Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn Thạc sĩ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy học hệ thức lượng trong tam giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

CAO THỊ HẢI LINH

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG
HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
HÌNH HỌC LỚP 9

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN
MÃ SỐ: 8.14.01.11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quốc Chung

HẢI PHÒNG - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Quốc Chung. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thức và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào
trước đây. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú


thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình.

Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn

Cao Thị Hải Linh


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Hải Phòng, tôi
xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau đại học,
Khoa Toán trường Đại học Hải Phòng và các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình
giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm
luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Quốc
Chung - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trường
THCS Nguyễn Đình Chiểu – Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng đã giúp
đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn của mình.
Do điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo trong hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của tôi
được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn./.
Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn


Cao Thị Hải Linh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 5
1.1. Lược sử về phương pháp dạy học theo dự án.................................................... 5
1.1.1.Thuật ngữ ....................................................................................................... 5
1.1.2. Lịch sử .......................................................................................................... 5
1.2. Những khái niệm cơ bản của phương pháp dạy học theo dự án ........................ 8
1.2.1. Khái niệm về dự án và dự án học tập ............................................................. 8
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của dạy học theo dự án ...................................................... 9
1.2.3. Một số quan điểm về dạy học theo dự án ..................................................... 10
1.2.4. Các hình thức dạy học theo dự án ................................................................ 13
1.2.5. Cấu trúc của dạy học theo dự án .................................................................. 15
1.2.6. Đặc điểm của dạy học theo dự án ................................................................ 16
1.2.7. Tác dụng của dạy học theo dự án ................................................................. 19
1.2.8. Thiết kế một dự án dạy học ......................................................................... 22
1.2.9. Đánh giá trong dạy học theo dự án .............................................................. 23
1.2.10. Cách thức tiến hành dạy học theo dự án..................................................... 25
1.2.11. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án ................................... 26
1.3. Thực trạng dạy học theo dự án vào chương “hệ thức lượng trong tam giác

vuông” trong các trường THCS. ............................................................................ 32
1.3.1. Cấu trúc nội dung chương “Hệ thức lượng trong tam giác vuông”, hình
học lớp 9 ............................................................................................................... 32
1.3.2. Mục tiêu bài học chương “Hệ thức lượng trong tam giác vuông”, hình học
lớp 9 ...................................................................................................................... 32


iv
1.3.3. Mục đích điều tra......................................................................................... 33
1.4. Kết luận chương 1 ........................................................................................ 355
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 37
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO DẠY CHƯƠNG HỆ THỨC
LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG, HÌNH HỌC LỚP 9............................... 37
Phần 1: Chuẩn bị kiến thức cho dạy học dự án vào chương “hệ thức lượng trong
tam giác vuông” .................................................................................................... 37
2.1. Một số khái niệm cơ bản trong chương “Hệ thức lượng trong tam giác
vuông”, hình học lớp 9 .......................................................................................... 37
2.1.1. Kiến thức cơ bản ......................................................................................... 37
2.1.2. Bài tập cơ bản .............................................................................................. 38
Phần 2: Tiến hành thiết kế dự án ........................................................................... 56
2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học theo dự án vào chương “ Hệ thức lượng
trong tam giác vuông”, hình học lớp 9................................................................... 56
2.2.1. Ý tưởng của dự án ....................................................................................... 56
2.2.2. Mục tiêu của dự án ...................................................................................... 56
2.2.3. Lựa chọn nội dung dạy học theo dự án ........................................................ 57
2.2.4. Thiết kế tiến trình dạy học theo dự án .......................................................... 58
2.2.5. Minh họa tiết dạy học theo dự án: Vận dụng kiến thức hệ thức lượng trong
tam giác vuông vào giải quyết các bài toán thực tế ................................................ 60
2.3. Một số biện pháp đánh giá sản phẩm của học sinh.......................................... 64
2.3.1. Hình thức và tiêu chí đánh giá dự án: .......................................................... 64

