Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

FPT và KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI hệ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN lực DOANH NGHIỆP (ERP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.81 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
******

TIỂU LUẬN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề tài

FPT VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)

Sinh viên: Phạm Thị Minh Huyền
Lớp: TMA306(2-1617).3_LT
MSSV: 1412230054

Năm học: 2016 - 2017


I.

TỔNG QUAN VỀ ERP VÀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ FPT
1. ERP và ứng dụng ERP trong doanh nghiệp

ERP (EntERPrise Resource Planning) tạm dịch là hệ thống hoạch định tài nguyên
doanh nghiệp, là phần mềm máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân
viên của doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản
lý toàn diện của doanh nghiệp. Nói cách khác, ERP là Phần Mềm phục vụ tin học hóa
tổng thể doanh nghiệp. Đây chỉ là một cách nhìn “dễ hiểu” về khái niệm ERP.
Trên thực tế, khái niệm ERP theo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định
nguồn lực, các nguồn lực bao gồm nhân lực (con người), vật lực (tài sản, thiết bị...) và
tài lực (tài chính). Khối lượng công việc trong hoạch định và sử dụng các nguồn lực


của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên ERP
là hệ thống Phần Mềm rất lớn. Rất nhiều các giải pháp ERP chỉ thực hiện các chức
năng theo đúng phạm vi này. Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm ERP đã được mở rộng
rất nhiều trong nhiều giải pháp ERP ngoại và nội. Ví dụ module CRM (quản lý mối
quan hệ khách hàng) cũng được tích hợp trong rất nhiều giải pháp ERP quốc tế mặc dù
CRM là khái niệm khác so với ERP. Xét về các quy trình hoạt động của doanh nghiệp
thì CRM quản lý khâu đầu tiên trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính
của doanh nghiệp. Đó là công việc xây dựng hệ thống khách hàng để tạo ra kết quả các hợp đồng bán hàng và đây là điểm xuất phát của tất cả các hoạt động tiếp theo của
doanh nghiệp (mua hàng, sản xuất...) nên nếu module này được tích hợp trong phạm vi
hệ thống ERP thì cũng là điều dễ hiểu. Thực tế thì nhu cầu quản lý của các doanh
nghiệp “vô cùng phong phú” và không chỉ giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn
lực. Ví dụ: Các công ty cổ phần có nhu cầu rất lớn về module Phần Mềm “Quản lý cổ
phần và cổ đông” và module này có mối quan hệ chặt chẽ với module kế toán nhưng
không nằm trong khái niệm ERP. Nếu chúng ta hiểu ERP trên khía cạnh Phần Mềm
quản lý “tổng thể” doanh nghiệp thì module này cũng nên được tích hợp vào thành
phần của hệ thống ERP.
ERP giúp bạn quản trị tài chính nhân sự tiền lương và dịch vụ. Hỗ trợ mua bán hàng
biết được tình trạng tồn kho, sản xuất chăm sóc khách hàng tiếp thị sản phẩm. Bạn có


thể phân tích đánh giá thông kê đưa ra dự báo. Tài nguyên từ đó mà hình thành. Hoạch
định là xây dựng các quy trình giải quyết công việc giữa các phòng ban trong công ty
một cách tự động.
Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với cách áp dụng nhiều Phần
Mềm quản lý rời rạc khác (như Phần Mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bảo
hành...) là tính tích hợp. ERP chỉ là một Phần Mềm duy nhất và các module của nó
thực hiện các chức năng tương tự như các Phần Mềm quản lý rời rạc, nhưng các
module này còn làm được nhiều hơn thế trong môi trường tích hợp. Tính tích hợp của
hệ thống ERP được gọi là tính “tổng thể hữu cơ” do các module có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta. Vì sự khác biệt cơ bản này mà

