Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Báo cáo thực tập: Tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.07 KB, 66 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ
khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi
xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Kinh Tế – Trường Đại Học Nha Trang đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho
chúng tôi được tiếp cận với công việc thực tế của ngành quản trị kinh doanh qua hình
thức thực tập giáo trình mà theo tôi là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Quản trị
kinh doanh nói riêng cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành khác. Đây
là điều kiện vô cùng thuận lợi để chúng tôi cso thể hiểu biết sâu hơn về công việc
tương lai của mình, cũng như nắm được phần nào cách thức làm việc, và rất nhiều kỹ
năng giao tế khác. Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Quản trị kinh doanh đã tận tâm
hướng dẫn chúng tôi qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo
luận về công tác thực tập. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì tôi
nghĩ bài báo cáo thực tập này của tôi khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin
chân thành cảm ơn khoa kinh tế. Bài báo cáo thực tập được thực hiện trong khoảng
thời gian gần 2 tháng. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực quản trị tồn kho
(một mảng trong công tác quản trị sản xuất- quản trị kinh doanh), kiến thức của tôi còn
hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để
hoàn thiện hơn trong công việc thực tế sau này. Sau cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy
Cô trong Khoa kinh tế trường Đại Học Nha Trang thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để
tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau.


2



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CNV

Công nhân viên

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

DT & TN

Doanh thu & Thu nhập

VCSH

Vốn chủ sở hữu


LNTT

Lợi nhuận trước thuế

LNST

Lợi nhuận sau thuế

TSCĐ

Tài sản cố định

XDCB

Xây dựng cơ bản

NVL

Nguyên vật liệu

HTK

Hàng tồn kho


3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê nguồn vốn của nhà máy từ 2011 đến 2013……………….……… 19
Bảng 2: Phân tích sự biến động của tài sản…………………………………………...22

Bảng 3: Phân tích sự biến động của nguồn vốn……………………………………… 24
Bảng 4: Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh…………………………………………………………………………….26
Bảng 5: Phân tích tỷ suất tài sản……………………………………...………………
28
Bảng 6: Phân tích tỷ số nợ và tài trợ…………………………………………….……
28
Bảng 7: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn………………………………………
29
Bảng 8: Phân tích các khoản nợ ngắn hạn……………………………………………
30
Bảng 9: Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải tr ả ngắn
hạn…….…
30
Bảng 10: Phân tích khả năng thanh toán tổng quát……………………………….…..
31
Bảng 11: Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền……………………………….…..
31
Bảng 12: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn………………………….…….
32
Bảng 13:Phân tích khả năng thanh toán nhanh……………………………………….
32
Bảng 14: Phân tích khả năng thanh toán lãi vay……………………………….……..


4

33
Bảng 15: Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho…………………………….……
34

Bảng 16: Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu…………………...…..
34
Bảng 17: Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản……………………………………
35
Bảng 18: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập…………………….
35
Bảng 19: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản……………………………….
36
Bảng 20: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu……………………….…..
37
Bảng 21: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA…………………………
38
Bảng 22: Phân tích tỷ suát lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE………………….….
39
Bảng 23: Biểu kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn năm 2013………………...…… 40
Bảng 24: Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn năm 2013………………………… 41


5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Yến Sào Khánh Hòa………………….… 7
Hình 2: Sơ đồ tổ chức quản lý của nhà máy…………………………………………. 11
Hình

3:

Các


dạng

tồn

kho…………………………………………………………….

51
Hình 4: Sơ đồ qui trinh nhập kho tại nhà máy………………………………………..
52
Hình 5: Sơ đồ qui trinh xuất kho tại nhà máy………………………………………...
55
Hình 6: Sơ đồ các nhóm hàng tồn kho phân bố theo bi ểu đ ồ Pareto……………..….
57


6

MỤC LỤC


7

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập theo sự
phát triển của thế giới và xu hướng của thời đại. Hội nhập và phát tri ển kinh t ế
là một cơ hội đồng thời cũng là một sự thách thức lớn đối với nền kinh tế nước
nhà nói chung và cụ thể là các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Nó phải chịu
sức ép cạnh tranh quyết liệt từ bên ngoài cũng như bên trong. Điều đó đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng, phát huy tối đa ưu thế của mình,

cũng như khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại để có thể hoà nhập với nền
kinh tế thế giới. Chìa khoá nào có thể mở ra cánh cửa của sự thành công đó? Câu
hỏi đặt ra như một lời thách thức đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển. Để làm được điều đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra
đối với doanh nghiệp là phải quản trị thật tốt và chặt chẽ vốn lưu động, trong đó
hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng. Vì vậy công tác quản trị
hàng tồn kho là một vấn đề lớn cần được giải quyết mà không phải chủ doanh
nghiệp nào cũng quan tâm. Trong tình hình hiện nay, khi khoa học công ngh ệ
phát triển không ngừng, Việt Nam lại đang trong tiến trình hội nhập, làm thế
nào để hoạt động hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhưng lại tối thi ểu hóa được
chi phí thì đó là bài toán không dê dàng đối với các nhà quản tr ị. Bài toán về
quản trị hàng tồn kho cũng thế. Dự trữ bao nhiêu là vừa đủ đ ể vừa ti ết ki ệm chí
phí vừa đem lại hiệu quả tối ưu? Một doanh nghiệp không quản trị tốt hàng tồn
kho sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Do đó, để tăng doanh thu, đồng thời tiết kiệm chi phí để nhằm tăng lợi nhuận,
doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị tốt hàng tồn kho, giảm thi ểu mọi rủi
ro, giúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc trên thương trường. Nhận thức được
tính chất quan trọng của công tác quản trị hàng tồn kho trong doanh nghi ệp nên
tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty
TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa” nhằm tìm hiểu sâu v ề quản
trị tồn kho, cách áp dụng các phương pháp quản trị tồn kho từ lý thuyết vào thực
tiên. Tuy nhiên, do bước đầu tiếp cận với công việc thực tập và những hạn chế


8

nhất định nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý
của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn!

