Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Dạy học dự án chủ đề Kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.62 KB, 21 trang )

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục cùng với khoa học, công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội. Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỉ XXI phụ thuộc lớn vào tiềm
năng tri thức của dân tộc đó, vì thế Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục và đào tạo vào vị trí
quốc sách hàng đầu. Đảng ta coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát
triển. Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “ Đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân
chủ hoá và hội nhập quốc tế” và “ Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc
dân”.
Đất nước đang trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ, rất cần nguồn nhân lực không chỉ
giỏi về chuyên môn mà còn tốt về phẩm chất, buộc các nhà sư phạm đào tạo ra con người
năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Vì vậy, phương pháp dạy học phải
thay đổi theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Việc dạy học Hoá học ở trường trung học phổ thông cũng không nằm ngoài xu hướng
chung đó. Là một môn khoa học thực nghiệm, Hoá học không thể tách rời thực tế cuộc sống.
Việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn
tất yếu, khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Đặc biệt xây dựng các chủ
đề tích hợp dưới dạng liên môn, học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp ở nhiều môn
khác nhau để giải quyết vấn đề thực tiễn, giúp học sinh hứng thú học tập, hiểu sâu rộng kiến
thức, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc từ đó các năng lực và phẩm chất khác
nhau được hình thành.
Dạy học dự án là một trong những mô hình dạy học nhấn mạnh việc kết hợp kiến thức với
thực tiễn. Với dạy học dự án, người học phát huy vai trò tự học của mình trong việc giải
quyết nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn, qua đó vận dụng kiến thức và phát triển các kĩ năng
cần thiết cho cuộc sống. Dạy học dự án không chỉ tạo ra một môi trường học tập, khám phá


đầy hứng thú mà đi kèm với nó là hình thức kiểm tra đánh giá toàn diện, bao gồm đánh giá
kết quả và đánh giá quá trình, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Với những
đặc điểm đó, dạy học dự án là một trong các phương pháp dạy học có thể đáp ứng tốt mục


tiêu đổi mới nêu trên.
Kim loại là chuyên đề nền tảng kiến thức của hoá học vô cơ, đến với chuyên đề này học sinh
sẽ được tìm hiểu các tính chất vật lý, tính chất hoá học đặc trưng, ứng dụng và nguồn gốc
tìm ra kim loại để qua đó giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tiễn.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng mô hình dạy học theo dự án
vào dạy học chuyên đề về kim loại cho học sinh trung học phổ thông.” ở lớp 12 THPT
2. Lịch sử về sự ra đời và phát triển của dạy học theo dự án
Theo sự giải thích của các nhà khoa học thì dạy học theo dự án có nguồn gốc từ khái niệm
dự án trong lĩnh vực kinh tế, xã hội được đưa vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo và được sử
dụng như một PP hay hình thức dạy học. Từ cuối thế kỷ XVI, ở Italia người ta đã sử dụng
khái niệm dự án trong dạy học ở các trường dạy nghề kiến trúc, rồi tiếp đó là ở Pháp. Đến
thế kỷ XVIII nhờ các ảnh hưởng của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, tư tưởng của
DHTDA đã lan truyền sang nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ, áp dụng dạy học trong một
số trường đại học: Ở đó mỗi dự án đòi hỏi sinh viên phải được thực hiện một nhiệm vụ là
thiết kế và gia công một sản phẩm kĩ thuật. Để làm được sinh viên phải phát huy tính tự lực
cao, phải vận dụng tốt những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị.
Do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cải cách giáo dục lấy HS
làm trung tâm lắng xuống một thời gian dài. Nhưng từ những năm 70 của thế kỉ trước, trào
lưu cải cách giáo dục mới ở phương tây đã tạo ra sự phát triển mới của DHTDA và được
nghiên cứu, sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, DHTDA được các nhà sư phạm
nghiên cứu, sử dụng với những tên gọi khác nhau, quan niệm khác nhau, như phương pháp
DHTDA, mô hình DHTDA, hình thức DHTDA hoặc quan điểm DHTDA, nhưng nó cũng đã
được các nước sử dụng rộng rãi, ứng dụng ở tất cả các cấp học - bậc học, từ giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông đến đào tạo đại học, đào tạo nghề...
2


