Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN giải pháp giúp học sinh học tốt luyện từ và câu lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.65 KB, 13 trang )

Mẫu 02/MTSK-QLCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1. Tên sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 3”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng học
Tiếng Việt cho học sinh lớp 3. Góp phần giúp học sinh lớp 3 học tốt hơn nữa
phân môn luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt. Giúp học sinh có hứng thú
học tập phân môn Luyện từ và câu, từ đó giúp các em học tốt các phân môn
khác như phân môn Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả... Và biết áp dụng vào
thực tế cuộc sống.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập còn
chậm.

1


Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần
giống nhau, khiến cho học sinh khó phân biệt nghĩa của chúng.
Đầu năm học sinh của lớp kết quả học tập môn Tiếng Việt chưa cao nhất
là về kiến thức luyện từ và câu. Một số em quên các kiến thức ở lớp 2 không
thực hiện được các bài tập về đặt câu theo mẫu hoặc bài tập về chọn điền dấu
câu thích hợp vào ô trống.
Chính từ những lý do trên nên tôi chọn viết về đề tài “ Một vài biện


pháp dạy tốt Luyện từ và câu lớp 3 1” nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu
trên.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho học sinh
lớp 31. Góp phần giúp học sinh lớp 3 1 học tốt hơn nữa phân môn Luyện từ và
câu trong môn Tiếng Việt. Giúp học sinh có hứng thú học tập phân môn
Luyện từ và câu, từ đó giúp các em học tốt các phân môn khác như phân môn
Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả... Và biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.
3.2.2.Nội dung giải pháp
Điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Hướng cho học sinh sử dụng
tiếng mẹ đẻ như một công cụ giao tiếp. Từ đó phát triển được ngôn ngữ, phát
triển được lời nói.

2


Học sinh học khoảng 400- 450 từ mới (kể cả thành ngữ và tục ngữ)
thuộc các chủ điểm: Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương,
Bắc-Trung-Nam, Anh em một nhà, Thành thị- Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc,
Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
Thực chất vốn từ này bổ sung cho vốn từ về thế giới xung quanh gần với các
em nhằm mở rộng vốn hiểu biết của các em về tự nhiên, xã hội, đất nước và
con người.
Nhận biết nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ gắn vời chủ điểm.
Nhận biết một số biện pháp tu từ phổ biến: so sánh, nhân hoá.
Nhận biết sâu hơn ý nghĩa chung của từng lớp từ đã học ở lớp 2.
Làm quen với các cách giải nghĩa từ thông thường: giải nghĩa bằng
cách định nghĩa, bằng cách mô tả trực tiếp (thông qua hình ảnh hoặc bằng lời
mô tả), bằng cách tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa…

Nội dung luyện câu tiếp tục những nội dung đã học ở lớp 2, chủ yếu
yêu cầu học sinh nói và viết thành câu trên cơ sở những hiểu biết sơ giản câu:
Nhận biết câu trong lời nói, trong văn bản dựa trên tính tương đối trọn
vẹn về ý nghĩa câu, dựa trên dấu hiệu mở đầu và kết thúc câu trong văn bản
(viết hoa chữ cái đầu câu, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ở chỗ kết
thúc câu).

3


Nhận biết các bộ phận chính trong các kiểu câu phổ biến có mô hình:
Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Qua việc đặt câu hỏi cho từng bộ phận chính
của câu.
Nhận biết các bộ phận phụ của câu trả lời cho các kiểu câu hỏi Khi
nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Trong những kiểu
phổ biền nói trên.
Nhận biết các dấu hiệu kết thúc câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm
(dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than), nhận biết cách dùng dấu phẩy và
dấu hai chấm ở giữa câu.
Khi dạy giáo viên cần lưu ý:
- Những nội dung luyện từ và câu chủ yếu là bài tập, không có bài dạy
khái niệm.
- Những nội dung luyện từ và câu không những có trong môn học này
mà còn thể hiện qua các bài chính tả, một số bài tập đọc. Điều này thể hiện
quan điểm tích hợp nhằm giúp đỡ học sinh sử dựng kết quả học tập của
Luyện từ và câu để giải quyết các nhiệm vụ nên trong bài tập Chính tả, Tập
đọc.
- Các bài tập về từ: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, nắm nghĩa từ, phân
loại và luyện tập sử dụng từ.