2. Mục tiêu của đề tài:

- Tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị
hàng tồn kho trong DN
- Tìm hiểu tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH MTV Yến Sào
Khánh Hòa.
- Đánh giá, nhận xét về công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành
viên Yến Sào Khánh Hòa.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH nhà
nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu số liệu trong 3 năm 2011 - 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập các thông
tin liên quan đến đề tài trong các giáo trình, bài giảng, đồ án ở trên th ư vi ện, trên
mạng Internet … nhằm hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về công tác quản trị
hàng tồn kho.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để
hỏi những người cung cấp thông tin, dữ liệu, nhất là các anh, chị trong phòng kế
toán - tài chính, nhằm tìm hiểu hoạt động kinh doanh và công tác kế toán, đặc
biệt là công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh nhằm phân tích tình hình quản
trị hàng tồn kho từ đó có cái nhìn tổng quan về công ty.


9

PHẦN I. BÁO CÁO TỔNG HỢP
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hòa:
1.1.1 Sơ lược về công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa:

Công ty Yến sào Khánh Hòa là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo
quyết định số 78/QĐ-UB ngày 16/01/1993. Đến ngày 26/10/2009, Công ty Yến sào
Khánh Hòa chuyển đổi thành theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên 100% vốn nhà nước theo quyết định số 2692/QĐ-UBND của UBND
tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH
Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa. Được ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
giao nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên yến sào trên
các Đảo yến thiên nhiên thuộc vùng biển Khánh Hòa.
Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh
Hòa.
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty Yến Sào Khánh Hòa.
- Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Khanh Hoa Salanganes Nest Company.
- Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: Sanest Group.
- Địa chỉ:

248 Thống Nhất - Nha Trang - Khánh Hòa.

- Điện thoại: 058 3822472.
- Fax:

058.3829267.

- Email:



- Website:

yensaokhanhhoa.com.vn


- Giấy phép kinh doanh số: 4200338918 - ngày 26/11/2009.
- Vốn điều lệ: 69,000,000,000 Đồng
- Chủ tịch kiêm tổng giám đốc: Ông Lê Hữu Hoàng.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1970, Tổ hợp tự quản Yến sào Vĩnh nguyên, Khánh Hòa được thành
lập, công nhân nghề yến chính thức được quyền quản lý và khai thác yến sào. Năm
1976, Tổ hợp được nâng lên thành Hợp tác xã Yến sào Vĩnh nguyên, ngành nghề yến
sào được quan tâm phát triển ổn định. Năm 1987, Xí nghiệp quốc doanh Yến sào Nha


10

Trang được thành lập, yến sào được xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế
địa phương.
Tháng 11 năm 1990, Công ty Yến sào Khánh Hòa được thành lập, trực
thuộc UBND Tỉnh Khánh Hòa với chức năng quản lý, khai thác và kinh doanh các sản
phẩm yến sào.
Từ tháng 10 năm 2009, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty
TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa. Qua quá trình hơn 20 năm phát
triển, Công ty hiện đang quản lý 32 đảo yến với 157 hang yến lớn nhỏ trải dài từ huyện
Vạn Ninh đến Cam Ranh, 18 đơn vị trực thuộc và công ty cổ phần thành viên, trên 700
nhà phân phối, đại lý trong nước và quốc tế, chiếm giữ thị phần khai thác yến sào từ
các đảo yến thiên nhiên lớn nhất Việt Nam.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
Công ty Yến sào Khánh Hòa được đánh giá là đơn vị đầu ngành của cả nước về
quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên yến sào. Trong quá trình phát triển, Công ty chú
trọng đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đưa ra giá trị bổ dưỡng cao cấp của Yến
sào đến với cộng đồng, góp phần phục vụ sức khỏe cộng đồng và nâng cao giá trị
thương phẩm của Yến sào, hướng đến chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế.
Đến nay, Công ty đã sản xuất hơn 40 dòng sản phẩm có giá trị bổ dưỡng cao

cấp với hệ thống 45 cửa hàng và trên 900 nhà phân phối, đại lý trong nước và 30 nhà
phân phối ở nước ngoài. Công ty đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại 42 quốc gia trên
thế giới. Sản phẩm mang thương hiệu Yến sào Khánh Hòa luôn đồng hành cùng sức
khỏe cộng đồng, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động và các tầng lớp xã
hội.
Các dòng sản phẩm của Công ty Yến sào Khánh Hòa mang đậm giá trị nhân
văn và bản sắc truyền thống lịch sử nghề yến. Chất lượng, giá trị thương phẩm của
Yến sào Khánh Hòa đứng hàng đầu thế giới, được xem như thần dược đồng hành cùng
sức khỏe cộng đồng. Công ty Yến sào Khánh Hòa hướng đến giá trị vì lợi ích cộng
đồng, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
1.1.4 Các đơn vị trực thuộc:
- Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào
Địa chỉ: Quốc lộ 1A - Xã Suối Hiệp - Diên Khánh