Do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cải cách giáo dục lấy HS
làm trung tâm lắng xuống một thời gian dài. Nhưng từ những năm 70 của thế kỉ trước, trào
lưu cải cách giáo dục mới ở phương tây đã tạo ra sự phát triển mới của DHTDA và được

nghiên cứu, sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, DHTDA được các nhà sư phạm
nghiên cứu, sử dụng với những tên gọi khác nhau, quan niệm khác nhau, như phương pháp
DHTDA, mô hình DHTDA, hình thức DHTDA hoặc quan điểm DHTDA, nhưng nó cũng đã
được các nước sử dụng rộng rãi, ứng dụng ở tất cả các cấp học - bậc học, từ giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông đến đào tạo đại học, đào tạo nghề...
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu lí luận cũng đã ủng hộ việc áp dụng DHTDA trong
trường học để khuyến khích học sinh giảm thiểu hiện tượng bỏ học, thúc đẩy các kĩ năng
hợp tác và nâng cao hiệu quả học tập (Quĩ giáo dục Georgl, 2001) - Đại diện cho các trào
lưu này là John w. Thomas (1998) với Dạy học theo dự án - Tạo hứng thú cho việc học, và
John w.Thomas (2000) với Điểm lại các nghiên cứu về phương pháp dạy học theo dự án.
Dưới đây là một số nghiên cứu về Dạy học theo dự án trên thế giới:
Năm 1918 nhà tâm lí học William H. Kilpatric (1871-1965) có bài báo với tiêu đề “Phương
pháp dự án’’đã gây một tiếng vang lớn trong các nhà trường. Theo Kilpatric, một DA là một
hoạt động có mục đích cụ thể, có cam kết với tất cả những người thực hiện và diễn ra trong
một môi trường xã hội.
Celestin Freinet (1896-1966) là người tiên phong ở châu Âu đối với dạy học bởi dự án. Theo
ông, lớp học dự án trước tiên là nơi phải áp dụng các cách làm việc để nghiên cứu các thông
tin, trao đổi các ý kiến hoặc trả lời thư nhận được từ các lớp học sinh khác, chuẩn bị điều tra,
phân tích dữ liệu, trình bày các bài báo,...Trong một lớp học như thế, sự hợp tác ở bên trong
nhóm rất phong phú.
3. Dự án chủ đề kim loại
*Bối cảnh xây dựng chủ đề:
Kim loại là chuyên đề nền tảng kiến thức của hoá học vô cơ, chủ đề nhằm giúp các em
tiếp thu kiến thức một cách hệ thống, logic và tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào giải bài tập hóa học và giải quyết những vấn đề trong đời sống. Đến với chuyên đề
3


này các em hãy đóng vai là nhà nghiên cứu khoa học tìm hiểu các tính chất vật lý, tính chất
hoá học đặc trưng, trạng thái tự nhiên của những kim loại điển hình từ đó có những ứng

dụng vào thực tế.
*Đối tượng: Học sinh lớp … trường …
*Thời gian: 2 tuần.
*Phương pháp: Làm việc theo nhóm, thu thập và xử lí thông tin, trình bày sản phẩm.
*Công tác chuẩn bị của giáo viên
- GV soạn kế hoạch dự án, các hướng dẫn nghiên cứu, thang đánh giá, tài liệu hỗ trợ GV và
HS.
- In các tài liệu trên để phát cho mỗi nhóm HS.
- Chuẩn bị trang thiết bị và cơ sở vật chất tốt để thực hiện dự án.
*Thực hiện dự án:
- Chia nhóm: Chia 3 nhóm (2 nhóm 14 HS, 1 nhóm 13 HS)
- Nhiệm vụ của giáo viên:
• Tổ chức cho từng nhóm thảo luận để xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, theo dõi,
hướng dẫn các nhóm thực hiện.
• Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
• Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các nhóm trong quá trình làm việc của các nhóm.
- Nhiệm vụ của học sinh:
Chủ đề dự án của các nhóm:
Tên nhóm

Số thành viên

Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3

13
14
14


Tên chủ đề
Đi tìm kim loại
Chuyện kể về kim loại
Các tính chất của kim loại

Phân công nhiệm vụ thực hiện dự án cho các nhóm:
Tên nhóm
Nhóm 1

Nhiệm vụ
7 bạn:
Tìm hiểu:
- Các khái niệm: khoáng sản, quặng, kim loại.
- Cấu tạo lớp vỏ trái đất, sự phân bố kim loại ở lớp vỏ trái đất.
4


- Sự phân bố quặng kim loại ở Việt Nam.
- Tình hình khai thác quặng ở Việt Nam hiện nay.
2 bạn:
Sưu tầm tài liệu: hình ảnh, video minh hoạ.
4 bạn:
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được hoàn thành sản phẩm bản word của nhóm.
- Lên ý tưởng xây dựng kế hoạch tổ chức buổi báo cáo sản phẩm của nhóm.
- Lựa chọn người thuyết trình sản phẩm cho nhóm
Cả nhóm:
- Cùng họp và thống nhất ý tưởng và xây dựng bài báo cáo. Có thể trình
bày sản phẩm của nhóm dưới dạng bản đồ khoáng sản. Các bạn trong
nhóm đóng vai làm nhà địa lí học, giới thiệu cho học sinh về ngôi nhà
kim loại.

