BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM 2017-2018 (CÓ ĐÁP ÁN)
1. Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018
có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh
2. Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018
có đáp án - Phòng GD&ĐT Lục Ngạn
3. Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018
có đáp án - Phòng GD&ĐT Tam Dương
4. Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018
có đáp án - Phòng GD&ĐT Tam Đường
5. Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018
có đáp án - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám
6. Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018
có đáp án - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
7. Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018
có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2017 -2018
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang)
-------------------------------
Câu 1 (4,0 điểm). Đọc bài ca dao sau:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
1. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên. (1,0 điểm)
2. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong bài ca dao? Nêu tác dụng của
biện pháp tu từ đó. (1,0 điểm)
3. Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài ca dao? (1,0 điểm)
4. Em thấy cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay như thế nào? Hãy
chia sẻ suy nghĩ của em trong 5- 6 câu văn. (1,0 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
(Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”)
Câu 3 (10,0 điểm)
Một nhà văn Pháp đã nói:
“Đọc một câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn một con người”.
Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ
ý kiến trên.
……………..Hết……………
Họ và tên thí sinh:………….......……………Họ, tên chữ ký GT1:……………………..
Số báo danh:…………….......….……………Họ, tên chữ ký GT2:……………………..
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7
Thang điểm 20
NỘI DUNG
Câu 1(4 điểm)
1.(1,0 điểm)
- Nội dung chính của bài ca dao: Bài ca dao là lời than thân của một người con gái
tự hào về vẻ đẹp của mình nhưng lại băn khoăn, lo lắng cho số phận không biết sẽ
trôi dạt về đâu.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
2.Bp tu từ: 1,0 đ
- Biện pháp so sánh:
Hình ảnh so sánh: So sánh “ Thân em như tấm lụa đào”
- Tác dụng:
+ Hình ảnh so sánh “ thân em” như “tấm lụa đào” gợi lên hình ảnh cô gái có vẻ
đẹp trẻ trung, duyên dáng, mềm mại.
+ Biện pháp so sánh còn gợi lên số phận phụ thuộc, bấp bênh may rủi của người
phụ nữ.
3. Giọng điệu:
- Giọng điệu trong bài ca dao là giọng điệu ngậm ngùi, than vãn.
- Giọng điệu trong bài ca dao là lời than thân của người con gái, biết mình đẹp,
nhưng lại rất băn khoăn lo lắng về một tương lai bấp bênh “biết vào tay ai” khi họ
không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình. Bài ca dao như một tiếng thở dài
buông xuôi, cam chịu , ngậm ngùi.
4. Bài viết đúng dung lượng số câu , súc tích, không sai chính tả, lỗi ngữ pháp;
đúng chủ đề.
* Bài viết của học sinh có thể khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:
- Ngày nay người phụ nữ được đối xử bình đẳng, được tôn vinh, trân trọng...
ĐIỂM
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75 đ
- Người phụ nữ ngày nay có vai trò quan trọng trong xã hội, có thái độ tự tin, có
tinh thần vươn lên làm chủ cuộc đời...
- Tuy vậy , vẫn còn có hiện tượng người phụ nữ bị đối xử bất công, bị bạo lực gia
đình…
Câu 2(6 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
+ Đảm bảo bài văn hoàn chỉnh 3 phần mở-thân-kết, đúng kiểu bài nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a) Giải thích câu nói: 1,5 đ
+ “ Giông tố” ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ
dội.
+ “Cúi đầu”: đầu hàng những khó khăn, thử thách
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu
trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.
B . Khẳng định, chứng minh vấn đề: 3,0 đ
Có thể triển khai các ý:
+ Khẳng định : Câu nói trên là hoàn toàn đúng.
+ Câu nói là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời kháng chiến
chống Mĩ. Họ sống thật đẹp và hào hùng.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục ( Dẫn
chứng cụ thể)
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người (Dẫn chững cụ thể).
+ Nếu con người gục ngã trước giông tố, con người sẽ thất bại và không thể trưởng
thành (dẫn chứng)
c) Bài học nhận thức: 1,0 đ
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử
thách, phải có nghị lực và bản lĩnh để đương đầu và vượt qua thử thách.
- Phê phán những người nản chí, nản lòng...
