Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.09 KB, 125 trang )

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

3

MỞ ĐẦU

4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỒI GIÁO TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM

1.1. Một số vấn đề cơ bản về Hồi giáo thế giới
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Hồi giáo
1.1.2. Giáo lý, giáo luật của Hồi giáo
1.1.3. Các hệ phái và tổ chức của Hồi giáo.
1.1.4. Sự phân bố của Hồi giáo trên thế giới hiện nay
1.1.5. Hồi giáo cực đoan và ảnh hưởng của nó đến chính trị xã hội và quan hệ quốc tế
1.2. Khái quát về Hồi giáo ở Việt Nam
1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam.
1.2.2. Tình hình Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay
1.2.3. Một số đặc điểm mang tính quốc tế của Hồi giáo
Việt Nam

11
11
11
14
17
20


23
30
30
36
38

CHƢƠNG 2: CỘNG ĐỒNG HỒI GIÁO VIỆT NAM TRONG CÁC MỐI
QUAN HỆ QUỐC TẾ: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. Quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với các
cộng đồng Hồi giáo ở Đông Nam Á
2.1.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cộng đồng Hồi giáo
Việt Nam với cộng đồng Hồi giáo các nước Đông Nam Á
2.1.2. Mối quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với các
cộng đồng Hồi giáo trong khu vực
2.1.3. Các hoạt động quốc tế của cộng đồng Hồi giáo
Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
2.2. Quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với
cộng đồng Hồi giáo Trung Đông
2.2.1. Hồi giáo với vai trò là một nhân tố quan trọng chi phối
hệ thống chính trị ở Trung Đông

1

48
49
49
55
58
63

63


2.2.2. Hồi giáo và những biến động chính trị ở Trung Đông hiện nay
2.2.3. Mối quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam và cộng đồng
Hồi giáo Trung Đông
2.3. Một số âm mƣu, hoạt động lợi dụng các mối quan hệ quốc tế
của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ

68
72
78
85
85

3.1. Một số nhận định, đánh giá
3.1.1. Tác động từ các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo
Việt Nam tới kinh tế, văn hóa, chính trị
85
3.1.2. Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong việc
phát triển quan hệ giữa Việt Nam với một số quốc gia Hồi giáo 89
3.1.3. Xu hướng quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam 95
3.2. Một số kiến nghị liên quan đến quan hệ quốc tế của cộng đồng
Hồi giáo Việt Nam
100
3.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động đối ngoại của cộng đồng
Hồi giáo Việt Nam
100
3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối

với các hoạt động quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam
103
KẾT LUẬN
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
110
PHỤ LỤC
119

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIW: Alliance Islamic World
ASEAN: Association of Southeast Asia Nations.
ASEM: Asia-Europe Meetting
ECFR: European Council for Fatwa and Research
EU: Europian Union
FULRO: Front Unifié de Lutte des Races opprimées
IDB: Islamic Development Bank
IDF: Islamic Development Funds
INA: Islamic News Agency
IOC: International Office of Champa
ISESCO: Islamic Educational, Scientific and Cultural Organization

MENA: Middle East and North Affrica
MWL: Muslim World League
NGO: Non-Governmental Organization
NATO: North Atlentic Treaty Organization

OIC: Organization of Islamic Cooperation
PACCOM: People’s Aid Coordination Committee
PLO: Palestine Liberation Organization
UAE: United Arab Emirates
UIC: Ulama International Council

3


MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Hồi giáo, một tôn giáo thế giới có số lượng tín đồ lớn bậc nhất với 1,57
tỷ người, có mặt ở khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng
hơn 40 quốc gia có số lượng tín đồ đông và coi Hồi giáo là quốc giáo [89]. Do
đặc điểm ra đời, phát triển và đặc thù tôn giáo, Hồi giáo là tôn giáo có nền văn
hóa độc đáo, là một nền văn minh của nhân loại. Nó có ảnh hưởng lớn trong
đời sống chính trị, xã hội và văn hóa tư tưởng của thế giới. Trong bối cảnh thế
giới hiện nay, với vai trò là một chủ thể trong quan hệ quốc tế, các tổ chức
Hồi giáo ngày càng tăng cường các hoạt động quốc tế với nhiều hình thức đa
dạng, vừa thể hiện những mặt tích cực trong quan hệ hợp tác vừa chứa những
biểu hiện phức tạp, đặc biệt là xuất hiện nhiều hoạt động khủng bố đe doạ an
ninh thế giới có liên quan đến Hồi giáo.
Cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam chủ yếu là người Chăm, với số lượng
tín đồ trên 72 ngàn người. Tuy tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam không đông, nhưng
gắn với người Chăm, một tộc người có đặc điểm riêng về lịch sử, văn hoá mà
các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng để chống lại nhà nước ta. Người
Chăm Hồi giáo trong quá trình phát triển đều có quan hệ thường xuyên với
những người có ngôn ngữ Melayu. Vì có cùng chung gốc ngôn ngữ, văn hoá
và tôn giáo với cộng đồng Hồi giáo các nước Indonesia, Malaysia, cộng đồng
Hồi giáo Việt Nam có quan hệ mật thiết và ít nhiều chịu ảnh hưởng của Hồi

giáo trong khu vực. Thực tế cho thấy, do điều kiện đời sống kinh tế của tín đồ
Hồi giáo Việt Nam nói chung còn gặp không ít khó khăn, trong khi đó các nhu
cầu sinh hoạt tôn giáo, các quy định của giáo luật đòi hỏi họ phải tuân thủ
(như thực hiện tháng chay Ramadan, hành hương Mecca,…). Do đó, để thực
hiện được trách nhiệm và bổn phận của người tín đồ, không có gì hơn là họ
phải tìm cách tạo quan hệ với các cá nhân, tổ chức Hồi giáo quốc tế, khu

4


vực, thân nhân ở nước ngoài để xin tài trợ kinh phí. Hoạt động này càng rõ nét
hơn khi đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện thì nhu cầu tín ngưỡng, tôn
giáo và thực hiện các điều luật trong giáo luật đối với tín đồ Hồi giáo là cần
thiết.
Do xu hướng phát triển của thế giới ngày càng mở rộng trong quan hệ
hợp tác song phương, đa phương trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóaxã hội,… các cá nhân, tổ chức Hồi giáo quốc tế đang tăng cường các hoạt
động để thâm nhập, tạo quan hệ và ảnh hưởng đến cộng đồng Hồi giáo tại các
nước đã và đang phát triển, trong đó có Hồi giáo Việt Nam. Hồi giáo ở Việt
Nam cũng đã từng bước chủ động tạo được các quan hệ với tổ chức Hồi giáo
bên ngoài, tranh thủ để nhận các tài trợ. Các mối quan hệ này ngày càng có xu
hướng gia tăng, dưới nhiều dạng thức phong phú đa dạng. Trong khi tình hình
hiện nay, trước những tác động bên ngoài, những diễn biến phức tạp trong Hồi
giáo tại các nước trên thế giới và trong khu vực sẽ có ảnh hưởng và tác động
sâu sắc đến tình hình Hồi giáo Việt Nam. Nó không chỉ có ảnh hưởng tới sinh
hoạt tôn giáo và các lĩnh vực trong đời sống xã hội của cộng đồng Hồi giáo
Việt Nam mà còn tác động tới an ninh, chính trị của Việt Nam.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với
phương châm "Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển", mối quan hệ
giữa Việt Nam với các nước Hồi giáo thế giới nhất là khu vực Trung Đông và