- Chọn 5 bạn hoàn thiện báo cáo trên giấy A0.
- Chọn 2 bạn thiết kế infographic.
- Chọn 2 bạn đóng vai nhà địa lí học trình bày sản phẩm nhóm.
Nhóm 2

- Các bạn còn lại trong nhóm hỗ trợ các bạn có nhiệm vụ.
5 bạn:
- Tìm hiểu tên gọi, các cách gọi khác của một số kim loại và ý nghĩa của
chúng.
- Tìm hiểu hoàn cảnh tìm ra một số kim loại, lịch sử nghiên cứu của
chúng.
2 bạn:
Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ cần thiết cho một số màn biểu diễn ảo thuật.
2 bạn:
Sưu tầm tài liệu: hình ảnh, video minh họa.
5 bạn:
- Tập hợp thông tin, hình ảnh các bạn trong nhóm tìm hiểu được để tạo
bản word sản phẩm hoàn chỉnh.
- Lên ý tưởng xây dựng kế hoạch tổ chức buổi báo cáo sản phẩm của
nhóm.
- Lựa chọn người thuyết trình sản phẩm cho nhóm.
5


Cả nhóm:
- Cùng họp và thống nhất ý tưởng và xây dựng bài báo cáo sản phẩm của
nhóm. Có thể trình bày sản phẩm của nhóm dưới hình thức một đêm hội
kể chuyện về nguồn gốc của một số kim loại. Trong đêm hội có phần
chuyện kể về tên gọi, nguồn gốc của một số kim loại cũng như một số
màn ảo thuật liên quan đến kim loại đó.

- Chọn 2 bạn hoàn thiện báo cáo powerpoint.
- Chọn 3 bạn tham gia kể chuyện về kim loại.
- Chọn 6 bạn thực hiện các tiết mục ảo thuật.
Nhóm 3

- Các bạn còn lại trong nhóm hỗ trợ các bạn có nhiệm vụ.
3 bạn:
Tìm hiểu tổng quan về kim loại thông qua:
- Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo nguyên tử kim loại.
- Cấu tạo mạng tinh thể kim loại.
- Liên kết kim loại.
4 bạn:
Tìm hiểu các tính chất của kim loại thông qua:
- Các tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.
- Các tính chất hóa học chung của kim loại.
3 bạn:
Sưu tầm tài liệu: hình ảnh, video minh họa
4 bạn:
- Tập hợp thông tin tìm kiếm được hoàn thành sản phẩm bản word của
nhóm.
- Lên ý tưởng xây dựng kế hoạch tổ chức buổi báo cáo sản phẩm của
nhóm.
- Lựa chọn người thuyết trình sản phẩm cho nhóm.
Cả nhóm:
- Cùng họp và thống nhất ý tưởng và xây dựng bài báo cáo: có thể tổ
6


chức cuộc thi ô chữ. Sau đó, nhóm thực hiện sản phẩm sẽ nhờ các cố vấn

chương trình (do nhóm tự bầu ra) cung cấp thêm các thông tin liên quan
đến từ khóa, từ đó truyền đạt nội dung kiến thức cần trình bày. Phải xây
dựng bộ câu hỏi, các từ khóa trả lời, các thông tin bổ sung thêm để đưa
kiến thức tới các bạn trong lớp, Bên cạnh đó, có thể thiết kế poster cho
sản phẩm của nhóm thêm sinh động.
- Chọn 3 bạn hoàn thiện báo cáo powerpoint.
- Chọn 4 bạn tham gia trình bày sản phẩm nhóm: 1 MC, 3 chuyên gia.
- 3 bạn tham gia thiết kế poster.
- Các bạn còn lại trong nhóm hỗ trợ các bạn có nhiệm vụ.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Kế hoạch thực hiện nhóm 1:
Thời gian
Tuần 1

Nội dung
1.Tìm hiểu:

Sản phẩm dự kiến Tài liệu tham khảo

- Các khái niệm: khoáng
sản, quặng, kim loại.

Sách giáo khoa địa
Bản word đầy đủ lí lớp 10, Atlat địa lí

- Cấu tạo lớp vỏ trái đất, sự nội dung tìm hiểu.

Việt Nam,, các bài


phân bố kim loại ở lớp vỏ

viết về khai thác

trái đất.

quặng trên Internet.

- Sự phân bố quặng kim
loại ở Việt Nam.
- Tình hình khai thác quặng
ở Việt Nam hiện nay.

Các hình ảnh minh Các hình ảnh trên

2. Sưu tầm tài liệu: hình họa

sách, báo, Internet

ảnh.