11

Điện thoại: 058.3745601 – Fax: 058.3745605
Địa chỉ: Mỹ Thanh - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3865666 – Fax: 058.3865664
- Nhà máy Chế biến nguyên liệu Yến sào
Địa chỉ: Quốc lộ 1A - Xã Suối Hiệp - Diên Khánh
Điện thoại: 058.3746355– Fax: 058.3746345
- Trung tâm dịch vụ du lịch Sanesttourist
Địa chỉ: 89 Thống Nhất – Nha Trang
Điện thoại: 058.3818189 – Fax: 058.3810099
- Nhà máy thực phẩm cao cấp SanestFoods
Địa chỉ: Quốc lộ 1A - Xã Suối Hiệp - Diên Khánh
Điện thoại: 058.3745192 – Fax: 058.3745620
- Công ty cổ phần du lịch thương mại Nha Trang

Địa chỉ: 3 Nguyễn Chánh – Nha Trang
Điện thoại: 058.3810333
- Công ty cổ phần dịch vụ văn hóa và quảng cáo
Địa chỉ: 62 Thống Nhất - Nha Trang
Điện thoại: 058. 3821146 – Fax: 058.3821146
- Hệ thống nhà hàng yến sào
Địa chỉ: 30 Nguyễn Thiện Thuật - Nha Trang
Điện thoại: 058. 3521218 – Fax: 058.3524647
Địa chỉ: 44 Trần Phú - Nha Trang
Điện thoại: 058. 3544239
- TT Quảng Bá SP & NH Yến sào - Đường Phạm Văn Đồng
Địa chỉ: 4 Phạm Văn Đồng - Nha Trang
Điện thoại: 058. 3544239 – Fax: 058.3544249
- NH Yến sào Lâm Đồng
Địa chỉ: Khu du lịch sinh thái Trúc Lâm Viên - Thôn K'Long - xã Hiệp An - Đức
Trọng - Lâm Đồng
Điện thoại: 063.3542625 – Fax: 058.3542526
- Trung tâm kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến Sanatech
Địa chỉ: 38 Phan Chu Trinh - Nha Trang


12

Điện thoại: 058.3561613 - Fax: 058.3563380
- XN THiết kế xây dựng SanatechLand
Địa chỉ: 55 Ngô Gia Tự - Nha Trang
Điện thoại: 058.3513567 – Fax: 058.3513566
- Nhà máy nước giải khát Sanna
Địa chỉ: Mỹ Thanh - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3865678 - Fax: 058.3865676

- Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Khánh Hòa
Địa chỉ: Quốc lộ 1A - Xã Suối Hiệp - Diên Khánh
Điện thoại: 058.3745347 - Fax: 058.3745157
- Trung tâm dịch vụ tuyến Bắc Nam
Địa chỉ: Mỹ Thanh - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3865998
- Trại dừa Cam Thịnh
Địa chỉ: Mỹ Thanh - Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3865333 – Fax: 058.3865333
- TT Dịch vụ Phố đi bộ
Địa chỉ: 46 Trần Phú - Nha Trang
- Chi nhánh Đà Nẵng
- Chi nhánh Hà Nội
- Chi nhánh TP.HCM
- TT Yến sào Côn Đảo
- TT Yến sào Ninh Thuận
- TT Yến sào Phú Yên.


13

1.1.5 Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh:


14

Hình 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Yến Sào Khánh Hòa
1.2 Giới thiệu chung về nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa:

1.2.1 Sự ra đời của nhà máy:

Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào Diên Khánh là một trong những đơn
vị trực thuộc của Công ty Yến Sào Khánh Hòa. Nhà máy được khởi công xây dựng
vào tháng 9/2002, tại địa bàn xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, cách trung tâm thành
phố Nha Trang 17km về phía Nam. Tháng 11/2003 nhà máy hoàn thành và chính thức
đi vào hoạt động.
Nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất và kinh doanh nước yến sào giải khát và cao
cấp mang thương hiệu Sanest. Sản phẩm của nhà máy mang tính thuần khiết và cao
cấp được chính công ty Yến Sào Khánh Hòa khai thác từ đảo yến của tỉnh nhà. Công
nghệ sản xuất nước yến sào Sanest là sự kết hợp giữa phương pháp chế biến cổ truyền
với thành quả nghiên cứu khoa học hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc góp phần nâng
cao giá trị dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Hệ thống dây chuyền thiết bị của nhà máy
rất hiện đại được nhập từ châu Âu, có khả năng sản xuất được nhiều dạng bao bì, công
suất thiết kế là 5 triệu sản phẩm/năm.
Sau 11 năm không ngừng vươn lên và khẳng định mình, nhà máy luôn hoàn
thành xuất sắc, vượt mức chỉ tiêu mà công ty giao cho. Và cho tới thời điểm hiện tại
công suất của nhà máy đã đạt được là 45 triệu sản phẩm/năm - tăng gấp 9 lần sản
lượng thiết kế ban đầu.
Tên nhà máy bằng Tiếng Việt: Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào.
Tên nhà máy bằng Tiếng Anh: High Quality Salanganes Nest Soft Drink
Factory.
Địa chỉ:

1A Suối Hiệp, Diên Khánh, Khánh Hòa.

