Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

7 ELEVEN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử ở NHẬT bản và TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.11 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
=======

TIỂU LUẬN
7-ELEVEN - KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ở NHẬT BẢN VÀ TRÊN THẾ GIỚI

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Đoàn Đức Quân

MSSV: 1412230095

Lớp: Anh8 - QTKD - K53

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Hồng Vân

Hà Nội, 2017


Mục lục
Lời mở đầu...................................................................................................... 3
I. Giới thiệu về 7-Eleven............................................................................... 4
1. Lịch sử hình thành và ngành nghề kinh doanh........................................4
2. Số lượng nhân viên................................................................................. 5
3. Thị trường và doanh thu.........................................................................5
II. Kinh nghiệm và bài học trong việc ứng dụng thương mại điện tử của
7-Eleven ở Nhật Bản cũng như trên thế giới...................................................6
1. Thương mại điện tử trong việc liên kết các cửa hàng.............................6
2. Thương mại điện tử để tối ưu hàng tồn kho............................................8
3. Dịch vụ thương mại điện tử 24/7............................................................9


Kết luận......................................................................................................... 10
Tài liệu tham khảo......................................................................................... 11


Lời mở đầu
Ngày nay, Thương mại điện tử (hay E-commerce) đã và đang trở nên
phổ biến khi khoa học công nghệ đạt đến mức phát triển vượt bậc, sự bùng nổ
của mạng Internet và thiết bị di động. Để theo kịp những sự thay đổi, các
doanh nghiệp rất chú trọng đến việc khai thác công nghệ để tối ưu hoá lợi ích
và thương mại điện tử chính là mảng được hướng đến rất nhiều. Việc ứng
dụng thương mại điện tử được triển khai ở nhiều công ty trên khắp thế giới.
Bài tiểu luận này nói về 7-Eleven với việc ứng dụng thành công thương
mại điện tử trong việc kinh doanh của mình. Những kinh nghiệm cũng như
bài học từ “gã khổng lồ” về bán lẻ này rất đáng để học hỏi.
Trong quá trình thực hiện, bài viết còn nhiều thiếu sót, mong cô xem
xét và góp ý để hoàn thiện hơn.

3


I. Giới thiệu về 7-Eleven
1. Lịch sử hình thành và ngành nghề kinh doanh
7-Eleven là công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ với mô hình cửa hàng tiện lợi. Công
ty được sáng lập tại Mỹ năm 1927, ban đầu kinh doanh những mặt hàng đơn giản như
bánh mỳ, sữa nhằm hướng đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Đến năm 1946, cái tên 7Eleven ra đời phản ánh thời gian hoạt động của cửa hàng là từ 7h sáng đến 11h đêm, tận
dụng sự bùng nổ kinh tế sau thế chiến thứ 2. Việc hoạt động với thời gian như vậy là
chưa từng có tiền lệ. Tháng 10/1990, trên bờ vực phá sản, 7-Eleven trở thành công ty con
của tập đoàn Seven & I Holdings Nhật Bản và được đầu tư để phát triển kinh doanh.
Ngày nay, 7-Eleven đã trở thành thương hiệu bán lẻ hàng đầu và nổi tiếng thế giới với số
lượng chuỗi cửa hàng vô cùng lớn. Công ty giờ đây đã hoạt động theo hình thức 24/7

(24h, 7 ngày trong tuần). Ta có thể thấy sự hình thành và phát triển của 7-Eleven qua hình
sau:

Phương thức nhượng quyền thương mại (franchising) được 7-Eleven sử dụng để mở rộng
quy mô của mình ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê, 7-Eleven có mặt tại 16
quốc gia với số lượng lên đến 46000 chuỗi cửa hàng. Không những thế, người ta còn chỉ
ra rằng: cứ 2 tiếng thì một cửa hàng sẽ được mở ra ở đâu đó trên thế giới - một con số rất
ấn tượng. Đây chính là sự khẳng định cho vị thế “gã khổng lồ” bán lẻ của 7-Eleven.
4


2. Số lượng nhân viên
Theo ước tính, số nhân viên của 7-Eleven lên đến 55000 nhân viên (năm 2013). Với mục
tiêu luôn quan tâm và hướng đến khách hàng, công ty luôn cố gắng tạo sự gắn kết giữa
nhân viên, cửa hàng và khách hàng với một ý tưởng lớn: “Để dẫn đầu, chúng tôi phục
vụ”. Nhân viên 7-Eleven sẽ hào hứng trong việc phục vụ khách hàng, mang lại sự tiện lợi
cho cuộc sống.
Nhân viên công ty luôn có được những khuyến khích để phát triển. Họ sẽ được tưởng
thưởng xứng đáng cho những thành tựu đã đạt được. Việc mở cửa hàng cũng không quá
khó nếu ai đó muốn có cơ hội làm việc trong lĩnh vực bán lẻ.

