Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử của tập đoàn AEON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.76 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TƯ
ĐỀ TÀI:
“Kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử của tập đoàn AEON”

Họ tên: Nguyễn Thị Thúy Thơm
MSV: 1512210212
Lớp tín chỉ: TMA306 (2-1617).3_LT
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2017


Mục lục
I - LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................3
II - NỘI DUNG.....................................................................................................................................3
1. Tổng quan về tập đoàn AEON......................................................................................................3
2. AEON Việt Nam – Lịch sử hình thành......................................................................................4
3. Mô hình kinh doanh của Tập đoàn AEON...............................................................................5
4. Phát triển các Trung tâm mua sắm..............................................................................................6
5. Ứng dụng thương mại điện tử của Aeon trong kinh doanh......................................................7
VI - TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................9

2


I - LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của th ương mại điện tử trên thế giới
đã góp phần làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những


lợi ích to lớn cho xã hội. Sự ra đời của thương mại điện tử đã đánh dấu sự bắt đầu của
một hệ thống mới nhằm phát triển kinh tế, một trong những điều kiện cơ bản và có ý
nghĩa quyết định trong việc phát triển thương mại điện tử là việc hoàn thiện các dịch vụ
thanh toán điện tử. Thực tế đã chứng minh thanh toán điện tử là một trong những điều
kiện cốt lõi để phát triển thương mại điện tử với vai trò là một khâu không thể tách rời
của quy trình giao dịch và còn là biện pháp xác thực việc ký kết hợp đồng giữa người bán
và người mua. Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị.
Bằng Internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách
hàng, catalogue điện tử trên các trang web không những phong phú hơn mà còn thường
xuyên được cập nhật so với các catalogue in ấn khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.
Qua đó thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa
các nhân tố tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua mạng, các đối tượng tham gia
có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được
tiến hành nhanh chóng và liên tục Vì vậy em đã chọn đề tài áp dụng thương mại điện tử
của tập đoàn AEON để hiểu thêm và đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và phát
triển hệ thống thương mại điện tử ở Việt Nam. Trong quá trình làm tiểu luận, mặc dù đã
tìm kiếm thông tin và đọc nhiều tài liệu tham khảo nhưng do kiến thức còn hạn chế, chưa
nắm bắt được nhiều thông tin về thương mại điện tử nên sẽ mắc sai sót. Mong cô và các
bạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn cô.

II - NỘI DUNG
1. Tổng quan về tập đoàn AEON
AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179
liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1758, với lịch sử trải
3


dài trên 250 năm, Tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật
Bản.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đoàn AEON duy trì một cam kết không hề
thay đổi đó là luôn đặt ra tiêu chí “Khách hàng là trên hết”. Nguyên tắc cơ bản của Tập
đoàn AEON chính là hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa bình thông qua
hoạt động bán lẻ. Với trách nhiệm đó, Tập đoàn AEON đã có được lòng tin của khách
hàng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn tại các
quốc gia khác trong khu vực Châu Á trong một khoảng thời gian dài.
Tổng

16,498 Trung tâm, Cửa hàng

Trung tâm mua sắm
Trung tâm mua sắm

120
598

Siêu Thị

1708

Cửa hàng giảm giá

152

Trung tâm điện máy
Cửa hàng tiện lợi

123
4463


Hiệu thuốc

3664

Cửa hàng bán lẻ khác

3146

Dịch vụ tài chính
Kinh doanh dịch vụ

589
531

Các hình thức khác

7

Ngày nay, Tập đoàn AEON là một trong những công ty kinh doanh bán lẻ lớn nhất với
các chỉ số liên kết ấn tượng về qui mô và hiệu quả hoạt động tại Nhật Bản cũng như ở các
quốc gia khác.
2. AEON Việt Nam – Lịch sử hình thành
Sự thành lập của AEON Vietnam
Giấy phép kinh doanh: 07/10/2011
Vốn điều lệ: 192,383,000 USD
Vốn đăng ký đầu tư: 204,648,000 USD
Quy mô công ty: 550 nhân viên (tính đến 07/10/2013).
4



AEON chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 dưới hình thức Văn
phòng Đại diện (01/12/2009 – 10/07/2012). Ngày 07/10/2011: Được sự chấp thuận từ
UBND Tp.Hồ Chí Minh, Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức được thành lập,
đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô hình Trung
tâm thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị hiện đại. Đây được xem là
phương hướng kinh doanh chủ đạo. Ngoài ra AEON còn thực hiện các hoạt động kinh
doanh khác liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và nghiên cứu.
Đi cùng việc thành lập công ty, AEON còn chính thức được trao Giấy phép đầu tư cho 02
dự án lớn:
-

Giấy chứng nhận ngày 07/10/2011 cho Trung tâm mua sắm AEON – Tân Phú
Celadon tại Tp.Hồ Chí Minh, dự kiến khai trương vào tháng 01/2014.

