Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

KHẢO sát KIẾN THỨC, THÁI độ, HÀNH VI và một số yếu tố LIÊN QUAN của BỆNH NHÂN VIÊM cột SỐNG DÍNH KHỚP đối với tập vận ĐỘNG PHỤC hồi CHỨC NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HÀ MY
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐỐI VỚI TẬP
VẬN ĐỘNG - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2011 – 2015

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HÀ MY

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐỐI VỚI TẬP

VẬN



ĐỘNG - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2011 – 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

ThS. Phạm Thị Minh Nhâm

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của tôi, toàn bộ số liệu và
kết quả thu được trong luận văn này là trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kỳ một tài liệu nào khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính chính
xác của những thông tin và dữ liệu đưa ra.

Trần Thị Hà My

LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà
Nội, phòng đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho
em học tập suốt bốn năm qua và được thực hiện nghiên cứu này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Thạc
sĩ- Bác sỹ Phạm Thị Minh Nhâm, người thầy tận tâm và nhiệt tình, dành
nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thành khóa luận. Sự tận tâm dìu dắt và khích lệ của thầy là động lực giúp em
thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ và nhân viên Khoa CơXương-Khớp – Bệnh viện Bạch Mai cùng các bệnh nhân và người nhà đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận.
Em luôn biết ơn sự giúp đỡ vô tư, tận tình của các anh chị đi trước và
những người bạn – những người luôn khích lệ và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập.
Và đặc biệt, con xin gửi lời cảm ơn tới Cha Mẹ - những người luôn ở
bên động viên, khích lệ và chăm sóc con trong suốt quá trình học tập, giúp
con yên tâm để hoàn thành khóa luận. Cảm ơn em trai đã luôn cổ vũ tinh thần
và là nguồn động lực để chị phấn đấu hơn nữa.

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Hà My


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học..............................................................................3
1.2. Triệu chứng lâm sàng.............................................................................3
1.3. Điều trị....................................................................................................6
1.4. Tiến triển và biến chứng.........................................................................7
1.5. Phòng bệnh.............................................................................................7

1.6. Vận động -phục hồi chức năng trong viêm cột sống dính khớp............7
1.6.1. Phục hồi chức năng.........................................................................7
1.6.2. Vận động trị liệu..............................................................................9
1.6.3. Tập VĐ- PHCN trong VCSDK......................................................10
1.7. Các nghiên cứu về hiệu quả của vận động- phục hồi chức năng với
VCSDK.......................................................................................................11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................13
2.1. Đối tượng ngiên cứu:............................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang..........................................13
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu:...........................................................13
2.3.1. Thiết kế bộ câu hỏi:.......................................................................13
2.3.2. Thu thập số liệu:............................................................................13
2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu..................................................................17
2.6. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................17
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................18
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BN NGHIÊN CỨU...................................18


3.1.1. Đặc điểm về dịch tễ học và trình độ học vấn của BN...................18
3.1.2. Đặc điểm về bệnh..........................................................................19
3.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ LIÊN QUAN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH
VI CỦA BN.................................................................................................21
3.2.1. Đặc điểm kiến thức, thái độ, hành vi của BN VCSDK với tập VĐPHCN......................................................................................................21
3.2.3. Mối liên quan giữa kiến thức với hành vi của BN.........................27
3.2.4. Mối liên quan giữa thái độ và hành vi..........................................28
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC LIÊN QUAN TỚI KIẾN THỨC, THÁI
ĐỘ, HÀNH VI CỦA BN BN......................................................................29
3.3.1. Liên quan giữa kiến thức và trình độ học vấn...............................29
3.3.2. Liên quan giữa kiến thức với thời gian mắc bệnh.........................29
3.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức với thang điểm VAS, Barthel..........30

