Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ: Kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào cản trong báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ MỘT SỐ RÀO CẢN
TRONG BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ MỘT SỐ RÀO CẢN
TRONG BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các


phòng/khoa, các bộ môn của Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo - Chỉ đạo
tuyến, Phòng Quản lý chất lượng và các Khoa/phòng khác của Bệnh viện quận Thủ
Đức đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo các bộ môn của Trường Đại học Y tế
Công cộng Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho lớp cao học Quản lý
bệnh viện khoá 08 Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Thầy TS.BS. Nguyễn Văn
Hoạt – Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội và Thầy PGS.TS.BS. Hoàng Văn Minh
– Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ nhóm học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia
đình, những người luôn giúp đỡ và động viên nhóm học viên trong học tập, công tác
cũng như trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn.

Học viên

Trần Thị Bích Bo


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................7
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................9
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................10
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................5

1.1. CÁC KHÁI NIỆM .........................................................................................5
1.2. PHÂN LOẠI SỰ CỐ Y KHOA ....................................................................5
1.2.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại đối với người bệnh .........6
1.2.2. Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn ................................6
1.2.3. Phân loại theo báo cáo bắt buộc .............................................................7
1.3. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ Y KHOA....................8
1.4. BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA ........................................................................9
1.5. HẬU QUẢ CỦA SỰ CỐ Y KHOA ............................................................10
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CỐ Y KHOA ......................11
1.7. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .....................................................17
1.8. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC ....................18
Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................23

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng .........................................................23
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ............................................................23
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................24
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .........................................................................24
2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ...........................................24
2.4.1.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng ....................24


2.4.2.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định tính .......................24

2.5. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ............................................................................25
2.5.1. Biến số nghiên cứu định lượng .............................................................25
2.5.2. Thang đo nghiên cứu định lượng ..........................................................25


2.5.3. Chỉ số nghiên cứu định lượng ...............................................................27
2.5.4. Biến số nghiên cứu định tính ................................................................27
2.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................28
2.7. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ..........30
2.7.1. Phương pháp phân tích số liệu định lượng ...........................................30
2.7.2. Phương pháp phân tích số liệu định tính ..............................................30
2.8. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .........................................................................31
2.9. KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ SAI SỐ CỦA NGHIÊN CỨU ..........................31
2.10.
Chương 3

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................33

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............33
3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu .............................................................33
3.1.2. Giới tính của đối tượng nghiên cứu ......................................................34
3.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .........................................34
3.1.4. Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu .....................................35
3.1.5. Vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu .............................................35
3.1.6. Phân bố số lượng người bệnh được điều trị/chăm sóc trung bình trong

một ngày ............................................................................................................36
3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN QUẬN
THỦ ĐỨC .............................................................................................................37
3.2.1. Kiến thức báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm
sàng Bệnh viện quận Thủ Đức ...........................................................................37
3.2.2. Thái độ báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện quận Thủ Đức ...................................................................................41
3.2.3. Hành vi báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện quận Thủ Đức ...................................................................................44
3.2.4. Tần suất báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng
bệnh viện quận Thủ Đức ...................................................................................47
3.2.5. Một số yếu tố liên quan đến hành vi báo cáo y khoa của nhân viên y tế
tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức ..............................................49
3.2.6. Phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố
y khoa đúng với kiến thức, thái độ báo cáo sự cố y khoa và đặc điểm cá nhân
của đối tượng nghiên cứu ..................................................................................52
3.3. RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA ..54
Chương 4

BÀN LUẬN ..........................................................................................58


4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................58
4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC ................................59
4.3. RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA ..68
Chương 5

KẾT LUẬN...........................................................................................71


Chương 6

KHUYẾN NGHỊ...................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................1
Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ ............................................................................................................................1
Phụ lục 2 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Ban Giám đốc Bệnh viện
Quận Thủ Đức)............................................................................................................6
Phụ lục 3 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Trưởng phòng Kế hoạch
tổng hợp và Điều dưỡng Bệnh viện Quận Thủ Đức) ..................................................8
Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Trưởng phòng Quản lý
chất lượng Bệnh viện Quận Thủ Đức) ......................................................................10
Phụ lục 5 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Nhân viên chuyên trách
quản lý sự cố - Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Quận Thủ Đức) ....................12
Phụ lục 6 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Trưởng Khối Nội, Ngoại,
Hồi sức Bệnh viện Quận Thủ Đức) ...........................................................................14
Phụ lục 7 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Bác sỹ, Điều dưỡng Bệnh
viện Quận Thủ Đức) ..................................................................................................16
Phụ lục 8 HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM .....................................................18
Phụ lục 9 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ...............................................22
Phụ lục 10 QUY TRÌNH BÁO CÁO SỰ CỐ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
...................................................................................................................................27
Phụ lục 11 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN ...............2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCSC:


