Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.94 KB, 202 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÝ THỊ NGỌC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO VỆ
AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội – 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÝ THỊ NGỌC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT BẢO VỆ
AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách công
Mã số: 9.34.04.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ PHÚ HẢI

Hà Nội – 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ

LÝ THỊ NGỌC


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................17
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước........................................................................ 17
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề, giải pháp và công cụ
chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia.................................................... 17
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến
chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia.................................................... 23
1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về thể chế chính sách pháp luật
bảo vệ an ninh quốc gia................................................................................................. 24
1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về các hành vi xâm phạm an ninh
quốc gia.................................................................................................................................. 33
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài........................................................................ 36
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án................38
1.3.1. Về những ƣu điểm, những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ
kế thừa, tiếp tục phát triển............................................................................................ 38
1.3.2 Về những vấn đề còn chƣa đƣợc giải quyết thấu đáo hoặc cần
phải tiếp tục nghiên cứu................................................................................................. 39
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH

PHÁP LUẬT BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA......................................................... 42
2.1. Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia................................................ 42
2.2. Chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam.....................50
2.3. Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia......................... 61
2.4. Các lĩnh vực chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia...................66
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

PHÁP

LUẬT BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........69
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ
an ninh quốc gia............................................................................................................................ 69


3.2. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia
................................................................................................................................................................... 74

3.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh nội bộ
..................................................................................................................................................... 75
3.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh xã hội
..................................................................................................................................................... 97
3.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh
thông tin............................................................................................................................... 102
3.2.4. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực hợp
tác quốc tế bảo vệ an ninh quốc gia...................................................................... 115
3.3. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực
hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia............................................. 127
3.3.1. Ƣu điểm................................................................................................................. 127
3.3.2. Hạn chế................................................................................................................... 129
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.........................138
4.1. Định hướng hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc
gia ở Việt Nam hiện nay......................................................................................................... 138
4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc
gia ở Việt Nam hiện nay......................................................................................................... 141
4.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về vai
trò của công tác tham mƣu, đề xuất hoạch định, xây dựng chính
sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia............................................................... 141
4.2.2. Đẩy mạnh công tác dân vận, tạo điều kiện để nhân dân thực
hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong thực hiện chính sách
pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia.......................................................................... 144
4.2.3. Xác định các vấn đề trọng điểm về an ninh quốc gia cần ƣu
tiên đầu tƣ để hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan.................146
4.2.4. Khắc phục những điểm bất hợp lý trong các quy định của hệ


thống chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia.................................... 148


4.2.5. Nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an
ninh quốc gia của các cơ quan nhà nƣớc........................................................... 151
4.2.6. Nâng cao chất lƣợng quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng
bảo vệ an ninh quốc gia............................................................................................... 153
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ......................................................................................................................................... 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 160
PHỤ LỤC 1: Bảng thống kê xét xử sơ thẩm hình sự các tội xâm phạm
ANQG................................................................................................................................................. 167
PHỤ LỤC 2: Diễn biến của tình hình các tội xâm phạm ANQG về số vụ

và số bị cáo....................................................................................................................................... 168
PHỤ LỤC 3: Hệ thống văn bản liên quan đến hoạch định và thực hiện
chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia................................................................ 169
PHỤ LỤC 4: Tình hình lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam từ năm 2011 đến
năm 2018........................................................................................................................................... 181
PHỤ LỤC 5: Tình hình xâm hại cơ sơ hạ tầng viễn thông từ năm 2011
đến năm 2018.................................................................................................................................. 184
PHỤ LỤC 6: Phiếu điều tra khảo sát về thực trạng chính sách pháp luật
bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay............................................................... 185
PHỤ LỤC 7: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu.................................................................... 191


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANQG:

An ninh quốc gia

BMNN:

Bí mật nhà nƣớc

CAND:

Công an nhân dân

QPPL:

Quy phạm pháp luật

TAND:


Tòa án nhân dân

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng thống kê xét xử sơ thẩm hình sự các tội xâm phạm ANQG . 85

Bảng 3.2. Bảng diễn biến của tình hình các tội xâm phạm ANQG về số vụ
và số bị cáo.............................................................................................................................. 87


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách pháp luật bảo
vệ ANQG.................................................................................................................................. 74
Biểu đồ 3.2: Mục tiêu chính sách pháp luật bảo vệ ANQG thể hiện rõ
trong pháp luật hiện hành................................................................................................ 76
Biểu đồ 3.3. Giải pháp chính sách pháp luật bảo vệ ANQG đƣợc quy định
trong pháp luật....................................................................................................................... 77