2.3.2. Công cụ đánh giá: ........................................................................................ 65
2.3.3. Một số cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh khi dạy học theo
dự án ..................................................................................................................... 69
2.4. Kết luận chương 2 .......................................................................................... 73
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 74
3.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm sư phạm .................................................. 74
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 74
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 74


v
3.2. Quá trình thực nghiệm sư phạm...................................................................... 75
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.................................................................. 75
3.2.2. Quá trình thực nghiệm ................................................................................. 75
Đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh ............................... 78
và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ...................................................................... 78
Nhóm Toán 9 thực hiện lên lớp chuyên đề: Dạy học theo chủ đề .......................... 78
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................ 89
3.3.1. Đánh giá định lượng .................................................................................... 89
3.3.2. Đánh giá định tính: ...................................................................................... 93
3.4. Kết luận Chương 3 ......................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 96
1.Kết luận .............................................................................................................. 96
2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 97
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 99


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Tên đầy đủ

PP

Powerpoint

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

Nxb

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học




Hoạt động


vii
DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Thang điểm đánh giá bài tập nhóm

28

2.2

Phiếu đánh giá quá trình thực hiện dự án của thành

29

viên trong nhóm
2.3

Phiếu đánh giá bài thuyết trình báo cáo dự án của


32

nhóm
2.4

Bảng đánh giá tổng hợp

32


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Đất nước ta đã và đang trên đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa,
vấn đề chất lượng nguồn lực con người là vấn đề rất cần được quan tâm. Đổi
mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi
cơ sở đào tạo.
Phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng đào tạo.“ Phương pháp giáo dục phổ thông cần phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”
(Điều 8.2, Luật giáo dục 2010). Một phương pháp dạy học khoa học, phù hợp sẽ
tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong
việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp dạy
học khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng
thú, say mê và sáng tạo của người học.
Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt

để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó
thực ra là yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Ở đó, vai
trò của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học sinh, mài
sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng
kiến thức và khả năng sáng tạo. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới
đòi hỏi phải có những tài liệu dạy - học mới. Những tài liệu này phải gắn với
các phương pháp kiểm tra, đánh giá mới phù hợp với năng lực của người học
nhằm khuyến khích không chỉ khả năng ghi nhớ mà cả khả năng thông hiểu, các
kỹ năng thực hành và sáng tạo của học sinh. Như TS Vũ Ngọc Anh, Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ: “Đổi mới PPDH trong trường phổ thông
không phải là một mong muốn chủ quan, một phong trào quần chúng với sự tự


2
nguyện hoặc không mà là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có cơ sở pháp lí, lí
luận, thực tiễn đối với mọi trường học, mọi giáo viên”.
Những năm gần đây, trong xu thế đổi mới chung của đất nước đi đôi với
đổi mới nội dung là việc đổi mới về phương pháp giảng dạy, đặc biệt là môn
toán có sự thay đổi hình thức, nội dung thi yêu cầu học sinh phải giải quyết được
những tình huống thực tế. Điều này tạo ra những thuận lợi và gặp không ít khó
khăn. Do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên cần áp dụng linh hoạt những
phương pháp dạy học tích cực. Điển hình có phương pháp dạy học theo dự án là
một hình thức dạy học vừa có tính hợp tác vừa có tính thực tiễn cao. Trong đó,
người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và
thực hành và đòi hỏi phải thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình
học tập từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện yêu cầu,
kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quá trình và kết quả thực hiện.
Từ đầu thế kỷ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho
phương pháp dạy học theo dự án và coi đây là phương pháp dạy học quan trọng
để thực hiện hoạt động dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược

điểm của dạy học truyền thống.
Khi nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với
cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt thì mục tiêu của giáo
dục nước ta có nhiều thay đổi dẫn đến phải có phương pháp dạy học mới. Từ
năm 2003, phương pháp dạy học theo dự án được Bộ Giáo dục và Đào tạo kết
hợp với công ty Intel Việt Nam triển khai thí điểm tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh
thành trên cả nước trong chương trình “Intel Teach to the Future" [14]. Chương
trình này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các lĩnh vực như toán học,
khoa học và công nghệ, giúp học sinh, sinh viên phát triển các kỹ năng tư duy ở
cấp độ cao hơn.
Những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu hình hức dạy học theo
dự án nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về ứng dụng của phương
pháp vào môn toán lớp 9. Trong nội dung hình học lớp 9, chương: Hệ thức
lượng trong tam giác vuông có nhiều kiến thức gắn liền với thực tế và do những


