Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

tiểu luận kinh tế lượng tác động của FDI, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng dân số đến GDP HOa kỳ, trung quốc và nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.72 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
=====000=====

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
TÁC ĐỘNG CỦA FDI, TỶ LỆ LẠM PHÁT, TỶ LỆ GIA TĂNG
DÂN SỐ ĐẾN GDP CỦA HOA KỲ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp tín chỉ: KTE309(2-1718).3_LT
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Anh
Tân Thị Ngọc Anh
Lê Thái Nữ
Đoàn Kim Ngân


Trần Phương Thảo

Hà Nội – 05/2018

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................2


NỘI DUNG................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................4
I. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................4
1. Tỷ lệ lạm phát..........................................................................................4
2. Tỷ lệ gia tăng dân số................................................................................5
3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI........................................................6


II.Các lý thuyết cơ sở liên quan tới nghiên cứu................................................6
1. Định nghĩa các biến trong kinh tế học......................................................6
2. Một số lý thuyết liên quan........................................................................8
CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH................................................................9
I. Phương pháp luận để nghiên cứu:.................................................................9
1. Phương pháp được sử dụng để phân tích vấn đề:.....................................9
2. Các mô hình đã sử dụng trong nghiên cứu trước:...................................10
II.Xây dựng mô hình lý thuyết:........................................................................10
1. Mô tả số liệu:..........................................................................................11
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ...........15
I. Mô hình ước lượng........................................................................................15
II.Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình................................16
1. Kiểm định các biến bị bỏ sót..................................................................16
2. Phân phối chuẩn của nhiễu.....................................................................17
3. Kiểm định đa cộng tuyến........................................................................17
4. Kiểm định tự tương quan........................................................................18
5. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.....................................................19
III. Kiểm định giả thuyết..................................................................................20
1. Kiểm định sự phù hợp của kết quả với lý thuyết....................................20
2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình.......................................................20
IV. Khuyến nghị và giải pháp..........................................................................20
KẾT LUẬN................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................25
PHỤ LỤC................................................................................................................... 26


LỜI MỞ ĐẦU
Để đánh giá sự phát triển của một khu vực hay một quốc gia, người ta thường
căn cứ vào những tiêu chí như: sự ổn định, tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội,…
Trong đó, tiêu chí tăng trương kinh tế là tiêu chí quan trọng hơn cả vì tăng trưởng kinh

tế có liên quan đến nhiều khía cạnh của đất nước.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch
vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm
bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định
đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới sự giàu
có, thịnh vượng.
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỉ
lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng sống của người dân, phúc lợi xã hội.
Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vất chất để củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia
nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho
thấy không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội như mong
muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng quá
mức có thể dẫn đến tình trạng nên kinh tế “quá nóng”, gây ra lạm phát hoặc tăng
trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giải lên, nhưng đồng thời cugx có thể làm cho sự
phân hóa giàu nghéo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng
thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền
vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn
định trong thời gian tương đối dài (ít nhất 20 – 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ
xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta thường đánh giá qua tổng sản phẩm
quốc nội (viết tắt là GDP) trong một năm hoặc một thời kỳ, chính xác hơn là GDP thực
tế. Nếu GDP thực tế của năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ nên kinh tế có sự tăng
trưởng, phát triển. Nếu GDP thực tế năm sau thấp hơn năm trước, chứng tỏ nên kinh tế
của nước đó không có sự tăng trưởng phát triển. GDP phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ
như đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng
dân số,… Việc nghiên cứu chúng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế



của mỗi quốc gia. Vì vậy nhóm chúng em thực hiện đề tài thử nghiệm xây dựng mô
hình kinh tế lượng để phân tích những tác động, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát đến GDP. Từ đó, dựa trên kết quả nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp, kiện nghị đối với việc điều chỉnh những biến kinh tế này
trong thực tế.
Cụ thể, nghiên cứu này sẽ trả lời cho câu hỏi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát có tác động như thế nào đến tổng sản
phẩm quốc nội GDP? Những giải pháp nào có thể áp dụng để đưa nền kinh tế phát
triển trong giai đoạn hiện nay?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của FDI, tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ lạm phát đối với GDP. Nhóm lựa chọn 3 nền kinh tế là Hoa Kỳ, Trung
Quốc và Nhật Bản, ba nền kinh tế tiêu biểu của thế giới. Để việc nghiên cứu có ý
nghĩa ứng dụng cho thời điểm hiện tại và tương lai, nhóm đã lựa chọn giai đoạn 1995
– 2016.
Những hạn chế, khó khăn khi thực hiện: Để đảm bảo mẫu nghiên cứu có số
lượng quan sát đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, nhóm đã phải thu hẹp đối tượng và
phạm vi nghiên cứu về thời gian để đảm bảo số liệu chính xác và liên tục.
Nội dung và cấu trúc của tiểu luận: Tiểu luận gồm 3 nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Xây dựng mô hình
Chương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh đã tận tình hướng
dẫn trong quá trình học hỏi và thực hiện bài nghiên cứu này. Thông qua bài tập này,
chúng em có điều kiện củng cố kiến thức đã được giảng dạy và biết cách vận dụng
kinh tế lượng để phân tích một vấn đề thực tế. Do hạn chế về thời gian cũng như hiểu
biết, bài nghiên cứu của nhóm vẫn còn nhiếu thiếu sót, kính mong nhận được đánh giá,
nhận xét của giảng viên và độc giả.