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu số vụ phạm tội xâm phạm ANQG trong tổng số
VAHS nói chung................................................................................................................... 86
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu số bị cáo xâm phạm ANQG trong tổng số bị cáo
trong các VAHS nói chung.............................................................................................. 86
Biểu đồ 3.6. Diễn biến số vụ xâm phạm ANQG ở Việt Nam.................................. 87
Biểu đồ 3.7. Diễn biến số bị cáo xâm phạm ANQG ở Việt Nam........................... 88
Biểu đồ 3.8. Cơ cấu theo tội danh.......................................................................................... 95
Biểu đồ 3.9. Cơ cấu theo số bị cáo phạm tội phạm cụ thể xâm phạm
ANQG........................................................................................................................................ 96
Biểu đồ 3.10. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện
chính sách.............................................................................................................................. 107
Biểu đồ 4.1. Đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia 141

Đồ thị 3.1. Diễn biến THTP xâm phạm ANQG ở Việt Nam từ năm 2009
đến 2018.................................................................................................................................... 89


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách pháp luật có vị trí quan trọng trong khoa học pháp lý và
khoa học chính sách công ở nƣớc ta hiện nay. Vị trí đó xuất phát từ vai trò
của chính sách pháp luật đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với sự trợ
giúp của chính sách pháp luật, các chính sách chuyên ngành khác nhƣ: chính
sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách văn hoá, chính sách môi trƣờng,
chính sách khoa học và công nghệ đƣợc đƣa vào thực tiễn. Trong nhiều lĩnh
vực của chính sách pháp luật, chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia
(ANQG) là lĩnh vực quan trọng, thể hiện thái độ của Nhà nƣớc đối với một
trong những vấn đề hệ trọng nhất của đời sống xã hội: ANQG của đất nƣớc.
Từ năm 1986 đến nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nƣớc có
nhiều thay đổi to lớn, sâu sắc, diễn biến phức tạp, khó lƣờng đã tác động trực

tiếp đến ANQG của Việt Nam. Hòa bình, hợp tác, toàn cầu hóa vẫn là xu
hƣớng chung nhƣng xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, khủng
hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ vẫn xảy ra tại một số quốc gia, khu vực. Các
yếu tố an ninh phi truyền thống nhƣ: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội
phạm công nghệ cao, biến đổi khí hậu, an ninh lƣơng thực trở thành mối đe
dọa mang tính toàn cầu.
Ở trong nƣớc, bên cạnh những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới,
chúng ta phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa ANQG nhƣ dấu hiệu “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ bộc lộ ngày càng rõ nét và nghiêm
trọng hơn; tình trạng tham nhũng, tiêu cực, xuống cấp về đạo đức, lối sống
của một bộ phận cán bộ, đảng viên gây bức xúc trong nhân dân; tình trạng
khiếu kiện vƣợt cấp, đông ngƣời kéo dài, biểu tình, đình công, lãn công diễn
ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng gay gắt, nhiều địa phƣơng đã phát sinh
thành “điểm nóng” gây mất an ninh, trật tự.
Trƣớc bối cảnh quốc tế diễn biến theo chiều hƣớng bất lợi cho phong
trào cách mạng, lợi dụng chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập của Đảng,

1


Nhà nƣớc ta, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nƣớc tăng cƣờng
các hoạt động chống phá, vừa công khai trắng trợn, vừa tinh vi, xảo quyệt
nhằm gây mất ổn định chính trị, xóa bỏ vai trò của Đảng Cộng sản và chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy một số quốc gia trên thế giới
chuyển từ chính sách bao vây cấm vận sang bình thƣờng hóa quan hệ, đẩy
mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Việt Nam nhƣng vẫn không từ bỏ
âm mƣu thực hiện chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình”, tìm mọi cách thâm nhập
nội bộ ta, tác động, hƣớng lái đƣờng lối, chính sách kinh tế, pháp luật, thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Nhìn lại chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của Nhà nƣớc ta những

năm qua cho thấy, yêu cầu bảo vệ ANQG đã làm cho chính sách pháp luật của
Nhà nƣớc ta trên lĩnh vực này có những đặc trƣng so với các lĩnh vực khác.
Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; đổi
mới, mở cửa, hội nhập quốc tế đã dẫn đến yêu cầu “cởi mở”, “thông thoáng”
trong các quy định của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, sự vận hành của nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, quá trình mở cửa hội nhập quốc tế ở
nƣớc ta càng diễn ra nhanh, mạnh mẽ bao nhiêu cũng đồng nghĩa với việc gia
tăng những yếu tố đe dọa ANQG, trật tự, an toàn xã hội tƣơng ứng; là một
trong những nguyên nhân khách quan trực tiếp dẫn đến sự phức tạp của tình
hình an ninh, trật tự thời gian qua. Do đó, chính sách pháp luật bảo vệ ANQG
cần đƣợc xây dựng, củng cố theo hƣớng không cản trở mà phải thống nhất,
tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế. Đồng
thời, cần phải đƣợc xây dựng, hoàn thiện hƣớng tới mục tiêu loại bỏ những
tác động tiêu cực từ mặt trái của sự “cởi mở”, “thông thoáng” trong chuyển
đổi nền kinh tế, mở cửa, hội nhập quốc tế.
Trƣớc tình hình trên, hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của
Việt Nam không theo kịp diễn biến nhanh chóng của tình hình trong nƣớc và
tình hình thế giới. Vì vậy, trong thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG,
có lúc, có nơi, Việt Nam đang lúng túng, bị động đối phó với những

