Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chương 10. Sử dụng bền vững tài nguyên khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.95 KB, 11 trang )

Chương X. SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU
1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU
1.1. Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp
Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp ở các vùng chưa có những căn cứ khoa học về
sử dụng tài nguyên khí hậu nông nghiệp. Các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh hình
thành một cách tự phát, phát triển ồ ạt, vì thế đã có những tổn thất lớn do điều kiện thời tiết, khí
hậu gây ra. Ðặc biệt, đứng trước yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo lương
thực, thực phẩm trong nước, vừa đáp ứng nhu cầu hàng hoá để xuất khẩu, nền nông nghiệp
trong những năm qua đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật, mở rộng diện tích các giống cây trồng mới, giống ưu thế lai, các công nghệ sản
xuất mới mà chưa chú ý nghiên cứu, đánh giá tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu đối với
chúng.
185
Khí hậu là loại tài nguyên vô cùng quý giá, quyết định sự sống còn của một dân tộc. Loại
tài nguyên này có thể ngày càng phong phú hay cạn kiệt là tuỳ thuộc vào sự khai thác và
bảo vệ của con người. Bằng những biện pháp khác nhau, con người có thể làm cho khí hậu
một vùng trở nên phong phú, ngược lại tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, khi đó các yêu cầu của
cây trồng vật nuôi không được bảo đảm, nguồn nước bị thiếu nghiêm trọng, lũ lụt, lở đất,
xói mòn đất.... Sản xuất bị ngừng trệ, năng suất cây trồng thấp dẫn tới nạn thiếu lương
thực, rau xanh và quả tươi cùng các nguồn thực phẩm khác. Nguồn nước thiếu hụt dẫn tới
thiếu nước uống và nước sinh hoạt, từ đó phát sinh bệnh tật và nhiều tệ nạn xã hội. Vì vậy
phải tiến hành những biện pháp bảo vệ có hiệu quả, thường xuyên và lâu dài tài nguyên khí
hậu đất nước. Khác với các nguồn tài nguyên không có khả năng phục hồi như khoáng sản,
dầu mỏ..., khí hậu nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ không bao giờ bị cạn kiệt, hơn
nữa, chúng còn có thể được cải thiện tốt hơn. Từ trước đến nay, tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO) cùng với các tổ chức Quốc tế khác như FAO, ICRAF... và các Quốc gia đều đã rất
chú trọng nghiên cứu nguồn tài nguyên khí hậu, khai thác chúng một cách hợp lý để đem
lại hiệu quả kinh tế cao và môi trường bền vững. Các kết quả nghiên cứu khí hậu nông
nghiệp ở vùng Đông Nam Á áp dụng trong đề án "Các vùng sinh thái nông nghiệp (1978 -
1981) của FAO đã sử dụng khái niệm "Ðộ dài mùa sản xuất", căn cứ vào cân bằng nước,
tiềm năng về bức xạ và nhiệt..., cân đối giữa đất đai và cây trồng lập nên các biến khí hậu


nông nghiệp. Công trình này đã coi các yếu tố khí hậu nông nghiệp là tài nguyên đầu tư
vào các quá trình sản xuất. Tài nguyên khí hậu nông nghiệp chẳng những có tầm quan
trọng trong việc xác định chiến lược phát triển nông nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với việc
xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Ở nước ta, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, trong công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất nông nghiệp phải khai thác có hiệu quả các nguồn
lực trong nước, lơi thế của một nền nông nghiệp nhiệt đới, đưa tiến bộ kỹ thuật mới, đặc
biệt là các thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất... Ðối với tài nguyên khí hậu,
chúng ta rất cần phải có những chính sách nghiên cứu, khai thác, sử dụng hợp lý để phục
vụ đắc lực cho những nhiệm vụ chiến lược phát triển nông nghiệp.
1.2. Công tác phục vụ khí tượng nông nghiệp
Công tác phục vụ khí tượng nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của sản
xuất nông nghiệp. Chưa có đầy đủ những thông tin về yêu cầu ngoại cảnh của các loại cây
trồng, cơ cấu thời vụ cây trồng ở các vùng sinh thái, dự báo khí tượng nông nghiệp, những
thông tin về mức bảo đảm an toàn lương thực, an toàn sản xuất... đặc biệt là những vùng có
nguy cơ mất ổn định cao liên quan đến thời tiết có hại và thiên tai...
a) Những kết quả nghiên cứu khí tượng nông nghiệp
Những kết quả nghiên cứu, phục vụ khí tượng nông nghiệp mới chỉ tập trung vào các
cây trồng ngắn ngày (cây lương thực, cây thực phẩm, một số cây công nghiệp). Còn ít các công
trình nghiên cứu về cây ăn quả và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, có nhu cầu hàng hoá ngày
càng lớn ở trong nước và xuất khẩu, các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi... Trong
những năm qua, vị thế của cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm đang ngày càng được khẳng
định. Nhiều vùng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm đang chịu tác động mạnh mẽ bởi điều
kiện thời tiết và thiên tai chưa kiểm soát được như hạn hán ở Tây Nguyên đối với cà phê Vối
(Coffea Robusta); lũ lụt ở vùng cây ăn quả Ðồng bằng sông Cửu Long; sương muối, băng giá ở
vùng cà phê chè (Coffea Arabica) Sơn La, cây ăn quả ở Hà Giang... đang đặt ra nhiệm vụ rất
nặng nề đối với Khí tượng Nông nghiệp.
b) Mạng lưới trạm khí tượng nông nghiệp
Mạng lưới trạm khí tượng nông nghiệp phân bố không đều trên các vùng sản xuất nông
nghiệp và các vùng khí hậu. Nhiều vùng sản xuất quan trọng như vùng cây công nghiệp Tây

Nguyên, Tây Bắc, Vùng Trung Trung Bộ... mới có rất ít các trạm Khí tượng nông nghiệp cơ
bản. Trang thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng ở các cơ sở nghiên cứu thiếu thốn và lạc hậu. Trình
độ cán bộ ở các Ðài, Trạm chưa được nâng cao, rất ít có các lớp đào tạo chuyên môn, không
đáp ứng được với nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Quy phạm quan trắc chưa được cải tiến phù
hợp với đặc điểm của cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn qủa, cây công nghiệp lâu năm và các
giống cây trồng mới được lai tạo...
c) Công tác khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khí hậu
Công tác nghiên cứu nâng cao khả năng khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khí hậu,
tài nguyên đất, nước... bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, phòng
tránh thiên tai... chưa được chú trọng hoặc chưa giải quyết được những vấn đề chính. Do nhu
cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, do sự gia tăng dân số ngày càng cao, diện tích rừng đã bị
giảm sút nghiêm trọng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng lũ quét, lở đất, lụt lội... Ngoài ra, đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi chế độ nhiệt, ẩm ở vùng ven biển miền Trung, ở trung du
và miền núi....
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU
2.1. Củng cố hệ thống chính sách
Củng cố hệ thống chính sách phát triển sản xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thông tin khí tượng nông nghiệp... nhằm khai thác hợp lý tài
186
nguyên khí hậu nông nghiệp. Nhà nước đã thông qua luật môi trường, trong đó có luật về bảo
vệ và sử dụng tài nguyên khí hậu. Tuy nhiên để luật này đi vào cuộc sống cần được phổ biến
rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, viên chức nhà nước, quân đội, các cơ quan nghiên cứu
khoa học và các đơn vị sản xuất. Hướng dẫn lập kế hoạch bảo vệ tài nguyên khí hậu.
Khai thác tiềm năng khí hậu tức là khai thác tiềm năng năng suất của cây trồng, vật
nuôi, chính vì vậy các chính sách phát triển sản xuất cần khuyến khích sử dụng các kết quả
nghiên cứu khí tượng nông nghiệp, bố trí thời vụ trồng trọt, chăn nuôi hợp lý, né tránh được
thiên tai và các điều kiện thời tiết bất thuận. Ngoài ra, chính sách phát triển sản xuất nông
nghiệp cũng phải khuyến khích được những hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.
a) Những chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp

• Chính sách sử dụng đất đai phải chú trọng đối với kết quả thực nghiệm khí tượng nông
nghiệp
Nhà nước cần cụ thể hoá chính sách sử dụng đất đai theo hướng ưu tiên đối với những
cây trồng, vật nuôi đã được quy hoạch sản xuất trong điều kiện thời tiết, khí hậu của địa
phương. Những cây trồng, vật nuôi được quy hoạch là những loại cây đã qua nghiên cứu thực
nghiệm về Khí tượng Nông nghiệp, vừa thích hợp với điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai) vừa
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những loại cây trồng, vật nuôi đã được Nhà nước quy hoạch
trong vùng sản xuất cũng bao gồm nhiều chủng loại, nhiều giống khác nhau, ở những địa bàn
cụ thể, đất đai cần được quy hoạch tới cấp thôn, cấp xã, ưu tiên phát triển những giống cây, con
đã có những chỉ tiêu vật hậu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Những giống cây
trồng, vật nuôi đó sẽ cho năng suất khá ổn định, ít bị tổn thất do những diễn biến thất thường
của điều kiện thời tiết, hoặc do thiên tai mamg lại. Từ quan điểm này, Nhà nước cần có quy chế
khuyến khích các địa phương phối hợp chặt chẽ với các Ðài Khí tượng nông nghiệp vùng để
tiến hành kiểm định và xác định những chỉ tiêu vật hậu của các giống cây, con mới.
• Chính sách đầu tư huy động vốn sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các loại cây
trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
Nhà nước ưu tiên cho vay vốn lãi suất thấp để khuyến khích phát triển sản xuất các giống
cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đã được công nhận là phù hợp với điều kiện khí hậu
ở địa phương. Ðặc biệt, vốn vay ưu đãi đối với việc sản xuất nhân nhanh các loại giống tốt để
phát triển diện rộng. Chính sách vốn cũng khuyến khích các hộ gia đình trồng trọt, nuôi trồng
thuỷ sản và chăn nuôi trên các diện tích đất đã được kiến thiết các công trình thuỷ lợi, đai rừng
phòng hộ, đai rừng chắn gió, băng cây phân xanh trồng theo đường đồng mức chống sói mòn
đất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Cùng với các chính sách phát triển sản xuất, Nhà
nước cũng cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo nâng cấp các trục đường giao thông, xây
dụng các công trình thuỷ lợi đầu mối, hồ đập giữ nước, điều hoà khí hậu, giữ độ ẩm trong mùa
khô ở các vùng sản xuất hàng hoá đã được quy hoạch, đặc biệt là các vùng có điều kiện thời
tiết, khí hậu khắc nghiệt. Quan tâm ngay từ đầu các chính sách và giải pháp thích hợp bảo vệ
môi trường, xây dựng rừng phòng hộ, bảo hiểm cây trồng, bảo đảm nguồn nước tưới, đặc biệt
là sử lý nước thải, không để gây ra ô nhiễm môi trường.
• Chính sách thuế nông nghiệp khuyến khích ứng dụng khí tượng nông nghiệp.

Ðể giúp nông dân sản xuất, kinh doanh những cây trồng mới có hiệu quả kinh tế và môi
trường, thích ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương, Nhà nước cần cụ thể hoá chính
sách thuế nông nghiệp, miễn giảm thuế những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản để nông dân
187
tập trung vốn mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, chăm sóc và thiết kế vườn, ao, chuồng
theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và khí tượng nông nghiệp.
• Thực hiện chính sách khuyến nông, chuyển giao thông tin khí tượng nông nghiệp.
Quy trình kỹ thuật sản xuất được thiết lập căn cứ vào các kết quả nghiên cứu khí tượng
nông nghiệp về thời vụ gieo trồng, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc... phải được truyền bá,
chuyển giao xuống tới tận tay người nông dân. Cần giúp đỡ nông dân tìm hiểu những thông báo
khí tượng nông nghiệp, dự báo thời tiết, cảnh báo khí tượng, thuỷ văn... để người dân có thể
chủ động sử dụng. Cán bộ khuyến nông truyền bá kỹ thuật canh tác, các thông tin khí tượng
nông nghiệp dưới nhiều hình thức như tập huấn kỹ thuật tại chỗ, hướng dẫn thao tác và thông
qua các mô hình trình diễn... giúp nông dân thấy được tác dụng của các biện pháp kỹ thuật canh
tác có thể điều khiển được sinh trưởng, phát triển của cây trồng, né tránh thiên tai. Mặt khác,
hình thức khuyến nông còn là cầu nối để tuyên truyền sử dụng giống cây, con đã được kiểm
nghiệm khí tượng nông nghiệp.
b) Củng cố chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ
• Coi trọng công tác điều tra cơ bản về thời tiết, khí tượng nông nghiệp để quy hoạch các
vùng sản xuất.
Ðất nước ta kéo dài trên 15 vĩ độ, có địa hình phức tạp, lại nằm trong vùng ảnh hưởng
của gió mùa, điều kiện khí hậu trên lãnh thổ phân hoá rất nhiều. Vì vậy, điều tra cơ bản về khí
hậu và khí tương nông nghiệp phải trở thành bắt buộc, được ghi nhận trong văn bản pháp quy
để quy hoạch các vùng sản xuất. Công tác điều tra cơ bản đặc biệt nhấn mạnh đến việc khảo
sát, thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi trong điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương,
xác định được những thông số cơ bản về yêu cầu vật hậu của mỗi giống và điều kiện khí hậu,
những thiên tai có thể xảy ra.
• Xây dựng chính sách hợp tác khoa học giữa khí tượng nông nghiệp và nông nghiệp.
Xây dựng chính sách hợp tác khoa học giữa khí tượng nông nghiệp và ngành nông
nghiệp, đảm bảo thông tin thông suốt, kịp thời về khí tượng nông nghiệp để các cấp có điều

kiện tiếp thu, vận dụng trong nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp. Những thông tin này được
đa dạng hóa theo các dự báo định kỳ hoặc tham khảo đột xuất. Nội dung các thông tin phản ánh
diễn biến của điều kiện thời tiết và dự báo thời vụ, sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật
nuôi, khả năng sâu, bệnh phát triển, cảnh báo thiên tai và các biện pháp phòng chống.... Ðặc
biệt, trong công tác chọn tạo giống, khu vực hoá và đưa vào sản xuất giống mới cần phải được
đánh giá yêu cầu về điều kiện thời tiết, khí hậu, xác định các chỉ tiêu vật hậu của giống.
• Củng cố chính sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ để tăng cường năng lực khí
tượng nông nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp cho các cấp cơ sở.
Việc đầu tư tăng cường năng lực được xem xét trên cả 2 mặt: trang thiết bị hiện đại hoá
và nâng cao năng lực làm việc của cán bộ. Trang bị lại các trang thiết bị khảo sát khí tượng
nông nghiệp ở các trạm cơ sở, phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý và phân
tích các tài liệu khí tượng nông nghiệp, thông tin, truyền bá các kết quả nghiên cứu về thời tiết,
khí tượng nông nghiệp. Nối mạng thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp và nghiên cứu khoa
học. Củng cố các chính sách sử dụng nguồn nhân lực khí tượng nông nghiệp như chính sách
lương, chính sách ưu tiên khu vực, phụ cấp ngoài giờ... nhằm phát huy hết nội lực. Có chiến
lược đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ ở Trung ương và Cơ
sở. Tiến hành công tác đào tạo theo nhiều hình thức: chính quy, tại chức, mở các lớp huấn
luyện, hội thảo ngắn hạn phù hợp với các đối tượng.
188
• Tăng cường hợp tác Quốc tế về Khí tượng nông nghiệp
Tăng cường hợp tác Quốc tế về khí tượng nông nghiệp trong các lĩnh vực như đào tạo
nâng cao năng lực cán bộ, nghiên cứu khoa học và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Mở rộng
hành lang pháp lý dưới các văn bản, luật, quy chế, chính sách thuế, chính sách khai thác các
nguồn thông tin khoa học về khí tượng, thuỷ văn và môi trường.

2.2. Nâng cao năng lực hoạt động khí tượng nông nghiệp.
Theo báo cáo tổng kết 40 năm ngành Khí tượng nông nghiệp, những định hướng phát triển
và đổi mới công tác phục vụ khí tượng nông nghiệp bao gồm:
• Tăng cường năng lực phục vụ khí tượng nông nghiệp cho cán bộ và các đơn vị tổ chức cơ
sở với các nội dung gồm tăng cường các trang thiết bị khảo sát và sử lý thông tin hiện đại,

đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu và phục vụ khí tượng nông nghiệp của cán bộ, hợp
tác Quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học...
• Hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý thống nhất các hoạt động khí tượng nông nghiệp từ
trung ương đến địa phương nhằm xây dựng những văn bản pháp quy quản lý Nhà nước về
khí tượng nông nghiệp trong các lĩnh vực: cơ cấu thời vụ cây trồng, vật nuôi theo các tiêu
chuẩn khí hậu của mỗi giống; thẩm định khả năng phân bố của các giống mới lai tạo và
nhập nội phù hợp với điều kiện khí hậu; Bảo hiểm cây trồng liên quan đến thời tiết có hại
và thiên tai... Làm rõ những nguyên nhân gây ra mất mùa do thời tiết, thiên tai hay do con
người.
• Nắm bắt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để xác định đúng những nội
dung khí tượng nông nghiệp cần nghiên cứu và phục vụ, đặc biệt là trong việc quy hoạch
những vùng sản xuất lớn. Thông qua các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp của
Nhà nước, hợp tác và liên kết với các cơ quan nghiên cứu, quản lý nông nghiệp để quy
hoạch, thiết kế các vùng sản xuất nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu, bảo vệ
môi trường sinh thái.
• Ðổi mới công tác điều tra, khảo sát khí tượng nông nghiệp, phối hợp với các đơn vị sản
xuất nông nghiệp trong việc thu thập thông tin về diện tích gieo trồng, các giống mới đưa
vào sản xuất, tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng, tình hình sâu, bệnh,
thiên tai và tổn thất do chúng gây ra. Rà soát các chỉ tiêu khảo sát khí tượng nông nghiệp,
xây dựng quy phạm quan trắc phù hợp với đặc điểm sinh vật học của mỗi loại cây trồng,
chú ý tới các giống mới và các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm... Ðặc biệt, các tài
liệu khảo sát phải đảm bảo so sánh được với nhau, phải lấy các yếu tố thời tiết, khí hậu làm
biến số, đưa được các yếu tố khác (phân bón, giống, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh...) làm
yếu tố phi thí nghiệm, bất biến trong cả chuỗi quan trắc. Ðây là yêu cầu kỹ thuật cao nhất
trong quy phạm quan trắc.
• Ðẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, biên soạn các bản tin dự báo khí tượng nông
nghiệp, dự báo thời vụ, sinh trưởng, phát triển của cây trồng, cảnh báo về thời tiết hại, thiên
tai....Dành ưu tiên cho việc biên soạn các thông tin phục vụ các vùng chuyên canh, các vùng
sản xuất hàng hoá quy mô lớn, các vùng trồng cây đặc sản, cây có giá trị kinh tế cao...
Thành lập mạng lưới thông tin khí tượng nông nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất, nghiên

cứu, thực nghiệm khoa học..., nối mạng thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp và an ninh
lương thực Quốc gia.
189

×