Báo cáo sự cố

BV:

Bệnh viện

BS:

Bác sỹ

CSSK:

Chăm sóc sức khoẻ

ĐD:

Điều dưỡng

ĐDT:

Điều dưỡng trưởng

HSOPSC

Hospital Survey on Patient Safety Culture

JCI:

Joint Commission International


LĐK:

Lãnh đạo khoa

NB:

Người bệnh

NKBV:

Nhiễm khuẩn bệnh viện

PVS:

Phỏng vấn sâu

P. QLCL:

Phòng Quản lý chất lượng

TLN:

Thảo luận nhóm

WHO:

World Health Organization (Tổ Chức Y Tế Thế Giới)



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại ............................................6
Bảng 1.2. Danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo ...........................7
Bảng 1.3. Tổng kết các nghiên cứu về báo cáo sự cố y khoa trước đây ...................15
Bảng 1.4. Phân loại mức độ ảnh hưởng đến người bệnh của sự cố .........................21
Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ...........................................33
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .............................................34
Bảng 3.3. Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu.........................................35
Bảng 3.4. Vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu .................................................35
Bảng 3.5. Thái độ của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ
Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ....................................................................41
Bảng 3.6. Hành vi của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ
Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ....................................................................44
Bảng 3.7. Báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện
quận Thủ Đức năm 2017 ...........................................................................................47
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với một số đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu ................................................................................................49
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với kiến thức chung về
báo cáo sự cố y khoa của đối tượng nghiên cứu năm 2017 ......................................50
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với thái độ báo cáo sự
cố y khoa của đối tượng nghiên cứu năm 2017 ........................................................51
Bảng 3.11. Phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y
khoa đúng với kiến thức, thái độ báo cáo sự cố y khoa và đặc điểm cá nhân của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................................................52
Bảng 3.12. Rào cản đối với việc thực hiện báo cáo sự cố y khoa .............................54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu.........................................34
Biểu đồ 3.2. Số lượng bác sỹ và điều dưỡng ............................................................36

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố số lượng người bệnh được điều trị/chăm sóc trung
bình trong 1 ngày ......................................................................................................36
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức trả
lời đúng các câu hỏi về kiến thức báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ..........................37
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức trả
lời đúng các câu hỏi về sự cố bắt buộc phải báo cáo ................................................39
Biểu đồ 3.6. Kiến thức chung về báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các
khoa lâm sàng Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017 ................................................40
Biểu đồ 3.7. Kiến thức chung về báo cáo sự cố y khoa của bác sỹ và điều dưỡng tại
các khoa lâm sàng Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017 ..........................................41
Biểu đồ 3.8. Thái độ chung của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện
Quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ..................................................43
Biểu đồ 3.9. Thái độ chung của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh
viện Quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017...........................................44
Biểu đồ 3.10. Hành vi chung của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện
quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ...................................................46
Biểu đồ 3.11. Hành vi chung của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh
viện quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ...........................................46
Biểu đồ 3.12. Báo cáo sự cố y khoa của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017 .........................................................................47
Biểu đồ 3.13. Đơn vị tiếp nhận sự cố y khoa được báo cáo tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017 .........................................................................48


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình các lớp hàng rào bảo vệ của hệ thống phòng ngừa sự cố .............9
Hình 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................................17
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức bệnh viện quận Thủ Đức ....................................................19



TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sự cố y khoa là một sự việc xảy ra bất ngờ bao gồm chết hay chấn thương vật
lý, tâm lý nghiêm trọng, hoặc những việc dẫn đến rủi ro đối với người bệnh. Một sự
cố y khoa sẽ hữu ích nếu được công khai, phân tích để từ đó rút kinh nghiệm nhằm
không lặp lại lần sau. Tuy nhiên, có nhiều rào cản ảnh hưởng lớn trong việc ghi
nhận và báo cáo sự cố.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ, hành vi và một số
rào cản trong báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh
viện Quận Thủ Đức năm 2017” với 2 mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ,
hành vi báo cáo sự cố y khoa và tìm hiểu một số rào cản đối với việc thực hiện báo
cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức
năm 2017.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang,
kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu cho
thấy chỉ có 10,4% nhân viên y tế có kiến thức đúng về báo cáo sự cố; 88,4% nhân
viên ủng hộ việc báo cáo sự cố; 25,7% nhân viên có hành vi đúng; 27% nhân viên
đã từng báo cáo từ 1 sự cố trở lên. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người lo sợ khi
tham gia báo cáo (30,5%); trong đó thiếu sự phản hồi thông tin từ phòng Quản lý
chất lượng là nổi trội hơn cả và nhóm bác sỹ có kiến thức đúng, có thái độ tích cực
trong báo cáo cao hơn nhóm điều dưỡng nhưng lại có hành vi đúng về báo cáo sự cố
thấp hơn. Nhóm có thái độ tích cực về sự cố có hành vi đúng cao hơn so nhóm chưa
có thái độ tích cực (OR = 3,15; 95% CI = 1,93 – 5,15).
Từ đó, chúng tôi khuyến nghị cần tập huấn về kiến thức, mục đích, cách thức
và quy trình báo cáo sự cố, chỉnh sửa lại quy trình báo cáo sự cố, quy định rõ trách
nhiệm của người báo cáo, tăng cường việc phản hồi thông tin từ phòng quản lý chất
lượng, quy định cụ thể thời gian tiếp nhận, giải quyết và phản hồi thông tin cho từng
loại sự cố.