cách tiếp cận xây dựng hệ thống ERP của các công ty Phần Mềm và cách hiểu về Phần
Mềm ERP của chúng ta cũng khác đi so với cách hiểu về Phần Mềm thông thường.
ERP là Phần Mềm mô phỏng và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp theo quy
trình.
Cách tổ chức nhân sự theo phòng, ban của tất cả các doanh nghiệp hiện nay là cách
tổ chức nhân sự theo từng nhóm mà doanh nghiệp cho là tốt nhất để có thể dễ dàng tác
nghiệp và quản lý, phục vụ mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đối với các phần mềm của phòng ban khác, việc chuyển thông tin từ
phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công (chuyển văn
bản, copy file...) với năng suất thấp và không có tính kiểm soát. Các module của ERP
cũng phục vụ cho các phòng, ban nhưng hơn thế, nó giải quyết mối quan hệ giữa các
phòng, ban khi mô phỏng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên theo quy trình. Thông tin
được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm soát chặt chẽ.
Các báo cáo trên Phần Mềm ERP có thể lấy thông tin từ nhiều bước trong quy trình và
thậm chí từ nhiều quy trình khác nhau. Cách làm này tạo ra năng suất lao động và hiệu
quả quản lý thông tin rất cao cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng hướng tới những giải pháp ERP hỗ trợ tốt
nhất cho ngành nghề của họ. Giá trị lớn nhất mà giải pháp ERP mang đến cho doanh
nghiệp là quy trình, kinh nghiệm quản trị và các best-practice trong nghiệp vụ. Ngoài
khả năng về công nghệ như năng lực vận hành, tính bảo mật, và khả năng tương tác,
như đối với hệ thống thông tin nói chung, khả năng về nghiệp vụ là yếu tố bắt buộc


phải xem xét khi một doanh nghiệp muốn ứng dụng ERP. Không có một mô hình ERP
chung cho mọi doanh nghiệp, mỗi hệ thống ERP cần được xây dựng dựa trên yếu tố
ngành nghề, các điều kiện thuận lợi và khó khăn đặc thù, cơ cấu tổ chức, quy mô và kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đôi nét về tập đoàn FPT
FPT hay Công ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ),
là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các

dịch vụ liên quan công nghệ thông tin. Thành lập ngày 13/09/1988, với lĩnh vực kinh
doanh cốt lõi là CNTT và Viễn thông, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63/63 tỉnh thành tại
Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với sự hiện diện
tại 21 quốc gia. Với doanh thu đạt tới 1,8 tỉ USD trong năm 2016, FPT luôn được cho
là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam.
Trong suốt quá trình hoạt động, FPT luôn nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại
sự hài lòng cho khách hàng thông qua những dịch vụ, sản phẩm và giải pháp công
nghệ tối ưu nhất. Đồng thời, FPT không ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu
hướng công nghệ mới góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trên bản đồ công
nghệ thế giới.
Các công ty thành viên:
-

Công ty TNHH Hệ Thống Thông Tin FPT

-

Công ty TNHH Phần Mềm FPT

-

Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT

-

Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Trực Tuyến FPT

-

Công ty TNHH Thương Mại FPT


-

Công ty Cổ Phần Bán Lẻ Kỹ Thuật Số FPT

-

Công ty TNHH Giáo Dục FPT

Các lĩnh vực hoạt động chính:
-

Công nghệ thông tin:

CNTT luôn được xem là công cụ chiến lược giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng
cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong hoạt động. Với 28 năm


kinh nghiệm tại Việt Nam và trên toàn cầu, cùng đội ngũ 10.600 kỹ sư, chuyên gia
công nghệ, FPT luôn cùng các tổ chức, doanh nghiệp để nghiên cứu phát triển và cung
cấp các giải pháp, dịch vụ tối ưu nhất.
-

Viễn thông:

