Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Chuan chuong trinh Dia ly pho thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.47 KB, 98 trang )

CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÝ
I. Vị trí
Môn Địa lí trong nhà trường phổ thông giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường sống
của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới ; rèn luyện cho
học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội. Đó là một phần của học vấn phổ thông cần
thiết cho mỗi người lao động trong xã hội hiện đại, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên nền tảng những kiến thức và kĩ năng trang bị cho học sinh, môn Địa lí góp phần đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu giáo
dục phổ thông.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về :
- Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng ; một số quy luật
phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư,
hoạt động sản xuất và môi trường ; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển
bền vững.
- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới ; một số đặc
điểm của thế giới đương đại.
- Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói
chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng.
2. Kĩ năng
Hình thành và phát triển ở học sinh :
- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí : quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích,
sử dụng bản đồ, Atlat ; vẽ và phân tích biểu đồ, đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê...
- Kĩ năng thu thập, xử lí và thông báo thông tin địa lí.
- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của
cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh.
3. Thái độ, tình cảm
Góp phần bồi dưỡng cho học sinh :
- Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế -
văn hoá của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.
5


- Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí.
- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, có tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển
đất nước ; có ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường ; nâng cao chất
lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng.
III. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình
1. Hướng vào việc hình thành các năng lực cần thiết cho người học
Mục tiêu của giáo dục Địa lí không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh các tri thức của khoa học Địa lí một cách có hệ thống, mà
còn phải hướng tới việc phát triển những năng lực cần thiết của người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai
đoạn mới. Đó là các năng lực hoạt động, tham gia, hoà nhập với cộng đồng và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí để
giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh.
2. Tiếp cận với những thành tựu của khoa học Địa lí, đồng thời đảm bảo tính vừa sức với học sinh
Ngày nay, Địa lí học đã chuyển từ việc mô tả các hiện tượng, sự vật địa lí sang tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của chúng và
quan tâm hơn tới các giá trị nhân văn, cách ứng xử của con người trước một thế giới đang thay đổi nhanh chóng cả về phương diện
tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội.
Chương trình môn Địa lí trong trường phổ thông một mặt phải tiếp cận được với những thành tựu mới nhất của khoa học Địa lí
và mặt khác, cần có sự chọn lọc sao cho phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh.
3. Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn
Chương trình môn Địa lí cần tăng cường tính hành dụng, tính thực tiễn qua việc tăng thời lượng và nội dung thực hành, gắn
nội dung môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức
độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống.
4. Quan tâm tới những vấn đề về địa lí địa phương
Chương trình môn Địa lí cũng cần quan tâm tới các vấn đề về địa lí địa phương nhằm giúp học sinh có những hiểu biết
nhất định về nơi các em đang sinh sống, từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội của
địa phương.
5. Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục môn học
Việc đổi mới phương pháp giáo dục môn học nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh
trong học tập Địa lí ; bồi dưỡng phương pháp học tập môn Địa lí để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hoá cần thiết
cho bản thân ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn.
6
IV. Nội dung

1. Mạch nội dung
Các chủ đề Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp10 Lớp11 Lớp12
I. Địa lí đại cương
1. Bản đồ * * *
2. Địa lí tự nhiên đại cương * *
3. Địa lí kinh tế - xã hội
đại cương * *
4. Môi trường địa lí và hoạt
động của con người trên
Trái Đất *
II. Địa lí thế giới
1. Thiên nhiên, con người ở
các châu lục * * *
2. Khái quát chung về nền
kinh tế - xã hội thế giới *
3. Địa lí khu vực và quốc gia * * * *
III. Địa lí Việt Nam
1. Thiên nhiên và con người
Việt Nam *
2. Địa lí tự nhiên Việt Nam * * *
3. Địa lí kinh tế - xã hội Việt
Nam * * *
4. Các vấn đề phát triển kinh
tế - xã hội theo ngành và
theo vùng của Việt Nam * * *
5. Địa lí địa phương * * * *
2. Kế hoạch dạy học
Cấp học Lớp Số tiết/tuần Số phút/ tiết Số tuần Tổng số tiết/năm
Tiểu học
4 1 40 35 35