3.3.4. Mối liên quan giữa hành vi với thang điểm VAS, Barthel và biến
chứng.......................................................................................................31
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................33
4.1. Đặc điểm của nhóm BN nghiên cứu....................................................33
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học, trình độ học vấn.........................................33
4.1.2. Đặc điểm về bệnh..........................................................................34
4.2. Đặc điểm và sự liên quan kiến thức, thái độ, hành vi của BN.............35
4.2.1. Đặc điểm kiến thức, thái độ, hành vi của BN với tập VĐ-PHCN. 35
4.2.2. Mối liên quan giữa kiến thức- thái độ- hành vi của BN................37
4.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức- thái độ- hành vi của BN VCSDK
về VĐ-PHCN..............................................................................................39
KẾT LUẬN.....................................................................................................42
KIẾN NGHỊ....................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN:

bệnh nhân

VCSDK:

viêm cột sống dính khớp

VĐ:

vận động


PHCN:

phục hồi chức năng

VAS:

Visual Analogue Scale


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
1. Danh mục hình
Hình 1: Cột sống bình thường và viêm cột sống dính khớp...................4
Hình 2: Biến dạng toàn bộ cột sống giai đoạn muộn.............................5
2. Danh mục bảng
Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi BN nghiên cứu.........................................17
Bảng 3.2: Phân loại bênh nhân theo trình độ học vấn..........................18
Bảng 3.3:.Phân loại BN theo thời gian mắc bệnh.................................19
Bảng 3.4: Tỷ lệ BN trong từng câu hỏi kiến thức.................................20
Bảng 3.5: Tỷ lệ BN trong từng câu hỏi thái độ.....................................22
Bảng 3.6: Tỷ lệ BN trong từng câu hỏi về hành vi...............................23
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa kiến thức và thời điểm tập VĐ- PHCN.26
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa kiến thức và trình độ học vấn...............28
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa kiến thức với điểm đau VAS.................29
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa kiến thức với mức độ độc lập theo thang
điểm Barthel....................................................................29
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa hành vi có tập VĐ-PHCN với thang đau
VAS.................................................................................30
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa hành vi có tập VĐ-PHCN với mức độ
độc lập theo Barthel.......................................................30
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa thời điểm tập VĐ-PHCN với thang đau

VAS.................................................................................31

3. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính.....................................17
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi khởi phát.................18
Biểu đồ 3.3: phân loại BN theo biến chứngkhớp..................................19


Biểu đồ 3.4: Phân loại BN theo thang điểm Barthel.............................20
Biểu đồ 3.5: Phân loại BN theo kiến thức hiểu biết..............................22
Biểu đồ 3.6: Mối liên quan giữa kiến thức và việc chủ động tự tìm hiểu
thông tin về VĐ-PHCN của BN.....................................24
Biểu đồ 3.7: Mối liên quan giữa kiến thức và thời điểm biết tới VĐPHCN..............................................................................24
Biểu đồ 3.8: Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ của BN về sự
quan trọng của tập VĐ-PHCN........................................25
Biểu đồ3.9: Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của BN đối với
giường nằm của BN........................................................25
Biểu đồ 3.10: Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi có tập VĐPHCN..............................................................................26
Biểu đồ 3.11: Mối liên quan giữa thái độ và hành vi nằm giường đệm
không lún hay nền cứng của BN.....................................27
Biểu đồ3.12: Mối liên quan giữa thái độ về sự quan trọng với hành vi
tập VĐ-PHCN.................................................................27
Biểu đồ 3.13: Mối liên quan giữa kiến thức và thời gian mắc bệnh.....28
Biểu đồ3.14: Mối liên quan giữa hành vi có tập VĐ-PHCN với biến
chứng khớp của BN........................................................28