3
ưu điểm, tính ưu việt của phương pháp dạy học theo dự án là có thể gắn lí thuyết
với thực hành, gắn tư duy với hành động, gắn nhà trường và xã hội, vì lẽ đó tôi
chọn đề tài nghiên cứu luận văn là: “ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự
án vào dạy học chương “Hệ thức lượng trong tam giác vuông” hình học lớp 9”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chương “Hệ
thức lượng trong tam giác vuông” hình học lớp 9 nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động và phát triển khả năng tư duy, năng lực nghiên cứu khoa học của học
sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu các quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học, cơ sở lý
luận, thiết kế bài học theo phương pháp dạy học theo dự án.
Điều tra thực trạng việc dạy học môn hình học lớp 9, chủ yếu là chương “

Hệ thức lượng trong tam giác vuông”.
Nghiên cứu và thiết kế dự án nội dung “Hệ thức lượng trong tam giác
vuông” chương trình hình học lớp 9.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án, qua
đó kịp thời bổ sung, hoàn thiện để có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về phương pháp dạy học theo dự án vào dạy học chương “Hệ
thức lượng trong tam giác vuông”, hình học lớp 9.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Tổ chức hoạt động và thiết kế dạy học thông qua dự án về nội dung
chương “ Hệ thức lượng trong tam giác vuông”, hình học lớp 9.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Tổng hợp và phân tích các cơ sở lí luận về phương pháp dạy học theo dự án.
Hệ thống hóa các khái niệm, lí thuyết có liên quan đến vấn đề phát triển
năng lực và giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh để xây dựng cơ sở lí luận
của đề tài.


4
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học
môn toán ở một số trường THCS trong thành phố để rút ra những nhận định về
khả năng vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy học kiến thức “Hệ
thức lượng trong tam giác vuông” hình học lớp 9.
Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra: lập các phiếu điều tra và tiến
hành điều tra về tình hình dạy và học chương “Hệ thức lượng trong tam giác
vuông”.
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành dự giờ, phỏng vấn, trao đổi với một
số giáo viên, học sinh nhằm làm rõ hơn kết quả thu được qua phiếu điều tra

đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết nhằm phục vụ quá trình
nghiên cứu đề tài.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia về nhận định
thực trạng tình hình dạy học chương “Hệ thức lượng trong tam giác vuông” cho
học sinh THCS; thu thập ý kiến đề xuất và khả năng vận dụng; một số biện pháp
dạy học theo phương pháp dự án cho học sinh THCS.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm định giả thuyết khoa học
và tính khả thi của đề tài.
7. Giả thuyết khoa học:
Nếu đề xuất được các phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học
theo dự án phù hợp vào chương “Hệ thức lượng trong tam giác vuông” hình học
lớp 9 thì sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần rèn
luyện năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm và năng lực đánh giá của
học sinh.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục luận
văn được trình bày trong hai phần gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Tổ chức dạy học theo dự án vào chương “Hệ thức lượng trong
tam giác vuông”, hình học lớp 9.


5
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lược sử về phương pháp dạy học theo dự án
1.1.1.Thuật ngữ
Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là “Project”, được hiểu theo nghĩa phổ thông
là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch, cần được thực hiện nhằm đạt mục
đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực

kinh tế - xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Sau đó, khái niệm dự án đã đi từ
lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là
các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một hình thức hay
phương pháp dạy học [21].
Dự án là quá trình tổ chức nghiên cứu một đề tài trong khoảng thời gian
nhất định do một cá nhân, một nhóm thực hiện và phải có sản phẩm sau dự án.
1.1.2. Lịch sử
Dạy học theo dự án (hay còn gọi là dạy học tiếp cận dự án) có nguồn gốc
ở châu Âu từ thế kỷ 16. Với xuất xứ cho rằng kiến thức không phải là “được
truyền” từ giáo viên đến sinh viên mà được “tạo dựng” bởi chính người học.
Khái niệm dạy học theo dự án đã được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc xây dựng ở Ý. Từ đó tư tưởng dạy học theo dự án lan sang Pháp cũng như một
số nước châu Âu khác và Mỹ, trước hết trong các trường đại học và chuyên
nghiệp [23].
Có nhiều quan điểm khác nhau về dạy học theo dự án. Mầm mống của tư
tưởng này đã được thể hiện trong quan niệm của các nhà giáo dục kinh điển như
J.J. Rousseau (1712 - 1778), H.Pestalozzi (1746 - 1827), F.Frobel (1782 - 1852)
và W.Humboldt, các tác giả nhấn mạnh đặc biệt ý nghĩa của “tính tự quyết” và
“sự hoạt động của con người” như là cơ sở, nền móng của dạy học theo dự án.
Theo M.Knoll (1997), phương pháp dạy học theo dự án là đứa con của thế
kỷ XVIII xuất phát điểm gắn liền với nghệ thuật và khoa học. Phương pháp này
xuất hiện trước hết ở châu Âu, trong các nhà trường đại học kỹ thuật, sau đó lan