3. Thị trường và doanh thu
Thị trường chủ yếu của 7-Eleven là ở Mỹ và Nhật Bản, nơi mà hệ thống cửa hàng tiện lợi
rất được ưa chuộng. Cụ thể, có khoảng 9000 cửa hàng tại Mỹ và ở Nhật Bản lên đến hơn
16000. Ở các quốc gia khác, sự hiện diện của 7-Eleven cũng là rất đáng kể, đặc biệt là ở
các thị trường đông dân như Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Số lượng khách của 7Eleven lên tới 6 triệu khách mỗi ngày, trải rộng trên mọi phân đoạn thị trường cả về lứa
tuổi và thu nhập.
Với việc tiếp quản của tập đoàn Seven & I Holdings, 7-Eleven đã phát triển hơn khi đưa
ra nhiều loại sản phẩm và phân phối phù hợp với từng vùng miền, địa phương. Một cửa
hàng 7-Eleven có đến 2500 mặt hàng khác nhau. Một số mặt hàng bán chạy là pastry,

Slurpee (một loại đồ uống chỉ có trong 7-Eleven), sandwich, cà phê. Theo thống kê, số
lượng Slurpee đã được bán ra tính đến năm 2016 là 6 tỷ.
Như đã nói, 7-Eleven rất quan tâm đến thương mại điện tử và những ứng dụng tích hợp
với các thiết bị di động. Họ đã cho ra đời những ứng dụng về đồ uống điển hình là cho
Slurpee (Slurpee ® app) trên điện thoại thông minh. Những ứng dụng trong thương mại
điện tử cũng rất đáng chú ý (được đề cập ở phần tới).
Doanh thu của công ty 7-Eleven trụ sở tại Nhật Bản cho kỳ báo cáo kết thúc ngày
29/2/2016 là 793661 triệu yên (Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Seven & I
Holdings). Công ty này chính là công ty có chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản.
5


II. Kinh nghiệm và bài học trong việc ứng dụng thương mại điện
tử của 7-Eleven ở Nhật Bản cũng như trên thế giới
1. Thương mại điện tử trong việc liên kết các cửa hàng
Đây là ứng dụng cho mạng lưới đặt mua hàng hoá, bắt đầu từ năm 2000 và được áp dụng
tại Nhật Bản. 7-Eleven kết hợp với 6 công ty khác đồng sở hữu một công ty có tên
7Dream.com vận hành mạng lưới trên. Chiến lược này dựa trên một hệ thống độc quyền,
riêng có theo phong cách Nhật Bản. Nó kết hợp mạng lưới các chuỗi cửa hàng với
điện thoại di động và Internet mà liên hệ trực tiếp với khách hàng, khác với phong cách
thương mại điện tử Mỹ áp dụng Internet chỉ để quảng cáo. 7-Eleven khi đó mong có thể
“chạm” tới được 10 triệu khách ghé qua và 7,7 triệu khách mua sắm tại cửa hàng.
Ứng dụng này cho phép đặt hàng hoặc dịch vụ qua điện thoại di động, máy tính hoặc
những ki-ốt đa phương tiện trong cửa hàng. Ngoài những hàng hoá như là thực phẩm,
đồ uống, những dịch vụ như phân phối nhạc số, sách, thông tin du lịch,... sẽ được cung
cấp. Những ki-ốt đa phương tiện là những công cụ đắc lực trợ giúp cho những việc này
và chúng sẽ được tích hợp với hệ thống phần mềm của Windows 2000. Bên cạnh đó, mỗi
cửa hàng đều có vệ tinh dạng đĩa. Việc sử dụng này rẻ hơn cáp ngầm và lại tránh được
rủi ro động đất, đồng thời mạnh hơn đường truyền điện thoại.
Lợi ích mà ứng dụng này đem lại cho 7-Eleven có bốn điểm chính:

- Theo sát những nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng
- Nâng cao việc kiểm soát chất lượng, giá và việc phát triển sản phẩm nhờ phần mềm và
các dữ liệu kinh doanh. Điều này cũng giúp cho việc tìm hiểu và phân tích thị hiếu của
khách hàng
- Dự đoán xu hướng khi mà vòng đời của sản phẩm ngày càng bị rút ngắn hay việc
bảo quản cũng không được kéo dài. Nổi bật trong việc dự đoán này là về thời tiết
- Nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng nhờ các đơn đặt hàng diễn ra nhanh. Việc
vận chuyển cũng sẽ thuận tiện hơn.
6