- Bài học rút ra cho bản thân: Trong học tập, trong cuộc sống bản thân phải luôn có
ý thức phấn đấu vươn lên. Phải đương đầu với thử thách và thất bại thì mới đủ
nghị lực để đạt đến thành công trong cuộc sống.
Lưu ý: Học sinh có thể làm nhiều cách và triển khai ý có thể khác đáp án nhưng
vẫn phải đảm bảo đúng ý nghĩa mà câu nói hướng đến.
Nếu bài viết không đưa ra được hệ thống dẫn chứng thuyết phục, cụ thể thì chỉ cho
tối đa ½ số điểm của mỗi ý chứng minh. Cho điểm tối đa hs lấy d/c chứng minh
sau khi nêu tất cả các lập luận.
1,0đ
1,0đ
0,5
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3 (10,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học
- Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về kiến thức:
0,5đ
*Mở bài
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
*Thân bài
a) Giải thích : 1,5 đ
- Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, 1,0đ
nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên
trong con người)
- Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con
người bên trong – con người tinh thần của nhà thơ.
- Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến , ta gặp một con người luôn đề cao và
trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc 0,5đ
sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh.
b) Chứng minh vấn đề: 6,0 đ
1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ:
- Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn
(Phân tích câu 1)
- Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa 4,0đ
vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo)
- Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)
2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng
quê : - Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần.
1,0đ
- Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra...
- Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn....,
3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa:
- Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại
chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có.
1,0đ
- Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh,
thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường... Bài thơ thể hiện tài năng
của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn .
c)Đánh giá : 1,5 đ
1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị
nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết...
0,75đ
2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến:
một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình
nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam.
3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận:
- Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước
cuộc đời.
- Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên 0,75đ
vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
- Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn
thiện tâm hồn mình.
* Kết bài: - Đánh giá khái quát lại vấn đề.
0,5đ
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
* Lưu ý :
- Giám khảo linh hoạt cho điểm các phần bài, trân trọng những bài viết sáng tạo,
trong sáng, có bố cục rõ ràng mạch lạc.
- Với những bài làm sai quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng dấu câu; hoặc
chữ viết quá cẩu thả trừ 0,25 - 0,5 điểm trên toàn bài.
- Để điểm lẻ ở mức 0,25 điểm
PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ văn lớp 7
Ngày thi: 12/4/2018
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (4,0 điểm)
Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giông tố cuộc đời
Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
Mẹ là ánh sáng của đời con
Là vầng trăng khi con lạc lối
Dẫu đi trọn cả một kiếp người
Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…
(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên.
b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”?
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau:
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
Câu 2. (6,0 điểm)
Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giông tố cuộc đời
Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống?
Câu 3. (10,0 điểm)
Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết
mặc bay của Phạm Duy Tốn.
---------------------------Hết---------------------------Họ và tên thí sinh: ………………………………..………………….Số báo danh………………
PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn 7
Câu
1
(4,0
điểm)
Phần
Yêu cầu
a
- Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng.
- Nghĩa của từ đi: sống, trải qua.
c
- Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành).
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con
được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng.
+ Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi
con người.
Về hình thức:
- Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn.
- Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn
đạt…
Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những
gợi ý định hướng chấm bài.
0,5
1,5
- Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt
hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối
ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người
xung quanh mình.
- Chứng minh:
+ Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác
dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống.
+ Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn
học để làm sáng tỏ.
+ Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức,
có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng
xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa
con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ
cảm ơn!
- Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn minh
này, đặc biệt trong xã hội ngày nay.
- Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân.
Yêu cầu chung:
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết
trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày
sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
- Học sinh biết lựa chọn bài ca dao phù hợp.
1,0
1
(6,0
điểm)
2
1
(10,0
điểm)
1,0
b
2
3
Điểm
1,0
3,0
1,0
1,0
2
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể sắp xếp các ý theo nhiều cách nhưng về
cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
a. Dẫn dắt, giới thiệu hai văn bản và nêu cảm nhận chung về hình ảnh
người dân lao động.
b. Hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, ở hai thời điểm và hoàn cảnh
khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh,
thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa
trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ.
c. Tuy nhiên mỗi tác phẩm lại có cách cảm nhận và thể hiện khác nhau:
* Hình ảnh người dân lao động trong Chùm ca dao than thân (Qua bài
Thương thay thân phận con tằm):
+ Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu
lục là lời tự than và than cho những kiếp người khác của người dân lao
động đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương, oán trách.