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh khớp viêm mạn tính, chưa rõ
nguyên nhân, được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Tổn
thương cơ bản của bệnh: lúc đầu là xơ teo, sau đó là calci hóa dây chằng, bao

khớp và có kèm theo viêm nội mạc các mao mạch [1][2][3] . Bệnh chiếm tỷ lệ


chung trên thế giới là 0,1-1% dân số [4][5] ; hay gặp ở nam giới trẻ tuổi. Ở
Việt Nam, qua các cuộc điều tra nghiên cứu dịch tễ học cho thấy nhóm bệnh
VCSDK chiếm tỉ lệ khá cao trong số các bệnh về cơ-xương-khớp nói chung,
chiếm khoảng 0,15% dân số trên 16 tuổi [4].
Biểu hiện lâm sàng chính là đau, hạn chế vận động cột sống, có thể kèm
theo viêm các khớp chi dưới( khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân). Ở Việt
Nam bệnh nhân( BN) thường có các triệu chứng sớm là viêm khớp háng hoặc
khớp gối [6][7]. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể
dẫn đến biến chứng cứng khớp nhanh chóng, gây tàn phế cho BN. Các di
chứng của bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chức năng vận động mà còn ảnh
hưởng lớn đến vấn đề kinh tế cho bản thân người bệnh nói riêng và cho toàn
xã hội nói chung, nhất là khi bệnh chiếm tỉ lệ cao ở người trẻ tuổi (90% dưới
30 tuổi) và gặp nhiều ở nam giới(90%) [3][4].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm ra các loại thuốc, phương pháp
điều trị cho BN [8][9] đồng thời các nhà khoa học cũng nhắc đến việc áp
dụng các phương pháp vận động phục hồi chức năng( VĐ-PHCN) là không
thể thiếu trong việc điều trị bệnh VCSDK [10][11][12]. VĐ-PHCN không chỉ
có tác dụng cải thiện các triệu chứng hiện tại như đau khớp mà còn giúp BN
phòng ngừa các biến chứng của bệnh: cứng khớp, dính khớp [13][14] và giảm
bớt chi phí điều trị. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc và tập luyện
của bác sỹ, sự hiểu biết của BN về các phương pháp này rất quan trọng. Vì
khi được hướng dẫn và giám sát tập VĐ-PHCN người bệnh đã có những cải
thiện đáng kể [11][15]. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng của bệnh, tác dụng của các thuốc điều trị [16][17][18] nhưng chưa
có nghiên cứu nào khảo sát sự hiểu biết của BN VCSDK đối với tập VĐPHCN và các yếu tố liên quan tới VĐ-PHCN của BN.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:



“ Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan của
bệnh nhân viêm cột sống dính khớp đối với tập vận động-phục hồi chức
năng”
Với mục tiêu:
 Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân VCSDK đối với tập
VĐ-PHCN qua bộ câu hỏi khảo sát.
 Khảo sát một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, hành vi của
bệnh nhân VCSDK đối với tập VĐ-PHCN.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm dịch tễ học
- Tỷ lệ bệnh VCSDK thay đổi tùy theo quần thể nghiên cứu liên quan
đến tỷ lệ HLA-B27 khác nhau trong mỗi quần thể [19].
- Một nghiên cứu ở Nauy năm 1985, tỷ lệ bệnh VCSDK từ 1,1-1,4% dân
số[20]. Nghiên cứu khác ở Đức VCSDK chiếm 0,86% trong 1,9% các bệnh lý
cột sống trong 9,3% dân số Berlin(3,47 triệu người) có HLA-B27(+) [21].


- Tỷ lệ chung trên thế giới khoảng 0,1-1% dân số [4][5].
- Ở Việt Nam VCSDK chiếm khoảng 0,15% dân số trên 16 tuổi [3][4].
- Nam giới chiếm khoảng 90%; tuổi dưới 30 chiếm 90%;có tính chất gia
đình.
1.2. Triệu chứng lâm sàng [2][3][6][7]
 Khởi phát
- Tuổi mắc bệnh: 80-90% trước tuổi 30.
- Xuất hiện từ từ( 70-80% số BN) với các biểu hiện: đau mỏi vùng cột
sống lưng, thắt lưng, vùng mông, đau kiểu thần kinh tọa.
- Ở Việt Nam BN thường bị viêm khớp háng hoặc khớp gối.
- Thời gian khởi phát thường kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm và bệnh

