Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước tại xã quốc khánh, huyện tràng định, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HƯỚNG VĂN PHÒNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI XÃ QUỐC KHÁNH,
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Liên thông
: Khoa học môi trường
: Môi Trường
: 2016-2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HƯỚNG VĂN PHÒNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI XÃ QUỐC KHÁNH,


HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Liên thông
: Khoa học môi trường
: K48 - LTKHMT
: Môi Trường
:2016-2019
: ThS. Dương Minh Ngọc

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Môi Trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Dương Minh Ngọc đã giúp đỡ
và dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn em hoàn thành khóa

luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ UBND
xã Quốc Khánh đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong quá trình thực tập
tại cơ quan.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt
các yêu cầu của đợt thực tập nhưng do kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên
bản luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết.
Em rất mong được các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ
sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên ngày.....tháng .... năm 2019
Sinh Viên

Hướng Văn Phòng


ii

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài ....................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1. 3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4

2.1.2. Vai trò của nước ...................................................................................... 5
2.1.3. Các loại ô nhiễm nước ............................................................................ 7
2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ............................................................. 8
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 10
2.3. Tình hình sử dụng nước ở trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 12
2.3.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới .................................................... 12
2.3.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam ................................................... 13
2.4. Tình hình sử dụng nước ở tỉnh Lạng Sơn ................................................ 19
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Quốc Khánh, huyện Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................ 21
3.3.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định,


iii

tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................. 21
3.3.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh ...................... 21
3.3.4. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sinh hoạt tại xã
Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ............................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.4.1. Phương Pháp thu nhập và kế thừa tài liệu thứ cấp................................ 21
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế ............................................................... 22
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 22
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ....................................................... 22
3.4.5. Phương pháp Thống kê và sử lý số liệu ................................................ 24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 25

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ....................................................... 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 28
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - ảnh hưởng tới
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của xã Quốc Khánh, Huyện
Tràng Định ,Tỉnh Lạng Sơn ............................................................................ 31
4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định,
tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................. 32
4.2.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh............................. 32
4.2.2. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh 34
4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh. ........................ 35
4.3.1 Đánh giá chất lượng nước khe trên địa bàn xã Quốc Khánh. ................ 35
4.3.2 Đánh giá chất lượng nước giếng khoan trên địa bàn xã Quốc Khánh ... 37
4.3.3. Đánh giá chất lượng nước suối trên địa bàn xã Quốc Khánh ............... 39
4.3.4. Tổng hợp kết quả phân tích nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh ........... 40
4.3.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ................................................ 41
4.4. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sạch sinh hoạt tại Xã


iv

Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ............................................ 43
4.4.1 Biện pháp tuyên truyền giáo dục............................................................ 43
4.4.2. Biện pháp luật pháp và chính sách ........................................................ 45
4.4.3. Biện pháp kinh tế .................................................................................. 45
4.4.4. Biện pháp kĩ thuật ................................................................................. 46
4.4.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường .................................. 48
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

ANTQ

: An ninh tổ quốc

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CP

: Chính phủ

HĐND

: Hội đồng nhân dân


ĐNA

: Đông Nam Á



: Nghị định

QCCP

: Quy chuẩn cho phép



: Quyết định

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

: Thông tư

UBND


: Uỷ ban nhân dân

UNICEF

: Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNEF

: Môi trường Liên Hợp Quốc

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

YTDP

: Y tế dự phòng

TP HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh

SIWI

: Viện nước quốc tế


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Bảng mô tả vị trí thời gian lấy mẫu nước sinh hoạt xã
Quốc Khánh..................................................................................................... 23
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xã Quốc Khánh..... 33
Bảng 4.2: Đánh giá của người dân xã Quốc Khánh về chất lượng nước
sinh hoạt .......................................................................................................... 34
Bảng 4.3. Đánh giá màu sắc, mùi vị nước sinh hoạt xã Quốc Khánh ............ 34
Bảng 4.4. Tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước ............................ 35
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước khe ............................................................ 35
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước giếng khoan .............................................. 37
Bảng 4.7. Kết quả phân tích Chất lượng nước suối ........................................ 39
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả phân tích nước sinh hoạt xã Quốc Khánh ......... 40
Bảng 4.9. Thống kê tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình
tại xã Quốc Khánh ........................................................................................... 41
Bảng 4.10. Thống kê tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại
xã Quốc Khánh ................................................................................................ 42