FPT trở thành một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam.
Cho đến nay, FPT đang sở hữu: Hạ tầng internet phủ rộng tới 59/63 tỉnh thành; Tuyến
đường trục Bắc – Nam với chiều dài hơn 4.000 km đi qua 30 tỉnh, thành; tuyến đường
trục Tây Nguyên; tuyến đường trục kết nối quốc tế với Lào; Thành viên của Tuyến cáp
quang Liên lục địa Á Mỹ AAG (Asia – American Gateway), APG; Dung lượng băng

thông quốc tế 280 Gbps với nhiều hướng kết nối đi quốc tế Trung Quốc, Hong Kong,
Nhật Bản, Singapore, Mỹ.
-

Phân phối và bán lẻ sản phẩm công nghệ:

Hiện nay FPT là nhà phân phối và bán lẻ các sản phẩm/thiết bị công nghệ hàng đầu
Việt Nam với hơn 30 đối tác là các thương hiệu công nghệ nổi tiếng thế giới như Asus,
Acer, Apple, Dell, HP, IBM, Lenovo, Cisco, Microsoft, Oracle, ...
Sở hữu thương hiệu riêng mang tên FPT về sản phẩm điện thoại, máy tính, máy tính
bảng; 1500 đại lý phân phối tại 63/63 tỉnh thành; hơn 200 cửa hàng bán lẻ tại 63/63
tỉnh thành, chuỗi bán lẻ với đầy đủ mô hình cửa hàng của Apple bao gồm: Cấp 1 là
APR (Apple Premium Reseller), cấp 2 AAR (Apple Authorised Reseller) và CES
(Consumer Electronic Stores); trở thành nhà phân phối chính thức các sản phẩm của
Apple tại Việt Nam.
-

Giáo dục:

Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT nói riêng và
chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, FPT đã tiên phong trong đổi mới giáo
dục bằng việc: Triển khai những chương trình đào tạo hiện đại theo chuẩn quốc tế;
Đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn và
nghiên cứu - triển khai; Chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; Tăng cường đào tạo quy trình tổ
chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác.


II.

ỨNG DỤNG ERP TẠI TẬP ĐOÀN FPT


1. Hệ thống ERP đầu tiên (2000-2005): Microsoft Dynamics SL
(Solomon)
Là một công ty cổ phần, quản lý theo mô hình tập đoàn, bao gồm nhiều công ty
thành viên và chi nhánh, vấn đề quản trị doanh nghiệp (DN) trở thành yêu cầu hàng
đầu của công ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Kinh nghiệm và những bước triển khai
ERP tại FPT là những điều bổ ích đối với mỗi DN đang và sẽ áp dụng CNTT vào quản
trị.
Năm 2000, sau khi đạt chứng chỉ ISO, FPT chính thức đặt mục tiêu xây dựng hệ
thống phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP – EntERPrise Resource Planning). Hệ
thống phần mềm ERP được FPT chọn ban đầu là giải pháp SOLOMON.
SOLOMON là chương trình Quản lý tài chính do FPT mua từ WaterHouse Cooper
(Mỹ) để thay thế cho chương trình thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý tài chính
-Hiện đại hóa quản lý tài chính của công ty” Trong quá trình phát triển, hệ thống
quản lý tài chính của Công ty ngày càng phát triển và việc quản lý bằng chương trình
Balance của FPT không đáp ứng hết những yêu cầu phát sinh. Sau hàng loạt những
nghiên cứu, phân tích, đánh giá các đối tác, cuối cùng
Giải thích vì sao FPT không tự viết giải pháp mà lại lựa chọn phần mềm (PM) nước
ngoài, ông Bùi Quang Ngọc, phó tổng giám đốc FPT đã khẳng định đây là điều hoàn
toàn hợp lý vì ‘ Giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP hiểu chính xác không
chỉ là một hệ thống công nghệ mà chủ yếu là hệ thống tác nghiệp và quản trị DN. Do
vậy, các công ty phần mềm VN (kể cả của FPT) chưa thực đủ kinh nghiệm và tri thức
để đưa vào hệ thống phần mềm các giá trị của tác nghiệp và quản trị. Ngoài ra, công
nghệ hiện nay phát triển rất nhanh, các chức năng mới được thêm vào hết sức đa dạng
nên phần mềm VN không đủ sức để đáp ứng sự thay đổi cũng như nâng cấp’. Ông
Ngọc cho biết, trong thời gian tới FPT sẽ lựa chọn một giải pháp quản trị doanh nghiệp
ERP ở mức cao hơn và cũng là một giải pháp của nước ngoài.
FPT đã chọn phần mềm SOLOMON để thay thế với sự hỗ trợ đầy đủ sau bán hàng
của đối tác. SOLOMON là hệ thống đồ sộ với dữ liệu tập trung nhưng xử lý phân tán,



