Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

1540364524607 bai 12 de 1 kiem tra kien thuc phan dot bien so luong nst inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.63 KB, 4 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA KIẾN THỨC PHẦN ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
Câu 1 ( ID:25363 ): Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có
thể được tìm thấy ở
A. thể một hoặc thể bốn kép.
B. thể ba.
C. thể một hoặc thể ba.
D. thể bốn hoặc thể ba kép.
Câu 2 ( ID:25364 ): Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là
Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong
các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbEe.
B. AaBbDddEe. C. AaaBbDdEe. D. AaBbDEe.
Câu 3 ( ID:25365 ): Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân
li
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
Câu 4 ( ID:25366 ): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể gồm có các loại cơ bản là
A. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng.
B. đột biến cấu trúc và đột biến lệch bội.
C. đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
D. đột biến đa bội và đột biến số lượng.
Câu 5 ( ID:25367 ): Đột biến lệch bội là
A. đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào.
B. đột biến làm tăng số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào.


C. đột biến làm giảm số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào.
D. đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 6 ( ID:25368 ): Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là
A. do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li.
B. do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li.
C. do rối loạn trong quá trình thụ tinh làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không kết hợp với nhau.
D. do rối loạn trong quá trình thụ tinh làm cho một cặp nhiễm sắc thể bị tiêu biến đi một chiếc.
Câu 7 ( ID:25369 ): Đột biến lệch bội gồm có các dạng cơ bản là
A. thể không (2n), thể một (2n + 1), thể ba (2n + 3), thể bốn (2n + 4).
B. thể không (2n – 2), thể một (2n), thể ba (2n + 1 + 1 + 1), thể bốn (2n + 1 + 1 + 1 + 1).
C. thể không (2n – 2), thể một (2n – 1), thể ba (2n + 1), thể bốn (2n + 2).
D. thể không (2n), thể một (2n + 1), thể ba (2n + 2), thể bốn (2n + 3).
Câu 8 ( ID:25370 ): Sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong một tế bào sinh tinh của
cơ thể lưỡng bội (2n) có thể làm xuất hiện các loại giao tử
A. n ; n + 1 ; n – 1. B. n + 1 ; n – 1. C. 2n + 1 ; 2n – 1.
D. n ; 2n + 1.
Câu 9 ( ID:25371 ): Một phụ nữ trong quá trình phát triển của cơ thể có những biểu hiện sinh lí khác thường.
Khi tiến hành làm tiêu bản tế bào từ tế bào cơ thể người phụ nữ này người ta thấy cặp nhiễm sắc thể số 23 chỉ
có 1 chiếc, còn các cặp khác bình thường. Có thể kết luận, người phụ nữ trên bị đột biến lệch bội dạng
A. thể ba.
B. thể một.
C. thể không.
D. thể bốn.
Câu 10 ( ID:25372 ): Thể không là
A. tế bào mất hẳn cặp nhiễm sắc thể giới tính.
B. tế bào không còn nhiễm sắc thể thường.
C. tế bào mất đi một hoặc một vài nhiễm sắc thể.
D. tế bào mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể nào đó.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao


Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 11 ( ID:25373 ): Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 44A + XY. Khi tế
bào này giảm phân các cặp nhiễm sắc thể thường phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li
trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân
của tế bào trên là
A. 22A và 22A + XX.
B. 22A + X và 22A + YY.
C. 22A + XX và 22A + YY.
D. 22A + XY và 22A.
Câu 12 ( ID:25374 ): Sự kết hợp của 2 giao tử (n + 1) sẽ tạo ra:
A. Thể một kép.
B. Thể 3.
C. Thể 4 hoặc thể 3 kép
D. Thể song nhị bội
Câu 13 ( ID:25375 ): Nếu sản phẩm giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm 3 loại (n); (n + 1); (n - 1) và từ
đó sinh ra một người con bị hội chứng siêu nữ thì chứng tỏ đã xảy ra sự rối loạn phân ly của 1cặp NST ở :
A. giảm phân I của mẹ hoặc bố.
B. giảm phân của mẹ hoặc giảm phân II của bố.
C. giảm phân I của bố hoặc giảm phân II của mẹ.
D. giảm phân I của mẹ hoặc giảm phân I bố.
Câu 14 ( ID:25376 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện đột biến số lượng NST:
A. Do rối loạn phân li của NST trong các tế bào già.
B. Do tế bào già nên trong giảm phân, một số cặp không phân li.
C. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau phân bào.
D. Do NST phân đôi không bình thường.