6
sang Mỹ vào giữa thế kỷ XIX. Cũng như ở châu Âu, phương pháp này trước hết
xuất hiện ở các trường đại học kiến trúc và kỹ thuật, sau đó mới mở rộng sang
các trường phổ thông, đặc biệt là các môn thủ công, nghệ thuật và công nghiệp
[23].
Celestin Freinet (1896 - 1966) là người tiên phong ở châu Âu đối với cách
dạy học theo dự án, ảnh hưởng của ông rất mạnh mẽ. Theo ông, lớp học trước

hết là một nơi ở đó tất cả phải áp dụng các cách làm việc để nghiên cứu các
thông tin, trao đổi các kiến thức hoặc trả lời thư nhận được từ các lớp học sinh
khác hoặc chuẩn bị các điều tra ngoài lớp học, phân tích các dữ liệu hoặc trình
bày các báo cáo tập hợp được...Trong môi trường như thế, sự hợp tác ở bên
trong nhóm rất phong phú. Khát vọng của Freinet là tạo nên một cá nhân có đầu
óc phát triển tốt hơn là đầu óc được “rót đầy kiến thức”. Nhiều nhà sư phạm ở
châu Âu cũng đã vận dụng “sư phạm bởi dự án”. Một nguyên tắc của phương
pháp này là niềm tin gần như không giới hạn vào quyền lực của giáo dục và khả
năng phát triển của trẻ; sự cần thiết phải chịu trách nhiệm trước xã hội và những
công việc đảm nhận với những người khác; sự chịu trách nhiệm của cá nhân và
tập thể ở bên trong nhóm của mỗi người có một nét riêng [23].
Đầu thế kỷ XX các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho
phương pháp dự án và coi đó là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện
quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm
của phương pháp dạy học truyền thống. Ban đầu phương pháp dự án được sử
dụng trong dạy học thực hành các môn học kỹ thuật, về sau được sử dụng hầu
hết trong các môn học khác. Hiện nay, phương pháp dự án được sử dụng phổ
biến trong các trường phổ thông và đại học trên thế giới, đặc biệt ở những nước
phát triển [21].
Học tập thông qua dự án cũng tạo nên một chuyển động xã hội - giáo dục
từ đầu thế kỷ XX ở Bắc Mỹ cũng như ở châu Âu nhằm tạo ra sự thay đổi mạnh
mẽ trong dạy học nhà trường. Nền tảng của chuyển động này là đem lại ở mỗi
học sinh sự tiếp nhận hứng thú kiến thức, sự thay đổi phương pháp làm việc của


7
họ. Trong trào lưu này người ta nhấn mạnh đến sự tham gia một cách có ý thức,
tích cực nhất về phía học sinh vào sự học tập của họ, vào việc thiết lập tri thức.
Ở nước ta khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập
với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt thì mục tiêu của