Dàn ý, ý tưởng của

-

nhóm.

3. Xây dựng ý tưởng thiết
Tuần 2


kế sản phẩm nhóm
1.Xây dựng kịch bản trình Kịch
7

bản

hoàn


bày sản phẩm nhóm

chỉnh. Sản phẩm
nhóm:

Infografic,

báo cáo trên A0.
2. Trình bày sản phẩm của
nhóm trước giáo viên và tập Buổi báo cáo thành
thể lớp.

công.

Kế hoạch thực hiện nhóm 2:
Thời
gian
Tuần 1

Tuần 2


Nội dung

Sản phẩm dự
Tài liệu tham
kiến
khảo
1.Tìm hiểu:
Bản word đầy đủ
Sách giáo khoa
- Tên gọi, các cách gọi khác của nội dung tìm hoá học lớp 12
một số kim loại và ý nghĩa của hiểu.
nâng cao, tạp chí
chúng.
hoá học và ứng
- Tìm hiểu hoàn cảnh tìm ra kim
dụng, các bài viết
loại, lịch sử nghiên cứu của kim
về kim loại trên
loại.
Internet.
2. Sưu tầm tài liệu: hình ảnh,
video minh hoạ.
Các hình ảnh, Các hình ảnh trong
video thí nghiệm sách, tạp chí, trên
3. Xây dựng ý tưởng thiết kế sản minh hoạ.
Internet. Các video
phẩm nhóm.
trên Youtube.
Dàn ý, ý tưởng
của nhóm.

1. Xây dựng kịch bản trình bày Kịch bản hoàn
sản phẩm nhóm.
chỉnh. Bản power
point sản phẩm
của nhóm.
2. Trình bày sản phẩm của nhóm Buổi báo cáo
trước giáo viên và tập thể lớp.
thành công.

Kế hoạch thực hiện nhóm 3:
Thời gian
Tuần 1

Nội dung
Sản phẩm dự kiến
Tài liệu tham khảo
1. Tìm hiểu
- Vị trí kim loại trong
BTH.
Bản word đầy đủ nội Sách giáo khoa hóa
- Cấu tạo và liên kết dung tìm hiểu.
học lớp 12 và hóa
8


trong tinh thể kim loại.
- Tính chất vật lí chung
và riêng của kim loại.
- Tính chất hóa học
chung của kim loại.


Tuần 2

học nâng cao lớp 12,
các tạp chí hóa học
và ứng dụng, các bài
viết về kim loại trên
mạng Internet.

2. Sưu tầm tài liệu: hình Các hình ảnh, video Các hình ảnh trên
ảnh, video thí nghiệm thí nghiệm minh họa.
sách, báo, Internet,
minh họa.
các thí nghiệm trên
outube.
3. Xây dựng ý tưởng Dàn ý, ý tưởng của
thiết kế sản phẩm nhóm.
nhóm.
1. Xây dựng kịch bản Kịch bản hoàn chỉnh.
hoàn thành sản phẩm Bản powerpoint sản
nhóm.
phẩm nhóm.
2. Trình bày sản phẩm Buổi báo cáo thành
của nhóm trước giáo công.
viên và tập thể lớp.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BÁO CÁO
1.
2.
3.

4.

Tên đề tài: Đi tìm kim loại
Tên nhóm: Nhóm 1
Lớp:
Tên thành viên:

Hướng dẫn cho điểm sản phẩm dự án của nhóm 1:
Các tiêu chí

Điểm tối đa

Số điểm

Ghi
chú

Nội dung
- Các khái niệm: khoáng sản, quặng, kim

5

loại.
- Cấu tạo lớp vỏ trái đất, sự phân bố kim

5

loại ở lớp vỏ trái đất.
- Sự phân bố quặng kim loại ở Việt Nam.


10

- Tình hình khai thác quặng ở Việt Nam
9

20


hiện nay.
Hình thức
- Ý tưởng, sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn,

20
10

phong phú.
- Tính nghệ thuật của bài trình bày (bố cục,

5

thiết kế).
- Thể hiện được nội dung cần giới thiệu.
Bài trình bày
- Logic, ngắn gọn, khoa học.
- Có sử dụng công nghệ thông tin và phần

5
10
2
2


mềm hỗ trợ.
- Năng lực trình bày trước đám đông
- Có sự tham gia của cả nhóm.
Tổng điểm

2
4
50

PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BÁO CÁO
1
2
3
4

Tên đề tài: Lịch sử tên gọi của kim loại
Tên nhóm: Nhóm 2
Lớp:
Tên thành viên:

Hướng dẫn cho điểm sản phẩm dự án của nhóm 2:
Các tiêu chí

Điểm tối

Số

Ghi


đa

điểm
20

chú

Nội dung
- Tên gọi và các cách gọi khác của một số

5

kim loại.
- Ý nghĩa tên gọi của một số kim loại.
- Hoàn cảnh tìm ra một số kim loại, lịch sử

5
10

nghiên cứu của chúng.
Hình thức
- Ý tưởng, sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn,

10

phong phú.
- Tính nghệ thuật của bài trình bày (bố cục,

5


thiết kế).
- Thể hiện được nội dung cần giới thiệu.
Bài trình bày
- Logic, ngắn gọn, khoa học.

