Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN lực tại tập đoàn FPT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.33 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
===o0o===

TIỂU LUẬN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC TẠI TẬP
ĐOÀN FPT VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

MSSV

Phan Thành Nhân

1412230089

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân

Hà Nội, ngày 24/03/2017
1


Mục Lục
I.Giới thiệu chung về Tập đoàn FPT:.................................................................................................................3
1. Lịch sử hình thành và phát triển:.............................................................................................................3
2. Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................................................3
3. Lĩnh vực hoạt động chính của FPT...........................................................................................................4
4. Nguồn nhân lực........................................................................................................................................4
5. Doanh thu.................................................................................................................................................5
II.Ứng dụng ERP của FPT...................................................................................................................................5
1. Sơ lược về ERP:.........................................................................................................................................5


2. Ứng dụng ERP của FPT:.............................................................................................................................6
3. Kinh nghiệm triển khai:............................................................................................................................9
III.Nhận xét:.....................................................................................................................................................12
1. Thành công:............................................................................................................................................12
2. Bài học kinh nghiệm:..............................................................................................................................12
IV.KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................14

2


I.

Giới thiệu chung về Tập đoàn FPT:

1. Lịch sử hình thành và phát triển:
-

Công ty FPT thành lập ngày 13/09/1988: Ban đầu là một công ty xuất
khẩu thực phẩm và tiếp đó là máy móc quân sự từ Liên Xô, sau đó mới
chuyển sang lĩnh vực công nghê.

-

1994: Trở thành nhà phân phối của IBM tại Việt Nam

-

1999: Thành lập trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Apech

-


2002: Cổ phần hóa, là đối tác của HP tại Việt Nam

-

2003: Trở thành nhà phân phối điện thoại đi động Sam Sung và Nokia tại
Việt Nam

-

2005: Thành lập công ty cổ phần viễn thông FPT và đại học FPT

-

2007: Là đối tác bán hàng cao cấp nhất của Microsoft tại Việt Nam, thành
lập Công ty TNHH bán lẻ FPT, công ty cổ phần chứng khoán FPT, Công
ty dịch vụ trực tuyến FPT…

2. Cơ cấu tổ chức
-

8 công ty thành viên:



1. Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software)



2. Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System)




3. Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)



4. Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online)



5. Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPT Education)
3




6. Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading)



7. Công ty Cổ phần Bán lẻ FPT (FPT Retail)



8. Công ty Đầu tư FPT (FPT Investment)
-

2 Công ty liên kết:




1. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities)



2. Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital)
3. Lĩnh vực hoạt động chính của FPT
• Công nghệ: bao gồm Phát triển phần mềm; Tích hợp hệ thống; và Dịch vụ
CNTT
• Viễn thông: bao gồm Dịch vụ viễn thông và Nội dung số
• Phân phối - bán lẻ các sản phẩm công nghệ: bao gồm Phân phối các sản
phẩm công nghệ và Bán lẻ các sản phẩm công nghệ.
• Giáo dục: bao gồm trường THPT FPT và Đại học FPT
4. Nguồn nhân lực
Tính đến hết tháng 8/2014, tổng số nhân sự của tập đoàn này là 19.952 người,
tăng 2.500 người so với cuối năm 2013, trong đó có nhiều cán bộ được đào tạo
chuyên sâu. Đây là nền tảng để công ty không ngừng tạo nên những giá trị gia
tăng hiệu quả cho khách hàng và người tiêu dùng.
Bên cạnh việc đầu tư và phát triên chuyên môn, FPT chú trọng đào tạo đội
ngũ cán bộ trẻ sẵn sàng tiếp bước cũng như kế thừa lớp đàn anh, duy trì và
phát triển tập đoàn đến với tàm cao mới.

4


5. Doanh thu
Kết thúc năm 2015, doanh thu toàn Tập đoàn ước tính đạt 40.002 tỷ đồng, tăng
trưởng 14% so với năm 2014, đạt 101% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế
(LNTT) toàn tập đoàn ước đạt 2.851 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2014, đạt