giáo dục nước ta có nhiều thay đổi dẫn đến phải đổi mới các phương pháp dạy
học. Từ năm 2003, phương pháp dạy học theo dự án được Bộ Giáo dục và Đào
tạo kết hợp với công ty Intel Việt Nam triển khai thí điểm tại 20 trường học
thuộc 9 tỉnh thành trên cả nước trong chương trình “Intel Teach to the Future".
Chương trình này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các lĩnh vực như
toán học, khoa học và công nghệ, giúp học sinh, sinh viên phát triển các kỹ năng
tư duy ở cấp độ cao hơn [13].
Ngày 26/03/2005, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã tổ
chức hội thảo về mô hình dạy học dự án tại trường Trung học phổ thông Nguyễn
Thị Minh Khai - nơi mô hình này được triển khai mạnh mẽ nhất.
Qua nghiên cứu một số tài liệu về dạy học theo dự án, tôi nhận thấy các
nhà nghiên cứu giáo dục trong nước đã có một số đề tài nghiên cứu khác nhau
về phương pháp dạy học theo dự án như:
Nguyễn Thị Diệu Thảo và Nguyễn Văn Cường (2004) đã có bài viết “dạy
học theo dự án - một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”
đăng trên Tạp chí Giáo dục [16].
Nguyễn Văn Cường (2006), “Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở
trường THPT – dự án phát triển GD THPT” [7].
Trịnh Văn Biểu, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011),
“Dạy học dự án, từ lí luận đến thực tiễn”, Tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí
Minh số 28 [5].
Đào Thị Thu Thuỷ (2006) nghiên cứu về dạy học theo dự án với đề tài
“Tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương cảm ứng điện từ sách
giáo khoa Vật lý 11 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của
học sinh trong học tập” [19].


8
Trần Thuý Hằng (2006) đã nghiên cứu về dạy học theo dự án với đề tài
“Tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung kiến thức chương “Sự bảo toàn và

chuyển hoá năng lượng” theo sách giáo khoa Vật lý lớp 9 nhằm phát triển hoạt
động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập” [12].
Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009) lại nghiên cứu “Dạy học dự án và vận
dụng trong đào tạo giáo viên trung học cơ sở môn công nghệ” [17].
Nguyễn Đăng Thuấn (2010) nghiên cứu về đề tài “Vận dụng mô hình dạy
học dự án vào dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lí 10 THPT nhằm
phát huy tính tích cực, tự học và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh”
[18].
Đỗ Thị Ngọc Hằng (2012) với đề tài “tổ chức dạy học theo dự án nội
dung “Hệ thức lượng trong tam giác” chương trình hình học lớp 10, Ban cơ
bản”. Luận văn thạc sĩ sư phạm toán, Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà
Nội [11].
Trịnh Khánh Linh (2013) với bài viết “Dạy học bất đẳng thức Cauchy
bằng phương pháp dạy học theo dự án”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần
Thơ [15].
Nguyễn Thị Giang (2017) nghiên cứu “ Dạy học dự án nội dung Xác suất
cho học sinh lớp 11 THPT” [10]
Trên thế giới nói chung và ở trong nước ta đã có rất nhiều những nghiên
cứu về phương pháp dạy học theo dự án, điều đó khẳng định dạy học theo dự án
là phương pháp dạy học có hiệu quả góp phần đổi mới phương pháp dạy học
trong đề án đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục, đào tạo. Dạy học theo dự án
phù hợp với mục tiêu và xu thế thời đại về đổi mới phương pháp dạy học của
nước ta và thế giới.
1.2. Những khái niệm cơ bản của phương pháp dạy học theo dự án
1.2.1. Khái niệm về dự án và dự án học tập
1.2.1.1. Khái niệm về dự án
Khái niệm “Dự án” ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch,
trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất,



9
nhân lực cần thực hiện nhằm mục tiêu đề ra. Dự án được thực hiện trong những
điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau.
Dự án là quá trình tổ chức nghiên cứu một đề tài trong khoảng thời gian
nhất định do một cá nhân, một nhóm thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm sau dự án.

1.2.1.2. Khái niệm về dạy học theo dự án
Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án.
Nhiều tác giả coi dạy học theo dự án là một tư tưởng hay một quan điểm dạy
học, cũng có người coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án có
nhiều phương pháp dạy học được sử dụng.
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học
phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến
thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống có
thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với
thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ này được người học thực
hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục
đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá
trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học theo
dự án [5].
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của dạy học theo dự án
Các nhà khoa học của tập đoàn Intel đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản của
dạy học dự án như sau [13]:
- Dạy học theo dự án lấy người học là trung tâm của quá trình dạy học.
- Dạy học theo dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng
gắn với chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Dạy học theo dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương
trình.
- Dạy học theo dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường
xuyên.



10
- Dạy học theo dự án có tính liên hệ với thực tế.
- Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phảm và quá
trình thực hiện.
- Công nghệ thông tin hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học.
- Kỹ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học
theo dự án.