1



ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự cố y khoa là sự việc không mong muốn, xảy ra bất ngờ và có thể dẫn tới tử
vong hay chấn thương vật lý hoặc tâm lý nghiêm trọng đối với người bệnh [23]. Sự
cố y khoa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình cung cấp các dịch vụ
y tế từ khâu chẩn đoán điều trị và chăm sóc, đặc biệt khi mà các nhân viên thường
xuyên bị áp lực do công việc và áp lực về tâm lý. Vì vậy, sự cố y khoa không mong
muốn là điều khó tránh và nhiều khi rất khó kiểm soát. Khi sự cố y khoa xảy ra, cả
người bệnh và người thầy thuốc đều là gặp bất lợi. Đối với người bệnh sự cố y khoa
có thể gây ra các biến cố sức khỏe, gây ra khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm
chí chết người [5].
Một cuộc điều tra của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh - Hoa Kỳ được Daniel R.
Levinson thực hiện vào năm 2010 trên 780 bệnh án cho thấy 13,5% bệnh nhân nội
trú đã gặp phải các sự cố y khoa. Trong các sự cố y khoa đó khoảng 49% sự cố có
thể phòng ngừa được [16]. Một số nghiên cứu khác cho thấy đa phần sự cố y khoa
là do phẫu thuật hoặc có liên quan đến phẫu thuật. Theo thống kê của Tổ chức Y tế
thế giới ước tính hàng năm có khoảng 230 triệu ca phẫu thuật trong đó có 0,4% đến
0,8% trường hợp tử vong do sự cố y khoa và có từ 3% đến 16% bị các tai biến khác
[10]; hay thống kê của Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc gần 50% các sự cố y khoa
xảy ra sau các ca phẫu thuật [29].
Hiện nay, sự cố y khoa là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ ở các nước
phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Bộ Y tế Việt
Nam đã ban hành nhiều văn bản nhằm hạn chế sự cố y khoa như các quy chế
chuyên môn, quy chế bệnh viện, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, chương trình và
tài liệu đào tạo an toàn người bệnh. Bên cạnh đó Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng
đã ghi rõ những điều khoản về quyền lợi của người bệnh khi khám, chữa bệnh [6].
Tuy nhiên, vấn đề báo cáo sự cố y khoa cũng như những giải pháp phòng ngừa để
bảo đảm an toàn người bệnh vẫn chưa được thực hiện tốt ở nhiều bệnh viện.


2


Để phòng tránh được các sự cố y khoa, việc nhận diện sự cố, báo cáo sự cố, và
học hỏi từ sự cố, sai sót, chú trọng xác định nguyên nhân gốc rễ vấn đề và có hoạt
động thích hợp cải thiện cho tương lai là hết sức quan trọng.
Sự cố y khoa có thể được giảm thiểu nếu được phát hiện, báo cáo kịp thời,
phân tích và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, rào cản chính đối với việc ghi nhận và báo
cáo sự cố là nhận thức và tâm lý lo ngại bị buộc tội và trừng phạt ở nhân viên y tế.
Bệnh viện quận Thủ Đức là bệnh viện tuyến quận/huyện nhưng mỗi ngày bệnh
viện tiếp nhận khám chữa bệnh trung bình khoảng 4.500 lượt bệnh nhân ngoại trú,
và khoảng 450 bệnh nhân điều trị nội trú. Nhân viên y tế làm việc tại bênh viện luôn
phải đối mặt với tình trạng bệnh viện bị quá tải, căng thẳng và cũng đã có một số sự
cố y khoa xảy ra. Theo báo cáo năm 2016, bệnh viện đã tiếp nhận 88 báo cáo sự cố
y khoa. Tuy nhiên số liệu này còn quá ít so với thực tế.
Để có một cái nhìn khách quan về kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào
cản trong báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện
quận Thủ Đức, nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học phục vụ công tác quản lý
bệnh viện nói chung và công tác đảm bảo an toàn người bệnh tại Bệnh viện Quận
Thủ Đức nói riêng, chủ động phòng ngừa những sự cố, sai sót lặp lại, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào cản trong báo
cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện quận Thủ
Đức năm 2017”. Qua kết quả nghiên cứu tác giả mong muốn đưa ra được những
giải pháp, đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công tác báo
cáo sự cố y khoa tại bệnh viện Quận Thủ Đức.