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ xã Quốc Khánh ................................................................... 25
Hình 4.2 biểu đồ Thống kê tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xã
Quốc Khánh..................................................................................................... 33
Hình 4.3. Kết quả phân tích chỉ Fe nước khe.................................................. 36
Hình 4.4. Kết quả phân tích chỉ tiêu độ cứng của nước khe ........................... 36
Hình 4.5 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng.................................. 38
Hình 4.6 Kết quả phân tích chỉ tiêu độ cứng trong nước giếng ...................... 38
Hình 4.7 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước suối .................................... 39



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và sinh
vật. Con người đã từng coi tài nguyên nước là vô hạn, chính vì thế đã sử dụng
nước một cách lãng phí, thiếu hiệu quả. Không những vậy với hoạt động sống của
con người ngày càng cao, các nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề
dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy để có thể bảo vệ nguồn tài nguyên
nước khỏi bị suy thoái, cạn kiệt giúp cho việc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu
quả, trước hết, các địa phương, các ngành không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm
quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống, đồng thời có ý thức đối với hành
động, việc làm của mình để không gây thêm sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
sạch quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày.
Quốc khánh là một xã thuộc huyện Tràng Định kinh tế còn chậm phát
triển, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn. Tuy vậy trong thời gian qua cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì
vấn đề môi trường của xã đang bộc lộ nhiều bất cập thậm chí đang báo động.
Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng, kéo theo đó là ô nhiễm nước sinh hoạt. Điều này đã gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân. Nguồn nước dùng cho
sinh hoạt tại xã Quốc khánh chủ yếu là nước giếng khoan, nước suối và nước
khe. Trên địa bàn có suối Hua khao chảy qua, là một thủy vực quan trọng trong
việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cũng như các hoạt động
khác. Tuy nhiên do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của nhiều hộ dân sống gần. Ý
thức của người dân thấp nên xả thải vứt rác xuống suối làm ô nhiễm nguồn

nước…, bên cạnh đó là một xã thuần nông chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi,
do lạm dụng phân bón, hóa chất BVTV, cùng với chất thải chăn nuôi, rác thải,


2

nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý... đã gây ảnh hưởng đến nguồn
nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã.
Xuất phát từ thực trạng đó và để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng
tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số
giải pháp để khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước
sạch tại địa phương. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Môi Trường dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dương Minh
Ngọc - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề
xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước tại xã Quốc Khánh, huyện
tràng định, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng
cao chất lượng nước tại xã quốc khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quốc Khánh, huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn xã thông qua 3 mẫu đại
diện là mẫu nước khe, nước giếng khoan và nước suối.
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
nước sinh hoạt và cung cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng nước sinh
hoạt, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân địa phương.
1. 3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo và tài liệu cho các nghiên cứu khoa
học khác có liên quan đến mảng kiến thức này. Đồng thời bổ sung thêm thông


3

tin, số liệu về hiện trạng nước sinh hoạt và chất lượng nước tại xã Quốc Khánh,
huyện tràng định, tỉnh Lạng Sơn
- Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống kiến thức đã học và áp dụng vào thực
tế, và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận những nghiên cứu khoa học, nâng
cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Là tài liệu tốt hữu ích đối với địa phương trong công tác quản lý hiện
trạng và chất lượng nước trên địa bàn xã.
- Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nguồn nước để cải thiện và góp phần bảo vệ sức khỏe cho người
dân. Qua đó thấy được hiệu quả kinh tế do công tác quản lý mang lại, góp phần
khẳng định, chứng minh nước là nguồn tài nguyên quý giá. Từ đó nâng cao ý
thức của người dân trong bảo vệ lấy môi trường sống của mình.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các vật chất nhân tạo bao

quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật (Theo khoản 1 điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt
Nam năm 2014 ).
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật (Theo khoản 1 điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt
Nam năm 2014 ).
- Nước và một số khái niệm có liên quan
+ Trong tự nhiên nước tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí, nước đóng băng
ở nhiệt độ 00C nước có khối lượng riêng lớn nhất.
+ Nguồn nước: là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các
tầng chứa nước dưới đất mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
+ Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
+ Nước dưới đất: là nước tồn tại ở trong các tầng chứa nước dưới đất.
+ Nước sinh hoạt: là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ
sinh của con người .
+ Nước sạch: là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước
sạch của Việt Nam.


5

+ Nguồn nước liên tỉnh: là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương trở lên [3].
+ Nguồn nước nội tỉnh: là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
+ Nguồn nước liên quốc gia: là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang
lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn

nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.
+ Ô nhiễm nguồn nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học,
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ
thuật cho phép gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật.
+ Suy thoái nguồn nước: là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn
nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được
quan trắc qua các thời kỳ trước đó [3].
+ Cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của
nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khai
thác sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.
+ Chức năng của nguồn nước: là những mục đích sử dụng nước nhất định
dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước.
+ Hành lang bảo vệ nguồn nước: là phần đất giới hạn dọc theo nguồn
nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định [3].
2.1.2. Vai trò của nước
2.1.2.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70%
trong lượng cơ thể, 65 – 75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng
lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào.
Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết


6

tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3 – 4 lít). Nước
là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không
ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng
được đưa vào cơ thể, sau đó đươc chuyển vào máu dưới dạng dịch nước. Một

người nặng 60 kg cần cung cấp 2 – 3 lít nước để đổi mới lượng nước của cơ thể
và duy trì các hoạt động sống bình thường.
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như các
chức năng các hệ thống trong cơ thể như suy giảm chức năng thận. Những
người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện
cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và
túi mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch,
hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn có thể tử vong nếu lượng nước
mất đi 20%. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự
sống [8].
2.1.2.2. Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất
- Đối với đời sống sinh hoạt.
Nước được sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm giặt hằng ngày và hoạt
động vui chơi giải trí như bơi lội,...
- Đối với hoạt động nông nghiệp.
Tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển. Từ một hạt
cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước, lúa cần 4.500
lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân dan có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp.
Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hang đầu là nhu cầu
thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sang, chất dinh
dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí của đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng sản
lượng lương thực vượt quá tốc độ tăng dân số thế giới. Đối với Việt Nam, nước
đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng


7

– các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên hệ sinh thái nông
nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên

một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay. Nước
Việt Nam theo nghĩa đen đúng của nó là nước – H2O.
- Đối với công nghiệp.
Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dung để làm nguội
các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các
phản ứng hóa học
- Đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, thủy điện.
+ Đối với nuôi trông thủy sản nước là môi trường sống, nuôi trồng thủy
sản luôn luôn gắn liền với chất lượng nguồn nước cung cấp.
+ Với nghành công nghiệp thủy điện nước có vai trò vô cùng quan trọng
nước là năng lượng chính để tạo ra nguồn điện.
2.1.3. Các loại ô nhiễm nước
a) Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm
Ô nhiễm nước dựa vào nguồn gốc tự nhiên
- Ô nhiễm do đặc tính địa chất của nguồn nước: nước trên đất phèn
thường chứa nhiều sắt, nhôm, sunfat, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều
sắt và mangan, nước vùng núi đã chứa nhiều canxi.
- Ô nhiễm do mặn, nước mặn theo thủy triều hoặc từ muối mở trong long
đất, khi có điều kiện hòa lẫn trong môi trường nước, làm cho nước nhiễm clo,
natri. Nồng độ muối khoảng 8 g/lthì hầu hết các thực vật đều bị chết.
- Ô nhiễm do mua, tuyết tan, lũ lụt,…nước mưa rơi xuống mặt đất, mái
nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp,…kéo theo các chất xuống song, hồ
hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của
chúng. Sự ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm diện [1].
Ô nhiễm nước dựa vào tính chất ô nhiễm