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 2 :

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong và ngoài nước đều có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI, tỷ lệ lạm
phát và tỷ lệ gia tăng dân số lên GDP. Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu của
nhiều tác giả và nhóm tác giả khác nhau liên quan đến tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng
đến GDP.

CHƯƠNG 3 :

Tỷ lệ lạm phát

Hwang và Wu (2011) bằng việc sử dụng phương trình tính toán tăng trưởng như
là cơ sở của mô hình, họ nghiên cứu ngưỡng ảnh hưởng tích cực của lạm phát đối với
tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Họ nhận thấy rằng ngưỡng lạm phát có tác động
đáng kể và mạnh mẽ. Trên mức ngưỡng 2,5%, gia tăng mỗi một điểm phần trăm trong
tỷ lệ lạm phát sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế 0,61%, dưới ngưỡng này, gia tăng mỗi
một điểm trong tỷ lệ lạm phát sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế 0,53%. Điều này chỉ ra
rằng lạm phát này gây hại cho tăng trưởng kinh tế khi lạm phát vừa phải có lợi cho
tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc.
Theo lý thuyết của Keynes, trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và
tăng trưởng. Nghĩa là, muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ
lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển
cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng
trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm đi, từ đó GDP bình quân
đầu người cũng giảm theo. Dựa trên lý thuyết của Keynes, một vài quan điểm kinh tế
cho rằng lạm phát ở mức vừa phải sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng nếu ở mức cao thể
tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh. Thậm chí ngay cả khi lạm phát bằng 0 hoặc

thiểu phát cũng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế, do đó GDP bình
quân đầu người cũng giảm theo.
Fisher (1993) là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này đã kết luận, khi lạm phát
tăng ở mức độ thấp, mối quan hệ này có thể không tồn tại, hoặc mang tính đồng biến,
và lạm phát ở mức cao thì mối quan hệ này là nghịch biến. Một số nhà nghiên cứu sau
này như Sarel (1996), Gosh và Phillips (1998), Shan và Senhadji (2001), và một số
nhà nghiên cứu khác đã cố gắng nhận diện điểm đặc biệt trong mối quan hệ giữa lạm


phát và tăng trưởng kinh tế. Bằng các nghiên cứu khác nhau, họ đã tìm ra một ngưỡng
lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực (tác
động ngược chiều) đến tăng trưởng. Theo Sarel, ngưỡng lạm phát là 8%, theo Shan và
Senhadji, ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11 - 12%, các nước công
nghiệp khoảng 1 - 3%. Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra ngưỡng là 13% cho các
nền kinh tế chuyển đổi gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Khan (2005) đã tập
trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu. Kết quả,
Hầu hết các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng
trưởng. Tuy nhiên, tại các quốc gia này, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng
trưởng kinh tế, việc Chính phủ ưu tiên ngân sách trong việc phát triển nguồn lực, vốn
và nâng cao trình độ khoa học công nghệ mới là điều kiện cần thiết nhất để thúc đẩy
tăng trưởng bền vững.

CHƯƠNG 4 :

Tỷ lệ gia tăng dân số

CHƯƠNG 5 :

Quan điểm bi quan về dân số và tăng trưởng kinh tế


của Malthus
Thomas Robert Malthus (1766-1834) là mục sư, nhà kinh tế học người Anh,
người cha đẻ của học thuyết mang tên mình. Nội dung cơ bản của thuyết như sau:
-

Dân số tăng theo cấp số nhân; còn lương

thực, thực phẩm, phương tiện sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng. Sự gia tăng dân số
diễn ra với nhịp độ không đổi, còn sự gia tăng về lương thực, thực phẩm là có giới hạn
bởi những điều kiện (diện tích, năng suất …) khó có thể vượt qua.
-

Dân cư trên trái đất phát triển nhanh hơn khả

năng nuôi sống nó. Từ đó, đói khổ, đạo đức xuống cấp, tội ác tất yếu sẽ phát triển. Nền
kinh tế không những không tăng trưởng phát triển mà còn có nguy cơ lâm vào khủng
hoảng.

CHƯƠNG 6 :

Quan điểm lạc quan về dân số và tăng trưởng kinh tế

của J.L.Simon
Julian Lincoln Simon (1932 - 1998) là giáo sư về quản trị kinh doanh của Trường
đại học Maryland (Hoa Kỳ). Trái ngược với Malthus, ông cho rằng:


- Dân số có tác động tích cực đến kinh tế. Quy mô dân số tăng lên kéo theo nhu
cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường mở rộng thúc đẩy sản xuất phát triển. Sản xuất với
quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Mặt khác, có nhiều người sẽ làm tăng kiến thức thông qua học hỏi thêm và cạnh
tranh. Hơn nữa, sức ép của nhu cầu sẽ thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Tất cả
những yếu tố trên sẽ làm sản lượng bình quân đầu người tăng lên. Cuộc cách mạng
xanh là một ví dụ tiêu biểu.