-

Giấy chứng nhận đầu tư ngày 25/05/2012 cho Trung tâm mua sắm AEON – Binh
Dương Canary tại Tình Bình Dương, dự kiến khai trương tháng 10/2014.

3. Mô hình kinh doanh của Tập đoàn AEON

Hơn 29 năm qua, Tập đoàn AEON đã thành lập và vận hành nhiều chi nhánh kinh doanh
tại Nhật Bản và nhiều nước như Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam,
Indonesia, Lào, Myanmar, Kazakhstan, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ, Cam-pu-chia.
Dưới đây là bảng thống kê số lượng các trung tâm mua sắm và văn phòng, tính cả các
công ty con phụ thuộc và các công ty góp vốn cổ phần tại các quốc gia mà Tập đoàn
AEON đang điều hành quản lý.
Bên cạnh việc luôn mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh cũng như trau dồi kinh
nghiệm trong suốt quá trình hoạt động, Tập đoàn AEON đã nhận được rất nhiều giải
thưởng và danh hiệu cho các hoạt động kinh doanh xuất sắc của mình. Danh hiệu gần đây

nhất mà tập đoàn nhận được là do Hội đồng Trung tâm thương mại quốc tế đã được trao
cho AEON Lake Town - một trung tâm thương mại đặt tại Koshigaya, Nhật Bản. AEON
Lake Town đã giành được cả hai giải thưởng: Giải thưởng cho Mô hình kinh doanh bền
vững và Giải thưởng vàng ở hạng mục Mô hình kinh doanh tiên tiến và phát triển trung
tâm bán lẻ mới với diện tích hơn 500.000 feet vuông không gian bán lẻ

5


Được biết đến như “Trung tâm mua sắm quốc gia”, AEON Lake Town hiển nhiên là
trung tâm thương mại lớn nhất tại Nhật Bản. AEON Lake Town cũng mở đường cho ngày
càng nhiều các trung tâm mua sắm áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường qua việc
sử dụng các công nghệ xanh tiên tiến như tấm quang điện mặt trời, hệ thống điều hòa
không khí sử dụng khí gas hybrid thân thiện với môi trường và một trạm tiếp năng lượng
tốc độ nhanh cho xe ô tô chạy bằng điện. Điều này đã làm cho AEON Lake Town thực sự
trở thành một trung tâm thương mại thân thiện với môi trường một cách đúng nghĩa nhất.
Với sứ mệnh hoạt động là mang lại sự đầy đủ cho cuộc sống sinh hoạt của khách hàng,
Tập đoàn AEON đã đóng góp không ít cho cộng đồng địa phương thông qua các hoạt
động xã hội cũng như môi trường nhằm xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc.
Doanh thu: 58,60 tỷ USD
Số lượng nhân viên: 420,000
Các chuỗi trung tâm thương mại và siêu thị của Tập đoàn AEON.
Chuỗi các Trung tâm thương mại và Siêu thị tại AEON hiện đang được vận hành thành
công tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Các trung tâm thương
mại và Siêu thị AEON mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ toàn diện các nhu cầu thiết
yếu hàng ngày, bao gồm đa dạng các ngành hàng, từ quần áo, thực phẩm đến các mặt
hàng đồ gia dụng. Các mặt hàng này được lựa chọn và giám định một cách kỹ lưỡng, đáp
ứng một cách hoàn hảo về khẩu vị, và thị hiếu của người dân địa phương, cũng như sẵn
sang cung cấp các dịch vụ cần thiết khác.
Tại Việt Nam, khi đến với Trung tâm thương mại và Siêu thị AEON, các khách hàng có

thể dễ dàng tìm được cho mình đa dạng các loại hàng hóa, sản phẩm và vẫn đáp ứng tiêu
chuẩn an toàn, vệ sinh theo tiêu chuẩn Nhật Bản, và có nhiều sự lựa chọn hơn cho ẩm
thực với hàng trăm món ăn phù hợp khẩu vị người Việt Nam.
4. Phát triển các Trung tâm mua sắm.
AEON hiện đang rất tích cực trên con đường phát triển các Trung Tâm Mua Sắm dựa trên
tiêu chí hài hòa với cộng đồng xung quanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn ở các nước
khác. Chúng tôi đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ và các tiện ích nhằm đáp
6