3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi báo cáo sự cố y khoa của
nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017;
2. Tìm hiểu một số rào cản đối với việc thực hiện báo cáo sự cố y khoa của
nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017.

4


Chương 1

1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

CÁC KHÁI NIỆM
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Sự cố y khoa không mong muốn là tổn

thương làm cho người bệnh mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày
nằm viện hoặc chết. Nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh hơn là do
biến chứng bệnh của người bệnh [37].
Theo tiêu chuẩn quốc tế Joint Commission International (JCI): Sự cố y khoa là
sự việc không mong muốn, xảy ra bất ngờ và có thể dẫn tới tử vong hay chấn
thương vật lý hoặc tâm lý nghiêm trọng đối với người bệnh [23].
Hiện tại Bộ Y tế đang xây dựng Thông tư hướng dẫn quản lý sự cố y khoa
trong các cơ sở khám chữa bệnh nhưng chưa được ban hành chính thức.
1.2.

PHÂN LOẠI SỰ CỐ Y KHOA

Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác nhau.

Các cách phân loại hiện tại bao gồm: Phân loại theo nguy cơ đối với người
bệnh, phân loại theo báo cáo bắt buộc và phân loại theo đặc điểm chuyên môn [2].

5


1.2.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại đối với người bệnh
Bảng 1.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại
Mức độ

Mô tả

A

Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót

B

Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên người
bệnh

C

Sự cố đã xảy ra trên người bệnh nhưng không gây
hại

D


Sự cố đã xảy ra trên người bệnh đòi hỏi phải theo
dõi

E

Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tổn hại sức
khỏe tạm thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn

F

Mức độ nguy hại
Không nguy hại
cho người bệnh

Nguy hại
Sự cố xảy ra trên người bệnh ảnh hưởng tới sức người bệnh
khỏe hoặc kéo dài ngày nằm viện

G

Sự cố xảy ra trên người bệnh dẫn đến tàn tật vĩnh
viễn

H

Sự cố xảy ra trên người bệnh phải can thiệp để
cứu sống người bệnh

I


Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tử vong

cho

1.2.2. Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn
Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự
cố gồm: (1) sự cố y khoa do nhầm tên người bệnh, (2) sự cố y khoa do thông tin bàn
giao của cán bộ y tế không đầy đủ, (3) do sai sót trong sử dụng thuốc, có thể xảy ra
trong tất cả các công đoạn từ kê đơn, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, sử dụng thuốc
và theo dõi sau dùng thuốc, (4) sự cố y khoa do nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật
(nhầm vị trí, nhầm phương pháp, nhầm người bệnh), (5) do nhiễm khuẩn bệnh viện
và (6) là sự cố y khoa do người bệnh bị té ngã trong khi đang điều trị tại các cơ sở y
tế [2].

6


1.2.3. Phân loại theo báo cáo bắt buộc
Các sự cố y khoa nghiêm trọng bắt buộc phải báo cáo: (1) sự cố do phẫu thuật,
thủ thuật, (2) sự cố do môi trường, (3) sự cố liên quan tới chăm sóc, (4) sự cố liên
quan tới quản lý người bệnh, (5) sự cố liên quan tới thuốc và thiết bị và (6) sự cố
liên quan tới tội phạm [2].
Bảng 1.2. Danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo [16]
1) Sự cố do phẫu thuật, thủ thuật
- Phẫu thuật nhầm vị trí trên người bệnh
- Phẫu thuật nhầm người bệnh
- Phẫu thuật sai phương pháp trên người bệnh
- Sót gạc dụng cụ
- Tử vong trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật thường quy
2) Sự cố do môi trường

- Bị shock do điện giật
- Bị bỏng trong khi điều trị tại bệnh viện
- Cháy nổ ôxy, bình ga, hóa chất độc hại
3) Sự cố liên quan tới chăm sóc
- Dùng nhầm thuốc (sự cố liên quan 5 đúng)
- Nhầm nhóm máu hoặc sản phẩm của máu
- Sản phụ chuyển dạ hoặc chấn thương đối với sản phụ có nguy cơ thấp
- Bệnh nhân bị ngã trong thời gian nằm viện
- Loét do tỳ đè giai đoạn 3-4 và xuất hiện trong khi nằm viện
- Thụ tinh nhân tạo nhầm tinh trùng hoặc nhầm trứng
- Không chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh dẫn đến xử lý không kịp
thời
- Hạ đường huyết

