Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mô hình thương mại điện tử tại doanh nghiệp bán lẻ familymart

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.22 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-----

-----

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “Mô hình thương mại điện tử tại doanh nghiệp bán
lẻ FamilyMart”

Họ và tên:

Nguyễn Mạnh Cầm

MSSV:

1412210034

Lớp:

TMA306(2-1617).3_LT

GV hướng dẫn:

Th.S Nguyễn Thị Hồng Vân

Hà Nội 03/2017


MỤC LỤC
A.


B.

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2
NỘI DUNG ............................................................................................................................ 3

I.

GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN FAMILYMART ......................................................................

3

1.1.

Giới thiệu chung ............................................................................................................. 3

1.2.

Ngành nghề kinh doanh ................................................................................................. 3

1.3.

Nhân sự............................................................................................................................ 4

1.4.

Hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp .............................................................. 4

1.5.

Doanh thu ........................................................................................................................ 5


II. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA FAMILYMART .................
2.1.

6

Thực trạng mô hình thương mại điện tử của FamilyMart......................................... 6

2.1.1. Phương thức hoạt động .......................................................................................... 6
2.1.2. Một số công cụ mà FamilyMart đã sử dụng .........................................................
2.2.

7

Đánh giá và nhận xét hoạt động của mô hình ............................................................. 8

2.2.1. Đánh giá hoạt động ................................................................................................. 8
2.2.2. Nhận xét về việc áp dựng thương mại điện tử của FamilyMart .........................

9

2.2.3. Hạn chế của mô hình ............................................................................................ 11
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM............................................................................................. 11
3.1.

Bài học kinh nghiệm .................................................................................................... 11

3.2.

Giải pháp, đề xuất từ hạn chế ..................................................................................... 13


C.

KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 15

D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 15

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng được xã
hội chú ý đến nhiều hơn. Thương mại điện tử trở thành một phần không thể thiếu đối với
nền kinh tế góp phần đưa nền kinh tế ngày càng phát triển. Sau nhiều năm phát triển,
thương mại điện tử nước ta hiện nay đã có những thành tựu nhất định tuy nhiên chúng ta
không thể không thừa nhận rằng thương mại điện tử nước ta còn đang đi sau rất nhiều
nước phát triển trên thế giới. Chính vì lý do đó mà việc học hỏi các kinh nghiệm của các
nước đã phát triển là điều không thể thiếu đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Nó sẽ
giúp cho chúng ta bớt đi thời gian để tiếp cận ngày càng gần với các nước bạn. Nhật Bản,
nền kinh tế lớn thứ 2 châu Á, là một trong những nước có nền thương mại điện tử lớn
hàng đầu thế giới chính là ví dụ điển hình để chúng ta học tập. Với đề tài “Mô hình
thương mại điện tử tại doanh nghiệp bán lẻ FamilyMart” bạn thấy một phần nhỏ việc
ứng dụng thương mại điện tử tại công ty bán lẻ lớn thứ 3 Nhật Bản này như thế nào, kinh
nghiệm và bài học mà chúng ta có thể có được là gì.
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tập đoàn FamilyMart
Phần 2: Thực trạng mô hình thương mại điện tử tại FamilyMart
Phần 3: Bài học kinh nghiệm


2


B. NỘI DUNG
I.GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN FAMILYMART
1.1. Giới thiệu chung
FamilyMart ( フ フ フ フ フ フ フ フ Famirīmāto) là một chuỗi cửa hàng tạp hóa nhượng
quyền kinh doanh của Nhật Bản lần đầu tiên ra mắt tại Nhật Bản ngày 1 tháng 9 năm
1981. FamilyMart là chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn thứ 3 tại Nhật, sau 7-Eleven và Lawson.
FamilyMart do công ty TNHH FamilyMart sở hữu và quản lý. Cổ đông chính của nó là
tập đoàn Itochu, nắm giữ 37,66% vốn. Trụ sở công ty đặt tại tầng 17 tòa nhà Sunshine 60
ở Ikebukuro, Toshima, Tokyo. Tính đến ngày 29/2/2016, tổng tài sản của tập đoàn là
730.296 triệu Yên. Nổi tiếng trong lĩnh vực bán lẻ khá lâu, FamilyMart tận dụng được ưu
thế của mình và cố gắng cải tiến để bắt kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ một cách
nhanh chóng.
Cũng giống như các của hàng Conbini khác, tại cửa hàng có tất cả hàng hóa thiết
yếu, như các loại tạp hóa cơ bản, tạp chí, manga, nước ngọt có ga, rượu (VD: sake),
2