7
5 1 40 35 35
Trung học cơ sở
6 1 45 35 35
7 2 45 35 70
8 1,5 45 35 52,5
9 1,5 45 35 52,5
Trung học phổ thông
10 1,5 45 35 52,5
11 1 45 35 35
12 1,5 45 35 52,5
3. Nội dung dạy học từng lớp
Lớp 4 : Thiên nhiên và hoạt động của con người ở các vùng, miền việt nam
1 tiết/tuần × 35 tuần = 35 tiết
Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam
Bản đồ và cách sử dụng 1. Bản đồ hình thể Việt Nam
2. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con
người ở miền núi và trung du (dãy Hoàng Liên
Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên)
3. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con
người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ,
đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Duyên hải
miền Trung)
4. Vùng biển Việt Nam ; các đảo, quần đảo
8
Lớp 5 : Địa lí việt Nam và địa lí thế giới
1 tiết/tuần × 35 tuần = 35 tiết
Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam
1. Bản đồ các châu lục và đại dương
trên thế giới

2. Một số đặc điểm của từng châu lục,
từng đại dương trên thế giới
3. Khái quát về khu vực Đông Nam á
4. Một số quốc gia tiêu biểu ở các châu
lục : Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia,
LB Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kì và Ô-
xtrây-li-a (vị trí, thủ đô và một số đặc
điểm nổi bật của mỗi quốc gia)
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí, diện tích, hình dạng lãnh thổ
2. Một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khoáng
sản, khí hậu, sông, biển, đất, rừng
II. Dân cư
1. Số dân, sự gia tăng dân số và hậu quả của nó
2. Một số đặc điểm nổi bật về các dân tộc Việt
Nam ; dân cư và sự phân bố dân cư
III. Kinh tế
1. Đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự
phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
2. Đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự
phân bố công nghiệp
3. Đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại,
du lịch
Lớp 6 : trái đất - môi trường sống của con người
1tiết/tuần
×
35 tuần = 35 tiết
Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam
I. Trái Đất
1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng

Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất
trên bản đồ
2. Các chuyển động của Trái Đất và
9
hệ quả
3. Cấu tạo của Trái Đất
II. Các thành phần tự nhiên của
Trái Đất
1. Địa hình
2. Lớp vỏ khí
3. Lớp nước
4. Lớp đất và lớp vỏ sinh vật
Lớp 7 : các Môi trường địa lí. thiên nhiên và con người ở các châu lục
2 tiết/tuần × 35 tuần = 70 tiết
Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam
các môi trường địa lí
I. Thành phần nhân văn của
môi trường
1. Dân số
2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên
thế giới
3. Quần cư, đô thị hoá
II. Các môi trường địa lí và hoạt động
kinh tế của con người
1. Môi trường đới nóng và hoạt động kinh
tế của con người ở đới nóng
2. Môi trường đới ôn hoà và hoạt động
kinh tế của con người ở đới ôn hoà
3. Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh
tế của con người ở đới lạnh

4. Môi trường hoang mạc và hoạt động
kinh tế của con người ở môi trường
thiên nhiên và con người
ở các châu lục
Thế giới rộng lớn và đa dạng
I. Châu Phi
1. Thiên nhiên
2. Dân cư, xã hội
3. Kinh tế
4. Các khu vực
II. Châu Mĩ
A. Khái quát châu Mĩ
B. Bắc Mĩ
1. Thiên nhiên
2. Dân cư, xã hội
3. Kinh tế
C. Trung và Nam Mĩ
1. Thiên nhiên
2. Dân cư, xã hội
10
hoang mạc
5. Môi trường vùng núi và hoạt động kinh
tế của con người ở môi trường vùng núi
3. Kinh tế
III. Châu Nam Cực
1. Thiên nhiên
2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu
châu Nam Cực
IV. Châu Đại Dương
1. Thiên nhiên

2. Dân cư và kinh tế
V. Châu Âu
1. Thiên nhiên
2. Dân cư, xã hội
3. Kinh tế
4. Các khu vực
5. Liên minh châu Âu
Lớp 8 : Thiên nhiên Và con người ở các châu lục (tiếp theo). Địa lí việt nam
1,5 tiết/ tuần × 35 tuần = 52,5 tiết
Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam
thiên nhiên và con người
ở các châu lục
VI. Châu á
1. Thiên nhiên
2. Dân cư, xã hội
3. Kinh tế
4. Các khu vực
VII. Tổng kết địa lí tự nhiên và địa lí
các châu lục
1. Địa hình với tác động của nội và
I. Địa lí tự nhiên
1. Vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ.
Vùng biển Việt Nam
2. Quá trình hình thành lãnh thổ và đặc điểm tài
nguyên khoáng sản
3. Các thành phần tự nhiên
- Địa hình
- Khí hậu
- Thuỷ văn
11