thường bị bỏ qua không được điều trị.
 Toàn phát
Ở Việt Nam thường hay gặp thể phối hợp có tổn thương cột sống và các
khớp ngoại biên trầm trọng nên tỷ lệ tàn phế khá cao [1].
 Triệu chứng tại khớp ngoại vi
- Vị trí khớp tổn thương thường là khớp chi dưới: khớp háng, gối, cổ
chân ở cả hai bên. Tổn thương khớp háng thường sớm, dễ gây tàn phế và dính
khớp nhanh chóng.
- Biểu hiện chính: sưng đau, ít nóng đỏ, kèm theo tràn dịch.
 Triệu chứng tại khớp cùng chậu
- Tổn thương khớp cùng chậu thường xuất hiện sớm nhất. Biểu hiện ở cả
hai bên: đau vùng mông không xác định lúc bên phải lúc bên trái.
- Tổn thương trên X-quang rất thường gặp.
 Triệu chứng tại khớp cột sống


- Ba vị trí giải phẫu của cột sống thường bị viêm: đĩa liên đốt sống, dây
chằng quanh đốt sống, các khớp liên mỏm gai sau.
- Dấu hiệu cơ năng: Đau cột sống dai dẳng ở những người dưới 40 tuổi
Khởi phát âm ỉ, tăng dần
Đau kéo dài trên 3 tháng, kèm hạn chế vận động
- Điều đặc biệt của triệu chứng đau:
Cải thiện sau khi luyện tập
Thuyên giảm nhanh khi điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid
Xuất hiện vào nửa đêm gần sáng có thể kèm cứng cột sống buổi sáng
- Dấu hiệu thực thể: Hạn chế vận động cột sống
Biến dạng của cột sống

[22]
Hình 1: Cột sống bình thường và viêm cột sống dính khớp

- Tổn thương cột sống thắt lưng: biểu hiện sớm nhất, giảm vận động rõ
nhất ở tư thế cúi. Cột sống thường mất đường cong sinh lý.
- Tổn thương cột sống ngực: thường không đau, đôi khi có đau phía
trước thành ngực.
- Tổn thương cột sống cổ: hạn chế sớm nhất là động tác cúi, động tác
xoay hạn chế muộn hơn. Giai đoạn cuối BN hạn chế vận động cột sống cổ ở
mọi tư thế( cúi, ngửa, ngiêng, quay).


- Ở giai đoạn muộn toàn bộ cột sống sẽ bị biến dạng [23].

Hình 2: Biến dạng toàn bộ cột sống giai đoạn muộn
 Triệu chứng ngoài khớp:
- Biểu hiện toàn thân: sốt nhẹ, gầy sút, mệt mỏi trong đợt tiến triển.
Thiếu máu nhược sắc sau các đợt viêm khớp kéo dài.
- Hội chứng bám tận( hội chứng viêm các điểm bám tận): viêm điểm
bám tận của gân Achilles, viêm cân gan bàn chân.
- Tổn thương mắt: viêm mống mắt.
- Tổn thương tim: tổn thương van tim, rối loạn co bóp cơ tim...
- Tổn thương phổi: rối loạn thông khí hạn chế...
1.3. Điều trị [24][26][27]
 Nguyên tắc điều trị
Do đây là bệnh mạn tính nên cần điều trị lâu dài bao gồm: điều trị nội
khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.


Mục đích điều trị: chống viêm, chống đau, phòng chống cứng khớp, dính
khớp.
 Điều trị nội khoa
- Thuốc chống viêm không steroid

