Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố tác động đến điểm trung bình môn giáo dục thể chất 1 của sinh viên trường đại học ngoại thương năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.4 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
=====000=====

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NĂM 2018”

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Diễm Hằng – 1711120054
Đoàn Thị Thu Hương – 1711110306
Nguyễn Thị Yến – 1716610142
Thân Thị Mai Hương – 1923311111
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Hà Nội, tháng 5/2019


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................2
1. Tổng quan về môn Giáo dục thể chất và một số khái niệm............................2
1.1.

Tổng quan về môn Giáo dục thể chất............................................................2

1.2.

Một số khái niệm cơ bản...............................................................................2

2. Các nghiên cứu liên quan..................................................................................3
2.1.



Các nghiên cứu ở nước ngoài.......................................................................3

2.2.

Các nghiên cứu trong nước...........................................................................4

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................5
3.2 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................5
3.3 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................5
3.4

Thực trạng nghiên cứu..................................................................................5

4. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................8
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH.............................9
1. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích định lượng.............................................9
2. Xây dựng mô hình lý thuyết..............................................................................9
2.1

Lựa chọn mô hình kinh tế lượng...................................................................9

2.2 Phương pháp bình phương tối thiểu OLS và các giả định của mô hình hồi
quy tuyến tính cổ điển...........................................................................................11
2.3 Xây dựng dạng mô hình..................................................................................13
2.4. Giải thích các biến.........................................................................................15
3. Mô tả số liệu.....................................................................................................16
3.1. Nguồn số liệu đã sử dụng...............................................................................16
3.2. Mô tả thống kê số liệu....................................................................................16

3.3.

Đồ thị biểu diễn phân bố các giá trị của biến phụ thuộc điểm trung bình. .20

3.4.

Ma trận tương quan giữa các biến..............................................................20


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ...............22
1. Chạy mô hình hồi quy và kết quả ước lượng ban đầu..................................22
2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình......................................23
2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến..............................................................23
2.2. Kiểm định phương sai, sai số thay đổi...........................................................24
2.3.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan hay tương quan chuỗi.......................25

2.4 Kiểm định dạng đúng của mô hình (kiểm định các biến bị bỏ sót)..................26
3. Kiểm định giả thuyết.......................................................................................26
3.1. Phân tích và lý giải kết quả............................................................................26
3.2. Kiểm định giả thuyết......................................................................................27
CHƯƠNG IV: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP..................................................30
KẾT LUẬN................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................32
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN..........................................................................33


LỜI MỞ ĐẦU
Tập luyện thể dục thể thao là một hoạt động quan trọng trong cuộc sống của mỗi

người. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, mọi người dường như vô tình quên đi mất điều
đó. Đặc biệt là các sinh viên, những chủ nhân tương lai, thế hệ trẻ của đất nước lại quá
chú trọng vào việc rèn luyện năng lực chuyên môn mà bỏ qua rèn luyện thể lực. Điều
này thể hiện ở việc một số sinh viên có điểm trung bình môn Giáo dục thể chất ở mức
thấp, thậm chí không đủ điểm qua môn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
này, chúng em quyết định chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến điểm trung bình môn
Giáo dục thể chất 1 của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương năm 2018”. Thông
qua phương pháp định lượng, nhóm chúng em triển khai đề tài thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu định lượng và mô hình
Chương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Chương 4: Khuyến nghị và giải pháp
Chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn – ThS. Nguyễn Thúy
Quỳnh đã giúp đỡ chúng em thực hiện bài tiểu luận này. Trong quá trình làm bài tiểu
luận, những sai sót là điều không thể tránh khỏi, chúng em rất mong được cô góp ý để
nhóm chúng em có thể hoàn thiện và rút ra những kinh nghiệm cho những lần nghiên
cứu tiếp theo.