20

5
10
2
10


- Có sử dụng công nghệ thông tin và phần

2

mềm hỗ trợ.
- Năng lực trình bày trước đám đông
- Có sự tham gia của cả nhóm.
Tổng điểm

2
4
50

PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BÁO CÁO
1.
2.
3.

4.

Tên đề tài: Các tính chất của kim loại
Tên nhóm: Nhóm 3
Lớp:
Tên thành viên:
Hướng dẫn cho điểm sản phẩm dự án của nhóm 3:
Các tiêu chí

Điể

Số

G

m tối

điể

hi

đa

m

ch
ú

Nội dung
- Tìm hiểu vị trí của kim loại trong BTH


20
10

- Tìm hiểu cấu tạo và liên kết trong tinh
thể kim loại.
- Tính chất vật lí chung và riêng của kim

5

loại.
- Tính chất hóa học chung của kim loại.
Hình thức
- Ý tưởng, sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn,

10

phong phú.
- Tính nghệ thuật của bài trình bày (bố

5

5
20

cục, thiết kế).
- Thể hiện được nội dung cần giới thiệu.
Bài trình bày
- Logic, ngắn gọn, khoa học.
- Có sử dụng công nghệ thông tin và


5
10
2
2

phần mềm hỗ trợ.
- Năng lực trình bày trước đám đông
- Có sự tham gia của cả nhóm.
Tổng điểm

2
4
50
11


*Ý nghĩa của sản phẩm
- Học sinh phát huy được tối đa năng lực tìm hiểu, năng lực thu thập thông tin qua các
kênh khác nhau như đời sống thực tiễn, sách báo, internet,…liên quan đến kim loại, khai
thác quặng, tên gọi và tính chất của chúng. Đồng thời, nâng cao tinh thần hợp tác giữa các
thành viên trong nhóm.
- Có được những kiến thức cơ bản nhât về kim loại, nguyên nhân kim loại được sử dụng
phổ biến trong đời sống hiện nay. Từ đó nhận ra tầm quan trọng của kim loại.
- Giúp học sinh có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống thực tiễn
có liên quan đến các tính chất vật lí cũng như hóa học của kim loại.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chi tiết bài dạy

Thời Hoạt động


Các bước tiến hành dạy học dự án
Hoạt động của GV

gian
Tiết 1: Lập kế hoạch
5
Giới thiệu Đặt vấn đề, giới thiệu dự án và nêu mục tiêu
phút

dự án

của dự án:
Dạy học dự án là một trong những mô hình
dạy học nhấn mạnh việc kết hợp kiến thức
với thực tiễn. Với dạy học dự án, người học
phát huy vai trò tự học của mình trong việc
giải quyết nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn,
qua đó vận dụng kiến thức và phát triển các
kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Dạy học dự
án không chỉ tạo ra một môi trường học tập,
khám phá đầy hứng thú mà đi kèm với nó là
hình thức kiểm tra đánh giá toàn diện, bao
gồm đánh giá kết quả và đánh giá quá trình,
đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của
học sinh. Với những đặc điểm đó, dạy học
12

Hoạt động của HS



dự án là một trong các phương pháp dạy học
có thể đáp ứng tốt mục tiêu đổi mới nêu
trên.
Dạy học dự án chuyên đề về kim loại giúp
học sinh tìm hiểu về những tính chất vật lí,
tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên và ứng
10

dụng của kim loại trong đời sống.
Xây dựng Tổ chức cho HS phát triển ý tưởng: Cả lớp Trao đổi, xây dựng các ý

phút

ý tưởng

cùng suy nghĩ và đưa cho cô các ý tưởng tưởng thực hiện sản
nghiên cứu liên quan chủ đề học tập ngày phẩm.
hôm nay.
Cô sẽ thống nhất lớp chúng ta sẽ tìm hiểu 3
nội dung là: sự phân bố kim loại và quặng
kim loại; tên gọi và nguồn gốc tên gọi của
kim loại; cuối cùng là tính chất của kim loại.
kế GV chia nhóm và giao nhiệm vụ, yêu cầu - Nhóm trưởng phân

10

Lập

phút


hoạch thực cho HS tìm hiểu nội dung chính của dự án:
hiện dự án

công nhiệm vụ cho từng

-GV chia 3 tổ thành 3 nhóm (1 tổ 13 HS, 2 cá nhân bám sát yêu cầu,
tổ 14 HS). Các bạn tổ trưởng làm nhóm nhiệm vụ của nhóm
trưởng.

mình.