4


- Các bài tập về câu: Chọn dấu, tìm dấu, điền dấu thích hợp vào ô
trống, ngắt câu.
Đầu năm học sinh của các lớp kết quả học tập môn Tiếng Việt chưa cao
nhất là về kiến thức luyện từ và câu, một số em quên các kiến thức ở lớp 2
không thực hiện được các bài tập về đặt câu theo mẫu hoặc bài tập về chọn
điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Thực tế giảng dạy cho thấy cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ
thuộc một cách máy móc vào sách giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa sinh
động vào các giờ luyện từ và câu ít và dường như không thấy học sinh chủ
động học tập, tìm tòi tranh luận câu trả lời của các em không mang tính sáng
tạo và kết quả học tập còn thấp. Chính vì vậy cần vận dụng phương pháp tích
cực để dạy luyện từ và câu nhằm khơi gợi, phát triển nguồn lực suy nghĩ, làm
việc một cách tự chủ, năng động sáng tạo, của học sinh và nâng cao chất
lượng dạy học phân môn này.
Tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu theo hướng tích cực không
có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà cần phải kế
thừa và phát triển những mặt tích cực trong hệ thống dạy học quen thuộc,
đồng thời phải căn cứ vào từng loại bài học, từng nội dung dạy học để các
phương pháp dạy học được chọn phát huy tối đa tác dụng đối với việc thực
hiện mục tiêu môn học.

5


Căn cứ vào đặc điểm nội dung dạy học, căn cứ vào đặc điểm nhận thức
của học sinh, dạy Luyện từ và câu có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp để tổ chức dạy học

+ Nội dung dạy luyện từ và câu được xây dựng qua hệ thống bài tập,
không có phần lý thuyết nên tổ chức thực hiện tốt các bài tập luyện từ và câu
có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học phân môn này. để đảm bảo
thành công cho các hoạt động thực hành, giáo viên phải giành thời gian
chuẩn bị các nội dung thực hành, sao cho phù hợp với đối tượng học sinh,
phải kiểm tra được các hoạt động thực hành của học sinh để tránh tình trạng
học sinh làm bài sai từ đầu đến cuối hoặc không tham gia thực hành.
+ Khi sử dụng phương pháp thực hành trong dạy học Luyện từ và câu,
giáo viên cần sử dụng một số biện pháp và kỉ thuật sau: Liên hệ với thực tế
để biết mục đích của bài học, nêu rõ nhiệm vụ học sinh cần làm hướng dẫn
học sinh huy động kiến thức đã học và kinh nghiệm của cá nhân để hình
thành kiến thức và kĩ năng mới.
- Phương pháp trò chơi học tập:
+ Trò chơi học tập là một trò chơi đặc biệt không chỉ nhằm giải trí mà
còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng đã học.
+ Nội dung của trò chơi học tập phải gắn với các tri thức và kĩ năng của
môn học. Trò chơi học tập cần có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực
6


hiện không đòi hỏi thời gian cho việc huấn luyện, phù hợp với trình độ của
học sinh không quá khó. Ví dụ: khi đặt câu theo mẫu, thi phân loại từ
nhanh…
- Phương pháp học nhóm:
+ Dạy luyện từ và câu theo phương pháp hợp tác nhóm nhằm hình
thành ở học sinh khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, thích ứng và khả năng
độc lập suy nghĩ.
+ Dạy luyện từ và câu theo phương pháp hợp tác nhóm phải đáp ứng
yêu cầu: Đề tài đưa ra thảo luận có tác dụng kích thích suy nghĩ tò mò của
các em học sinh hiểu được những gì được học thông qua thảo luận và khuyến

khích học sinh mạnh dạn tham gia thảo luận.
+ Cần lưu ý rằng không nên lạm dụng hình thức thảo luận nếu không sẽ
lãng phí thời gian cả lớp.
- Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề trong tổ chức hoạt động:
+ Nhằm hình thành ở học sinh khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả
năng thích ứng, khả năng hợp tác trong đời sống đặc biệt trong giao tiếp.
+ Khi dạy học Luyện từ và câu giáo viên có thể tạo ra tình huống có
vấn đề bằng cách nêu mục đích hình thành kiến thức và kĩ năng mới, nêu nhu
cầu cần biết kiến thức mới của bản năng học sinh, dự báo khả năng nắm kiến
thức của học sinh.
7