- Thuốc giảm đau
- Thuốc giãn cơ
- Glucocoticoid
- Thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh-DMARD.
- Thuốc kháng TNFα:
 Điều trị phẫu thuật
Chỉ được chỉ định khi các phương pháp bảo tồn khác không có kết quả.
 Điều trị không dùng thuốc [28][29]
- Khuyến cáo BN nên tăng cường vận động, tránh tư thế cố định nào đó
quá một giờ. Không nằm võng, nên nằm trên nền giường cứng.
- Họat động thể lực: trong giai đoạn tiến triển của bệnh thì cần được nghỉ
ngơi song cần phải cố gắng duy trì các bài tập thể dục hàng ngày nhất là việc
thực hiện động tác để cột sống càng được vận động càng tốt. Tránh các tư thế
xấu.
- Chế độ thể dục thể thao: một số môn được phép như bơi, bắn cung,
khiêu vũ, cầu lông; một số môn khác nên tránh như bóng chày, gôn, chạy.
- Một chương trình tập luyện tốt sẽ giúp duy trì tư thế tốt, linh hoạt và
giảm đau cho BN [30].
1.4. Tiến triển và biến chứng [22][31][32]
- Giảm tính linh hoạt: sau một thời gian cột sống hay các khớp sẽ bị hạn
chế tầm vận động, khó khăn trong việc di chuyển, đi lại.


- Dính khớp: xu hướng dính khớp dẫn đến các tư thế xấu( gù cột sống),
viêm dính các khớp( viêm dính khớp háng) gây hạn chế vận động, ảnh hưởng
lớn trong sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.
- Có thể xảy ra tình trạng loãng xương, gãy xương.
- Biến chứng thần kinh: phát sinh sẹo của bó thần kinh có thể gây bí tiểu,
mất kiểm soát ruột, rối loạn chức năng tình dục. Gây tác động đáng kể đến
chất lượng cuộc sống.

- Biến chứng ở các cơ quan khác cần chú ý: phổi( giảm thông khí phổi,
khó thở), tim, thận, mắt.
1.5. Phòng bệnh
- Tránh ẩm thấp, phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục và
viêm đường ruột.
- Nên nằm thẳng, trên ván cứng, tránh kê độn (cổ và gối), tránh nằm
võng…
- Nên tập thể dục thường xuyên, nên bơi hoặc đi xe đạp.
1.6. Vận động -phục hồi chức năng trong viêm cột sống dính khớp [33]
[34][35][36][37]
1.6.1. Phục hồi chức năng
 Định nghĩa: PHCN là các biện pháp y học, xã hội, hướng nghiệp, giáo
dục làm hạn chế tối đa giảm chức năng , tạo cho người tàn tật có cơ hội tham
gia các hoạt động để hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng trong
cộng đồng xã hội.

 Mục đích:
- Giúp cho người tàn tật khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành
vi ứng xử, nghề nghiệp, thu nhập.


- Phục hồi tối đa giảm khả năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã hội.
- Ngăn ngừa các thương tật thứ phát.
- Tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả tàn tật.
- Thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, chấp nhận người tàn tật là
thành viên bình đẳng của xã hội.
- Cải thiện môi trường, rào cản để người tàn tật hội nhập xã hội như
đường đi, công sở, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa, du lịch, thể thao.
- Tạo thuận lợi để người tàn tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội để họ
có chất lượng cuộc sống tốt hơn như tự chăm sóc, tạo việc làm, vui chơi giải

trí.
 Nguyên tắc của PHCN:
- Đánh giá cao vai trò của người tàn tật, gia đình họ, và cộng đồng.
- Phục hồi tối đa các khả năng bị giảm để người tàn tật có khả năng tham
gia hoạt động trong các lĩnh vực tự chăm sóc, tạo ra của cải và vui chơi giải
trí, có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
- PHCN dự phòng là nguyên tắc chiến lược trong phát triển ngành
PHCN.
 Các hình thức phục hồi chức năng:
- PHCN tại trung tâm: người tàn tật đến các trung tâm có cán bộ chuyên
khoa và trang thiết bị phục hồi chức năng đầy đủ.
- PHCN ngoài trung tâm: là hình thức phục hồi chức năng mà cán bộ
chuyên khoa cùng phương tiện tới phục hồi chức năng ở địa phương người
tàn tật sinh sống.
- PHCN dựa vào cộng đồng: là chiến lược phát triển cộng đồng về lĩnh
vực phục hồi chức năng, bình đẳng phúc lợi và hội nhập xã hội của mọi người
tàn tật. PHCN dựa vào cộng đồng được triển khai qua cố gắng hợp tác của
người tàn tật, gia đình họ cũng như cộng đồng với dịch vụ xã hội, nghề


