Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ỨNG DỤNG ERP tại CÔNG TY VISSAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.3 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***--------

TIỂU LUẬN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề tài:
ỨNG DỤNG ERP TẠI CÔNG TY VISSAN

Họ và tên sinh viên : Chu Thị Hương Thảo
Lớp

: K53-QTKD-Anh 9

Mã sinh viên

: 1412230100

Hà Nội, tháng 3 năm 2017
1


MỤC LỤC

2


I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VISSAN
1. Tổng quan về công ty Vissan
Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) là Công ty thành
viên của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn, được thành lập từ những ngày đầu giải


phóng Miền Nam và thống nhất đất nước. Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ
Súc Sản hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giết mổ gia súc, đảm bảo các tiêu chuẩn
vệ sinh, cung cấp thịt tươi sống cho nhu cầu của nhân dân Thành phố trong thời kỳ nền
kinh tế còn theo cơ chế bao cấp. Sau đó, Công ty đã tham gia xuất khẩu thịt đông lạnh
sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu chủ yếu là dưới hình thức Nghị định thư.
Vào những năm cuối của thập niên 80 do tình hình chính trị và kinh tế trên thế
giới có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xuất khẩu đồng thời Đảng
và Nhà nước có chủ trương chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, xóa bao cấp. Trong
thời kỳ này để tồn tại và phát triển, phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
Nhà nước, Công ty đã chủ động chuyển hướng sản xuất, mạnh dạn đầu tư trang thiết
bị, lấy thị trường nội địa làm đòn bẩy phát triển, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng kênh
phân phối, xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả phù hợp với thị hiếu và thu nhập của
người dân. Do đó, sau khi chuyển sang cơ chế thị trường đến nay Công ty đã không
ngừng phát triển về quy mô cũng như các lĩnh vực sản xuất. Trước đây, Công ty chỉ
đơn thuần là giết mổ và phân phối thịt gia súc thì hiện nay, Công ty mở rộng sang các
ngành chế biến thực phẩm, rau quả, chăn nuôi, đầu tư tài chính, xây dựng thành công
thương hiệu “VISSAN”, tạo được uy tín lớn trên thị trường thực phẩm tươi sống và
chế biến, là một trong những đơn vị chế biến thực phẩm hàng đầu trên cả nước. Một số
sản phẩm chế biến đã được xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Châu Á… Mặc dù số
lượng còn ít tuy nhiên đây là thị trường tiềm năng, Công ty sẽ tập trung đầu tư trong
thời gian sắp tới nhất là thị trường Việt Nam và sẽ tham gia với các tổ chức kinh tế thế
giới và khu vực.
2. Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm
thịt heo, trâu, bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh, hải sản, sản phẩm thịt nguội cao
cấp theo công nghệ của Pháp, sản phẩm xúc xích thanh trùng theo công nghệ của Nhật
Bản, sản phẩm chế biến theo truyền thống Việt Nam, sản phẩm đóng hộp, trứng gà,
3



vịt; kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác; sản xuất kinh doanh
heo giống, heo thịt, bò giống, bò thịt; sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc; dịch vụ kỹ
thuật về chăn nuôi heo, bò; kinh doanh ăn uống; kinh doanh nước trái cây, lương thực
chế biến; sản xuất kinh doanh rau củ quả các loại, rau quả chế biến, các loại gia vị và
hàng nông sản. Sản phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường, với doanh thu và thị phần chiếm lĩnh. VISSAN được xem như một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh ngành súc sản và rau củ quả đứng đầu cả nước.
3. Phương hướng tương lai
Với chiến lược mở rộng và phát triển không ngừng, trong thời gian tới công ty sẽ
tiếp tục phát triển thị trường nội địa, đưa sản phẩm tiếp cận thị trường thế giới và sẵn
sàng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong các lĩnh vực:
- Thương mại và phát triển xuất nhập khẩu.
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ thịt, rau củ quả; thực phẩm
đóng hộp; thủy hải sản…
- Nhập khẩu và kinh doanh hương liệu, phụ gia, phụ liệu cho ngành thực phẩm
chế biến.
- Sản xuất và kinh doanh heo giống, heo hậu bị, heo thịt.
- Sản xuất, chế biến và kinh doanh thức ăn gia súc, các chế phẩm phục vụ chăn
nuôi, dịch vụ, kỹ thuật về chăn nuôi heo.
- Định hướng tìm kiếm thị trường giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới trong đó
đặc biệt chú trọng đến những thị trường tiềm năng như Campuchia, Lào, Myanmar và
một thị trường của đông đảo kiều bào tại Mỹ, châu Âu hết sức gắn bó với những sản
phẩm mang hương vị của quê hương như chả giò, giò lụa, lạp xưởng…
4. Phương thức hoạt động
Phương thức kinh doanh linh hoạt, tinh thần sẵn sàng hợp tác và quan tâm đến
quyền lợi của đối tác kinh doanh.
Công ty VISSAN là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc cung cấp nhu cầu tiêu thụ
thịt heo, trâu, bò và rau củ quả tại Thành phố Hồ Chí Minh.
VISSAN đã xây dựng được một mạng lưới hệ thống phân phối bao gồm: Chi
nhánh tại Thành phố Hà Nội, Chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng, các Cửa hàng Thực