100% kế hoạch.
Lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn ước đạt 2.438 tỷ đồng, tăng 17% so với năm
2014. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ước đạt 1.933 tỷ đồng,
tăng 18% so với năm 2014. Lãi cơ bản trên cổ phiếu ước đạt 4.369 đồng, tăng
17% so với năm 2014.
Định hướng toàn cầu hóa tiếp tục mang lại kết quả khả quan trong năm 2015.
Doanh thu từ thị trường nước ngoài toàn tập đoàn ước đạt 4.859 tỷ đồng, tương
đương 221 triệu USD, tăng 41% so với năm 2014. LNTT ước đạt 674 tỷ đồng,
tương đương 31 triệu USD, tăng 17%.
Với động lực tăng trưởng chính là khối Công nghệ và Phân phối-Bán lẻ (tổng lợi
nhuận hai khối năm 2017 dự kiến tăng trưởng trên 20%), đồng thời tiếp tục tập trung
đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng của khối Viễn thông và các hoạt động nghiên cứu phát
triển, Hội đồng quản trị FPT đã phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh
thu dự kiến đạt 45.796 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2016. LNTT dự kiến đạt 3.151
tỷ đồng, tăng 10,5%.
II.

Ứng dụng ERP của FPT.

1. Sơ lược về ERP:
ERP được định nghĩa là một hệ thống ứng dụng đa phân hệ ( Multi Module Software
Application) giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực hiệu quả và điều hành
doanh ghiệp. Bản chất ERP là một hệ thống tích hợp các phần mềm ứng dựng đa phân hệ
nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và tác nghiệp.

5


Giải pháp ERP cung cấp cho
các nhà quản lý doanh nghiệp

khả năng quản lý và điều hành
tài chính- kế toán; quản lý vật
tư; quản lý sản xuât, quản lý
kinh doanh và phân phối sản
phẩm; quản lý dự án, quản lý
nhân sự, các công cụ dự báo
và lập kế hoạch… Thêm vào
đó, như một đặc điểm rất quan
trọng mà các giải pháp ERP
cung cấp cho các doanh
nghiệp, là một hệ thống quản
lý với quy trình hiện đại theo
chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác
nghiệp cùa các nhân viên.

2. Ứng dụng ERP của FPT:
-

Hệ thống ERC (2000- 2005): Microsoft Dynamics SL ( Solomon)

SOLOMON là chương trình quản lý tài chính do FPT mua từ hang WaterHouse Cooper
(Mỹ) để thay thế cho chương trình thuộc dự án “ Nâng cao năng lực quản lý tài chính –
Hiện đại hóa quản lý tài chính của công ty “ do anh Bùi Quang Ngọc làm chủ đề tài.
Trong quá trình phát triển hệ thống quản lý tài chính của Công ty ngày càng phát triển và
việc quản lý bằng chương trình Balance của FPT không đáp ứng hết nhu cầu phát sinh.
Sau hàng loạt những nghiên cứu, phân tích, đánh giá các đối tác. Cuối cùng FPT đã chọn
phần mềm SOLOMON để thay thế với sự hỗ trợ đầy đủ sau bán hàng của đối tác.
6



SOLOMON là hệ thống đồ sộ với dữ liệu tập trung nhưng xử lý phân tán, phù hợp với
những công ty lớn, gồm nhiều bộ phận ở khắp nơi như FPT. Ở Việt Nam cũng đã có một
vài cơ quan mua SOLOMON như Bệnh viện Quốc tế, tổng công ty Xăng dầu…. nhưng
FPT là khách hàng lớn nhất, mua nhiều chức năng nhất của SOLOMON. Với
SOLOMON, các bộ phận quản lý tài chính sẽ có thể quản lý từng hợp đồng và nắm được
lãi lỗ của nó ngay lập tức. Đối tượng sử dụng SOLOMON là những cán bộ quản lý tài
chính; cán bộ bán hàng, mua hàng; cán bộ công nợ, quản lý khách hàng của công ty.
Công tác đào tạo đã được hoàn thành. Đội dự án SOLOMON và cán bộ phòng Tài vụ đã
được đối tác trực tiếp đào tạo trong tháng 4 và tháng 5/2000. Cán bộ các bộ phận bán
hàng và mua hàng được đội Dự án đào tạo trong các ngày từ 15 đến 20/12.
Sau 5 năm sử dụng, hệ thống SOLOMON không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát
triển cùa công ty, chính vì thế FPT đã quyết định sử dụng hệ thống ERP mới.
-

Hệ thống mới ERP Oracle Business Suite:

ERP Oracle Business Suite là hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp ( hệ thống ứng
dụng giúp doanh nghiệp hoạch định và quản lý tất cả các nguồn lực ( nhân lực, tài chính,
sản xuất, thương mại…) của một doanh nghiệp. Ngoài chức năng quản lý, ERP có thể
phân tích, kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mức độ chi tiết tùy theo yêu cầu của
nhà quản lý.
Oracle E- Business Suite (EBS) là hệ thống ứng dụng với cơ sở dữ liệu tập trung, được
tích hợp trên 30 phân hệ quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Triển khai Oracle EBS, doanh nghiệp sẽ cùng lúc nhận được nhiều lợi ích. Quy trình
nghiệp vụ đã đươc chuẩn hóa, hướng tới chuẩn mực quốc tế cho quá trình hội nhập. Ứng
dụng tiên tiến đã được triển khai thành công cho hơn 25000 doanh nghiệp tại Mỹ và 17
quốc gia khác… Với hệ thống ứng dụng thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực
hoạt đông từ lập kế hoạch, kiểm soát, thống kê, phân tích….

7



ERP giúo nhà quản lý chủ động hoạch định nguồn lực, đảm bảo cho doanh nghiệp phản
ứng kịp thời trước những thay đổi liên tực của môi trường mở cạnh tranh.
• Đặc điểm:
 Quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính kế toán, bao quát tổng thể hoạt động sản xuất
kinh doanh:
 Kế toán sổ cái ( Oracle General Ledger)
 Quản lý tài sản cố định ( Oracle Fixed Assets)
 Quản lý luồng tiền ( Oracle Cash Management)
 Kế toán phải thu ( Oracle Receivables)
 Kế toán phải trả ( Oracle Payables)
 Quản lý hiệu quả quá trình sản xuất:
 Quản lý định mức kinh tế kỹ thuật ( Oracle Billss of Material)
 Quản lý giá thành ( Oracle Cost Management)
 Quản lý sản xuất ( Oracle Work in Process)
 Lập kế hoạch sản xuất / kế hoạch nguyên vật liệu ( Orcale Master Scheduling/
Material Requirements Planning)
 Quản lý hàng tồn kho chính xác, tức thời:
 Quản lý hàng tồn kho ( Oracle Inventory)
 Quản lý việc mua – bán hàng tự động, linh hoạt
 Quản lý mua hàng ( Oracle Purchasing)
8


 Quản lý đơn hàng
3. Kinh nghiệm triển khai:
a) Microsoft Dynamics SL ( Solomon)
ERP được FPT triển khai trước tiên tới bộ phận kinh doanh. Những năm tiếp theo được
áp dụng cho hệ thống sản xuất và lắp ráp máy tính FPT- Elead, các bộ phận quản lý như :

quản trị nhân sự và tiền lương, QL hệ thống chất lượng, QL sản xuất dự án, QL đơn đặt
hàng và giao nhận hàng. Cuối cùng FPT tự xây dựng một hệ thống báo cáo với hơn 400
báo cáo mẫu phục vụ công tác QL và hỗ trợ ra quyết định, triển khai cho cả tập đoàn gồm
tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Tầm ảnh hưởng của ERP lớn hơn rất nhiều so với ISO trước đó. Hệ thống tác nghiệp
hoàn toàn phụ thuộc vào máy tính, vào hệ thống thông tin và không thể làm tắt, làm sai.
Ngoài ra, hệ thống ERP tự ghi nhận, tự đưa ra báo cáo, tự kiểm soát…. để hỗ trợ việc QL
mà không cần phải có một bộ phận chuyên trách theo dõi và QL như đối với ISO.
Tuy nhiêu thành công của ERP hầu như không can hệ gì đến việc DN đó mạnh hay yếu
về ứng dụng CNTT. Vấn đề cốt lõi là DN đó có mạnh về phương thức QL và cam kết của
lãnh đạo hay không. Còn khi triển khai, tự yếu tố CNTT sẽ đi kèm theo giải pháp. Khi đó,
DN có thể lựa chọn một đội ngũ phù hợp hay thậm chí thuê bên ngoài để vận hành hay
hỗ trợ hệ thống CNTT.
Hiệu quả:
Tại FPT, ERP đã giúp cải thiện rất nhiều quá trình kiểm soát tài chính về hàng tồn, công
nợ qua các tiêu chí, đồng thời cung cấp nhanh chóng và chính xác các đơn hàng và số
liệu hạch toán. Quan trọng nhất là ERP hỗ trợ rất nhiều cho việc lập kế hoạch kinh doanh
và ra quyết định.
Một ví dụ cụ thể: sau khi áp dụng phân hệ QL sản xuất cho hệ thống sản xuất lắp ráp máy
tính, tỷ lệ giao hàng đúng hạn trong 6 tháng đầu năm 2004là 94,9% ( tăng 18,5% so với
9