nghiệp, giáo dục và sức khỏe một cách thích ứng. PHCN dựa vào cộng đồng
thể hiện quyền của người tàn tật được bảo đảm.
1.6.2. Vận động trị liệu [33]
 Định nghĩa:
Vận động trị liệu là môn học áp dụng các kiến thức vận động vào trong
công tác điều trị, phòng bệnh và PHCN.
 Mục đích:
Mục đích của vận động trị liệu là phục hồi tầm hoạt động của khớp, làm
mạnh cơ, điều hợp các động tác, tái rèn luyện cơ bị liệt, bị mất chức năng, tạo
thuận lợi cho cảm thụ bản thể thần kinh cơ, đề phòng các thương tật thứ cấp,

tạo thuận lợi cho khả năng thăng bằng.
 Các nguyên tắc của vận động trị liệu:
- Người bệnh cần được thư giãn thoải mái.
- Người bệnh cần được giải thích và hợp tác với thầy thuốc.
- Các động tác cần được thực hiện nhẹ nhàng, tuần tự.
- Cần phải loại bỏ các động tác thay thế trong khi tập.
- Tập với thời gian ngắn nhưng được lặp lại nhiều lần trong ngày thường
tốt hơn chỉ tập một lần với thời gian dài.
- Phải theo dõi và lượng giá lại sau mỗi lần tập.
- Tập được coi là quá mức khi có các dấu hiệu đau hoặc khó chịu sau khi
tập 3h.

 Các hình thức vận động trị liệu:
- Vận động thụ động: là động tác thực hiện bởi người thầy thuốc hoặc
dụng cụ, không có sự co cơ chủ động của người bệnh.


- Vận động chủ động có trợ giúp: là động tác tập do người bệnh tự co cơ
chủ động nhưng có sự trợ giúp của người điều trị hay dụng cụ cơ học.
- Vận động chủ động: là động tác tập do chính người bệnh thực hiện
không cần có sự trợ giúp.
- Vận động có kháng trở: là động tác tập do người bệnh thực hiện nhưng
có thêm sức kháng trở của người điều trị hay dụng cụ.
- Tập kéo giãn: là động tác dùng cử động cưỡng bức do kỹ thuật viên hay
do dụng cụ cơ học, cũng có thể do BN tự kéo dãn.
1.6.3. Tập VĐ- PHCN trong VCSDK
 Dùng dụng cụ phục hồi chức năng: bị đau khớp, cứng khớp có thể phải
dùng một số dụng cụ sau:
- Bao cát,túi chườm nóng để đỡ đau và chống biến dạng cột sống,háng
và gối.

- Nạng khuỷu, nạng nách, gậy, thanh song song, khung đi để tập đi.
- Xe lăn để di chuyển nếu các khớp bị biến dạng nặng.
 Tư thế tốt: để đề phòng biến dạng của các khớp, ngay từ khi mới bị
bệnh BN cần giữ tư thế tốt của cột sống và của chân tay đặc biệt là khớp chi
dưới.
- Không nằm giường đệm mềm dày, gây biến dạng, cong vẹo cột sống.
- Không gối cao. Khi nằm ngửa không được co gập gối và gập háng.
- Mỗi ngày nên để hai lần nằm sấp, ít nhất 30 phút. Nếu không áp chặt
được hông xuống giường thì đặt một bao cát lên hông, chờ một lúc.
- Khi nằm ngửa có thể đặt bao cát lên hai gối để gối được duỗi thẳng.
Bao cát khoảng 1 - 2kg.
 Tập luyện [22]


