cần quan tâm là “nhân khẩu học”.

16


Nhân khẩu học nghiên cứu về mật độ dân số, cũng có thể được xác định như toán
học của con người, chỉ định tất cả các mô hình của nó một cách nghiêm ngặt về mặt con
người theo các đặc điểm liên quan khác nhau. Đối tượng của nhân khẩu học thường là đo
lường tiến trình phát triển của dân số, tuy nhiên những nghiên cứu rộng hơn về nhân khẩu

học cũng bao gồm sự phân tích mối quan hệ giữa những quá trình kinh tế, xã hội, văn hóa
và sinh học có ảnh hưởng đến dân số. Do đó, nó cung cấp một cách tiếp cận phù hợp nhất
với nghiên cứu về sự phát triển của con người trên khắp thế giới. Theo truyền thống, phân
tích nhân khẩu học chủ yếu tập trung vào sự thay đổi thành phần dân số theo độ tuổi và
giới tính.
Từ đó, chúng em đề xuất một cách khác để đo lường sự phát triển của con người
có tính đến sự khác biệt trong các cấu trúc dân số của các quốc gia. Sự quan tâm của đề
xuất này bắt nguồn từ hai yếu tố bổ sung:
- Đầu tiên, có một sự đa dạng lớn cấu trúc dân số của những quốc gia được phân
tích trong Báo cáo Phát triển Con người, đặc biệt là tỉ trọng của người già trong dân số.
- Thứ hai, đặc điểm nhân khẩu học đó có liên quan trong việc đánh giá các khả năng
phát triển như đã nói ở trên.
Chúng em đề xuất thay đổi cách đo lường sức khỏe, giáo dục, thu nhập và việc làm
để tính đến những khác biệt trong cấu trúc dân số. Chúng em phân tích thực nghiệm hiệu
quả do những thay đổi này trong đánh giá sự phát triển của con người bằng cách so sánh
cách đo lường này với HDI thông thường cho 120 quốc gia.
2. Phân tích định lƣợng
2.1. Xây dựng mô hình
Dựa vào lý thuyết trên, mô hình mà nhóm tác giả đề xuất là:
hdi = β0 + β1le + β2mys+ β3gps + β4gdp + β5inequiinc + uit + ai
Trong đó: β0: Hệ số tự do
βi : Hệ số hồi quy (i=(1,5))
uit: Sai số ngẫu nhiên
ai: Đặc điểm riêng không thấy được của từng quan sát
Kí hiệu: vit = ai + uit
2.2. Giải thích biến

17



Tên biến

Kiểu

Viết

biến
Phụ

tắt
lường mức độ phát
triển con người
Tuổi thọ kỳ

HDI index

Độc lập

le

Biến định lượng

vọng khi sinh của
một quốc gia
Số năm đi học

Tuổi (năm)

Độc lập


mys

Biến định lượng

trung bình của một
quốc gia

Năm

Life
expectancy
at birth
Means
years of
schooling

GPS

Chỉ số HDI đo
Biến định lượng

thuộc

Inequalityadjusted
income
index

Đơn vị

hdi


HDI

GDP

Bảng 2.3: Mô tả các biến số
Đặc điểm
Thang đo

Độc lập

gdp

Biến định lượng

Độc lập ineqinc Biến định lượng

Độc lập

gps

Biến định tính

Tổng sản phẩm
quốc nội

USD

Chỉ số bất bình
đẳng thu nhập của

một quốc gia đã
được điều chỉnh

Cấu trúc dân số
vàng

- gps = 1 nếu
quốc gia có cấu
trúc dân số vàng
- gps = 0 nếu
quốc gia không
có cấu trúc dân
số vàng

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)
3. Nguồn dữ liệu:
Dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy từ các bài tổng hợp số liệu của UNDP –
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, quan sát bao gồm 120 quốc gia từ năm 2014 đến
năm 2018. Nguồn số liệu được nhóm tác giả sử dụng: />18


4. Mô tả thống kê và mô tả tƣơng quan biến số:
4.1. Mô tả thống kê

Các số liệu mà nhóm tác giả thụ thập và nghiên cứu đại diện cho các biến được liệt
kê trong Bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Bảng mô tả các biến độc lập
Variable
le


Obs
600

Mean
71.99883

Std. Dev.
8.209528

Min
49.9

Max
84.5

mys

600

8.512167

3.309364

1.4

14.1

hdi

600


0.709008

0.159735

0.353

0.954

gps

600

0.666667

0.471798

0

1

gdp

600

17032.97

16875.38

660


93941

ineqinc

600

0.530172

0.172818

0.147

0.88

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ dữ liệu với sự trợ giúp của phần mềm Stata)
Nhận xét:
 Đối với biến tuổi thọ kỳ vọng (le), Lesotho là quốc gia có tuổi thọ kỳ vọng khi sinh
ở mức thấp nhất là 49,9 vào năm 2014. Quốc gia có tuổi thọ kỳ vọng khi sinh ở
mức cao nhất là Nhật Bản với 84,5 tuổi vào năm 2018.