nikuman, gà rán, onigiri và bentō. Mỗi cửa hàng rộng khoảng 120m với 28000 mặt
hàng. Các cửa hàng mở cửa 24/7. Công ty không ngừng điều tra thị trường để có thể đáp
ứng được những yêu cầu nhỏ nhất.
Với phương châm hoạt động: Phục vụ khách hàng hết sức mình – Luôn lắng nghe
ý kiến của khách hàng – Luôn hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và dịch vụ”
FamilyMart hy vọng ngày càng được chào đón và trở thành cái tên thân thiết với mọi
người.
1.2. Ngành nghề kinh doanh
FamilyMart theo đuổi chiến lược trở xây dựng một chuỗi các cửa hàng tiện lợi
kinh doanh của hệ thống nhượng quyền thương mại, phục vụ 24/7, tất cả các ngày trong

năm. Cung cấp một loạt các sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như nhu cầu thiết yếu hàng
ngày, hàng tiện lợi, thực phẩm, đồ uống, văn phòng phẩm, vật tư làm sạch cũng như mỹ
phẩm. … FamilyMart nhằm mục đích để cung cấp nhiều tiện ích, cho phép người tiêu
dùng để trả các hóa đơn của họ, cung cấp qua đêm / gói nhanh, internet / truyền hình,
3


marketing… Họ cũng cung cấp hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo sản phẩm của họ là an
toàn và an toàn, và cung cấp dịch vụ không có sẵn tại các chuỗi khác. Liên tục, họ đã
tung ra một loạt các sản phẩm mới, mở rộng dòng sản phẩm của mình, chủ yếu thông qua
các thương hiệu tư nhân, và tăng cường các mặt hàng truy cập. Ngoài ra, tập đoàn cũng
như tăng số lượng cửa hàng mới, phục vụ khách hàng có thể ăn trong khu vực, họ đã làm
việc để mang lại cho khách hàng nhiều hơn.
FamilyMart tung ra các ý tưởng cửa hàng mới tại các khu vực văn phòng, khu vực
dân cư, tàu điện ngầm, bệnh viện, đại học cũng như liên doanh với các thương hiệu khác
như McDonald’s và Subway.
Trong dài hạn họ mong muốn mở rộng hệ thống cửa hàng tới các thị trường khác
thông qua phương thức nhượng quyền
1.3. Nhân sự
Với hình thức kinh doanh là doanh nghiệp tiện lợi không đòi hỏi nhân viên phải có
hiểu biết về chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc, chính vì thế tạo điều kiện dễ
dáng cho người lao động khi tham gia. Đội ngũ nhân viên hiện nay của FamilyMart chủ
yếu là còn trẻ, đa phần là học sinh, sinh viên có nhu cầu tìm việc làm bán thời gian và
thoải mái trong việc quản lý thời gian. Chi phí thuê nhân viên khá là thấp, ngoài ra những
người có kinh ngiệm sẽ đào tạo cho những nhân viên mới tham gia, điều đó cũng giúp tiết
kiệm một khoản chi phí đào tạo. Tính đến cuối tháng 2 năm 2016, tập đoàn có 6101
người lao động tại các của hàng.
1.4. Hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp
Được thành lập vào năm 1973, FamilyMart là một chuỗi các cửa hàng tiện lợi có
nguồn gốc ở Nhật Bản. FamilyMart đã từng bước đi trước xu thế xã hội và đa dạng hóa

nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển như một nhà cung cấp hạ tầng xã hội và lối sống
bằng cách không ngừng nâng cao mô hình kinh doanh. Nó đã chủ động phát triển hoạt
động ở nước ngoài kể từ khi mở cửa hàng đầu tiên tại Đài Loan vào năm 1988. Tính đến
cuối tháng 2 năm 2017, FamilyMart đã có mặt tại bảy quốc gia và khu vực ở Châu Á với
24500 cửa hàng. Trong đó tổng số Cửa hàng của FamilyMart (ở Nhật Bản, bao gồm các
cửa hàng thuộc thương hiệu nhượng quyền khu vực) là 18125 cửa hàng.
4