2


hành vi, những hoạt động xâm phạm ANQG. Đã đến lúc cần đánh giá khách
quan, sâu sắc, toàn diện việc thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG
nhằm phát hiện những thiếu hụt, bất cập để kịp thời bổ sung phù hợp với tình
hình mới. Nghiên cứu việc thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh
quốc gia trở thành một yêu cầu cấp thiết mà thực tiễn đặt ra. Do đó, nghiên
cứu sinh chọn đề tài: “Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc
gia ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trƣớc yêu cầu cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật
bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay, tác giả xác định mục đích nghiên cứu đề
tài “Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam
hiện nay” là tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ
ANQG ở Việt Nam hiện nay. Những kết luận đƣa ra có dựa trên nghiên cứu
so sánh chính sách pháp luật bảo vệ ANQG với một số nƣớc trên thế giới, từ
đó làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn về chính sách pháp luật bảo vệ
ANQG ở Việt Nam một cách có hệ thống và toàn diện. Trên cơ sở này và dựa
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đề tài đề xuất những giải pháp,
nội dung xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt
Nam nhằm góp phần bảo vệ vững chắc ANQG.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ
bản sau:
- Phân tích, luận giải vị trí, vai trò quan trọng của chính sách pháp luật
bảo vệ ANQG đối với sự nghiệp bảo vệ vững chắc ANQG của Việt Nam.
Nghiên cứu đánh giá chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của một số quốc gia
trên thế giới và của Việt Nam.
- Phân tích làm rõ khái niệm ANQG, bảo vệ ANQG, chính sách pháp luật bảo
vệ ANQG, lịch sử và quá trình phát triển chính sách pháp luật bảo vệ ANQG.

3


So sánh khái niệm, quá trình phát triển chính sách pháp luật bảo vệ ANQG
của một số nƣớc trên thế giới. Xác định nội dung cơ bản của chính sách pháp
luật bảo vệ ANQG.
- Khảo sát, điều tra và phân tích thực trạng thực hiện chính sách pháp

luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp
luật bảo vệ ANQG ở nƣớc ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách pháp luật bảo vệ ANQG của
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Chính sách pháp luật về bảo vệ ANQG là một
vấn đề khá rộng và phức tạp. Vì vậy, đề tài không nghiên cứu tất cả các nội
dung về chính sách pháp luật bảo vệ ANQG mà chỉ tập trung luận giải khâu
thực hiện chính sách pháp luật về ANQG trên một số lĩnh vực chủ chốt, cụ thể
nhƣ sau: An ninh nội bộ, an ninh xã hội, an ninh thông tin, hợp tác quốc tế
trong bảo vệ ANQG.
- Phạm vi về không gian: Chính sách pháp luật về bảo vệ ANQG trên
phạm vi toàn quốc.
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2005, là thời điểm Bộ Chính trị ban hành
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về “Chiến lƣợc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật từ nay đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020”.
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý thuyết
4.1.1. Một số lý thuyết sử dụng
- Lý thuyết các giai đoạn của chu trình chính sách và các lý thuyết khác
của khoa học chính sách công

4


Chính sách trở thành vấn đề đƣợc nghiên cứu, xem xét có tính hệ thống
chỉ trong mấy chục năm gần đây. Khái niệm “khoa học chính sách” đƣợc
Lasswell đề cập lần đầu tiên từ năm 1951. Cuốn sách “The Policy Sciences:

Recent Trends in Scope and Method” (Lerner & Lasswell 1951) đƣợc xuất
bản, đã giới thiệu một phƣơng pháp tiếp cận mới, đƣa ra bởi Harold Lasswell
về “sự định hƣớng chính sách”, với khái niệm khoa học chính sách đƣợc xem
nhƣ là một phƣơng pháp giải quyết các vấn đề xã hội. Đến nay, khoa học
chính sách đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những
nội dung trọng tâm của khoa học xã hội. Chính sách công đƣợc định nghĩa là
một tập hợp các quyết định có liên quan lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công
cụ chính sách để giải quyết vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác
định của đảng chính trị cầm quyền [19, tr.21].
Chu trình chính sách gồm 4 khâu (ibib):
 Hoạch định chính sách
 Xây dựng chính sách
 Thực hiện chính sách
 Đánh giá chính sách
Các nguyên tắc nghiên cứu chính sách đƣợc phát triển dựa trên phƣơng
pháp tiếp cận đa ngành. Bởi lẽ, hầu hết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội là
phức tạp, liên quan, tác động lẫn nhau, đòi hỏi cần áp dụng những nguyên tắc
nghiên cứu khác nhau của khoa học xã hội mà không bị lệ thuộc duy nhất vào
một nguyên tắc cụ thể, riêng rẽ của một ngành, lĩnh vực. Để đánh giá đƣợc
toàn diện vấn đề, cần áp dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích
tƣơng thích, phù hợp của các phân ngành khoa học nhƣ kinh tế học, xã hội
học, tâm lý học… nhằm cung cấp những nguyên tắc quan trọng trong việc đề
xuất giải pháp cho các quyết sách của chính phủ, hay các hoạt động kinh tế xã
hội [50, tr.45]. Khoa học chính sách hƣớng việc nghiên cứu và phân tích vào

5


các vấn đề chính sách và đề ra các biện pháp chính sách nhằm giảm nhẹ hay
giải quyết các vấn đề đó. Nghiên cứu chính sách không phải chỉ để nghiên

cứu, mà gắn mục đích, bối cảnh và vấn đề cụ thể với phân tích đa chiều, toàn
diện nhằm đƣa ra giải pháp tích cực cho vấn đề công [51, tr.34].
Hiện nay, không có một lý thuyết tổng quát về chính sách, mà tồn tại nhiều
lý thuyết khác nhau đƣợc các học giả nghiên cứu và áp dụng trong nghiên cứu
chính sách ở các nƣớc phƣơng Tây. Một số lý thuyết quan trọng là:

+ Lý thuyết các giai đoạn của chu trình chính sách: chu trình hoạch định
chính sách bao gồm các giai đoạn sắp xếp theo trình tự thời gian đƣợc áp
dụng từ những năm 1960, dựa trên các nghiên cứu của Harold Lasswell,
David Easton và đƣợc nhiều học giả phát triển sau này. Trong đó, các giai
đoạn tiêu biểu là: xác định vấn đề chính sách, lập chƣơng trình, hình thành
chính sách, thông qua chính sách, thực thi chính sách, đánh giá chính sách, kết
thúc chính sách (hoặc đánh giá và cải cách);
+ Lý thuyết khung liên minh vận động: tiêu biểu cho sự tìm kiếm lý
thuyết thay thế về quá trình chính sách là Sabatier với Lý thuyết về Khung
liên minh vận động (The Advocacy Coalition Framework – ACF), phát triển
từ những năm 1980, cung cấp các giả thuyết nhân quả cần thiết cho việc
nghiên cứu lý thuyết và thực hành chính sách [54,tr.12]. ACF đặt vấn đề xem
xét quá trình thay đổi chính sách cần có thời gian hàng thập kỷ. Quá trình
chính sách thƣờng tập trung hay diễn ra ở những hệ thống chính sách nhỏ
(subsystems), với sự tƣơng tác giữa các chủ thể khác nhau có ảnh hƣởng đến
từng chủ đề, lĩnh vực chính sách cụ thể, trong mối liên hệ với những sự kiện
bên trong và bên ngoài hệ thống. Đề xuất chính sách cũng xuất hiện ở rất
nhiều thời điểm khác nhau và không phải tất cả những chủ thể làm chính sách
đều tham gia vào các hệ thống chính sách nhỏ này. Các chủ thể chính sách có
thể tạo thành những liên minh ngắn hạn, hoặc ổn định, dài hạn để chia sẻ niềm
tin, giá trị cũng nhƣ sự vận động, ảnh hƣởng đến từng lĩnh vực chính sách,
trong các ràng buộc thể chế nhất định;