Đông Nam Á ngày càng được tăng cường không chỉ về kinh tế, văn hoá mà cả
về mặt tôn giáo.
Từ những lý do nêu trên cho thấy nghiên cứu về Hồi giáo thế giới và
Hồi giáo Việt Nam và mối quan hệ của chúng có ý nghĩa quan trọng, làm cơ
sở cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Hồi giáo
Việt Nam với Hồi giáo thế giới, và trong chừng mực nhất định giúp cho Đảng

5


và Nhà nước xử lý các mối quan hệ về văn hóa, chính trị, kinh tế với các quốc
gia Hồi giáo trong điều kiện hiện nay.
II. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Các mối quan hệ quốc tế hiện nay, đặc biệt trong
thập niên đầu thế kỷ XXI của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam đối với cộng
đồng Hồi giáo ở khu vực Trung Đông và Đông Nam Á.
- Luận văn khai thác kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học,
các bài viết của các học giả trong và ngoài nước và những trải nghiệm thực tế.
III. Lịch sử vấn đề.
Trong những năm qua, ở nước ta đã dần có nhiều công trình nghiên cứu
về Hồi giáo như các tác phẩm: Đạo Hồi và chủ nghĩa Hồi giáo của GS.
Jacqué Rollet; Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại - Islam của nhóm tác
giả Nguyễn Đức, Thế Trường, Lê Yên NXB Văn hoá Thông tin, 2002; Lịch
sử Trung Đông 14 thế kỷ ra đời và phát triển của Hồi giáo của Glenne Perry,
NXB Tôn giáo, 2009, v.v....Các tác phẩm này đã phác hoạ tương đối toàn
diện về bức tranh Hồi giáo trên thế giới. Đối với Hồi giáo ở Việt Nam, cũng
có nhiều nghiên cứu, tác phẩm Người Chàm Hồi giáo miền Tây nam phần
Việt Nam của Nguyễn Văn Luận ấn hành năm 1974 được coi là công trình
nghiên cứu quan trọng đầu tiên.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001,
vấn đề Hồi giáo càng thu hút các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới, người ta
tập trung nghiên cứu vấn đề Hồi giáo cũng như chủ nghĩa Hồi giáo trong bối
cảnh toàn cầu hoá và những tác động của nó. Tác phẩm Sự va chạm của các
nền văn minh của Samuel Hungtington, NXB Lao động, 2005 đã đề cập đến
việc thế giới đương đại đang chứng kiến những xung đột khốc liệt do phân

6


giới văn minh sai lệch. Tác phẩm đã đưa ra giả định về tính phổ cập của văn
minh phương Tây khiến nó mâu thuẫn với các nền văn minh khác, nghiêm
trọng nhất là đối với Hồi giáo. Xung đột giữa thế giới Hồi giáo và phương
Tây vốn đã tồn tại từ lâu, nay càng trở nên căng thẳng khi phương Tây cho
rằng thế giới Hồi giáo là nguồn phát triển của vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa
khủng bố, còn người Hồi giáo thì coi đối thủ của mình là “Phương Tây vô
thần” như một cái gì đó thối nát, suy đồi, trái đạo đức và làn song chống
phương Tây của thế giới Hồi giáo không ngừng gia tăng trong thời gian qua.
Vấn đề này cũng được cố Thủ tướng Pakistan Benasir Bhutto đề cập đến
trong cuốn Hoà giải Hồi giáo, dân chủ và phương Tây do NXB Văn hoá Thông tin xuất bản năm 2008. Cuốn sách đã giúp độc giả phần nào hiểu được
nguyên nhân xảy ra các cuộc xung đột ngay trong lòng Hồi giáo và giữa Hồi
giáo và phương Tây dưới góc nhìn của một nữ chính khách nổi tiếng được đào
tạo ở phương Tây, đồng thời đưa ra những kiến giải của tác giả về quan hệ
giữa thế giới Hồi giáo với nền dân chủ và phương Tây.
Về Hồi giáo ở Đông Nam Á, cuốn sách Một số vấn đề về xung đột sắc
tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á xuất bản năm 2007, do TS. Phạm Thị Vinh chủ
biên đã cung cấp những thông tin quý báu về Hồi giáo và ảnh hưởng của nó
đến an ninh khu vực Đông Nam Á. Các tác giả của công trình này muốn gửi
đến độc giả những bài học lịch sử về cách giải quyết vấn đề xung đột sắc tộc
và tôn giáo bằng con đường hòa bình và hợp tác. Bên cạnh đó, cuốn Islam

ở Malaysia của TS. Phạm Thị Vinh, Nhà xuất bản KHXH ấn hành năm 2008
đã làm rõ được vị trí đặc biệt của Hồi giáo trong đời sống chính trị, văn hóa xã hội của Liên bang Malaysia. Đó là tôn giáo của cộng đồng người Melayu những người nắm quyền lãnh đạo và có nhiều đặc quyền, đặc lợi trong mọi
lĩnh vực, đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Gần đây,
cuốn sách Trung Đông - những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong

7


bối cảnh quốc tế mới do PGS.TS Đỗ Đức Định chủ biên đã phác họa tương
đối toàn diện về tình hình chính trị - kinh tế và ảnh hướng của Hồi giáo đến
các lĩnh vực này ở khu vực Trung Đông.
Liên quan trực tiếp đến đề tài này chưa có nhiều công trình nghiên cứu.
Trong thời gian qua có thể kể đến nghiên cứu của GS. Nguyễn Tấn Đắc và
TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân: Cộng đồng Hồi giáo (Islam) ở TP Hồ Chí Minh và
mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á ấn hành năm 2001. Công trình nghiên
cứu đã cung cấp những thông tin tổng quát về Hồi giáo trên thế giới và ở Việt
Nam. Đặc biệt, công trình đã phân tích đặc điểm, hiện trạng của cộng đồng
Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh và mối quan hệ của nó với các cộng đồng Hồi
giáo khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, đây mới chỉ là nghiên cứu hoạt động
quốc tế của một cộng đồng Hồi giáo nhỏ trong một khu vực, chưa bao quát
cho toàn thể Hồi giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Thời
gian gần đây, các mối quan hệ quốc tế của Hồi giáo Việt Nam diễn ra rất sôi
động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhưng chưa có đề tài khoa học
nào nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề này.
III. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn.
1. Mục tiêu.
- Cung cấp những thông tin cơ bản về Hồi giáo trên thế giới và ở Việt
Nam hiện nay.
- Đánh giá vị trí, vai trò, ảnh hưởng của Hồi giáo trong đời sống chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; mối quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam

với các cộng đồng Hồi giáo thế giới, những tác động và vai trò của nó trong
việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam hiện nay.
- Từ kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những
giải pháp nhằm phát triển quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các quốc gia

8


Hồi giáo, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động quốc
tế của Hồi giáo Việt Nam, góp phần giữ vững an ninh chính trị, xã hội.
2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu Hồi giáo thế giới và Hồi giáo Việt Nam trên cơ sở nghiên
cứu những nét tổng quát về Hồi giáo trên trường quốc tế hiện nay. Làm rõ vai
trò, vị trí của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế của nó.

- Nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa cộng đồng
Hồi giáo Việt Nam và các cộng đồng Hồi giáo thế giới như: hoạt động của các
phong trào Hồi giáo trên thế giới liên quan đến cộng đồng Hồi giáo Việt
Nam; hoạt động quốc tế của chức sắc, tín đồ Hồi giáo Việt Nam; hoạt động
của các cá nhân, tổ chức Hồi giáo thế giới tại Việt Nam, v.v...
- Nghiên cứu để có cái nhìn tổng thể về mối quan hệ giữa cộng đồng
Hồi giáo Việt Nam với các cộng đồng Hồi giáo ở hai khu vực chính là Đông
Nam Á và Trung Đông.
- Nhận định và kiến nghị các giải pháp đối với những vấn đề liên quan
đến quan hệ quốc tế của Hồi giáo Việt Nam.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Luận văn dựa trên các cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các lý thuyết về quan hệ quốc tế, chính trị học và tôn giáo học.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: logic, so sánh, tổng
hợp, đánh giá, toạ đàm, hội thảo. Luận văn cũng khai thác thông tin tư liệu

của các công trình nghiên cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm.
V. Đóng góp của luận văn.
1. Bước đầu làm rõ vai trò của Hồi giáo Việt Nam trong các mối quan hệ
quốc tế hiện nay, đặc biệt ở hai khu vực chính là Đông Nam Á và Trung Đông.

9


2. Góp phần làm rõ thực trạng và xu hướng phát triển trong mối quan
hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam và cộng đồng Hồi giáo thế giới trong
bối cảnh hiện nay.
3. Nêu ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy đối ngoại tôn giáo, góp phần
giúp Đảng, Nhà nước giải quyết vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế của Hồi
giáo ở Việt Nam và xử lý các mối quan hệ về chính trị, kinh tế với các nước
Hồi giáo thế giới trong tiến trình hội nhập.
VI. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về Hồi giáo trên thế giới và ở Việt Nam
Chương 2: Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong các mối quan hệ
quốc tế: thực trạng và những vấn đề đặt ra
Chương 3: Một số nhận định và kiến nghị

10


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỒI GIÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1. Một số vấn đề cơ bản về Hồi giáo thế giới.

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Hồi giáo.
Islam giáo ra đời ở bán đảo Arập vào đầu thế kỷ VII sau Công
nguyên. Theo sử sách của Trung Quốc, Islam giáo được gọi là Hồi giáo hoặc
Hồi Hột giáo, vì khi nó được truyền vào một bộ lạc thuộc dân tộc Hồi Hột ở
Trung Quốc. Khi vào Việt Nam, Islam giáo cũng được gọi là Hồi giáo theo
cách gọi của người Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hai cách gọi có
nghĩa như nhau là “Hồi giáo” và “Islam giáo”, trong đó cách gọi là “Hồi giáo”
phổ biến hơn. Vì vậy, trong luận văn tác giả sử dụng thuật ngữ “Hồi giáo”
theo cách gọi của phần đông người Việt Nam.
Sự ra đời của tôn giáo này xuất phát bởi những tiền đề kinh tế, chính
trị, xã hội và tư tưởng. Nó gắn liền với sự biến chuyển của xã hội chế độ công
xã nguyên thủy sang chế độ xã hội có giai cấp. Sự biến đổi đó kéo theo sự đòi
hỏi cần phải thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Arập thành một nhà nước
phong kiến. Đồng thời, tín ngưỡng thờ đa thần không còn đáp ứng nhu cầu
của xã hội mới mà phải thay thế bằng tôn giáo mới - tôn giáo thờ nhất thần.
Hồi giáo ra đời trong hoàn cảnh đó.
Quá trình hình thành và ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi và sự
nghiệp của Muhammad - người mà tín đồ Hồi giáo (Muslim) tôn vinh là sứ
giả cuối cùng và anh minh nhất, vĩ đại nhất, có sứ mạng cao cả nhất cứu loài
người khỏi tội lỗi, …là Thiên sứ và Giáo chủ.
Muhammad là người thuộc bộ lạc Kuraysh, sinh năm 570 tại Mecca.
Cũng như những người trong bộ lạc, ông không biết chữ nhưng lại tỏ ra thông

11


thái và giàu nghị lực. Năm 25 tuổi, Muhammad đến làm công cho gia đình bà
Khadija - một góa phụ giàu có. Muhammad được bà Khadija rất mực yêu quý,
và không bao lâu Muhammad đã đồng ý kết hôn với bà Khadija mặc dù bà
hơn Muhammad 15 tuổi. Cuộc hôn nhân đó đã đem tới cho Muhammad thành