ngoại lực
2. Khí hậu và cảnh quan
3. Con người và môi trường địa lí

- Đất, sinh vật
4. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
5. Các miền tự nhiên
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
6. Địa lí địa phương : Tìm hiểu một địa điểm
gần nơi trường đóng
Lớp 9 : địa lí việt nam (tiếp theo)
1,5 tiết/tuần
×
35 tuần = 52,5 tiết
Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam
II. Địa lí dân cư
1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
2. Dân số và gia tăng dân số
3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
III. Địa lí kinh tế
1. Quá trình phát triển kinh tế
2. Địa lí các ngành kinh tế
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp và thuỷ sản
- Công nghiệp
- Dịch vụ
IV. Sự phân hoá lãnh thổ

1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Vùng Đồng bằng sông Hồng
3. Vùng Bắc Trung Bộ
4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
5. Vùng Tây Nguyên
12
6. Vùng Đông Nam Bộ
7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
8. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài
nguyên môi trường biển, đảo.
V. Địa lí địa phương (tỉnh/thành phố)
Lớp 10 : Địa lí đại cương
1,5 tiết/tuần × 35 tuần = 52,5 tiết
Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam
I. Địa lí tự nhiên
1. Bản đồ
2. Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động chính
của Trái Đất
3. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển
4. Khí quyển
5. Thuỷ quyển
6. Thổ nhưỡng quyển và sinh quyển
7. Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí
II. Địa lí kinh tế - xã hội
1. Địa lí dân cư
2. Cơ cấu nền kinh tế
3. Địa lí nông nghiệp
4. Địa lí công nghiệp
5. Địa lí dịch vụ
6. Môi trường và sự phát triển bền vững

13
Lớp 11 : Địa lí thế giới
1 tiết/tuần
×
35 tuần = 35 tiết
Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam
I. Khái quát chung về nền kinh tế -
xã hội thế giới
1. Sự tương phản về trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của các nhóm nước
2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá
3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
4. Một số vấn đề của châu lục và
khu vực
II. Địa lí khu vực và quốc gia
1. Hoa Kì
2. Liên minh châu Âu
3. Liên bang Nga
4. Nhật Bản
5. Trung Quốc
6. Khu vực Đông Nam á
7. Ô-xtrây-li-a
Lớp 12 : Địa lí việt nam
1,5 tiết/tuần
×
35 tuần = 52,5 tiết
Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam
I. Địa lí tự nhiên
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

3. Đặc điểm chung của tự nhiên
4. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
II. Địa lí dân cư
14
1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
2. Lao động và việc làm
3. Đô thị hoá
4. Chất lượng cuộc sống
III. Địa lí các ngành kinh tế
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
3. Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
4. Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành
dịch vụ
IV. Địa lí các vùng
1. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ
2. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở
Đồng bằng sông Hồng
3. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
4. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải
Nam Trung Bộ
5. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
6. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông
Nam Bộ
7. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng
bằng sông Cửu Long
8. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở
Biển Đông và các đảo, quần đảo
9. Các vùng kinh tế trọng điểm