8

- Ô nhiễm sinh học của nước: ô nhiễm nước về mặt sinh học là do các nguồn

thải đô thị hay kỹ nghệ các chất thải sinh hoạt , phân, nước rửa của các nhà máy
đường giấy, nhà máy đường, lò sát sinh,…
- Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ: do thải vào nước các chất nitrat,
photphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công
nghệ khác như: Zn, Mn, Cd, Cu, Hg, Cr, Niken là những chất độc cho thủy
sinh vật, sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nguồn nước các
chất như nitrat, photphat và các chất dùng trong nông nghiệp, các chất thải
từ ngành công nghiệp.
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: ô nhiễm chủ yếu do hidrocacbon,
nông dược, các chất tẩy rửa,…
- Ô nhiễm vật lý: các chất rắn không tan khi được thải vào nguồn nước
làm tăng lượng chất lơ lửng, tức là làm tăng độ đục của nước. Các chất này có
thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn
và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều
chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm
giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ [1].
b) Dựa vào môi trường nước
- Ô nhiễm nước ngọt.
- Ô nhiễm biển và đại dương.
c) Dựa vào tính chất ô nhiễm
- Ô nhiễm sinh học.
- Ô nhiễm hóa học.
- Ô nhiễm vật lý.
2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
2.1.4.1. Nguồn gốc tự nhiên
Môi trường nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm
nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, tuyết tan,...nhưng nguyên


9


nhân chủ quan chủ yếu do xả thải từ các vùng dân cư khu công nghiệp, các
phương tiện giao thong vận tải đường biển. Tuy nhiên ta có thể liệt kê một số
nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm nguồn nước như sau.
2.1.4.2 Nguồn gốc nhân tạo
- Ô nhiễm do rác thải, nươc thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu
cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng
(photpho, nito), chất rắn và vi trùng. Nhìn chung mức sống cao thì lượng thải
và tải lượng thải càng cao.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường là chứa nhiều tạp chất khác
nhau trong đó khoảng 58% là các chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và mottj
lượng lớn vi sinh vật thong thường. Các chất vô cơ phân bố ở dạng tan nhiều
hơn so với chất hữu cơ. Các chất hữu cơ phân bố nhiều ở dạng keo và không
tan. Phần lớn các vi khuẩn này trong nước thải thường ở các dạng vi khuẩn gây
bệnh tả, lỵ, thương hàn,… [1].
- Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp.
- Bao gồm các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích
sinh trưởng,...là những nguồn gây ô nhiễm đáng kể. Tổng số các chất thải nông
nghiệp xả thải vào nguồn nước khá lớn, đặc biệt là những vùng nông nghiệp
phát triển.
- Nước tiêu: khoảng 2/3 lượng nước tưới cho cây trồng bị tiêu hao do
bốc hơi trên mặt lá, phần còn lại chảy ra các kênh dẫn hoặc thấm xuống nước
ngầm nằm ở phía dưới. Hiện tượng hòa tan các muối có trong phân bón và sự
cô đặc do bay hơi, phần nước còn lại thường có độ mặn cao từ 3 đến 10 lần so
với độ mặn trước đó trong nước. Những ion chủ yếu trong nước sau khi tưới
gồm Ca2+, Mg2+, Na+, HCO3-, S042-, Cl-, N03-.