năm 2003), số ngày trung bình tồn linh kiện lắp ráp là 43% ( giảm 25% so với năm
2003).
Việc áp dụng ERP trên thực tế đã có tác động sâu rộng tới bộ máy điều hành và từng đơn
vị tác nghiệp của FPT. ERP đã làm thay đổi cách thức tác nghiệp, QL, tạo nên thói quen
dùng số liệu điều hành và ra quyết định ở tất cả các cấp trong công ty.
Điểm cuối cùng liên quan đến thành công của ERP là vấn đề chọn đối tác. DN luôn trong
trạng thái phát triển và để ERP có thể đồng hành mãi với doanh nghiệp thì giải pháp đã

lựa chọn cần nhận được cam kết hỗ trợ lâu dài và luôn luôn cập nhật mới theo chuẩn thể
giới của nhà cung cấp.
b) ERP Oracle Business Suite:
-

Bước đầu triển khai:

Trước khi chuyển sang Oracle, hệ thống Solomon còn có thể đáp ứng cho FPR vài năm
nữa, tuy nhiên nhận thấy hệ thống Solomon chưa tương xứng với tiềm lực của FPT nên
họ đã quyết định thay thế bằng Oracle. Việc chuyển đổi có vẻ suôn sẻ, FPT đã sống trong
không khí thành tích mang tính cách mạng, cuộc cách mạng về công nghệ thong tin.
Tuy nhiên mọi chuyện không hề đơn giản. Với hệ thống ERP mới, các giao dịch trở nên
cực kì phức tạp. Tốc độ quá chậm, các hoạt động nghiệp vụ kế toán diễn ra rất lờ đờ. Bộ
phận kế toán đã tăng người nhưng vẫn không kịp. Nguyên nhân chính là do lỗi hệ thống,
trong khi đội triển khai lại thiếu cán bộ tư vấn triển khai có kinh nghiệm và nắm vững
giải pháp của Oracle. Thực tế phần lớn nhân sự của đội triển khai đều mới ra trường.
-

Khắc phục:

Nguyên nhân sơ bộ của bênh “ chậm “ được ghi nhận chủ yếu do hệ thống Oracle của
FPT là dữ liệu tập trung tại Hà Nội trong khi có rất nhiều người sử dụng trên toàn quốc,
mỗi ngày có khoảng 200 người đồng thời kết nối vào.

10


Mặt khác, khi triển khai hệ thống này, FPT đã chỉnh sửa lại nhiều lần, đặc biệt là hệ thống
báo cáo so với hệ thống chuẩn của Oracle. Điều này dẫn đến trong quá trình thao tác liên
quan đến tìm dữ liệu, lên báo cáo có nhiều cái bất hợp lý, gây ra chậm trong quá trình xử

lý hóa đơn chứng từ và báo cáo.
Đối với sự cố chập chờn là do nhiều báo cáo của FPT rất dài, thậm chí có báo cáo dài đến
80 trang với những yêu cầu khác nhau. Điều này cũng là một phần gây ra cái chết cho hệ
thống.
Oracle trên thế giới có hệ thống báo cáo chuẩn riêng nhưng FPT chưa bao giờ sử dụng hệ
thống báo cáo chuẩn này. Thực tế, FPT phát triển những báo cáo theo đòi hỏi riêng của
mình và rất có thể đây là lí do tại sao phần mềm Oracle chạy tốt ở nhiều quốc gia nhưng
lại gặp trục trặc tại FPT.
Nhóm khắc phục sự cố đưa ra phương án yêu cầu so sánh biểu mẫu báo cáo của FPT với
báo cáo chuẩn của hệ thống Oracle. Trong trường hợp báo cáo của FPT có vấn đề sẽ
chuyển sang sử dụng báo cáo của Oracle. Một nguyên nhân cũng không loại trừ là có thể
một phần cứng nào đó của hệ thống bị hỏng.
FPT đã thuê hai nhóm chuyên gia rà soát toàn bộ hệ thống, hai nhóm này sẽ làm việc độc
lập trong 10 ngày để xem xét lại tổng thể cả hệ thống.
Hai nhóm chuyên gia, một nhóm chuyên gia Việt Nam và một nhóm chuyên gia Oracle
của công ty OSSI ( Ấn Độ ) đã bắt bệnh hệ thống Oracle của FPT và kết luận sơ bộ:
1)

Hệ thống báo cáo của FPT quá lớn về mặt dữ liệu nên cần phải xem xét lại;

2)

Hệ thống dữ liệu của FPT đang dùng là bản cũ cần phải nâng cấp;

3)

FPT thiết lập hệ thống máy chủ dự phòng chưa tốt.