+ Con tằm và lũ kiến là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ
nhoi, thấp cổ bé họng sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Đó là những
kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy
mà cả đời phải đi tìm mồi. Thật bất công, kẻ thì ngồi chỗ mát ăn bát
vàng; kẻ thì ăn không hết, người lần chẳng ra.
+ Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều bi
kịch cuộc đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng
đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với
những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại là biểu hiện của phận người
với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công
bằng nào soi tỏ.
+ Khẳng định: Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao
như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao
động trong xã hội cũ. Qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương và lên
án, tố cáo xã hội phong kiến bất công.
* Hình ảnh người dân lao động trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của
Phạm Duy Tốn:
+ Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa
của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương
phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của
người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
+ Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức
vật lộn để giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinh
lựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng
thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân
treo sợi tóc.
+ Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước
sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh
đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không
1,0
1,5
5,0
nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể
sao cho xiết.
+ Khẳng định: Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc
bay đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than
cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách
nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ
thú.
d. Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của
các tác giả. Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ lục bát với
giọng điệu xót xa, thương cảm cùng những hình ảnh mang tính biểu
tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn cụ thể, sinh động với việc vận
dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp. Sự cảm nhận và
phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lòng cảm
thương, xót xa trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động.
Đó còn là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô
nhân tâm, vô nhân tính.
e. Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học.
Tổng điểm
………………………… Hết …………………………
1,5
1,0
20,0
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi này gồm 01 trang
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (4,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy,
Như dòng sông chảy, nặng phù sa”.
(Trích “Theo chân Bác” - Tố Hữu)
Câu 2. (6,0 điểm)
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu
em vào trong nhà, tôi bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)
Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một đoạn văn khoảng
một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Câu 3. (10,0 điểm)
Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương đất nước qua hai bài
thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch và “Cảnh khuya”
của Hồ Chí Minh.
----------------HẾT----------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh.........................................................SBD:........................
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TAM DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: NGỮ VĂN 7
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(4điểm)
* Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên
là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần
trong 2 câu thơ đầu.
0,5
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh
quên mình của Bác với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa.
0,5
* Phân tích tác dụng:
+ Viết về Bác Hồ kính yêu - đó là nguồn cảm hứng không
bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân
trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên
được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.
+ Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ
đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác dành cho
ta - những người dân đất Việt cũng như toàn thể nhân dân lao
động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao
trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
Câu 2
(6điểm)
0.5
1,0
+ Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc
đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của
Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù
sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.
1,0
+ Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ
và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác
dành cho ta. Mỗi chúng ta đều xúc động vô cùng khi đọc đoạn
thơ trên.
0,5
a. Cảm nhận về đoạn trích
- Nỗi đau buồn của hai anh em Thành và Thủy phải xa nhau khi
gia đình đổ vỡ.
- Sự yêu thương, nhường nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn
bó của Thành và Thủy.
b. Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình
- Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một đoạn văn diễn đạt
rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống
nhất chủ đề trong toàn đoạn.
- Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở nội dung đoạn trích trong
văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh cần làm
rõ một số ý cơ bản:
+ Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể
2,0
hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống.
+ Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan
trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm
hồn, cảm xúc…
+ Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn
nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương
cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội.
+ Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình
bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia
lìa, đổ vỡ…
Câu 3 A.Yêu cầu về hình thức.
(10điểm) - Học sinh xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học giải thích,
chứng minh.
- Bài viết có bố cục rõ ràng.
- Diễn đạt mạch lạc, ngôn từ trong sáng, không viết sai chính tả.
B.Yêu cầu nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
1,0
1. Mở bài:
- Giới thiệu và dẫn dắt nhận định.
- Trích dẫn nhận định.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Sự gặp gỡ: sự giao thoa, đồng điệu giữa hai tâm hồn thi sĩ.
- Những khám phá riêng: lối đi riêng, con đường riêng, một cách
thể hiện riêng tạo nên sự độc đáo của tác phẩm.
- Hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”(Tĩnh dạ tứ) và
“Cảnh khuya” là sự đồng điệu tâm hồn nhạy cảm, yêu quê
hương đất nước của Lý Bạch và Hồ Chí Minh nhưng mỗi bài lại
có một cách thể hiện độc đáo.
b. Chứng minh:
b.1. Sự gặp gỡ giữa hai bài thơ.