19


 Đối với biến số năm đi học trung bình (mys), Burkina Faso là quốc gia có số năm
đi học trung bình thấp nhất là 1,4 năm vào năm 2014. Quốc gia có số năm đi học
trung bình cao nhất là Germany với 14,1 năm từ năm 2015 đến 2018.
 Đối với biến Tổng sản lượng quốc nội (gdp), Burundi là quốc gia có GDP tính trên
đầu người thấp nhất là 660 USD vào năm 2018. Quốc gia có GDP tính trên đầu
người thấp nhất là Luxemburg với 93941 USD vào năm 2016.

 Đối với biến chỉ số bất bình đẳng thu nhập nhập (ineqinc), Central African
Republic là quốc gia có chỉ số thấp nhất là 0,174 vào năm 2014. Quốc gia có chỉ số
cao nhất là Spain với 0,88 vào năm 2014.
4.2. Mô tả tương quan các biến số

Tương quan giữa các biến số được thể hiện trong Bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5: Ma trận sự tƣơng quan giữa các biến độc lập
hdi

le

mys

gps

gdp

hdi

1

le

0.9223

1

mys

0.9321


0.7912

1

gps

- 0.3812

- 0.3878

- 0.3325

1

gdp

0.8266

0.7361

0.7481

- 0.2246

1

ineqinc

0.9163


0.8389

0.8328

- 0.3675

0.8427

ineqinc

1

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dữ liệu với sự trợ giúp của phần mềm Stata)
20


Những số liệu trên được tính toán bằng phần mềm Stata, kết quả tự việc chạy mô
hình có trong phụ lục.
Từ bảng trên, ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc được dự đoán như sau:
- Tuổi thọ kỳ vọng khi sinh ảnh hưởng tích cực đến chỉ số HDI, với mức độ tương
quan rất cao, r = 0,9223.
- Số năm đi học trung bình ảnh hưởng tích cực đến chỉ số HDI, với mức độ tương
quan rất cao, r = 0,9321.
- Cấu trúc dân số vàng ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số HDI, với mức độ tương quan
tương đối, r = -0,3812.
- GDP ảnh hưởng tích cực đến chỉ số HDI, với mức độ tương quan rất cao, r =
0,8266.
- Bất bình đẳng thu nhập ảnh hưởng tích cực lên chỉ số HDI, với mức độ tương quan
rất cao, r = 0,9163.

Những ảnh hưởng trên sẽ được kiểm định trong chương III của bài nghiên cứu này.
Ngoài ra, tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn hoặc xấp xỉ bằng 0.8. Do
vậy không có khả năng xảy ra hiện tượng cộng tuyến giữa 2 biến độc lập.

21


CHƢƠNG III: KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG VÀ THẢO LUẬN
I. Kiểm định sự thay đổi cấu trúc mô hình (kiểm định Chow)
Khai báo dữ liệu bảng:

Tạo các biến tương tác gps_le, gps_mys, gps_gdp, gps_ineqinc với lệnh gen như sau:

Xét mô hình hồi quy:
hdi = β0 + β1*le + β2*mys + β3*gdp + β4*ineqinc + β5*gps + β6*gps_le + β7*gps_mys +
β8 *gps_gdp + β9*gps_inequinc +ui

22


Nếu gps = 0 mô hình có dạng:
hdi = β0 + β1*le + β2*mys + β3*gdp + β4*ineqinc + ui
Nếu gps = 1 mô hình có dạng:
hdi = (β0 + β5) + (β1 + β6)*le + (β2 + β7)*mys + (β3 + β8)*gdp + (β4 + β9)*ineqinc + ui

Kiểm định Chow trên Stata để xác định xem có sự khác nhau về HDI giữa những
nước đang có cơ cấu dân số vàng với không có cơ cấu dân số vàng hay không:

p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa nên ta kết luận rằng: Có sự khác biệt, có thể sử dụng
biến giả GPS trong mô hình.

23


II. Lựa chọn mô hình phƣơng pháp ƣớc lƣợng phù hợp
Kiểm định để chọn một trong ba phương pháp ước lượng cho bộ dữ liệu bảng: Ước
lượng OLS gộp (POLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM – Random effect model) và
mô hình tác động cố định (FEM – fixed effect model)
* Kiểm định để chọn giữa REM và POLS



p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa nên bỏ qua POLS, tiếp tục kiểm định xem nên chọn
giữa FEM hay REM.
24


* Kiểm định để chọn giữa REM và FEM:
─ Chạy mô hình RE

Lưu kết quả hồi quy bằng REM

-

Chạy mô hình FE

25


×