1


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tổng quan về môn Giáo dục thể chất và một số khái niệm.
1.1. Tổng quan về môn Giáo dục thể chất.
Bộ môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Ngoại Thương là một môn học bắt
buộc trong chương trình học của sinh viên. Môn học gồm có 3 học phần với các môn
học: Thể 1 (Aerobic), Thể 2 (Dancesport) và Thể 3 (cho phép sinh viên lựa chọn giữa
Bơi hoặc Cầu lông)
Ở bài tiểu luận này, chúng em xin trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến điểm số
môn GDTC1, tiêu biểu cho các học phần thể chất ở trường Đại học Ngoại thương.

Chương trình học môn GDTC1 là aerobics, thời lượng học là 10 buổi tương đương với
1 tín chỉ. Điểm trung bình môn được tính theo hệ số như sau:
Bảng 1. Bảng tổng hợp các thang điểm đánh giá trong môn Giáo dục thể chất 1

Trọng số
Hình thức đánh
giá

Điểm chuyên cần

Điểm giữa kì

Điểm cuối kì

10%

30%

60%

Điểm danh đầu giờ

Thi cá nhân

Thi theo nhóm
(>=10 người)

Điều kiện để qua môn là điểm trung bình học phần >=5 điểm. Tuy đây là một bộ
môn khá thoải mái khi học với đội ngũ giảng viên đầy sức trẻ và vô cùng nhiệt huyết
nhưng do nhiều yếu tố ảnh hưởng, số lượng sinh viên không qua môn vẫn còn tương

đối cao, phải học lại học phần một hoặc nhiều lần.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
Điểm trung bình các môn học trong giáo dục thể chất đánh giá kết quả học tập
của sinh viên, được tính bằng tổng 3 hệ số: điểm chuyên cần (10%), điểm giữa kì
(30%), điểm cuối kì (60%). Thang điểm cụ thể như sau:
-

Dưới 5: không qua môn

-

5.0 – 6.9: điểm C

2


-

7.0 – 8.4: điểm B

-

8.5 – 10: điểm A
Với hệ số điểm chuyên cần, sinh viên không được nghỉ quá 25% số buổi học.

Với môn GDTC1 là không được nghỉ quá 3 buổi học trên tổng số 10 buổi. Điều kiện
được dự thi cuối kì là điểm giữa kì >=4. Các lý do không qua môn có thể là không đi
học đủ số buổi quy định, điểm giữa kì dưới 4, điểm cuối kì thấp dẫn đến điểm trung
bình môn dưới 5.
2. Các nghiên cứu liên quan

2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập là một trong những
vấn đề được quan tâm từ rất sớm ở các nước phương Tây. Ngay từ những năm đầu thế
kỉ XX đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu về vấn đề này:
- Tác giả Merran Evans, thông qua cuốn sách “School-leavers' Transition to
Tertiary Study: A Literature Review” (1999), đã chia các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên thành 5 nhóm:
+ Đặc trưng nhân khẩu: tuổi tác, giới tính, nền tảng văn hoá, loại trường, tình trạng
kinh tế - xã hội, tình trạng giáo dục xã hội, nơi ở,…
+ Đặc trưng tâm lý: sự chuẩn bị cho việc học tập, chiến lược học tập, cam kết mục
tiêu, …
+ Kết quả học tập trước đây
+ Các yếu tố xã hội
+ Yếu tố tổ chức
- Hai tác giả Todd R. Stinebrickner và Ralph Stinebrickner xuất bản cuốn sách
“The Relationship Between Family Income and Schooling Attainment: Evidence from
a Liberal Arts College with a Full Tuition Subsidy Program” (2000) khảo sát mối quan
hệ giữa đầu vào là thu nhập của hộ gia đình với thành tích học tập tại trường. Năm
2001, Todd R. Stinebrickner tiếp tục xuất bản nghiên cứu “Understanding Educational
Outcomes of Students from Low Income Families : Evidence from a Liberal Arts
3