Tên hãng

Số lượng cửa hàng

Seven-Eleven Nhật Bản

18572

FamilyMart

18125

Lawson

12395

Circle K Sunkus

6350

Khác


8048

Tỷ lệ phần trăm của hàng một số doanh nghiệp bán lẻ tại
Nhật Bản

13%
29%

10%

Seven-Eleven Nhật Bản
FamilyMart
Lawson
Circle K Sunkus

19%

Khác
29%

1.5. Doanh thu
Tình hình kinh doanh của FamilyMart qua các năm.
Triệu Yên

2012

2013

329,218


334,087

345,604

374,431

427,677

Thu nhập từ các hoạt động 42,586

43,108

43,310

40,418

48,735

Thu nhập ròng

25,020

43,310

25,672

21,068

Doanh thu


16,584

2014

2015

2016

Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 2 năm 2016,
Tổng doanh thu hoạt động tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 427.677 triệu
yên, phản ánh tăng trưởng doanh thu tại các cửa hàng hiện tại (không hợp nhất) và thu
nhập mạnh tại công ty con của Tập đoàn TaiwanMartMart, tăng 20,6% lên 48.735 triệu

5


yên và bình thường Thu nhập tăng 22,0% lên 51.888 triệu yên, đạt được mức cao kỷ lục
cho cả hai.
Thu nhập ròng giảm 17,9% so với năm tài chính trước đó xuống còn 21.068 triệu
Yên, do thiếu sự gia tăng lợi nhuận trong năm ngoái về việc bán cổ phần trong các công
ty thuộc Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là ¥ 221.94. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu là 110 yên,
tăng 4 Yên trên mỗi cổ phiếu từ năm tài chính trước, với tỷ lệ chi trả là 49,6%.
Một điều thú vị là thực phẩm chiếm 60% doanh số bán hàng. Doanh số từ thương mại
điện tử đang tăng nhanh với xấp xỉ 7,5%
II.

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA FAMILYMART

2.1. Thực trạng mô hình thương mại điện tử của FamilyMart

2.1.1. Phương thức hoạt động
a. Mô hình FarmilyPort (ASD)
Ngày 30/2/1006, FamilyMart cộng tác cùng Itochu và Toshiba thử nghiệm sử dụng
máy thanh toán tự động đầu tiên tại một cửa hàng ở Tokyo. Máy tự động theo dõi và tính
giá ngay khi khách hàng chọn mua trên các giá hàng, điều này làm giảm thời gian khách
hàng phải chờ đợi để thanh toán.
Năm 2007 công ty thiết lập hệ thống kiosk tự phục vụ Wincor Nixdorf’s iCORe
lấy tên là FamilyPort, đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa chuỗi cửa hàng truyền thống với
các dịch vụ gia tăng có được từ việc áp dụng công nghệ cao. Để cạnh tranh và tăng doanh
thu công ty phải tìm tòi ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả mà dễ sử dụng cho người
tiêu dùng. Với mục tiêu làm quy trình mua hàng trở nên nhanh chóng thuận tiện nhất,
FamilyMart đã gia tăng được tên tuổi của mình cũng như làm khách hàng quay trở lại
thường xuyên hơn và dừng lại lâu hơn ở cửa hàng. Sau khi lắp đặt hệ thống kiosk tự phục
vụ. Mỗi tháng số lượng khách đến mua hàng của FamilyMart tăng 3-4%.
Với hệ thống này, FamilyMart dễ dàng tiếp cận với lượng khách hàng lớn hơn. Họ
có thể phối hợp với các công ty đặt các máy bán hàng tự động tiện lợi (ASD) tại các góc
của văn phòng, các phòng an ninh, hay ở các trung tâm phân phối và nhà máy.
b. Hệ thống SOS (Stock Odering System)