CHƯƠNG 7 :

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu đã diễn ra bằng các kỹ thuật kinh tế lượng
mới để phân tích dữ liệu bảng và có một sự nhất trí chung rằng FDI có tương quan
dương với tăng trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các lý thuyết hợp lý về tác
động trực tiếp của FDI đối với tăng trưởng kinh tế (Lucas, 1998, Rebelo, 1991,
Romer, 1986 và 1993). Theo Romer nhấn mạnh rằng FDI có thể là một nguồn quan
trọng của chuyển giao công nghệ và bí quyết ở các nước tiếp nhận. Theo Lucas, các
nước vay nhiều hơn từ nước ngoài có thể đầu tư nhiều hơn (vì họ ít bị hạn chế bởi tiết
kiệm trong nước), do đó, họ sẽ phát triển nhanh hơn. Theo lí thuyết tăng trưởng nội
sinh, vai trò của FDI được nhấn mạnh nhờ chuyển giao công nghệ và vốn (nghiên cứu
của Blomstrom và cộng sự), đào tạo công nhân và lợi ích của kỹ năng quản lý (De
Mello, 1997, 1999) và tăng cường cạnh tranh ở các nước tiếp nhận. Cũng nghiên cứu
về FDI và có cùng nhận định: FDI khác với các loại dòng vốn khác, nó không chỉ bao
gồm vốn, mà còn chuyển giao công nghệ và kỹ năng, chuyên môn quản lý và bí quyết,
cũng như việc đưa ra các phương pháp chế biến mới (Rodrik và Subramanian, 2008),
Alfaro và cộng sự (2004), Hermes & Lensink (2003), và Borensztein (1998). Ngoài ra
còn có các tác giả khác, như (Bezuidenhout, 2009), người tuyên bố rằng FDI nên
được coi là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng. Như vậy, các nhà nghiên cứu hầu
hết cho rằng khi FDI tăng thì góp phần làm tăng trưởng kinh tế một cách tương đối.

CHƯƠNG 8 :


Các lý thuyết cơ sở liên quan tới nghiên cứu

CHƯƠNG 9 :

Định nghĩa các biến trong kinh tế học

Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng
tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh


thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP là số đo về giá trị
của hoạt động kinh tế quốc gia.
GDP đánh giá kết quả của những hoạt động kinh tế xảy ra bên trong của lãnh thổ
của đất nước. Những hoạt động này do công ty, doanh nghiệp của công dân nước đó
hay công dân nước ngoài sản xuất ra tại nước đó, nhưng lại không bao gồm kết quả
hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hay FDI (Foreign Direct Investment) là một hình
thức cảu đầu từ quốc tế, trong đó chủ đầu tư đưa các phương tiện đầu tư ra nước ngoài
để trực tiếp tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. FDI có vai trò
rất lớn trong phát triển nền kinh tế: bổ sung nguồn vốn trong nước; tăng nguồn thu cho
ngân sách; tạo thêm nhiều việc làm;… .
Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng dân số từ
năm t-1 đến năm t. Nói rõ hơn, tốc độ tăng trưởng dân số thường chỉ tới sự thay đổi
trong dân số trong một đơn vị thời gian (1 năm). Tốc độ tăng dương cho thấy dân số
đang gia tăng, còn nếu tốc độ này âm cho thấy dân số đang giảm. Một tỷ lệ tăng
trưởng bằng không xuất hiện khi con số người ở hai giai đoạn là bằng nhau - khác biệt
thực giữa sinh, tử và di cư bằng không. Tuy nhiên, một tỷ lệ tăng trưởng có thể bằng
không thậm chí khi có những thay đổi lớn trong các tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ nhập cư
và phân bố độ tuổi giữa hai giai đoạn.
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong

một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền
tệ so với các loại tiền tệ khác. Ngược lại với lạm phát là giảm phát, được tính trên cơ
sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kì trước.
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một
lượng lớn hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa và
dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá
trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỉ lệ mức giá trung bình ở
thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm
gốc, được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Tỷ lệ
lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình
hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc.


CHƯƠNG 10 :

Một số lý thuyết liên quan

CHƯƠNG 11 :

Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và GDP

Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra khi chi phí sản xuất tăng đột ngột khiến lợi
nhuận bị thu hẹp, các nhà sản xuất hạn chế sản xuất dẫn đến cung hàng hóa sản lượng
giảm xuống.
Lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá cả hàng hóa chung lên mà tiền lương danh nghĩa
của công nhân không tăng dẫn đến tiền lượng thực tế bị giảm đi. Điều này làm giảm
động lực lao động của công nhân, có thể gây ra sản xuất trì trệ khiến nền kinh tế gặp
khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm.


CHƯƠNG 12 :

Lý thuyết về đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn
lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm
thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Trong kinh tế học vĩ mô, đầu tư còn được
hiểu là sự gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất trong tương lai.
Để sản xuất hàng hóa, để mua máy móc thiết bị, để mở rộng quy mô sản xuất,
nâng cao tay nghề cho công nhân viên, chúng ta cần có vốn đầu tư. Harod Domar đã
nêu lên mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế với công thức ICOR, đó là tỉ lệ
tăng đầu tư chia cho tỉ lệ tăng GDP.