phù hợp với những công ty lớn, gồm nhiều bộ phận ở khắp nơi như FPT. Ở Việt Nam
cũng đã có một vài cơ quan mua SOLOMON như Bệnh viện Quốc tế, Tổng công ty
Xăng dầu,... nhưng FPT là khách hàng lớn nhất, mua nhiều chức năng của SOLOMON
nhất. Với SOLOMON, các cán bộ quản lý tài chính sẽ có thể quản lý cụ thể từng hợp
đồng và nắm được lãi lỗ của nó ngay lập tức. Đối tượng sử dụng SOLOMON là những
cán bộ quản lý tài chính; cán bộ bán hàng, mua hàng; cán bộ công nợ, quản lý khách
hàng của toàn Công ty.
Tuy nhiên, sau 5 năm sử dụng, hệ thống Solomon đã không còn đủ khả năng đáp
ứng nhu cầu phát triển của công ty, chính vì thế FPT đã quyết định sử dụng hệ thống
ERP mới.
3. Hệ thống mới ERP Oracle Business Suite
Trên thị trường ERP, Oracle E-Business Suite được biết đến như là một trong những
giải pháp ERP hàng đầu trên thế giới. Đây là một bộ gồm các ứng dụng quản trị doanh
nghiệp cho phép quản lí hiệu quả và tự động hóa tất cả các mảng nghiệp vụ: kế toán tài
chính, thương mại dịch vụ, sản xuất, cung ứng, vật tư hàng hóa… Để có được thành
công như ngày nay, Oracle E-Business Suite đã có một lịch sử hình thành và phát triển
lâu dài. Phiên bản đầu tiên – Release 1 được đưa ra thị trường vào tháng 10/1987 với 1
phân hệ duy nhất là Sổ cái tổng hợp (General Ledger). Từ đó đến nay, Oracle tiếp tục
nâng cấp, hoàn thiện Release 11i và hướng tới sẽ đưa ra Release 12 trong vài năm tới
với những thay đổi đáng kể.
Oracle E-Business Suite (EBS) là một hệ thống ứng dụng với cơ sơ sở dữ liệu tập
trung, được tích hợp trên 30 phân hệ quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp: tài
chính kế toán, sản xuất, bán hàng, mua hàng, vật tư, dự án, nhân sự, dịch vụ...
Triển khai Oracle EBS, doanh nghiệp sẽ nhận được cùng một lúc nhiều ích lợi: Quy
trình nghiệp vụ đã được chuẩn hoá, hướng tới chuẩn mực quốc tế cho quá trình hội
nhập; Ứng dụng tiên tiến đã được triển khai thành công cho hơn 25,000 doanh nghiệp
tại Mỹ và 17 quốc gia khác,... Với hệ thống ứng dụng thống nhất, đa năng, quán xuyến
mọi lĩnh vực hoạt động từ lập kế hoạch, kiểm soát, thống kê, phân tích,...

ERP giúp nhà quản lý chủ động hoạch định nguồn lực, đảm bảo cho doanh nghiệp
phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường mở cạnh tranh.