College with a Full Tuition Subsidy Program” chứng minh rằng chi phí cho việc học
đại học ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của sinh viên.
-

Một nghiên cứu khác của Antonia Lozano Diaz “Personal, family and academic

factors affecting low achievement in secondary school” (2003) cũng tìm hiểu về các

yếu tố tác động tới kết quả học tập của học sinh. Đó là trình độ học vấn của cha mẹ,
giới tính, động lực học tập, mối quan hệ giữa các học sinh với nhau và với những
người khác. Bằng phân tích hồi quy và kiểm định ANOVA, Diaz kết luận: môi trường
và động lực học tập có ảnh hưởng tới kết quả, còn trình độ học vấn của cha mẹ không
ảnh hưởng.
- Tác giả Linda Darling – Hammond viết cuốn sách “Teacher quality and student
achievement” (2000) sử dụng số liệu từ một cuộc khảo sát trên khắp 50 bang toàn
nước Mỹ về chính sách, khảo sát nhân sự và trường học 1993-1994 (SASS), đánh giá
quốc gia về chương trình giáo dục (NAEP). Nghiên cứu xem xét cách thức giảng dạy
của giáo viên cũng như các yếu tố khác tới thành tích học tập của học sinh tại các
bang. Bằng việc phân tích định tính và định lượng, tác giả cho thấy việc đầu tư nâng
cao chất lượng giáo viên sẽ giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh rất nhiều.
2.2. Các nghiên cứu trong nước.
- Tại Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh (2002) khảo sát về các nhân
tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM đã khởi xướng cho các nhà nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu (với mức ý
nghĩa khoảng 10% ) cho thấy điểm bình quân của giai đoạn 2 của sinh viên được xác
định bởi mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự học, điểm bình
quân trong giai đoạn đầu, số lần uống rượu trong một tháng và điểm thi tuyển sinh.
- Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ và Mai Lê
Thúy Vân (2008) về “Các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên
khối ngành kinh tế” cho thấy, động cơ học tập của sinh viên tác động mạnh vào kiến
thức thu nhận được của họ, năng lực giảng viên tác động rất cao vào động cơ học tập
và kiến thức thu nhận của sinh viên và cả hai yếu tố: động cơ học tập và năng lực
giảng viên giải thích được 75% phương sai của kiến thức thu nhận.

4


- Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Tâm (2010) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng

đến kết quả học tập của sinh viên chính quy đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”.
Bên cạnh các nghiên cứu trên, còn có nhiều công trình khác nghiên cứu về hoạt
động học tập của sinh viên trong quan hệ với các yếu tố cá nhân và môi trường nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
-

Khảo sát và phân tích định lượng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến điểm

trung bình môn Giáo dục thể chất 1 của sinh viên trường Đai học Ngoại Thương.
-

Giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến điểm trung bình môn Giáo

dục thể chất 1 của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Điểm trung bình môn Giáo dục thể chất 1 của sinh viên trường Đại học Ngoại
Thương và các nhân tố ảnh hưởng tới nó.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Điểm trung bình môn Giáo dục thể chất 1 của sinh viên trường Đại học Ngoại
Thương cơ sở Hà Nội.
3.4 Thực trạng nghiên cứu

 Thời gian tập luyện thể dục thể thao hằng ngày

5


Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa các giờ luyện tập thể dục thể thao

hằng ngày của sinh viên Đại học Ngoại Thương

0-0,3h; 28.00%

1,25-2h; 25.00%

0,5-1h; 4 7.00%

Sinh viên thường dành trung bình là từ 0.5 - 1 giờ/ngày để luyện tập môn học.
 Câu lạc bộ
Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên tham gia CLB

6


30.00%

Tham gia
Không tham gia
70.00%

Tỷ lệ sinh viên tham gia vào CLB Thể thao, CLB Võ thuật hay Dancing Club
chỉ chiếm 27% trên tổng số sinh viên được khảo sát.