6


Vì các Conbini có diện tích khá nhỏ không đủ để dự trữ hàng, để đáp ứng nhu cầu
và giảm chi phí, FamilyMart triển khai Intranet nội bộ. Hệ thống SOS (Stock Odering
System) tự động theo dõi và điều chỉnh việc dự trữ hàng để phù hợp nhất với nhu cầu
người dân địa phương. FamilyMart quan tâm tới thói quen mua hàng của từng khách
hàng, điều này không chỉ giúp phục vụ khách hàng một cách tốt nhất mà còn giảm thiểu
chi phí tồn kho.
c. Hệ thống các dịch vụ thanh toán
Tại các cửa hàng tiện ích của FamilyMart, khách hàng có thể mua vé xem phim,

xem ca nhạc, vé tàu điện, vé xe buýt, rút tiền từ máy ATM. Một trong những thành công
nhất của FamilyMart là cho phép khách hàng nộp các hóa đơn như hóa đơn tiền điện, tiền
nước… thông qua máy đọc mã vạch và FamilyMart yêu cầu một khoản phí nhỏ cho các
giao dịch này. Mỗi tháng tổng giá trị các hóa đơn được trả tại chuỗi hệ thống của
FamilyMart lên tới 11triệu $. Khách hàng cũng có thể đặt mua hàng trên web của công ty,
hay qua điện thoại di động và đến cửa hàng gần nhất để lấy hàng hay được giao hàng đến
tận nhà.
2.1.2. Một số công cụ mà FamilyMart đã sử dụng
FamilyMart là một trong ba ông lớn kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích tại thị
trường Nhật Bản, để đạt được danh tiếng đó FamilyMart đã xây dựng cho mình một trang
web với đầy đủ thông tin về các sản phẩm dịch vụ của công ty, các tiện ích cho khách
hàng một cách đầy đủ thuận tiện nhất cho khách hàng khi truy cập. Họ không chỉ dừng
lại mua những gì mình cần mà còn thêm thời gian khám phá những tiện ích tuyệt vời
khác như
Trong lĩnh vực tài chính: FamilyMart đã nỗ lực thu hút thêm nhiều khách hàng
hơn nữa, ví dụ như giới thiệu T MONEY, một hệ thống tiền điện tử dựa trên Famima T
Card, bắt đầu chấp nhận thẻ tín dụng do các định chế tài chính ở nước ngoài cấp tại các
cửa hàng ở Nhật Bản, để giải quyết các kế hoạch thanh toán đa dạng. Thẻ Famima T giúp
FamilyMart thu hút được nhiều khách hàng hơn
Từ năm 2007, FamilyMart đã phát hành thẻ Famima T Card, dựa trên Chương
trình Khách hàng Trung thành T-POINT, chương trình điểm trung thành lớn nhất tại Nhật
7


Bản. chương trình cung cấp cho khách hàng những thành viên với dịch vụ có giá trị bao
gồm các thành viên chỉ được giảm giá cho một số sản phẩm và phiếu giảm giá phù hợp
với nhu cầu của họ.
Vào năm 2014, tập đoàn bắt đầu cung cấp một thẻ điểm có thể được phát hành
ngay cho khách hàng trong các cửa hàng. Đưa ra hệ thống Famirank phù hợp với tỷ lệ áp
dụng cho các điểm mua sắm, và mở rộng số lượng khách hàng bằng cách cung cấp các

dịch vụ dễ sử dụng.
Nhanh chóng tích lũy T-POINTS. Vào năm 2015, FamilyMart đã tung ra dịch vụ
điện tử T MONEY và vừa phát hành Famima T Card (Thẻ thanh toán bằng thẻ Visa) phối
hợp với Ngân hàng Nhật Bản Net, Limited, đa dạng hóa cách thức khách hàng có thể
mua hàng và tăng tính tiện lợi.
Trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến: như một phần của chiến lược mở kênh,
FamilyMart đã mở rộng dịch vụ cho các sản phẩm được phân phối đến các cửa hàng của
mình cho những khách hàng đã đặt hàng trực tuyến tại các địa điểm mua sắm chính.
FamilyMart cũng giới thiệu dịch vụ mới thông qua Famiport Multimedia Terminals được
cài đặt tại các cửa hàng. Bằng cách này, FamilyMart phấn đấu để mở rộng kinh doanh
bằng cách tạo ra các điểm tiếp xúc với khách hàng.
FamilyMart Collection : Tháng 4 năm 2016, FamilyMart ký một thỏa thuận cơ
bản về hợp tác kinh doanh với Japan Post Holdings Co., Ltd. Theo thỏa thuận này,
FamilyMart sẽ tăng số máy ATM của Nhật Bản Post Bank trong các cửa hàng của tập
đoàn. Hơn nữa, FamilyMart sẽ làm việc với Công ty Nhật Bản Post để cùng nhau sử dụng
các mạng lưới cơ sở và hậu cần như thương mại điện tử qua biên giới để phân phối các
gói hàng giữa các cửa hàng FamilyMart bên trong và bên ngoài Nhật Bản cũng như cài
đặt tủ khóa HAKO POST trong cửa hàng trong nước.
2.2. Đánh giá và nhận xét hoạt động của mô hình
2.2.1. Đánh giá hoạt động
Kể từ tháng 3 năm 2015. Sau khi sự chấp thuận của các cổ đông tại mỗi cuộc họp
chung của công ty mỗi năm, hai công ty đã quyết định chuyển trang và bắt đầu một
chương mới như là một thực thể duy nhất FamilyMart UNY Holdings Co, Ltd
8