6



+ Lý thuyết đa dòng chảy và cửa sổ cơ hội: lý thuyết tiếp cận đa dòng
chảy (The Multiple Streams Approach) về quá trình chính sách của Kingdon
đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải thích sự “mơ hồ”, không rõ ràng
khi một đề xuất chính sách có thể trở thành chính sách, trong khi các đề xuất
khác thì không. Lý thuyết này có các giả thuyết nhƣ các nhà hoạch định chính
sách hoạt động dƣới sự ràng buộc khắt khe về thời gian, dẫn tới những hạn
chế về số lƣợng các đề xuất chính sách có thể đƣợc chú ý đến; hệ thống hoạt
động trong một thể chế bao gồm các dòng chảy tƣơng đối độc lập với nhau,
gồm dòng vấn đề, dòng chính sách và dòng chính trị. Trải qua việc lập nghị
trình với những tƣơng tác giữa các chủ thể tham gia, có thể xuất hiện “cửa sổ
cơ hội” khi các dòng chảy gặp gỡ, kết hợp với nhau tại một thời điểm, để một
số đề xuất chính sách đƣợc lựa chọn đƣa vào nghị trình, trong khi một số
khác thì rất lâu, hoặc không có cơ hội;
+ Lý thuyết phân tích thể chế và phát triển: khung phân tích thể chế và
phát triển (Institutional Analysis and Development (IAD) Framework) đƣợc
phát triển từ những năm 1970 bởi Vincent và Elinor Ostrom khi nghiên cứu về
các thỏa thuận thể chế, quản lý nguồn lực công và lựa chọn công. IAD xem
xét phân tích những vấn đề công trong một bối cảnh xã hội, phạm vi hành
động, điều kiện ràng buộc về thể chế – “luật chơi” chi phối các chủ thể chính
sách. Trong thể chế đó, các chủ thể này tƣơng tác lẫn nhau trong các tình
huống hành động nhằm xác lập các mô hình giải quyết vấn đề công. Khung
khổ này đã đề ra các mục tiêu dự kiến cần đạt đƣợc, cũng nhƣ các tiêu chí cụ
thể để đánh giá kết quả. Điểm lƣu ý là IAD đƣa ra những giả thuyết nghiên
cứu, có thể áp dụng nhiều lý thuyết khác nhau của kinh tế học, chính trị học
và chú trọng vào các thể chế công, trong đó đòi hỏi trách nhiệm giải trình cao
của các chủ thể, nhƣ chính trị gia hay công chức hành chính, trong nỗ lực đạt
đƣợc các cấp độ mục tiêu chính sách khác nhau, có thể nghiên cứu ứng dụng
cho nhiều nƣớc đang phát triển hiện nay.


7


Ngoài ra, còn một số lý thuyết đáng chú ý khác nhƣ: Khung phản hồi
chính sách, Tƣờng thuật chính sách. Việc nhiều học giả tìm kiếm sự thay thế
cho Lý thuyết các giai đoạn, dẫn đến hình thành nhiều lý thuyết mới về chính
sách công, và kéo theo những tranh luận về vai trò, vị trí của các lý thuyết
này. Tuy nhiên, trên thực tế, các lý thuyết không phủ định nhau, mà bổ sung
cho nhau để làm rõ hơn bức tranh đa chiều của quá trình chính sách. Mặc dù
có một số hạn chế và không phải lý thuyết tổng quát về quá trình chính sách,
các giai đoạn chính trong chu trình chính sách vẫn đƣợc coi là chuẩn tắc trong
hoạch định, phân tích, nghiên cứu chính sách [27].
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về chính sách pháp luật bảo vệ ANQG sẽ
được tiến hành dựa trên sự vận dụng các lý thuyết này về chính sách công, trong
đó, lý thuyết các giai đoạn của chu trình chính sách là lý thuyết quan trọng, cơ
bản mà nghiên cứu sinh sử dụng để tiếp cận và xây dựng khung nghiên cứu.

- Lý thuyết hệ thống xã hội
Lý thuyết hệ thống (system theory) đƣợc nhiều ngành khoa học khác
nhau vận dụng, trong đó có khoa học xã hội. Hệ thống là tổng hoà các thành
tố, các thành phần bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng với nhau theo một
kiểu nào đó, tạo thành một cơ cấu toàn vẹn, hoàn chỉnh. Hệ thống xã hội có
đặc trƣng so với các hệ thống khác ở chỗ nó mang tính mở, vận động liên tục
dƣới tác động của môi trƣờng xung quanh.
Theo quan điểm tiếp cận hệ thống xã hội, mỗi sự kiện, quá trình xã hội
của chủ thể xã hội, phải đƣợc xem xét đa diện, nhiều chiều, biện chứng,
thống nhất, mọi thành phần của hệ thống đều có sự phụ thuộc lẫn nhau một
cách chặt chẽ và tƣơng tác với môi trƣờng xung quanh.
Theo lý thuyết hệ thống xã hội, khi nghiên cứu một hệ thống xã hội,

khoa học xã hội cần xem xét hai mặt cơ bản là: thăng bằng hay ổn định và
mất ổn định. Cần đi sâu phân tích các trạng thái ấy: Thăng bằng hay ổn định:
ổn định động, ổn định tĩnh là sự ổn định có sức ỳ cao không tạo điều kiện cho

