Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

1550081572921 de 4 quan the sinh vat phan 3pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.35 KB, 4 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: SINH THÁI HỌC
Nội dung: QUẦN THỂ SINH VẬT - PHẦN 3

Câu 1 [ID: 54824]: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kích thước của quần thể là
A. mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất - nhập cư, nguồn sống.
B. khối lượng tối đa của cá thể, mức sinh sản, mức xuất - nhập cư.
C. mức sinh sản, mức tử vong, kích thước tối đa của cá thể.
D. mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư, mức nhập cư.
Câu 2[ID: 54825]: Mức sinh sản của quần thể là
A. hiệu số giữa số cá thể được sinh ra với số cá thể bị chết đi.
B. số cá thể được sinh ra trong thời gian tồn tại của quần thể.
C. số cá thể sống sót đến tuổi trưởng thành của quần thể.
D. số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian xác định.
Câu 3 [ID: 54826]: Mức nhập cư là
A. là hiệu số giữa số cá thể chuyển đến với số cá thể chuyển đi.
B. số cá thể từ các quần thể khác chuyển đến sống trong quần thể.
C. số cá thể chuyển đến trong thời gian tồn tại của quần thể.
D. số cá thể từ quần thể chuyển đến sống ở các quần thể khác.
Câu 4 [ID: 54827]: Cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thống nhất, mối tương quan giữa
A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tự vong của quần thể.
B. mức nhập cư và mức xuất cư của quần thể.
C. tỉ lệ sinh sản và mức xuất cư của quần thể.
D. tỉ lệ tử vong và mức nhập cư của quần thể.
Câu 5 [ID: 54828]: Kích thước của quần thể có thể tăng lên trong trường hợp nào sau đây?
A. Mức độ sinh sản nhỏ hơn mức độ tử vong.
B. Mức độ sinh sản lớn hơn mức độ tử vong.
C. Nhập cư nhỏ hơn xuất cư.
D. Mức độ sinh sản bằng mức độ tử vong.


Câu 6 [ID: 54829]: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi:
A. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.
B. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.
C. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.
D. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Câu 7 [ID: 54830]: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi
trường được gọi là hiện tượng gì?
A. Phân bố cá thể
B. Kích thước của quần thể
C. Tăng trưởng của quần thể
D. Biến động số lượng cá thể
Câu 8 [ID: 54831]: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể
D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu 9 [ID: 54832]: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. Tăng mật độ cá thể , khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
B. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau.
C. Giảm số lượng cá thể, đảm bảo số lượng cá thể tương ứng với nguồn sống của môi trường.
D. Tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
Câu 10 [ID: 54833]: Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng,
còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho
vào bể một ít rong với mục đích để.
A. tăng hàm lượng oxy trong nước nhờ sự quang hợp của rong.
B. Bổ sung lượng thức ăn cho cá.
C. Giảm sự cạnh tranh của hai loài.
D. Làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi.
Câu 11 [ID: 54834]: Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, người ta thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở:
A. ven lũy tre làng

B. Trong các vườn cây rậm rạp.
C. Trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các cây cổ thụ
D. Trên các bãi cỏ ở những gò đống, bãi tha ma ngoài đồng.
Câu 12[ID: 54835]: Cây rừng khộp Tây Nguyên lá rộng rụng lá vào mùa khô do
A. gió nhiều với cường độ lớn
B. Nhiệt độ giảm
C. lượng mưa cực thấp
D. Lượng mưa trung bình
Câu 13 [ID: 54836]: Những yếu tố nào không ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước quần thể?
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

A. Tỷ lệ giới tính
B. Sinh sản
C. Tử vong
D. Nhập cư và xuất cư
Câu 14[ID: 54837]: Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tuổi thọ trung bình
B. Mật độ
C. Tỷ lệ giới tính
D. Sự phân bố cá thể.
Câu 15 [ID: 54838]: Tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. Coli trong điều kiện thí nghiệm (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận
lợi) là:
A. Tăng trưởng thực tế của quần thể vi khuẩn
B. Do không có kẻ thù.
C. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