CHƯƠNG 13 :

Lý thuyết về gia tăng dân số và GDP

Tồn tại mối quan hệ tương hỗ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế, tăng trường
GDP. Nhưng mối quan hệ này không đơn giản một chiều. Trong điều kiện này thì dân
số tăng lên là có lợi cho kinh tế nhưng ở điều kiện khác thì điều đó chưa chắc đã xảy
ra, thậm chí là bất lợi. Do đó, khi phân tích nghiên cứu, cần phải chú ý đến đối tượng
và khoảng thời gian nghiên cứu để có những nhận định phù hợp.


CHƯƠNG 14 :

XÂY DỰNG MÔ HÌNH

CHƯƠNG 15 :


Phương pháp luận để nghiên cứu:

CHƯƠNG 16 :

Phương pháp được sử dụng để phân tích vấn đề:

CHƯƠNG 17 :

Phương pháp định lượng:

Nghiên cứu định lượng thường được gắn liền với việc kiểm định dựa vào phương
pháp suy diễn. Nói cách khác, nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các
phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường và phản ảnh và diễn giải các mối quan
hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau.
Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể là cân, đo, sử dụng bảng hỏi có cấu trúc
để khảo sát/ phỏng vấn, quan sát và ghi chép dữ liệu, tập hợp lại dữ liệu định lượng
trong quá khứ.
Việc thu thập các dữ liệu từ nhiều nguồn được đưa vào mô hình hồi quy tuyến
tính để kết luận vấn đề cần nghiên cứu.

CHƯƠNG 18 :

Phương pháp định tính:

Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa
vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành
vi, thái độ. Chúng có thể hướng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và các giải
thích.
Việc thu thập dữ liệu hoàn toàn giống với phương pháp định lượng cộng thêm
phương pháp phỏng vấn ý kiến, quan sát, ghi hình, ghi âm, gửi thư, nhật ký,…

Với phương pháp thu thập dữ liệu, ta có thể thu thập số liệu từ nhiều nguồn như:
Tổng cục thống kê, data worldbank, …. Từ số liệu đó, xử lý và phân tích đưa ra các
kết luận về ảnh hưởng của FDI, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng dân số tới GDP của Mĩ,
Nhật Bản và Trung Quốc.

CHƯƠNG 19 :

Phương pháp ước lượng OLS:

Định lý của phương pháp ước lượng OLS: với các giả định của mô hình hồi quy
tuyến tính cổ điển, ước lượng của mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình
phương tối thiểu thông thường OLS là ước lượng tuyến tính không chệch tốt nhất.
- Tuyến tính: Các ước lượng là hàm tuyến tính của Y.


- Không chệch: Kỳ vọng của giá trị ước lượng tham số bằng chính giá trị thực
của nó.
- Tốt nhất: Các ước lượng tham số có phương sai nhỏ nhất trong lớp các ước
lượng tuyến tính không chệch.

CHƯƠNG 20 :

Các mô hình đã sử dụng trong nghiên cứu trước:

CHƯƠNG 21 :

Mô hình tự hồi quy:

Mô hình tự hồi quy là mô hình mà trong số các biến giải thích bao gồm một hay
nhiều giá trị của biến phụ thuộc, có phương trình:

Yt = α + β0Xt + β1Xt-1 + β2Xt-2 + ut

CHƯƠNG 22 :

Mô hình phân phối trễ

Mô hình phân phối trễ là mô hình hồi quy không chỉ bao gồm các giá trị hiện tại
mà còn bao gồm các giá trị trễ (giá trị quá khứ) của các biến giải thích, có phương
trình:
Yt = α + β0Xt + β1Xt-1 + β2Xt-2 + ut

CHƯƠNG 23 :

Xây dựng mô hình lý thuyết:

Mô hình hồi quy tổng thể:
GDPi = 1 + 2FDIi + 3Ii + 4Pi + ui
Mô hình hồi quy mẫu:
i

= 1 + 2FDIi + 3Ii + 4Pi + ui

Thống kê và giải thích các biến trong mô hình trên:
STT
1
2

Kí hiệu
G
F


Đơn vị
Tỷ USD
Tỷ USD

Ý nghĩa
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Loại biến
Biến phụ thuộc
Biến độc lập

3
4

I
P

%
%

Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ gia tăng dân số

Biến độc lập
Biến độc lập

CHƯƠNG 24 :


Mô tả số liệu:

Số liệu nhóm khảo sát gồm có GDP, nguồn vốn FDI, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ
gia tăng dân số của ba nước Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc từ năm 1995-2016 từ
data.worldbank.org.


CHƯƠNG 25 :

Nguồn số liệu

 GDP growth (annual %):
/>end=2016&locations=CN-JP-XU&name_desc=false&start=1995&view=chart
 Foreign direct investment, net inflows (current US$):
/>end=2016&locations=CN-JP-XU&start=1995&view=chartInflation, GDP deflator
(annual %):
 Inflation, GDP deflator (annual %):
/> Population growth (annual %):
/>
CHƯƠNG 26 :

Mô tả thống kê số liệu:

- Dùng phần mềm Gretl, chọn lệnh Summary Statistics để mô tả các biến ta
được kết quả như sau:
Summary Statistics, using the observations 1:01 - 3:22
Variable
GDP
FDI
P

I
Variable
GDP
FDI
P
I
Variable
GDP
FDI
P
I

Mean
7413,4
123,27
0,54104
1,7383
Std. Dev.
4936,5
121,68
0,44608
2,6506
5% Perc.
985,20
0,098240
-0,15431
-0,89761