 Số buổi nghỉ học
Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa các buổi nghỉ học

15.00%

26.00%


59.00%

0-1 buổi
2 buổi
3 buổi

Nhìn chung số buổi nghỉ học của sinh viên khá dàn trải từ không nghỉ buổi nào
đến nghỉ 3 buổi, tuy nhiên chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là không nghỉ buổi nào (32%).

 Cơ sở vật chất

7


Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa các mức độ hài lòng về CSVC

20.00%
31.00%

1-2
điểm
3 điểm

49.00%

Số sinh viên cảm thấy bình thường với cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng
việc học tập môn GDTC1 chiếm tỉ trọng cao nhất (49%) và số sinh viên rất không hài
lòng chiếm tỉ trọng thấp nhất 4.5%


 Khả năng làm việc nhóm
Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa các mức độ làm việc nhóm

20.00%
30.00%

1 đến
2
3

50.00%

Đa số sinh viên đều có khả năng làm việc nhóm và khá hào hứng khi được vận
dụng kĩ năng teamwork vào trong môn học này.

8


 Số tiền chi cho việc tập luyện thể dục thể thao
Biểu đồ 6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa các số tiền chi cho việc tập luyện thể dục

6.00%

25.00%

37.00%

8.00%

0-50

60-100
100150
150200
>=200

24.00%

Đa số sinh viên đều chi tiền cho việc học thể dục, số sinh viên không chi tiền chỉ
chiếm 16.3%.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết các yếu tố về điểm trung bình môn GDTC1 và các nghiên cứu
liên quan, nhóm đặt ra giả thuyết như sau: Nếu dưới tác động của các yếu tố: thời gian
tự tập luyện, việc tham gia câu lạc bộ, số tiền chi cho việc rèn luyện sức khỏe, cơ sở
vật chất, số buổi nghỉ, khả năng làm việc nhóm thì điểm trung bình môn GDTC1 sẽ
ảnh hưởng như thế nào? Liệu, thời gian tập luyện càng nhiều thì điểm sẽ càng cao?
Người chi nhiều tiền hơn cho việc rèn luyện sức khỏe sẽ có điểm GDTC1 cao hơn
những người không chi nhiều? Hay sinh viên có khả năng làm việc nhóm kém sẽ dẫn
đến kết quả rèn luyện GDTC1 kém?

9


Để làm rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến điểm trung bình môn GDTC,
nhóm phân tích vấn đề thông qua phương pháp bình phương tối thiểu và phân tích
định lượng sử dụng phần mềm Stata.

10


CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH

1. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích định lượng
2. Xây dựng mô hình lý thuyết
2.1 Lựa chọn mô hình kinh tế lượng
2.1.2 Mô hình nghiên cứu
a. Biến phụ thuộc
 Điểm trung bình môn Giáo dục Thể chất 1
Ở Đại học Ngoại Thương, sinh viên sẽ được tiếp xúc với bộ môn aerobics khi
học môn Giáo dục Thể chất 1. Đây là môn học đòi hỏi một thể lực tốt cũng như sự dẻo
dai do sinh viên sẽ phải học các động tác thể dục nhịp điệu dứt khoát, mạnh mẽ. Nếu
không rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt thì sinh viên khó có thể vượt qua được
môn Giáo dục Thể chất 1. Đó cũng chính là nguyên nhân căn bản khiến nhiều sinh
viên đã không thể vượt qua môn học này ngay từ khi thi giữa kỳ.
Không chỉ đòi hỏi sức khỏe, đây còn là môn học yêu cầu sự sáng tạo của bất kì
sinh viên nào do tính chất của bài thi cuối kì. Nhưng thể chất, sự sáng tạo liệu có làm
nên tất cả. Theo một khảo sát mới đây nhất của nhóm thì ngoài thể chất thì mức độ
chuyên cần, việc hoạt động trong câu lạc bộ (có chiếm nhiều thời gian hay không?),
chất lượng cơ sở vật chất, khả năng làm việc nhóm cũng ảnh hưởng một phần không
nhỏ tới kết quả trung bình môn Giáo dục Thể chất 1.
b. Các biến giải thích
 Thời gian tập luyện Thể dục Thể chất
Rèn luyện Thể dục Thể chất có thể có rất nhiều hình thức. Ví dụ như tập Gym,
tập nhảy chắc chắn sẽ tăng sức chịu đựng của chúng ra hay tập Yoga có thể khiến
chúng ta trở nên dẻo dai hơn. Bằng cách này hay cách khác, tập thể dục nói chung là
điều cần thiết và người siêng tập thể dục thể chất có thể vượt qua môn học này dễ dàng
hơn.
Dấu kỳ vọng của biến “Thời gian tập luyện Thể dục Thể chất” là dấu “+”, với
hy vọng sinh viên càng dành nhiều thời gian rèn luyện thể chất sẽ có khả năng vượt
qua môn này với điểm số trung bình cao.
11