phẩm Quận, Cửa hàng Giới Thiệu Sản Phẩm, Siêu thị và đại lý phân phối rộng khắp
cả nước.
5. Thị trường

4


-

Nội địa: Các sản phẩm thịt heo, trâu bò tươi sống và đông lạnh, các sản phẩm chế biến
từ thịt như thịt nguội cao cấp, xúc xích tiệt trùng, thực phẩm đóng hộp, các sản phẩm

chế biến, sản phẩm rau củ quả.
- Xuất khẩu:
• Các sản phẩm chế biến đông lạnh, sản phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ thịt, rau
củ quả, hải sản… sang thị trường Bắc Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức,
Nga…
• Thịt heo, bò đông lạnh sang thị trường Nga và các nước
• Xuất khẩu, ủy thác cho các đối tác
• Nhập khẩu ủy thác, nhập khẩu máy móc trang thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, gia vị…
phục vụ cho nhu cầu sản xuất chế biến.
6. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin tại công ty VISSAN
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các
doanh nghiệp hiện nay, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn với quy trình quản lý
phức tạp, nhiều quy trình. Công ty VISSAN từ lâu đã nhận thức được điều đó và cố
gắng triển khai phần mềm tại Công ty.
Năm 2009, Công ty triển khai phần mềm bán hàng Xman, bắt đầu đi vào sử dụng
từ năm 2010 và đến nay phần mềm hoạt động tương đối ổn định áp dụng cho một số
bộ phận phòng ban trong Công ty (Phòng Kinh doanh thực phẩm tươi sống, Phòng
kinh doanh thực phẩm chế biến, khu trữ lạnh - các kho), toàn bộ hệ thống cửa hàng

giới thiệu sản phẩm của Công ty và của khối cửa hàng Quận - Trạm, các dữ liệu từ các
cửa hàng có thể kết xuất về công ty để theo dõi. Tuy nhiên, do là phần mềm mới và chỉ
phục vụ cho công tác bán hàng nên hiện nay Công ty vẫn còn sử dụng phần mềm ứng
dụng cũ là Foxpro ở một số bộ phận để phục vụ cho công tác quản lý tài chính - kế
toán. Ví dụ: Phòng Kinh doanh thực phẩm tươi sống, Phòng kinh doanh thực phẩm chế
biến, khu trữ lạnh -các kho và Phòng Tài chính - kế toán. Với hệ thống công nghệ
thông tin hiện hành, Công ty VISSAN đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quản
lý, không linh hoạt trong việc tận dụng tối đa cơ hội thị trường, việc điều hành sản
xuất kinh doanh chưa được chuẩn hóa và xuyên suốt.
Hiện nay, trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng
mạng lưới phân phối và bán lẻ bao phủ hầu hết các địa bàn trên cả nước, việc đổi mới
công nghệ thông tin trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với công tác quản lý của Công
ty VISSAN, nhất là công tác quản lý Tài chính - Kế toán.
5