Median
5340,2

77,320
0,57325
1,5092
C.V.
0,66589
0,98703
0,82448
1,5248
95% Perc.
17148,
346,56
1,1649
5,6918

Minimum
734,55
-2,3969
-1,1200
-1,3585
Skewness
0,63016
0,80235
-0,83296
3,0200
IQ range
6627,2
229,47
0,69477
2,8606


Maximum
18624,
479,42
1,2040
16,789
Ex. kurtosis
-0,65853
-0,36125
1,2144
14,232
Missing obs.
0
0
0
0

- Có 66 quan sát cho tất cả các biến;
- GDP nằm trong khoảng 734,55 tỷ USD đến 18264 tỷ USD với giá trị trung bình
là 7413,4; Phân vị 50%: 50% số quan sát nằm dưới 5340,2 và 50% số quan sát nằm
trên 5340,2. Giá trị trung bình với phân vị 50% tương đối gần nhau, phân phối chỉ hơi
đối xứng. Độ nghiêng bằng 0,63016 hơi nghiêng về bên phải . Độ nhọn bằng -0,65853,
mức độ tập trung của các quan sát quanh giá trị trung bình không lớn lắm.


- Dòng chảy nguồn vốn FDI đạt từ -2,3969 tỷ USD đến 479,42 với giá trị trung
bình là 123,27 tỷ USD; Phân vị 50%: 50% số quan sát nằm dưới 77,320 và 50% số
quan sát nằm trên 77,320. Giá trị trung bình với phân vị 50% gần như gấp đôi nhau,
phân phối không đối xứng. Độ nghiêng bằng 0,80235, hơi nghiêng về bên phải. Độ
nhọn bằng -0,36125, mức độ tập trung của các quan sát quanh giá trị trung bình không
lớn lắm.

- Tỷ lệ lạm phát dao động từ -1,3585% đến 16,789% với giá trị trung bình là
1,7383%. Phân vị 50%: 50% số quan sát nằm dưới 1,5092% và 50% số quan sát nằm
trên 1,5092%. Giá trị trung bình với phân vị 50% xấp xỉ nhau, phân phối gần như đối
xứng. Độ nghiêng bằng 3,0200, nghiêng về bên phải. Độ nhọn bằng 14,232, mức độ
tập trung của các quan sát quanh giá trị trung bình là không lớn
- Tỷ lệ gia tăng dân số số từ -1,1200% đến 1,2040% với giá trị trung bình là
0,54104%. Phân vị 50%: 50% số quan sát nằm dưới 0,57325% và 50% số quan sát
nằm trên 0,57325%. Giá trị trung bình với phân vị 50% xấp xỉ nhau, phân phối gần
như đối xứng. Độ nghiêng bằng -0,83296, hơi nghiêng về bên trái. Độ nhọn bằng
-1,2144, mức độ tập trung của các quan sát quanh giá trị trung bình là không lớn.

CHƯƠNG 27 :

Ma trận tương quan giữa các biến:

- Dùng phần mềm Gretl , chọn lệnh Correlation Matrix để biểu diễn mỗi tương
quan giữa các biến, có được kết quả sau đây:
Correlation coefficients, using the observations 1:01 - 3:22
5% critical value (two-tailed) = 0,2423 for n = 66
GDP
1,0000

FDI
0,7802
1,0000

P
0,3175
0,4802
1,0000


I
0,0165
0,2465
0,4221
1,0000

GDP
FDI
P
I

Dựa vào bảng ma trận tương quan, ta dự đoán được ảnh hưởng của các tác động
đến biến phụ thuộc :
- Biến độc lập F có ảnh hưởng lớn nhất đến biến phụ thuộc G:
rFG = 0.7802
- Biến độc lập P có ảnh hưởng tương đối đến biến phụ thuộc G:
rIG = 0.3175
- Biến độc lập I có ảnh hưởng nhỏ nhất đến biến phụ thuộc G:
rPG = 0.0165


Tất cả các hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đều khác
không. Vì vậy, các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Tất cả các hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng đều
khác 1. Do đó, chúng không hoàn toàn tương quan.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng GDP với
giá trị của hệ số tương quan là 0.7802> 0, là một tác động cùng chiều. Tức là,đầu tư
trực tiếp nước ngoài tăng thì GDP tăng.
Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng GDP, hay gần như là không

có với giá trị của hệ số tương quan là 0.0165>0. Hệ số tương quan dương, đây là một
tác động cùng chiều, tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm tăng GDP dù không nhiều.


CHƯƠNG 28 :

KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ

CHƯƠNG 29 :

Mô hình ước lượng

Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS
Ta lập được bảng kết quả sau:
Model 7: Pooled OLS, using 66 observations
Included 3 cross-sectional units
Time-series length = 22
Dependent variable: GDP
Coefficient
3887,95
33,5303
−4,66006
−348,279

const
FDI
P
I
Mean dependent var
Sum squared resid

R-squared
F(3, 62)
Log-likelihood
Schwarz criterion
rho

Std. Error
618,414
3,52227
1027,10
156,446

7413,426
5,68e+08
0,641552
36,98924
−620,5807
1257,920
0,804276

t-ratio
6,287
9,520
−0,004537
−2,226

S.D. dependent var
S.E. of regression
Adjusted R-squared
P-value(F)

