Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

1537580749702 bai 4 de 2 cau hoi vd ve dich ma va dieu hoa hoat dong gen inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.34 KB, 4 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: CÂU HỎI VẬN DỤNG VỀ DỊCH MÃ VÀ ĐIỀU HÒA HĐ GEN

Câu 1 [18651]: Khi dịch mã bộ ba đối mã tiếp cận với các bộ ba mã sao theo chiều:
A. Luôn theo chiều 5’ → 3’
B. Luân phiên theo vị trí A và p của ribôxome
C. Luôn theo chiều 3’ → 5’
D. Di chuyển ngẫu nhiên
Câu 2 [18652]: Trong quá trình dịch mã, đầu tiên tiểu phần nhỏ của ribôxôm liên kết mARN ở vị trí
A. đặc hiệu gần côđon mở đầu
B. côđon mở đầu AUG.
C. côđon kết thúc.
D. sau côđon mở đầu.
Câu 3 [18653]: Mã di truyền được đọc:
A. từ 1 điểm bất kỳ trong phân tử mARN
B. các bộ ba nuclêôtit chồng gối lên nhau
C. từ 1 điểm xác định và liên tục theo từng bộ ba
D. từ 1 điểm xác đinh và không liên tục các bộ ba
Câu 4 [18654]: Các bộ ba không tham gia mã hoá cho các axít amin là:
A. AUG, UGA, UAG.
B. AUG, UAA, UAG.
C. AUU, UAA, UAG.
D. UAA, UAG, UGA.
Câu 5 [18655]: Cơ chế di truyền nào dưới đây chỉ xảy ra ở trong tế bào chất của tế bào nhân thực?
A. Tự sao
B. Phiên mã
C. Phiên mã và tự sao
D. Dịch mã


Câu 6 [18656]: bộ ba mã sao 5' GXA 3' có bộ ba đối mã tương ứng là :
A. 5' XGU 3'
B. 5' GXA 3'
C. 3' XGT 5'
D. 5' UGX 3'
Câu 7 [18657]: Axit amin Mêtionin được mã hóa bằng bộ ba:
A. AUG
B. AUX
C. AUU
D. GUA
Câu 8 [18658]: Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là
A. đều có sự tham gia của các loại enzim ARN pôlimeraza.
B. đều diễn ra ở tế bào chất của sinh vật nhân thực.
C. đều dựa trên nguyên tắc bổ sung.
D. đều có sự tham gia của mạch gốc ADN.
Câu 9 [18659]: Trong quá trình dịch mã, hiện tượng poliriboxom có tác dụng:
A. định hướng lượng protein được sản xuất ra.
B. giữ cho mARN lâu bị phân huỷ.
C. tăng hiệu suất tổng hợp protein khác loại.
D. tăng hiệu suất tổng hợp protein cùng loại.
Câu 10 [18660]: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế:
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã.
D. tự sao, tổng hợp ARN
Câu 11 [18662]: tARN mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã là:
A. UAX
B. AUA
C. AUX
D. XUA

Câu 12 [18663]: Quá trình dịch mã kết thúc khi:
A. ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với hai tiểu phần lớn và bé.
B. ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG
C. ribôxôm gắn axit amin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlypeptit.
D. ribôxôm tiếp xúc với một trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA
Câu 13 [18665]: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:
(1) Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
(2) Tiểu phần bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu
(3) tARN có anticôđon là 3' UAX 5' rời khỏi ribôxôm.
(4) Tiểu phần lớn của ribôxôm gắn với tiểu phần bé.
(5) Phức hợp [fMet–tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.
(6) Phức hợp [aa2 –tARN] đi vào ribôxôm.
7) Mêtiônin tách rời khỏi chuỗi pôlipeptit
(8) Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2 .
(9) Phức hợp [aa1 –tARN] đi vào ribôxôm.
Trình tự nào sau đay là đúng?
A. 2–4–1–5–3–6–8–7.
B. 2–5–4–9–1–3–6–8–7.
C. 2–5–1–4–6–3–7–8.
D. 2–4–5–1–3–6–7–8.
Câu 14 [18720]: Một đoạn mạch bổ sung của một gen ở vi khuẩn E.colicó trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG
XGA GXX 3’. Quá trình dịch mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên phiên mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia
như sau
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam


A. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’. B. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3’.
C. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’. D. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’.
Câu 15 [18744]: Cho các thành phần sau 1. Gen; 2. mARN; 3. Axitamin; 4. tARN; 5. Ribôxôm; 6. enzim. Có bao nhiêu
thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlypeptit?
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 16 [19130]: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-T; G-X và ngược lại thể hiện trong cấu trúc phân tử và
quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép.
(4) Quá trình phiên mã.
(2) Phân tử mARN.
(5) Quá trình dịch mã.
(3) phân tử tARN.
(6) Quá trình tái bản ADN.
A. (1) và (4).
B. (1) và (6).
C. (2) và (6).
D. (3) và (5).
Câu 17 [19132]: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ diển ra trong nhân của tế bào nhân thực
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN
A. (1), (4).
B. (2), (4)
C. (1), (3)
D. (2), (3)
Câu 18 [19133]: Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là

A. nhân tố trung gian vận chuyển thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
B. cấu tạo nên riboxom là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein.
C. truyền thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể và thế hệ tế bào.
D. nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên ARN thông tin theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 19 [19136]: Có bao nhiêu đăc điển khác nhau giữa nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực trong
số các đặc điểm sau:
(1) Số đơn vị tái bản.
(2) Enzim.
(3) Sợi ADN mới có chiều 5’ – 3’.
(4) Hai mạch ADN mẹ làm khuôn.
(5) Tốc độ gắn nucleotit tự do vào mạch khuôn.
(6) Nguyên tắc.
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 20 [13066]: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đúng khi nói về các cơ chế di truyền ở vi khuẩn?
(1) Mọi cơ chế di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.
(2) Quá trình nhân đôi và phiên mã đều cần có sự tham gia của enzim ARN polimeraza.
(3) Mỗi gen tổng hợp ra một ARN luôn có chiều dài đúng bằng chiều dài của vùng mã hóa trên gen.
(4) Quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn.
(5) Các gen trên ADN vùng nhân luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 21 [26322]: Trong có chế điều hoà hoạt động gen của opêron Lac ở E coli prôtêin ức chế do gen điều hoà tổng hợp
có chức năng
A. gắn vào vùng vận hành (O) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
B. gắn vào vùng vận hành (O) để ức chế quá trình phiên mã của các gen cấu trúc

C. gắn vào vùng khởi động (P) để ức chế quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
D. gắn vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
Câu 22 [26323]: Ở opêron Lac, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì lactôzơ gắn với:
A. chất ức chế làm cho nó bị bất hoạt
B. vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành.
C. enzim ARN pôlimêraza làm kích hoạt enzim này.
D. prôtêin điều hoà làm kích hoạt tổng hợp prôtêin.
Câu 23 [26338]: Chức năng của gen điều hoà là:
A. kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc
B. tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc
C. kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hoà tạo ra
D. luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc
Câu 24 [26345]: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng điều hoà trên gen cấu trúc?
A. Nằm ở đầu 3' của gen
B. Là nơi liên kết của enzim ARN- polymeraza.
C. Chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã.
D. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Câu 25 [26365]: Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn :
A. phiên mã.
B. dịch mã và biến đổi sau dịch mã.
C. phiên mã và biến đổi sau phiên mã.
D. dịch mã.
Câu 26 [26367]: Trong tế bào khả năng hoạt động của các gen là khác nhau, sự khác nhau đó là do sự hoạt động của các
gen phụ thuộc vào
A. điều kiện sống của cá thể và khả năng tìm kiếm thức ăn của từng cá thể.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 2