Điện thoại:

(058)3745601

Fax:


(058)3745605

Email:



Giám đốc:

Bà Lê Thị Hồng Vân.


15

1.2.2 Quy mô của nhà máy:
Nhà máy được đầu tư một dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh, tự động hóa cao, có
công suất 5tr sp/năm. Dây chuyền thiết bị chính, từ khâu súc rửa chai lo đến chiết rót,
đóng nắp, tiệt trùng, dán nhãn hoàn toàn tự động được nhập khẩu từ Ý và Đức. Dây
chuyền này cho phép sản xuất sản phẩm có 3 dạng bao bì: lon thiếc, chai và lo thủy
tinh. Nhà máy xây dựng phòng Lab với trang thiết bị hiện đại kiểm soát chặt chẽ từng
khâu trong quá trình sản xuất. Đặc biệt ngay từ khi mới đi vào hoạt động từ nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
nhà máy đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và hệ
thống HACCP. Hệ thống nhận diện, đánh giá và kiểm soát mối nguy hiểm có ảnh
hưởng đến an toàn thực phẩm gọi tắt là hệ thống tích hợp ISO:HACCP. Sản phẩm của
nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào luôn đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhát về
mặt chất lượng, đem lại sự hài lòng và tin tưởng ngày càng cao cho khách hàng. Đầu
năm 2010 nhà máy đã chuyển sang áp dụng phiên bản mới ISO 9001:2008
1.2.3 Sản phẩm của nhà máy:
Từ sản phẩm ban đầu là nước yến lon và lọ có đường, đến nay nhà máy đã sản
xuất và cung câp cho thị trường 7 dạng sản phẩm:

- Nước yến sào cao cấp Sanest cao cấp 70ml là sản phẩm cao cấp có giá trị dinh
dưỡng cao dùng cho người già và những đối tượng suy yếu sức khỏe cần được bồi bổ.
- Nước yến sào cao cấp Sanest cao cấp 70ml không đường thích hợp cho các
đối tượng cần ăn kiêng là những người bị tiểu đường hay những bệnh hạn chế về hấp
thụ dinh dưỡng.
- Nước yến sào cao cấp Sanest nhân sâm Fucoidan 70ml kết hợp tinh hoa yến
sào và nhân sâm tạo nên 1 sản phẩm với giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao.
- Nước yến sào cao cấp Sanest Collagen 70ml cực kỳ tốt cho phụ nữ, với tinh
chất collagen đạt hiệu quả cao trong quá trình hồi phục và tái tạo làn da.
- Nước yến sào Sanest lon 190ml cũng là sản phẩm có tính bổ dưỡng cao.
- Nước yến sào Sanest lon 190ml không đường tốt cho người tiểu đường.
- Nước yến sào Sanest chai 180ml là sản phẩm giải khát phù hợp với thanh
thiếu niên.


16

1.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy:
- Nhà máy là đơn vị trực thuộc của công ty Yến sào Khánh Hòa có chức năng
sản xuất các loại nước Yến cao cấp phục vụ nhu cầu xã hội.
- Nhà máy luôn quan tâm, thực hiện cũng như cải tiến quá trình sản xuất và chất
lượng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và sự phát triển của thị trường.
- Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh đối với đơn vị chủ quản cũng như Nhà
nước.
- Bảo tồn và phát triển vốn trên cơ sở bền vững.
- Tuân thủ qui định của pháp luật trong sản xuất.
- Thực hiện phân phối lao động chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người
lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
1.2.5 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của nhà máy:
Một doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn tại cần xây dựng một bộ máy quản lý

chặt chẽ và hợp lý. Đó là việc sắp xếp đội ngũ nhân viên của nhà máy theo những bộ
phận đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ,
mật thiết với nhau nhằm nâng cao năng suất cũng như hiệu quả công việc.


17

Giám đốc nhà máy - Đại diện lãnh đạo

Phó giám đốc 1

Phó giám đốc 2

TBP KTTK

Quản lý xưởng

Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận
KCS
Bộthí
phận
nghiệm
hànhBộ
chính
phậntổng
kinhhợp
Bộ
doanh
phậntiếp

kế thị
toán thống
Tổ cơkêđiện
Tổ đóng gói
Tổ 1đóng góiTổ2 chiếtTổ
rótnấu phối

Hình 2: Sơ đồ tổ chức quản lý của nhà máy

* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Giám đốc nhà máy: chịu trách nhiệm trước tổng công ty Yến sào Khánh Hòa
về tình hình hoạt động của nhà máy. Điều chỉnh các bộ phận, phòng ban của nhà máy
hoàn thành kế hoạc của công ty giao
- Phó giám đốc 1: chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của nhà máy và thay
mặt giám đốc điều hành nhà máy khi giám đốc đi vắng.
- Phó giám đốc 2: Chịu trách nhiệm về công nghệ và chất lượng sản xuất sản
phẩm của nhà máy.
- Bộ phận kinh doanh tiếp thị: Phối hợp với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
của công ty kinh doanh các sản phẩm do nhà máy sản xuất và mua các nguyên vật liệu
phục vụ cho quá trình sản xuất. Đảm bảo đạt doanh số và đầy đủ nguyên vật liệu cho
bộ phận sản xuất hoạt động đúng kế hoạch.
- Bộ phận kế toán thống kê: Tổ chức thực hiện công tác hạch toán thống kê các
khoản mục chi phí và doanh thu. Báo cáo lên giám đốc nhà máy và chuyển số liệu kế
toán thống kê lên giám đốc nhà máy và phòng kế toán tài vụ của tổng công ty.