+ Các phương pháp giảng dạy trên cần được sử dụng phối hợp với một
số phương pháp khác như phương pháp vấn đáp, trực quan… nhằm góp phần
làm phong phú, đa dạng, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ
và câu tong chương trình mới.
Các biện pháp dạy và học chủ yếu:
- Cách dạy các dạng bài
Dạy các bài tập rèn luyện về từ: Ở hầu hết các bài tập mở rộng vốn từ
(theo chủ điểm, theo ý nghĩa khái quát- từ loại, theo quan hệ cấu tạo từ) bài
tập giúp học sinh nắm nghĩa của từ, bài tập hệ thống hoá và phân loại vốn
từ… giáo viên đều có thể tổ chức cho học sinh tự khai thác và phát huy vốn
Tiếng Việt thông qua việc thực hành luyện tập cá nhân hoặc theo cặp, nhóm;
chuẩn bị các đồ dùng dạy học và phương tiện thích hợp (tranh ảnh, vật thật,
mô hình, băng đĩa…) để học sinh hướng thú tham gia thực hành một cách
nhẹ nhàng như được tham gia các trò chơi, cuộc thi gần gũi với lứa tuổi. Ví
dụ: Để thực hiện bài tập 1 tiết Luyện từ và câu tuần 24 (tìm từ chỉ những
người lao động nghệ thuật) giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận và
ghi kết quả vào bảng nhóm hoặc chơi đố từ, thi tìm từ ngữ… dựa vào nhóm

từ ngữ học sinh tìm được (nhiều- ít, đúng- sai) giáo viên kịp thời xác nhận kết
quả hay kịp thời điều chỉnh uốn nắn gợi ý bằng câu hỏi để học sinh tìm tòi,
bổ sung thêm vốn từ ngữ cho bản thân.

8


Dạy các bài tập rèn luyện về câu:
- Đối với các bài tập đặt câu theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế
nào?... hoặc mở rộng câu trần thuật đơn bằng cách trả lời các câu hỏi Khi
nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Giáo viên cần giúp
học sinh luyện tập thực hành theo mẫu là chủ yếu, chưa đòi hỏi các kiến thức
về kiến thức về kiểu câu và bộ phận của câu (sẽ học ở lớp 4 và lớp 5).
- Đối với các bài tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
than, dấu phẩy) giáo viên cần cho học sinh luyện tập bằng nhiều hình thức,
biện pháp phù hợp nhằm khai thác sự cảm nhận về Tiếng Việt và những hiểu
biết ban đầu của học sinh về các mẫu câu hoặc trả lời cho các câu hỏi đã học.
Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm mẫu (bằng cách thử đặt câu vào một
vị trí để xem xét – đúng sai hoặc đặt câu hỏi để xác định ý nghĩa trọn vẹn
theo mẫu câu đã học khi đặt dấu chấm, xác định bộ phận cùng trả lời câu hỏi
Ai? Làm gì? Khi nào? thế nào?... Giáo viên giúp học sinh bước đầu nhận xét
về cách dùng dấu câu chữa lỗi về dấu câu… Từ đó biết sử dụng dấu câu cho
đúng, góp phần phục vụ cho kĩ năng viết của các em.
- Dạy các bài tập làm quen với các biện pháp so sánh, nhân hoá. Giáo
viên có thể sử dụng các bịên pháp gợi ý bằng các câu hỏi làm mẫu lập bảng
hoặc kẻ sơ đồ… Giúp học sinh dễ hình dung được cấu trúc so sánh, cách
nhân hóa.