Trong thời gian qua, Phòng TC-KT Công ty VISSAN vẫn sử dụng công cụ thủ
công Excel là chủ yếu trong việc ghi chép, hạch toán và báo cáo tài chính - kế toán.
Điều này gây ra khó khăn trong quá trình thu thập, tổng hợp số liệu, lập các báo cáo
nhanh về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty trình
Ban Tổng Giám Đốc Công ty nhằm đưa ra những quyết định kịp thời. Mặt khác, việc
kiểm tra dữ liệu kế toán, tổng hợp số liệu và làm báo cáo hợp nhất rất phức tạp gây ảnh
hưởng đến tính kịp thời, chính xác, đầy đủ trong công tác kế toán. Cụ thể:
- Có sự chồng chéo công việc trong nhân viên giữa các Phòng ban hoặc trong
cùng một Phòng ban, không có sự kế thừa dữ liệu, gây lãng phí thời gian và nguồn lực;
- Kế toán thủ công, hay sử dụng excel thường mắc phải những sai sót trong quá
trình tính toán hay hạch toán;
- Cần nhiều nhân lực trong công tác quản lý khi hệ thống Cửa hàng giới thiệu sản
phẩm ngày càng mở rộng;
- Khó khăn trong việc kiểm soát và lưu trữ chứng từ với khối lượng lớn;

- Khó quản lý Tiền - Hàng - Công nợ;
- Khả năng hỗ trợ ra quyết định, hoạch định thấp: không cập nhật kịp thời doanh
thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền theo từng Đơn vị trực thuộc cũng như toàn Công ty.
Bên cạnh đó, việc di dời khu vực Văn phòng Công ty đến Khu công nghiệp Tân
Tạo, còn các xưởng sản xuất đến Long An sẽ triển khai trong thời gian tới. Vì thế, vấn
đề liên kết thông tin giữa hai khu vực này cũng là một trong những vấn đề quan tâm
hàng đầu, Công ty dự kiến ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là các phần mềm quản
lý mang tính nhất quán toàn bộ hệ thống, liên kết dữ liệu một cách chặt chẽ giữa các
bộ phận, phòng ban, Đơn vị ở hai khu vực này.
Tuy nhiên, với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay và những
vấn đề mang tính lịch sử để lại ví dụ như hệ thống phần cứng hiện có của Công ty
chưa đủ đáp ứng, trình độ công nghệ thông tin của nhân viên còn thấp và bảo mật
thông tin sau khi triển khai thì ứng dụng công nghệ thông tin không phải là vấn đề có
thể thực hiện một cách nhanh chóng mà cần có thời gian cũng như kế hoạch cụ thể để
triển khai.
II. DỰ ÁN ERP
1. Năm triển khai
ERP là một dự án lớn cho nên việc ứng dụng đồng thời rất khó khăn do đó dự án
này nên chia nhỏ ra thành từng giai đoạn.

6


- Giai đoạn 1 (2014-2016): triển khai ERP tại thành phố Hồ Chí Minh và tại các
phòng ban kế toán, kinh doanh, tổ chức.
- Giai đoạn 2 (2016-2017): triển khai tại các phòng ban còn lại tại thành phố Hồ
Chí Minh và mở rộng ra các chi nhánh trong thành phố.
- Giai đoạn 3(2017-2018): triển khai ERP tại các chi nhánh Hà Nội, Đà Nẵng,
Long An.
- Giai đoạn 4 (2018-2020): triển khai ERP tại toàn bộ Công ty Vissan.

2. Cơ chế quản lý và nhà đầu tư
Để tăng tính linh hoạt trong việc triển khai dự án, Công ty cần xin cơ chế tự chủ
từ Công ty mẹ: trong việc triển khai ERP Công ty được toàn quyền quyết định không
cần xin ý kiến từ Công ty mẹ, Công ty được sử dụng lợi nhuận sau thuế và quỹ khoa
học Công nghệ để thực hiện dự án
3. Lập ban dự án
Do ban giám đốc có nhiều công việc để giải quyết cho nên không thể trực tiếp
điều hành dự án, giải quyết mâu thuẫn nên cần lập ra một ban dự án ERP. Trưởng ban
dự án sẽ báo cáo trực tiếp với giám đốc, có quyền tuyển dụng thêm thành viên để phục
vụ dự án, có quyền lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phòng ban trong việc triển
khai ERP, các thành viên trong ban dự án sẽ lấy từ các phòng ủng hộ như kế toán, kinh
doanh. Các thành viên trong ban dự án là các những nhân viên có trình độ, nhiệt tình
ủng hộ dự án ERP. Có chế độ đãi ngộ tăng thêm với các thành viên ban dự án (thưởng
bằng tiền, hiện vật, tuyên dương).