Akaike criterion
Hannan-Quinn
Durbin-Watson

p-value
<0,0001
<0,0001
0,9964
0,0296

**

4936,532
3026,190
0,624207
7,91e-14
1249,161
1252,622
0,375345

 Phân tích kết quả
- Số quan sát: Obs = 66
- Trung bình biến phụ thuộc = 7413,426
- Bình phương phần dư RSS = 5,68e+08
- Hệ số xác định R2 = 0,641552
- Độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc = 4936,532
- Sai số chuẩn của ước lượng các hệ số = 3026,190
- Hệ số xác định điều chỉnh = 0,624207
 Mô hình hồi quy tổng thể
GDPi= β1 + β2FDIi + β3Ii + β4Pi + ui

 Mô hình hồi quy mẫu
GDPi =1 +2FDIi +3Ii +4Pi + ei
Hay:
GDPi= 3887,95 + 33,5303FDIi −348,279Ii −4,66006Pi + ei
(ei là ước lượng của ui)
 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy mẫu

***
***


- 1= 3887,95 có nghĩa là nếu đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI, tỷ lệ gia tăng
dân số và tỷ lệ lạm phát bằng 0 thì GDP đạt giá trị là 3887,95 tỷ USD.
- 2= 33,5303 có nghĩa là khi tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ lạm phát không đổi,
nếu đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI tăng (giảm) 1 tỷ USD thì GDP tăng (giảm)
33,5303 tỷ USD.
- 3= −348,279 có nghĩa là khi đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI và tỷ lệ gia tăng
dân số không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát tăng (giảm) 1% thì GDP giảm (tăng) 348,279 tỷ
USD.
- 4= −4,66006 có nghĩa là khi đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI và tỷ lệ lạm phát
không đổi, nếu tỷ lệ gia tăng dân số tăng (giảm) 1% thì GDP giảm (tăng) 4,66006 tỷ
USD.
 Hệ số xác định
R2 = 0,641552 có nghĩa là các biến độc lập FDI, I, P giải thích được 64,1552 %
cho sự thay đổi trong giá trị của biến phụ thuộc G.

CHƯƠNG 30 :

Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình


CHƯƠNG 31 :

Kiểm định các biến bị bỏ sót

Xét mô hình:
GDPi= β1 + β2FDIi + β3Ii + β4Pi + ui
Ta có cặp giả thuyết
H0: Mô hình không bỏ sót biến
H1: Mô hình bỏ sót biến
Sử dụng phần mềm gretl để kiểm định Ramsey Reset ta thu được kết quả sau:
Auxiliary regression for RESET specification test
OLS, using 66 observations
Dependent variable: GDP
coefficient
std. error t-ratio p-value
-------------------------------------------------------------const 2102,21
1587,36
1,324 0,1904
FDI
−10,3603
37,6794
−0,2750 0,7843
P
192,784
1073,20
0,1796 0,8580
I
−83,9334
273,760
−0,3066 0,7602

yhat^2
0,000149603
0,000123062 1,216 0,2289
yhat^3
−4,88973e-09
4,00531e-09 −1,221 0,2269
Test statistic: F = 0,748214,
with p-value = P(F(2,60) > 0,748214) = 0,478

p – value = 0.478 > α = 0.05, H0 có ý nghĩa


Vậy mô hình không bỏ sót biến có ý nghĩa.

CHƯƠNG 32 :

Phân phối chuẩn của nhiễu

Cặp giả thuyết:
H0: Sai số có phân phối chuẩn
H1: Sai số không có phân phối chuẩn
Sử dụng phần mềm gretl kiểm định Normality of residual ta có:
Frequency distribution for uhat8, obs 1-66
number of bins = 9, mean = 2,80428e-012, sd = 3026,19
interval

midpt frequency

rel.


cum.

< -4053,2 -4798,1
7 10,61% 10,61% ***
-4053,2 - -2563,3 -3308,2
11 16,67% 27,27% ******
-2563,3 - -1073,5 -1818,4
3
4,55% 31,82% *
-1073,5 - 416,40 -328,53
12 18,18% 50,00% ******
416,40 - 1906,3 1161,3
16 24,24% 74,24% ********
1906,3 - 3396,1 2651,2
9 13,64% 87,88% ****
3396,1 - 4886,0 4141,1
5
7,58% 95,45% **
4886,0 - 6375,8 5630,9
2
3,03% 98,48% *
>= 6375,8 7120,8
1
1,52% 100,00%
Test for null hypothesis of normal distribution:
Chi-square(2) = 0,803 with p-value 0,66918

p – value = 0.66918 > α = 0.05, H0 có ý nghĩa
Vậy sai số có phân phối chuẩn. Các kiểm định t, F vẫn giữ được độ tin cậy và
tính dự báo chính xác.