18

- Bộ phận hành chính tổng hợp: Giúp giám đốc quản lý thống nhất, tổ chức
công tác hành chính, quản lý nhân sự, bảo vệ tài sản của công ty và các hoạt động

đoàn thể, thực hiên công tác văn thư, các chế độ chính sách liên quan đến người lao
động cũng như nhiệm vụ lập kế hoạch tổng hợp.
- Tổ nấu phối chế: Tính toán, tiếp nhận và xử lý nguyên liệu - chất phụ gia theo
kế hoạch sản xuất rồi phối trộn bán thành phẩm và bàn giao đầy đủ số lượng chất
lượng cho tổ chiết rót.
- Tổ chiết rót: Tổ chức sản xuất theo kế hoạch đã được phê duyệt, nắm vững qui
trình công nghệ đối với từng sản phẩm, vận hành và kiểm soát dây chuyền sản xuất.
- Tổ đóng gói 1và 2: Phối hợp thực hiện quản lý, tổ chức đóng gói theo đúng
qui định, đảm bảo tiến độ, kiểm tra phát hiện loại thải những sản phẩm không phù hợp.
- Tổ cơ điện: Trực tiếp quản lý vận hành các thiết bị phụ trợ, hệ thống điện
nước, vận hành bảo dưỡng thiết bị phụ trợ sản xuất theo qui định đồng thời thực hiện
công tác phòng chống cháy nổ trong nhà máy.
- Bộ phận thí nghiệm: Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản
phẩm mới, nắm vững toàn bộ qui trình công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng của các sản
phẩm, các phương pháp kiểm tra vi sinh, hóa sinh các nguyên liệu, thành phẩm trong
các công đoạn sản xuất và các chỉ tiêu chất lượng.
- Bộ phận kỹ thuật KCS: Kiểm soát chất lượng, dán nhãn mác lên thành phẩm.
Thực hiện đo lường, kiểm tra thương mại thí nghiệm nhằm đảm bảo chắc chắn sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã đáp ứng các chuẩn mực có liên quan.
- Quản lý xưởng: Tổ chức sản xuất, đảm bảo an toàn, hiệu suất cao. Hoạch định
và thực hiện đúng kế hoạch sản xuất. Thực hiện đúng qui định theo hướng dẫn, vận
hành thiết bị. Tổ chức nhân viên kỹ thuật và công nhân sản xuất theo kế hoạch, kiểm
soát các hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu khi nhận bán thành phẩm ở các công
đoạn, bao gói ghi nhãn sản phẩm, bố trí nhân lực trong sản xuất. Duy trì hệ thống quản
lý chất lượng của nhà máy.
1.2.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới:
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm sâu sắc của các tỉnh uỷ, UBND tỉnh Khánh Hoà, các Sở
ban nghành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển.



19

Giám đốc có tầm nhìn xa, năng động sáng tạo biết phát huy sức mạnh
của tập thể và luôn quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ nhân viên của toàn
công ty.
Có đội ngũ nhân viên nhiệt tình có trình độ chuyên môn cao năng động.
Có sự đoàn kết, nhất trí trong mọi hoạt động từ ban giám đốc cho đến các
công nhân.
Chất lượng yến tại Khánh Hoà tốt nhất thế giới.
Nghành khai thác yến sào đã có từ lâu đời. Bây giờ đã trở thành 1 thương hiệu nổi
tiếng trong và ngoài nước.
- Khó khăn:
Các sản phẩm yến giả vẫn đang xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều
điều này làm ảnh hưởng đến thương hiệu mà công ty xây dựng.
Hiện tượng phá rừng bừa bãi ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cũng như vấn
đề bảo vệ chim yến.
Môi trường đang ô nhiêm ngày càng nghiêm trọng và hiện tượng nóng lên
của toàn cầu sẽ làm ảnh hưởng đến di trú của các đàn chim yến.
Hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến năng suất của các mặt hàng nông sản.
- Phương hướng phát triển trong thời gian tới:
Phương hướng của nhà máy trong thời gian tới đây là cổ phần hóa theo qui định
của chính phủ bên cạnh đó, mở rộng, tăng năng suất, sản lượng nhằm đáp ứng tốt nhất
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ của nhà máy.
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với nguyên liệu chính vẫn là yến
sào nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, trong thời gian tới
nhà máy sẽ nghiên cứu và đưa ra nhiều hơn các loại sản phẩm mới với hàm lượng dinh
dưỡng cao.
Tiếp tục vận hành và phát huy hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Thường xuyên tổ chức giám sát, rút kinh nghiệm và đề ra

các biện pháp phòng ngừa đảm bảo sự cải tiến liên tục của hệ thống chất lượng. Giảm
tỉ lệ phế phẩm, tăng tính ổn định về chất lượng sản phẩm, luôn xứng đáng với niềm tin
của người tiêu dùng.