V. Địa lí địa phương
Tìm hiểu địa lí địa phương theo chủ đề
15
V. Giải thích, hướng dẫn
1. Về nội dung
1.1. Môn Địa lí trong nhà trường phổ thông gồm ba mạch nội dung : Địa lí đại cương, Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam.
1.2. ở cấp Tiểu học, một số yếu tố địa lí được bố trí trong các chủ đề có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học
sinh trong môn Tự nhiên - Xã hội của các lớp 1, 2, 3 và một số kiến thức ban đầu về địa lí tự nhiên đại cương trong môn Khoa học
của lớp 4, 5, nhằm giúp các em gắn bó với cuộc sống ở địa phương hơn. Những kiến thức địa lí thế giới và địa lí Việt Nam của cấp
học này được xếp trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí của lớp 4, lớp 5.
1.3. ở cấp Trung học, các mạch nội dung của địa lí được phát triển và hoàn chỉnh dần trong chương trình môn Địa lí từ lớp 6
đến lớp 12.
Mạch nội dung Địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội) được đưa vào chương trình các lớp đầu cấp (lớp 6, lớp 10 và một
phần ở đầu lớp 7), nhằm giúp học sinh có được một hệ thống kiến thức mang tính phổ thông về bản đồ, Trái Đất - môi trường sống của
con người, về dân cư và những hoạt động của dân cư trên Trái Đất làm cơ sở cho việc học địa lí thế giới và địa lí Việt Nam.
Mạch nội dung Địa lí thế giới (ở các lớp 7, 8, 11) nhằm giúp cho học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên,
dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục ; về nền kinh tế thế giới đương đại, một số vấn đề mang tính toàn cầu và địa lí một số khu
vực, quốc gia đại diện cho các trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau trên thế giới, góp phần chuẩn bị hành trang cho học sinh
bước vào cuộc sống trong thời đại bùng nổ thông tin và mở rộng giao lưu, hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
Mạch nội dung Địa lí Việt Nam được sắp xếp ở những lớp cuối cấp (các lớp 8, 9, 12) nhằm giúp học sinh nắm được những đặc
điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế và các vấn đề đặt ra đối với đất nước, các vùng, địa phương nơi học sinh đang sống ; chuẩn
bị cho phần lớn học sinh ra đời, tham gia lao động sản xuất.
Mỗi mạch nội dung được chia thành các chủ đề và được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm với mức độ nội dung được phát
triển từ lớp dưới lên lớp trên.
1.4. Chủ đề bản đồ có vị trí quan trọng trong chương trình Địa lí. Ngoài nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ
năng tương đối hệ thống về bản đồ từ các lớp đầu của mỗi cấp học, những kiến thức, kĩ năng bản đồ được phát triển trong suốt quá
trình học tập của học sinh phổ thông, góp phần nâng cao trình độ khoa học và tính thực tiễn của môn Địa lí.
1.5. Chủ đề địa lí địa phương được đề cập từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông, nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận
dụng những điều đã học để tìm hiểu, nghiên cứu thiên nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó hiểu được sâu sắc hơn tri thức

địa lí và giúp các em gắn bó hơn với cuộc sống ở địa phương.
Riêng ở cấp Tiểu học, các kiến thức về địa lí địa phương được tích hợp vào phần thiên nhiên và các hoạt động kinh tế của con
người ở các vùng miền và phần địa lí Việt Nam.
2. Về phương pháp dạy học
16
2.1. Cùng với các phương pháp dạy học chung (như thuyết trình, đàm thoại...), một số phương pháp nghiên cứu của khoa học
Địa lí đã được sử dụng với tư cách là phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn trong quá trình dạy học địa lí. Đó là phương pháp
sử dụng bản đồ, biểu đồ, phân tích số liệu thống kê, phân tích tranh ảnh... (thuộc nhóm các phương pháp làm việc trong phòng)
và phương pháp quan sát, đo vẽ trên thực địa... (thuộc nhóm các phương pháp thực địa). Các phương pháp này được lựa chọn phù
hợp với trình độ, khả năng nhận thức của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các
em.
2.2. Việc phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới như phương pháp thảo luận, điều
tra khảo sát,... sẽ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tham gia, hoà nhập, khả năng vận dụng kiến thức địa lí trong
quá trình học tập và trong cuộc sống.
Các phương pháp dạy học mới đòi hỏi có sự thay đổi trong việc tổ chức dạy học. Do đó, cần sử dụng nhiều hình thức dạy học,
phối hợp hình thức tổ chức dạy học truyền thống - dạy học theo lớp với dạy học theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân học sinh, tạo điều
kiện phát huy vai trò tích cực, chủ động của từng học sinh ; kết hợp dạy học trên lớp và ngoài thực địa.
2.3. Các phương tiện dạy học địa lí như bản đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, phim giáo khoa... đều có chức năng kép : vừa là
nguồn tri thức địa lí, vừa là phương tiện minh hoạ nội dung dạy học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn để
học sinh biết khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí, qua đó học sinh vừa có được kiến thức, vừa được
rèn luyện các kĩ năng địa lí.
3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.1. Đánh giá kết quả học tập là sự phân tích, đối chiếu thông tin về trình độ, khả năng học tập của từng học sinh so với mục
tiêu dạy học đã được xác định. Vì vậy, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải xuất phát từ mục tiêu dạy học của môn học.
Các thông tin thu được từ kiểm tra cần phản ánh được chính xác mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu dạy học của môn học
nói chung, của từng cấp, từng lớp nói riêng.
3.2. Để đảm bảo việc đánh giá kết quả học tập địa lí của học sinh được khách quan, đủ độ tin cậy cần thực hiện đúng quy trình
đánh giá cũng như quy trình soạn đề kiểm tra.
3.3. Nội dung kiểm tra bao gồm các lĩnh vực : kiến thức, kĩ năng, thái độ ; trước mắt cần tập trung vào kiến thức, kĩ năng địa lí.
Kiến thức địa lí bao gồm các biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ và các quy luật địa lí. Các kĩ năng địa lí bao gồm kĩ năng sử