Những đặc điểm chính của giải pháp Oracle
- Oracle E-Business Suite có đầy đủ các phân hệ như Kế toán tài chính, Nhân sự
tiền lương, Quản lí kho, Mua sắm, Bán hàng, Quản lí dự án, Quản lí sản xuất…
- Các phân hệ được xây dựng theo thiết kế tổng thể với mô hình dữ liệu thống
nhất và trên một CSDL duy nhất. Dữ liệu được quản lí tập trung, đầy đủ, chia sẻ,
thống nhất và xuyên suốt toàn bộ doanh nghiệp.
- Vận hành theo quy trình nghiệp vụ, hoàn toàn tích hợp giữa các phân hệ, chia sẻ
việc nhập liệu cho các cán bộ nghiệp vụ ngay khi nghiệp vụ ban đầu phát sinh, tăng
cường kiểm soát luồng dữ liệu.
- Kiến trúc 3 lớp (máy trạm, ứng dụng và CSDL), môi trường và kiến trúc tính
toán Internet. CSDL và nền công nghệ hàng đầu thế giới của Oracle, hầu như không
giới hạn về khối lượng lưu trữ và xử lí dữ liệu.
- An ninh và an toàn dữ liệu rất cao, phân quyền phù hợp với vai trò, vị trí và
nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đơn vị.
Triển khai Oracle E-Business Suite tại FPT
Trước khi chuyển sang Oracle, hệ thống Solomon còn có thể đáp ứng cho FPT vài
năm nữa, tuy nhiên nhận thấy hệ thống Solomon chưa tương xứng với tiềm lực của
FPT nên họ đã quyết định thay thế bằng Oracle. Việc chuyển đổi có vẻ suôn sẻ, FPT đã
sống trong không khí thành tích mang tính cách mạng, cuộc cách mạng về công nghệ
thông tin.
Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản. Với hệ thống ERP mới, các giao dịch trở
nên cực kì phức tạp. Tốc độ quá chậm, các hoạt động nghiệp vụ kế toán diễn ra rất lờ
đờ. Bộ phậ kế toán đã tăng người nhưng vẫn không kịp. Nguyên nhân chính là do lỗi
hệ thống, trong khi đội triển khai lại thiếu cán bộ tư vấn triển khai có kinh nghiệm và
nắm vững giải pháp của Oracle. Thực tế phần lớn nhân sự của đội triển khai đều mới
ra trường.

Nguyên nhân này được quy cho việc FES đã thực hiện dự án cho khách hàng HPT
và lấy đó làm kinh nghiệm để làm cho FPT; nhưng HPT có quy mô nhỏ hơn FPT rất
nhiều. Trên cuộc họp giao ban, họ chỉ ra tốc độ chậm và tính không ổn định của hệ
thống, sự không ăn khớp của các báo cáo và tính xác thực của những con số. Và việc