Dự kiến bắt đầu kinh doanh vào ngày 1 tháng 9 năm 2016, công ty mới sẽ không chỉ
giám sát hoạt động của công ty FamilySmart mới của CVS, mà còn là công ty của công
ty GMS Business mới UNY CO., LTD. Bằng cách sử dụng nền tảng điều hành của mỗi
công ty đến mức tối đa có thể.

Sau khi hội nhập quản lý, các bước sẽ được thực hiện để hợp nhất các cửa hàng
Circle K và Sunkus vào mạng lưới FamilyMart trong một khoảng thời gian hai và ba
năm. Hoạt động như một trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất tại Nhật Bản, do
đó kinh doanh sẽ được thực hiện dưới thương hiệu FamilyMart thống nhất. Các cửa hàng
tiện lợi đã bước vào giai đoạn phát triển mới. FamilyMart đang đưa các cửa hàng tiện ích
thế hệ tiếp theo trở thành hiện thực thông qua chủ đề "Fun & Fresh" chiến lược.
Vào tháng 4 năm 2016, FamilyMart đã đạt được một thỏa thuận cơ bản về hợp tác
kinh doanh với Công ty TNHH Nhật Bản Post Holdings, trong tương lai công ty sẽ đưa ra
các sáng kiến mới với Công ty Nhật Bản Post và Công ty TNHH Bưu chính Nhật Bản
Sau khi mua lại tập đoàn Cocostore, FamilyMart đã tiếp tục thực hiện một dự án
để chuyển đổi các cửa hàng do Cocostore điều hành cho nhãn hiệu FamilyMart. Tập đoàn
dự định sẽ chuyển khoảng 350-400 cửa hàng sang định dạng FamilyMart trong khoảng
650 cửa hàng tiện dụng Cocostore và Everyone trong khoảng thời gian ngắn là một năm.
Lợi ích đã được thực hiện, chẳng hạn như các cửa hàng chuyển đổi nhìn thấy sự gia tăng
mạnh trong doanh thu hàng ngày trung bình. FamilyMart đã tinh chỉnh kinh nghiệm trong
việc tích hợp thương hiệu, đã chuyển đổi thành công các cửa hàng tiện lợi am / pm cho
thương hiệu của mình trong quá khứ.
Tháng 2 năm 2016, số lượng thành viên thẻ là 9,34 triệu, tăng 2,35 triệu kể từ cuối
năm tài chính trước. Tính đến cuối tháng 2 năm 2016, khoảng 500.000 cửa hàng do 132
công ty điều hành tham gia vào chương trình T-POINT Loyalty Program, có hơn 57 triệu
thành viên.
2.2.2. Nhận xét về việc áp dựng thương mại điện tử của FamilyMart
Mô hình mà FamilyMart áp dụng là thương mại truyền thống kết hợp với TMĐT
B2C giúp tập đoàn quảng cáo được thông tin đến khách hàng, quản lý lượng hàng tồn
kho ở mức thấp, và luôn cung cấp đủ hàng cho khách hàng khi cấn. Các dịch vụ gia tăng:
9


lò viba để làm nóng thức ăn, ATM để chuyển tiền, máy in, dịch vụ giao hàng… đã giúp
FamilyMart thu hút được khách hàng.