7


- Vàng da ở trẻ trong 28 ngày đầu
- Tai biến do tiêm/chọc dò tủy sống
4) Sự cố liên quan tới quản lý người bệnh
- Giao nhầm trẻ sơ sinh lúc xuất viện
- Người bệnh gặp sự cố y khoa ở ngoài cơ sở y tế
- Người bệnh chết do tự tử, tự sát hoặc tự gây hại
5) Sự cố liên quan tới thuốc và thiết bị
- Sử dụng thuốc bị nhiễm khuẩn, thiết bị và chất sinh học
- Sử dụng các thiết bị hỏng/thiếu chính xác trong điều trị và chăm sóc
- Đặt thiết bị gây tắc mạch do không khí
6) Sự cố liên quan tới tội phạm
- Do thầy thuốc, NVYT chủ định gây sai phạm
- Bắt cóc người bệnh

- Lạm dụng tình dục đối với người bệnh trong cơ sở y tế
1.3.

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ Y KHOA
Theo tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ Y tế có hướng dẫn cách thức

phân tích nguyên nhân gây ra sự cố bằng phân tích nguyên nhân gốc với mô hình
phân tích nguyên nhân sự cố theo Reason J. Cathey.
Theo tác giả Reason JT và công sự (2001) mô tả về mô hình pho mát Thụy Sĩ
giải thích cách thức các sự cố xảy ra trong hệ thống. Mô hình cho thấy lỗi ở một
tầng của hệ thống chăm sóc sức khỏe thường chưa đủ để gây sự cố, nó là kết quả
của nhiều tầng lớp bảo vệ khác nhau trong đó phân thành lỗi cá nhân và lỗi hệ thống
[32].
Lỗi cá nhân hay còn gọi là lỗi hoạt động, là những người thuộc tầng phòng thủ
cuối cùng trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc người bệnh, và khi sự cố xảy ra họ thường bị
đổ lỗi. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều lỗi cá nhân do hệ thống gây ra, và 80%
sự cố do lỗi hệ thống. Lỗi hệ thống liên quan đến các qui trình, qui định của tổ
8


chức, các chính sách không phù hợp, và các yếu tố này không được chú ý khi xem
xét phân tích nguyên nhân sự cố, do đó các lỗi tương tự tiếp tục xảy ra.
Trong y tế, lỗi hoạt động liên quan trực tiếp tới người hành nghề vì họ ở lớp
hàng rào phòng ngự cuối cùng trực tiếp với người bệnh. Khi sự cố xảy ra người làm
công tác khám chữa bệnh trực tiếp (bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh…) dễ bị gán lỗi.
Tuy nhiên, các yếu tố hệ thống có vai trò rất quan trọng liên quan tới các sự cố đó là
công tác quản lý, tổ chức lao động, môi trường làm việc, và thường ít được chú ý
xem xét về sự liên quan. Các nhà nghiên cứu nhận định cứ có một lỗi hoạt động
thường có 3 – 4 yếu tố liên quan tới lỗi hệ thống.


Hình 1.1. Mô hình các lớp hàng rào bảo vệ của hệ thống phòng ngừa sự cố
Việc phân tích xác định nguyên nhân gốc không chỉ đơn giản là tìm kiếm lỗi
cá nhân mang tính triệu chứng mà phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gián tiếp
thúc đẩy sự cố xảy ra. Việc phân tích nguyên nhân gốc và thực hiện các hành động
khắc phục được coi là quá trình cải tiến liên tục của cơ sở y tế.
1.4.

BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA
Báo cáo sự cố y khoa là việc thu thập các thông tin từ bất kỳ sự việc nào đó có

nguy cơ gây hại hoặc đã gây hại cho người bệnh. Hệ thống báo cáo sự cố y khoa
đóng vai trò cơ bản trong việc rút kinh nghiệm từ thực tiễn các sai sót, thất bại được
ghi nhận lại trong các báo cáo sự cố, tăng cường an toàn người bệnh, ngăn chặn tình

9


trạng lặp lại cũng như giảm thiểu được nguy cơ xảy ra các sự cố tương tự trong
tương lai.
Sự cố y khoa được báo cáo dưới hình thức văn bản giấy, thông tin điện tử
(mail, website) hoặc điện thoại để ghi nhận những nguy cơ tiềm tàng hay thật sự
xảy ra cho người bệnh. Nhân viên tự giác tuân thủ qui trình báo cáo sự cố tại đơn vị
công tác.
Để nâng cao nhận thức của nhân viên về các sự cố, sai sót, hoặc những nguy
cơ tiềm ẩn có rủi ro cao, Lãnh đạo bệnh viện cần xây dựng và duy trì môi trường
khuyến khích mọi người báo cáo những sai sót, thừa nhận sai phạm, đưa ra ý kiến
và trao đổi ý kiến. Khi nhân viên lo sợ bị trách phạt, họ ít khi báo cáo sai sót và như
vậy cơ sở y tế mất một nguồn thông tin giá trị về an toàn cho người bệnh. Và để
tăng số lượng và chất lượng báo cáo sự cố, bệnh viện nên có phương cách bảo vệ
người có liên quan khỏi các hình thức xử lý kỷ luật, cho phép báo cáo bí mật hoặc