dụng bản đồ, phân tích tranh ảnh, phân tích số liệu ; kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ... Vì vậy, trong các bài kiểm tra cần có kênh
hình hoặc bảng số liệu,... để có thể vừa kiểm tra được mức độ nắm vững kiến thức, vừa kiểm tra được kĩ năng của học sinh ; nội
dung kiểm tra không chỉ bao gồm nội dung lí thuyết, mà còn cần bao gồm cả nội dung thực hành.
3.4. Kiến thức địa lí của học sinh cần được đánh giá theo các mức độ : biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Các
kĩ năng địa lí được đánh giá theo mức độ thuần thục và theo chất lượng của công việc. Tuy nhiên phải căn cứ vào khả năng, trình độ
nhận thức của học sinh ở từng cấp và lớp học mà xác định mức độ đánh giá kết quả học tập cho phù hợp.
17
3.5. Trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phối hợp việc theo dõi thường xuyên hoạt động học tập của các em
với việc đánh giá thông qua các bài kiểm tra. Phương pháp đánh giá cần kết hợp cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
3.6. Cần tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và được tự đánh giá kết quả học tập của chính mình.
4. Về việc vận dụng chương trình theo vùng miền và các đối tượng học sinh
4.1. Chương trình môn Địa lí trong trường phổ thông hiện nay, ngoài mục tiêu và nội dung chương trình, còn bao gồm cả
những định hướng về phương pháp, phương tiện dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên
cần lưu ý vận dụng những định hướng đó để thực hiện được mục tiêu, nội dung của chương trình.
4.2. Về chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học : đây là những kiến thức, kĩ năng tối thiểu, mà mọi đối tượng học sinh ở các vùng
miền khác nhau cần đạt được sau khi học xong môn Địa lí ở trường phổ thông. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên, về đối tượng học sinh và thực tiễn của địa phương có thể nâng cao hơn mức độ yêu cầu cần đạt so với chuẩn kiến
thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình.
VI. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Lớp 4 : thiên nhiên và hoạt động của con người ở các vùng, miền Việt nam
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
I. Bản đồ Kiến thức :
- Nêu được định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Biết một số yếu tố của bản đồ.
- Nêu được trình tự các bước sử dụng bản đồ ở mức độ đơn giản.
Kĩ năng :
- Đọc bản đồ ở mức độ đơn giản.

- Tên, phương hướng, tỉ lệ và kí
hiệu bản đồ.

- Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải,
tìm đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Nhận biết vị trí và một số đặc điểm
của đối tượng địa lí trên bản đồ ;
dựa vào màu sắc, kí hiệu phân biệt
độ cao, nhận biết núi, cao nguyên,
đồng bằng, vùng biển.
II. Thiên nhiên

hoạt động sản
xuất của con
người ở miền
núi và trung du
Kiến thức :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy
Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên.


18
1. Thiên nhiên - Mô tả sơ lược được sông ở vùng núi, rừng rậm nhiệt đới, rừng rụng lá
mùa khô.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất, sự cần thiết
phải bảo vệ rừng.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
Kĩ năng :
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản
đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng được bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên một số con sông bắt nguồn từ
Tây Nguyên.

2. Dân cư Kiến thức :
- Nhớ được tên một số dân tộc ít người.
- Biết được ở miền núi dân cư thưa thớt.
- Mô tả sơ lược về nhà sàn, trang phục của một số dân tộc ít người.
Kĩ năng :
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số
dân tộc.
- Thái, Mông, Dao, Gia-rai, Ê-đê,
Ba-na,...
3. Hoạt động
sản xuất
Kiến thức :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng
Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông ở miền núi.
Kĩ năng :
- Sử dụng tranh ảnh, bảng số liệu để nhận biết một số đặc điểm về hoạt
động sản xuất của người dân.
- Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi ;
làm nghề thủ công ; khai thác
khoáng sản, khai thác sức nước và
lâm sản.