1.2.3. Một số quan điểm về dạy học theo dự án
Thông qua việc nghiên cứu tài liệu về dạy học theo dự án có rất nhiều
quan điểm, cách hiểu khác nhau của các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam và
trên thế giới như:
K.Frey nhà nghiên cứu giáo dục hàng đầu của nước Đức về dạy học theo
dự án cho rằng: “Phương pháp dự án là một con đường giáo dục. Đó là một hình
thức của hoạt động học tập, có tác dụng giáo dục. Quyết định là ở chỗ các nhóm
học tập xác định một chủ đề học tập, thống nhất về nội dung làm việc, tự lực lập
kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường
xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được”.
Nguyễn Văn Cường cho rằng: “Dạy học Project hay dạy học theo dự án là
một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo
viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về
mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm
thực hành có thể giới thiệu, công bố được”. Đây là định nghĩa thể hiện đầy đủ
bản chất, đặc điểm của dạy học theo dự án từ tính phức hợp của nhiệm vụ học
tập, tính tự lực của học sinh, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, định hướng
sản phẩm [16].
Theo tài liệu bồi dưỡng của chương trình “Đưa kỹ năng công nghệ thông
tin vào dạy và học” của Microsoft đã nêu lên những nét ưu việt của dạy học theo

dự án: “Cách học dựa trên dự án là một mô hình học tập khác với các hoạt động
học tập truyền thống với những bài giảng ngắn, tách biệt và lấy giáo viên làm


11
trung tâm. Theo đó, các hoạt động học tập được thiết kế một cách cẩn thận,
mang tính lâu dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy học sinh làm trung
tâm và hoà nhập với những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại ” [13].
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo cho rằng: “Dạy học theo dự án là một
phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức
hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với
tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế
hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết
quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu”
[17].
Tuỳ theo cách tiếp cận, mà có nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau
về dạy học theo dự án:
Dạy học theo dự án là phương pháp tổ chức dạy học mà giáo viên và học
sinh cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực tiễn
một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện cho học sinh tự
nghiên cứu và giải quyết vấn đề trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả tạo ra
được một sản phẩm nhất định.
Từ một số quan điểm trên cho thấy, mặc dù các nhà nghiên cứu giáo dục
trên thế giới và ở Việt Nam có những cách định nghĩa và những cách hiểu khác
nhau về dạy học theo dự án, nhưng có thể thấy các tác giả đều thống nhất về một
số điểm như sau:
- Dạy học theo dự án là hình thức tổ chức dạy học hướng vào người học,
lấy người học làm trung tâm.
- Trong dạy học theo dự án, người học tự nghiên cứu, tự thực hiện một
nhiệm vụ học tập do giáo viên đưa ra hoặc giáo viên cùng với người học đưa ra

để hình thành các kiến thức và các kỹ năng cần thiết.
- Các hoạt động học tập trong dạy học theo dự án được thiết kế cẩn thận,
theo sát chương trình học, có phạm vi kiến thức liên môn, lấy người học làm
trung tâm.
- Trong dạy học theo dự án phải tạo ra được những sản phẩm thực tế.


12
- Theo tôi, dạy học theo dự án là hình thức tổ chức những hoạt động học
tập dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh được làm, nghiên cứu, trải
nghiệm và tạo ra sản phẩm.
Như vậy, trong dạy học theo dự án, người học phải thực hiện nhiệm vụ
học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau . Khi đó, người
học phải tự lực lập kế hoạch , thực hiện, đánh giá kết quả , cuối cùng tạo ra được
những sản phẩm phù hợp với mục đich và yêu cầu đã đề ra. Sản phẩm cuối cùng
của các dự án học tập rất đa dạng và phong phú như : bản báo cáo, bài thuyết
trình PP, sản phẩm, ….
Ví dụ: Khi học sinh tham gia thực hiện dự án “Muối ăn với đời sống” môn
Hóa học lớp 9 thì sản phẩm tạo thành chính là hạt muối học sinh tự làm.
Học tập dựa trên dự án là cách thức tổ chức hoạt động dạy học mà người
học được cung cấp các tài liệu, các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ
thể, qua đó người học tích luỹ được kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề .
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng có liên quan thông qua các nhiệm
vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức
đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình.
Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định
hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những
bối cảnh thực tế [16].

Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau
như thuyết trình, vấn đáp, động não, hỏi chuyên gia,… nhằm tăng tính hấp dẫn
với nội dung bài học, với người học.
Thông thường học sinh sẽ tìm hiểu thông tin từ mạng Internet và từ những
cá nhân trực tiếp liên quan đến dự án cần thực hiện để giải quyết vấn đề, hiểu
sâu nội dung hơn. Trong quá trình thực hiện dự án, có sử dụng nhiều phương
tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thành dự án; có nhiều cách


13
đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm theo mục tiêu ban
đầu đề ra.
Theo chương trình ITP (Intel Teach Program) của Intel, dạy học theo dự
án được thiết kế nhằm hỗ trợ giúp giáo viên phát huy khả năng sáng tạo của
mình và của học sinh trong và ngoài học đường, phát huy cao độ tính tích cực,
sáng tạo chủ động của học sinh. Một trong những chủ đề của chương trình là tập
trung vào các phương pháp giúp giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng học
tập và đặc biệt nhấn mạnh phương pháp học thông qua thực hành [13].
Tóm lại, dạy học theo dự án hay phương pháp dạy học dự án được hiểu là
một phương pháp hay hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một
nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm
vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ
việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều
chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện [11].
1.2.4. Các hình thức dạy học theo dự án
Các hình thức dạy học dự án có thể được phân loại dựa theo nhiều cơ sở
khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chính [17]:
1.2.4.1. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của dự án
Có rất nhiều yếu tố, phương diện để phân loại hoạt động của dự án. Có
thể phân loại như sau :

- Dự án về học tập;
- Dự án về môi trường;
- Dự án về văn hóa;
- Dự án về kinh tế ...
1.2.4.2. Phân loại theo nội dung chuyên môn
- Dự án trong một môn học;
- Dự án liên môn ;
- Dự án ngoài chương trình.
1.2.4.3. Phân loại theo quy mô
Người ta phân ra các dự án: nhỏ, vừa, lớn dựa vào:


14
- Thời gian, chi phí;
- Số người tham gia: nhóm, tổ, lớp, trường, liên trường…
- Phạm vi tác động (ảnh hưởng) của dự án: trong trường, ngoài trường,
khu
vực…
Theo K.Frey (2005) đề nghị cách phân chia như sau:
- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học;
- Dự án trung bình: thực hiện trong một ngày đến một tuần hoặc 40 giờ
học;
- Dự án lớn: thực hiện với quỹ thời gian lớn, trên một tuần và có thể kéo
dài nhiều tháng.
1.2.4.4. Phân loại theo tính chất công việc
- Dự án “tham quan và tìm hiểu”;
Ví dụ: Dự án tham quan và tìm hiểu một quy trình sản xuất, dịch vụ (rượu
bia, xi măng, đồ gốm…);
- Dự án “thiết lập một cơ sở sản xuất, kinh doanh”;
Ví dụ: Dự án xây dựng một cơ sở xử lí nước thải sinh hoạt trong gia đình

– dự án liên môn tích hợp môn Hóa – Sinh trường THCS Nguyễn Đình Chiểu
năm 2016.
- Dự án “nghiên cứu, học tập” ;
Ví dụ: Dự án xác định “khoảng cách từ hai bên bờ sông Bạch Đằng – Đền
Tràng Kênh, Thủy Nguyên, Hải Phòng” – dự án học tập môn Toán lớp 8, kết
hợp trải nghiệm sáng tạo năm 2018.
- Dự án “tuyên truyền giáo dục, quảng cáo”;
Ví dụ: Dự án tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; an toàn
giao thông ngoài trường học.
- Dự án “tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội”.
Trong luận văn, do tính chất môn học và điều kiện thực tế, hình thức của
dự án nghiên cứu là dự án “nghiên cứu, học tập” theo phạm vi dự án nhỏ với số
lượng người tham gia ít và thời gian thực hiện ngắn.


15
1.2.5. Cấu trúc của dạy học theo dự án
Trong dạy học theo dự án có nhiều thành tố liên quan đến nhau, như [22]:
1.2.5.1. Người học
- Người học là trung tâm của dạy học dự án, người học không hoạt động
độc
lập mà làm việc theo nhóm, đóng vai là những người thuộc các lĩnh vực khác
nhau,
có nhiệm vụ hoàn thành vai trò của mình theo mục tiêu đã đề ra.
- Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, người học tự quyết định cách tiếp
cận
vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề.
- Trong dạy học theo dự án người học cần hoàn thành dự án với những
sản
phẩm cụ thể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội.