công trong sự nghiệp mạc khải nền tín ngưỡng Hồi giáo, vì nó bảo đảm điều
kiện vật chất và tinh thần trong quá trình truyền bá tôn giáo này. Và chính bà
Khadija là tác nhân đem đến cho Muhammad nhiều ảnh hưởng trong đời sống
tôn giáo.
Theo truyền thuyết, hàng năm cứ đến tháng 9 (Ramadan) ông thường
vào hang đá ở núi Hira ở gần thành Mecca để tịnh cốc và suy nghiệm, bỗng
một đêm vào năm 610 - khi Muhammad 40 tuổi, với những giây phút xuất
thần chìm sâu trong suy nghiệm ông nghe “thiên thần” Gabriel gọi:
“Muhammad, ông được Thượng đế chọn làm sứ giả của Người” - Ông đặt
niềm tin vào sứ mệnh mà Thượng đế đã ban cho. Từ đó, ông trở thành tiên tri
và Ali - cháu của Muhammad và bà Khadija đã trở thành những tín đồ đầu
tiên của tiên tri Muhammad.
Hồi giáo ra đời ở Mecca, nhưng nền tôn giáo mới này lại không được
chính các bộ lạc ở đây chấp nhận mà lại gặp sự phản kháng quyết liệt bởi lẽ
những người cầm đầu các bộ lạc, các chủ nô giàu có ở bộ lạc này sợ nếu chấp
nhận Hồi giáo sẽ làm phá vỡ nền tín ngưỡng đa thần, ảnh hưởng đến việc kinh
doanh buôn bán và đời sống của họ. Trước tình hình đó, Muhammad phải rời
Mecca lánh sang Yathrib - xứ sở của người Kitô giáo. Ông đã thành công
trong việc gieo mầm đạo ở đây, khi nền đạo đã bắt đầu vào lòng người, ông
cho đổi tên thành phố Yathrib thành Medina (thành phố của nhà tiên tri) và
trong vòng 5 năm, toàn bộ cư dân thành phố Medina đều theo Hồi giáo. Ông
đã thành lập ở đây một hình thái tổ chức siêu thị tộc, liên kết với nhau trên
nền tảng tôn giáo chứ không phải trên nền tảng huyết thống hay chủng tộc.

12


Điều đặc biệt là tất cả thành phố Medina được đặt dưới quyền lãnh đạo duy
nhất của Muhammad.
Từ đó, ngày 16 tháng 07 năm 622 được coi là sự mở đầu của kỷ nguyên

Hồi giáo, vì bắt đầu từ đó Muhammad được tự do truyền đạo. Sau khi ra đời,
trong khoảng thời gian từ năm 622 đến năm 630 Hồi giáo đồng thời với việc
xây dựng lực lượng, phải trải qua một thời kì đấu tranh quyết liệt kết hợp
những cuộc “thánh chiến” với những hoạt động về chính trị và ngoại giao,
cuối cùng Muhammad và những người Hồi giáo Medina đã trở về chinh phục
được thành Mecca và truyền bá Hồi giáo vào các bộ lạc ở vùng này.
Về chính trị, đây là giai đoạn Hồi giáo đã trở thành là một đế quốc bành
trướng thế lực, sau khi chinh phục được thành Mecca, Muhammad tiếp tục
mở các cuộc “thánh chiến” tấn công các vùng khác của bán đảo Arập, mục
tiêu trước tiên là tập trung tiêu diệt người Do Thái ở Arabia. Các cuộc “thánh
chiến” tiến đến đâu Muhammad cho tàn sát những ai có thái độ thù nghịch,
bắt họ làm nô lệ cho người Hồi giáo chiến thắng. Trong 20 năm, Hồi giáo đã
được truyền bá ra một vùng rộng lớn thuộc bán đảo Arập. Khi chiến thắng của
của quân Hồi giáo còn đang vang dội thì Muhammad lâm bệnh và chết vào
ngày 8/6/632, thọ 62 tuổi.
Sau khi Muhammad qua đời, từ năm 636, những người kế tục ông đã
tiến hành những cuộc viễn chinh tấn công nhiều nước, bắt đầu một thời kỳ
truyền bá Hồi giáo đến các quốc gia khác như: Syria, Ba Tư, Ai Cập, Tây Bắc
Ấn Độ,…. Cho đến thế kỷ XI, Hồi giáo đã trở thành một tôn giáo thống soái
của các dân tộc từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư; thâm nhập sâu vào các dân
tộc Châu Phi rồi vượt biển vào Tây Ban Nha, châu Âu. Từ thế kỷ XII đến thế
kỷ XVIII, Hồi giáo phải đương đầu với hai thế lực: ở phía Tây là cuộc thập tự
chinh kéo dài gần hai thế kỷ (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII) của Giáo hội Công
giáo và thế lực phong kiến châu Âu, ở phía Đông là quân Nguyên Mông hùng

13


mạnh và hiếu chiến. Tuy nhiên, thế lực Hồi giáo không những không bị suy
giảm mà còn được củng cố và mở rộng. Trong khoảng 3 thế kỷ (từ thế kỷ XIV

- XVI) Hồi giáo đẩy mạnh việc truyền bá sang nhiều nước vùng Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam.
Trong khoảng từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, với đà gia tăng
số lượng người theo Hồi giáo trên thế giới không thể duy trì được dạng thức
thuần nhất của thời tiên tri Muhammad mà đã có sự biến đổi tạo thành những
cộng đồng (Jammaah) ngăn cách bởi chế độ xã hội của mỗi quốc gia. Chính vì
vậy, các quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo có khuynh hướng lập các tổ chức
Hồi giáo gắn với lãnh thổ của từng nước, kết hợp hoạt động tôn giáo với việc
chăm lo đời sống cho cộng đồng.
Để xây dựng đế chế của mình, Hồi giáo không chỉ chú ý bành trướng
về phương diện tôn giáo, quân sự mà còn đặc biệt chú ý đến phát triển khoa
học - kỹ thuật, kinh tế và văn hoá. Có thể nói, hiếm có nền văn minh nào lại
phát triển rực rỡ trên nhiều phương diện như văn minh Hồi giáo. Thực tế cho
thấy có nhiều nhà khoa học nổi tiếng của thế giới Hồi giáo về phương diện
thiên văn, triết học, toán học, v.v…
Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới (1,57 tỷ tín
đồ), có mặt ở khoảng 200 quốc gia trên tất cả các châu lục. Mặc dù vậy, Hồi
giáo lại không có hệ thống tổ chức giáo hội quốc tế và không có hệ thống
phẩm trật chức sắc - người giữ vai trò trung gian thay quyền Thượng đế phán
xét cuối cùng, mà chỉ có những giáo sỹ đảm nhận những chức vụ như: Mufty,
Naep, Hakim, Ali, Imam, Tuon.
1.1.2. Giáo lý, giáo luật của Hồi giáo.
Cũng như bất cứ một niềm tin tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao
gồm những quan niệm về thế giới và con người. Nó chứa đựng những yếu tố

14


tín ngưỡng cổ của người Arập, nhất là của Do Thái giáo và Kitô giáo. Cơ sở
giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế duy nhất (Allah) và thiên sứ