20

Đối với thị trường trong nước, tiếp tục phát triển hệ thống phân phối trên toàn
quốc theo chiều sâu. Trong đó vẫn tập trung vào các hệ thống lớn như Khánh Hòa, Hà
Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Đối với thị trường nước ngoài, tiếp tục tập trung vào cộng đồng người Hoa ở
Trung Quốc và các nước trong khu vực như HongKong, Đài Loan, Singapore. Đẩy
mạnh mở rộng thị trường đến Âu Mỹ, nghiên cứu cho ra đời nhiều loại sản phẩm phù
hợp với nhu cầu khắt khe của các thị trường này.
1.3 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy 3 năm gần đây:
1.3.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
1.3.1.1 Nhân tố vi mô:
- Nguồn nhân lực:
Trong các năm qua, lực lượng lao động của nhà máy tăng đều qua các năm qua.
Đối với những nhân viên văn phòng tại các phòng ban như: kế toán thống kê, hành
chính tổng hợp, kinh doanh tiếp thị, phần lớn đều có trình độ đại học. Đối với lao động
trực tiếp đều có trình độ cao như đại học, cao đẳng chuyên nghiệp với các ngành chế
biến thực phẩm, cơ khí chế tạo, điện, điện tử để vận hành hệ thống dây chuyền, thiết bị
hiện đại và áp dụng công nghệ chế biến nước yến Sannet. Một phần nguồn nhân lực là
công nhân có tay nghề lâu năm, nhiều kinh nghiệm hoặc công nhân trẻ năng động ham
học hỏi. Lực lượng này phục vụ khâu đóng gói bao bì thủ công cần yếu tố thẩm mĩ cho
sản phẩm. Để nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ nên hằng năm công ty đều có kế
hoạch cử cán bộ công nhân viên đi đào tạo, tập huấn ngắn hạn, một số dài hạn.
Nhà máy đặc biệt chăm lo cho người lao động trên 2 mặt là vật chất và tinh thần
để người lao động có một cuộc sống tốt nhất từ đó giúp người lao động và lãnh đạo

công ty tạo sự gắn bó lâu dài và phát huy được năng lực và cống hiến hết mình cho
nhà máy.
- Trang thiết bị công nghệ:
Nhà máy sản xuất dựa trên 1 dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động của châu
Âu với thế hệ máy mới sản xuất vào cuối năm 2003 và nó có thể sản xuất nhiều loại
sản phẩm. Tính vượt trội về công nghệ thiết bị là hệ thống điều khiển tự động bằng
chương trình kĩ thuật số thế hệ mới nhất của STEMENS giao diện trực tiếp với máy


21

tính bằng màn hình tinh thể lỏng, dung lượng bộ nhớ là 600 chương trình khi có bất kì
1 sự cố trục trặc nào, máy sẽ tự động dừng và báo lỗi trên màn hình. Dây chuyền luôn
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định máy móc và phòng ngừa tai nạn của tổ chức Besufs
Genussen Schaften Đức, thiết bị áp lực được kiểm tra an toàn bởi tổ chức TUV, thiết bị
điện được áp dụng theo tiêu chuẩn VDE 0113/ tiêu chuẩn Châu Âu 60204.
Công nghệ sản xuất có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp chế biến
yến sào trong dân gian đã tồn tại lâu đời với công nghệ chế biến mới được trung tâm
nghiên cứu công nghệ có uy tín trong nước nghiên cứu và đã chuyển giao.
Đặc trưng của công nghệ này là đưa trực tiếp yến sào nguyên chất vào sản
phẩm dưới dạng sợi yến và được quản lý theo 1 hê thống thích hợp của ISO 9001-2008
và hệ thống HACCP đã đem lại cho sản phẩm của nhà máy có một chất lượng tốt nhất
nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khách hàng:
Công ty đã luôn phát triển gắn liền với câu nói: “ Yến sào trong suy nghĩ mỗi
người vẫn là món đắt tiền, dành cho những người giàu có”. Chúng tôi muốn đem lại
cho mọi người cách nhìn và suy nghĩ khác về Yến sào bằng việc cho ra đời những sản
phẩm yến tinh chế từ tổ yến nguyên chất phục vụ cộng đồng. Công ty là nhà khai thác
yến sào duy nhất ở Việt Nam có dây chuyền sản xuất các loại nước yến cao cấp giá
thành phù hợp với mong muốn đem giá trị bổ dưỡng của yến sào phổ biến hơn trong

xã hội và cộng đồng để mọi người Việt Nam đều có thể sử dụng.
Trong thời gian qua, nhà máy đã tạo ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dung, cụ thể là đáp ứng mọi người thuộc nhiều tầng lớp
xã hội của từng đối tượng người tiêu dung. Sản phẩm của nhà máy đã vươn tới các thị
trường trong khu vực như: Singapo, Trung Quốc, Hàn Quốc,… với yêu cầu an toàn
thực phâm và chất lượng càng khắt khe hơn.
- Nhà cung cấp.
Ngoài nguyên liệu chính là yến sào do công ty trực tiếp khai thác, dựa vào sử
dụng và sản xuất, nhà máy còn phải sử dụng các nguyên vật liệu khác như bao bì,
hương liệu, chất phụ gia, đường các loại,… Nhìn chung thì nhà máy đã đa dạng hóa
được các nguồn đầu vào và chủ động trong việc cung ứng từ các nhà cung cấp trong