- GV hướng dẫn tìm tài liệu: Sử dụng - Thảo luận, xây dựng kế
internet, tìm trên sách Địa 10, Atlat, Hóa 12, hoạch thực hiện nhiệm
báo, …

vụ của từng nhóm.

- GV thống nhất với HS thời gian thực hiện - Lập kế hoạch cho quá
dự án 1 tuần.

trình thực hiện dự án,

-GV khuyến khích các em làm việc độc lập, bảng phân công công
song tính hợp tác làm việc nhóm cũng cần việc nêu rõ nhiệm vụ
đặt lên cao đặc biệt là khi tổng hợp, phân của từng thành viên
tích xử lí thông tin.

- Trao đổi với GV về các


-Giáo viên cung cấp bộ câu hỏi định hướng

vấn đề liên quan đến nội

13


-Đưa ra mẫu sổ theo dõi dự án, hướng dẫn dung, tìm tài liệu.
cách ghi chép sổ theo dõi để các nhóm ghi
chép hoạt động của nhóm khi thực hiện dự án.
- Giáo viên đưa ra các tiêu chí đánh giá sản
phẩm của dự án để HS định hướng làm.
-Các nhóm nộp sản phẩm dự án bản word
20

Thảo luận

phút

vào buổi báo cáo sản phẩm.
Đưa các sách, tạp chí, trang web hóa học -Thảo luận và nêu câu
học sinh có thể tìm hiểu: sách hóa học 12, hỏi.
hóa học nâng cao 12, tạp chí hóa học và ứng - Phân công nhiệm vụ
dụng, tạp chí hóa học và đời sống, ..,

cho các bạn trong nhóm:

Giải đáp các thắc mắc của HS về dự án.

Những bạn nào tìm hiểu

về kiến thức hóa học,
bạn nào sưu tầm hình
ảnh minh họa, video,
bạn nào làm slide, bạn
nào thuyết trình sản
phẩm nhóm.
- Lên thời gian thực hiện
và lịch họp nhóm để
tổng hợp kiến thức, xây
dựng sản phẩm.

1 tuần: Thực hiện kế hoạch dự án
Tìm kiếm, Theo dõi, hướng dẫn các nhóm (tìm tài liệu, - Các thành viên tìm
thu thập và triển khai nội dung, trả lời các thắc mắc của hiểu nội dung do nhóm
tổng

hợp HS).

trưởng phân công.

tài liệu.

- Liên hệ với GV để

1

được tư vấn, hỗ trợ về

tuần
Hoàn


kiến thức nếu cần.
Theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình làm dự - Lên ý tưởng về sản

thành báo án.

phẩm, trao đổi với giáo
14


cáo

của

viên về ý tưởng sản

nhóm.

phẩm để được ghóp ý
- Hoàn thành sản phẩm.
- Nhóm trưởng gửi danh
sách thành viên và bản
báo cáo tóm tắt cho GV
trước ngày báo cáo.

Tiết 2: Báo cáo bài thu hoạch của các nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu, lí do, nội dung tiết học (5 phút)
GV nêu:

- Đặt vấn đề: Tại sao kim loại có vai trò rất - Chuẩn bị nội dung, sản phẩm do nhóm mình
quan trọng trong sự phát triển của xã hội?

chuẩn bị.

-Nhắc lại nhiệm vụ mỗi nhóm đã được phân - Nộp sản phẩm bản word.
công trong dự án.
- Nêu thứ tự trình bày sản phẩm của các
nhóm và yêu cầu các nhóm còn lại lắng
nghe, quan sát, nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm bản word
và sổ theo dõi dự án.
- Phát phiếu học tập.
Hoạt động 2: Giới thiệu đại diện các nhóm lên thuyết trình
-GV dẫn dắt: Sau một tuần làm việc Nhóm 1 với dự án: Đi tìm kim loại (10 phút).
nghiêm túc, khẩn trương của cả cô và trò Trình bày sản phẩm gồm các nội dung:
chúng ta, hôm nay lớp chúng ta cùng đến - Các khái niệm: khoáng sản, quặng, kim loại.
với buổi báo cáo sản phẩm thu được của - Cấu tạo lớp vỏ trái đất, sự phân bố kim loại ở
các nhóm. Đầu tiên kim loại có vai trò vô lớp vỏ trái đất.
cùng quan trọng trong cuộc sống. Để tìm - Sự phân bố quặng kim loại ở Việt Nam.
hiểu sự phân bố kim loại trên trái đất, - Tình hình khai thác quặng ở Việt Nam hiện
cũng như tại Việt Nam, chúng ta hãy cùng nay.
nhau theo dõi phần trình bày sản phẩm + Học sinh nhóm 1 trình bày sản phẩm nhóm
của nhóm 1.