Câu 15 ( ID:25377 ): Một trong các cơ chế phát sinh của ĐB lệch bội là :
A. Lần NP đầu tiên của hợp tử tất cả các cặp NST không phân li tạo thể lêch bội.
B. 1 hay 1 số cặp NST không phân li trong GP tạo gtử thiếu hay thừa 1 vài NST, các gtử này kết hợp với gtử
bình thường tạo thể lệch bội.
C. 1 hay 1 số cặp NST không phân li trong GP tạo gtử thiếu hay thừa 1 vài NST, các gtử này kết hợp với
nhau tạo thể lệch bội.
D. 1 hay 1 Tất cả các cặp NST không phân li trong GP tạo gtử 2n, các gtử này kết hợp với gtử bình thường
tạo thể lệch bội.
Câu 16 ( ID:25378 ): Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần
nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển
thành
A. thể một
B. thể ba
C. thể không
D. thể bốn
Câu 17 ( ID:25379 ): Cà chua có bộ NST 2n =24. Tế bào nào sau đây là thể đa bội lẻ?
A. Tế bào có 25 NST.
B. Tế bào có 23 NST.
C. Tế bào có 36 NST.
D. Tế bào có 48 NST.
Câu 18 ( ID:25380 ): Ở ngô bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Trong nguyên phân nếu thoi vô sắc không
được hình thành có thể tạo ra
A. thể ba, 2n + 1.
B. thể không, 2n – 2.
C. thể bốn, 2n + 2.
D. thể tứ bội, 4n = 40.
Câu 19 ( ID:25381 ): Cơ chế phát sinh thể đa bội là do bộ nhiễm sắc thể của tế bào không
A. phân li trong quá trình phân bào.
B. phân li trong quá trình nguyên phân.
C. phân li trong quá trình giảm phân.

D. nhân đôi trong quá trình phân bào.
Câu 20 ( ID:25382 ): Nếu trong nguyên phân nếu thoi phân bào trong tế bào lưỡng bội (2n) không hình thành
thì có thể tạo nên tế bào mang bộ nhiễm sắc thể.
A. lưỡng bội
B. tứ bội.
C. tam bội.
D. đơn bội
Câu 21 ( ID:25383 ): Cơ thể đa bội thường có đặc điểm
A. tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh sản nhanh, chống chịu tốt.
B. tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt.
C. sinh sản nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao.
D. sinh trưởng và phát triển chậm, chống chịu kém, năng suất thấp.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 22 ( ID:25384 ): Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì
A. nó góp phần làm tăng khả năng sinh sản.
B. nó góp phần hình thành nên loài mới.
C. nó góp phần tạo ra những kiểu hình mới.
D. nó góp phần tạo ra những cá thể mới.
Câu 23 ( ID:25385 ): Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội có chứa bộ nhiễm sắc thể mà
A. có một cặp nhiễm sắc thể có 3 chiếc tương đồng.
B. có một số cặp nhiễm sắc thể có 3 chiếc tương đồng.
C.tất cả các cặp nhiễm sắc thể đều gồm có 3 chiếc tương đồng.
D. bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được tăng lên gấp 3 lần.
Câu 24 ( ID:25386 ): Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đột biến