- Đều là những bài thơ tức cảnh sinh tình, thi hứng đều cất lên từ
một đêm trăng.
- Cả hai bài thơ đều viết theo thể tứ tuyệt, ngôn ngữ hàm xúc, tả
ít gợi nhiều.
- Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê
hương đất nước thầm kín.
b.2. Những khám phá riêng của hai bài thơ.
* Phương diện miêu tả thiên nhiên:
- Bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lý
Bạch: Bức tranh thiên nhiên nơi đất khách quê người, khung
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
2,0
2,0
cảnh có vẻ xa lạ vắng vẻ. Vẻ đẹp không gian huyền ảo, thơ
mộng, yên tĩnh.
- Bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: Miêu tả cảnh đêm ở núi
rừng Việt Bắc: Tiếng suối chảy róc rách trong veo nghe như
tiếng hát. Ánh trăng chiếu xuống tán cây cổ thụ, lọt qua kẽ lá, in
xuống mắt đất. Từng hình khối, màu sắc lồng vào nhau, lung
linh kì ảo.
* Phương diện tình cảm, cảm xúc:
- Bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lý
Bạch: Thi sĩ nhìn trăng mà ngậm ngùi nhớ quê da diết.
- Bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: Có sự giao hòa giữa tình
yêu thiên nhiên và tình yêu Tổ quốc.
c. Nhận xét, đánh giá:
- Hai thi phẩm của hai nghệ sĩ, hai thời đại đem đến cho người
đọc rất nhiều cảm xúc.
- Cả hai bài thơ đều cho thấy sự đồng điệu tâm hồn nhạy cảm,
yêu quê hương đất nước của Lý Bạch và Hồ Chí Minh.
3. Kết bài.
- Cảm nghĩ chung về vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân.
2,0
1,0
1,0
Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của học sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy
nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm
tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 03 câu)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017-2018
Môn thi: Văn - Lớp 7
Ngày thi: 25/01/2018
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ tên thí sinh: …………………………………………………………………. Số báo danh: ………………………..
ĐỀ BÀI
Câu 1 (5,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao sau:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Câu 2 (5,0 điểm)
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương em hãy viết một
đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp,
phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 3 (10,0 điểm)
Cảm nghĩ của em về đôi bàn tay mẹ.
----------------HẾT---------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017-2018
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: Văn LỚP 7
Câu
1
Nội dung
* Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh trình bày bằng một bài văn ngắn; chữ viết rõ
ràng, sạch đẹp; dùng từ chuẩn xác, dùng dấu câu hợp lí,
không mắc lỗi chính tả; diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, nổi bật nội
dung theo yêu cầu của đề bài.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,
nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
- Chỉ ra các biện pháp tu từ:
+ So sánh
- Phân tích giá trị nghệ thuật :
+ Tình cảm đối với cha mẹ và lời nhắc nhở, nhắn nhủ về bổn
phận làm con được thể hiện trong hình thức lời ru, câu hát.
Nó xác lập mối quan hệ gần gũi, ấm áp, thiêng liêng. Âm
điệu của bài là âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng.
+ Bài ca dao dùng lối ví von quen thuộc để biểu hiện công
cha, nghĩa mẹ lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng
của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. Những hình ảnh ấy
được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi
cao ngất trời, biển rộng mênh mông) Hai hình ảnh núi và
biển đều được nhắc lại hai lần, có ý nghĩa biểu tượng.
+ Nói công cha sánh đôi với nghĩa mẹ là cách nói đối xứng
truyền thống của nhân dân ta.
+ Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh
hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của
cha mẹ. Núi ngất trời, niển rộng mênh mông không thể nào
đo được, cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với con cái. Với
những hình ảnh so sánh này bài ca dao không chỉ là lời giáo
huấn khô khan về chữ hiếu mà các khái niệm công cha,
nghĩa mẹ trở lên cụ thể, sinh động.
+ Cuối bài ca, công cha, nghĩa mẹ còn được thể hiện ở chín
chữ cù lao. Chín chữ ấy một mặt, cụ thể hóa về công cha
nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái, mặt khác làm tăng
lên âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát.
* Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh trình bày bằng một bài văn ngắn; chữ viết rõ
ràng, sạch đẹp; dùng từ chuẩn xác, dùng dấu câu hợp lí,
không mắc lỗi chính tả; diễn đạt rõ ràng, dể hiểu, nổi bật nội
dung theo yêu cầu của đề bài.