không chạy thử nghiệm bị quy cho thiếu thời gian. Sau đó dự án được chuyển sang
chuyên viên của Oracle để khắc phục sự cố.
Khắc phục vấn đề :
Khi chỉ còn hơn một tháng nữa FPT sẽ kết thúc một năm tài khóa và chưa bao giờ
vấn đề về phần mềm Oracle được đặt ra gấp gáp, khốc liệt như vậy. Tối hậu thư của
TGĐ FPT BìnhTG tại Hội nghị Chiến lược (HNCL) khá rõ ràng: “Một tháng phải giải
quyết xong vấn đề Oracle”. Biểu hiện sự cố của Oracle được nhóm tổng hợp và nêu rõ:
chậm,
chập chờn lúc sống, lúc chết. Nguyên nhân sơ bộ của bệnh “chậm‟ được ghi nhận
chủ yếu do hệ thống Oracle của FPT là dữ liệu tập trung tại Hà Nội trong khi có rất
nhiều người sử dụng trên toàn quốc, mỗi ngày có khoảng 200 người đồng thời nối vào.
Mặc khác, khi triển khai hệ thống này, FPT đã chỉnh sửa lại nhiều lần, đặc biệt là hệ
thống báo cáo so với hệ thống chuẩn của Oracle. Điều này dẫn đến trong quá trình
thao tác liên quan đến tìm dữ liệu, lên báo cáo có nhiều cái bất hợp lý, gây ra chậm
trong quá trình xử lý hoá đơn chứng từ và báo cáo”
Đối với sự cố “chập chờn” là do “nhiều báo cáo của FPT rất dài, thậm chí có báo
cáo dài đến 80 trang với những yêu cầu khác nhau”. Điều này cũng là một phần gây ra
“cái chết” cho hệ thống.
Oracle trên thế giới có hệ thống báo cáo chuẩn riêng nhưng FPT chưa bao giờ sử
dụng hệ thống báo cáo chuẩn này. Thực tế, FPT phát triển những báo cáo theo đòi
hỏi riêng của mình và rất có thể đây là lý do tại sao phần mềm Oracle chạy tốt ở nhiều
quốc gia nhưng lại gặp trục trặc tại FPT. Nhóm khắc phục sự cố đưa ra phương án yêu
cầu so sánh biểu mẫu báo cáo của FPT với báo cáo chuẩn của hệ thống Oracle.
Trong trường hợp báo cáo của FPT có vấn đề, sẽ chuyển sang sử dụng báo cáo của

Oracle.
Một nguyên nhân khác cũng không loại trừ là có thể một phần cứng nào đó của hệ
thống bị hỏng. Lộ trình xử lý trục trặc của Oracle cũng đã được nhóm giải cứu
phác thảo theo một lộ trình khá rõ ràng. Từ ngày 12/11, FPT thuê hai nhóm chuyên
gia rà soát toàn bộ hệ thống để tìm ra đúng bệnh của Oracle.


Nhóm 1, bao gồm các chuyên gia Oracle, sẽ ngồi từ xa đăng nhập (off-side), đánh
giá các tham số, kiểm tra cấu hình, máy chủ, dữ liệu và “review” lại các báo cáo của
FPT.
Nhóm 2, bao gồm các chuyên gia Việt Nam đã từng cứu các dự án Oracle cho
Vinamilk và Viettel, sẽ sang tận nơi để chẩn bệnh cho hệ thống Oracle của FPT.
Hai nhóm này sẽ làm việc độc lập trong 10 ngày để xem xét lại tổng thể cả hệ
thống.
- Đối với nội bộ FPT, nhóm khắc phục sự cố sẽ có những yêu cầu nhất định đối với
người sử dụng: Những gì kh ng ưu tiên sẽ phải giảm bớt, những cái gì không hợp lý,
không cần thiết sẽ được loại bỏ để tập trung vào những yêu cầu chính.
- Mặt khác, nhóm sẽ tổ chức hướng dẫn lại thao tác chuẩn khi sử dụng Oracle cho
những nhân viên thường xuyên sử dụng chương trình này. “Thậm chí, có thể dùng
các biện pháp nghiệp vụ phần mềm để buộc người sử dụng phải tuân thủ một số hạn
chế nhất định trong giai đoạn này, ví dụ như hệ thống waiting chỗ khi chạy báo
cáo…”.
Thực tế, các quản trị viên đang rất lo ngại trước tình hình hiện tại của hệ thống
Oracle khi chỉ còn hơn một tháng là hết năm 2007, thời điểm đỉnh cao đòi hỏi báo cáo,
hoá đơn, chứng từ. Một phương án “back up” đã được tính đến. Theo kế hoạch, nếu
đến 31/12, hệ thống Oracle vẫn chập chờn, FPT sẽ có hai phương án:
(1) cài nhiều bản Oracle cho từng công ty thành viên, theo dạng phân tán
hoá, không tập trung hóa nữa;
(2) Quay về với hệ thống Solomon cũ. Tất cả các tình huống đều đã được đội dự án
đặt ra, đảm bảo trong mọi trường hợp, hệ thống phần mềm của FPT có thể hoạt động