9



- Đối với học sinh học còn chậm của lớp, hạn chế về môn Tiếng Việt
giáo viên cần giành nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh làm tốt các bài tập
vừa sức cố gắng đạt được yêu cầu tối thiểu. Đối với các bài tập đồng dạng,
giáo viên có thể chọn cho học sinh làm tại lớp một phần trong số các bài tập
ấy. Ví dụ:
+ Bài tập 3 trang 33, Tiếng Việt 3 tập 1. Học sinh thực hiện các bài tập
a, b hoặc c, d.
+ Bài tập 1, bài tập 4 trang 42, 43, Tiếng Việt 3 tập 1. Học sinh thực
hiện một trong hai bài tập.
+ Bài tập 4 trang 90 Tiếng Việt 3 tập 1. Học sinh đặt câu với 2 trong 4
cụm từ.
- Đối với một số bài tập có thể thực hiện bằng cách nói hoặc viết giáo
viên được chuyển yêu cầu thành nói. Ví dụ: bài tập 2 trang 42 Tiếng Việt 3
tập 1 học sinh chỉ cần nêu các từ chỉ sự so sánh, không cần viết các từ ấy.
Hướng dẫn học làm các bài tập
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của các bài tập: Giáo viên cần gợi ý
cho học sinh tìm xem bài tập yêu cầu các em nhận diện gì, hoặc tạo ra cái gì,
dùng cái gì cho đúng qui tắc.
- Học sinh tìm cách giải bài tập qua việc phân tích các chỉ dẫn trong
đầu bài. Giáo viên có thể hỏi học sinh nhận biết xem đề bài yêu cầu các em

10


những gì (nối hay điền, ngắt câu hay đặt dấu câu, tìm rồi viết lại hay chơi trò
chơi, làm việc trong nhóm hay làm việc cá nhân) làm việc gì trước, làm việc
gì sau.
- Giúp học sinh sửa một phần của bài tập để làm mẫu với những bài
tập khó, học sinh quan sát hoạt động giải mẫu một phần bài tập của giáo viên

và từ đó giải tiếp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét kết quả, rút ra
những điểm ghi nhớ về tri thức: học sinh tự nhận xét đánh giá kết quả bài làm
để các em nhớ lại một lần nữa kiến thức, kĩ năng đã học, đã nêu trong bài tập
và rút ra những kinh nghiệm để làm bài tốt hơn. Để học sinh có thể tự đánh
giá giáo viên cần nêu tiêu chí để yêu cầu từng học sinh tự đánh giá bài của
bạn theo tiêu chí.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Giải pháp này có thể áp dụng được cho giáo viên và học sinh lớp 3 ở
trong trường và các trường Tiểu học trong huyện.
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Tiết học Luyện từ và câu trở nên tự nhiên, hiệu quả hơn.

11


Chất lượng các tiết dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh chủ động,sáng
tạo trong việc lĩnh hội kiến thức mới.
Các em đã bộc lộ được trí tuệ, tài năng của mình trong khi làm các bài
tập, dạng trò chơi, câu đố…
Vốn từ ngữ của học sinh trở nên phong phú hơn. Khả năng diễn đạt khi
nói và viết văn tốt hơn.
Khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ đã tương đối thành thạo, các em rất tự
nhiên trong giao tiếp đó là một trong những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống
Bên cạnh đó giúp cho học sinh yêu quí tiếng mẹ đẻ, đồng thời phát triển được
ngôn ngữ và lời nói.
Kết quả sau kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt năm học 2018 – 2019
của học sinh lớp 33 như sau:

- Hoàn thành tốt: 19 học sinh. Tỉ lệ: 59,4 %
- Hoàn thành: 13 học sinh. Tỉ lệ: 40,6 %
- Chưa hoàn thành: 0 học sinh Tỉ lệ: 0 %
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không.
Phú Mỹ

, ngày 14 tháng 01 năm 2019
Người

viết

12


Trần Thị Bích Phượng

13



×