D. Do nguồn sống thuận lợi
Câu 16[ID: 54839]: Điều nào sau đây không đúng khi nói về mật độ quần thể?
A. Mật độ chỉ ảnh hưởng tới các cá thể trưởng thành.
B. Mức độ lan truyền của vật kí sinh tăng lên khi mật độ cá thể tăng.
C. Tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản phụ thuộc vào mật độ.
D. Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh của quần thể.
Câu 17[ID: 54840]: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
B. số lượng cá thể có trong quần thể, đảm bảo cho quần thể sinh trưởng và phát triển.
C. tỉ lệ đực và cái trong quần thể, đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển.
D. tỉ lệ các nhóm tuổi trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu 18 [ID: 54841]: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân
chính là
A. mất hiệu quả nhóm.
B. không kiếm đủ ăn.
C. gen lặc có hại biểu hiện.
D. sức sinh sản giảm.
Câu 19[ID: 54842]: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
A. Sức tăng trưởng của các cá thể.
B. Mức sinh sản.
C. Mức tử vong.
D. Nguồn thức ăn và kẻ thù từ môi trường.
Câu 20 [ID: 54843]: Trên thực tế. các quần thể không thể tăng số lượng cá thể mãi mãi. Kích thước lớn nhất của quần thể được giới
hạn bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Tỉ lệ sinh sản.
B. Tỉ lệ tử vong.
C. Kiểu phân bố.
D. Sức chứa của môi trường.
Câu 21[ID: 54844]: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
Câu 22 [ID: 54845]: Kích thước quần thể nhỏ nhất thường gặp ở các loài
A. kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp.
B. kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao.
C. khả năng phục hồi số lượng cá thể nhanh.
D. tuổi sinh sản lần đầu đến sớm.
Câu 23 [ID: 54846]: Nếu nguồn sống dồi dào, không gian cư trú không giới hạn, điều kiện sống thuận lợi, đồ thị tăng trưởng của
quần thể ở dạng
A. tăng dần đều.
B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.
D. giảm dần đều.
Câu 24 [ID: 54847]: Dân số một quốc gia ổn định nhất khi
A. nhóm tuổi trước sinh sản có tỉ lệ cao nhất .
B. nhóm tuổi trước sinh sản có tỉ lệ thấp nhất.
C. nhóm tuổi sinh sản có tỉ lệ cao nhất.
D. mức sinh và nhập cư bằng mức tử và di cư.
Câu 25 [ID: 54848]: Ở những nước đang phát triển, để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm ô nhiễm môi trường, biện pháp nào
dưới đây cần được đặt lên hàng đầu?
A. Trồng rừng.
B. Hạn chế tăng dân số.
C. Khai hoang.
D. Xử lí rác thải.
Câu 26 [ID: 54849]: Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể sinh vật?
A. Mật độ cá thể.
B. Sự phân bố cá thể của quần thể.
C. Nhóm tuổi.

D. Loài ưu thế và loài đặc trưng.
Câu 27 [ID: 54850]: Biến động số lượng cá thể của quần thể là
A. dưới tác dụng tổng hợp của các nhân tố môi trường.
B. do sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh sản và mức xuất cư.
C. do sự chênh lệch giữa mức nhập cư và mức xuất cư.
D. do sự thay đổi nguồn thức ăn và không gian sống.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 28 [ID: 54851]: Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là biến động
A. theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa.
B. không theo chu kì và biến động theo chu kì.
C. theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm.
D. theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì.
Câu 29 [ID: 54852]: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm
(thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. biến động số lượng theo chu kỳ năm
B. biến động số lượng theo chu kỳ mùa
C. biến động số lượng không theo chu kỳ
D. không phải là biên động số lượng
Câu 30 [ID: 54853]: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?
A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào.
B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hại có nhiều thức ăn.
C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh.
D. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú.
Câu 31 [ID: 54854]: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể quần thể theo chu kỳ là do:

A. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm.
B. Do những thay đổi có tính chu kỳ của dịch bệnh hàng năm.
C. Do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường.
D. Do mỗi năm đều có một loại dịch bệnh tấn công quần thể.
Câu 32 [ID: 54855]: Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?
A. Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa.
B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân.
C. Gà rừng chết rét.
D. Cá cơm ở biển Peerru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm /lần
Câu 33 [ID: 54856]: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. Khí hậu
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
C. Lũ lụt
D. Nhiệt độ xuống quá thấp
Câu 34 [ID: 54857]: Chuồn chuồn, ve sầu... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc
dạng biến động số lượng nào sau đây?
A. Không theo chu kỳ
B. Theo chu kỳ ngày đêm
C. Theo chu kỳ tháng
D. Theo chu kỳ mùa
Câu 35 [ID: 54858]: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
A. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.
B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể.
C. sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật ký sinh.
D. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh.
Câu 36 [ID: 54859]: Nếu trong những mẻ lưới thu được khi đánh cá có tỉ lệ cá con chiếm ưu thế, cá lớn rất ít thì ta hiểu rằng
A. nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
B. nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.
C. các quần thể cá đang vào mùa sinh sản.
D. nghề cá đang đánh bắt một cách hợp lý.