- Khi khớp đỡ sưng đau, hãy bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng. Nên áp dụng
bài tập thụ động theo tầm vận động khớp. Nghĩa là khớp bị sưng đau được tập
bằng tay khác hoặc được người khác tập.
- Thực hiện các bài tập duy trì tầm vận động khớp thụ động và chủ động
có trợ giúp hoặc chủ động, ít nhất 2 lần/ ngày.
- Khuyến khích BN thực hiện các VĐ chức năng hàng ngày càng sớm
càng tốt ngay khi có thể, tránh tình trạng bất động tại giường để duy trì chức
năng các thành phần cơ xương khớp và phần mềm quanh khớp.
- Thể dục thể thao: một số môn được phép: bơi, khiêu vũ, cầu lông; một
số môn khác nên tránh: chạy, chơi gold, đá bóng.
- Bơi lội kích thích vận động của lồng ngực, cột sống, vai và háng. Các
cú đạp nước có đỡ đặc biệt tốt với vận động khớp háng. Đây là môn thể thao
tốt nhất cho các BN VCSDK.
- Di chuyển: giúp người bệnh di chuyển trong nhà và ra xung quanh với
khung đi, nạng, gậy hoặc thanh ngang. Nếu các khớp cột sống và háng, gối
đau nhiều hoặc co cứng, để người bệnh di chuyển bằng xe lăn. Nên sửa lại các

bậc lên xuống để xe lăn có thể ra vào được.
1.7. Các nghiên cứu về hiệu quả của vận động- phục hồi chức năng với
VCSDK
- Nghiên cứu vào năm 2009, Dilek Durmuş , Gamze Alaylı, Oğuz
Uzun và cộng sự đã so sánh ảnh hưởng của 2 chương trình tập luyện khác
nhau cho 51 BN VCSDK và thu được kết quả: cả 2 nhóm đều có những cải
thiện ở chức năng phổi, cải thiện về BASDAI, khoảng cách chẩm tường và
đặc biệt là cải thiện trong đau của BN theo thang điểm VAS [11].
- Năm 2015, một nhóm các nhà khoa học tại Hàn Quốc đã tiến hành NC
ảnh hưởng của tập thể dục tại nhà đối với BN VCSDK . Sau 8 tuần, họ đã thu


được cải thiện đáng kể ở các chỉ số mở rộng lồng ngực, khoảng cách ngón tay
sàn, các động tác vận động hông, vận động đầu gối [38].
- Một ngiên cứu khác đánh giá hiệu quả của PHCN cho 107 BN VCSDK
tại Địa Trung Hải và Nauy đã đưa ra kết luận các BN đã đạt được những cải
thiện đáng kể về khả năng thể chất, các cử động cột sống sau 16 tuần điều trị
[39].


1

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng ngiên cứu:
Khoảng thời gian từ tháng 11/2014=> tháng 04/2015, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu 47 BN được chẩn đoán VCSDK theo tiêu chuẩn ACR của hiệp hội
thấp khớp Hoa Kỳ, tại khoa Cơ-xương-khớp bệnh viện Bạch Mai.


Tiêu chuẩn chọn:

- BN được chẩn đoán VCSDK theo tiêu chuẩn ACR.
- BN có khả năng giao tiếp bằng lời, không có rối loạn tâm thần.
- BN đồng ý tham gia nghiên cứu.



Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN không có khả năng giao tiếp bằng lời, có rối loạn tâm thần.
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế bộ câu hỏi:
Thiết kế bộ câu hỏi dựa trên mục tiêu nghiên cứu, các tài liệu về vai trò,
cách thức tập luyện VĐ-PHCN trong nước [31][35][37] và bộ câu hỏi đánh
giá kiến thức BN VCSDK được sử dụng trong nghiên cứu của E. Lubrano,
P.Helliwell, P. Moreno và cộng sự năm 1998[40]. Sau khi thiết kế xong tiến
hành hỏi thử nhằm mục đích: bổ sung thiếu sót và giảm tối đa sai số.
2.3.2. Thu thập số liệu:


Lựa chọn đối tượng: chọn theo tiêu chuẩn chọn BN.