7


4. Tuyên truyền
Tuyên truyền các lợi ích của ERP, đưa ra viễn cảnh tốt đẹp của Công ty trong đó
có luôn các quyền lợi và lợi ích đối với các nhân viên trong Công ty để thu hút sự ủng
hộ của nhân viên. Đưa các nhân viên đi thăm các doanh nghiệp đã triển khai thành
công ERP để cho họ thấy được rõ các lợi ích mà ERP mang lại.
5. Đào tạo, tuyển dụng, luân chuyển nhân viên
Do đặc điểm Công ty tuyển dụng chủ yếu qua quen biết nên việc sa thải nhân
viên là rất khó, việc sa thải sẽ gây đụng chạm tới các mối quan hệ trong và ngoài Công
ty do đó khi triển khai ERP phương án sa thải các nhân viên chống đối là điều không
thể nên Công ty cần đưa ra phương án luân chuyển. Các nhân viên có năng lực, ủng hộ
dự án thì cần có biện pháp đào tạo để họ làm nhân tố nòng cốt ứng dụng ERP trong bộ
phận của họ. Đối với các nhân viên chống đối và không thể thuyết phục có thể chuyển

họ về các bộ phận ít sử dụng ERP như hành chính, lưu trữ. Ngoài ra do trình độ nhân
viên Vissan chưa cao nên chưa thể quản lý được ERP do đó cần tuyển dụng các nhân
viên giỏi, đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng và quản lý phần mềm ERP để hỗ trợ
cho dự án.
6. Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuẩn hóa dữ liệu
Đây là việc rất quan trọng để có thể triển khai thành công ERP, Công ty phải
chuẩn hóa lại mã khách hàng, mã sản phẩm, máy móc để quản lý. Đồng thời Công ty
phải đầu tư thêm hệ thống máy chủ phục vụ cho việc lưu trữ thông tin đồng bộ trong
toàn Công ty.
7. Những nhân tố tác động đến việc ứng dụng ERP 3
7.1. Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam ổn định, sức
mua ngày càng gia tăng nên để Công ty có thể nâng cao khả năng quản lý cũng như
cạnh tranh thì việc ứng dụng ERP là điều vô cùng quan trọng => áp lực thay đổi.
- Công nghệ: Cơ sở hạ tầng về Công nghệ hiện nay của nước ta đang phát triển
với tốc độ rất nhanh, hiện nay Việt Nam đã có đủ điều kiện để ứng dụng các chương
chương trình quản lý chuẩn quốc tế, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc
ứng dụng => thuận lợi trong việc thay đổi.

8


7.2. Môi trường vi mô
- Đối thủ cạnh tranh: hiện nay đối thủ cạnh trong trong lĩnh vực của Công ty
ngày càng nhiều trong đó có đối thủ rất mạnh đến từ Thái Lan là CP, đây là một công
ty lớn có nguồn lực tài chính mạnh và được tổ chức rất quy củ nên tham gia vào thị
trường rất lâu sau Vissan nhưng hiện nay đang vươn lên chiếm lĩnh thị trường rất
nhanh do đó Công ty Vissan cần phải nhanh trong triển khai ERP để chuẩn hóa việc
quả lý, nâng cao khả năng cạnh tranh => áp lực thay đổi.
- Nhà cung cấp và khách hàng: Hiện nay nhà cung cấp và khách hàng của Vissan