* Yêu cầu về kiến thức:
Điểm
0.5
1.0
1.0
0.5
1.0
1.0
2
3
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,
nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
- Bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là cái
nhìn sâu sắc, toàn diện về người phụ nữ bị phụ thuộc. Cuộc
đời vất vả, khổ đau nhưng họ luôn giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.
- Hình thức: thân em – vừa trắng, vừa tròn gợi tả liên tưởng
đến vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng => Đáng ra họ phải được
nâng niu, trân trọng.
- Thân phận: “Bảy nổi ba chìm” hàm ý về thân phận chìm
nổi, bấp bênh, cuộc đời gian truân, vất vả chịu nhiều thiệt
thòi do những lễ giáo phong kiến.
- Hai chữ “rắn nát” ám chỉ số phận của người phụ nữ được
sung sướng, hạnh phúc hay bất hạnh đều do “tay kẻ nặn”.
- Phẩm chất: Dù gặp cảnh ngộ nào thì người phụ nữ vẫn giữ
tấm lòng thủy chung, son sắt, nghĩa tình.
* Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm một bài văn biểu cảm.
- Bố cục rõ ràng diễn đạt mạch lạc, lưu loát, trình bày sạch
đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, viết văn có
cảm xúc.
* Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về đôi bàn tay của mẹ.
- Cảm nghĩ của em về đôi bàn tay ấy.
2. Thân bài:
* Giới thiệu về mẹ và hình ảnh đôi bàn tay mẹ.
- Mẹ bao nhiêu tuổi?
- Mô tả về đôi bàn tay mẹ (tùy thuộc vào hs)
+ Tay mẹ búp măng, trắng trẻo, nuột nà, khéo léo,...
(Hay đôi bàn tay rám nắng, chai sần, thô ráp,... vì tuổi tác, vì
công việc.)
* Hình ảnh đôi bàn tay ấy của mẹ gợi cho em những cảm
xúc gì?
- Hồi tưởng lại đôi bàn tay ấy khi mình còn nhỏ
+ Bàn tay mẹ ôm ấp, âu yếm, vuốt ve, vỗ về,...
+ Bàn tay quạt mát cho em khi trời nóng, ôm ấp em khi trời
lạnh.
+ Bàn tay mẹ tắm gội cho em, chăm sóc khi em ốm,...
+ Bàn tay may vá, thêu thùa vô cùng khéo léo,...
- Khi em lớn lên đôi bàn tay mẹ càng vất vả bội phần
+ Mẹ làm việc ở cơ quan (hay việc đồng áng)
+ Trong gia đình bàn tay mẹ vun vén cho tổ ấm gia đình
chăm sóc, yêu thương chồng con, hiếu thảo với ông bà,...dọn
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
0.75
0.75
0.5
1.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
dẹp nhà cửa, nấu ăn,...
=> Bàn tay mẹ làm nên tất cả, có bàn tay mẹ mọi thứ đều
chu toàn,...
* Mở rộng
Bàn tay của những người bà, người mẹ không chỉ thuần túy
làm việc nhà.
- Trong kháng chiến đôi bàn tay ấy còn cầm súng bảo vệ Tổ
quốc.
- Trong chiến tranh đôi bàn tay ấy còn cầm cày, cầm cuốc
sản xuất lương thực, phục vụ cho kháng chiến.
- Trong những nhà máy, xí nghiệp đôi bàn tay mẹ còn cầm
kìm, cầm búa để lao động.
- Đôi bàn tay ấy còn xây nhà, dựng cửa.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về đôi bàn tay mẹ.
- Mong ước sẽ được sống mãi trong vòng tay yêu thương của
mẹ.
ý: Giáo viên khi chấm bài có thể linh hoạt để cho điểm
1.0
1.0
1.0
0.5
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC 2017-2018
Môn : NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN (8 điểm)
Câu 1: ( 4.0 điểm ) Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
a. Cho biết thể loại văn học và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. ( 1.0 điểm )
b. Lời nói của Cò trong bài gợi em nhớ đến câu thành ngữ nào? Hãy đặt 1 câu với thành ngữ đó.(
1.0 điếm)
c. Nêu tên hai phép tu từ mà tác giả vận dụng trong bài. ( 1.0 điểm)
d. Trình bày ngắn gọn ( khoảng 3 đến 5 dòng) suy nghĩ của em về cuộc sống và thái độ sống của
con cò trong bài. ( 1.0 điểm)
Câu 2: ( 4.0 điểm )
Viết 1 đoạn văn nghị luận ( 10 đến 12 câu ) nêu suy nghĩ của em về vai trò của người mè trong
cuộc đời mỗi con người trong đó có dùng câu đặc biệt vả phép tu từ .