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
4. Thành phố Kiến thức :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt.
Kĩ năng :
- Chỉ được thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
19
III. Thiên nhiên

và hoạt động
sản xuất của con
người
ở miền
đồng bằng
1. Thiên nhiên Kiến thức :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu, đất đai, sông
ngòi của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, dải đồng bằng Duyên
hải miền Trung.
- Mô tả sơ lược sông ở đồng bằng.
Kĩ năng :
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, dải
đồng bằng Duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ).
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét ở mức độ đơn giản bảng số liệu nhiệt độ của Hà Nội.
- Sông Hồng, sông Thái Bình, sông
Tiền, sông Hậu.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
2. Dân cư Kiến thức :
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng.
- Biết đồng bằng là nơi dân cư đông đúc.
- Mô tả sơ lược nhà ở, trang phục của một số dân tộc.
Kĩ năng :
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả nhà ở và trang phục của một số dân tộc.
- Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,...
3. Hoạt động
sản xuất
Kiến thức :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng
bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, dải đồng bằng Duyên hải miền

Trung.
- Đồng bằng Bắc Bộ : trồng lúa, rau
xứ lạnh ; nuôi nhiều lợn và gia cầm ;
làm nhiều nghề thủ công, ...
- Đồng bằng Nam Bộ : trồng nhiều
lúa, cây ăn quả nuôi trồng và chế biến
thuỷ sản ; chế biến lương thực, ...
- Dải đồng bằng Duyên hải miền
20
Kĩ năng :
- Sử dụng tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số hoạt
động sản xuất của người dân.
- Chỉ được một số tuyến đường giao thông chính của vùng trên bản đồ
treo tường.
Trung : trồng lúa, mía, lạc,... ; làm
muối ; nuôi, đánh bắt và chế biến
thuỷ sản ; du lịch.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
4. Thành phố Kiến thức :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của các thành phố : Hà Nội, Hải
Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng.
Kĩ năng :
- Chỉ được thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế,
Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).
IV. Vùng biển
Việt Nam ; các
đảo, quần đảo
Kiến thức :
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta.
- Kể được tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo.

Kĩ năng :
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, các vịnh, quần đảo, đảo lớn của
Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).
- Hải sản, dầu khí, du lịch, cảng
biển,...
- Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan ; quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa ; đảo Cái
Bầu, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc,...
lớp 5 : địa lí việt nam và địa lí thế giới
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
I. Địa lí Việt Kiến thức :
21
Nam
1. Tự nhiên
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền của Việt Nam.
- Nêu được một số đặc điểm chính của địa hình và nêu tên một số
khoáng sản chính của Việt Nam.
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.

- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân
dân ta.
- Nêu được một số đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam và vai trò
của chúng.
- Nhận xét được mối quan hệ giữa khí hậu với chế độ nước của
sông ngòi.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lit.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn (về môi
trường sống và đặc điểm cây trong rừng).
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự
khác nhau giữa hai miền : miền Bắc có
mùa đông lạnh, mưa phùn ; miền Nam
nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ
rệt.
- ảnh hưởng tích cực : cây cối xanh tốt
quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa
dạng ; ảnh hưởng tiêu cực : thiên tai ( lũ
lụt, hạn hán, bão).
- Bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá,
nguồn thuỷ điện,...
- Nước sông lên xuống theo mùa, mùa
mưa thường có lũ lớn.
- Điều hoà khí hậu và phát triển các
ngành kinh tế biển,...
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
Kĩ năng :
- Nhận biết vị trí, giới hạn phần đất liền Việt Nam trên bản đồ
(lược đồ).
- Chỉ các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn ; một số mỏ khoáng sản
chính trên bản đồ (lược đồ).

- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc - Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ
(lược đồ).
- Than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên,
a-pa-tit ở Lào Cai, dầu khí ở vùng biển
phía nam,...
22
- Chỉ các sông : Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên
bản đồ (lược đồ).