Muhammad, tin vào thiên thần và sự bất tử của linh hồn, tin vào ngày phục
sinh và phán xét cuối cùng của Thượng đế, vào thiên đường và địa ngục. Đặc
biệt là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Qur’an và luật Shariah.
Giáo lý Hồi giáo nhìn nhận thuyết sáng thế của Kitô giáo và cho rằng
Allah là Thượng đế duy nhất, là đấng kiến tạo ra vạn vật và sau cùng là tạo ra
Adam vào ngày thứ 6 trong tuần, nhưng lại bác bỏ thuyết “tam vị nhất thể”
thiên chúa ba ngôi của Kitô giáo. Các thiên thần đều do Thượng đế tạo ra, có
nhiệm vụ truyền đạt những phán xét của Thượng đế. Và những phán xét của
Thượng đế Allah được lan truyền và tỏa sáng lần lượt từ vị thiên sứ này đến vị
thiên sứ khác mà Muhammad là vị thiên sứ sau cùng, nên sùng tín
Muhammad, vì ông có công lao vĩ đại là đã đem thánh kinh Qur’an xuống
trần thế. Kinh Qur’an là nội dung giáo luật căn bản của Hồi giáo, là nền tảng
của những nguyên tắc xã hội Hồi giáo.
Giáo luật Hồi giáo phần lớn được ghi nhận trong kinh Qur’an. Khi mới
ra đời, giáo điều cơ bản của Hồi giáo duy nhất là thiên Kinh Qur’an. Song,
quá trình phát triển và bành trướng thế lực, tôn giáo này phải đương đầu với
các dân tộc có nền văn minh tiến bộ hơn, do đó nảy sinh yêu cầu cần thiết
phải có những quy định mới cụ thể cho phù hợp. Từ đó, sách luật Shariah của
tôn giáo này ra đời do những người thân cận Muhammad soạn thảo từ thế kỷ
thứ VII đến thế kỷ X.
Giáo luật Hồi giáo chịu sự chi phối của văn hoá Arập cổ, nó quy định
toàn diện hoạt động của con người, từ đức tin tôn giáo đến đời sống xã hội.
Nhưng điều quan trọng và nổi bật nhất trong giáo luật Hồi giáo mà mỗi tín đồ
Hồi giáo phải thực hiện, đó là năm điều sống đạo cơ bản, còn gọi là “năm cốt
đạo” [65], đó là:

15


- Xác tín, còn gọi là biểu lộ đức tin (Shahadah): Đó là sự kiên nhẫn đón

nhận tất cả những gì mà Thượng đế đã tiền định, thi hành triệt để những lời
răn dạy của Thượng đế và tiên tri Muhammad. Một trong những điều trọng
yếu của sự biểu lộ đức tin là tuyên xưng rằng chỉ tin vào một Thượng đế duy
nhất là Allah và sứ mạng cao cả của tiên tri Muhammad.
- Cầu nguyện mỗi ngày (Salah): Mỗi tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5
lần trong một ngày vào lúc rạng đông, giữa trưa, chiều, lúc hoàng hôn và chập
tối. Tín đồ có thể cầu nguyện bất cứ nơi đâu trừ những nơi mà họ cho là dơ
bẩn. Khi cầu nguyện, nhất thiết phải quay về hướng Mecca. Trưa thứ 6 hàng
tuần là buổi cầu nguyện quan trọng đòi hỏi tín đồ phải đến thánh đường.
- Chay tịnh trong tháng Ramadan (tháng 9 Hồi lịch): Trong thời gian
này, tín đồ không được ăn uống, hút thuốc, sinh hoạt vợ chồng, v.v…từ sáng
tới chập tối (trừ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị bệnh). Mọi sinh
hoạt thường ngày chỉ được tiến hành vào ban đêm. Ngoài ý nghĩ nhịn chay để
chuộc lỗi với Allah và tiên tri Muhammad, tín đồ Hồi giáo còn quan niệm
nhịn đói, khát để thông cảm, sẻ chia cảnh thiếu thốn của những người nghèo,
nhằm tạo ra nghị lực chống lại những ham muốn tầm thường.
- Bố thí (Zakat): Người Hồi giáo cho rằng sự giàu có sẽ mang lại khổ
đau cho con người ở kiếp sau, để tránh điều đó, luật Hồi giáo bắt buộc tín đồ
phải trích 1/10 lợi tức thu được hàng năm để bố thí cho người nghèo vào cuối
tháng Ramadan.
- Hành hương (Hadji) viếng thánh địa Mecca: Giáo luật Hồi giáo buộc
tất cả tín đồ, trong điều kiện có thể, phải đi hành hương Mecca ít nhất một lần
trong đời với mục đích nhớ về cội nguồn và để được tha tội. Người hoàn
thành công việc hành hương được gọi là Hadji tức là người có uy tín, quyền
lực và được tín đồ tôn kính.

16


“Thánh chiến” không được xếp vào một trong những điều giáo luật cơ

bản, nhưng lại là một nghĩa vụ và bổn phận quan trọng của mỗi một tín đồ
Hồi giáo. Điều luật này đề ra sau khi Muhammad qua đời nhằm mục đích
bành trướng thế lực và truyền bá tôn giáo, nhưng chỉ được thực hiện đối với
tập thể tín đồ giới hạn ở vùng giáp ranh lãnh thổ Hồi giáo đã từng được chiêu
mộ nhưng vẫn ngoan cố chống đối và không chịu cải đạo [119, p.56] để theo
Hồi giáo. Vì theo quan niệm của Hồi giáo, “Thánh chiến” mở rộng đất thánh
là những cuộc chiến tranh hợp lý và “lành thánh”. Ngoài ra, giáo luật Hồi giáo
còn có những quy định cụ thể về sinh hoạt tôn giáo, về cuộc sống con người
trong gia đình và xã hội, như: cầu nguyện, đọc kinh Qur’an, tang ma, cưới
hỏi, về phụ nữ, hôn nhân gia đình, v.v...
Có thể nói, sự khác biệt lớn nhất giữa hệ thống luật Hồi giáo với các hệ
thống pháp luật thế giới khác là ở các quốc gia áp dụng luật Hồi giáo (Hồi
giáo là quốc giáo) không có sự tách rời giữa tôn giáo và nhà nước. Ở đây,
chính trị thần quyền bao trùm và điều chỉnh các vấn đề mang tính chất công
và tư, Shariah là luật Allah ban hành, không biến đổi và được nhà nước áp
dụng cho mọi thời đại, nói cách khác, nhà nước, luật pháp và tôn giáo chỉ là
một [22].
Về các ngày lễ trong Hồi giáo, người Hồi giáo lấy ngày thứ 6 hàng tuần
làm ngày thánh lễ. Ngoài ra, họ còn có các ngày lễ trong năm (theo Hồi lịch)
như: Lễ sinh nhật thiên sứ Muhammad, Lễ kết thúc tháng chay Ramadan, Lễ
cống sinh, v.v…
1.1.3. Các hệ phái và tổ chức của Hồi giáo.
Hồi giáo là một tôn giáo sớm xuất hiện sự chia rẽ nội bộ. Ngay từ khi
Muhammad qua đời đã diễn ra sự tranh chấp quyền lực giữa những người
đứng đầu tôn giáo, làm xuất hiện những phe phái khác nhau trong Hồi giáo.
Hiện nay, Hồi giáo có nhiều hệ phái như: Sunni, Shi’i, Ismalit, Sufit, Babit,

