Tổng hợp câu hỏi và gợi ý trả lời bảo vệ đồ án thiết kế máy - P3

9 11.2K 482
Tổng hợp câu hỏi và gợi ý trả lời bảo vệ đồ án thiết kế máy - P3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tổng hợp câu hỏi và gợi ý trả lời bảo vệ đồ án thiết kế máy Có ba bộ tài liệu riêng biệt và được tổng hợp từ nhiều nguồn . Hầu hết các câu hỏi đều có gợi ý trả lời

Trang chủ » HỌC TẬP - K41CCM4 » HỌC TẬP Thời gian được tính theo giờ UTC + 7 Giờ Thảo luận trả lời các câu hỏi đồ án thường gặp Trang 1 trong tổng số 1 trang [ 6 bài viết ] Xem bản in Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp Người gửi Nội dung levannhat Tiêu đề bài viết: Thảo luận trả lời các câu hỏi đồ án thường gặp Đã gửi: Thứ 3 Tháng 3 10, 2009 2:26 pm Site Admin Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 08, 2009 5:42 pm Bài viết: 182 Đến từ: vĩnh phúc Đã cảm ơn: 54 lần Được cảm ơn: 73 lần Câu hỏi gợi ý hỏi đồ án Chi tiết máy 1. Nêu cách chọn hợp lý công suất vòng quay của động cơ. 2. Tại sao phải kiểm tra mở máy quá tải cho động cơ? Trường hợp nào không phải kiểm tra quá tải cho động cơ? Tại sao? 3. Phân biệt các chế độ làm việc của động cơ. Động cơ trong hệ thống dẫn động được chọn theo chế độ làm việc nào? Tại sao? 4. Nêu vai trò vị trí của hộp giảm tốc trong hệ thống dẫn động. 5. Trình bày cách phân bố tỷ số truyền cho các bộ phận truyền dẫn động. 6. Trình bày cách kiểm tra mở máy cho động cơ? Có thể kiểm tra mở máy cho động cơ trên một trục bất kỳ được không? Tại sao? 7. Nêu nguyên tắc chọn vật liệu chế tạo bánh răng? Tại sao nên lấy vật liệu bánh nhỏ tốt hơn vật liệu bánh lớn, cấp chậm tốt hơn cấp nhanh. 8. Trình bày cách xác định ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng? Giá trị ứng suất cho phép trong bước tính sơ bộ kiểm nghiệm có khác nhau không? Tại sao? 9. Các bộ truyền trong hệ dẫn động ( Bánh răng TV-BV, đai, xích trục) đã được tính toán thiết kế theo chỉ tiêu nào? Tại sao? 10. Nêu cơ sở xác định hệ số chiều rộng bánh răng khi thiết kế bộ truyền bánh răng. 11. Nêu biện pháp xử lý khi kiểm tra sức bền tiếp xúc của bánh răng không thoả mãn? 12. Nêu cơ sở chọn góc nghiêng của bộ truyền bánh răng nghiêng? 13. Tại sao bánh răng trụ thường lấy bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bề rộng bánh răng lớn? Còn bánh răng côn lấy bề rộng hai bánh như nhau? 14. Các chi tiết trong hộp giảm tốc (bánh răng, trục .) có được kiểm tra quá tải không? Hệ số quá tải bằng bao nhiêu? 15. Nêu cơ sở chọn kết cấu bánh răng? Các bánh răng đã thiết kế được chọn kết cấu như thế nào? 16. Trình bày cách chọn vật liệu của bộ truyền trục vít bánh vít? ứng suất cho phép của bộ truyền trục vít bánh vít liên quan thế nào đến việc chọn vật liệu. 17. Tại sao truyền động trục vít bánh vít phải tính kiểm nghiệm nhiệt, trình bày cách tính cho truyền động trục vít bánh vít. 18. Nêu cơ sở xác định số mối ren của trục vít. 19. Trình bày cách kiểm tra bôi trơn, chạm trục cho hộ giảm tốc bánh răng hai cấp? Các biện pháp xử lý khi các điều kiện trên không thoả mãn. 20. Vị trí bố trí bộ truyền đai, bộ truyền xích trong hệ dẫn động được