A. tự đa bội lẻ.
B. tự đa bội chẵn.
C. dị đa bội.
D. song nhị bội.
Câu 25 ( ID:25387 ): Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là
A. bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có số lượng gấp đôi.
B. tế bào mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau.
C. khả năng sinh trưởng, phát triển và tổng hợp chất hữu cơ kém hơn.
D. gặp ở động vật nhiều hơn so với thực vật.
Câu 26 ( ID:25388 ): Thể đa bội có kiểu gen AAAa được tạo ra từ
A. phép lai giữa cơ thể AA với Aa trong quá trình giảm phân cơ thể AA phát sinh giao tử bình thường, cơ
thể Aa tạo ra giao tử bất thường Aa.
B. cơ thể mang kiểu gen Aa trong quá trình nguyên phân bổ sung cônsixin ngăn cản sự hình thành các thoi
phân bào.
C. phép lai giữa cơ thể AA với Aa trong quá trình giảm phân cơ thể Aa phát sinh giao tử bình thường, cơ thể
AA tạo ra giao tử bất thường AA.
D. phép lai giữa cơ thể AA với Aa trong quá trình giảm phân cả hai cơ thể Aa và AA phát sinh giao tử bất
thường tạo giao tử Aa và AA.
Câu 27 ( ID:25389 ): Khi lai giữa cây cải củ (2n = 18) với cây cải bắp (2n = 18) con lai F1 bất thụ do
A. không ra hoa.
B. thời gian sinh trưởng kéo dài.
C. cấu trúc bộ nhiễm sắc thể không tương đồng.
D. ra hoa đơn tính.
Câu 28 ( ID:25390 ): Lai cải củ (2n = 18) với cải bắp (2n = 18), cải lai tạo ra (2n = 18) bất thụ. Tứ bội hóa cải
lai (4n = 36) thì cải lai tứ bội sinh sản hữu tính bình thường. Hiện tượng này được giải thích là: ở cải lai tứ bội
A. bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi nên có khả năng sinh sản hữu tính.
B. họat động sinh lí không bị rối loạn nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
C. số lượng nhiễm sắc thể là số chẵn nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
D. các nhiễm sắc thể xếp thành cặp tương đồng nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
Câu 29 ( ID:25391 ): Tự đa bội là hiện tượng trong tế bào có chứa

A. số NST cùng một loài tăng lên một số nguyên lần và lớn hơn 2n.
B. hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài.
C. hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài.
D. bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
Câu 30 ( ID:25392 ): Những thể đa bội nào sau đây có thể được hình thành khi đa bội hoá tế bào xôma có bộ
nhiễm sắc thể 2n?
A. 3n, 4n, 5n.
B. 4n, 6n, 8n.
C. 6n, 8n, 10n. D. 4n, 8n, 16n.
Câu 31 ( ID:25393 ): Thể đa bội thường gặp ở thực vật. Đặc điểm không đúng đối với thực vật đa bội là
A. tế bào có lượng ADN tăng gấp bội.
B. cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu khỏe.
C. hoàn toàn không có khả năng sinh sản.
D. sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
Câu 32 ( ID:25394 ): Thế nào là đột biến dị đa bội?
A. Đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST hoặc toàn bộ NST.
B. Là đột biến về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

C. Là khi cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào do lai xa kèm đa bội hoá.
D. Là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n.
Câu 33 ( ID:25395 ): Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là
A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly.
B. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân.
C. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân.

D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân.
Câu 34 ( ID:25396 : Hiện tượng nào sau đây là nói về thể đột biến?
A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
C. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
Câu 35 ( ID:25397 ): Thể đa bội lẻ
A. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
B. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
C. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.
D. thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 36 ( ID:25398 ): Trong thực tiễn chọn giống, để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể, người ta
thường sử dụng dạng đột biến
A. tam bội.
B. lệch bội.
C. dị đa bội.
D. tứ bội.
Câu 37 ( ID:25399 ): Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm
sắc thể. Các thể ba này có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma
A. khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
Câu 38 ( ID:25400 ): Ở một loài, xét một tế bào mang hai cặp nhiễm sắc thể có đột biến chuyển đoạn tương hỗ
giữa 2 nhiễm sắc thể của hai cặp, các cặp khác nhiễm sắc thể không mang đột biến. Khi một tế bào trên giảm
phân bình thường, số loại giao tử có NST bị đột biến chuyển đoạn và số loại giao tử bình thường là
A. 2 loại giao tử đột biến; 2 loại giao tử bình thường B. 3 loại giao tử đột biến; 1 loại giao tử bình thường
C. 1 loại giao tử đột biến; 3 loại giao tử bình thường D. 1 loại giao tử đột biến; 1 loại giao tử bình thường
Câu 39 ( ID:25401 ): Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bệnh Đao?
A. Bệnh không có liên kết với yếu tố giới tính.

B. Do đột biến gen tạo ra.
C. Do đột biến cấu trúc NST tạo ra.
D. Do đột biến đa bội tạo ra.
Câu 40 ( ID:25402 ): Xét một tế bào có kiểu gen Aaa, kiểu gen này có thể được hình thành từ cơ thể lưỡng bội
do đột biến:
A. Đa bội và dị bội.
B. ĐB gen và ĐB dị bội.
C. ĐB cấu trúc NST.
D. ĐB đa bội
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12 13 14 15
Đáp án D D A C D B C A B D D C B C B
Câu
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án
B C D A B B B C A B D C D A D
Câu
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C C D C D B D B A A


Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 4



×