17



Bekhait, v.v... Trong đó, đáng chú ý nhất là hệ phái Sunni và hệ phái Shi’i bởi
số lượng tín đồ phần lớn theo hai hệ phái này, phạm vi và tính chất hoạt động
của chúng cũng có những nét đặc trưng rõ rệt.
Hệ phái Shi’i xuất hiện đầu tiên ở Iran vào cuối thế kỷ VII. Sự ra đời hệ
phái này được xem như một phản ứng xã hội chống lại nhà nước phong kiến
Hồi giáo, nó bác bỏ chế độ giáo trưởng Caliph của phái Sunni. Theo hệ phái
này, người cai trị hợp pháp cả mặt đạo lẫn mặt đời phải là con cháu dòng dõi
Muhammad. Tín đồ thực hiện lễ nghi tôn giáo trên cơ sở dựa vào các nhà lãnh
đạo tôn giáo của họ là các vị Imam để có sự dẫn dắt. Hiện nay, hệ phái Shi’I
có khoảng 154 triệu đến 200 triệu tín đồ, chiếm 10-13% tổng số tín đồ Hồi
giáo trên thế giới, tập trung ở bốn quốc gia: Iran, Pakistan, Ấn Độ, Iraq và ở
các quốc gia khác như: Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Trung Á (thuộc
Liên Xô), v.v... [89, pg 8].
Sunni là hệ phái Hồi giáo chính thống, hình thành dưới chế độ phong
kiến thần quyền Hồi giáo Caliph. Hệ phái này hành động nhằm bảo tồn những
nền nếp, tập tục hành đạo của tiên tri Muhammad và truyền thống của Hồi
giáo thời sơ khai. Tín đồ hệ phái Sunni thực hiện lễ nghi tôn giáo dựa vào sự
diễn dịch kinh Qur’an từ các nhà thông thái, các học giả uyên thâm. Hiện nay,
hệ phái Sunni chiếm khoảng 87-90% tổng số tín đồ Hồi giáo, gồm 4 phái là:
Hanafy, Maliky, Shafi’y và Hanbaly.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều tổ chức Hồi giáo và có sự khác nhau về
cơ cấu, mục đích, mức độ, hình thức và phạm vi hoạt động. Có thể chia thành
3 loại hình tổ chức Hồi giáo chủ yếu sau [16]:
- Các tổ chức liên quốc gia cấp chính phủ: Đại diện cho các nước thành
viên là những người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ, các quyết định được
thông qua và thực hiện ở cấp nhà nước và là nghĩa vụ của tất cả các nước
thành viên của tổ chức đó. Phạm vi thông qua và thực hiện các nghị quyết

18



thực tế bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và văn
hoá chỉ trừ vấn đề thần học. Từ đầu thế kỷ XX đã có một số tổ chức kiểu này
được thành lập nhưng đều hoạt động kém hiệu quả và không còn tồn tại. Hiện
nay, chỉ có một tổ chức ở cấp chính phủ hoạt động có hiệu quả là Tổ chức
Hợp tác Hồi giáo (OIC). Tổ chức này hiện nay có 57 thành viên, cơ quan tối
cao là Hội nghị nguyên thủ các quốc gia và chính phủ các nước Hồi giáo họp
3 năm một lần. Trong cơ cấu của tổ chức này có nhiều tổ chức thành lập theo
quyết định của các Hội nghị và phối hợp hoạt động với Ban Tổng thư ký như:
Ngân hàng phát triển Hồi giáo (IDB), Thông tấn xã Hồi giáo, Trung tâm đào
tạo nghiệp vụ và nghiên cứu Hồi giáo, Quỹ phát triển khoa học kỹ thuật Hồi
giáo, Quỹ phát triển Hồi giáo, ....
- Các tổ chức liên quốc gia cấp phi chính phủ: Đại diện cho các nước
tham gia có những nhân vật nổi tiếng và trong một số trường hợp có cả đại
diện của các chính phủ. Các tổ chức có ảnh hưởng nhất thuộc nhóm này là:
Liên đoàn thế giới Hồi giáo, Tổ chức Hồi giáo toàn thế giới, Đại hội Hồi giáo
toàn thế giới, Tổ chức Hồi giáo các nước khu vực Đông Nam Á và châu Đại
Dương, v.v….
- Các tổ chức quốc tế mà đại diện tham gia không phải là các nước mà
là các cộng đồng Hồi giáo riêng lẻ. Những tổ chức lớn thuộc loại này là: Hội
đồng Hồi giáo châu Âu (1973), Liên minh các sứ bộ Hồi giáo toàn thế giới,
Liên đoàn hiệu triệu Hồi giáo. Ngoài ra, còn có một số tổ chức hoạt động ở
vài nước và có trung tâm lãnh đạo thống nhất như các nhóm thuộc phong trào
“Anh em Hồi giáo”, “Đảng giải phóng Hồi giáo”, ... thường là những nhóm
hoạt động không công khai ở một nước số để chống chính quyền.
Dưới góc độ tôn giáo, tất cả các tổ chức này chỉ có tính chất “liên hiệp”
lỏng lẻo, không phải là một tổ chức giáo hội chung của Hồi giáo thế giới như
giáo hội Công giáo.