sau từ 24-48h.
Kết quả :
Đúng một tháng sau, họ đã tạm thời khắc phục được các sự cố của Oracle. “Hệ
thống Oracle đã chạy khá ổn định và phục vụ tốt công việc hàng ngày, kể cả thời gian
đóng sổ tháng 11, tốc độ cải thiện hơn tháng trước rất nhiều.Tuy vậy trong thời gian
đóng sổ, hệ thống có chậm hơn ngày thường nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng tới
các giao dịch hàng ngày.


Hai nhóm chuyên gia, một nhóm chuyên gia Việt Nam và một nhóm chuyên gia
Oracle của công ty OSSI (Ấn Độ) đã bắt bệnh hệ thống Oracle của FPT và kết luận sơ
bộ:
(1) Hệ thống báo cáo của FPT đa số dùng báo cáo customize, nhiều báo cáo quá lớn
về mặt dữ liệu nên cần phải xem xét lại;
(2) Hệ thống dữ liệu (database) của FPT đang dùng là bản Oracle 9.2.0.6 nên không
đảm bảo và cần phải nâng cấp lên 9.2.0.8 hoặc 10G
(3) FPT thiết lập hệ thống máy chủ dự phòng chưa tốt.
Để giảm tải cho hệ thống Oracle, tập đoàn đã tách xong toàn bộ các báo cáo doanh
số, công nợ và một phần báo cáo hàng tồn sang hệ thống MIS. “Hiện có trung
bình 1,700 - 1,800 lượt khai thác hệ thống MIS mỗi ngày. Tuy các báo cáo chuyển
sang này đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng nhưng nó chưa thực sự ổn định về
giải pháp công nghệ. Mặt khác, Tập đoàn sẽ giám sát chặt việc sử dụng báo cáo của
các đơn vị, như yêu cầu chỉ khai thác đúng nhu cầu để tiết kiệm tài nguyên hệ thống.
Tiến hành cập nhật một số bản vá lỗi của Oracle, thay đổi một vài thông số hệ
thống. Kết quả ban đầu ghi nhận được rất khả quan.
Sau khi hệ thống Oracle đã qua giai đoạn khắc phục khẩn cấp và
chuyển sang giai đoạn hoàn thiện và nâng cao hiệu suất sử dụng. Nhóm khắc
phục sự cố sẽ tách hệ thống tác nghiệp „online‟ hàng ngày ra khỏi hệ
thống báo cáo, nhất là những báo cáo nặng, báo cáo đối soát số liệu. Sau
khi kết thúc một năm tài chính sẽ chuyển dữ liệu sang „database offline‟, đảm

bảo phục vụ công tác kiểm toán và không gây ảnh hưởng đến giao dịch tiếp
tục của năm sau.

III.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Hiệu quả
Tại FPT, giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP đã giúp cải thiện rất nhiều
quá trình kiểm soát tài chính về hàng tồn (linh kiện lắp ráp), công nợ qua các chỉ tiêu,
đồng thời cung cấp nhanh chóng và chính xác các đơn hàng và số liệu hạch toán. Quan


trọng nhất là giải pháp ERP hỗ trợ rất nhiều cho việc lập kế hoạch kinh doanh và ra
quyết định.
Một ví dụ cụ thể: sau khi áp dụng phân hệ QL sản xuất cho hệ thống sản xuất lắp
ráp máy tính, tỷ lệ giao hàng đúng hạn trong 6 tháng đầu năm 2004 là 94,9% (tăng
18,5% so với năm 2003); số ngày trung bình tồn linh kiện lắp ráp là 43% (giảm 25%
so với năm 2003).
Việc áp dụng giải pháp ERP trên thực tế đã có tác động sâu rộng tới bộ máy điều
hành và từng đơn vị tác nghiệp của FPT. Giải pháp ERP đã làm thay đổi cách thức tác
nghiệp, QL, tạo nên thói quen dùng số liệu để điều hành và ra quyết định ở tất cả các
cấp trong công ty. Điểm cuối cùng liên quan đến thành công của giải pháp phần mềm
quản trị doanh nghiệp ERP, theo FPT,chính là vấn đề chọn đối tác. DN luôn trong
trạng thái phát triển và để ERP có thể đồng hành mãi với DN thì giải pháp đã lựa chọn
cần nhận được cam kết hỗ trợ lâu dài và luôn luôn cập nhật mới theo chuẩn thế giới
của nhà cung cấp.