bố trí thế nào? Tại sao? 21. Trường hợp nào phải chọn xích nhiều dãy? Số dãy xích tối đa là bao nhiêu? Giải thích? Tại sao thường chọn số mắt xích chẵn? 22. Tại sao phải hạn chế dây đai thang? Tại sao phải kiểm nghiệm góc ôm trên bánh đai nhỏ? Nêu các biện pháp xử lý nếu điều kiện đó không thoả mãn. Nêu ưu nhược điểm của loại đai đã chọn? 24. Trình bày: trình tự, ý nghĩa, nội dung của các bước tính thiết kế trục theo sức bền mỏi. 25. Cơ sở để xác định kết cấu trục hợp lý? Vận dụng vào việc xác định các kết cấu trục trong đồ án thiết kế. 26. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sức bền mỏi của trục? Từ đó nêu ra các biện pháp nâng cao sức bền mỏi. 27. Tại sao các rãnh then trên cùng một trục lại bố trí trên cùng một đường sinh? Nếu phải dùng hai đến ba then trên một tiết diện trục thì then đó được bố trí như thế nào? 28. Tại sao phải kiểm nghiệm độ cứng của trục? Trình bày cách kiểm nghiệm các biện pháp khắc phục khi trục không đủ độ cứng. 29. Trong quá trình thiết kế đồ án chi tiết máy nào thoả mãn nhiều nhất các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc? Tại sao? 30. ổ lăn trong hộp giảm tốc đã được tính chọn theo chỉ tiêu nào? Tại sao? Nêu các biện pháp xử lý khi kiểm nghiệm ổ mà không đủ khả năng tải động(Cđ >Cb). 31. Nêu cơ sở chọn sơ đồ bố trí ổ? Phân tích ưu, nhược điểm của sơ đồ bố trí ổ đã chọn. 32. Trình bày cách kiểm tra điều chỉnh vị trí ăn khớp của cặp bánh răng côn bộ truyền trục vít bánh vít? 33. Trình bày cách điều chỉnh khe hở của ổ khi mòn. 34. Trình bày trình tự tháo lắp các chi tiết của hộp giảm tốc? 35. Nêu công dụng kết cấu của các chi tiết máy: Chốt định vị, vòng định vị, vít tách, que thăm dầu, vòng chắn dầu, căn điều chỉnh ổ , cửa thăm. 36. Nêu cơ sở chọn chế độ lắp cho các chi tiết máy như bánh răng, ổ, bạc chắn dầu, nắp ổ, cốc lót .trong hộp giảm tốc? Vẽ biểu diễn định tính vị trí các trường dung sai của mối lắp đó. 37. Nêu các ghi các yêu cầu kĩ thuật trên bản vẽ chế tạo? 38. Nêu cách xác định chiều quay của các chi tiết trong hệ thống dẫn động? Nếu cho các chi tiết làm việc theo chiều quay ngược lại có được không? Tại sao? 39. Trình bày đặc tính thay đổi ứng suất trong các chi tiết máy như: bánh răng, trục, ổ? Vẽ đồ thị biểu diễn đặc tính thay đổi các ứng suất đó? 40. Tiết diện nguy hiểm của trục trong bước tính gần đúng chính xác có trùng nhau không? Nêu các biện pháp xử lý khi kiểm tra hệ số an toàn không thoả mãn? Đầu trang Danh sách 2 thành viên đã cảm ơn levannhat về bài viết có ích này: nguyencao, onggiahieudong_tn86 levannhat Tiêu đề bài viết: Re: Thảo luận trả lời các câu hỏi đồ án thường gặp Đã gửi: Thứ 3 Tháng 3 10, 2009 2:27 pm Site Admin Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 08, 2009 5:42 pm Bài viết: 182 Đến từ: vĩnh phúc Đã cảm ơn: 54 lần Được cảm ơn: 73 lần Mình xin được trả lơì một số câu mình đã biết.Mong anh em cơ điện cho ý kiến nhé! 1. Nêu cách chọn hợp lý công suất vòng quay của động cơ. Công suất động cơ cần chọn theo công suất trên trục công tác hiệu suất của các thành phần trong truyền dẫn. Số vòng quay của động cơ nên chọn