 Câu lạc bộ
Văn hóa “Câu lạc bộ” chính là một đặc sản, làm nên thương hiệu của Đại học
Ngoại thương. Nhưng điều quan trọng là nó có liên quan gì đến điểm trung bình môn
GDTC1? Đó chính là thành viên của các câu lạc bộ như Nhảy, Võ thuật, Thể thao –
những câu lạc bộ đòi hỏi ở thành viên của mình sự dẻo dai cũng như thể lực tốt có khả
năng vượt qua môn này với điểm số trung bình cao hơn những thành viên của các Câu
lạc bộ khác.
Kỳ vọng dấu “+”
 Số buổi nghỉ
Mức độ chuyên cần đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc sinh viên
đó có qua hay không qua môn GDTC1. Sẽ có những trường hợp đặc biệt, ví dụ như
những sinh viên có năng khiếu aerobics dù nghỉ một số buổi học nhưng khả năng họ
vượt qua môn GDTC1 với số điểm ngang bằng các bạn đi học đầy đủ. Nhưng số đó
không nhiều và về phần đa, khi dành càng nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như được
giáo viên hướng dẫn về các động tác thì sinh viên rất có thể vượt qua môn học này với
số điểm cao hơn những bạn nghỉ nhiều.
Kỳ vọng dấu của biến “Số buổi nghỉ” sẽ là dấu “-” với giả định, sinh viên nghỉ
càng nhiều thì số điểm càng thấp.
 Cơ sở vật chất
Giả thuyết: Sinh viên càng hài lòng với cơ sở vật chất của môn học này thì họ
sẽ có điểm GDTC1 càng cao.
Kỳ vọng dấu của biến “Cơ sở vật chất” là dấu “+”, với hy vọng sinh viên càng
hài lòng với cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường thì điểm trung bình của họ sẽ càng
cao.
 Khả năng làm việc nhóm
12


Công việc đòi hỏi sự hợp tác giữa các thành viên thì rõ ràng, họ làm việc với

nhau càng ăn ý thì kết quả đạt được càng cao và ngược lại. Đối với một môn đòi hỏi
khả năng làm việc nhóm như môn GDTC1 thì điều này không có gì phải bàn cãi.
Kỳ vọng dấu của biến “Khả năng làm việc nhóm” là dấu “+”, với hy vọng sinh
viên càng phối hợp tốt thì điểm trung bình của họ sẽ càng cao.
 Số tiền chi cho việc rèn luyện sức khỏe
Cũng như biến “Thời gian tập Thể dục Thể chất”, sinh viên càng chi nhiều tiền cho
việc rèn luyện sức khỏe thì sức khỏe của họ cũng càng được cải thiện. Qua đó, có thể
vượt qua môn học này với điểm trung bình cao.
Kỳ vọng dấu của biến “Số tiền chi cho việc rèn luyện sức khỏe” là dấu “+”
2.2