Tận dụng mạng lưu trữ làm cơ sở hạ tầng: Nhằm tận dụng sức mạnh lớn nhất của
cửa hàng tiện lợi - một mạng lưới các cửa hàng có nguồn gốc từ các cộng đồng địa
phương - FamilyMart đang tạo ra các doanh nghiệp và nuôi dưỡng chúng thành những trụ
cột kinh doanh mới. FamilyMart đang phát triển các doanh nghiệp bao gồm ba lĩnh vực
chăm sóc, chăm sóc sức khoẻ; tài chính; và onlineshopping, các khu vực có tiềm năng
tăng trưởng và có thể tận dụng mạng lưới cửa hàng của mình làm cơ sở hạ tầng. Ngoài ra,
FamilyMart đang xúc tiến các doanh nghiệp nhằm mục tiêu đến việc tăng số lượng khách
du lịch nước ngoài đến Nhật Bản, cũng như kinh doanh phân phối tại nhà cho các khu
bán lẻ nhỏ sử dụng các cửa hàng thực tế.
Quản trị doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát nội bộ: Dựa vào niềm tin của
FamilyMart rằng quản trị doanh nghiệp vững mạnh tạo ra giá trị doanh nghiệp,
FamilyMart đang làm việc để xây dựng một hệ thống quản lý minh bạch và hiệu quả. Để
đạt được điều này, tập đoàn đang làm việc để thiết lập một hệ thống để đảm bảo tuân thủ
pháp luật và thực hiện chính xác công việc hành chính. FamilyMart cũng đã thành lập
Ban Quản lý Rủi ro và Tuân thủ để phối hợp các hệ thống quản lý rủi ro và tăng cường cơ
chế tuân thủ tất cả các luật và các chuẩn mực đạo đức và một bộ phận chuyên môn để
thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả và bảo vệ quản trị doanh nghiệp tại
FamilyMart.
Kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP): FamilyMart phát triển BCP để trong trường
hợp xảy ra thảm hoạ thiên nhiên lớn hoặc tình huống khẩn cấp khác xảy ra, FamilyMart
sẽ có thể hoàn thành sứ mệnh của FamilyMart với khách hàng như là một cửa hàng tiện
lợi bằng cách tiếp tục kinh doanh cửa hàng tiện lợi hoặc ít nhất, phục hồi hoạt động của
các cửa hàng một cách nhanh chóng.
Chính sách giá cả cạnh tranh: FamilyMart luôn cố gắng đưa ra mức giá thấp nhất
để phục cụ nhu cầu của mọi tầng lớp người dân, tung ra các chương tring khuyến mại,
giảm giá hấp dẫn trong các dịp đặc biệt, các ngày lễ, tết…

10



Hệ thống thu hút khách hàng trung thành: Chương trình Trung thành T-POINT mà
Famima T-Card thuộc quyền quản lý là Câu lạc bộ Tiện nghi văn hóa (CCC) Co., Ltd. và
là một trong những chương trình khách hàng trung thành lớn nhất tại Nhật Bản. Bên cạnh
đó là hệ thống các chính sách, mục tiêu của công ty nhằm nâng sự thân thiện đối với
khách hàng và hướng tới trách nhiệm môi trường đã lấy lòng được người dân.
Những nguyên tắc thành công do FamilyMart đề ra:
-

"Hãy lắng nghe, quyết định, hành động"

-

Vượt quá mong đợi của khách hàng

-

Cùng nhau phát triển, thông qua sự tin tưởng lẫn nhau
2.2.3. Hạn chế của mô hình
FamilyMart được biết đến là một trong các cửa hàng tiện lợi chuyên nghiệp với

tốc đổ phát triển nhanh khi đã áp dụng thành công TMĐT phục vụ quá trình bán hàng.
Tuy nhiên bất cứ mô hình nào cũng có một số điểm hạn chế của nó:
Ít được biết đến ở nước ngoài do quy mô chưa mở rộng nhiều ra toàn cầu. Chưa có
nhiều chiến lược tiếp cận thị trường thế giới. Mặc dù trong quá trình này, FamilyMart sẽ
đối mặt với không ít khó khăn như phải cạnh tranh với những đối thủ thương mại điện tử
quốc tế nổi tiếng như 7-Eleven, Shop & Go, CVS, Seven & i Holdings Co. Ltd….Tuy
nhiên với sự tất yếu của quốc tế hóa, toàn cầu hóa và việc tăng cường thiết lập các mối
quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia cũng như sự phát triển như cũ bão
của TMĐT thì FamilyMart nhất định phải có những chiến lược toàn cầu để đảm bảo cho
sự phát triển và tông tại của mình trong tương lai.