10

- Chất thải động vật: Phân và nước tiểu của động vật là nguồn gây ô
nhiễm khá lớn đối với nguồn nước, đặc tính ô nhiễm của chất thải động vật là
chứa hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy mang nhiều vi sinh vật gây bệnh.
- Nước chảy tràn trên mặt đấ: Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa
hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn ô nhiễm nước song, hồ, nước rửa
trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo thuốc trừ sâu, phân bón [1].
Các nguồn nguyên nhân gây ô nhiễm trên nhìn chung đều xuất phát từ ý
thức và trách nhiệm của người dân chưa được cao.
- Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp.
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo hàng
loạt các khu công nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và chưa được xử lý
triệt để. Nước thải công nghiệp chứa các chất hóa học độc hại (kim loại nặng
như Pb, Cd, Hg, Cr,…), các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (phenol, chất
hoạt động bề mặt,…),chất hữu cơ dễ phân huyrsinh học từ các cơ sở sản xuất
công nghiệp thực phẩm.
Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc
điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm
(đường, sữa, thịt, tôm, cá, nước ngọt, bia..) chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân
hủy. Nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có kim
loại nặng, sunfua. Nước thải của các xí nghiệp ắc quy ac quy có nồng độ axit,
chì cao. Nước thải nhà máy bột giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, phenol [1].
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa
XIII kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/10/2015.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21

tháng 6 năm 2012.


11

- Nghị định số155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm
2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của chính
phủ đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường.
- Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2017 về việc thu
thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
- Thông Tư 01/2015/TT-BTNMT 09/01/2015 Ban Hành Định Mức Kinh
Tế - Kỹ Thuật Quan Trắc Và Dự Báo Tài Nguyên Nước
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày ngày 01 tháng 09 năm
2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định kỹ thuật quan trắc
môi trường
- Thông tư số: 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.
- Thông tư số 16/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật và định mức kinh
tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt
- Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt
+ QCVN 01-1:2018/BYT Chất lượng nước sạch sinh hoạt
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng nước mặt
+ Tiêu chuẩn nước ăn uống QCVN 01:2018/BYT do Cục Y tế dự phòng
và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư
số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.


12

2.3. Tình hình sử dụng nước ở trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần
phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu
cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp
thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được
nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và
cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng. Tình
hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và càng
ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời, từng
dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng này vẫn
còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung dân cư quá
đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng
trở nên nan giải.
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính,
bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được
sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt. Nhu cầu
về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công
nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một
số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất...,
chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ tới 90% tổng lượng nước sử dụng cho công

nghiệp.
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi
hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai
do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế
giới có thể giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa


13

mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi
nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người
ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu
được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500
tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000
tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá
trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng,
sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong
các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước trong nông nghiệp trong
những năm tới sẽ tăng lên 3.400 km3/năm, chiếm 58% tổng nhu cầu về nước
trên toàn thế giới.
Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân
sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do
sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh
hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị
lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn.
2.3.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình sử dụng các nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung
bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung

chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung
bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng.
Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời
gian là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt
hại lớn đến mùa màng và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra
còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông.
Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng
640 km3, tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km3. Nếu


14

tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn
là sông Cửu long (550 km3) và sông Hồng ( 50 km3) thì tổng lượng nước mưa
nhận được hằng năm khoảng 1.240 km3 và lượng nước mà các con sông đổ ra
biển hằng năm khoảng 900 km3. Như vậy so với nhiều nước, Việt nam có nguồn
nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000
m3/ người/ năm. Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng
nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500m3/người/năm
nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu
là chỉ khai thác lớp nước mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản
xuất nông nghiệp [7].
- Nước Ngầm
Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn
tài nguyên nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng
cho sinh hoạt đã có từ lâu đời nay, tuy nhiên việc điều tra nghiên cứu nguồn
nước này một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng
chục năm gần đây. Hiện nay phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được
thực hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công,
còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng

còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm
công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi.
- Nước khoáng và nước nóng
Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở Việt Nam có khoảng 350 nguồn nước
khoáng và nước nóng, trong đó nhóm chứa Carbonic tập trung ở nam Trung bộ,
đông Nam bộ và nam Tây nguyên, nhóm chứa Sulfur Hydro ở Tây Bắc và miền
núi Trung bộ, nhóm chứa Silic ở trung và nam Trung bộ, nhóm chứa Sắt ở đồng
bằng Bắc bộ, nhóm chứa Brom, Iod và Bor có trong các trầm tích miền võng
Hà Nội và ven biển vùng Quảng Ninh, nhóm chứa Fluor ở nam Trung
bộ,....Phần lớn nước khoáng cũng là nguồn nước nóng, gồm 63 điểm ấm với