ngày một nhiều và yêu cầu ngày càng cao, không chỉ về chất lượng mà còn cả các
chính sách của Công ty, nên để có thể quản lý được tốt mối quan hệ với các nhà cung
cấp và khách hàng Công ty cần áp dụng ERP => áp lực thay đổi.
7.3. Môi trường nội bộ
- Đặc điểm Công ty: Vissan là một Công ty 100% vốn nhà nước trực thuộc tổng
công ty thương mại Sài Gòn (SATRA), tuy là một công ty độc lập có lợi nhuận cao
trong kinh doanh nhưng tất cả các hoạt động của Công ty đều phải xin ý kiến từ Công
ty mẹ, đây là một điều hết sức bất cập trong công tác quản lý Công ty, mang nặng tính
hành chính và thiếu linh hoạt trong quản lý. Việc thực hiện dự án ERP phải làm công
văn, giải trình để xin sự chấp thuận từ Công ty mẹ sau đó mới được triển khai, qua các
bước phải báo cáo điều chỉnh rất mất thời gian. Tuy nhiên do là Công ty nhà nước nên
có được sự hỗ trợ về mặt kinh phí, Công ty mẹ đã duyệt đề án và hỗ trợ kinh phí cho
việc ứng dụng ERP tại Vissan => thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai ERP.
- Quy mô Công ty: Vissan là một Công ty đã thành lập rất lâu, có quy mô lớn với
nhiều chi nhánh, nhà xưởng tại nhiều địa phương khác nhau, có những vùng cơ sở hạ
tầng về công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc ứng dụng ERP đồng bộ cho toàn
công ty là việc rất khó khăn => khó khăn trong triển khai ERP.
- Lãnh đạo Vissan: ban giám đốc Công ty nhận ra được áp lực trong việc cần phải
ứng dụng ERP trong Công ty và quyết tâm cao trong việc triển khai đề án này tuy
nhiên do có nhiều công việc phải giải quyết nên không thể sâu sát trong việc triển khai
đề án dẫn đến tiến độ triển khai rất chậm => thuận lợi trong triển khai ERP.
- Cơ sở hạ tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tại Vissan khá
nghèo nàn, ứng dụng nhiều phần mềm quản lý khác nhau tại các phòng bản bộ phận.

9


VD: Bộ phận sản xuất dùng foxpro, bộ phận kho dùng access, bộ phận kinh doanh
dùng Xmen => khó khăn trong triển khai ERP.
- Nhân viên Công ty: Hiện nay trong công ty đang có nhiều luồng ý kiến khác

nhau trong việc triển khai ERP, một bộ phận rất ủng hộ ERP (phòng kế toán, phòng
kinh doanh, phòng tổ chức) và có các phòng ban phản đối việc ứng dụng ERP (phòng
hành chính, bộ phận xưởng). Thêm vào đó trình độ nhân viên của Công ty chưa cao,
đa số nhân viên đều đã lớn tuổi nên việc tiếp cận ERP khó khăn. Một số nhân viên của
Công ty thể hiện sự chống đối thẳng thắn do sự động chạm về mặt quyền lợi khi triển
khai ERP.
- Đối tác triển khai: Do đặc điểm quản lý của Công ty khác với các doanh nghiệp
khác nên Công ty lựa chọn Fast là đối tác cung cấp ERP do phần mềm của Fast có thể
tùy chỉnh theo yêu cầu quản lý của Công ty chứ không phải là chuẩn hóa theo tiêu
chuẩn quốc tế.
- Chi phí: Đây là một dự án với chi phí lớn nên được bàn bạc rất nhiều dẫn tới
tốn thời gian và bị ảnh hưởng bởi sự trượt giá. Ngoài những nhân tố nêu trên, tại
Vissan còn có một số vấn đề ảnh hưởng việc triển khai ERP:
- Quản lý khách hàng: trong Vissan có 2 phòng kinh doanh chính là phòng kinh
doanh thực phẩm tươi sống và phòng kinh doanh thực phẩm chế biến, 2 phòng này có
cách đặt mã khách hàng khách nhau điều này dẫn khi một khách hàng mua cả hai loại
mặt hàng thì sẽ có hai mã khác nhau, tạo ra khó khăn trong việc theo dõi công nợ,
quản lý mỗi quan hệ khách hàng (khuyễn mãi, quà tặng…).
- Quản lý máy móc, hàng tồn kho: do mỗi bộ phận kho xưởng trong công ty có
cách quản lý máy móc riêng nên các phòng ban như kế toán, kế hoạch không thể theo
dõi được chính xác số lượng hàng tồn kho, số lượng máy móc, công cụ dụng cụ tại
toàn Công ty.
- Quản lý nhà cung cấp: Vissan có nhiều nhà cung cấp từ nhiều nơi khác nhau
nhưng việc theo dõi chất lượng các sản phẩm lại chủ yếu được ghi nhận trên excel,
điều này làm chậm tốc độ báo cáo, khó quản lý được các nhà phân phối của Công ty.
- Theo dõi công nợ, dự báo tài chính: như đã trình bày ở trên, việc quản lý mã
khách hàng có nhiều bất cập dẫn đến việc theo dõi công nợ cũng rất khó khăn, nếu
khách hàng thanh toán tiền mà không thông báo rõ là thanh toán cho hóa đơn nào thì
phòng kế toán cũng không thể xác định được. Điều này dẫn tới sự khó khăn trong quản