hợp lý theo dãy tiêu chuẩn. Số vòng quay đồng bộ của động cơ càng cao thì giá thành động cơ giảm do khuôn khổ khối lượng động cơ giảm,mặt khác hiệu suất của động cơ lại cao.Tuy nhiên khi số vòng quay cao thì tỷ số truyện của hộp giảm tốc lại lớn,do đó kích thước bộ truyền giá thành lại tăng lên. Vì vậy cần chọn số vòng quay phù hợp với hệ thống dẫn động thiết kế. 2. Tại sao phải kiểm tra mở máy quá tải cho động cơ? Trường hợp nào không phải kiểm tra quá tải cho động cơ? Tại sao? Khi mômen động cơ không lớn hơn mômen tải (mômen cản của hệ thống) thì động cơ không khởi động được. Trong quá trình làm việc vì một lý do nào đó mà động cơ bi quá tải thì phải kiểm tra điều kiện mômen quá tải không được lớn hơn mômen quá tải cho phép của động cơ (Tmax).Nếu điều kiện này không thoả mãn động cơ khi quá tải sẽ dừng lại sẽ bị cháy nếu không kịp ngắt nguồn. Trường hợp không phải kiểm tra quá tải cho động cơ là trường hợp động cơ làm việc trong trong chế độ tải trọng không đổi. 3. Phân biệt các chế độ làm việc của động cơ. Động cơ trong hệ thống dẫn động được chọn theo chế độ làm việc nào? Tại sao? Các chế độ làm việc của động cơ gồm chế độ ngắn hạn chế độ dài hạn. Động cơ trong hệ thống dẫn động được chọn theo chế độ làm việc ngắn hạn vì thông thường hệ dẫn động được thiết kế làm việc ở chế độ ngắn hạn.(thời gian phục vụ thường từ 3 đến 5 năm) 4. Nêu vai trò vị trí của hộp giảm tốc trong hệ thống dẫn động. Vai trò của hộp giảm tốc đó là biến đổi mômen tốc độhợp với cơ cấu công tác.Vị trí của hộp giảm tốc được bố trí giữa động cơ cấu chấp hành. 5. Trình bày cách phân bố tỷ số truyền cho các bộ phận truyền dẫn động. có 3 nguyên tắc phân phối tỷ số truyền đó là : theo yêu cầu gia công vỏ hộp,theo yêu cầu bôi trơn theo yêu cầu gọn nhẹ (xem trong thiết kế hệ dẫn động cơ khí). 6. Trình bày cách kiểm tra mở máy cho động cơ? Có thể kiểm tra mở máy cho động cơ trên một trục bất kỳ được không? Tại sao? Kiểm tra theo Tmm/T<=Tk/Tdn. Có thể kiểm tra mở máy ở trục bất kì vì thương số Tmm/T là không đổi tại các trục khác nhau. 7. Nêu nguyên tắc chọn vật liệu chế tạo bánh răng? Tại sao nên lấy vật liệu bánh nhỏ tốt hơn vật liệu bánh lớn, cấp chậm tốt hơn cấp nhanh. Chọn vật liệu bánh răng phải đảm bảo các yêu cầu: Đủ độ bền tiếp xúc độ bền uốn, Đảm bảo tính công nghệ (dễ gia công nhiệt luyện đạt yêu cầu cần thiêt). Việc chọn vật liệu bánh nhỏ tốt hơn bánh lớn là bộ truyền bánh răng được tính toán theo sức bền mỏi.Do đó phụ thuộc vào số chu kì chịu tải vì vậy chọn bánh nhỏ vật liệu tốt hơn.Áp dụng khi tính toán bộ truyền làm việc trong chế độ ngắn hạn.Ở chế độ làm việc dài hạn thì ứng xuất cho phép không phụ thuộc vào số chu kì chịu tải. Cấp chậm chịu Mômen lớn hơn so với cấp nhanh do đó ứng suất tiếp xúc ứng suất uốn xẽ lớn hơn.Khi ta chọn vật liệu ở cấp chậm tốt hơn thì sẽ giảm đáng kể kích thước cấp chậm.hộp giảm tốc sẽ có kích thước hợp lý. 8. Trình bày cách xác định ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng? Giá trị ứng suất cho phép trong bước tính sơ bộ kiểm nghiệm có khác nhau không? Tại sao? Ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng xem trang 91 sách thiết kế hệ thống dẫn động tập 1. Giá trị ứng suất cho phép trong bước tính sơ bộ kiểm nghiệm luôn khác nhau vì ở trong bước tính sơ bộ chưa có các thông số kích thước chính xác để tra các hệ số nên lấy bằng 1.Sau khi tính sơ bộ sẽ có kích thước để tra các hệ số.Vì vậy giá trị ở 2 bước tính hoàn toàn khác nhau. 9. Các bộ truyền trong hệ dẫn động ( Bánh răng TV-BV, đai, xích trục) đã được tính toán thiết kế theo chỉ tiêu nào? Tại sao? Bộ truyền bánh răng : Tính theo độ bền tiếp xúc kiểm nghiệm theo độ bền uốn đối với bộ truyền kín bôi trơn tốt ( chiếm đa số) Tính theo độ bền uốn kiểm nghiệm theo độ bền tiếp xúc đối với bộ truyền để hở bôi trơn kém. Bộ truyền trục vít. Tính theo độ bền tiếp xúc.Ứng suất cho phép được lấy phù hợp để hạn chế dính mòn(khác bánh răng nhiều) Bộ truyền đai. tính theo khả năng kéo. bộ truyền xích. Tính theo độ bền mòn thông qua áp suất sinh ra không vượt quá trị số cho phép. Trục: tính theo độ bền mỏi tính kiểm nghiệm độ cứng với trục có yêu cầu về độ cứng cao. Tính toán độ ổn định dao động với trục quay nhanh. Lý do tính theo các chỉ tiêu như trên là vì để tránh hạn chế dạng hỏng chủ yếu của các bộ truyền. 10. Nêu cơ sở xác định hệ số chiều rộng bánh răng khi thiết kế bộ truyền bánh răng. Hệ số chiều rộng vành răng phụ thuộc vào Vị trí của bánh răng so với ổ( đối xứng hay không đối xứng,lắp chìa,vv Độ cứng vững của trục độ chính xác chế tạo răn khả năng chạy mòn( chạy rà) của răng Vì vậy cơ sở để xác định hệ số chiều rộng vành răng đó là dựa vào các yếu tố trên 11. Nêu biện pháp xử lý khi kiểm tra sức bền tiếp xúc của bánh răng không thoả mãn? Khoảng cách trục là thông số cơ bản được thiết kế theo sức bền tiếp xúc vì vậy khi kiểm tra sức bền tiếp xúc của bánh răng mà không thoả mãn ta phải thay đổi khoảng cách trục. 12. Nêu cơ sở chọn góc nghiêng của bộ truyền bánh răng nghiêng? Góc nghiêng của bánh răng bị giới hạn từ 8 đến 2 độ.bánh răng chữ V được chọn đến 40 độ. góc nghiêng càng lớn thì chất lượng ăn khớp càng tốt do hệ số trùng khớp dọc tăng lên tuy nhiên lực dọc trục tác dụng lên ổ lại tăng theo do đó làm cho kết cấu ổ phức tạp.đồng thời chế tạo bánh răng nghiêng với góc nghiêng lớn phức tạp hơn. 13. Tại sao bánh răng trụ thường lấy bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bề rộng bánh răng lớn? Còn bánh răng côn lấy bề rộng hai bánh như nhau? Đối với bánh răng trụ Do sai số chế tạo lắp ghép nên khi hoạt động thì 2 bánh răng có thể có sai số vị trí hướng trục lên tới vài mm do đó không đảm bảo được chiều rộng bánh răng ăn khớp.Vậy nên lấy 1 bánh răng có chiều rộng b lớn hơn so với tính toán để bù lại sai số này,lấy đối với bánh nhỏ sẽ tiết kiệm vật liệu hơn. Đối với bánh răng côn do đặc điểm bánh răng côn tiết diện răng thay đôi bậc nhất với khoảng cách tới đỉng nón.Vì vậy tiết diện của bánh răng này chỉ có thể ăn khớp đuợc với một tiết diện duy nhất của bánh răng kia.Nên không thực hiện biện pháp trên đối với bánh răng côn Đầu trang Danh sách thành viên đã cảm ơn levannhat về bài viết có ích này: onggiahieudong_tn86 levannhat Tiêu đề bài viết: Re: Thảo luận trả lời các câu hỏi đồ án thường gặp Đã gửi: Thứ 3 Tháng 3 10, 2009 2:28 pm Site Admin Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 08, 2009 5:42 pm Bài viết: 182 Đến từ: vĩnh phúc Đã cảm ơn: 54 lần Được cảm ơn: 73 lần 14. Các chi tiết trong hộp giảm tốc (bánh răng, trục .) có được kiểm tra quá tải không? Hệ số quá tải bằng bao nhiêu? 