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

B. chế độ dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống xung quanh cá thể.
C. giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào.
D. nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện sức khoẻ của cá thể trước môi trường sống.
Câu 27 [26368]: Thực chất của quá trình điều hoà hoạt động gen là điều hoà
A. lượng sản phẩm của gen được tạo ra. B. lượng prôtêin ức chế được tạo ra từ gen điều hoà.
C. sự hoạt động của vùng khởi động và vùng vận hành. D. quá trình dịch mã tổng hợp nên prôtêin.
Câu 28 [26378]: Theo mô hình điều hoà hoạt động gen ở E.coli thì chức năng của vùng vận hành trong opêron lac là
A. là vị trí tương tác với prôtêin ức chế (chất cảm ứng).
B. là vị trí tương tác với enzim ARN pôlimeraza.
C. là vị trí tương tác với enzim ADN pôlimeraza.
D. là nơi tổng hợp nên prôtêin ức chế (chất cảm ứng).
Câu 29 [26420]: Trong cơ chế điều hòa hoạt động ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì?
A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza.
B. Mang thông tin quy định prôtein ức chế.
C. Mang thông tin quy định enzim ARN pôlimeraza.
D. Nơi liên kết với prôtein điều hòa.
Câu 30 [26421]: Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac thì vùng khởi động (promotor) là
A. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.
C. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã.
D. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành
nên tính trạng.
Câu 31 [26425]: Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong Operon Lac, kết luận nào sau đây
đúng?
A. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau.
B. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.
C. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
D. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau.

Câu 32( ID:56290 ): Thành phần và trình tự sắp xếp đúng của một operon là
A. gen điều hòa, vùng khởi động p, vùng vận hành O và các gen cấu trúc Z, Y, A
B. Vùng khởi động P, vùng vận hành O và các gen cấu trúc Z, Y và A
C. các gen cấu trúc Z. Y. A vùng khởi động P và vùng vận hành O
D. gen điều hòa, vùng vận hành O, vùng khởi động P và các gen cấu trúc Z,Y và A
Câu 33( ID:56028 ): Cơ chế điều hòa đối với operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của các yếu tố nào?
A. Dựa vào tương tác của protein ức chế với nhóm gen cấu trúc.
B. Dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng P.
C. Dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng O.
D. Dựa vào tương tác của protein ức chế với sự thay đổi của môi trường.
Câu 34( ID:56056 ): Trình tự các gen trong 1 operon Lac như sau:
A. Gen điều hòa (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: Gen Z – gen Y – Gen A.
B. Vùng vận hành (O) → Vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc: Gen Z – gen Y – Gen A.
C. Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: Gen Z – gen Y – Gen A.
D. Gen điều hòa (R) → vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc
Câu 35 (V-ID:74384 ): Trong các khẳng định dưới đây, có bao nhiêu khẳng định đúng về mô hình hoạt động của ôperôn
Lac ở E. Coli?
(1) Trong operon Lac có 3 gen cấu trúc và 1 gen điều hòa.
(2) Trong môi trường có lactose, gen điều hòa vẫn được phiên mã.
(3) Chất ức chế bám vào vùng vận hành khi trong môi trường không có lactose.
(4) Đột biến gen xảy ra tại gen Z có thể làm thay đổi cấu trúc của cả 3 chuỗi pôlipeptit do 3 gen Z, Y, A qui định.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 0.
Câu 36 (V-ID:74393 ): Khi nói về điều hòa hoạt động gen có các nội dung:
(1) Ở sinh vật nhân thực, phần lớn gen ở trạng thái hoạt động chỉ có một số ít gen đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt
động.
(2) Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tạo ra.
(3) Operon Lac bao gồm nhóm gen cấu trúc, gen điều hòa, vùng khởi động và vùng vận hành.

(4) Vùng vận hành là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
(5) Khi môi trường có lactozo, các phân tử này liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu trúc không gian của protein,
tạo điều cho ARN polimeraza tiến hành dịch mã.
(6) Ứng dụng quá trình điều hòa hoạt động gen, con người có thể nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư bằng cách đưa protein
ức chế ngăn cho khối u không phát triển.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

1
A
21
B

2
A
22

A

3
C
23
C

4
D
24
D

5
D
25
A

6
D
26
C

7
A
27
A

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
8
9

10 11
C
D
A
A
28 29 30 31
A
B
B
C

12 13 14 15 16 17 18 19 20
A
B
D
B
B
D
D
B
C
32 33 34 35 36
B
C
C
C
A
Biên soạn: Thầy THỊNH NAM
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: />
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao


Trang 4



×