- Chỉ một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng trên bản đồ
(lược đồ).
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lit ; của rừng rậm
nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận biết rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn qua tranh ảnh.
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
- Theo hướng từ nguồn tới cửa sông.
- Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,...
- Bảng số liệu về nhiệt độ.
2. Dân cư Kiến thức :
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số và phân bố dân cư của
nước ta.
- Ghi nhớ số dân của Việt Nam ở một thời điểm cụ thể.
- Nhận biết được hậu quả của dân số đông và tăng nhanh.
Kĩ năng :
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ
đơn giản để nhận biết một số đặc điểm dân cư Việt Nam.
- Ví dụ : năm 2004 Việt Nam có khoảng
82 triệu người.
- Khó đáp ứng các nhu cầu của người dân
về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
3. Kinh tế Kiến thức :
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân
bố của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
- Trồng trọt là ngành chính của nông
nghiệp ; lúa gạo được trồng nhiều ở các
đồng bằng, cây công nghiệp được trồng
nhiều ở miền núi và cao nguyên ; lợn, gia
cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng ; trâu,

bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao
nguyên.
- Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng
rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm
sản ; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung
du.
- Thuỷ sản gồm có các hoạt động đánh
bắt và nuôi trồng thuỷ sản ; phân bố ở
23
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân
bố của một số ngành công nghiệp.
- Nhớ được tên 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại, du
lịch của nước ta.
- Nhớ tên một số địa điểm du lịch.
Kĩ năng :
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ (lược đồ) để bước đầu
nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ
sản, công nghiệp, giao thông vận tải.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ.
- Chỉ một số tuyến đường và đầu mối giao thông chính trên bản đồ.
vùng ven biển và những nơi có nhiều
sông, hồ ở các đồng bằng.
- Gồm nhiều ngành công nghiệp và thủ
công nghiệp.
- Công nghiệp phân bố rộng khắp đất
nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng
và ven biển.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản phân
bố ở những nơi có mỏ, các ngành công

nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng
đồng bằng và ven biển.
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Nước ta có nhiều loại đường và phương
tiện giao thông.
- Xuất khẩu : khoáng sản, hàng dệt may,
nông sản, thuỷ sản, lâm sản ; nhập khẩu :
máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu.
- Ngành du lịch của nước ta ngày càng
phát triển.
- Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long,
Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu...
- Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ...
24
- Đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A ; hai
đầu mối giao thông chính : Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
II. Địa lí
thế giới
1. Châu á
Kiến thức :
- Biết tên các châu lục, các đại dương trên thế giới.
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu á.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt
động sản xuất của châu á.
- Nêu được một số đặc điểm của khu vực Đông Nam á và một số nước
láng giềng của Việt Nam.
- 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi
cao và đồ sộ bậc nhất thế giới.

- Châu á có nhiều đới khí hậu (nhiệt đới,
ôn đới, hàn đới).
- Châu lục có số dân đông nhất, chủ yếu
là người da vàng.
- Đại bộ phận các nước phát triển nông
nghiệp là chính, một số nước có công
nghiệp phát triển.
- Có khí hậu nhiệt đới, sản xuất nhiều lúa
gạo và khai thác khoáng sản,...
- Trung Quốc : dân số đông nhất thế giới,
đang phát triển nhiều ngành công nghiệp
hiện đại,...
- Lào và Cam-pu-chia là những nước
nông nghiệp, bước đầu phát triển công
nghiệp.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
Kĩ năng :
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) để xác định vị trí các châu
lục và đại dương trên thế giới ; vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu á.
25
- Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng
sông lớn của châu á trên bản đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ (lược đồ) để nhận biết một số đặc điểm
của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu á.
- Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước, tên thủ đô của một số
quốc gia ở châu á.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a (có đỉnh Ê-vơ-rét
cao nhất thế giới) ; cao nguyên : Tây
Tạng, Gô-bi. ; đồng bằng : Hoa Bắc, ấn-
Hằng, Mê Công. ; sông : Hoàng Hà, Mê