Nhận định BN dựa theo bảng câu hỏi:
-

Thông tin hành chính.


-

Đánh giá điểm đau theo thang điểm VAS.

-

Đánh giá mức độ độc lập sinh hoạt theo Barthel.

-

Hỏi BN về kiến thức, thái độ, hành vi qua bộ câu hỏi.


2

Bảng đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của BN
STT
1.

Nội dung câu hỏi
Anh (chị) có biết về các phương pháp VĐ-PHCN trong bệnh

Điểm

VCSDK không?
o Có
o Không
2. Anh (chị) biết các phương pháp VĐ-PHCN thông qua

1

0

phương tiện nào?
o Chủ động tự tìm hiểu
o Tình cờ biết được thông qua: tivi, báo chí, truyền thanh...
o Thông qua tư vấn của nhân viên y tế
3. Anh (chị) biết phương pháp VĐ-PHCN vào thời gian nào?
o Khi bắt đầu phát hiện bệnh
o Khi đã có nhiều đợt đau do bệnh
4. Anh (chị) có nghĩ mình biết đúng và đầy đủ về các phương
pháp VĐ-PHCN hay không?
o Có
o Không
5. Theo Anh (chị) các phương pháp VĐ-PHCN có thực sự quan
trọng không?
o Thực sự quan trọng
o Ít hay không quan trọng
o Không biết
6. Theo Anh (chị) các phương pháp VĐ-PHCN có thể chữa
khỏi hoàn toàn bệnh VCSDK không?
o Không
o Có
7. Theo Anh (chị) các phương pháp VĐ-PHCN có những tác

1
0


3


dụng ?
o Phòng các biến chứng

1

o PHCN vận động các khớp

1

o Giảm đau

1

o Cả 3

3

o Không biết
8. Có khi nào tập VĐ-PHCN làm tình trạng của anh( chị) xấu

0

đi không?
o Có
o Không
9. Theo Anh (chị) tập VĐ-PHCN ở đâu mới có hiệu quả?

1
0


o Bắt buộc phải tới các trung tâm PHCN

0

o Tập ở đâu cũng được miễn là đúng phương pháp

1

o Không biết
10. Theo Anh (chị) các hoạt động như: đi bộ, tập hít thở...có

0

phải là VĐ-PHCN không?
o Có
o Không
11. Theo Anh (chị) tập thế nào là phù hợp?

1
0

o Ít nhất 2 lần/ngày, xen kẽ các khoảng thời gian trong ngày 1
o Càng nhiều càng tốt

0

o Rảnh thì tập, không cố định

0


o Không biết
12. Theo Anh (chị) cường độ tập thế nào là đúng?

0

o Từ từ, tăng dần khi có thể

1

o Một mức cố định và duy trì không đổi

0

o Không biết
13. Anh (chị) có biết các loại dụng cụ hỗ trợ trong tập VĐ-

0


4

PHCN không?

1

o Có (tiếp câu 14)

0

o Không

14. Anh (chị) có biết tác dụng của dụng cụ hỗ trợ đó không?
o Có
o Không
15. Anh (chị) có chú ý tới loại giường mình nằm không?
o Có
o Không
16. Anh (chị) đang nằm loại giường nào?
o Giường đệm không lún, phẳng không đệm
o Giường đệm lún
17. Anh (chị) có tập VĐ-PHCN không?
o Có( tiếp câu 18,19)
o Không
18. Anh (chị) tập có thường xuyên không?
o Tập hàng ngày
o Vài ngày một lần
o Thỉnh thoảng, rất ít
19. Anh (chị) bắt đầu tập từ khi nào?
o Khi bắt đầu phát hiện bệnh
o Khi đã bị đau nhiều lần
20. Anh (chị) thấy tình trạng bệnh của mình có tốt lên không?
o Có
o Không
Đánh giá:
 Kiến thức: câu 1, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14
Tối đa: 12 điểm. Tối thiểu: 0 điểm

1
0



×