Ta thấy những lợi ích trên hướng nhiều đến khách hàng. Tuy nhiên, công ty cũng
quan tâm đến việc liên kết với những nhà sản xuất và người bán. 7-Eleven luôn tìm đến
những nhà cung ứng uy tín và phát triển mối quan hệ với họ.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích này, 7-Eleven Nhật Bản cũng phải đối mặt với một số
thách thức. Cụ thể là:
- Việc mở rộng quy mô ồ ạt có hiệu quả không?
- Mạng lưới họ vận hành liệu có thể tích hợp hơn nữa với Internet, khi mà họ vận hành
chủ yếu với hệ thống riêng biệt mà mình tạo ra?
- Sự phát triển hơn nữa của công nghệ và mạng Internet giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí.
Liệu hệ thống của họ có làm được điều đó?
Với những chính sách điều hành hợp lý, công ty luôn hướng đến những điều tốt nhất cho
chuỗi cửa hàng của mình. Họ sẽ dừng việc mở rộng khi nó không đem lại doanh thu tốt.
Những nhà quản lý của công ty cũng khẳng định rằng hệ thống của họ vẫn có thể
hoạt động tốt và sẽ có khả năng kết hợp nhiều hơn với Internet để trở nên linh hoạt cũng
như tận dụng những lợi thế từ đó. Ngoài ra, họ cũng sẽ cố mở rộng thị trường để bù vào
những khoản chi phí bên cạnh việc cắt giảm nhân sự.
Những thành công trong giai đoạn này của 7-Eleven Nhật Bản là rất đáng kể. Ngoài việc
là nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, công ty còn vượt qua khủng hoảng tài chính với mức
lợi nhuận và doanh thu cao khi tăng 15% và 4% trong năm 2001.

Qua đây, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
- Phải có những đột phá trong việc vận hành mà cụ thể là áp dụng những lợi thế
thương mại điện tử riêng để phát triển
- Sự vận hành của tổ chức cần có đội ngũ lãnh đạo và quản lý tốt để giải quyết những
khó khăn.

7


2. Thương mại điện tử để tối ưu hàng tồn kho
Ứng dụng này được áp dụng phổ biến ở Mỹ, nơi khai sinh của 7-Eleven. Dựa trên việc có
phân đoạn thị trường rộng và các cửa hàng có vị trí gần nhau, 7-Eleven cần phải rất
linh hoạt trong việc mua sắm và quản lý cửa hàng nhắm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách hàng. Trong khi đó, quy mô của mỗi kho hàng thường nhỏ cùng với chỉ có khá ít
quầy thanh toán nên việc kiểm soát hàng tồn kho cần được chú trọng khi mà số lượng
hàng hoá là vô cùng đa dạng và cần được giữ ở mức tối thiểu.
Để giải quyết vấn đề này, 7-Eleven áp dụng một công nghệ có tên RFID - nhận biết qua
tần số radio. Cụ thể là khi đóng gói mỗi sản phẩm, người ta gắn thêm một con chip
chứa đựng các thông tin về ngày sản xuất, nơi sản xuất, số lô và ngày bán hàng. Khi được
kích hoạt bằng sóng radio của máy RFID, con chip chuyển tải thông tin đến máy đọc và
những người quản lý cũng như nhân viên có thể so sánh được hàng trong kho với
doanh số và xem xét việc đáp ứng đơn hàng mới. Đây chính là một ứng dụng cải tiến cho
việc quản lý chuỗi cung ứng và phân phối.
Tuy nhiên, công nghệ này còn khá mới mẻ và đắt nên chưa được sử dụng rộng rãi.
Giám đốc công nghệ thông tin của 7-Eleven rất quan tâm đến vấn đề này. Ông cũng đã
xem xét đến chi phí và những lợi ích của RFID và thấy cần áp dụng và phát triển hơn nữa
công nghệ này mặc dù có thể phải đánh đổi bằng tăng giá bán sản phẩm.
Trong thời gian ngắn sắp tới, 7-Eleven đã ký hợp đồng hợp tác với các hãng sản xuất
phần cứng và phần mềm để phát triển RFID và mở rộng quy mô ở nhiều cửa hàng.
Công ty còn dự kiến tích hợp nó với thẻ thanh toán trả trước để kiểm soát tốt hơn hàng

xuất kho.
Bài học kinh nghiệm:
7-Eleven là một trong những công ty đi đầu ứng dụng các thiết bị để quản lý
hàng tồn kho tốt hơn, tăng hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận và nâng cao dịch vụ
khách hàng.