22

nước đặc biệt về bao bì. Bên cạnh đó, nhà máy cần một số nguyên liệu ngoại nhập như
hương liệu vì thế mà nhà máy đã kí hợp đồng độc quyền với nhà cung ứng, chỉ cung
cấp duy nhất cho nhà máy, tránh làm lộ bí quyết sản phẩm. Các nhà cung cấp nào có
chất lượng cao, giá cả hợp lý thì mua. Do đó, nhà máy không xảy ra tình trạng trì trệ
trong sản xuất vì nguyên nhân thiếu nguyên vật liệu.
- Đối thủ cạnh tranh.
Khi cuộc sống nâng cao thì nhu cầu đối với những sản phẩm cao cấp cũng theo
đó tăng lên. Đặc biệt là các dòng sản phẩm bổ dưỡng. Vì thế các công ty sản xuất kinh
doanh đồ uống bổ dưỡng ra đời rất nhiều. Như vậy, cạnh tranh trong ngành trở nên rất
gay gắt. Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh là vấn đề rất quan trọng để nhà máy đưa ra
những chính sách, phương hướng sao cho hợp lý, có hiệu quả hơn để có thể tiếp tục
giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
Đối với thị trường trong nước: hiện nay có trên có nhà máy sản xuất nước yến
ngân nhĩ đóng lon với quy mô lớn nhỏ khác nhau và có nhiều ưu thế cạnh tranh: bề
dày thâm nhập thị trường, giá rẻ, hệ thống phân phối ổn định… Các loại nước uống

ngân nhĩ này tuy không cùng đẳng cấp với sản phẩm Sannet nhưng cũng rất cạnh tranh
quyết liệt. Tuy nhiên, với lợi thế sản xuất nước yến Sannet cao cấp và đã nhận được sự
hoan nghênh, ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng trên cả nước.
Đối với thị tường quốc tế: hiện nay các nước trong khu vực như Indonesia,
Malaysia, Thailand, Singapo,… đều sản xuất nước yến, ngay cả Trung Quốc không có
nguồn tài nguyên yến sào cũng có sản phẩm đóng lon, lọ và đang có mặt trên thị
trường Việt Nam. Vì thế, với lợi thế về thương hiện cùng hệ thống quản lý chất lượng
đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và hệ thống an toàn thực phẩm HACCP, chất lượng sản
phẩm nước yến Sanest ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, mẫu mã, chủng loại
sản phẩm của Sanest cũng phong phú, đa dạng. Vậy nên sản phẩm nước yến Sanest
của nhà máy ngày càng ổn định để bước vào hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực
ASEAN và thế giới.
- Khả năng nghiên cứu và phát triển.
Phát huy sức mạnh trong việc cập nhật thông tin và hỗ trợ hoạt động lẫn nhau,
là thành viên Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam (VNALAB) và hội các phòng thử


23

nghiệm TP.HCM (VINATEST) phòng thí nghiệm nhà máy luôn được hỗ trợ trong
công tác đào tạo chuyên môn, cập nhật các phương án, dụng cụ thử nghiệm mới. Trong
năm qua, bộ phận thử nghiệm được đầu tư một số trang thiết bị mới nhằm nâng cao
chất lượng kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất.
1.3.1.2 Nhân tố vĩ mô:
- Môi trường kinh tế:
Sự phát triển kinh tế nhanh hay chậm có khuynh hướng làm dịu bớt hay gia
tăng áp lực trong cạnh tranh. Nhưng nhìn chung khi mà nền kinh tế phát triển đều mở
ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Vì khi nền kinh tế phát triển thì môi trường sống
và thu nhập để chi tiêu của người dân ngày càng cao, vì vậy sức cầu tăng làm thị
trường tương đối của doanh nghiệp cũng nhờ đó mà tăng lên, đặc biệt đối với những

mặt hàng giá trị cao, giàu chất bổ dưỡng.
Nước ta với nền kinh tế ổn định là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển và tồn
tại của các doanh nghiệp trong nước. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng tăng lên, điều này tạo cơ hội cho nhà máy nghiên cứu thị trường phát triển
sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, tiêu thụ nhiều sản phẩm,
tăng doanh thu.
- Văn hóa-xã hội:
Yến sào là một sản phẩm bổ dưỡng phổ biến ở các nước phương Đông và chỉ
người phương Đông mới có sự hiểu biết về sản phẩm yến sào hơn các nước phương
Tây. Từ xa xưa, người phương Đông đã sử dụng yến tạo ra các món ăn bổ dưỡng là
một trong những món ăn cung đình đứng đầu trong Bát Trận Kỳ Bửu thường được
dùng trong yến tiệc của vua chúa thời phong kiến.
Điều đó giải thích tại sao thị trường chính của sản phâm Sanest là các vùng có
đông người Việt và người Hoa sinh sống khi chọn mua quà biếu vào dịp lễ, tết đặc
biệt, thăm người bệnh thì sản phẩm Sannet là quà biếu thể hiện sự tôn kính cầu chúc
sức khỏe ở các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này có ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của nhà máy và việc mở rộng thị trường cho
sản phẩm Sannet. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến các yếu tố tâm lý, sự