10


trị mối quan hệ khách hàng, khó khăn trong báo cáo số liệu và không thể sử dụng các
số liệu để đưa ra các dự báo chính xác.
8. Các động lực và kháng cự khi triển khai dự án ERP
8.1. Các kháng cự khi triển khai dự án ERP
Mặc dù sự thay đổi chắc chắn sẽ xảy ra nhưng trong tổ chức vẫn xuất hiện những
sự kháng cự chống lại sự thay đổi này. Hai nhân tố chính xuất hiện sự kháng cự: sự
kháng cự của cá nhân và sự kháng cự của tổ chức
• Sự kháng cự của cá nhân:
- Ảnh hưởng quyền lợi: khi triển khai dự án sẽ dẫn tới sự xáo trộn trong Công
việc và vị trí do đó các cá nhân lo sợ bị ảnh hưởng tới quyền lợi hiện tại sẽ chống đối
lại việc triển khai dự án.
- Học tập mới: việc triển khai dự án mới đòi hỏi sự học tập các kiến thức mới,
đây là một thách thức không nhỏ đối với nhiều nhân viên đặc biệt là các nhân viên lớn
tuổi, họ đã quen với cách làm việc cũ nên ngại thay đổi dẫn tới chống đối việc triển
khai ERP.
- Mối quan hệ đồng nghiệp: Khi triển khai ERP sẽ động chạm tới quyền lợi cá
nhân của nhiều người do đó sẽ dẫn tới sự sứt mẻ tình đồng nghiệp trong tổ chức, điều
này cản trở việc ứng dụng ERP tại Vissan.
• Sự kháng cự của tổ chức:
- Sự thay đổi về quyền lợi và quyền lực giữa các phòng ban: khi triển khai ERP
sẽ làm cân bằng quyền lực giữa các bộ phận điều này sẽ làm cho các bộ phận đang có
quyền lực lớn không hài lòng.
- Sức ỳ của tổ chức: do quy mô của Công ty lớn nên việc thay đổi sẽ rất khó khăn
và mất thời gian, thêm vào đó là khi triển khai ERP sẽ thay đổi một phần trong cơ cấu
tổ chức dẫn tới sự chống đối của các bộ phận bị cắt giảm hay bị suy giảm quyền lực.
8.2. Động lực thay đổi
- Do yêu cầu cấp thiết của thương trường: trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt

hiện nay, nếu Công ty không nhanh chóng triển khai ứng dụng ERP để nâng cao hiệu
quản quản lý, quản trị được mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng thì Công ty
sẽ sớm bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh mất thị phần.
- Sự quyết tâm cao của đội ngũ lãnh đạo: các nhà lãnh đạo luôn mong muốn
Công ty hoạt động hiệu quả, mở rộng thị trường, cắt giảm các chi phí không cần thiết,
muốn như vậy thì đội ngũ lãnh đạo phải nắm bắt được tính hình hoạt động một cách cụ
thể và kịp thời do đó ban lãnh đạo rất quyết tâm triển khai ERP tại Vissan.
11


- Sự ủng hộ của các bộ phận trong Công ty: các bộ phận, phòng ban trong Công
ty mong muốn triển khai ERP do ứng dụng này sẽ giúp giảm tải Công việc, nâng cao
năng suất làm việc, và họ nhìn thấy viễn cảnh của sự phát triển của Công ty trong đó
có họ.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để có thể thành công trong việc triển khai ứng dụng ERP tại Vissan đòi hỏi nhiều
thời gian và chi phí nhưng đó là một vấn để cấp thiết cần phải thực hiện. Trong quá
trình thực hiện sẽ xuất hiện nhiều yếu tố ủng hộ cũng như kháng cự nhưng nêu Công
ty biết vận dụng khéo léo nhiều biện pháp cùng với sự quyết tâm cao của ban lãnh
đạo thì dự án sẽ thành công và mang lại hiệu quả to lớn cho Vissan trong hiện tại và
tương lai.

12



×