mình.
15


-GV: Cô cảm ơn phần trình bày sản phẩm + Học sinh dưới lớp quan sát và rút ra nhận xét.

của nhóm 1. Với sản phẩm của nhóm 1,
các em đã hiểu rõ hơn về kim loại trong tự + Học sinh nhóm khác đặt câu hỏi.
nhiên. Các nhóm khác cần hiểu thêm các + Đại diện nhóm 1 trả lời câu hỏi, các học sinh
vấn đề liên quan đến kim loại trong tự còn lại lắng nghe, chỉnh sửa và bổ sung.
nhiên mời đặt thêm câu hỏi để nhóm 1 trả
lời.
-GV tổ chức cho nhóm khác đặt câu hỏi
cho nhóm 1 trả lời.
[?] Cho ví dụ cụ thể một số loại quặng sắt.

Quặng sắt:
- Hemantit đỏ: Fe2O3 khan.
- Hemantit nâu (limonit): Fe2O3.nH2O.
- Manhetit: Fe3O4.
- Xiderit: FeCO3.
- Pirit: FeS2.
Các phương pháp làm giàu quặng: tuyển trọng
lực, tuyển từ, tuyển điện, tuyển nội.

[?] Nêu các phương pháp làm giàu quặng.

-GV: Chốt kiến thức nhóm 1 đã ghi lên
trên bảng.
- GV: Tiếp theo đây là một chủ đề rất hấp Nhóm 2 với dự án: Chuyện kể về kim loại (10
dẫn, chắc chắn sẽ giải đáp được thắc mắc phút).
của các em về nguồn gốc tên gọi, lịch sử (Trong tiết này chỉ trình bày ý tưởng thực hiện)
phát hiện và nghiên cứu của một số kim Sản phẩm của nhóm là đêm hội Chuyện kể về
loại. Với nội dung Lịch sử tên gọi của kim kim loại, gồm các nội dung:
loại, lớp chúng ta hãy cùng đến với phần - Tên gọi và các cách gọi khác của một số kim
trình bày ý tưởng sản phẩm của nhóm 2 loại (Kali, magie, nhôm).

ngay bây giờ. Cả lớp hãy cùng tập trung - Ý nghĩa tên gọi của một số kim loại (Kali,
theo dõi phần trình bày ý tưởng sản phẩm magie, nhôm).
của nhóm 2.

- Hoàn cảnh tìm ra một số kim loại, lịch sử
16


nghiên cứu của chúng (Kali, magie, nhôm).
- Một số màn ảo thuật vui liên quan đến kim
loại được tìm hiểu (Kali, magie, nhôm).
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, + Các học sinh khác lắng nghe, nhận xét và bổ
bổ sung và đặt câu hỏi.

sung ý kiến.
+ Học sinh nhóm khác đặt câu hỏi.
+ Đại diện nhóm 2 trả lời câu hỏi, các học sinh
còn lại lắng nghe, chỉnh sửa và bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức nhóm 2 đã trình
bày.
GV: Sau khi đi tìm kim loại cùng nhóm 1 Nhóm 3 với dự án: Các tính chất của kim loại.
và trở thành những lịch sử gia nghiên cứu
về lịch sử tên gọi các kim loại cùng nhóm

Sản phấm của nhóm gồm các nội dung:

2, bây giờ chúng ta sẽ cùng chào đón các - Vị trí của kim loại trong BTH.
nhà Hóa học của nhóm 3 với nội dung
“Các tính chất của kim loại”. Xin mời các


- Cấu tạo của kim loại, kiểu mạng tinh thể, liên
kết kim loại.

nhà Hóa học của chúng ta!
- Tính chất vật lí của kim loại.
- Tính chất hóa học của kim loại.
+Các học sinh khác lắng nghe, nhận xét và bổ
sung.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ

+Học sinh nhóm khác đặt câu hỏi phỏng vấn.

sung và đặt câu hỏi phỏng vấn.
+Đại diện nhóm 3 trả lời câu hỏi, các học sinh
còn lại lắng nghe, chỉnh sửa và bổ sung.
Ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động
mạnh cản trở sự chuyển động của các electron
tự do nên tính dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại
17


[?] Vì sao ở nhiệt độ cao, tính dẫn điện và giảm.
dẫn nhiệt của kim loại lại giảm?

Thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại ở thể
lỏng ở điều kiện thường vì nó có nhiệt độ nóng
chảy rất thấp -39C.

[?] Tại sao kim loại thủy ngân lại tồn tại ở

thể lỏng?

Đó là kim loại vàng được dát mỏng thành
những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Ở đây
người ta đã ứng dụng tính dẻo và ánh kim của
kim loại vàng để tạo nên vẻ đẹp cho những bức

[?] Một trong những chất liệu làm nên vẻ

tranh sơn mài.

đẹp kì áo của tranh sơn mài đó là những
mảnh màu vàng lấp lánh cực kì mỏng.
Những mảnh màu vàng lấp lánh cực
mỏng đó là gì?

[?] Tại sao những đồ dùng bằng bạc lâu
ngày bị xỉn màu, mất đi ánh bạc lấp lánh?

Bạc đã phản ứng với hidrosunfua trong không
khí tạo ra bạc sunfua màu đen.

Để loại bỏ lớp bạc sunfua này, người ta cho vật
đó vào một chảo nhôm chứa dung dịch muối và
được đun đến gần sôi sẽ xảy ra phản ứng:

GV: Chốt lại kiến thức nhóm 3 đã trình
bày và yêu cầu các bạn dưới lớp hoàn
thành phiếu học tập phần tính chất của
kim loại.

Hoạt động 3: Nhận xét và củng cố (10 phút).
- GV cùng học sinh nhận xét về phần chuẩn bị và trình bày của các nhóm. Đánh giá sản
phẩm của các nhóm dựa vào phiếu đánh đánh giá sản phẩm dự án. Giáo viên ghóp ý, chỉnh
18


sửa cho các nhóm. Giáo viên cùng HS trao đổi thống nhất ý kiến về sản phẩm của nhóm
mình.
- GV tuyên dương khen thưởng những nhóm hoàn thành tốt dự án đồng thời rút kinh nghiệm
với các nhóm chưa hoàn thành dự án đúng yêu cầu.
- Thu sổ theo dõi dự án để đánh giá hoạt động của nhóm và các thành viên trong nhóm. Giáo
viên cho điểm các thành viên trong nhóm.
- GV nhắc lại nội dung của buổi báo cáo sản phẩm dự án.
- GV kết luận và nhắc nhở học sinh về ý thức tái chế kim loại, bảo vệ môi trường khu khai
thác khoáng sản.
*Kết quả đạt được
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào DHTDA đem lại những hiệu quả nhất định cho HS,
giúp HS hứng thú tham gia vào dự án, phát huy được khả năng tìm tòi, say mê, sáng tạo của
HS. Những tri thức mà HS tìm hiểu được sẽ giúp HS có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo
vệ bầu khí quyển trong lành.
- Bên cạnh đó, DHTDA cũng giúp các em rèn luyện và nâng cao một số kĩ năng quan trọng
cần thiết như: kĩ năng xử lí trình bày văn bản, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng thuyết
trình bằng powerpoint, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết
vấn đề, …
PHIẾU HỌC TẬP
I, Vị trí khái quát của kim loại trong bảng tuần hoàn:……………………………………
……………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
II, Câu tạo và liên kết trong tỉnh thể kim loại
1, Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại:………………………………...

2, Các kiểu mạng tính thể kim loại phổ biến:………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
3, Định nghĩa liên kết kim loại:……………………………………………………………

19


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………....
III, Tính chất vật lí
1, Các tính chất vật lí chung của kim loại là:……………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
Các tính chất này do ……………………………………………gây ra.
2, Tại sao kim loại có các tính chất vật lí riêng biệt?
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
IV, Tính chất hóa học
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại:……………………………………………….
Viết các PTHH minh họa các tính chất hóa học chung của kim loại:
1, Tác dụng với phi kim
2. Tác dụng với axit
a, Đối với HCl, H2SO4 loãng
b, Đối với H2SO4 đặc, nóng, HNO3
3, Tác dụng với dung dịch muối
4, Tác dụng với nước

20


4. Tài liệu tham khảo

[1] Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Phạm Hồng Bắc, Phạm Thị Bình, Phạm Thị Bích Đào, Đỗ
Thị Quỳnh Mai (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Hóa học Trung học phổ thông,
NXB Đại học Sư Phạm.
[2] Ngô Đạt Tam, Nguyễn Quý Thao (2010), Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục Việt
Nam.
[3] Lê Thông, Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ (2011), Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt
Nam.
[4] Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Răng, Cao Thị Thặng
(2013), Hóa Học 12 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam.
[5] X.I. Venetxki (1982), Tales of Metals, NXB Mir.

21



×