CHƯƠNG 33 :

Kiểm định đa cộng tuyến

Để kiểm định mô hình có tồn tại đa cộng tuyến hay không, nhóm đã sử dụng các
dấu hiệu nhận biết sau:
Cách 1: Xét R2 của mô hình và giá trị t-ratio của các biến độc lập
Dựa vào bảng Mô hình OLS ta thấy R2 = 0,641552 cao và t-ratio của các biến
đều thấp. Vì vậy mô hình không có đa cộng tuyến.
Cách 2: Xét hệ số tương quan giữa các biến độc lập
Dựa vào kết quả bảng Ma trận tương quan giữa các biến độc lập của mô hình, ta
thấy hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.8. Vì vậy mô hình không tồn tại đa
cộng tuyến.
Cách 3: Sử dụng thừa số tăng phương sai VIF


Sử dụng phần mềm gretl kiểm định collinearity ta thu được
Variance Inflation Factors
Minimum possible value = 1.0
Values > 10.0 may indicate a collinearity problem
FDI 1,304
P 1,490
I 1,220
VIF(j) = 1/(1 - R(j)^2), where R(j) is the multiple correlation coefficient
between variable j and the other independent variables
Belsley-Kuh-Welsch collinearity diagnostics:
--- variance proportions --lambda
cond const
FDI

P
3,007 1,000 0,031 0,032 0,026
0,512 2,424 0,071 0,098 0,004
0,285 3,246 0,632 0,659 0,001
0,196 3,915 0,266 0,211 0,970

I
0,038
0,846
0,003
0,113

lambda = eigenvalues of X'X, largest to smallest
cond = condition index
note: variance proportions columns sum to 1.0

Từ kết quả ta thấy,
VIFFDI = 1.304 < 10 nên không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
VIFI = 1.220 < 10 nên không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
VIFP= 1.490 < 10 nên không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
Vậy mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.

CHƯƠNG 34 :

Kiểm định tự tương quan

Xét cặp giả thuyết:
H0: Phương sai sai số đồng nhất
H1: Phương sai sai số thay đổi
Sử dụng phần mềm gretl kiểm định Durbin-Watson ta được

Durbin-Watson statistic = 0,375345
p-value = 1,95621e-013

p – value = 1,95621e-013 > α = 0.05, H0 có ý nghĩa
Vậy mô hình không có tự tương quan

CHƯƠNG 35 :
Xét cặp giả thuyết:

Kiểm định phương sai sai số thay đổi


H0: Phương sai sai số đồng nhất
H1: Phương sai sai số thay đổi
Sử dụng phần mềm gretl kiểm định White ta được
White's test for heteroskedasticity
OLS, using 66 observations
Dependent variable: uhat^2
coefficient
std. error t-ratio p-value
-------------------------------------------------------------const 259764
2,05117e+06 0,1266 0,8997
FDI
115521
41663,9
2,773 0,0075 ***
P
1,03746e+07
4,28239e+06 2,423 0,0187 **
I

497397
1,81832e+06 0,2735 0,7854
sq_FDI −250,903
90,9516
−2,759 0,0078 ***
X2_X3 −31548,8
43658,5
−0,7226 0,4729
X2_X4
1209,40
6756,15
0,1790 0,8586
sq_P
2,88658e+06
4,34549e+06 0,6643 0,5092
X3_X4
−3,68288e+06
2,33719e+06 −1,576 0,1207
sq_I
152818
102516
1,491 0,1417
Unadjusted R-squared = 0,379052
Test statistic: TR^2 = 25,017452,
with p-value = P(Chi-square(9) > 25,017452) = 0,002952
p – value = 0.002952 < α = 0.05, H0 không có ý nghĩa

Vậy mô hình có phương sai sai số thay đổi.

 Khắc phục

Sau khi dùng kiểm định White, ta nhận thấy mô hình đang xét mắckhuyết tật
phương sai thay đổi nên ta sẽ dùng Robust để sửa lỗi này tuy nhiên mô hình vẫn tồn tại
phương sai sai số thay đổi, nhưng khuyết tật này không ảnh hưởng đến mô hình

CHƯƠNG 36 :

Kiểm định giả thuyết

CHƯƠNG 37 :

Kiểm định sự phù hợp của kết quả với lý thuyết

Kiểm định
Kiểm định giả thiết:
p – value < 0.0001 < α = 0.05
Vậy ta có thể bác bỏ H0, > 0 có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định
Kiểm định giả thiết:


p – value = 0,0296 < α = 0.05
Vậy ta có thể bác bỏ H0, β3> 0, mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế.
Kiểm định
Kiểm định giả thiết:
p – value = 0.9964 > α = 0.05
Vậy ta không thể bác bỏ H0, β4 ≤ 0, phù hợp với lý thuyết kinh tế.

CHƯƠNG 38 :

Kiểm định độ phù hợp của mô hình


Kiểm định này nhằm xem xét trường hợp các tham số của biến độc lập βjđồng
thời bằng 0 có thể xảy ra hay không
Giả thiết:
Ta có: = ) = = 36.98930203
Trong khi đó: F0.05(3,44) = 36.98930203
Vậy Fs> Fα(k-1,n-k), bác bỏ H0. Mô hình phù hợp

CHƯƠNG 39 :

Khuyến nghị và giải pháp

Đầu tư nước ngoài là yếu tố ảnh hưởng lớn nói chung đối với nên kinh tế
một nước, do đó rất cần khuyến khích đầu tư nước ngoài FDI. Để thu hút đầu tư
nước ngoài vào thị trường nội địa, chính phủ hoặc địa phương phải có những
hoạch định sách lược lâu dài.
Các nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu
của các doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát đối
với các doanh nghiệp có vốn FDI nhằm đảm bảo sự công bằng cho các doanh
nghiệp trong nước và giữ vững mối quan hệ thân thiện với các nước đầu tư. Đặc
biệt, cần tạo được một hành lang pháp lý thống nhất, đảm bảo việc quản lý có
hiệu quả đối với mọi thành phần doanh nghiệp...
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút, sử dụng FDI khoa học,
hợp lý. Có kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong triển khai
dự án sau khi đã được cấp phép, đem lại hiệu quả tốt cho đôi bên. Định hướng
phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành, hạn chế phát triển các khu công
nghiệp đa ngành như hiện nay.


Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho FDI: đảm bảo ổn định

về kinh tế, chính trị cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài;
giảm tối thiểu các thủ tục hành chính, bỏ những thủ tục không cần thiết, rút ngắn
thời gian cấp phép, giúp doanh nghiệp triển khai dự án nhanh chóng.
Tỉ lệ thất nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến GDP một nước,
do đó chính phủ mỗi nước cần phải tập trung giải quyết vấn đề này. GDP là chỉ
số đo lường độ giàu có của một quốc gia qua lượng hàng hóa sản xuất được
trong nước. Khi GDP bị kéo tụt xuống đồng nghĩa với việc người dân có ít thu
nhập hơn và không được thỏa mãn nhu cầu như trước. Bởi vậy, vấn đề cấp thiết
là phải giải quyết thất nghiệp, một số biện pháp có thể áp dụng.
Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hệ thống trung tâm và công ty dịch vụ
việc làm. Cần tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người đều có cơ hội tìm kiếm việc
làm phù hợp với năng lực, trình độ và sở thích.
Xã hội hóa và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục các cấp. Quy hoạch
đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phân luồng
học sinh sau bậc trung học cơ sở. Đồng thời, nâng cao nhận thức của xã hội về
giáo dục nghề nghiệp, giải quyết triệt để tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Phân
tầng giáo dục đại học một cách hiệu quả (theo hai hướng nghiên cứu và hướng
ứng dụng). Tăng cường gắn kết cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp để
chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, hạn chế
việc phải đào tạo lại gây lãng phí tiền bạc.
Tăng cường thu hút đầu tư từ nước ngoài cũng chính là một giải pháp hữu
íchcho vấn đề thất nghiệp
Dân số của một quốc gia cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát
triển của nước đó. Cần có những biệt pháp để giảm sự gia tăng dân số tránh ảnh
hưởng đến tỉ lệ thất nghiệp của nước đó. Thực hiện các chính sách kế hoạch hóa
gia định, các chính sách về dân số, quản lí và ngăn chặn việc di dân tự do giữa
các nước, chú trọng vào chất lượng và trình độ dân chí của người dân.
Lạm phát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ và mức độ phát triển của một
quốc gia. Một đất nước có tỉ lệ lạm phát cao thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng



suy thoái, đồng tiền mất giá dẫn đến đời sống người dân khó khăn, GDP giảm rõ
rệt. Kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ, nếu không kiềm chế
được lạm phát, chẳng những sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đời sống
của nhân dân, đến ổn định kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế trong trung và dài hạn, việc làm cũng giảm sút, môi trường đầu tư kinh doanh
cũng sẽ trở nên xấu hơn.
Các biện pháp này thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng
siêu lạm phát:
Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc
chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên
tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này. Điều cần nhấn mạnh là trong
khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và
hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng
hoá và xuất khẩu phát triển.
Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng
ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng
giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về
cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục
nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực
phẩm. phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng
nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm
phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng
phụ.
Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập
siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất
và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn
chặn đầu cơ.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp

luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến


động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản
xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương
thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn
lậu xăng dầu, khoáng sản.
Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình
giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ
nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ
trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.


KẾT LUẬN
Việc thu thập số liệu và phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố như: tỷ lệ lạm
phát, tỷ lệ gia tăng dân số và đầu tư trực tiếp FDI tới GDP của các nước Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Nhật Bản trong giai đoạn 1995-2016 giúp chúng ta có những cái nhìn sâu
hơn về GDP trong mối tương quan giữa các biến số kinh tế vĩ mô khác. Nhờ sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng bình phương tối thiểu thông thường OLS, ước
lượng các hệ số hồi quy, kiểm định và khắc phục những khuyết tật của mô hình, nhóm
em đã phần nào lượng hoá được mô hình thể hiện mối quan hệ đó. Một mô hình thể
hiện đúng mối quan hệ, sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tới GDP bình quân đầu
người, là cơ sở quan trọng để những nhà lãnh đạo đề ra những giải pháp thích hợp,
hiệu quả nhất nhằm tăng GDP bình quân đầu người cho quốc gia, từ đó cải thiện hơn
nữa mức sống của người dân.
Kết quả nghiên cứu này cũng có thể là tài liệu hữu ích cho các nhà hoạch định
chính sách. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là những cường quốc lớn và có tầm ảnh
hưởng rất lớn tới kinh tế thế giới. Nghiên cứu về sự phát triển của ba nước, Việt Nam
có thể rút ra được bài học về sách lược phát triển riêng cho nền kinh tế của mình. Từ
đó đưa ra những điều chính kịp thời, những chính sách phát triển con người, nguồn tài

nguyên và tận dụng các nguồn đầu tư một cách hợp lý để đảm bảo phát triển toàn diện
nhất có thể nền kinh tế.


×