8


sự phát triển; Mất ổn định: tích cực - báo hiệu sự thay đổi hệ thống bằng một
hệ thống mới tốt đẹp hơn, tiêu cực - dẫn đến suy yếu và đổ vỡ hệ thống, khi
các bộ phận hoạt động nhịp nhàng theo một mục tiêu thống nhất thì có sự
đồng bộ, sự phát triển quá sớm hay sự duy trì tình trạng lạc hậu quá độ ở một
bộ phận nào đó có nguy cơ dẫn đến lệch pha; Tích hợp (integration) và thích
nghi (adaptation): tích hợp là sự thống nhất nội bộ do những nội lực phát sinh
bên trong hệ thống, thích nghi là quá trình quan hệ thích ứng của hệ thống với
các hệ thống xung quanh. Để đảm bảo sự thích nghi cần thiết với môi trƣờng,
hệ thống xã hội phải là một hệ thống mở.
Chính sách pháp luật bảo vệ ANQG cần được tiếp cận nghiên cứu như
tiếp cận với một hệ thống xã hội để đánh giá mối quan hệ tác động của các
yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và hiệu quả thực hiện của nó, để dự
đoán về sự thay đổi và đề ra các biện pháp điều chỉnh trong tương lai cho
phù hợp với tình hình mới.
4.1.2. Khung phân tích để làm rõ lý thuyết: Cụ thể:
 Các câu hỏi nghiên cứu chung:
1) Lý luận chính sách pháp luật bảo vệ ANQG là gì?
2) Thực trạng chính sách pháp luật bảo vệ ANQG hiện nay nhƣ thế nào?
3) Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam
hiện nay là gì?
 Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể và giả thuyết nghiên cứu:
Chính sách trong đề tài này đƣợc hiểu là chính sách công. Có nhiều cách
tiếp cận để đƣa ra quan niệm về chính sách công, nhƣng theo quan điểm của

tác giả chúng cần có những nội hàm sau: là phƣơng thức/ hành động ứng xử
của Nhà nƣớc trƣớc các vấn đề chính sách, đƣợc đảm bảo thực hiện bởi tập
hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau, có mục tiêu, giải pháp và
công cụ rõ ràng. Chính sách công là một chu trình với nhiều giai đoạn, từ việc
hoạch định, xây dựng, ban hành, thực thi đến giám sát, đánh giá chính sách.

9


Chính sách pháp luật bảo vệ ANQG là kết quả ý chí chính trị của hệ
thống chính trị, cốt lõi là Đảng chính trị, đƣợc thực hiện bới quyền lực Nhà
nƣớc đƣợc thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau,
trong đó bao hàm mục tiêu bảo vệ ANQG và hệ thống các giải pháp, công cụ
chính sách ANQG để bảo đảm mục tiêu ANQG đề ra đƣợc hiện thực hoá.
Để làm rõ thực trạng xây dựng, ban hành thể chế chính sách pháp luật
bảo vệ ANQG ở Việt Nam
Giả thuyết nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau: Chính sách pháp luật
bảo vệ ANQG đƣợc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung tƣơng đối tích cực,
kịp thời, tạo cơ sở cho công tác bảo vệ ANQG. Hệ thống văn bản chính sách
khá đồng bộ đƣợc ban hành bởi các chủ thể là các cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định nhƣ việc nghiên cứu, đề
xuất các biện pháp chính sách mới còn thiếu kịp thời, một số nội dung chính
sách chậm đƣợc cụ thể hóa, hƣớng dẫn thi hành...
Để làm rõ nội dung hiện hành của chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở
Việt Nam
Giả thuyết nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau: Nội dung hiện hành của
chính sách pháp luật bảo vệ ANQG đƣợc phân tích theo 3 trục nội dung: vấn đề
chính sách, mục tiêu chính sách, các giải pháp và công cụ chính sách pháp luật
bảo vệ ANQG ở Việt Nam. Trong đó: Vấn đề chính sách pháp luật bảo vệ ANQG
là các đối tƣợng chống đối trong nƣớc và thế lực thù địch có âm mƣu, hoạt

động chống phá Việt Nam hòng xâm phạm sự ổn định, phát triển bền vững của
chế độ xã hội chủ nghĩa, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; Mục tiêu của chính sách là đảm bảo sự ổn định
và an toàn tuyệt đối của toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam;
Các nhóm giải pháp hiện nay gồm: nhóm giải pháp phòng ngừa, nhóm giải pháp
phát hiện, đấu tranh hành vi xâm phạm ANQG; Các công cụ chính sách pháp
luật bảo vệ ANQG bao gồm: Pháp luật, cơ quan chuyên trách,