Phương pháp bình phương tối thiểu OLS và các giả định của mô hình hồi quy

tuyến tính cổ điển
2.2.1 Nội dung phương pháp OLS
a. Khái quát
Trong toán học, phương pháp bình phương nhỏ nhất, còn gọi là bình phương tối
thiểu là một phương pháp tối ưu hóa để lựa chọn một đường khớp nhất cho một dải dữ
liệu ứng với cực trị của tổng các sai số thống kê giữa đường khớp và dữ liệu.
Phương pháp này giả định các sai số của phép đo đạc dữ liệu phân phối ngẫu
nhiên. Định lý Gauss-Markov chứng minh rằng kết quả thu được từ phương pháp bình
phương tối thiểu không thiên vị và sai số của việc đo đạc dữ liệu không nhất thiết phải
tuân theo, ví dụ, phân bố Gauss. Phương pháp bình phương tối thiểu thường được
dùng trong khớp đường cong. Nhiều bài toán tối ưu hóa cũng được quy về việc tìm
cực trị của dạng bình phương, ví dụ như tìm cực tiểu của năng lượng hay cực đại của
entropy.
b. Diễn giải
13



Giả sử dữ liệu gồm các điểm (, với i = 1, 2,..., n. Chúng ta cần tìm một hàm số f
thỏa mãn:

Giả sử hàm f có thể thay đổi hình dạng, phụ thuộc vào một số tham số, pj với j =
1, 2,..., m.
f(x) = f(
Nội dung của phương pháp là tìm giá trị của các tham số pj sao cho biểu thức sau
đạt cực tiểu:

Nội dung này giải thích tại sao tên của phương pháp là bình phương tối thiểu.
c) Ước lượng của các tham số mô hình
 Giá trị thực tế

 Giá trị ước lượng

 Sai số
=
Tìm sao cho tổng sai số là nhỏ nhất, nghĩa là:

Giải bài toán cực trị hàm hai biến, ta được:

14


Với

2.2.2 Các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển
 Giả thiết 1: Quan hệ giữa Y và X là tuyến tính Các giá trị cho trước và không
ngẫu nhiên.
 Giả thiết 2: Các sai số là đại lượng ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0.


 Giả thiết 3: Các sai số là đại lượng ngẫu nhiên có phương sai không thay đổi.

 Giả thiết 4: Không có sự tương quan giữa các .

 Giả thiết 5: Không có sự tương quan giữa và .

Định lý Guass – Markov: Khi các giả thiết này được đảm bảo thì các ước lượng
tính được bằng phương pháp OLS là các ước lượng tuyến tính không chệch, hiệu quả
nhất của hàm hồi quy tổng thể.
 Giả thiết 6: Các sai số có phân phối chuẩn

15


2.3 Xây dựng dạng mô hình
Từ cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu và khảo sát, nhóm đã xây dựng mô
hình để nghiên cứu mối quan hệ, sự ảnh hưởng của các biến tới điểm trung bình môn
Giáo dục thể chất 1 của sinh viên Đại học Ngoại thương giai đoạn 2018 như sau:
MARK= f(TIME, CLUB, ABS, FAC, TW, MON)
Trong đó:
-

MARK: Điểm trung bình môn Giáo dục thể chất 1
TIME: Thời gian luyện tập thể dục thể thao (giờ/ngày)
CLUB: Câu lạc bộ
+ CLB Thể thao, CLB Võ thuật, Dancing Club: 1
+ Khác: 0
ABS: Absent - Số buổi nghỉ học (buổi)
FAC: Facility - Cơ sở vật chất