lại sự thay đổi theo thời gian, môi trường cũng như những nhu cầu ngày càng đa dạng của
khách hàng.
Tại Việt Nam, dưới mô hình Trung Tâm Mua Sắm tiên tiến nhất, AEON mang đến cho
khách hàng một “Điểm mua sắm tổng hợp” - nơi khách hàng có được những trải nghiệm
mua sắm thú vị và vui vẻ, đặc biệt được tận hưởng những giờ phút thư giãn cùng gia
đình, người thân và bạn bè với nhiều hoạt động giải trí và ẩm thực phong phú.
5. Ứng dụng thương mại điện tử của Aeon trong kinh doanh
Trang thương mại trực tuyến của Aeon hoạt động thông qua nền tảng B2C (bán trực tiếp
cho người tiêu dùng) với phần lớn hàng hóa được nhập khẩu từ Nhật Bản. Hiện,
AeonEshop hoạt động chủ yếu tại TPHCM và dự kiến sẽ mở rộng khắp Việt Nam trong
tương lai. Công ty cũng dự kiến phát hành website phiên bản tiếng Anh và ứng dụng điện
thoại vào giữa năm nay.
Việt Nam là thị trường thứ ba mà Aeon mở trang thương mại điện tử sau Nhật Bản và
Malaysia.
Kể từ khi gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam vào năm 2014, đến nay Aeon đã có bốn
trung tâm mua sắm đi vào hoạt động. Tổng vốn đầu tư cho các trung tâm mua sắm này
lên đến khoảng 500 triệu USD. Theo Aeon, hãng này đón hàng triệu lượt khách tham
quan và mua sắm mỗi tháng.
Mục tiêu của Aeon là sẽ mở rộng đầu tư để có 20 trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam
trước năm 2020. Tại Việt Nam, tập đoàn bán lẻ này cũng đã mua cổ phần hai hệ thống

siêu thị của Việt Nam gồm Citimart và Fivimart với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là 49% và 30%
vốn điều lệ.
Aeon được thành lập từ năm 1758 và hiện tham gia 179 liên doanh trong và ngoài nước
Nhật. Hãng bán lẻ này đã mở tổng cộng 12.000 trung tâm và cửa hàng tại châu Á Thái
Bình Dương.
Mới đây, một đại gia bán lẻ đến từ Hàn Quốc là Lotte cũng cho ra mắt trang thương mại
điện tử tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều tên tuổi lớn của quốc tế gia nhập thị trường
7


Việt Nam, trong đó phải kể đến Central Group (Thái Lan) - doanh nghiệp sở hữu trang
Zalora, và tập đoàn Alibaba (Trung Quốc), hiện đang sở hữu Lazada.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Kantar World, thị trường thương mại điện tử Việt Nam
được dự đoán sẽ tăng quy mô gấp 5 lần hiện tại vào năm 2020 nhờ lượng người dùng
smartphone gia tăng và người tiêu dùng Việt ngày càng ưa chuộng tính.
III - KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong bối cảnh khó khẳn của nền kinh tế hiện nay, thương mại điện tử đã khẳng định
vai trò của mình như một công cụ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, nâng cao năng
lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu gay gắt. Qua việc đánh giá, phân
tích về mô hình website bán hàng trực tuyến Rakuten, phần nào chúng ta có thể thấy
được tầm quan trọng của thương mại điện tử và nhận thức được những lời ích cũng
như những hạn chế của nó. Không chỉ với các doanh nghiệp trên thế giới mà các
doanh nghiệp sẽ gặt hái được những thành công to lớn, nếu như biết tận dụng những
ưu thế vốn có của thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và vận dụng được
những kinh nghiệm của người đi trước. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam còn
rất bỡ ngỡ trong việc xây dựng các mô hình thương mại điện tử ở Việt Nam cần tìm
hiều để có thể có những biện pháp thực hiện, ứng dụng nhưng điểm phù hợp cũng như
khách phục những hạn chế, căn cứ vào quy mô hiện tại của doanh nghiệp để có thể
xây dựng mô hình phù hợp nhất.


8


VI - TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thương mại điên tử, Bộ môn Thương mại điện tử - Khoa quản Trị Kinh
doanh – Trường đại học ngoại thương, Hà Nội – 2009
3. Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, TS. Phạm Thu Hương, ThS.
Nguyễn Văn Thoan – Nhà xuất bản Khoa học và Ký thuật, Hà Nội – 2009.
4. Website:
-
- />- />-

9



×