Tập đoàn đã giám sát chặt chẽ việc sử dụng báo cáo của các đơn vị, như yêu cầu chỉ khai
thác đúng nhu cầu để tiết kiệm tài nguyên hệ thống. Tiến hành cập nhật một số bản vá lỗi

11


của Oracle thay đổi một vài thông số hệ thống. Kết quả ban đầu ghi nhận được rất khả
quan.
III.

Nhận xét:

1. Thành công:
Với việc triẻn khai thành công hệ thống ERP, hiện nay FPT đã có hệ thống quản trị tập
trung và toàn cầu cho cả tập đoàn, phục vụ tốt cho các tác nghiệp cơ bản của doanh
nghiệp, dễ dàng mở rộng cho các đơn vị mới. Về tính thực tiễn của hệ thống, FPT liên tục
thay đổi cấu trúc tổ chức các đơn vị và mở rộng hàng loạt các ngành nghề kinh doanh
mới nhưng hệ thống ERP vẫn đáp ứng tốt. Có thể nói hệ thống ERP này là một công trình
lớn nhất từ trước tới nay của FPT.
Hệ thống ERP đã hỗ trợ đắc lực cho các cấp lãnh đạo công ty trong quản lý, điều hành.
Từ hệ thống ERP, FPT đã xây dựng một hệ thống báo cáo tổng hợp phan tích cho tất cả
các đơn vị thành viên. Hệ thống có thể cung cấp các chỉ sổ hiệu quả kinh doanh theo đầu
người. Ngoài ra còn rất nhiều chỉ số phân tích tài chính khác nữa. Nhờ việc kiểm soát
hoạt động được gần như tức thời trong tập đoàn nên hệ thống ERP đã tiết kiệm khá nhiều
chi phí tài chính cho FPT.
2. Bài học kinh nghiệm:
Giá trị của hệ thống ERP FPT còn thể hiện ở những kinh nhiệm, bài học từ dự án này.
Chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng CNTT cho dự án, trưởng ban CNTT Nguyễn Xuân
Việt nói “ Chúng ta nên chú trọng công tác đào tạo hơn vì thực tế có nhiều lỗi từ người
dùng. Người dùng nắm bắt đầy đủ thông tin thì quá trình vận hành mới không xảy ra lỗi.”
Ngoài ra việc đánh giá và xây dựng “ sizing” cho một hệ thống rất quan trọng. vì là một
dự án lớn nên sau khi hoàn thành, đội ngũ kỹ thuật được nâng cao trình độ nên rất nhiều.
Ban đầu, dự án chỉ có 5 cán bộ triển khai tốt. Sau này, Công ty Dịch vụ FPT ERP có thêm

khoảng 15 quản trị dự án có trình độ cao.
12


Một bài học lớn được Phó tổng giám đốc FPT IS Dương Dũng Triều nhấn mạnh là sự
cam kết và quyết tâm của lãnh đạo. Anh kể “ Chính anh Bùi Quang Ngọc một mình quyết
định triển khai hệ thống ERP trong khi tất cả các lãnh đạo ở các đơn vị đều phản đối”.
Theo ông Dương Dũng Triều, khi có sự cố, định hướng của cấp trên và vai trò của quản
trị dự án đặc biệt quan trọng, Chính những đối tượng này sẽ thống nhất các phương án xử
lý.
Tin tưởng vào những giá trị mà dự án mang lại, ông Triều cũng khẳng định các cán bộ
triển khai, tư vấn của FPT chắc chắn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm từ dự án này.

13


IV.

KẾT LUẬN

Hiện nay, trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thị trường dường như đã không còn giới
hạn, Trong tời đại này, để quản lý tốt được thông tin trong xuất nhập khẩu hàng hóa và
trong công tác quản lý thì các doanh nghiệp cần ứng dụng được công nghệ ERP. Muốn
triển khai ERP, doanh nghiệp cần có đủ cán bộ có năng lực, dám chấp nhận và biết cách
thay đổi, Quan trọng nhất là sự cam kết của lãnh đào và năng lực quản lý được các thay
đổi mà ERP yêu cầu.

14




×