giấu tên người báo cáo, tách cơ quan thu thập, phân tích các báo cáo ra khỏi cơ quan
có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cung cấp cho người báo cáo những thông tin phản hồi
nhanh chóng, hữu ích, dễ hiểu; và đơn giản hóa qui trình báo cáo [9].
1.5.

HẬU QUẢ CỦA SỰ CỐ Y KHOA
Hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm tăng gánh nặng bệnh tật,

tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làm giảm chất lượng chăm sóc
y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ
[2].
Theo tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh – Bộ Y tế do Nhà xuất bản Y
học Hà Nội ban hành vào năm 2014 có thống kê tổng hợp về hậu quả của sự cố y
khoa của các nghiên cứu trên thế giới [2]:
Tại Mỹ (Utah – Colorado): Các sự cố y khoa không mong muốn đã làm tăng
chi phí bình quân cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh là 2262 USD và
tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh. Theo một nghiên cứu khác của Viện Y học Mỹ
chi phí tăng 2595 USD và thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2 ngày/người bệnh [36].
10


Ở Australia hàng năm: 470 000 người bệnh nhập viện gặp sự cố y khoa, tăng
8% ngày điều trị (thêm 3,3 triệu ngày điều trị) do sự cố y khoa, 18000 tử vong,
17000 tàn tật vĩnh viễn và 280000 người bệnh mất khả năng tạm thời [33], [34],
[26].
Tại Anh: Bộ Y tế Anh ước tính có 850.000 sự cố xảy ra hàng năm tại các bệnh
viện Anh quốc, chỉ tính chi phí trực tiếp do tăng ngày điều trị đã lên tới 2 tỷ bảng.
Bộ Y tế Anh đã phải sử dụng 400 triệu bảng để giải quyết các khiếu kiện lâm sàng
năm 1998/1999 và ước tính phải chi phí 2,4 tỷ bảng Anh để giải quyết những kiện
tụng chưa được giải quyết. Chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới 1 tỷ

bảng Anh hàng năm. Con số kiện tụng lên tới 38000 đối với lĩnh vực chăm sóc y tế
gia đình và 28000 đơn kiện đối với lĩnh vực bệnh viện [18].
Tại Nhật Bản, theo số liệu của tòa án, bình quân mỗi ngày người dân kiện và
đưa bệnh viện ra tòa từ 2 – 3 vụ. Thời gian giải quyết các sự cố y khoa tại Nhật Bản
trung bình 2 năm/vụ khiếu kiện [35].
Hiện tại, tác giả chưa tìm ra nghiên cứu nào thống kê những hậu quả do sự cố
y khoa gây ra tại Việt Nam.
1.6.

CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CỐ Y KHOA
Theo thống kê tại Canada hàng năm có 2,5 triệu người nhập viện và ước tính

có 185.000 người bệnh gặp sự cố y khoa. Các chuyên gia y tế Mỹ ước tính ít nhất
có 44.000 đến 98.000 người bệnh tử vong trong các bệnh viện của Mỹ hàng năm do
sự cố y khoa. Số người chết vì sự cố y khoa trong các bệnh viện của Mỹ cao hơn tử
vong do tai nạn giao thông, ung thư vú, tử vong do HIV [14], [15], [17]. Một sự cố,
rủi ro xảy ra cho người bệnh gây ra những mất mát, đau thương cho người bệnh, gia
đình người bệnh và gây những tổn thất về kinh tế là điều đau lòng, không ai mong
muốn. Các cuộc điều tra tại Mỹ vào cuối thế kỷ 20 cho thấy sự cố y khoa không thể
được nhận diện và ngăn chặn vì nó không được báo cáo, các điều dưỡng ngại báo
cáo sai sót của bản thân mình hay của người khác khi gặp phải sự cố vì thủ tục báo
cáo rườm rà dẫn đến tâm lý ít thay đổi, sợ kiện cáo [22].
11