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 12.0 điểm )
Từ ngàn xưa, ý chí và nghị lực luôn là một trong những yếu tố quyết định sự thành công . Vì lẽ
đó ông bà ta đã có câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim ”. Hãy viết bài văn nghị luận
trình bày hiểu biết của em về câu tục ngữ trên.
------HẾT--------
HƯỚNG DẪN CHẤM:
PHẦN I ( 8.0 điểm )
CÂU 1: ( 4.0 điểm )
a/ Cho biết thể loại văn học và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. ( 1.0 điểm )
+ Thể loại văn học: văn học dân gian. ( 0.5 đ )
+ Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm ( 0.5 đ )
b/Lời nói của Cò trong bài gợi em nhớ đến câu thành ngữ nào? Hãy đặt 1 câu với thành ngữ
đó.( 1.0 điếm)
+ Thành ngữ: gợi: Chết vinh hơn sống nhục ; Chết đứng hơn sống quỳ….
HS chỉ cần chọn 1 thành ngữ rồi đặt câu hoàn chỉnh :( 1.0 đ )
Chỉ có thành ngữ : ( 0.5 đ )
Không có thành ngữ trong câu: ( 0.25 đ )
Đầu câu không viêt hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm câu : ( - 0.25 đ )
c/ Nêu tên hai phép tu từ mà tác giả vận dụng trong bài. ( 1.0 điểm)
+ HS nêu được đúng tên hai phép tu từ :
nhân hóa (0.5 đ )
ẩn dụ
( 0.5 đ )
d/ Trình bày ngắn gọn ( khoảng 3 đến 5 dòng) suy nghĩ của em về cuộc sống và thái độ sống
của con cò trong bài. ( 1.0 điểm)
Gợi : + Cuộc sống của cò vất vã, gian nan
+ Biết giữ gìn phẩm chất.
+ Khâm phuc.
Tùy mức độ trình bày, gv cho điểm.
Câu 2: ( 4.0 điểm ) Viết 1 đoạn văn nghị luận (10-12 câu )nêu suy nghĩ về vai trò của Mẹ trong
cuộc đời con người trong đó có dùng câu đặc biệt và phép tu từ.
Gợi ý nội dung:
Xác đinh được vai trò quan trọng nhất là mẹ đã sinh thành ra ta.
-
Thấy được:
Sự vất vả , khó nhọc của mẹ bảo boc ta khi ta còn trong bụng mẹ.
+ Sự lo lắng, bồn chồn ở mẹ khi chăm sóc ta lúc còn nhỏ nhất là những lúc ta bênh
+ Niềm vui của mẹ khi ta lớn lên từng ngày, ngoan ngoãn, chăm chỉ hoc tập…
-Nhận ra:
+Phải yêu quý, kính trọng mẹ bằng việc làm thiết thực…
+Mong muốn đươc sống mãi trong vòng tay mẹ.
Gợi ý chấm
+Viết được đoạn văn theo yêu cầu, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc , lời văn giàu cảm xúc, có xác định
yếu tố tiếng Việt theo yêu cầu: ( 4.0 đ )
+Không đúng chủ đề ( - 2.0đ)
+Không có yếu tố tiếng Việt ( - 1.0 đ / 1 yếu tố.)
+Không xác định yếu tố tiếng Việt ( - 0,5 đ / 1yếu tố.)
PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN (12 điểm)
GỢI Ý DÀN Ý.
I/Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
- Trich dẫn câu tục ngữ.
II/Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ
" Sắt " là kim loại cứng, khó uốn.
“ Kim” vật bé nhỏ, thiêt yế trong đời sống
“ Nên” kết quả thành đạt tốt.
đem công sức ra mài sắt nhiều ngày, nhiều giờ bằng bàn tay khéo léo, sự bền bỉ tự lực của
người thợ thì sẽ tạo ra chiếc kim nhỏ bé, xinh xắn-một vật dụng thiết yếu trong đời sống của
mỗi gia đình.
