Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tài liệu khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.54 KB, 6 trang )

• Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
• Sự dâng cao mực nước biển do tan băng
• •Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của trái đất•Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá
trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và
các chu trình sinh địa hoá khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của
các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển,
các địa quyển.
• Đến năm 2005, hàm lượng CO2 đo được là 379 ppm, tăng khá cao so
với mức cân bằng 280 ppm. Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng
làm cho bề mặt trái đất nóng lên.
• Từ 1906 – 2005 nhiệt độ bề mặt trái đất tăng 0,74 độ C.
• Hiện tượng băng tan ở Greenland đạt tốc độ 65,6 kilômét khối, vượt
xa mức tái tạo băng 22,6 kilômét khối một năm từ tuyết rơi.
• Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ trái đất đã tăng khoảng 0,6oC
• Sông băng lớn nhất trên đỉnh Kenya (châu Phi) đã giảm 92% khối
lượng
• Mực nước biển tăng 10-25 cm
• Độ dày các khối băng tại Bắc cực đã giảm 40%.
• Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, thuộc
Liên Hiệp Quốc) công bố ngày 17/11 cảnh báo tình trạng Trái đất
nóng lên là “rõ ràng” và “các nước nghèo sẽ chịu ảnh hưởng trước
tiên”.
• Hành động của con người là nguyên nhân chính gây nên tình trạng
thay đổi khí hậu
• Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình trên Trái đất có thể tăng từ 1,1-6,4
0 C so với mức của giai đoạn 1980-1990
• Mực nước biển sẽ tăng 18-59cm
• 11/12 năm qua là những năm nóng nhất kể từ năm 1850
• Khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng 70% từ năm 1970-2004


• Thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới những nước nghèo trước, nhưng có
thể cảm nhận ở khắp mọi nơi
• Đến năm 2020, khoảng 75-250 triệu người ở châu Phi sẽ thiếu nước
ngọt;
• Các đô thị ở châu Á sẽ chịu cảnh ngập lụt
• Cư dân ở các đô thị lớn của châu Á sẽ có nguy cơ chịu cảnh lụt lội do
nước sông hồ dâng cao
• Bắc Mỹ sẽ chịu những đợt nóng dài hơn với nhiệt độ cao hơn, cạnh
tranh về nguồn nước sẽ căng thẳng hơn
• Khoảng 20-30% các loài được biết đến nay có nguy cơ tuyệt chủng
nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1,5-2,5 0 C
• Sản lượng mùa màng từ loài cây trồng phụ thuộc vào nước mưa sẽ chỉ
còn một nửa
• Mất an ninh lương thực nghiêm trọng hơn ở châu Phi
• Thời tiết khắc nghiệt sẽ thường xuyên hơn. Bão nhiệt đới mạnh hơn,
hỏa hoạn, hạn hán và dịch bệnh nhiều hơn
• Ngay cả khi lượng khí CO2 trong khí quyển được duy trì ở mức hiện
nay, mực nước biển sẽ tiếp tục tăng khoảng 0,4-1,4m, vì nước biển
vẫn ấm lên và lan rộng.
• Ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân loại:
• Môi trường sống bị thay đổi do biến đổi khí hậu làm mở rộng vành
đai nhiệt đới
• Trong 25 năm qua vành đai nhiệt đới của Trái đất đã mở rộng thêm
vài trăm km về phía hai cực của trái đất, khiến cho các khu vực cận
nhiệt đới càng trở nên khô hạn.
• Từ năm 1979, vành đai áp thấp nhiệt đới đã tăng từ 2 đến 4,8 vĩ độ.
Kết quả là vành đai nhiệt đới mở rộng về phía cực Nam và Bắc tổng
cộng từ 225 đến 530 km.
• Nguy cơ thiếu lương thực đặc biệt ở các nước nghèo do đất bị suy
thoái,cây trồng thoái hoá (điển hình là lúa-cây lương thực chính của

phần đông dân cư thế giới)
• Nhiều căn bệnh mới sẽ xuất hiện,những căn bệnh cũ sẽ phức tạp lên
do môi trường bị thay đổi
• Thiếu nước sinh hoạt do băng tan và nước biển dâng
• Lũ lụt xảy ra thường xuyên do nước biển dâng
• Số dân tị nạn tăng cao do hạn hán và nước biển dâng
• Các cuộc xung đột giữa các nhóm người tăng do tài nguyên cạn
kiệt,các luồng di dân tự do
• Nạn khủng bố lan rộng,tập trung đặc biệt vào những nước mà chúng
cho rằng đã gây nên tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu
• Khoảng cách giàu nghèo gia tăng do giá lương thực bị đẩy lên cao,các
nước nghèo chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sớm nhất
• Các loài lưỡng cư giảm đi với tốc độ chưa từng có
• Cá voi,cá khan hiếm nguồn thức ăn sự thay đổi trong sinh sản của
các sinh vật phù du do nước nước biển ấm lên
• Bệnh dịch và các loài gây hại tăng nhanh do khí hậu ấm lên đẩy mạnh
quá trình phát triển và phát tán của mầm bệnh,giảm thời gian ngủ
đông trong chu kì hoạt động của mầm bệnh và thay đổi khả năng
nhiễm bệnh:
• Loài bọ thông cánh cứng chỉ mất một năm để cho ra đời thế hệ mới
thay vì 2 năm như trước đây  mức độ tàn phá các cánh rừng đạt tốc
độ gấp đôi do chúng gieo rắc 1 loại nấm làm chết cây
• Rùa có nguy cơ tuyệt chủng do hiện tượng thay đổi giới tính phụ
thuộc vào nhiệt độ.Nếu nhiệt độ tăng cao,số lượng con cái sẽ tăng
nhanh trong khi số con đực giảm  mất cân bằng về số lượng rùa cái
và rùa đực tuyệt chủng
• San hô chết do mất đi loài cộng sinh(tảo biển bị tách rời khỏi san hô
khi nồng độ muối,dịch bệnh và nhiệt độ bề mặt đại dương tăng),do
nước biển dâng (hiện tượng tẩy trắng san hô)
• Lượng mưa phân bố không đều  thảm thực vật sẽ thay đổi theoảnh

hưởng đến động vật có liên quan và nguy cơ tuyệt chủng cục bộ
• Theo đánh giá của các tổ chức khoa học quốc tế, Việt Nam là một
trong 5 nước trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí
hậu (BĐKH) và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập chìm nặng nhất”.
• Theo cảnh báo của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đến năm
2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai
của VN, 10% dân số, tác động đến 7% sản xuất nông nghiệp, giảm
10% GDP (nguồn: Dagupta.et.al.2007), riêng sản xuất kinh tế biển sẽ
suy giảm 1/3 (nguồn UNDP).
• Biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa biến đổi không nhất quán, có nơi
tăng, nơi giảm:
• Ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, lượng mưa từ năm 1940 về
trước cao hơn trung bình nhiều năm
• Ở các tỉnh Nam Trung bộ, lượng mưa có xu thế giảm, tình trạng khô
hạn tăng lên.
• Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ cũng tăng lên trong những thập kỷ
gần đây
• Những đợt rét kéo dài làm chết hàng ngàn gia súc
• Những trận lụt ngày càng dữ dội, liên tiếp xảy ra ở khu vực phía Bắc
và miền Trung.
• Hiện tượng triều cường ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng
nghiêm trọng và diễn biến phức tạp.
• Hiện tượng nhiễm mặn vùng cửa sông diễn ra với tốc độ nhanh đặc
biệt ở đồng bằng sông Cửu Long.
• Mùa khô ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung ngày càng sâu sắc
• Các đợt bão bất thường đổ bộ vào khu vực phía Nam gây thiệt hại
lớn về người và của
• Tháng 2/2007, Liên Hợp Quốc (LHQ) và Hiệp hội Nghiên cứu khoa
học Sigma Xi đã công bố bản báo cáo về vấn đề biến đổi khí hậu,

chuẩn bị cho cuộc họp của uỷ ban LHQ về phát triển bền vững (CSD).
Cuộc họp này nhằm đưa ra kế hoạch ngăn chặn tình trạng biến đổi khí
hậu thiếu kiểm soát và thích nghi với sự thay đổi đang diễn ra từng
ngày.
• Bản báo cáo với tiêu đề “Đối mặt với biến đổi khí hậu: ngăn chặn
những gì không thể kiểm soát và kiểm soát những gì không thể ngăn
chặn” do một nhóm các nhà khoa học nổi tiếng đến từ nhiều nước trên
thế giới thực hiện trong vòng 2 năm.
• Nội dung báo cáo đem lại một cái nhìn khoa học tổng quát về thay đổi
khí hậu, tầm quan trọng của việc chống lại các rủi ro cũng như những
biện pháp nhằm giảm nhẹ và thích nghi với nó.
• Đặc biệt, bản báo cáo nhấn mạnh tính nghiêm trọng và cấp thiết của
những nỗ lực toàn cầu nhằm phản ứng lại trước thách thức to lớn mà
biến đổi khí hậu gây ra. “Tương lai sẽ có hai xu hướng khác nhau rõ
rệt.
• Xu hướng thứ nhất làm gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng do thay đổi
khí hậu.
• Xu hướng thứ 2 sẽ hướng đến giảm chất thải nguy hại, tạo ra những
cơ hội phát triển kinh tế, giảm nghèo đói trên toàn cầu, ngăn chặn sự
xuống cấp của hệ sinh thái, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững
• Muốn thay đổi, nhân loại phải nhanh chóng phối hợp hành động ở tất
cả mọi cấp độ khác nhau trong xã hội. Không còn thời gian trì hoãn”.

• Nội dung cơ bản của báo cáo:
• Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng vượt mức 2-2,50C so với năm 1750,
thời kỳ tiền công nghiệp, sẽ làm tăng nguy cơ gây tác động quá mức.
Để ngăn chặn điều này, cần phải ổn định mật độ khí CO2 quy đổi ở
mức thấp hơn 450-500 ppm (so với khoảng 380 ppm CO2 tương
đương hiện nay). Như vậy, thời điểm CO2 tăng cao nhất nằm trong
giai đoạn 2015 - 2020, sau đó giảm dần và xuống còn 1/3 vào năm

2100.
• Công nghệ mở ra những cơ hội lớn để giảm bớt khí thải độc hại và
mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường khác, kể cả việc đạt
những mục tiêu phát triển thiên niên kỉ do LHQ đề ra. Để làm vậy, các
nhà hoạch định chính sách phải có những bước đi khẩn trương và cụ
thể:
• Cải thiện hệ thống giao thông vận tải bằng các biện pháp như: sử dụng
các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng phương tiện giao thông, thuế
nhiên liệu, ưu đãi phí đăng kí đối với các phương tiết kiệm nhiên liệu
hoặc sử dụng nhiên liệu mới.
• Nâng cao chất lượng các toà nhà chung cư và các trung tâm thương
mại bằng việc ban hành luật, quy định liên quan đến xây dựng, chuẩn
hóa các thiết bị, khuyến khích những người xây dựng và quản lý đất
đai có hiệu quả, đầu tư vào những dự án sử dụng hiệu quả năng lượng.
• Tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học bằng cách khuyến khích nhà
sản xuất và nguời tiêu dùng, chuẩn hoá các nguồn vốn đầu tư cho
năng lượng.
• Khẩn trương thiết kế và triển khai những nhà máy nhiệt điện có khả
năng lắp đặt thêm thiết bị để tách riêng nguồn ô nhiễm CO2.
• Thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó đã, đang diễn ra và sẽ
còn gia tăng ngay cả khi các nỗ lực nhằm ngăn chặn nó có hiệu quả.
Cộng đồng quốc tế phải nỗ lực hơn nữa để thích nghi với những thay
đổi khó ngăn chặn và còn tiếp diễn trong hệ thống khí hậu toàn cầu,
bằng cách:
• Thúc đẩy chiến lược dự báo/đối phó và quản lí nguồn tài nguyên thiên
nhiên để đối mặt với điều kiện khí hậu trong tương lai được dự báo là
sẽ khác xa với những gì đã diễn ra trong vòng 100 năm qua.
• Đặc biệt chú trọng đến khả năng thích ứng của người nghèo và những
quốc gia dễ bị tổn thương nhất khi bị ảnh hưởng của thay đổi khí hậu
tấn công.

• Quy hoạch và xây dựng những thành phố có thể thích nghi và phục
hồi nhanh chóng sau thảm họa.
• Củng cố các tổ chức khu vực, quốc gia, toàn cầu để đối mặt với những
thảm họa liên quan đến thời tiết và sự gia tăng số người tị nạn do thay
đổi khí hậu.
• Cộng đồng quốc tế thông qua LHQ và các tổ chức đa phương có thể
đóng vai trò quan trong việc thúc đẩy hành động để ngăn chặn những
gì không thể kiểm soát và kiểm soát những gì không thể ngăn chặn
bằng việc:
• Giúp đỡ các nước đang phát triển và các nước trong thời kì chuyển
đổi nền kinh tế đầu tư phát triển công nghệ năng lượng mới và sử
dụng năng lượng hiệu quả.
• Thúc đẩy đàm phán để xây dựng một khung chương trình quốc tế mới
quan tâm đến các vấn đề thay đổi khí hậu và phát triển bền vững.
• Tuyên truyền, giáo dục về các cơ hội, lợi ích khi thực hiện các biện
pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu và các phương pháp thích nghi.
• *** Với tầm quan trọng của mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và
biến đổi khí hậu, các giải pháp cần tập trung vào:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×