15. Nêu cơ sở chọn kết cấu bánh răng? Các bánh răng đã thiết kế được chọn kết cấu như thế nào? Kết cấu bánh răng phụ thuộc vào kích thước bánh răng, qui mô sản xuất phương pháp lắp với trục. Nếu đường kính bánh răng nhỏ hơn 150mm, bánh răng được chế tạo liền khối. Khi đường kính bánh răng d< 600mm, bánh răng thường được khoét lõm Khi đường kính lớn: d > 600mm, bánh răng thường được chế tạo vành riêng rồi lắp vào lõi bằng mối ghép có độ dôi bắt vít. Khi đường kính bánh răng lớn (d > 3000mm) vành răng được ghép từ các mảnh (3 ¸ 4 mảnh). 16. Trình bày cách chọn vật liệu của bộ truyền trục vít bánh vít? ứng suất cho phép của bộ truyền trục vít bánh vít liên quan thế nào đến việc chọn vật liệu? Tần số chịu tải của trục vít lớn hơn nhiều so với bánh vít vì vậy cơ tính của trục vít phải lớn hơn bánh vít. Bộ truyền trục vít bánh vít khi làm việc vận tốc trượt lớn sinh nhiệt vì vậy cần phối hợp vật liệu giảm ma sát.bánh vít thường được chọn là động thanh hoặc gang. ứng suất cho phép của bộ truyền trục vít bánh vít liên quan thế nào đến việc chọn vật liệu? Ứng suất cho phép phụ thuộc vào vật liệu bánh vít: Với bánh vít làm bằng vật liệu nhóm II III (đồng thanh không thiếc gang xam) ứng suất tiếp xúc cho phép lấy theo điều kiện chống dính phụ thuộc vận tốc trượt.Vì vậy không phụ thuộc vào số chu kì chịu tải.Như vậy us tiếp xúc trong trường hợp này xác định từ độ bền tĩnh chứ không phải đọ bền mỏi. Đối với các loại đồng thanh có thiếc đồng thanh không thiếc us tiếp xúc cho phép lấy dựa vào giới hạn mỏi ngắn hạn chứ không lấy theo giới hạn mỏi dài hạn như bánh răng 17. Tại sao truyền động trục vít bánh vít phải tính kiểm nghiệm nhiệt, trình bày cách tính cho truyền động trục vít bánh vít. Khi làm việc vận tốc trượt lớn điều kiện bôi trơn khó khăn nên bộ truyền sinh nhiệt nhiều do đó phải tính kiểm nghiệm nhiệt cho truyền động trục vít, Tính toán dựa theo điều kiện nhiệt lương sinh ra phải cân bằng với lượng nhiệt thoát ra.và nhiệt độ trong hộp không vượt quá trị số cho phép. 18. Nêu cơ sở xác định số mối ren của trục vít. cơ sở để chọn số đầu mối ren trục vít là đảm bảo số mối ren tham gia ăn khớp với bánh vít là lớn nhất.Người ta thường lấy số đầu mối bằng số nguyên lần bước vít cộng thêm vài mm do khi chế tao dao có thể cắt lẹm phần ren đầu tiên cuối cùng. 19. Trình bày cách kiểm tra bôi trơn, chạm trục cho hộ giảm tốc bánh răng hai cấp? Các biện pháp xử lý khi các điều kiện trên không thoả mãn. 20. Vị trí bố trí bộ truyền đai, bộ truyền xích trong hệ dẫn động được bố trí thế nào? Tại sao? BỘ truyền đai thường bố trí vào đâu vào hgt vì những lý do sau: bộ truyền đai làm việc êm do tính đàn hồi của đai cao. không truyền nhiệt rung động từ động cơ vào hộp giảm tốc. Khi quá tải đai bị trượt nên dùng như cơ cấu phòng quá tải. Bộ truyền xích thường được bố trí ở đầu ra vì Xích làm việc phù hợp với vận tốc thấp. Tải trọng truyền được lớn.