19



1.1.4. Sự phân bố của Hồi giáo trên thế giới hiện nay
Ra đời muộn hơn so với các tôn giáo lớn khác nhưng Hồi giáo đã nhanh
chóng vượt ra khỏi phạm vi bán đảo Arập, trở thành một tôn giáo có tốc độ
tăng trưởng tín đồ nhanh nhất thế giới và hiện hữu tại mọi vùng, miền trên
mọi châu lục. Nghiên cứu mới đây của Pew Research Center (có trụ sở ở Mỹ)
tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cho kết quả là tính đến năm 2009,
toàn thế giới có khoảng 1,57 tỷ tín đồ Hồi giáo thuộc mọi thành phần dân số,
mọi lứa tuổi và số lượng tín đồ này chiếm tới 23% dân số toàn cầu ước tính
6,8 tỷ người.
Số liệu về tín đồ Hồi giáo cập nhật mới nhất cho thấy sự gia tăng đáng
kể về số lượng cũng như phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo này trên khắp thế
giới khi so sánh với một số thống kê trong thập niên 1990 cho rằng tín đồ Hồi
giáo giai đoạn này có dưới 1 tỷ người. Khuynh hướng biến động của Hồi giáo
nhìn nhận từ góc độ số lượng tín đồ cũng cho thấy nhiều đặc điểm đáng chú ý
bao gồm:
- Trong khi tín đồ Hồi giáo hiện diện ở tất cả 5 lục địa lớn trên thế giới
thì có tới hơn 60% trong số họ tập trung ở châu Á và khoảng 20% sinh sống
tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). MENA cũng là khu vực tập
trung cao nhất các quốc gia có Hồi giáo là quốc giáo và tín đồ Hồi giáo chiếm
đa số trong dân chúng với số liệu cụ thể là hơn một nửa trong số khoảng 20
quốc gia, vùng lãnh thổ tại MENA có người theo Hồi giáo chiếm hơn 95%
dân số.
- Một số lượng lớn tín đồ Hồi giáo, ước tính hơn 300 triệu người hoặc
1/5 tổng số tín đồ Hồi giáo trên thế giới đang sống tại các quốc gia mà Hồi
giáo không phải là tôn giáo chính. Đây thường là các quốc gia có dân số rất
đông, đa dạng về sắc tộc, tín ngưỡng và Hồi giáo chỉ là một trong rất nhiều
tôn giáo đang tồn tại ở các quốc gia này. Có thể lấy ví dụ như Ấn Độ là quốc


20


gia đông dân thứ hai trên thế giới và cũng là nơi có cộng đồng Hồi giáo đông
thứ 3 toàn cầu. Trung Quốc có nhiều tín đồ Hồi giáo hơn toàn bộ tín đồ Hồi
giáo tại Syria, Liên bang Nga có đông người Hồi giáo hơn so với cả Jordan và
Libya cộng lại [89, pg 1].
Bảng 1. Phân bố tín đồ Hồi giáo trên thế giới
Khu vực

Số lượng tín đồ

Tỷ lệ tín đồ so

Tỷ lệ tín đồ so vơi

(năm 2009)

tổng số tín đồ Hồi
giáo thế giới
61,9%

Châu Á-Thái Bình Dương

972.537.000

với dân số cả
nước (%)
24,1%


Trung Đông và Bắc Phi

315.322.000

91,2%

20,1%

Châu Phi cận Sahara

240.632.000

30,1%

15,3%

Châu Âu

38.112.000

5,2%

2,4%

Châu Mỹ

4.596.000

0,5%


0,3%

1.571.198.000

22,9%

100,0%

Toàn thế giới

Nguồn: Pew Research Center’s Forum on Religion & Public Life,
Mapping the Global Muslim Population, October 2009

Số liệu trong bảng 1 đưa ra minh họa rõ ràng về tình hình tín đồ Hồi
giáo trên thế giới với tổng số ước tính trên 1,5 tỷ người. Số liệu thống kê cho
thấy phần lớn tín đồ Hồi giáo (61,9%) sống tập trung tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và khu vực Trung Đông - Bắc Phi (20,1%) và châu lục có ít
người Hồi giáo sinh sống nhất là châu Mỹ với tỷ lệ chiếm khoảng 0,3% tổng
số tín đồ. Sự phân bổ tín đồ Hồi giáo trên thế giới như vậy đã phản ánh đúng
thực tế về quá trình phát triển của tôn giáo này trong giai đoạn nhiều thế kỷ
trong đó Trung Đông - nơi Hồi giáo ra đời đến nay vẫn là nơi sinh sống của đa
số tín đồ và hầu hết đều ở các quốc gia có Hồi giáo là quốc giáo với số lượng
tín đồ chiếm đa số trong dân chúng.
Số lượng tín đồ Hồi giáo đông như vậy nhưng phân bố không đều, hai
phần ba tổng số tín đồ sống ở 10 quốc gia, trong đó có 6 quốc gia ở Châu Á

21


(Indonesia, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ), 3 quốc gia ở
Bắc Phi (Ai Cập, Algieria, Marốc) và 1 quốc gia Châu Phi cận Sahara

(Nigeria).
Bảng 2. Mƣời quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo nhất
Số lượng tín đồ

Tỷ lệ tín đồ so với

(năm 2009)

dân số cả nước (%)

Indonesia

202.867.000

88,2%

tổng số tín đồ Hồi
giáo thế giới
12,9%

Pakistan

174.082.000

96,3%

11,1%

Ấn Độ


160.945.000

13,4%

10,3%

Bangladesh

145.312.000

89,6%

9,3%

Ai Cập

78.513.000

94,6%

5,0%

Nigeria

78.056.000

50,4%

5,0%


Iran
Thổ Nhĩ Kỳ

73.777.000
73.619.000

99,4%
98%

4,7%
4,7%

Algieria

34.199.000

98%

2,2%

Ma rốc

31.993.000

99%

2%

Tên quốc gia


Tỷ lệ tín đồ so vơi

Nguồn: Pew Research Center’s Forum on Religion & Public Life,
Mapping the Global Muslim Population, October 2009

Khuynh hướng biến động của Hồi giáo và tín đồ Hồi giáo trong thời
gian tới được dự báo là sẽ rất mạnh với diễn biến chủ đạo là sự gia tăng nhanh
về số lượng tín đồ cũng như về sự hiện diện trên mọi vùng miền của thế giới.
Nghiên cứu đầu năm 2011 của PEW Research Center về Tương lai của dân số
Hồi giáo toàn cầu đã đưa ra nhận định rằng số lượng tín đồ Hồi giáo sẽ tăng
khoảng 35% trong vòng 20 năm tới và đạt khoảng 2,2 tỷ người vào năm 2030.

22


Bảng 3. Dự báo số lƣợng tín đồ Hồi giáo năm 2030
Khu vực

Số lượng tín đồ

Châu Á - Thái Bình Dương

1.295.625.000

Tỷ lệ so với tổng số tín
đồ Hồi giáo thế giới
59,2%

Trung Đông - Bắc Phi


439.453.000

20,1%

Châu Phi cận Sahara

385.939.000

17,6%

Châu Âu

58.209.000

2,7%

Châu Mỹ

10.927.000

0,5%

Thế giới

2.190.154.000

100,0%

Nguồn: PEW Research Center, The future of the Global Islam
Population, Analysis, January 27, 2011.