Hạn chế từ việc sử dụng tiếng Anh trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp vì tỷ lệ người
Nhật có thể nói tiếng anh không nhiều và việc dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong
giao tiếp công sở là điều hiếm thấy trong văn hóa của các công ty Nhật.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Bài học kinh nghiệm

Điều quan trọng nhất của người làm TMĐT là hiểu tâm lý của người tiêu dùng.
Thương mại điện tử muốn thành công phải có hệ thống thu hút khách hàng trung thành,

11


cung cấp người bán bảo đảm, dịch vụ tốt, thanh toán an toàn và tiện lợi, tìm kiếm dễ dàng
và dịch vụ vận chuyển tốt.
Yếu tố làm nên thành công của FamilyMart là thu hút khách hàng trung thành. Từ mô
hình kinh doanh truyền thống là các cửa hàng tiện lợi, FamilyMart đã ứng dụng công
nghệ thông tin vào việc quản lý và phát triển hệ thống, mang lại những tiện nghi nhất cho
khách hàng. Để khách hàng cảm nhận được ý nghĩa đích thực của một cửa hàng tiện lợi
với những gói dịch vụ phục vụ những hoạt động thường xuyên, cấp thiết của con người.
FamilyMart đã hạn chế tối đa ruit ro băng việc giảm thiểu chi phí điều hành kinh doanh
trên trang Web và chú ý đến dịch vụ khách hàng và chất lượng sản phẩm. Qua đó
FamilyMart muốn nói đến việc nhận ra mối quan hệ cùng có lợi với các đại lý, đối tác
kinh doanh và nhân viên của tập đoàn. Qua đó thực hiện trách nhiệm của mình cho tất cả
các bên liên quan. FamilyMart mong muốn giành được sự tín nhiệm cao nhất của công
chúng bằng cách tuân thủ tất cả các luật và các quy tắc đạo đức. Nâng cao mức độ minh
bạch trong hoạt động kinh doanh của FamilyMart và luôn luôn duy trì các nguyên tắc
cạnh tranh công bằng.
FamilyMart luôn cân nhắc đến nhu cầu trọng yếu của việc bảo vệ môi trường, và
sẽ nhiệt tình đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương nơi FamilyMart hoạt động
và xã hội nói chung, cung cấp sự tin cậy và an toàn.

Thanh toán an toàn, tiện lợi: Những người làm công nghệ thông tin thường phức
tạo hóa vấn đề về thanh toán, mà quên mất rằng người tiêu dùng luôn mong muốn thanh
toán an toàn, tin cậy, tiện lợi và dễ sử dụng. Những website thương mại điện tử lớn ở
Nhật thường khuyên rằng nên chuyển hàng đến nhà rồi thanh toán hoặc dùng Internet
Banking, vì nếu khách hàng dùng thẻ tín dụng thanh toán phải chịu phí khoảng 3,5%. Mô
hình TMĐT của FamilyMart đã xây dựng được hệ thống thanh toán nhanh, giá rẻ bằng
cách liên kết với các ngân hàng hoặc phát hành các thẻ tích điểm thể POCA trả trước để
giảm chi phí khi thanh toán. Bên cạnh đó FamilyMart còn được hỗ trợ các dịch vụ vận
chuyển giá rẻ, chất lượng cao thường chuyển hàng khắp đất nước chỉ trong một ngày.