1.2.5.2. Giáo viên
- Trong suốt quá trình dạy học, vai trò của giáo viên là định hướng, tổ
chức,
tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học thực hiện dự án
và thông qua đó phát triển các năng lực của bản thân.
- Giáo viên tạo điều kiện cho người học lựa chọn và thể hiện vai trò phù
hợp
với nội dung chủ đề học; hỗ trợ người học hoàn thành vai trò đó.
- Tạo môi trường học tập, chỉ dẫn, gợi lên những nghi vấn và thúc đẩy sự
hiểu biết sâu hơn của người học.
- Hướng dẫn người học tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực
hiện
những nhiệm vụ cụ thể của dự án.
- Cho phép và khuyến khích người học tự kiến tạo nên kiến thức của họ.
1.2.5.3. Nội dung dạy học


16
Nội dung dạy học được người học tiếp thu trong quá trình thực hiện dự
án. Nội dung dạy học cần theo sát chương trình học và có phạm vi kiến thức liên
môn. Khi thiết kế dự án, cần phải chọn những nội dung dạy học có mối liên hệ
với cuộc sống ở môi trường ngoài lớp học, hướng tới những vấn đề của thế giới
thật.
1.2.5.4. Phương pháp dạy học
Trong dạy học theo dự án người tổ chức có thể phối hợp nhiều PPDH
khác nhau: thuyết trình, đàm thoại, nghiên cứu, nêu vấn đề, làm việc theo nhóm,

Học tập trong dự án là học tập trong hành động. Vì vậy, người học không
tiếp thu thông tin một cách bị động mà là người tích cực tìm tòi, chiếm lĩnh kiến

thức. Như vậy, mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với người học vì đó là những
vấn đề có thật trong đời sống.
1.2.5.5. Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học trong dạy học dự án là sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo, máy tính, internet, các phương tiện trình chiếu…. Người học cần được tạo
điều kiện sử dụng công nghệ thông tin khi sản xuất một sản phẩm dự án, khi
trình
bày vấn đề...
1.2.5.6. Môi trường và thời gian thực hiện dự án
Dự án có thể chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học và có độ dài khoảng 1-2
tiết, hoặc có thể vượt ra ngoài phạm vi lớp học và kéo dài trong suốt năm học.
1.2.6. Đặc điểm của dạy học theo dự án
Trong các tài liệu về dạy học theo dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa
ra
và sắp xếp theo nhiều hệ thống khác nhau. Các đặc điểm cơ bản của dạy học
theo
dự án phản ánh bản chất của dạy học theo dự án; phù hợp với bản chất của dạy
học


17
dự án và các sản phẩm của dự án phải được định hướng cho việc vận dụng.
Dưới
đây là hệ thống bẩy đặc điểm cơ bản của dạy học theo dự án [8] [16]:
- Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống
của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm
của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận
thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn
việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những
trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã

hội tích cực.
Ví dụ: Trong môn Hóa học lớp 9, học sinh thực hiện dự án học tập: “muối
ăn trong đời sống”, trong dự án này học sinh trong vai trò là những kĩ sư nông
nghiệp đến thăm làng nghề làm muối tại xã Bàng La – quận Đồ Sơn để tìm hiểu,
nghiên cứu cách làm muối từ nước biển, tìm hiểu ứng dụng của muối ăn trong
đời sống: làm mắm, gia vị,…từ đó đưa ra một số biện pháp giúp người dân bảo
tồn làng nghề truyền thống.
- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội
dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của
người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
Ví dụ: Khi tham gia một dự án học tập môn Toán lớp 8: “Xác định
khoảng cách giữa hai bên bờ sông Bạch Đằng – huyện Thủy Nguyên” học sinh
được tham gia trải nghiệm thực tế đến khu di tích Đền Tràng Kênh – huyện
Thủy Nguyên, các em được tham quan, tìm hiểu lịch sử góp phần làm tăng hứng
thú với môn học.
- Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của
nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ,
vấn đề mang tính phức hợp. Đặc điểm này giúp dự án gần với hực tế vì trong
cuộc sống ta cần kiến thức tổng hợp để làm việc.
Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận
dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, việc


×