Sự cố y khoa liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện: WHO công bố nhiễm
khuẩn bệnh viện (NKBV) từ 5 – 15% người bệnh nội trú và tỷ lệ NKBV tại các
khoa điều trị tích cực từ 9 – 37%; Tỷ lệ NKBV chung tại Mỹ chiếm 4,5% [28].
Năm 2002, theo ước tính của CDC tại Mỹ có 1,7 triệu người bệnh bị NKBV, trong
đó 417.946 người bệnh NKBV tại các khoa hồi sức tích cực (24,6%) [27].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Vincent (1999) về lý do không báo cáo sự cố y
khoa khi tiến hành điều tra thực nghiệm đối với 42 bác sỹ sản khoa và 156 nữ hộ
sinh tại hai đơn vị sản khoa năm 1998. Hầu hết các nhân viên biết về sự cố và hệ
thống báo cáo tại đơn vị. Nữ hộ sinh báo cáo sự cố cao hơn so với các bác sỹ, và
nhân viên báo cáo sự cố nhiều hơn cấp lãnh đạo. Những lý do chính cho việc không
báo cáo cũng lo ngại bị đổ lỗi, khối lượng công việc cao và niềm tin (mặc dù vụ
việc đã được chỉ định là phải báo cáo) [13].
Nghiên cứu của tác giả Albert (2000) về sự cần thiết giúp đỡ nhân viên y tế
gây ra sự cố cho thấy rào cản đối với báo cáo sự cố: sợ bị phát hiện, sợ bị trừng
phạt, đồng nghiệp chỉ trích, đổ lỗi cho người khác, sợ bị tổn thương, im lặng, bị lên
án trong các cuộc họp [12].
Nghiên cứu về thái độ và rào cản đối với báo cáo sự cố y khoa từ năm 2001
đến 2003 của tác giả Evans chỉ ra rằng, điều dưỡng có trên 5 năm kinh nghiệm đã
từng hoàn thành báo cáo sự cố cao hơn những người thâm niên công tác dưới 5
năm, bác sỹ có thời gian công tác dưới 5 năm báo cáo sự cố nhiều hơn bác sỹ trên 5
năm kinh nghiệm. Và lãnh đạo báo cáo sự cố ít hơn nhân viên [20].
Một cuộc điều tra 186 bác sỹ và 587 điều dưỡng về thái độ của bác sỹ và điều
dưỡng ở Nam Úc của tác giả Kingston MJ1 và cộng sự năm 2004 bằng phương
pháp định tính cho thấy hầu hết các bác sỹ và điều dưỡng (98,3%) biết rằng bệnh
viện của họ có một hệ thống báo cáo sự cố. Điều dưỡng biết làm thế nào để truy cập
báo cáo chiếm tỉ lệ 88,3%, trong khi bác sỹ là 43%; đã từng hoàn thành một báo cáo
ở điều dưỡng là 89,2% và bác sỹ là 64,4%; và biết phải làm gì với báo cáo hoàn
thành nhóm điều dưỡng cũng chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm bác sỹ với tỉ lệ lần lượt là

12


81,9% và 49,7%. Rào cản của việc ít báo cáo là do thiếu thông tin phản hồi chiếm tỉ
lệ 57,7% ở nhóm điều dưỡng và 61,8% ở nhóm bác sỹ [26].
Theo nghiên cứu của tác giả Madsen và cộng sự năm 2006 tại Đan Mạch về

thái độ của bác sỹ và điều dưỡng đối với việc báo cáo và xử lý các sự cố của trên
4.019 bác sỹ và điều dưỡng cho thấy thái độ đối với báo cáo sự cố, sai sót có sự
khác biệt lớn giữa các nhóm. Nhóm bác sỹ không thích hoặc miễn cưỡng phải báo
cáo là 34%, trong khi nhóm điều dưỡng là 21%. Lý do không báo cáo là thói quen,
lo sợ bị chú ý, nguy cơ bị khiển trách [30].
Một điều tra về báo cáo các sự cố y khoa để nâng cao an toàn cho người bệnh
của tác giả Kaldjian và cộng sự năm 2008 thực hiện trên 338 bác sỹ nội trú cho thấy
hầu hết đồng ý báo cáo sự cố để cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân trong
tương lai chiếm tỉ lệ (84,3%), 73% là tỉ lệ báo cáo các sai sót nhỏ, 92% là tỉ lệ báo
cáo các sai sót gây tổn hại đến bệnh nhân. Tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ 17,8%
người trả lời đã từng báo cáo các sai sót nhỏ (kết quả điều trị kéo dài hoặc khó
chịu), 3,8% báo cáo các sai sót nghiêm trọng (dẫn đến khuyết tật hoặc tử vong). Có
tới 54,8% biết được làm thế nào để báo cáo và 39,5% biết được các lỗi cần báo cáo
[25].
Một nghiên cứu tại Bệnh vện đa khoa Hàn Quốc của tác giả Jee – In Hwang,
Sang – IL Lee và cộng sự năm 2012 về các rào cản đối với hoạt động báo cáo sự cố
y khoa cho thấy rào cản đối với báo cáo sự cố bao gồm không đảm bảo về vấn đề
bảo mật, thiếu chia sẻ thông tin giữa các bộ phận liên quan, thiếu khả năng tiếp cận
báo cáo (trong các ngày nghỉ), cũng như khiếm khuyết của qui trình báo cáo (liên
quan nhiều bộ phận), và khả năng sử dụng hệ thống báo cáo [24].
Nghiên cứu định tính của tác giả Adriana Parrella và cộng sự năm 2013 về báo
cáo tác dụng phụ sau tiêm chủng tại Úc cho thấy trở ngại đối với báo cáo bao gồm
các ràng buộc thời gian và qui trình báo cáo không đạt yêu cầu, không biết làm thế
nào để báo cáo, các định nghĩa không rõ ràng, sự nhầm lẫn ở người có trách nhiệm
báo cáo [11].