10


tuyên truyền giáo dục. Các nội dung của chính sách pháp luật bảo vệ ANQG
hiện nay khá toàn diện, phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn
chế nhất định nhƣ chƣa cập nhật đƣợc tình hình tội phạm, nhất là tội phạm
phi truyền thống, quy định cụ thể nhƣng thiếu, công cụ chƣa đủ quyết liệt.
Để làm rõ những yếu tố tác động đến chính sách pháp luật bảo vệ
ANQG thời gian tiếp theo.
Giả thuyết nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau:
Yếu tố tác động tích cực: Trên phạm vi quốc tế và khu vực, hòa bình,
hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Trong nƣớc, thành tựu 30 năm đổi mới
đã làm thế và lực nƣớc ta lớn mạnh lên nhiều so với trƣớc. Việc mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế, giữ vững môi trƣờng hòa bình tạo thêm nhiều thuận
lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn.
Yếu tố khó khăn, thách thức: Các thế lực thù địch vẫn liên tục chống phá
Việt Nam với nhiều phƣơng thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hòng nhanh chóng
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Toàn cầu
hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhƣng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình
đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nƣớc đang phát
triển; xuất hiện nhiều tội phạm quốc tế đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định của
thế giới, khu vực và Việt Nam. Trong nƣớc, đất nƣớc ta đang đứng trƣớc nhiều

thách thức lớn, đan xen nhau nhƣ tệ tham nhũng, tội phạm có tổ chức, mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân, vấn đề tồn tại trong thực hiện chính sách dân tộc,
chính sách tôn giáo, yếu tố tự diễn biến, tự chuyển hóa...

Để làm rõ mục tiêu và giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ
ANQG ở Việt Nam hiện nay.
Giả thuyết nghiên cứu đƣợc xây nhƣ sau: Mục tiêu của chính sách pháp
luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay là đấu tranh bảo vệ ANQG nhằm đảm
bảo sự ổn định và an toàn của toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội. Các
giải pháp gồm: giải pháp cho khâu xây dựng và ban hành chính sách, giải

11


pháp hoàn thiện nội dung chính sách, giải pháp cho khâu thực hiện, giám sát,
đánh giá chính sách.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc về xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG.

- Luận án đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau:
+ Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Tác giả tiến hành xem xét, nghiên
cứu hồ sơ, văn bản, tài liệu, báo cáo tổng kết, công trình khoa học…về chính
sách pháp luật bảo vệ ANQG để rút ra những nhận xét, đánh giá và kết luận
khoa học. Để có đánh giá mang tính khoa học, tác giả đã tìm tòi, lựa chọn
những tài liệu có tính pháp lý, tin cậy cao, đã đƣợc các cơ quan có thẩm
quyền thẩm định và công nhận.
+ Phƣơng pháp thống kê, so sánh: Tác giả thu thập, sắp xếp số liệu theo
những tiêu chí cụ thể về tình hình, thực trạng xây dựng, thực hiện chính sách

pháp luật bảo vệ ANQG để tạo dựng bảng số liệu, bản đồ. Từ đó, có thể so
sánh những sự kiện, con số với nhau; đồng thời cung cấp hình ảnh trực quan
mang tính định lƣợng phục vụ công tác nghiên cứu luận án.
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên việc phân tích thực trạng
thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam (trên các lĩnh vực:
An ninh nội bộ, an ninh xã hội, an ninh thông tin, hợp tác quốc tế bảo vệ
ANQG) để tổng hợp, đánh giá ƣu điểm, hạn chế trong thực hiện chính sách
pháp luật bảo vệ ANQG.
+ Phƣơng pháp chuyên gia: Tác giả đã trực tiếp trao đổi với các nhà
khoa học và cán bộ trực tiếp xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ
ANQG để tham khảo kinh nghiệm của họ trong công tác này, đồng thời để
kiểm chứng những nhận định hay giải pháp mà luận án đƣa ra.

12


+ Phƣơng pháp logic - lịch sử: Tác giả sử dụng phƣơng pháp logic để
phát hiện ra những đặc điểm mang tính riêng có của việc thực hiện chính sách
pháp luật bảo vệ ANQG, tránh tình trạng áp đặt những quy luật chung có sẵn
để làm khuôn mẫu cho việc nhận thức, đánh giá thực trạng thực hiện chính
sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay.
Phƣơng pháp logic đƣợc gắn bó chặt chẽ, không tách rời khỏi lịch sử:
Việc nghiên cứu để tìm ra kết quả, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của thực
trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG phải đƣợc tiến hành trên
cơ sở khái quát hóa và rút ra từ hiện thực. Nghĩa là phải sử dụng phƣơng pháp
logic gắn liền với phƣơng pháp lịch sử. Sự gắn kết này giúp cho nghiên cứu
rút ra những kết luận có cơ sở, cụ thể và chính xác.
+ Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu sinh lựa chọn một số
trƣờng hợp đặc trƣng để phân tích, đánh giá đầy đủ tình huống, diễn biến, kết
quả của quá trình. Qua đó nhằm lý giải, sáng tỏ những kết luận về kết quả