Câu 37 [ID: 54860]: Nếu trong những mẻ lưới thu được khi đánh cá có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá nhỏ rất ít thì ta hiểu rằng
A. nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
B. nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.
C. các quần thể cá đang sinh sản rất mạnh.
D. nghề cá đang đánh bắt một cách hợp lý.
Câu 38 [ID: 54861]: Một quần thể có kích thước ổn định khi:
A. mức độ sinh sản + mức độ nhập cư = mức độ tử vong + mức độ xuất cư
B. mức độ sinh sản + mức độ tử vong = mức độ nhập cư + mức độ xuất cư
C. mức độ sinh sản - mức độ xuất cư = mức độ tử vong + mức độ xuất cư
D. mức độ sinh sản - mức độ tử vong = mức độ nhập cư + mức độ xuất cư
Câu 39 [ID: 54862]: Sự tăng dân số quá nhanh sẽ gây hậu quả gì?
A. Chất lượng môi trường giảm sút từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống
B. Không gây hậu quả gì.
C. Đô thị hoá nông thôn.
D. Ngành công nghiệp thay thế dần ngành nông nghiệp.
Câu 40 [ID: 54863]: Khi quần thể đạt kích thước tối đa thì những sự kiện nào sau đây đang có khả năng xảy ra?
(1) Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt.
(2) Mật độ cá thể cao nhất.
(3) Mức sinh sản tăng do khả năng gặp gõ giữa đực và cái tăng.
(4) Khả năng lây lan của dịch bệnh cao.
A. 1,2, 3, 4.
B. 1,3, 4.
C. 2, 4.
D. 1, 2, 4.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam


Câu 41 [ID: 54864]: Có bao nhiêu tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
(1) Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
(2) Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
(3) Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
(4) Những con cá sống trong cùng một cái hồ.
A. l.
B. 2
C. 3.
D. 0.
Câu 42 [ID: 54866]: Khi kích thước của một quần thể động vật sinh sản theo lối giao phối giảm xuống dưới mức tối thiêu thì xu
hướng nào sau đây ít có khả năng xảy ra nhất?
A. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
B. Mức sinh sản sẽ tăng lên do nguồn sống dồi dào.
C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
D. Giao phối gần xảy ra làm giảm sức sống của quần thể.
Câu 43 [ID: 54868]: Nếu kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới
diệt vong. Những lí do nào trong số những lí do dưới đây giải thích cho hiện tượng trên?
(1) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hồ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những
thay đổi của môi trường.
(2) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của
quần thể.
(3) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái.
(4) Khi sổ lượng cá thế trong quần thế quá ít, sự giao phối gần thường xảy ra làm cho các gen lặn có hại có cơ hội biểu hiện với tần số
cao hơn, đe doạ sự tồn tại của quần thể.
A. (1); (2); (3).
B. (1); (4); (3).
C. (1); (2); (3); (4).
D. (3); (2); (4).
Câu 44 [ID: 54869]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về những bất lợi kích thước động vật vượt quá

mức tối đa hoặc giảm xuống dưới mức tối thiểu?
(1) Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa hoặc giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm
xuống.
(2) Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì mức sinh sản sẽ giảm xuống và khả năng truyền dịch bệnh tăng
lên.
(3) Khi kích thước quần thể vượt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể dễ xảy ra giao phối gần, tạo điều kiện cho các bệnh tật di
truyền phát sinh.
(4) Khi kích thước quần thể trong quần thể vượt mức tối đa ầm quần thể rất dễ suy thoái dẫn đến diệt vong do các các thể cạnh tranh
nhau rất gay gắt.
(5) Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì nguồn sống trong quần thể cung cấp đủ cho nhu cầu sống của các
cá thể, từ đó quần thể sẽ phát triển ổn đrnh.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. l
Câu 45 [ID: 54871]: Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ nói về sự biến động cá thể trong quần thể không theo chu kì?
(1) Chim cu gáy là loài chim ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,.. .hằng năm.
(2) Muồi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.
(3) Trong mùa hè và mùa đông có sự tăng, giảm số lượng cá thể của các loài thực vật, nhiều loài côn trùng, ếch nhái, cá, chim...
(4) Số lượng gà ở Thái Nguyên giảm mạnh do dịch cúm gia cầm H5N1.
(5) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấp áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(6) Những đợt rét đậm, sương muối ở miền Bắc làm chết nhiều trâu bò ...
(7) Số lượng nấm men tăng mạnh trong vại dưa.
(8) Số lượng cây dương xỉ giảm mạnh do cháy rừng.
A. 6.
B. 5.
C.7.
D. 4.

ĐÁP ÁN ĐÚNG :

Lưu ý: Để xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu các em xem tại khóa
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA, MÔN SINH HỌC; Tại website: />Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14


15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

D

B

A

B

A

D

C


C

C

C

C

A

B

C

A

A

D

D

D

Câu

21

22


23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37


38

39

40

Đáp án

A

B

B

D

B

D

A

B

B

A

C


C

B

D

A

B

A

A

A

D

Câu

41

42

43

44

45


46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60


Đáp án

A

A

A

B

D

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 4



×