Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài tập nhóm Phân tích phong cách lãnh đạo của Steve Jobs và bài học rút ra trong việc ra quyết định của Steve Jobs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.63 KB, 3 trang )

Đề tài: Phân tích phong cách lãnh đạo của Steve Jobs và bài học rút ra trong việc ra
quyết định của Steve Jobs.
Bài làm
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm
nhằm đạt được mục tiêu định sẵn trong những điều kiện nhất định. Lãnh đạo cũng bao
gồm khả năng lôi cuốn người khác theo mình, tạo ra mối ràng buộc giữa người với người,
giữa người với công việc bằng sự quan tâm.
Để lãnh đạo, nhà lãnh đạo phải có khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng lên người
khác để hướng họ đến những mục tiêu mong muốn.
Lãnh đạo là một khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng khi thực hiện thì lại vô cùng
phong phú, phức tạp. Tùy thuộc vào năng lực, cá tính mỗi cá nhân khác nhau mà cách
thức lãnh đạo cũng khác nhau. Tựu chung lại hợp thành phong cách lãnh đạo của từng cá
nhân, đây là dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của từng nhà lãnh đạo khác nhau.
Các phong cách lãnh đạo thông thường được đúc kết bao gồm:
-

Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, theo chỉ thị của

-

nhà lãnh đạo, nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh.
Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo khi người lãnh đạo chia quyền
lực bằng cách tham khảo ý kiến của cấp dưới, lắng nghe ý kiến của cấp dưới trước khi

-

ra quyết định.
Phong cách lãnh đạo tự do là khi nhà lãnh đạo cho phép cấp dưới của mình được tối
đa quyền ra quyết định. Nhà lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho cấp dưới của mình để việc
thực hiện của nhân viên được diễn ra suôn sẻ.
Một đại diện tiêu biểu của phong cách lãnh đạo độc đoán có thể kể đến đó là Steve



Jobs. Để hình thành nên phong cách lãnh đạo như vậy phải kể đến các tác động khách
quan và chủ quan như sau:
-

Thứ nhất về chủ quan, tính cách của Steve Jobs được mọi người cảm nhận chung nhất
đó là tính cầu toàn, tinh tế và yêu thích sự sáng tạo. Ông luôn có yêu cầu cao đối với


sự tỉ mỉ và sự sáng tạo trong công việc. Ông thường ép các thiết kế phải tuân theo
cách nhìn của ông, cái mà ông quan niệm là hoàn hảo. Điều này trả lời cho câu hỏi
các sản phẩm nổi tiếng như iPod, iPhone, iPad từ kiểu dáng bên ngoài, đến sự đồng
bộ phần cứng và phần mềm đều thể hiện nét tinh tế, sáng tạo và sự khao khát. Một số
tính cách khác của ông dẫn đến việc phong cách lãnh đạo của ông là độc đoán có thể
kể ra như là rất dễ nổi nóng. Hay ông là một con người rất tham vọng và muốn kiểm
-

soát mọi thứ, một người quyết đoán, một người cay độc và lạnh lùng.
Thứ hai, nguyên nhân khách quan dẫn đến phong cách lãnh đạo của Steve Jobs là việc
khi ông trở lại năm 1997, công ty đang trên bờ vực phá sản. Do quá trình điều hành
kém của ban quản trị trước đó, công ty đã mất đi nhiều kỹ sư và nhân viên quản lý
giỏi. Tình hình lúc này đòi hỏi một giám đốc điều hành quyết đoán hơn.
Các quyết định quan trọng mà Steve Jobs đã phải ban hành ở Apple:

-

Ông sắp sếp các nhân viên thân cận vào các vị trí ở Apple, giúp ông có thể kiểm soát
hoàn toàn công ty từ mảng phần mềm đến mảng kỹ thuật, nói chung là tất cả mọi thứ.

-


Từ đây Apple chỉ được đi theo duy nhất một hướng phát triển của Steve Jobs.
Ông giải tán bộ phận quản trị cấp cao của Apple, những người chỉ lo tới lợi ích của

-

bản thân chứ không phải công ty.
Ông định hướng lại sản phẩm mục tiêu để đáp ứng đúng thị trường mục tiêu, nơi mà

-

ông nghĩ sẽ đem lại giá trị tối đa cho công ty.
Ông mở ra các cửa hàng bán lẻ khi tình hình bán hàng của công ty gặp khó khăn.

Từ phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs, nhóm có một số nhận xét cũng như bài
học về phong cách lãnh đạo này đối với việc ra quyết định như sau:
-

Thứ nhất, đối với một công ty có sự tập trung khá nhiều nhân tài như ở Apple, với sự
đa dạng tính cách và cá tính mạnh mẽ, thì phong cách lãnh đạo độc đoán như của
Steve Jobs cho thấy sự hiệu quả của nó. Giúp cho các nhân viên có sự tập trung tư
tưởng tối đa để hoàn thành công việc của mình, hướng tới mục tiêu chung của công

-

ty.
Khi mà không khí làm việc ở công ty đang có sự căng thẳng nhất định giữ nhân viên
và đội ngũ lãnh đạo, thì cần một người cầm trịch và ra quyết định một cách quyết



đoán, giải quyết hết tất cả các vấn đề trong công ty, không để cho quyền lực phân tán
-

dẫn đến việc chia bè kết phái trong công ty có cơ hội phát triển.
Những quyết định dựa trên phong cách lãnh đạo độc đoán cũng phần nào đó là một áp
lực vô hình đối với các nhân viên cấp dưới nhận chỉ thị. Và để họ tập trung trí lực, thể
lực, tâm lực cho công việc hướng đến mục tiêu chung của công ty.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vẫn còn đó những nhược điểm trong phong cách
lãnh đạo độc đoán cần lưu ý khi áp dụng vào công ty như sau:

-

Việc áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác khi không bàn bạc kỹ lưỡng với
người khác thì rủi ro sai lầm trong các quyết định là cao, đặc biệt nếu người ra quyết

-

định không thực sự giỏi, không thực sự đủ tầm trong vấn đề cần ra quyết định đó.
Trong thời gian ngắn, thì việc áp dụng những áp đặt cho nhân viên có vẻ hiệu quả,
nhưng theo thời gian, sẽ xuất hiện những bất mãn trong nội bộ nhân viên khi họ cảm

-

thấy ý kiến của mình không được tôn trọng.
Những quyết định độc đoán đôi khi cũng kéo theo những áp lực khá lớn, tạo không

-

khí căng thẳng đến nhân viên.
Người lãnh đạo theo phong cách này cần có một sức khỏe thực sự tốt, vì phải ôm vào

mình rất nhiều việc, từ việc lớn đến việc bé trong công ty.
Trên đây là những ý kiến của nhóm về phong cách lãnh đạo của Steve Jobs và bài học

rút ra từ phong cách lãnh đạo của ông. Dù sao đi nữa, không có phong cách lãnh đạo nào
là hoàn hảo tuyệt đối. Vì nhóm cho rằng, phong cách lãnh đạo tốt là phong cách lãnh đạo
phù hợp với thực trạng của công ty, phù hợp với con người và hài hòa đầy đủ các yếu tố
thiên thời, địa lợi, nhận hòa. Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo cũng là một vấn đề
không dễ dàng cho các nhà quản trị công ty và thực sự cần được lưu ý đến.



×