đầu ra hộp giảm tốc có mômen lớn. Vị trí của cơ cấu chấp hành có thể thay đổi.chỉ cần thay đổi độ dài xích 21. Trường hợp nào phải chọn xích nhiều dãy? Số dãy xích tối đa là bao nhiêu? Giải thích? Tại sao thường chọn số mắt xích chẵn? Phải chọn xích nhiều dãy khi ta 1 dãy không đủ khả năng tải.Nếu vẫn muốn dùng loại xích đó thì ta phải sử dụng xích nhiều dãy. Số dãy xích tối đa là 6.Khi số dãy tăng lên thì sự phân bố không đều tải trọng giữa các dãy tăng lên.Khi đó sẽ có dãy quá tải,dãy thiếu tải. Chọn số mắt xích chẵn thì ta không phải dùng mắt cong(mắt nối) gây phức tạp làm yếu xích. 22. Tại sao phải hạn chế dây đai thang? Tại sao phải kiểm nghiệm góc ôm trên bánh đai nhỏ? Nêu các biện pháp xử lý nếu điều kiện đó không thoả mãn. Số dây tăng thì sự phân bố không đều tải giữa các dây đai tăng. Phải kiểm nghiệm góc ốm trên bánh đai nhỏ vì góc ôm nhỏ xẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tải của bộ truyền đai Khi không thoả mãn ta có cách xử lý sau. Tăng khoảng cách trục giảm tỷ sổ truyền dùng bánh căng đai __________________ Đầu trang Danh sách 2 thành viên đã cảm ơn levannhat về bài viết có ích này: nguyencao, onggiahieudong_tn86 chudecodon Tiêu đề bài viết: Re: Thảo luận trả lời các câu hỏi đồ án thường gặp Đã gửi: Chủ nhật Tháng 3 15, 2009 1:56 pm Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 1 10, 2009 7:11 pm Bài viết: 59 Đã cảm ơn: 7 lần Được cảm ơn: 11 lần Bổ xung thêm câu 11 theo mình thì khi kiểm nghiẹm đọ bền tiếp xúc không thỏa mãn thi ta có 3 phuơng án lựa chọn chọn lại vật liệu chọn lại aw chọn lại bw trong 3 pán thì nên chọn lại bw để khỏi phải tính lại từ đầu Đầu trang Danh sách thành viên đã cảm ơn chudecodon về bài viết có ích này: onggiahieudong_tn86 chudecodon Tiêu đề bài viết: Re: Thảo luận trả lời các câu hỏi đồ án thường gặp Đã gửi: Chủ nhật Tháng 3 15, 2009 1:59 pm Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 1 10, 2009 7:11 pm Bài viết: 59 Đã cảm ơn: 7 lần Được cảm ơn: 11 lần câu hỏi 14: các chi tiết trong hộp giảm tốc được kiểm tra quá tải hệ số quá tải lấy bằng Kbd mà đề bài cho sẵn Đầu trang Danh sách thành viên đã cảm ơn chudecodon về bài viết có ích này: onggiahieudong_tn86 KhacTrung Tiêu đề bài viết: Re: Thảo luận trả lời các câu hỏi đồ án thường gặp Đã gửi: Thứ 6 Tháng 5 01, 2009 1:18 pm Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 2 13, 2009 7:25 pm Bài viết: 78 Đến từ: Hải Dương Đã cảm ơn: 17 lần Được cảm ơn: 32 lần thảo luận câu hỏi đồ án máy công cụ đi. Sắp bảo vệ đến nơi rồi. . bước tính thiết kế trục theo sức bền mỏi. 25. Cơ sở để xác định kết cấu trục hợp lý? Vận dụng vào việc xác định các kết cấu trục trong đồ án thiết kế. 26.. Tháng 1 08, 2009 5:42 pm Bài viết: 182 Đến từ: vĩnh phúc Đã cảm ơn: 54 lần Được cảm ơn: 73 lần Câu hỏi gợi ý hỏi đồ án Chi tiết máy 1. Nêu cách chọn hợp

Ngày đăng: 29/10/2012, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan