Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tâm lý du khách và giao tiếp du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.89 KB, 14 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM
KHOA DU LỊCH
---------------  ---------------

TÂM LÝ DU KHÁCH VÀ GIAO TIẾP DU LỊCH
Chủ đề:

VƯƠNG QUỐC ANH
Giáng viên: Ths. Chu Khánh Linh
Lớp: 18DLH1

TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2020

Sinh viên thực hiện
1. ĐOÀN NGUYÊN KHÔI: Mở đầu, tổng hợp, trình bày Word, PowerPoint.
2. LÊ OANH NHI: Tổng quan về quốc gia, trình bày Word, PowerPoint.
3. HÀ THỊ THÙY LINH: Lời chào, bắt tay, cách gửi danh thiếp, tặng quà, trình
bày Word, PowerPoint.
4. NGUYỄN LÊ PHÚC ĐỨC: Cách sử dụng trang phục, ăn uống trong giao tiếp,
trình bày Word, PowerPoint.


5. ĐOÀN PHẠM XUÂN NHI: Đặc điểm tâm lý của khách du lịch đến từ Vương
quốc Anh, trình bày Word, PowerPoint.
6. NÔNG HỒNG THẮM: Những lưu ý khi giao tiếp với khách du lịch đến từ
Vương quốc Anh, trình bày Word, PowerPoint.
7. TRẦN KIỀU PHƯƠNG THANH: Những điều du khách cần lưu ý trong giao
tiếp, ứng xử khi đến Vương quốc Anh, trình bày Word, PowerPoint.
8. DƯƠNG THỊ HOÀNG QUYÊN: Những điều du khách cần lưu ý trong giao
tiếp, ứng xử khi đến Vương quốc Anh, trình bày Word, PowerPoint.



VƯƠNG QUỐC ANH
I. Khái quát chung.........................................................................................................4
1. Vị trí địa lý.................................................................................................................4
2. Diện tích....................................................................................................................4
3. Đặc trưng văn hóa - lịch sử........................................................................................4
4. Quốc kỳ - Quốc hoa...................................................................................................5
II. Lời chào, bắt tay, cách gửi danh thiếp, tặng quà.......................................................7
1. Lời chào.....................................................................................................................7
2. Bắt tay........................................................................................................................7
3. Cách gửi danh thiếp...................................................................................................7
4. Tặng quà....................................................................................................................7
III. Cách sử dụng trang phục, ăn uống trong giao tiếp..................................................8
1. Trang phục.................................................................................................................8
2. Văn hóa ăn uống........................................................................................................9
IV. Đặc điểm tâm lý khách du lịch Anh.......................................................................10
1. Đặc điểm chung:......................................................................................................10
2. Đặc điểm khi đi du lịch:..........................................................................................10
3. Lưu ý khi giao tiếp với du khách người Anh:..........................................................11
V. Những điều du khách cần lưu ý trong giao tiếp, ứng xử khi đến Vương quốc Anh
.....................................................................................................................................12


VƯƠNG QUỐC ANH
I. Khái quát chung3
Vương quốc Anh được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1801. Tên chính thức
là “Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland”, tiếng anh gọi là “United Kingdom of
Great Britain and Northern Ireland” (United Kingdom), nhiều người gọi tắt là Anh
mặc dù không đúng nhưng nhiều người vẫn sử dụng.
Trong lịch sử cũng từng tồn tại một quốc qia Vương quốc Anh (Kingdom of

England), là quốc gia có chủ quyền đã từng tồn tại 927 đến 1707 ở phía Tây lục địa
châu Âu.
Vương quốc Anh được liên hiệp 4 quốc gia riêng lẻ: Anh, Scotland, xứ Wales,
Bắc Ireland. Trước năm 1922, Vương quốc Anh bao gồm toàn bộ Ireland nhưng khi
nhà nước tự do Ireland ngừng tham gia liên minh, Ireland đã tách thành quốc gia độc
lập, chỉ còn Bắc Ireland là 1% của Vương quốc Anh.
1. Vị trí địa lý
Vương quốc Anh là một quốc đảo nằm ở phía Tây bắc của lục địa châu Âu, thuộc
quần đảo Anh. Giáp Đại Tây Dương, Biển Bắc và biển Ireland. Nó được bao bọc bởi
4 biển:
+ Phía Nam: Giáp English Channel tách nó từ lục địa châu Âu.
+ Phía Đông: Biển Bắc.
+ Phía Tây: Biển Ireland, Đại Tây Dương.
2. Diện tích
Diện tích 243.610km2 (đứng thứ 80 trên thế giới), bao gồm toàn bộ đảo lớn Great
Britain, 1% đảo Ireland. Trên đảo Great Britain chiếm 9/10 diện tích toàn đảo quốc là
3 nước: Anh (130.493km2); Wales (20.768km2); Scotland (78.783km2). Bắc Ireland
như tên gọi của nó, chiếm phần Đông Bắc của đảo Ireland.
3. Đặc trưng văn hóa - lịch sử
Văn học: Văn học vương quốc Anh là văn học bằng tiếng Anh từ các quốc gia
như Vương quốc Anh, Đảo Man và Quần đảo Channel. Bao gồm văn học AngloSaxon (văn học Anh cũ). Do có nhiều sự thay đổi trong quá trình tạo nên Liên hiệp


ngày nay, bản chất văn học Vương quốc Anh cũng bị ảnh hưởng và có sự thay đổi
theo thời gian. Trong đó có nhà viết kịch và nhà thơ người Anh tên là William
Shakespear được nhận định là nhà biên kịch vĩ đại nhất mọi thời đại.Tác phẩm kinh
điển của ông là: Romeo and Juliet.
Âm nhạc: Là quốc gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, không ngạc nhiên khi
Vương quốc Anh là một trong những cái nôi vĩ đại của nền âm nhạc thế giới. Trong
suốt lịch sử của mình, nước Anh là nguồn sáng tạo âm nhạc lớn trên Thế Giới dựa

trên nền tảng nghệ thuật lịch sử từ âm nhạc nhà thờ, văn hóa phương Tây và âm nhạc
dân gian cổ xưa, bên cạnh đó là truyền thống văn hóa của Anh, Scotland, Ireland và
xứ Wales.
Điện ảnh: Vương quốc Anh có rất nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình có ảnh
hưởng và nổi tiếng trên toàn thế giới. Là nơi có lịch sử lâu đời trong sản xuất phim
ảnh và truyền hình, được công nhận trên toàn cầu. Có nhiều tác phẩm điện ảnh được
yêu thích và được đánh giá cao trên thế giới được sản xuất tại vương quốc Anh.
4. Quốc kỳ - Quốc hoa
Quốc kỳ:

Quốc hoa: Xung quanh mỗi loài quốc hoa của một đất nước, vùng đất hay vùng
lãnh thổ luôn có những câu chuyện hết sức thú vị và ý nghĩa giúp bạn hiểu rõ hơn về
văn hóa, con người tại những vùng đất này.
+ Anh: (Hoa hồng Tudor): Hoa hồng Tudor được lựa chọn làm biểu tượng cho
nước Anh từ sau cuộc chiến tranh hoa hồng – Chiến tranh nhân dân vào nửa sau thế
kỷ 15 giữa 2 gia đình thuộc dòng họ Plantagenet là Lancaster (biểu tượng hoa hồng
đỏ) York (biểu tượng hoa hồng trắng). Hoa hồng Tudor là sự kết hợp giữa biểu tượng


hoa hồng đỏ của nhà Lancaster và hoa hồng trắng của nhà York để hướng tới sự hòa
giải và mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hòa bình.
+ Scotland (Cây Kế): Cây Kế là một loài cây dại, lá có gai và có hoa màu tím.
Loài cây này được chọn làm quốc hoa của đất nước Scotland từ thế kỷ 15 sau cuộc
chiến tranh vệ quốc của người Scotland với Na Uy kết thúc. Những chiếc gai nhọn
của cây kế tượng trưng cho sức mạnh của người dân đất nước Scotland.
+ Xứ Wales (Cây Thủy Tiên): Quốc hoa của xứ Wales là hoa thủy tiên vàng. Sở
dĩ, xứ Wales chọn loài hoa này làm quốc hoa vì chúng đã có công giúp họ dành chiến
thắng trong cuộc chiến tranh với bộ tộc Saxons. Trong cuộc chiến đó, thánh David đã
khuyên những binh sĩ xứ Wales ấy buộc gố thủy tiên lên mũ để dễ dàng phân biệt
được giữa đồng đội và kẻ thù khi giao chiến hỗn loạn. Chính chi tiết nhỏ này đã giúp

quân đội xứ Wales dành chiến thắng.
+ Bắc Ireland (Cỏ ba lá): Đối với Bắc Ireland, quốc hoa của họ là cỏ ba lá. Có
nhiều câu chuyện kể lại rằng, thánh Patrick người bảo hộ cho Bắc Ireland khi giải
thích với người dân nước này về chúa ba ngôi – sự hợp nhất giữa Cha, Con, Thánh
thần thì đã sử dụng một nhành cỏ ba lá để giải thích. Kể từ đó, những nhành cỏ ba lá
được chọn làm quốc hoa của vùng đất Ireland.
II. Lời chào, bắt tay, cách gửi danh thiếp, tặng quà
1. Lời chào
Người Anh khá dè dặt trong cách chào hỏi. Ở trường học hay ở chỗ làm thì câu
chào hỏi thông thường nhất là “Hello”, “Hi”, “Good morning”. Ngoài ra cũng còn
những cách chào hỏi khác.
+ Bắt tay: Là cách chào hỏi thông thường nhất giữa người Anh với nhau. Bắt tay
cũng trở thành một hình thức giao tiếp khi bạn được giới thiệu với một người khác.
+ Hôn: Hôn nhẹ vào má là cách chào nhau của những người bạn thân khi lâu
ngày mới gặp nhau.
2. Bắt tay
Trong tất cả các buổi gặp mặt ở Anh, điều đầu tiên các bạn làm không phải cất lời
chào mà chính là bắt tay. Đối với người Anh, những cái bắt tay như để thể hiện tình


cảm đối với đối phương. Đồng thời đây cũng là một phép lịch sự tối thiểu thay cho
những câu chào hỏi.
Tuy nhiên trong cách bắt tay các bạn cũng nên cần chú ý một vài vấn đề. Khi bắt
tay phải sử dụng tay phải chứ không thể sử dụng tay trái. Người Anh quan niệm rằng
tay trái lên bên tay không sạch sẽ cho nên khi bắt tay các bạn nhất định phải dùng
bằng tay phải.
3. Cách gửi danh thiếp
Người Anh hay một số nước châu Âu không quá chú trọng, câu nệ vào nghệ thuật
trao danh thiếp. Bạn muốn đưa và nhận danh thiếp bằng một tay, tay trái hay tay phải
cũng được, nhận danh thiếp xong nhét thẳng vào túi quần cũng không sao. Tuy nhiên,

danh thiếp cần phải được giữ sạch sẽ và có đủ thông tin. Khi bạn gặp ai đó, việc đưa
danh thiếp không phải là điều bắt buộc, tuy nhiên thì người Anh khá “phung phí”, họ
có thể gởi danh thiếp cho bất cứ ai thậm chí là người họ vô tình giẫm chân trên xe
bus.
4. Tặng quà
Tặng quà không là một phần thuộc văn hoá kinh doanh của người Anh. Điều này
có nghĩa là các doanh nhân Anh ít khi nhận quà biếu. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tặng
quà có giá trị nhỏ như bút, sách, hoa, rượu… Đặc biệt tránh tặng những món quà có
giá trị lớn như vàng bạc, trang sức, đồ gốm sứ…
Khi tặng hoa, cần tránh tặng những hoa sau: hoa li trắng (nó mang đến điều
không tốt), hoa hồng trắng và đỏ (có một truyền thống ngầm ở các bệnh viện tại Anh
quy định, không cho phép bất kì ai tặng hoa hồng trắng, đỏ, hoặc bất kì loài hoa nào
khác cho bệnh nhân vì nó mang nghĩa chết chóc), hoa cúc,..
III. Cách sử dụng trang phục, ăn uống trong giao tiếp
1. Trang phục
Mỗi quốc gia đều mang trong mình nền văn hóa với những nét đặc trưng riêng.
Và những nét độc đáo của mỗi quốc gia này cũng không thể thiếu được trang phục
truyền thống của nước họ. Trang phục truyền thống của nước Anh không có trang


phục truyền thống riêng biệt nào nhưng nổi tiếng nhất vẫn là trang phục của tại xứ sở
Scotland.
Trang phục truyền thống Scotland:
Scotland là một xứ sở với nhiều điều kỳ lạ, bí ẩn, nơi được đánh giá là địa điểm
đẹp nhất thế giới, Scotland là một quốc gia tại Tây Âu, thuộc Vương quốc Liên hiệp
Anh nước này chiếm một phần ba phía bắc của đảo Anh.
Tại Scotland, du khách có thể bắt gặp hình ảnh những người đàn ông mặc váy tại
các sự kiện lớn hoặc khi đi diễu hành.
Chiếc váy được kẽ những hình ca rô, xếp ly cá tính, song hành cùng với chiếc váy
này là áo sơ mi và ghi lê đen, họ cho rằng trang phục này thể hiện sự nam tính, mạnh

mẽ cũng như tinh thần chiến binh của những người đàn ông ở Scotland
Một bộ đồ hoàn chỉnh trong trang phục truyền thống của nước Anh là đàn ông
nước này đeo thắt lưng da, sơ mi bẻ nửa cổ, đeo cà vạt, áo khoác, túi da nhỏ đeo
quanh hông có kèm con dao găm dắt nửa trong tất, thanh gươm claymore… Mỗi bộ
kilt truyền thống đầy đủ như thế có giá lên tới hàng nghìn bảng Anh. Vì thế có người
chỉ thuê nó khi cần.
Ở Vương quốc Anh, bạn sẽ thấy mọi người mặc đủ loại trang phục – từ trang
trọng cho đến đời thường, từ lập dị đến truyền thống.
Trẻ em đi học thường mặc đồng phục cho đến tuổi 16. Với sinh viên lớn hơn, các
trường đại học, cao đẳng và phổ thông thường là những môi trường bạn có thể khá
thoải mái khi lựa chọn trang phục đến trường, Trong lớp, học sinh thường mặc quần
áo đời thường như quần bò, áo phông, áo len chui đầu hoặc váy.
Phần lớn các thành phố và thị trấn ở Vương quốc Anh có rất nhiều cửa hàng bán
quần áo thuộc đủ phong cách và phù hợp với mọi túi tiền. Ngoài những cửa hiệu trên
phố lớn là rất nhiều các cửa hàng đồ cũ và vintage (cổ điển). Đây là những lựa chọn
hoàn hảo cho những ai săn đồ giá rẻ; những cửa hàng kiểu này thường nằm trong các
khu nhiều sinh viên.
2. Văn hóa ăn uống


Người Anh khá khó tính trong văn hóa ăn uống, điều này thể hiện qua những
nguyên tắc và chuẩn mực trên bàn ăn. Nếu bạn không muốn trở thành người bất lịch
sự trong mắt họ, hãy tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản này.
Nước Anh ngày nay là một trong số ít nước ở châu Âu có nền quân chủ lập hiến,
người Anh cũng nổi tiếng thế giới về mức độ khó tính và chuẩn mực của mình, kể cả
trong những điều đơn giản nhất. Chính vì vậy, ngay cả trong cách xếp chỗ, cũng yêu
cầu những quy tắc nhất định mà họ luôn buộc phải tuân theo đặc biệt là trong những
buổi tiệc mang tính chất trang trọng và cách sắp xếp bàn ăn của người Anh mang đậm
phong cách châu Âu với những nguyên tắc khá nghiêm ngặt.
Người Anh rất chú trọng đến việc sử dụng dao và nĩa trong khi ăn. Thậm chí ngay

cả trẻ em ở Anh cũng phải biết cách sử dụng dao và nĩa đúng cách trong khi ăn. Hầu
hết các món ăn của người Anh đều dùng với dao, nĩa. Nĩa được đặt bên tay trái và
được cằm bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Dao ăn được đặt bên tay phải và
cũng được sử dụng một cách tương tự. Và khi họ bắt đầu ăn thì họ thường đặt nĩa
chạm vào đĩa và sau đó dùng dao cắt thức ăn. Đặc biệt, khác với tất cả các quốc gia
châu Âu khác, người Anh khi sử dụng nĩa luôn úp nĩa xuống và việc quay nĩa ngửa
lên khi ăn được coi là hành động bất lịch sự. Và một điều mà người Anh coi là không
biết lễ độ nếu cằm nĩa bằng tay phải và không dùng dao ăn. Khi người Anh ăn xong,
họ thường đặt úp dao và nĩa lên chính giữa đĩa ăn để người phục vụ biết là bữa ăn đã
kết thúc.
IV. Đặc điểm tâm lý khách du lịch Anh
1. Đặc điểm chung:
Lạnh lùng, trầm lặng, thực tế và bận rộn (là con người của công việc).
Thích thực tiễn, ngắn gọn, không ưa dài dòng.
Người Anh theo chủ nghĩa cổ tục, luôn giữ thái độ dè dặt, giữ ý.
Luôn tôn thờ gia đình, ít thay đổi và có tính truyền thống cao.
Trong quan hệ giao tiếp thường giữ thái độ nghiêm nghị, thường đứng cách người
đối thoại 50cm.


Nổi tiếng lịch lãm, có văn hóa (được gọi là Gentlemen – người có phong nhã).
Thường rất lịch thiệp trong cách cư xử, kể cả khi tình hình bất lợi cho họ.
Không thích đùa cợt, hài hước; ghét ba hoa, phù phiếm. Khi tán thưởng rất ít vỗ
tay nhiệt liệt. Nhưng họ sung sướng khi được tiếp xúc với những người uyên bác, tài
năng giúp họ hiểu biết thêm.
Một số tập quán ở Anh:
+ Ngón trỏ gõ lên cánh mũi “hãy giữ bí mật”.
+ Ngón trỏ vuốt mi mắt và kéo dài thấp xuống “Anh đừng bịp tôi”.
Trong sinh hoạt họ là những người tôn trọng thời gian, chú ý đến vấn đề vệ sinh,
sự ngăn nắp ở cơ sở vật chất mà họ sử dụng.

Thường giữ nghiêm kỷ luật, nhiều tiền xài nhưng cặn kẽ, tỉ mỉ và thận trọng trong
thanh toán.
Thường không lưu tâm đến các ngôn ngữ khác. Chỉ sử dụng ngôn ngữ của họ.
Yêu thích mèo, hoa tươi và đi du lịch.
2. Đặc điểm khi đi du lịch:
Thích đến các nước có khí hậu nóng, bãi tắm đẹp và cư dân nói tiếng Anh.
Thích đi du lịch ngắn ngày với đoạn đường hành trình ngắn.
Muốn có nhiều điều kiện, phương tiện để chơi thể thao ở nơi du lịch.
Trong thời gian nghỉ ngơi, khách du lịch Anh thích quan hệ, tiếp xúc và vui nhộn
theo kiểu cách riêng của họ. Khi giải trí thường có tính đơn điệu nhưng độc đáo.
Thích giải trí trong Casino.
Muốn được tham quan nhiều nơi trong chuyến hành trình.
Phương tiện vận chuyển được ưa thích là máy bay và tàu thủy.
Thích nghỉ tại lều trại ở nơi du lịch.
Đặc biệt quan tâm tới giá cả du lịch ở các nước. Sức mua ở nơi du lịch thấp.
3. Lưu ý khi giao tiếp với du khách người Anh:
Đa số người Anh thường nói chuyện rất vừa phải, kiểm soát giọng nói của mình,
họ không thích những cuộc trò chuyện to tiếng, chúng ta không nên nói to và không


hoa chân múa tay. Không phải tất cả người Anh đều ăn nói lưu loát nhưng bạn nên
nói câu hoàn chỉnh và cuối câu nên hạ thấp giọng.
Đôi khi họ còn dùng những câu chuyện hài hước hoặc dùng giọng nói mỉa mai để
châm chọc các đối thủ, thể hiện thái độ không đồng ý hoặc bày tỏ thái độ coi khinh.
Không hỏi những câu hỏi quá riêng tư, người Anh tôn trọng sự riêng tư.
=> Kết luận: Mỗi người dân Việt Nam nói chung và hướng dẫn viên du lịch nói
riêng, khi tiếp xúc với người Anh cần phải:
Tìm hiểu kĩ về văn hoá giao tiếp của họ để ứng xử một cách phù hợp.
Tạo hình ảnh đẹp và gây thiện cảm trong cách nhìn của người Anh cũng như du
khách.

Hiểu rõ về cái "tôi" do nguồn gốc Hoàng Gia của họ.
Khi giao tiếp tránh nói đoán, vòng vo mà hãy vào thẳng vấn đề và giữ khoảng
cách khi giao tiếp.
Tránh nói đến vấn đề về tôn giáo, Bắc Ailen, tiền bạc, giá cả.
Cần đúng giờ đối với du khách người Anh.
Kỵ nhắc đến số 13.
Nên giới thiệu cho họ về các đề tài lịch sử, kiến trúc, làm vườn,...
Hạn chế dẫn du khách Anh đến quá nhiều trung tâm mua sắm.
Nếu có sự cố xảy ra, hướng dẫn viên nên tự mình giải quyết, không nên nhờ sự
giúp đỡ từ du khách Anh.
V. Những điều du khách cần lưu ý trong giao tiếp, ứng xử khi đến Vương quốc
Anh
- Luôn nói "xin lỗi":
Đối với nhiều người Anh, việc nói xin lỗi dường như là một phản ứng quán tính
đã ăn sâu trong tâm lý của họ. Khi trải qua bất kỳ những điều khó chịu nhỏ của cuộc
sống ví dụ như khi ai đó xô vào, giẫm lên ngón chân, hoặc làm đổ đồ uống của bạn và
lầm bầm nói "xin lỗi" là chuyện hết sức bình thường. Ngoài ra, khi người Anh có ý
nhờ vả hoặc yêu cầu vấn đề gì đó, họ cũng sẽ mở đầu lời nói bằng câu "xin lỗi".
- Đi đúng giờ:


Với người anh mà nói họ rất coi trọng việc đúng giờ trong mỗi cuộc hẹn, nên đây
luôn được xem là điều cần lưu ý tại Anh. Nếu có ai đó mời bạn tới nhà dùng bữa chắc
chắn họ rất mong chờ bạn sẽ đến sớm hoặc đến đúng giờ trong trường hợp tới muộn
bạn nên xin lỗi về việc đến trễ và tỏ ra ăn năn về việc làm này của mình.
- Tránh đặt câu hỏi riêng tư:
Không giống như những quốc gia phương Đông, dường như chủ nghĩa cá nhân
luôn được đặt lên hàng đầu tại các quốc gia phương Tây. Bằng chứng là nếu ở Việt
Nam, bạn có thể thoải mái hỏi về tuổi tác, chuyện tiền lương, chuyện kết hôn... thì
người Anh sẽ cực kỳ khó chịu khi bạn đặt những câu hỏi mang tính cá nhân như vậy.

Tuy nhiên, điều thú vị là họ rất hứng thú với những cuộc tranh luận cởi mở về một
vấn đề nóng đang xảy ra trong xã hội.
- Tôn trọng và cư xử lịch thiệp với nhân viên phục vụ:
Bình đẳng rất được coi trọng tại Anh, nên việc vẫy tay hoặc ra tín hiệu để gọi
nhân viên phục vụ được xem là hành động thô lỗ. Ngoài ra, việc trả tiền tip cho nhân
viên phục vụ bàn cũng rất quan trọng, bạn nên để lại từ 10-12% tổng tiền hóa đơn để
tip cho bồi bàn để thể hiện sự lịch sự.
- Văn hóa xếp hàng:
Nhắc tới văn hóa xếp hàng, có lẽ chúng ta thường nghĩ ngay đến Nhật Bản. Tuy
nhiên, trên thực tế người Anh cũng đặc biệt coi trọng việc xếp hàng tại những nơi
công cộng như bến tàu, bệnh viện, cửa hàng... Thế nên, chen ngang vào hàng được
xem là điều vô cùng tồi tệ nhất ở đất nước này.
- Đi taxi:
Khi đèn taxi sáng tức là chiếc xe này sẵn sàng chở bạn điều bạn cần chỉ là giơ tay
lên ra hiệu cho taxi đến và ngả ngường ra ngoài vỉa hè một chút cho họ biết bạn cần
taxi. Hành động không nên làm là hô vang và vẫy tay liên tục trước khi lên xe hãy nói
địa điểm bạn muốn đến rồi tiến vê phía sau ngồi nhé. Theo phong cách đi oto ở Anh
thì đàn ông sẽ nhường phụ nữ vào trước, rồi sau đó mới vào nếu 2 người không thân
thiết thì một người ngồi ở trên và một ngươi ngồi ghế dài phía dưới. Khi bạn đến nơi


ra khỏi xe và trả tiền qua cửa sổ nên lưu ý tiền bo cho taxi hiện tại là 10% số tiền mà
chặng đường bạn phải trả.
- Chào hỏi:
Câu chào hỏi thông thường nhất là “hello” và “good morning”.
Bắt tay là hành động phổ biến nhất khi chào hỏi, bạn cũng cần bắt tay khi được
giới thiệu hay lần đầu gặp mặt
Hôn nhẹ vào má là cách những người thân thiết chào nhau sau một thời gian
không gặp.
- Giao tiếp:

Đa số người Anh thường nói chuyện rất vừa phải và không thích những cuôc trò
chuyện to tiếng.
Trong giao tiếp thông thường với nhau bạn nên hết sức thận trọng khi nói
“What”. Từ “What” được xem là một từ vô cùng thô lỗ trong giao tiếp ở Anh. Thay vì
nói ‘What’ hãy dùng “Excuse me”, “Sorry”, hoặc “Beg your parden”.
- Hãy đứng về phía bên phải của thang cuốn:
Có lẽ chưa bao giờ có một quy tắc bất thành văn nào được tuân theo một cách
phổ quát như “luật rừng” về vị trí phải đứng trên thang cuốn ở London. Đứng ở bên
phải, đi ở bên trái. Lúc nào cũng thế. Ở đâu cũng vậy. Nếu không tuân thủ, xác định
ngay và luôn là tất cả mọi người sẽ nhìn bạn và tặc lưỡi lắc đầu. Nếu bạn muốn thực
hiện hành trình một cách thoải mái, hãy luôn đứng bên phải vì mọi người vội vàng sẽ
vội vã đi qua bên trái và không muốn ai cản đường họ.
- Hạn chế giao tiếp với người lạ:
Mặc dù ngôn ngữ chính là tiếng Anh, nhưng người dân lại nổi tiếng kiệm lời
trước người lạ. Nếu có, họ phải là người mở lời trước. Bạn cần lưu ý, tránh tạo ra các
cuộc trò chuyện ngẫu nhiên trên tàu xe. Cách tốt nhất để kết nối được với người dân
địa phương là tham gia các sự kiện hay hoạt động cùng sở thích. Và từ “cheers” là từ
được dùng phổ biến ở thành phố này.



Tài liệu tham khảo
1. Trần Thị Thu Hà - Giáo trình tâm lý học kinh doanh du lịch - NXB Hà Nội 2005.
2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />


×