Công.
- Trung Quốc (Bắc Kinh), Lào (Viêng
Chăn), Cam-pu-chia (Phnôm Pênh).
2. Châu âu Kiến thức :
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt
động sản xuất của châu Âu.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của 2 quốc gia : Liên bang Nga
và Pháp.
- 2/3 diện tích là đồng bằng, còn lại là
vùng núi và cao nguyên.
- Khí hậu chủ yếu là ôn hoà.
- Dân cư chủ yếu là người da trắng.
- Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Liên bang Nga : công nghiệp có các sản
phẩm chính là máy móc, thiết bị, phương
tiện giao thông... ; nông nghiệp có các sản
phẩm chính là lúa mì, lúa mạch, lợn, bò,...
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
- Pháp : công nghiệp có các sản phẩm nổi
tiếng là máy móc, thiết bị phương tiện
giao thông,... ; nông nghiệp có các sản
phẩm chính là khoai tây, củ cải đường,
lúa mì, bò, cừu,...
Kĩ năng :
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) để nhận biết vị trí địa lí, giới
hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc đúng tên, chỉ vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn, sông lớn của
châu Âu trên bản đồ (lược đồ).
- Một số dãy núi : An-pơ, Các-pát Xcan-

đi-na-vi ; đồng bằng lớn : Đông Âu, Tây
Âu và Trung Âu ; sông : Đa-nuýp, Vôn-ga
26
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ (lược đồ) để nhận biết một số đặc điểm
về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân ở châu Âu.
- Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước, tên thủ đô của một số
quốc gia ở châu Âu.
- Nga (Mat-xcơ-va), Pháp (Pa-ri), Đức
(Bec-lin), Anh (Luân Đôn)
3. Châu Phi Kiến thức :
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt
động sản xuất của châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập.
- Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
- Khí hậu nóng và khô.
- Dân cư chủ yếu là người da đen.
- Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai
thác khoáng sản.
- Nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các
công trình kiến trúc cổ.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
Kĩ năng :
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) nhận biết vị trí địa lí, giới
hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ (lược đồ) để nhận biết một số đặc điểm
dân cư và hoạt động sản xuất của người dân ở châu Phi.
- Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước và thủ đô của Ai Cập. - Thủ đô Cai-rô.
27

4. Châu Mĩ Kiến thức :
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt
động sản xuất của châu Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì.
- Từ tây sang đông : núi cao, đồng bằng,
núi thấp và cao nguyên.
- Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu.
- Người dân châu Mĩ chủ yếu có nguồn
gốc là dân nhập cư.
- Bắc Mĩ có kinh tế phát triển cao hơn
Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có công nghiệp
hiện đại, nông nghiệp tiên tiến. Trung và
Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và
khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành
công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và
nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
Kĩ năng :
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) để nhận biết vị trí địa lí, giới
hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc đúng tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông
lớn của châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ (lược đồ) để nhận biết một số đặc điểm
của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân ở châu Mĩ.
- Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước và thủ đô của Hoa Kì.
- Các dãy núi : Coóc-đi-e, An-đét,
A-pa-lat ; cao nguyên : Bra-xin ; đồng
bằng : Trung tâm, A-ma-dôn ; sông :

Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn.
- Thủ đô Oa-sinh-tơn.
5. Châu Đại
Dương, châu
Nam Cực.
5.1. Châu
Đại Dương
Kiến thức :
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của châu Đại Dương.
28
- Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a
với các đảo, quần đảo.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a : khí hậu chủ yếu là
khô hạn, hoang mạc và xa-van chiếm
phần lớn diện tích.
- Các đảo, quần đảo phần lớn có khí hậu
đại dương : nóng ẩm.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất và thực
vật, động vật của châu Đại Dương.
Kĩ năng :
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) để nhận biết vị trí địa lí,
phạm vi lãnh thổ châu Đại Dương.
- Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước và thủ đô của Ô-xtrây-li-a.
- Có số dân ít nhất trong số các châu lục.
- Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế - xã
hội phát triển, nổi tiếng về xuất khẩu lông
cừu, len, thịt bò
- Thú có túi : căng-gu-ru, gấu túi.
- Thủ đô Can-be-ra.
5.2. Châu

Nam Cực
Kiến thức :
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực.
Kĩ năng :
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) nhận biết vị trí địa lí, giới
hạn lãnh thổ châu Nam Cực.
- Châu lục lạnh nhất thế giới, băng tuyết
bao phủ quanh năm, chim cánh cụt là
động vật tiêu biểu.
6. Các đại
dương
Kiến thức :
- Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương.
- Ghi nhớ tên 4 đại dương
Kĩ năng :
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ)
hoặc trên quả Địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm
nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
- Diện tích, độ sâu của mỗi đại dương
- (Thái Bình Dương, ấn Độ Dương,
Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương)
29

×