2. Kinh nghiệm triển khai
Giải pháp phần mềm ERP được FPT triển khai trước tiên tới bộ phận kinh doanh.

Những năm tiếp theo được áp dụng cho hệ thống sản xuất và lắp ráp máy tính FPTElead, các bộ phận quản lý như: quản trị nhân sự và tiền lương, quản lý cổ đông, quản
lý hệ thống chất lượng, quản lý sản xuất dự án PM, quản lý bảo hành, quản lý đơn đặt
hàng và giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Cuối cùng FPT tự xây dựng một hệ thống báo
cáo với hơn 400 báo cáo mẫu phục vụ công tác quản lý và hỗ trợ ra quyết định, triển
khai cho cả tập đoàn gồm tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Áp dụng giải pháp ERP rất giống áp dụng ISO trước đó, nhưng tầm ảnh hưởng của
giải pháp ERP lớn hơn nhiều. Hệ thống tác nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào máy tính,
vào hệ thống thông tin và không thể làm tắt, làm sai. Ngoài ra, hệ thống phần mềm
ERP tự ghi nhận, tự đưa ra báo cáo, tự kiểm soát… để hỗ trợ việc QL mà không cần
phải có một bộ phận chuyên trách theo dõi và quản lý như đối với ISO.
Tuy nhiên, thành công của giải pháp ERP hầu như không can hệ gì đến việc doanh
nghiệp đó mạnh hay không mạnh về ứng dụng CNTT. ‘Một doanh nghiệp ứng dụng


CNTT ở trình độ thấp vẫn có thể áp dụng thành công giải pháp phần mềm ERP’, ông
Ngọc khẳng định. Vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp đó có mạnh về phương thức quản lý
và cam kết của lãnh đạo hay không. Còn khi triển khai, tự yếu tố CNTT sẽ đi kèm theo
giải pháp. Khi đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn một đội ngũ phù hợp, hay thậm chí
thuê mướn bên ngoài, để vận hành hay hỗ trợ hệ thống CNTT.

IV.

KẾT LUẬN

Với bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thế giới dường như “phẳng” dần.
Thông tin đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh và càng quan
trọng hơn trong công tác quản lý. Bất cứ doanh nghiệp nào có một quy mô đủ lớn,
mong muốn quản lý tốt với các thông tin chính xác, tức thời, với quy trình tác
nghiệp tiên tiến đều nên triển khai ERP. ERP là một giải pháp tích hợp các ứng
dụng CNTT nhằm giúp cho doanh nghiệp quản lý các nguồn lực của mình một

cách hiệu quả, cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời cho việc quản lý
điều hành doanh nghiệp. ERP cung cấp các giải pháp từ quản lý tài chính- kế toán,
quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý nhân sự đến việc quản lý sản xuất, kinh doanh
của toàn bộ doanh nghiệp. Ứng dụng giải pháp ERP có ý nghĩa to lớn đối với
doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, đối với nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy muốn
triển khai ERP, doanh nghiệp cầncó đủ cán bộ có năng lực, dám chấp nhận và biết
cách thay đổi. Quan trọng nhất là sự cam kết của lãnh đạo và năng lực quản lý
được các thay đổi mà ERP yêu cầu.



×