15

nhiệt độ từ 300°C – 400 °C, 70 điểm nóng vừa với nhiệt độ từ 41 °C – 60 °C
và 36 điểm rất nóng với nhiệt độ từ 600°C – 1000°C, hầu hết là mạch ngầm chỉ
có 2 mạch lộ thiên thuộc loại ấm gặp ở trung Trung bộ và ở đông Nam bộ. Từ
những số liệu trên cho thấy rằng tài nguyên nước khoáng và nước nóng của
Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại và phong phú có tác dụng chữa bệnh, đồng
thời có tác dụng giải khát và nhiều công dụng khác.
Trong những năm gần đây nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp và
sinh hoạt không ngừng tăng lên theo đà phát triển của công nghiệp, sự gia tăng
dân số, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao và sự phát triển
của các đô thị.
- Tình hình sử dụng nước trong các hoạt động kinh tế
Việt Nam là nước Đông Nam Á (DNA) có chi phí nhiều nhất cho thủy
lợi. Cả nước hiện nay có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa,
trên 3.500 hồ đập nhỏ 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10.000
máy bơm các loại có khả năng cung cấp 60 - 70 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, hệ thống
thủy nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50-60% công suất thiêt kế.

Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho
công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ
m3. Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng nông
nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp
đôi, chiếm khoảng 1/10 lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3
lượng nước chảy ổn định. Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong
14 nước có tiềm năng thuỷ điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất
khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72 đến 75% sản lượng điện cả nước. Với tồng chiều
dài các sông và kênh khoảng 40.000 km, đã đưa và khai thác vận tải 1.500 km,
trong đó quản lý trên 800 km. Có những sông suối tự nhiên, thác nước,… được
sử dụng làm các điểm tham quan du lịch [7].
- Tình hình khai thác sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt


16

Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước
sinh hoạt. Về mặt sinh lý mỗi người cần 1 - 2 lít nước/ ngày. Và trung bình nhu
cầu sử dụng nước sinh hoạt của một người trong một ngày 10 - 15 lít cho vệ
sinh cá nhân, 20 - 200 lít cho tắm, 20 - 50 lít cho làm cơm, 40 - 80 lít cho giạt
bằng máy,…
+ Ở khu vực thành thi: Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực
thuộc trung ương, 86 thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu
người chiếm 26,3% dân số toàn quốc . Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị
với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu m3/ ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng
nguồn nước mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m3/ngày và 148 nhà máy
sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu m3/ngày.
+ Ở khu vực nông thôn: Đối với khu vực nông thôn Việt Nam có khoảng
36,7 triệu người dân được cấp nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu).
Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm

khoảng 66,7%, đồng bằng sông hồng 65,1% đồng bằng sông cửu long 62,1%.
Tại Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1.100 000
m3/ngày đêm. Trong đó, phía nam sông hồng khai thác với lưu lượng
700.000m3/ngày đêm. Trên địa bàn hà nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng
khoan khai thác nước kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan
của công ty nước sạch quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm
phát nước nông thôn. Các tỉnh ven biển miền tây nam bộ như: Kiên Giang, Trà
Vinh, Bến Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch ao hồ không
đủ phục vụ nhu cầu của đời sống và sản xuất, vì vậy nguồn nước cung cấp chủ
yếu được khai thác từ nguồn dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh,
Sóc Trăng ,Bạc Liêu, Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày [7].
- Tài nguyên nước mặt và những thách thức trong tương lai
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) tổng lượng dòng chảy trung
bình hàng năm của nước ta khoảng 847 km3 trong đó tổng lượng ngoài vùng


×