8


3. Dịch vụ thương mại điện tử 24/7
7-Eleven Malaysia áp dụng dịch vụ này trong năm 2016 nhằm hỗ trợ cho giao hàng
mua bán qua mạng (online). Đây được coi là một bước đi mới nhưng phù hợp với sự
nở rộ của hệ thống sinh thái bán lẻ online mà đang bắt đầu phổ biến ở Malaysia.
Một vài chuỗi cửa hàng hay chi nhánh đầu ra sẽ được lắp một bộ trọn gói thiết lập
ứng dụng này. Khách hàng khi mua sắm sẽ chọn một cửa hàng thuận tiện nhất với mình
và khi hàng đến sẽ nhận được một mã PIN thông báo. Khách hàng giờ đây sẽ không cần
phải trực tiếp đến những cửa hàng hay trung tâm mua sắm để mua đồ khi mà có thể
đặt mua online bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, một vấn đề là sự phát triển của các trung tâm mua sắm vẫn rất lớn, ảnh hưởng
đến các giao dịch online. Người dân Malaysia còn ưa chuộng mua sắm tại các trung tâm
và các trung tâm đó cũng được xây dựng khá nhiều. 7-Eleven khi mở cửa hàng trong đó
lại phải chịu việc chỉ có thể hoạt động 12h một ngày. Điều này không tối ưu cho
doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, người dân cũng chưa hoàn toàn tin tưởng vào
mua sắm qua mạng dù ngành này đang phát triển.
Công ty cũng đang xem xét những vấn đề này và tính mở rộng thêm các chuỗi cửa hàng
tích hợp với công nghệ mới trên. Đây là nhằm thích ứng với xu hướng mua bán qua mạng
đồng thời hướng đến sự thuận tiện hơn của các cửa hàng.
Doanh thu hoạt động của công ty 7-Eleven Malaysia đạt 109,7 triệu Ringgit (tăng 2,2%)
và lợi nhuận là 59.9 triệu Ringgit (theo Báo cáo Tài chính 2015).
Bài học kinh nghiệm:

7-Eleven Malaysia đã nắm bắt kịp với xu hướng mua bán qua mạng và triển khai một
hệ thống nhằm thích ứng với điều đó. Bên cạnh đó, công ty cũng tính đến việc nhiều
người dân vẫn ưa chuộng mua sắm thông thường để có những điều chỉnh hợp lý trong
dịch vụ.

9


Kết luận
7-Eleven đã ứng dụng thương mại điện tử rất tốt và hỗ trợ hiệu quả cho
hoạt động kinh doanh của mình:
- Sử dụng một hệ thống riêng biệt liên kết các cửa hàng đã giúp liên hệ
nhiều hơn và trực tiếp với khách hàng, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Áp dụng công nghệ tân tiến trong quản lý hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả
trong chuỗi cung ứng
- Thiết lập dịch vụ tận dụng sự phát triển của các thiết bị điện tử, tối ưu
việc hoạt động 24/7.
Những bài học và kinh nghiệm từ các ứng dụng thương mại điện tử trên
là rất bổ ích khi mà thương mại điện tử ở Việt Nam mới bắt đầu phổ biến và
còn những hạn chế nhất định. Cụ thể, nhiều ngành nghề có thể dùng
thương mại điện tử như một phương tiện đắc lực. Đặc biệt, bán lẻ chính là
ngành có thể khai thác công cụ này tốt nhất. Chúng ta có thể thấy Amazon
hay Alibaba cũng là những “gã khổng lồ” với hệ thống thương mại điện tử
phát triển bậc nhất trong lĩnh vực bán lẻ. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
đang phát triển khá mạnh mẽ nhưng chưa tận dụng hết lợi thế thương mại
điện tử. Họ cần học hỏi thêm từ người đi trước và nhất là từ những
doanh nghiệp đi đầu như 7-Eleven.

10



Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Thoan, 2014. Bài tập và hướng dẫn thực hành Thương mại điện tử.
Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
2. VNUNI.vn và Zing.vn, 2017. 7 Eleven, ‘gã khổng lồ’ sắp vào Việt Nam, là ai.
Tapchibanle.org [e-journal]. Đường link:
/>3. Eva, Y., 2015. 7-Eleven to ramp up e-commerce platform.
[e-journal]. Available at:
/>4. Hara, Y., 2000. 7-Eleven
[e-journal]. Available at:

pursues

e-commerce.

www.eetimes.com

/>5. Seven & i Holdings Co., Ltd, 2016. Consolidated Financial Results for the
Fiscal Year ended February 29, 2016. Tokyo
6. Statistic Brain, 2016. 7-Eleven Company Statistics.
[Analising web]. Available at:
/>7. The Star Online, 2016. 7-Eleven offers 24x7 e-commerce service.
[e-journal]. Available at:
/>8. 7-Eleven Incorporate, 2017. Business and About us.
eleven.com/corp/home [Corporate information]. Available at:

http://corp.7-

and
/>9. 2001. Over the counter e-commerce.

Available at:
/>11



×