12


Muốn thương mại điện tử thành công phải nghiên cứu những khác biệt văn hóa cũng như
cơ sở hạ tầng của thị trường hướng đến (kể cả thị trường nội địa và thị trường nước
ngoài).
Bí quyết thành công ở Nhật Bản của FamilyMart có thể tóm gọn trong 3 ý:
-

Xâm nhập nhanh, tôn trọng người sử dụng và tìm kiếm một đối tác địa phương

-

Nghiên cứu kỹ thị trường và nắm bắt thời cơ đúng lúc: Người Nhật dường như

thích mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng hơn, có thể bởi họ có xu hướng lướt web bằng di
động, sản phẩm không phù hợp với mua sắm trực tuyến như máy tính ( có màn hình lớn
hơn). Nhưng suy thoái kinh tế năm 1997 đã khiến người nhật ít đi lại hơn và dành nhiều
thời gian hơn cho việc sử dụng máy tính ở nhà, điều đó làm TMĐT bùng phát. Thiết lập
web bán hàng và giao hàng trực tại nhà giúp FamilyMart tạo ra lợi thế cạn tranh so với

các đối thủ.
-

Nghiên cứu những mô hình TMĐT đã thành công để học hỏi kinh nghiệm, liên tục

đổi mới, đưa ra những chiến lược cải tiến thích hợp và sáng tạo trong từng giai đoạn và
điều kiện phát triển, xây dựng được một tổ chức chuyên nghiệp cũng như mở rộng phạm
vi ra toàn cầu. Như nó đã nghiên cứu những mô hình đã thành công của 7-Eleven để đưa
ra cho mình hướng đi đúng đắn nhất và tạo ra sự sáng tạo thu hút khách hàng. Mỗi quyết
định lớn và sáng tạo đều phải được phân tích chiến lược tỉ mỉ và lập luận thấu đáo.
3.2. Giải pháp, đề xuất từ hạn chế
Những thành công mà FamilyMart đang có được trên thị trường Nhật Bản có thể
sẽ không dễ dàng gì ở những thị trường khác bởi sự khác biệt văn hóa cũng như cơ sử hạ
tầng. Hơn nữa khi nhượng quyên thương mại ở nước ngoài , FamilyMart phải đối mạt với
sự cạnh tranh cửa các đối thủ cạnh tranh bản địa. Ví dụ khi FamilyMart xâm nhập vào thị
trường Việt Nam, nó phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả của bản địa như
Vinmart+ cũng như của các đối thủ nước ngoài như minishop, 7-Eleven, Shop & Go,
Circle K, Zakka Mart, B’s Mart… Do đó FamilyMart phải nỗ lực trong chiến lược mở
cửa thị trương nước ngoài thực hiện chiến lược dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong
giao tiếp công sở. Trong những năm tiếp thao phải xúc tiến khẳng định chính sách tiếng

13


Anh hóa trong công ty, các hoạt động trong công ty phải dùng tiếng anh thay cho tiếng
Nhật.
Thứ hai, khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài phải đưa ra một phiên bản dành
riêng cho quốc gia đó trước khi một cửa hàng địa phương đánh bại là yếu tố chính tạo
nên thành công, không chỉ ở thị trường nội địa. Là một khái niệm phức tạp, các mô hình
TMĐT bị đặt trước việc cân bằng rủi ro tiềm tàng và phần thưởng béo bở trong việc địa

phương hóa. Quá chú tâm vào việc làm thỏa mãn thị hiếu địa phương có thể làm hại các ý
tưởng lớn và cấu trúc của trang. Kinh nghiệm thực tiền từ ngành công nghiệp web của nật
Bản đã chỉ ra rằng hợp tác với công ty địa phương là cách tốt nhất để hạn chế rủ ro. Nhật
Bản mới chỉ chấp nhanaj 5 trang web Mỹ quyết định “tự thân vận động” và không trang
nào trong số đó là mạng xã hội: Wikipedia, Google, Youtube, twitter và Amazon.

14


C. KẾT LUẬN
Mô hình kinh doanh của FamilyMart là hình mẫu cho các công ty chuyên bán lẻ.
FamilyMart đã rất thành công khi kết hợp mô hình thương mại truyền thống với thương
mại điện tử. Thương mại điện tử thúc đẩy và tăng tính cạnh tranh chi thương mại truyền
thống một cách vô cùng hiệu quả. Luôn đổi mới và quan tâm tới từng khách hàng chính
là bí quyết thành công của FamilyMart.
Đâu chính là một trong những bài học kinh nghiệm mà các doanh nghiệp Việt Nam
đang và sẽ áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh cần học hỏi và phát triển.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: Thương mại điện tử căn bản – Trường ĐH Ngoại Thương – TS. Nguyễn Văn
Thoan
/> /> /> /> />
15



×