Đo lường bằng mức độ đồng ý với cơ sở vật chất của trường Đại học Ngoại

thương trong việc đáp ứng cho việc học môn Giáo dục thể chất 1 của từng bạn sinh
viên. Chia ra làm 5 thang mức độ như sau:
+ 1: Rất không đồng ý
+ 2: Không đồng ý
+ 3: Bình thường
+ 4: Đồng ý
+ 5: Rất đồng ý
- TW: Teamwork - Khả năng làm việc nhóm
Đo lường bằng mức độ làm việc nhóm của từng bạn sinh viên trong khi học môn
Giáo dục thể chất 1. Chia ra làm 5 thang mức độ như sau:
+ 1: Rất không tốt
+ 2: Không tốt
+ 3: Bình thường
+ 4: Tốt
+ 5: Rất tốt
- MON: Money - Số tiền chi cho việc luyện tập thể dục, thể thao (nghìn đồng)
Để kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố trên đến điểm trung bình môn Giáo dục thể
chất 1 của sinh viên trường Đại học Ngoại thương, nhóm đã dựa trên lý thuyết đã trình
bày và đề xuất ra dạng mô hình nghiên cứu như sau:

 Mô hình hàm hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:

16


MARKi =  1 +  2TIMEi +  3CLUBi +  4 ABSi +  5FACi +  6TWi +
 7MONi + ui


 Mô hình hàm hồi quy mẫu ngẫu nhiên:
MARKi = 1 + 2TIMEi + 3CLUBi + 4ABSi + 5FACi + 6TWi + 7MONi + ei
2.4. Giải thích các biến
Chạy lệnh des MARK TIME CLUB ABS FAC TW MON để mô tả các biến.
Bảng 1. Bảng giải thích các biến trong mô hình
STT Kí hiệu biến

Nội dung

Đơn vị

1

MARK

Điểm trung bình môn GDTC1

3

TIME

Thời gian luyện tập thể dục, thể

Dấu kỳ vọng

Giờ/ngày +

thao
4


CLUB

Câu lạc bộ

+

5

ABS

Số buổi nghỉ học

6

FAC

Cơ sở vật chất

+

7

TW

Khả năng làm việc nhóm

+

8


MON

Số tiền chi cho việc tập luyện thể

Nghìn

dục, thể thao

đồng

Buổi

-

+

Trong đó: Biến phụ thuộc là MARK và biến độc lập là TIME, CLUB, ABS,
FAC, TW, MON.
3. Mô tả số liệu
3.1. Nguồn số liệu đã sử dụng
Mẫu gồm 110 quan sát với số liệu lấy được từ kết quả khảo sát của nhóm thực
hiện với đối tượng làm khảo sát là các bạn sinh viên đã từng học môn Giáo dục thể
chất 1 tại trường Đại học Ngoại thương tại các kỳ học năm 2018.
17


3.2. Mô tả thống kê số liệu
3.2.1 Bảng mô tả số liệu
Chạy lệnh sum MARK TIME CLUB ABS FAC TW MON để mô tả dữ liệu.
Lệnh sum cho biết số lượng quan sát (Obs), giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn

(std. dev.) cũng như giá trị lớn nhất (max) và nhỏ nhất (min) của các biến. Dựa theo
kết quả đã chạy trong phần mềm Stata, ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 2. Bảng mô tả dữ liệu
Tên

Số quan

Giá trị trung

Độ lệch

Giá trị

Giá trị lớn

biến

sát

bình

chuẩn

nhỏ nhất

nhất

MARK

110


6.806818

1.223648

4

9

TIME

110

0.815

0.5522859

0

2

CLUB

110

0.3

0.4603549

0


1

ABS

110

1.236364

1.057323

0

3

FAC

110

3.127273

0.9097746

1

5

TW

110


3.145455

0.9097746

1

5

MON

110

107.4091

89.60344

0

500

3.2.2 Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
 Thời gian luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa biến điểm trung bình và biến thời
gian luyện tập

18


Điểm trung bình


10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

MARK
Linear (MARK
)

0

0.5

1

1.5

2

2.5

Thời gian luyện tập thể dục thể thao hằng ngày


Nhìn vào đồ thị ta thấy biến thời gian luyện tập thể dục thể thao và biến điểm
trung bình môn GDTC1 có mối quan hệ tương quan cùng chiều.