13


Một cuộc điều tra của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh về sự cố y khoa không

mong muốn trên 89 điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy tỉnh Tiền
Giang năm 2008 đến năm 2010 cho thấy các sự cố y khoa không mong muốn liên
quan đến thuốc chiếm tỉ lệ 30,42%; sự cố liên quan cận lâm sàng chiếm tỉ lệ
12,54%; rủi ro nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 16,03%, chuyên khoa ngoại sản chiếm tỉ lệ
7,61% và các sự cố y khoa khác chiếm tỉ lệ là 33,4% [4].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Yến năm 2015, điều tra 271
nhân viên và kết quả cho thấy rằng 12% có kiến thức chung đúng về báo cáo sự cố
và những người có kiến thức đúng đã từng báo cáo sự cố cao gấp 3,3 lần những
người có kiến thức chưa đúng. Đa số nhân viên ủng hộ báo cáo sự cố 68,3%, tuy
nhiên vẫn còn rất nhiều người lo sợ khi tham gia báo cáo sự cố 60,9%, nhóm kỹ
thuật viên có thái độ lo sợ cao hơn bác sỹ [9].
Các nghiên cứu trên về báo cáo sự cố cho thấy báo cáo dẫn đến những cải tiến
đáng kể về an toàn thông qua các cuộc điều tra có hệ thống các sự cố từ đó nhân
viên hiểu và sửa chữa những thất bại của họ. Tuy nhiên, trong khi một số tổ chức
thành công trong việc xây dựng hệ thống báo cáo, thì những tổ chức khác lại gặp
nhiều khó khăn. Lý do hệ thống báo cáo không thành công rất nhiều và đa dạng. Về
cơ bản sợ trách nhiệm và trả thù, cảm giác tội lỗi, sợ hành động trừng phạt, văn hóa
an toàn kém trong một tổ chức, thiếu sự hiểu biết giữa các bác sỹ về những gì cần
được báo cáo, thiếu hiểu biết về cách thức báo cáo và làm thế nào báo cáo dẫn đến
những thay đổi để cải thiện an toàn người bệnh. Đặc biệt, thiếu hệ thống phân tích
các báo cáo và thông tin phản hồi trực tiếp với các bác sỹ được xem là rào cản lớn
đối với sự tham gia của lâm sàng. Báo cáo sự cố được đánh giá như là một phần
quan trọng trong khuôn khổ quản lý rủi ro của mỗi bệnh viện.

14


Bảng 1.3. Tổng kết các nghiên cứu về báo cáo sự cố y khoa trước đây
trên thế giới và trong nước
TT


TÊN NGHIÊN CỨU

TÁC GIẢ

1

Lý do không báo cáo sự cố

Vincent (1999)

(nghiên cứu thực nghiêm)

Yếu tố tác động
- Kiến thức
- Thái độ
- Niềm tin

2

Rào cản đối với báo cáo sự cố

Albert (2000)

3

Thái độ và rào cản đối với báo

Evans và cộng sự


cáo sự cố

(2001 – 2003)

- Rào cản
- Kiến thức
- Thái độ
- Rào cản
- Đặc điểm cá nhân: chức
danh nghề nghiệp, thâm
niên, chức vụ.

4

5

Thái độ của bác sỹ và điều Kingston và cộng

- Kiến thức

dưỡng về báo cáo sự cố y khoa

sự (2004)

- Thái độ

Thái độ của bác sỹ và điều

Madsen và cộng


- Thái độ

dưỡng về báo cáo sự cố y khoa

sự (2006)

và xử lý các lỗi
6

Báo cáo lỗi y tế để cải thiện an

Kaldjian (2008)

toàn người bệnh

- Kiến thức
- Thái độ
- Niềm tin

7

Rào cản hoạt động của hệ

Jee – In Hwang

- Kiến thức

thống báo cáo sự cố y khoa tại và cộng sự (2012) - Thái độ
bệnh viện đa khoa Hàn Quốc


- Rào cản

15


×