Suy rộng ra, câu tục ngữ chứa đựng bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc mài săt, nhân dân ta khuyên
chúng ta về đức tính kiên trì, nhẫn nại: Trong cuộc sống nếu biết kiên trì thì làm việc gì cũng thành
công.
* Nêu lí lẽ dẫn chứng
1/- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- Không có kiên trì thì không làm được gì.
- Trong cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn, con người luôn phải đương đầu với khó khăn thử
thách. Nếu nản lòng, thoái chí sẽ thất bại
VD: Khi đứng trước bài toán khó nếu không tìm tòi nghiên cứu cách giải hay thì không thể học tốt,
đứng trước bài văn dài mà ngại thì không thể viết văn hay....
- Muốn học tập tốt hoặc thành đat trong công việc thì mỗi chúng ta đều trải qua quá trình rèn luyện
kiên trì.
- Một học sinh phải trải qua thời gian ngồi trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có đủ tri
thức bước vào cuộc sống.
-Một vĩ nhân cũng phải không ngừng học hỏi mới thành tài.
- Một công nhân bình thường cũng phải rèn mình trong khó khăn, lao động chăm chỉ thì mới có tay
nghề cao làm ra những sản phẩm tốt....
2/ Những người có đức tính kiên trì đều thành công:
+ Trần Minh khố chuối...
+ Tấm gương Bác Hồ...
3/ Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
+ Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...chiến thắng tật nguyền,
+ Nhà bác học Lương Đình Của miệt mài trong phòng thí nghiệm, dãi nắng dầm mưa trên đồng
ruộng mấy chục năm để lai tạo cho đất nước nhiều giống lúa tốt..
-
Trong thơ văn
Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
> Phê phán:
- Những kẻ ngại khó, ngại khổ: nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, bài văn dài. Không thiếu
những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi khó khăn thì bỏ cuộc.
III/Kết bài:
- Nêu nhân xét chung: Tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và sâu sắc, đúc kết bao kinh nghiệm
quý báu của nhân dân và nêu ra nhiều bài học ứng xử có giá trị thực tiễn lâu bền.
-Khẳng định giá trị của câu tục ngữ .
- Rút ra bài học cho bản thân cần rèn luyện như thế nào để có lòng kiên trì
C-Biểu điểm:
* 11 - 12 điểm: Nắm vững yêu cầu đề bài, đáp ứng tốt yêu cầu về nội dung và phương pháp, lập
luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục , diễn đạt mạch lạc, cảm xúc. Chữ rõ,
lỗi chính tả không đáng kể..
* 9 - 10 điểm: Nắm rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng khá tốt yêu cầu về nội dung và phương pháp,
lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt tốt.
*7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và phương
pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng,còn một số lỗi về diễn đạt,
chính tả, chữ chưa rõ.
*5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương
pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng,còn nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
*3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và
phương pháp còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, xa đề.Nhiều lỗi chính tả, chữ cẩu thả.
*1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung
và phương pháp,diễn đạt trùng lặp, lủng củng.
-0 điểm: Để giấy trắng.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯMGAR Đ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (6 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 7, tập 1)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu
từ đó trong việc thể hiện nội dung.
Câu 2: (2 điểm)
Chép lại nguyên văn phần dịch thơ bài: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của
Lý Bạch
Câu 3: (2 điểm)
Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo
Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
Câu 4: (10 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao
“ Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
-------------------HẾT------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (6 điểm)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn
thơ: (2 điểm )
- Điệp ngữ: vì. Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ Quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng
gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể
b. Viết đoạn văn cảm nhận : (4 điểm)
Những ý chính cần thể hiện:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện
lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ
về mục đích chiến đấu
- Điệp ngữ cách quãng “vì” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho
người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
- Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt
hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Nhờ
phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn
mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của
lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ ….
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện
mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân
vật trữ tình.
Câu 2: (2 điểm)
Chép đúng nguyên văn phần dịch thơ bài: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của
Lý Bạch
Không bắt buộc đúng dấu chấm, phẩy
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Câu 3: (2điểm)
Nhận xét được sự khác nhau của 2 cụm từ ta với ta trong hai bài thơ:
Trong bài Qua Đèo Ngang:
- Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình (0,5 điểm)