 Câu lạc bộ
Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa biến điểm trung bình và biến câu

Điểm trung bình

lạc bộ
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

MARK
Linear (MARK
)

0

0.2


0.4

0.6

0.8

1

1.2

Câu lạc bộ

Nhìn vào đồ thị ta thấy biến câu lạc bộ và biến điểm trung bình môn GDTC1 có
mối quan hệ tương quan cùng chiều.

 Số buổi nghỉ học
Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa biến điểm trung bình và biến số
buổi nghỉ học
19


Điểm trung bình

10
9
8
7
6
5
4

3
2
1
0

MARK
Linear (MARK
)

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

Số buổi nghỉ học

Nhìn vào đồ thị ta thấy biến số buổi nghỉ học và biến điểm trung bình môn
GDTC1 có mối quan hệ tương quan ngược chiều.


 Cơ sở vật chất
Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa biến điểm trung bình và biến cơ sở

Điểm trung bình

vật chất
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
0.5

MARK
Linear (MARK )

1

1.5

2

2.5


3

3.5

4

4.5

5

5.5

Cơ sở vật chất

Nhìn vào đồ thị ta thấy biến cơ sở vật chất và biến điểm trung bình môn GDTC1
có mối quan hệ tương quan cùng chiều.

 Khả năng làm việc nhóm

20


Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa biến điểm trung bình và biến khả

Điểm trung bình

năng làm việc nhóm
10
9
8

7
6
5
4
3
2
1
0
0.5

MARK
Linear (MARK
)

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5


5

5.5

Khả năng làm việc nhóm

Nhìn vào đồ thị ta thấy biến khả năng làm việc nhóm và biến điểm trung bình
môn GDTC1 có mối quan hệ tương quan cùng chiều.

 Số tiền chi cho việc luyện tập thể dục thể thao
Biểu đồ 6. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa biến điểm trung bình và biến số

Điểm trung bình

tiền chi cho việc luyện tập thể dục thể thao
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

MARK
Linear (MARK
)


0

100

200

300

400

500

600

Số tiền chi cho việc tập thể dục thể thao

Nhìn vào đồ thị ta thấy biến số tiền chi cho việc luyện tập thể dục thể thao và
biến điểm trung bình môn GDTC1 có mối quan hệ tương quan cùng chiều.

21


3.3. Đồ thị biểu diễn phân bố các giá trị của biến phụ thuộc điểm trung bình
Sau khi tiến hành chạy stata dựa trên câu lệnh “ histogram MARK” dựa trên mẫu
quan sát thu được, ta có được đồ thị biểu diễn phân bố các gía trị của biến phụ thuộc

0

.1


Density
.2

.3

.4

điểm trung bình

4

5

6

MARK

7

8

9

3.4. Ma trận tương quan giữa các biến
Để xem xét mức độ tương quan giữa các biến trong mô hình, ta tiến hành chạy
câu lệnh corr MARK TIME CLUB ABS FAC TW MON.
Bảng 4: Ma trận tương quan giữa các biến

MARK

TIME
CLUB
ABS
FAC
TW
MON

MARK
1.0000
0.6848
0.6413
-0.7692
0.6610
0.7468
0.6781

TIME

CLUB

ABS

FAC

TW

MON

1.0000
0.4700

-0.5731
0.4556
0.6171
0.4395

1.0000
-0.5240
0.4337
0.4824
0.5161

1.0000
-0.6229
-0.7170
-0.5973

1.0000
0.6374
0.4576

1.0000
0.5037

1.0000

Dựa vào ma trận hệ số tương quan đã chạy ở trên, ta có:
- TIME có hệ số tương quan tương đối cao là 0.6848 và có tác động dương lên
biến phụ thuộc
22



×