cũng nhƣ hạn chế của việc thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở
Việt Nam, làm cơ sở xác định các vấn đề quan trọng cần đƣợc tiếp tục nghiên
cứu ở Chƣơng 4.
4.3. Thu thập số liệu
+ Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo của Chính phủ, Quốc hội, Tòa án, Viện
kiểm sát nhân dân, các bộ, ngành về thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an
ninh quốc gia. Các báo cáo sơ kết, tổng kết của Đảng về vấn đề an ninh quốc
gia trong 20 năm trở lại đây. Thống kê của các ngành Công an, Kiếm sát, Tòa
án, các địa phƣơng…
+ Dữ liệu sơ cấp:
Điều tra phiếu hỏi: Đối tƣợng là các cán bộ, công chức, viên chức lãnh
đạo trong lực lƣợng vũ trang. Phiếu phát ra là 300 phiếu, phiếu thu về là 245
phiếu. Số lƣợng phiếu sử dụng đƣợc 215 phiếu. Cơ cấu phiếu bảng dƣới:

13


Bảng: Cơ cấu phiếu điều tra khảo sát
Stt
1
2
3

Nhóm điều tra phiếu
Lực lƣợng Công an
Lực lƣợng Quân đội (Bộ đội biên phòng)
Cán bộ công chức

Số phiếu
87

78
50

Ghi chú

Phỏng vấn sâu: Tiến hành với 31 ngƣời. Thời gian phỏng vấn trung bình
mỗi ngƣời là 01 giờ, cá biệt thời gian phỏng vấn có ngƣời lên đến 2h (là lãnh
đạo ngành Công an). Cơ cấu đối tƣợng đã phỏng vấn theo bảng sau:
Bảng: Cơ cấu đối tượng phỏng vấn sâu
Stt Nhóm phỏng vấn

Vị trí công tác

1
2
3
4

Các cục và đơn vị nghiệp vụ
Các cục và đơn vị nghiệp vụ
Bộ Ngoại giao,Nội vụ, Giáo dục
Chủ tịch và Phó Chủ tịch tỉnh/thành
phố; 01 giám đốc sở ngoại vụ
Tổ chức nhân dân, cộng đồng

5

Số
lƣợng
Lãnh đạo Công an

8
Lãnh đạo Quân đội 5
Lãnh đạo bộ, ngành 3
Lãnh
đạo
địa 5
phƣơng
Khu vực xã hội
10
4.4. Phân tích số liệu

+ Phiếu điều tra đƣợc xử lý làm sạch; nhập phần mềm SPSS; phân tích
thống kê tần suất có kiểm định độ tin cậy Khi bình phƣơng.
+ Kết quả phỏng vấn sâu đƣợc ghi chép, tổng hợp những ý kiến chủ đạo,
đối chiếu các chủ thể chính sách bảo vệ ANQG và đối chiếu so sánh tam giác
với kết quả phiếu điều tra, số liệu thứ cấp là các báo cáo sơ kết, tổng kết và
các văn bản chính thức về chính sách pháp luật về bảo vệ ANQG.
+ Do tính chất của nghiên cứu, nên nguồn số liệu thứ cấp là nền tảng,
các số liệu thu thập sơ cấp làm bổ trợ, hoặc củng cố cho những dữ liệu thứ cấp
là các báo cáo. Bên cạnh đó, một số số liệu thống kê của ngành An ninh, Tòa
án, Viện kiểm sát đƣợc sử dụng nhƣ một minh chứng quan trọng đảm bảo độ
chính xác, tin cậy của nghiên cứu.

14


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Dự kiến sau khi hoàn thành, luận án sẽ có những đóng góp mới nhƣ sau:
- Khái quát“bức tranh toàn cảnh”về những công trình nghiên cứu ở
Việt Nam và trên thế giới về chính sách pháp luật bảo vệ ANQG;

- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chính sách pháp luật bảo vệ
ANQG: Khái niệm chính sách pháp luật bảo vệ ANQG, chính sách pháp luật
bảo vệ ANQG ở Việt Nam; vấn đề, mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách
pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam; thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ
ANQG; các lĩnh vực chính sách pháp luật bảo vệ ANQG;
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở
Việt Nam, chỉ ra ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế;
- Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách pháp luật bảo
vệ ANQG ở Việt Nam; trình bày phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án làm rõ một số vấn đề lý
luận chung về chính sách pháp luật bảo vệ ANQG; đánh giá thực trạng thực
hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam, chỉ ra ƣu điểm, hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế; phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện
chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam; trình bày phƣơng hƣớng và
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG
ở Việt Nam hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy; là tài liệu tham khảo cho cán bộ trong hoạt động thực
tiễn; là tài liệu góp phần để tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ ANQG.

15


×