1.1.5. Hồi giáo cực đoan và ảnh hưởng của nó đến chính trị-xã hội
và quan hệ quốc tế.
Nhìn một cách tổng quát và khách quan, Hồi giáo không hàm chứa bạo
lực, mà đại diện cho tư tưởng của Thượng đế, kêu gọi tín đồ tôn trọng người
khác, tôn trọng dân nghèo. Hồi giáo có những điều luật rất nhân đạo, như giúp
đỡ người nghèo, kẻ yếu đuối, cấm gây đau khổ, đổ máu cho người khác, cấm
uống rượu, khuyến khích tín đồ sống đời tốt lành, tránh trụy lạc... Giáo sư
Bernard Lewis thuộc Đại học Princeton (Mỹ) cho rằng nhiều lời tuyên bố và
hành động của trùm khủng bố Osama bin Laden đi ngược với những nguyên
lý, giáo huấn của Hồi giáo, tất cả các nhóm Hồi giáo quá khích tự lọc lừa và
giải thích các văn bản thánh theo ý mình. Tuy nhiên, Hồi giáo có những điều
luật mà bọn khủng bố lợi dụng khai thác nhằm gieo rắc sự sợ hãi, thực hiện
tham vọng của chúng, như: Tín đồ Hồi giáo phải đi truyền đạo khắp thế giới
với phương châm: “Tin theo hay là chết”; kẻ nào bạo gan "nói xấu" Hồi giáo
sẽ phải chết, đồng thời cũng truyền bá tư tưởng cho rằng Hồi giáo không thể
là Hồi giáo, nếu nó không chiến thắng (các tôn giáo khác) về mặt quân sự.

23


Một trong những nhiệm vụ chính mà tiên tri Muhammad giao cho tín
đồ Hồi giáo là “jihad”, nguyên nghĩa Arập là cố gắng hoặc phấn đấu, trong
các văn bản cổ điển, nó được dùng sát với nghĩa đấu tranh, chiến đấu, là “một
cuộc đấu tranh về tinh thần của mỗi tín đồ nhằm tự hoàn thiện”, “phấn đấu
theo con đường của Thượng đế. Luật Hồi giáo cho phép tiến hành chiến tranh
chống lại bốn loại kẻ thù: kẻ vô đạo, kẻ bỏ đạo, quân phiến loạn và kẻ cướp.
Mặc dù tất cả bốn loại chiến tranh trên hợp pháp, nhưng chỉ có hai loại đầu
mới được coi là jihad và jihad là một nghĩa vụ tôn giáo. Trong chiến tranh tấn
công, jihad là một nghĩa vụ cho toàn thể mọi tín đồ Hồi giáo nói chung, có thể

chỉ do những người tình nguyện và chuyên nghiệp đảm trách; trong chiến
tranh phòng vệ, jihad là nghĩa vụ cho mọi người còn khoẻ mạnh. Chính trùm
khủng bố Osama bin Laden lợi dụng điểm này để kêu gọi chiến tranh chống
lại nước Mỹ.
Lịch sử hình thành, phát triển của Hồi giáo có những vấn đề gắn với
chính trị, bạo lực nhằm để cho Hồi giáo có vị trí thống trị, chi phối đời sống
xã hội và trong những giai đoạn lịch sử, khu vực nhất định trên thế giới, Hồi
giáo đã đạt được vị trí đó. Đây là điều mà các đối tượng cực đoan trong Hồi
giáo thường khai thác, lợi dụng nhằm kích động tư tưởng chủ nghĩa Hồi giáo.
Nhìn lại lịch sử Hồi giáo, các tổ chức khủng bố liên quan đến Hồi giáo không
phải mới xuất hiện trong thời gian gần đây mà thực sự đã xuất hiện từ thế kỷ
XI tại Iran và Syria. Đó là tổ chức Assassins (Giáo phái Ám sát), đã gây kinh
hoàng khắp Trung Đông từ thế kỷ XI, với chủ trương tiêu diệt bất cứ ai muốn
cải tổ xã hội Hồi giáo. Đối tượng của phái Ám sát luôn luôn là người lãnh đạo
về chính trị, quân sự, tôn giáo - người được coi như là nguồn gốc của cái ác
và chỉ có người này mới bị giết. Hành động này không phải là khủng bố theo
nghĩa thông dụng hiện nay mà là ám sát có mục tiêu. Sát thủ không mong

24


muốn hoặc có ý định được sống sót sau khi thực hiện nhiệm vụ, nhưng dù với
bất cứ tình huống nào, họ cũng không hề tự sát, mà chỉ chết trong tay kẻ thù.
Thế kỷ XX đã làm sống lại những hoạt động như thế tại vùng Trung
Đông, nhưng dưới nhiều hình thức và các mục đích khác nhau với phương
pháp là tấn công các cơ sở quân sự và trong chừng mực là nhân viên, cơ sở
hành chính, nhưng chỉ hoạt động khủng bố trong phạm vi lãnh thổ của mình
và thường cố tránh gây thương vong cho người không liên quan. Đối tượng
đáng chú ý trong các chiến dịch trên là kẻ khủng bố liều chết. Những ứng viên
được chọn thực hiện các nhiệm vụ này, trừ vài ngoại lệ, đều là nam thanh niên

trẻ tuổi, nghèo, sống vất vưởng trong các trại tị nạn. Không giống như các
“chiến binh thần thánh” hoặc ám sát thời trung cổ - là những người sẵn sàng
chịu chết trong tay kẻ thù khi bị bắt, những kẻ khủng bố liều chết bởi chính
bàn tay của mình. Đây là một trọng tội và sẽ bị trừng phạt dưới hỏa ngục đời
đời theo quy định tại các sách luật Hồi giáo.
Bỏ qua các quy định trong giáo luật Hồi giáo, các tổ chức khủng bố Hồi
giáo không hề động lòng khi sát hại các thường dân vô tội; hơn thế nữa,
dường như họ coi các thường dân vô tội cũng là mục tiêu chính, bởi lẽ càng
có nhiều nạn nhân chết trong một vụ khủng bố thì chúng càng đạt được tiếng
vang lớn trong dư luận và càng gây được sự sợ hãi cho đối phương, và coi đó
là một chiến thắng về tâm lý. Điển hình là vụ tổ chức al-Qaeda cho nổ bom tại
Tòa Đại sứ Mỹ ở Đông Phi năm 1998 nhằm giết hại 12 nhà ngoại giao Mỹ,
nhưng đã làm thiệt mạng trên 200 người vô tội có mặt gần đó, hầu hết là
người Hồi giáo Châu Phi. Sự coi rẻ mạng người ở mức độ cao hơn là cơ sở
cho những hành động khủng bố thực hiện tại New York và Washington vào
ngày 11/9/2001 cướp đi sinh mạng của 3.000 người dân đến từ 90 quốc gia,
trong đó có cả người Hồi giáo. Các nhóm khủng bố Hồi giáo phần lớn được
hình thành ở các nước Trung Đông, nhưng chúng chủ yếu nhằm vào Mỹ và

25


×