24

cảm nhận và quyết định mua của khách hàng. Vì thế nó cũng ảnh hưởng tới kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Điều kiện tự nhiên:
Yến là loài chim quý hiếm chỉ thích sống và sinh sản ở nơi có khí hậu nhiệt đới.
Chúng làm tổ ở vùng ít gió bão, ấm áp với 2 mùa khô và mưa rõ rệt. Có 1 điều may
mắn, Khánh Hòa là nơi chim yến làm tổ nhiều nhất Việt Nam ( hằng năm, Khánh Hòa
thu được hơn 2 tấn tổ yến so với 600-700 kg/năm ở Bình Định và Đà Nẵng) Chim yến
ưa làm tổ ở nơi tối tăm, đó là các hang động. Vùng có nhiều đảo, nhiều hang và hang

càng lớn thì càng có nhiều chim yến. Khánh Hòa là nơi hội tụ được yếu tố địa lợi này.
Ở Khánh Hòa có khoảng 10-12 đảo yến làm tổ ( công ty Yến sào quản lý 8
đảo ) với hơn 40 hang yến lớn nhỏ trong đó có 4-5 hang lớn nhất Việt Nam. Trong khi
ở Bình Định, Đà Nẵng, Côn Đảo có khoảng 4-5 đảo có yến và mỗi nơi có khoảng 4-5
hang yến có kích thước trung bình và nhỏ. Đó là thuận lợi cho nguồn nguyên liệu
chính của nhà máy.
Ngoài ra, Khánh Hòa còn là xứ sở trầm hương. Nha Trang-Khánh Hòa thành
phố biển xinh đẹp, thành phố biển xinh đẹp, thành phố du lịch với nhiều nhà hàng,
khách sạn cao cấp làm cho lượng du khách trong và ngoài nước đến đây rất nhiều.
Đây là cơ hội thuận lợi để nhà máy quảng bá sản phẩm của mình rộng rãi với khắp cả
nước và trên thế giới.
- Chính trị-pháp luật:
Môi trường chính trị của quốc giá và thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa
mạnh như hiện nay. Tình hình chiến tranh và khủng bố ở các nước đã làm xáo trộn tình
hình tài chính thương mại trên thế giới, giá xăng dầu tăng giảm thất thường, giá các
mặt hàng khác cũng biến động thất thường… với sự ổn định về chính trị như nước ta
hiện nay đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Hơn nữa, hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện sẽ là động lực mạnh mẽ và
là cơ sở để kinh doanh ổn định vì tất cả thành phần kinh doanh đều được đối xử bình
đẳng như nhau. Nhà nước cũng có những chính sách để tạo ra hành lang pháp lý an
toàn cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục hành chính


25

nước ta hiện nay còn rườm ra, cồng kềnh, cũng đã gây ra không ít khó khăn cho doanh
nghiệp.
1.3.2 Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp:
1.3.2.1 Vốn:


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Nợ phải trả
Vốn CSH

462,083,475,756 704,468,978,706 843,347,982,926
215,339,502,949 145,788,279,371 201,220,586,958

Tổng vốn KD

677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,884

Bảng 1: Thống kê nguồn vốn của nhà máy từ 2011 đến 2013

Tỉ lệ tăng %
2012
2013
52,45
19,71
-32,30

38,02


25,51

22,85

Đvt: VNĐ

Nhận xét:
Tổng vốn kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2012 tăng
25,51% so với 2011 và đến năm 2013 thì tổng vốn kinh doanh của nhà máy đã tăng lên
đến 1,044,568,569,884 đồng cao hơn năm 2012 đến 22,85%.
Trong năm 2012 khoản nợ phải trả của công ty tăng 52,45% do công ty phải
vay nợ thêm để bù đắp nguồn vốn chủ sở hữu giảm sút 32,3% so với năm 2011.
Đến năm 2013, khi mà tình hình công ty đã ổn định lại, vốn chủ sở hữu tăng lên
38,02% so với năm 2012 dẫn đến việc vay nợ của công ty giảm đi, kết quả là nợ phải
trả của công ty chỉ tăng 19,71% so với 2012.
1.3.2.2 Lao động:
Trong các năm qua, lực lượng lao động của nhà máy tăng đều qua các năm qua.
Đối với những nhân viên văn phòng tại các phòng ban như: kế toán thống kê, hành
chính tổng hợp, kinh doanh tiếp thị, phần lớn đều có trình độ đại học. Đối với lao động
trực tiếp đều có trình độ cao như đại học, cao đẳng chuyên nghiệp với các ngành chế
biến thực phẩm, cơ khí chế tạo, điện, điện tử để vận hành hệ thống dây chuyền, thiết bị
hiện đại và áp dụng công nghệ chế biến nước yến Sannet. Một phần nguồn nhân lực là
công nhân có tay nghề lâu năm, nhiều kinh nghiệm hoặc công nhân trẻ năng động ham
học hỏi. Lực lượng này phục vụ khâu đóng gói bao bì thủ công cần yếu tố thẩm mĩ cho


×